Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

An ninh biển ở đông nam á (2001 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 133 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

======

NGUYỄN THỊ HẰNG

AN NINH BIỂN Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
(2001- 2017)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Người hướng dẫn khoa học

Th.S. NGUYỄN THỊ NGA

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và học tập, nhờ vào nỗ lực của bản thân cùng
với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo, em đã hoàn thành khóa luận của mình
đúng với thời gian quy định.
Trƣớc tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc của
mình tới Th.S Nguyễn Thị Nga, giảng viên trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2
đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện
đề tài.
Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo là giảng viên
khoa Lịch Sử - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã quan tâm giúp đỡ, trang
bị cho em những kiến thức chuyên môn cần thiết trong quá trình học tập tại
trƣờng.


Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ cho em hoàn
thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp dù cố gắng nhƣng em
không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em kính mong nhận đƣợc sự chỉ bảo
của các thầy cô và ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên quan tâm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Thị Hằng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Số

Tên viết tắt

Tên Tiếng Anh

Tên Tiếng Việt

TT
1

OBOR

One belt, one road

Một vành đai, một con
đƣờng


2

3

ASEAN

ARF

Association of South East

Hiệp hội các Quốc gia

Asia Nations

Đông Nam Á

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn an ninh khu
vực ASEAN

4

5

DOC

UNCLOS


Declararion on Conduct of

Tuyên bố ứng cử các

the Parties in the East Sea

bên tại Biển Đông

United Nations Convention

Công ƣớc luật biển

on Law of the Sea

1982 của Liên Hợp
Quốc

6

7

8

ADMM+

CNOOC

COC

ASEAN Defense Ministers


Cuộc họp mở bộ trƣởng

Meeting Plus

Quốc phòng ASEAN

China National Offshors Oil

Công ty dầu lửa quốc tế

Corp

Trung Quốc

Code of Conduct

Bộ quy tắc ứng cử Biển
Đông

9

USD

US Dollar

Đô la Mỹ

10


GDP

Gross Domesitic Product

Tổng sản phẩm quốc
nội

11

NATO

North Atlantic Treaty

Khối hiệp ƣớc Bắc Đại

Organization

Tây Dƣơng


12

CMS

China Marine Surveillance

Hải giám Trung Quốc

13


A2/AD

Anti-Access/ Area Denial

Chống tiếp cận/ Phong
tỏa khu vực

14

EEZs

Exclusive Economic Zones

Vùng đặc quyền kinh tế

15

EAS

East Asia Summit

Hội nghị cấp cao Đông
Á

16

ASEAN I

ASEAN Concord I


Tuyên bố hòa hợp cộng
đồng các quốc gia Đông
Nam Á lần 1

17

ASEAN II

Bali Concord II

Tuyên bố hòa hợp cộng
đồng các quốc gia Đông
Nam Á lần 2

18

19

COBSEA

SACPA

Coordinating Body on the

Cơ quan đối phó về

Seas of East Asia

Biển Đông Á


ASEAN Security Community Kế hoạch hành động
Plan of Action

của cộng đồng an ninh
ASEAN

20

AMM

ASEAN Ministerial

Hội nghị Bộ trƣởng
Ngoại giao ASEAN

21

APEC

Asia-Pacific Economic

Diễn đàn hợp tác kinh tế

Cooperation

Châu Á-Thái Bình
Dƣơng

22


SOM

Senior Officials Meetings

Hội nghị quan chức cấp
cao

23

SREB

Silk Road Economic Belt

Con đƣờng tơ lụa trên
bộ


24

MSR

Maritime Silk Road

Con đƣờng tơ lụa trên
biển

25

26


SCO

CICA

Shanghai Cooperation

Tổ chức hợp tác

Organization

Thƣợng Hải

Conference on Interaction

Hội nghị về tƣơng tác

and Confidence Building in

và xây dựng lòng tin ở

Asia

châu Á

27

ICJ

International Court of Justice


Tòa án Công lý Quốc tế

28

ITLOS

International Tribunal for the

Tòa án luật biển quốc tế

Law of the Sea


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
4. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ....................................................................... 5
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 6
6. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN AN NINH BIỂN Ở KHU
VỰC ĐÔNG NAM Á (2001 – 2017)................................................................ 7
1.1. Khái quát Biển Đông .................................................................................. 7
1.2. Vai trò và tầm quan trọng chiến lƣợc của Biển Đông ............................. 10
1.2.1. Vai trò về kinh tế ................................................................................... 10
1.2.2. Vai trò về chính trị ................................................................................ 12
1.3. Việc phân định ranh giới trên biển........................................................... 15
1.4. Chủ quyền trên biển của mỗi quốc gia..................................................... 18

1.5. Phân loại tranh chấp chủ quyền biên giới-lãnh thổ trên biển .................. 21
1.5.1. Tranh chấp vùng biển chồng lấn ........................................................... 21
1.5.2. Tranh chấp vùng nƣớc lịch sử ............................................................... 22
1.5.3. Tranh chấp đảo, quần đảo ..................................................................... 23
1.6. Chính sách của các nƣớc lớn đối với Biển Đông ..................................... 24
1.6.1. Chính sách của Mỹ đối với Biển Đông từ sau chiến tranh lạnh đến nay
......................................................................................................................... 24
1.6.2. Chính sách của Trung Quốc .................................................................. 30
TIỂU KẾT ....................................................................................................... 54


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ AN NINH BIỂN Ở KHU VỰC
ĐÔNG NAM Á (2001-2017) .......................................................................... 55
2.1. Tranh chấp chủ quyền ở các đảo trên Biển Đông .................................... 55
2.1.1. Tranh chấp giữa Trung Quốc với các nƣớc Đông Nam Á .................... 55
2.1.2. Tranh chấp chủ quyền giữa các nƣớc Đông Nam Á ............................. 68
2.2. Va chạm Mỹ-Trung trên Biển Đông ........................................................ 71
2.3.1. Va chạm trên không: Vụ máy bay do thám EP-3 (tháng 4/2001) ........ 72
2.3.2. Chạm trán trên biển ............................................................................... 74
2.3.3. Đụng độ tàu ngầm USS John S.MeCain (6/2009) ................................ 77
2.3. Phản ứng của ASEAN và Mĩ ................................................................... 78
2.3.1. Những nỗ lực của ASEAN trong giải quyết xung đột ở Biển Đông .... 78
2.3.2. Phản ứng của Mỹ trƣớc những tranh chấp trên Biển Đông .................. 86
2.4. Nạn cƣớp biển .......................................................................................... 91
TIỂU KẾT ....................................................................................................... 94
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG AN NINH BIỂN Ở KHU VỰC
ĐÔNG NAM Á (2001 – 2017) ....................................................................... 95
3.1. Vận dụng luật pháp và sức mạnh của cộng quốc tế ................................. 95
3.2. Đàm phán, đối thoại ............................................................................... 101
3.3. Hợp tác ................................................................................................... 104

TIỂU KẾT ..................................................................................................... 111
KẾT LUẬN ................................................................................................... 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 115
PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH ẢNH THAM KHẢO
Tên hình

Số liệu

Trang

hình
Hình 1

SƠ ĐỒ CÁC VÙNG BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA

21

Hình 2

CHIẾN LƢỢC “CHUỖI NGỌC TRAI” CỦA TRUNG QUỐC

31

Hình 3

BẢN ĐỒ “ĐƢỜNG LƢỠI BÒ” ĐƢỢC ĐÍNH KÈM TRONG CÁC
CÔNG HÀM NGÀY 07/05/2009 CỦA TRUNG QUỐC


37

BẢN ĐỒ “LƢỠI BÒ” 10 ĐOẠN ĐƢỢC TẬP ĐOÀN SẢN XUẤT
Hình 4

BẢN ĐỒ TRUNG QUỐC (SINOMAPS PRESS) PHÁT HÀNH HỒI

38

ĐẦU NĂM 2013
Hình 5
Hình 6

BẢN ĐỒ DỌC PHI LÝ CỦA TRUNG QUỐC
SÁNG KIẾN “MỘT VÀNH ĐAI, MỘT CON ĐƢỜNG” CỦA
TRUNG QUỐC

39
42


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biển là một phần quan trọng, cấu thành nên sự toàn vẹn lãnh thổ của
mỗi quốc gia. Có biển là một lợi thế quan trọng cho các nƣớc, không chỉ giúp
điều hòa khí hậu trong bối cảnh trái đất đang nóng lên, mà biển còn cung cấp
nguồn thủy, hải sản khổng lồ, trữ lƣợng lớn dầu mỏ, khí đốt. Đặc biệt, biển
còn là con đƣờng giao thông huyết mạch cho giao lƣu buôn bán hàng hóa
giữa các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

Biển Đông là một biển lớn ở khu vực Đông Nam Á, có vị trí chiến lƣợc
quan trọng với diện tích khoảng 3,5 triệu km2 và đƣợc bao bọc bởi 9 quốc gia,
đó là Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore,
Indonesia, Brunei và Philippines. Về địa chiến lƣợc, Biển Đông là cửa ngõ
nối liền Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng. Về giao thông vận tải, thƣơng
mại, “hàng năm có khoảng hơn 50.000 tàu bè và một lượng hàng hóa thế giới
lên tới 5.300 tỉ USD” [12; tr.8] đƣợc vận chuyển qua khu vực này, làm cho
Biển Đông trở thành một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới.
Tài nguyên - khoáng sản trên Biển Đông dồi dào, phong phú và đa dạng. Biển
Đông cung cấp một lƣợng cá cho thế giới, tƣơng đƣơng 1/10 sản lƣợng đánh
bắt cá toàn cầu [21], cho thấy vai trò quan trọng của vùng biển này đối với an
ninh lƣơng thực và kinh tế của các nƣớc trong khu vực. Dầu khí ở khu vực
Biển Đông có trữ lƣợng lớn, theo Cơ quan Thông tin Năng lƣợng Mỹ (EIA),
tính tới thời điểm cuối năm 2012, trữ lƣợng dầu khí ở đây khoảng 11 tỉ thùng
dầu và 190 tcf khí tự nhiên [25]. Về kinh tế, do nằm ở vị trí tiếp giáp với các
nền kinh tế tăng trƣởng nhanh nhất trên thế giới nên Biển Đông trở thành một
trong những khu vực phát triển năng động nhất. Khu vực này mang đến nhiều
cơ hội về mặt hợp tác cho tất cả các quốc gia trên thế giới và tạo ra những lợi
ích đan xen không thể thiếu trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.

1


Chính bởi tầm quan trọng này mà vấn đề Biển Đông ngày càng trở nên phức
tạp hơn bao giờ hết. Vì vậy, vấn đề “an ninh biển” có tầm chiến lƣợc vô cùng
quan trọng với các tuyến đƣờng giao thông trên biển đối với sự phát triển kinh
tế cũng nhƣ an ninh khu vực. Biển Đông không chỉ là con đƣờng giao thông
thƣơng mại của các nƣớc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng mà nó còn
là con đƣờng huyết mạch đi tới các nƣớc lân cận khác ở khu vực Ấn Độ
Dƣơng, châu Đại Dƣơng và Nam Thái Bình Dƣơng.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, các quốc gia đã nổi lên tham vọng
“độc chiếm” Biển Đông với mong muốn giành vị trí bá chủ khu vực, điển
hình là Trung Quốc. Những tranh chấp về vùng đặc quyền kinh tế và vùng
thềm lục địa của các nƣớc trên Biển Đông đã biến nơi đây thành một “điểm
nóng” tiềm tàng về an ninh và bất ổn trong khu vực châu Á-Thái Bình
Dƣơng. Ở khu vực này có rất nhiều cuộc tranh chấp đã xảy ra nhƣ tranh chấp
chủ quyền giữa Việt Nam-Trung Quốc, giữa Trung Quốc và Philippines...
cùng với đó là các tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc, Đài Loan, Việt
Nam, Philippines, Malaysia và Brunei khiến cho tình hình rất phức tạp. Trong
lịch sử đã có nhiều vụ đụng độ giữa các quốc gia, thậm chí là cả bằng quân
sự. Do đó cần có những biện pháp cũng nhƣ cơ chế để giải quyết những căng
thẳng, tranh chấp Biển Đông để giữ vững an ninh biển khu vực này, đảm bảo
lợi ích của các bên liên quan.
Với những lí do trên, tôi chọn đề tài “An ninh biển ở Đông Nam Á”
(2001- 2017) để làm khóa luận tốt nghiệp cho mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Viết về đề tài này, có rất nhiều công trình nghiên cứu của các học giả,
các nhà nghiên cứu sử học trên thế giới. Họ đã có những đóng góp khác nhau
trên từng khía cạnh. Những năm gần đây, ở Việt Nam xuất hiện rất nhiều bài
nghiên cứu về Biển Đông nhƣ:

2


Trong cuốn “Địa lý tự nhiên Biển Đông”, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, tác giả Nguyễn Văn Âu đã làm rõ địa lý tự nhiên của Biển Đông, các
tiềm năng chính của Biển Đông.
Trong cuốn “Biển Đông: Quản lý tranh chấp và định hướng giải pháp”
của tác giả Đặng Đình Quý-Nguyễn Minh Ngọc đã cung cấp những nguyên
nhân dẫn đến tranh chấp Biển Đông (bao gồm ba nguyên nhân), sự thay đổi

chiến thuật và quá trình chiếm lĩnh Biển Đông thông qua yêu sách Đƣờng
lƣỡi bò của Trung Quốc. Từ đó, đƣa ra các giải pháp để quản lý tranh chấp
trên Biển Đông. Cụ thể, tác giả đã làm rõ các hiệp định hợp tác nghề cá giữa
Việt Nam-Trung Quốc, đƣa ra các thể chế hiện hành, các thông lệ quốc gia và
các đề xuất hợp tác.
Trong cuốn “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu
vực”, tác giả Nguyễn Đình Quý đã giành hai mục lớn để làm rõ ý nghĩa và
tầm quan trọng chiến lƣợc của Biển Đông đối với môi trƣờng quốc tế, đề cập
tới những diễn biến gần đây ở Biển Đông và làm rõ cơ chế hợp tác ở Biển
Đông.
Trong cuốn “Biển Đông: Địa chính trị, lợi ích, chính sách và hành
động của các bên liên quan” của Đặng Đình Quý-Nguyễn Minh Ngọc đã
giành một chƣơng để nói về chính sách quân sự hóa của Trung Quốc và
những hệ lụy đối với khu vực, các chƣơng còn lại làm nổi bật các chiến lƣợc
xoay trục của Obama, sự cạnh tranh Trung-Mỹ trên Biển Đông và quan hệ
giữa ASEAN-Mỹ-Trung Quốc.
Trong cuốn “Biển Đông: Hướng tới một khu vực hòa bình, an ninh và
hợp tác” của tác giả Đặng Đình Quý cũng đã đi sâu vào làm rõ tranh chấp
trên Biển Đông, yêu sách của các nƣớc và sự phi lý của “đƣờng đứt đoạn” của
Trung Quốc, từ đó đƣa ra các biện pháp giải quyết tranh chấp trên Biển Đông
và đƣa ra các kinh nghiệm và bài học cho việc hợp tác trên Biển Đông.

3


Ngoài ra còn có rất nhiều các luận văn nghiên cứu về tình hình Biển
Đông nhƣ luận văn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Phƣơng với đề tài “Yêu sách
đường lưỡi bò của Trung Quốc dưới góc độ pháp lý quốc tế và giải pháp cho
Việt Nam trong đấu tranh, phản bác lại yêu sách này” đã đi sâu vào làm rõ
vấn đề đó là yêu sách “đƣờng lƣỡi bò” của Trung Quốc, từ đó rút ra các giải

pháp cho Việt nam trong đấu tranh với Trung Quốc.
Trong luận văn của Thạc sĩ Mai Hạnh Trang với đề tài “Kinh nghiệm
của các nước ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên
biển thông qua cơ chế tài phán quốc tế” đề cập tới các quyền của các quốc gia
ven biển, các cuộc tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc với các nƣớc Đông
Nam Á và cơ chế giải quyết của Tòa án quốc tế đối với các tranh chấp trên.
Luận văn của Thạc sĩ Trần Thị Quỳnh Nga với đề tài “Va chạm MỹTrung trên Biển Đông và tác động đối với khu vực” làm nổi bật đƣợc những
chính sách của Trung Quốc và Mỹ đối với Biển Đông đã gây ra các cuộc va
chạm cả trên không và trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc ...
Ở ngoài nƣớc, có rất nhiều nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này,
tuy nhiên cũng chỉ tập trung về một khía cạnh, ví dụ nhƣ về chính sách của
Trung Quốc, về quan hệ Mỹ-Trung, quan hệ Trung Quốc-ASEAN... mà chƣa
có công trình nào nghiên cứu toàn diện về thực trạng an ninh biển trên Biển
Đông.
Vì vậy, tiếp thu những kiến thức trong các cuốn sách, luận văn trên, tôi
đã lƣạ chọn những kiến thức phù hợp để viết bài khóa luận của mình, đề cập
một cách đầy đủ và toàn diện nhất về an ninh biển trên Biển Đông hiện nay và
đƣa ra các giải pháp để duy trì an ninh biển.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng

4


Khóa luận tập trung nghiên cứu làm rõ diễn biến các vụ tranh chấp trên
Biển Đông và đƣa ra các biện pháp giữ vững an ninh biển hiện nay.
3.2. Phạm vi
- Về không gian: Bài khóa luận này cung cấp thông tin về vai trò Biển
Đông, các chính sách biển của các nƣớc lớn, hiện trạng về an ninh truyền
thống và an ninh phi truyền thống (cƣớp biển) trên Biển Đông hiện nay và

cuối cùng là đƣa ra các giải pháp để đảm bảo cho hòa bình, an ninh và hợp tác
trên Biển Đông của các quốc gia có chung chủ quyền và lợi ích trên Biển
Đông.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu lựa chọn trong khoảng thời gian nghiên
cứu từ năm 2001 đến năm 2017.
4. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
4.1. Mục tiêu
Nghiên cứu về an ninh biển trên Biển Đông từ năm 2001-2017, nhằm thực
hiện những mục tiêu sau:
- Thứ nhất, làm rõ những diễn biến phức tạp về tình trạng tranh chấp
trên Biển Đông.
- Thứ hai, đề xuất những giải pháp để tăng cƣờng hợp tác an ninh đối
với các quốc gia có chung lợi ích ở khu vực này.
4.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện những mục tiêu đã đề ra, nhiệm vụ của đề tài đó là:
- Thứ nhất, phân tích vai trò của Biển Đông đối với tiến trình hợp tác ở
Đông Nam Á.
- Thứ hai, làm rõ đƣợc những diễn biến trên Biển Đông: tình trạng
tranh chấp chủ quyền các đảo, quần đảo; nạn cƣớp biển và các phản ứng từ
phía ASEAN và Mỹ đối với các tranh chấp này.

5


- Thứ ba, đề xuất các giải pháp để tăng cƣờng hợp tác, giữ vững an
ninh trên Biển Đông.
5. Nguồn tư liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nguồn tƣ liệu: Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã sử dụng trƣớc
hết là các nguồn tƣ liệu gốc phong phú bao gồm các văn bản, hiệp ƣớc, hiệp
định… có liên quan. Đồng thời tôi cũng đã tham khảo nhiều sách chuyên

khảo, các bài nghiên cứu đƣợc đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín…
bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, trên cơ sở
phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin trong nghiên cứu sử học, chúng
tôi đã vận dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau bao gồm: Phƣơng
pháp lịch sử, phƣơng pháp logic, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp thu
thập số liệu, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp... qua đó đem đến những kết
quả nghiên cứu khách quan và khoa học.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài đƣợc
kết cấu thành 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về an ninh biển ở khu vực Đông
Nam Á ( 2001-2017).
Chƣơng 2: Thực trạng của vấn đề an ninh biển ở khu vực Đông Nam Á
(2001-2017).
Chƣơng 3: Giải pháp tăng cƣờng an ninh biển ở khu vực Đông Nam Á
(2001-2017).

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN AN NINH BIỂN Ở
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (2001 – 2017)
Về khái niệm “an ninh biển”: “An ninh biển” là một bộ phận của an ninh
quốc gia, khu vực và thế giới, có mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề an ninh
trên đất liền. Với 70% dân số thế giới sống ở các khu vực cách bờ biển
khoảng 100 dặm và đa số các khu vực phát triển nhất của thế giới đều nằm sát
biển, an ninh biển ngày càng có ảnh hƣởng lớn đến an ninh đất liền nói riêng
và an ninh của các quốc gia nói chung.

Cho đến nay, trên thế giới chƣa có thuật ngữ chính thức đƣợc thừa nhận
về an ninh biển. Tuy nhiên, khái niệm về "an ninh biển" có thể đƣợc hiểu là
trạng thái ổn định, an toàn, không có các mối đe dọa xuất phát từ biển và các
vùng đất đối với các hoạt động bình thƣờng của các nƣớc, các tổ chức, cá
nhân trên biển hoặc các mối đe dọa từ biển đối với các hoạt động bình thƣờng
của các nƣớc, các tổ chức, cá nhân trên đất liền.
Nhƣ vậy, nội hàm của “an ninh biển” cũng giống nhƣ an ninh trên đất
liền, bao gồm an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Các vấn đề
an ninh truyền thống trên biển liên quan đến chiến tranh, xung đột, tranh chấp
chủ quyền lãnh thổ trên biển. Các vấn đề an ninh phi truyền thống trên biển
bao gồm khủng bố, cƣớp biển, tội phạm xuyên quốc gia, di dân bất hợp pháp,
ô nhiễm môi trƣờng biển, thảm họa thiên nhiên...
1.1. Khái quát Biển Đông
Về tên gọi: Biển ở Đông Nam Á hay nói cách khác là Biển Đông có rất
nhiều tên gọi khác nhau. Ở Việt Nam tên gọi Biển Đông là tên gọi truyền
thống, trƣớc kia gọi là Bể Đông hay Đông Hải (theo từ Hán Việt), ý là vùng
biển nằm phía Đông Việt Nam. Còn theo cách gọi phƣơng Tây, Biển Đông

7


thƣờng đƣợc gọi với tên là biển Nam Trung Hoa (South China Sea), hay gọi
tắt là biển Hoa Nam. Theo cách gọi của ngƣời Trung Quốc thời Hán và thời
Nam Bắc triều gọi biển này là “Trƣớng Hải”, “Phí Hải”, thời Đƣờng gọi là
Nam Hải. Thời cận đại có thêm tên gọi mới là “Nam Trung Quốc Hải” và
“Trung Quốc Nam Hải”. Đối với ngƣời Philippines, họ gọi Biển Đông là biển
Luzon (theo tên hòn đảo Luzon lớn nhất của Philippines) hoặc biển Tây
Philippines. Theo cách gọi của bán đảo Đông Dƣơng, Biển Đông đƣợc gọi là
Đông Dƣơng Đại Hải, nghĩa là biển lớn cạnh bán đảo Đông Dƣơng. Theo
cách gọi của khu vực Đông Nam Á, một số học giả đã đƣa ra quan điểm đổi

tên Biển Đông thành biển Đông Nam Á hay biển Đông Nam châu Á. Nhƣ vậy
Biển Đông có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào hƣớng tiếp cận của
từng quốc gia.
Về vị trí địa lí: ( Phụ lục 1)
“Biển Đông nằm ở phía Nam Trung Quốc lục địa và Đài Loan, phía
Tây Philippines, Tây Bắc của Sabah (Malaysia), Sarawak (Malaysia) và
Brunei, phía Bắc Indonesia, Đông Bắc bán đảo Malay (Malaysia) và
Singapore và phía Đông Việt Nam. Là biển rìa lục địa lớn nhất trên thế giới,
trải rộng từ 3o đến 26o vĩ bắc và từ 100o đến 121o kinh đông” [10; tr.65]. Biển
Đông là một phần của Thái Bình Dƣơng, bao gồm một khu vực từ Singapore
đến eo biển Đài Loan với diện tích 3,447 triệu km2. Đây là biển lớn thứ tƣ thế
giới sau biển Philippines, biển San Hô và biển Ả Rập. Biển Đông có một
thềm lục địa mở rộng ở phía Nam, kéo dài từ một vài con sông lớn và có một
lƣu vực sâu 3000m.
Biển Đông có 2 vịnh lớn đó là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan, bên
cạnh đó còn có hơn 200 hòn đảo, rất nhiều trong số đó là các đảo chìm, đảo
đá và các bãi đá ngầm. Trong đó có 5 đảo lớn là: Đảo Phú Lâm, Đảo Thị Tứ,

8


Đảo Ba Đình, Đá Hoa Lau và hai quần đảo quan trọng là quần đảo Hoàng Sa
và quần đảo Trƣờng Sa.
Về tài nguyên của Biển Đông
Thứ nhất, về tài nguyên sinh vật ở Biển Đông có sự đa dạng sinh học
cao về cả thành phần loài, hệ sinh thái và nguồn gen. Cho đến này, “trên Biển
Đông đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu
loại sinh thái điển hình. Trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.038
loài cá, trên 100 loài cá kinh tế, hơn 300 loài san hô cứng, 653 loài rong
biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật

ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cò biển, 15 loài rắn biển...”[2; tr.3].
Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đã đem đến giá trị kinh tế cao.
Trữ lƣợng hải sản đánh bắt ƣớc tính khoảng 3-3,5 triệu tấn. Trong khu vực, có
rất nhiều nƣớc có trữ lƣợng đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng đầu thế giới
nhƣ: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines.
Thứ hai, về tài nguyên khoáng sản: do vị trí địa lý của Biển Đông nằm
ngay trên 2 khu vực vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dƣơng và Địa
Trung Hải nên nơi đây là nơi hội tụ của những mỏ khoáng sản, đặc biệt là dầu
mỏ. Các mỏ dầu khí tập trung chủ yếu trong khu vực phía Nam Biển Đông
nhƣ ở các vùng duyên hải Hoa Nam, trong vịnh Bắc Việt, ngoài khơi Việt
Nam, duyên hải Mã Lai-Brunei Palawan,vùng biển Hoàng Sa và Trƣờng Sa.
Biển Đông đƣợc xếp vào là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn
nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn
trũng Brunei - Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Kong,
sông Hồng, cửa sông Châu Giang. “Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ,
lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả
năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ
lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại

9


quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng”[2; tr.5]. Với trữ lƣợng này,
cho phép sản lƣợng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm, có thể
đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu thụ trong vòng 15-20 năm tới. Tới thời điểm hiện
tại, có ba mỏ dầu khí đƣợc thăm dò và có trữ lƣợng lớn là: Bạch Hổ (175-300
triệu thùng), Đại Hùng ( 300-600 triệu thùng ), Rồng (100-150 triệu thùng).
Khoáng sản kim loại và phi kim loại: Do nằm gọn trong phần phía Tây
của vành đai quặng thiếc Thái Bình Dƣơng, nên Biển Đông là nơi tập trung
các sa khoáng biển kim loại hiếm, chủ yếu là thiếc, titan, ziricon, vonfaram,

brom, sắt, đồng…. Một số khoáng sản hòa tan khác với nồng độ thấp hơn:
bạc, Uran, và Iot.
Biển Đông còn giàu có về muối và phục vụ cho đời sống và cát để sản
xuất pha lê và dụng cụ quang học.
Sa khoáng có nhiều ở Biển Đông, trong đó titan là loại sa khoáng quý,
đƣợc dùng trong trên 30 ngành công nghiệp khác nhau. Kim loại này đƣợc sử
dụng rất nhiều trong lĩnh vực nhƣ: chế tạo máy bay, hàng không vũ trụ, công
nghiệp quốc phòng, đóng tàu, chế biến thực phẩm, vận tải đƣờng sắt, kỹ thuật
điện, sản xuất sơn, que hàn, sơn, men, y tế… “Riêng trong thân vỏ ở một số
loại máy bay, titan chiếm từ 25% đến 27%” [2; tr.11]. Do nhận thấy những
giá trị quý hiếm của kim loại này nên những năm gần đây, các quốc gia gần
Biển Đông đã đẩy mạnh hoạt động khai thác và tích cực mua để dự trữ titan.
Đặc biệt là Trung Quốc .
1.2. Vai trò và tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông
1.2.1. Vai trò về kinh tế
Biển Đông rộng lớn và đƣợc mệnh danh là “con đƣờng tơ lụa” trên biển.
Vùng biển này có tầm quan trọng chiến lƣợc không chỉ đối với các nƣớc trong
khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng, mà còn trở thành vùng biển chiến lƣợc của
cả thế giới.

10


Với vị trí chiến lƣợc nằm trên tuyến đƣờng giao thông biển huyết mạch
nối liền Thái Bình Dƣơng-Ấn Độ Dƣơng, châu Âu-châu Á, Trung Đông- châu
Á đã biến Biển Đông thành tuyến đƣờng vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của
thế giới. “Mỗi ngày có khoảng từ 150-200 tàu các loại qua lại Biển Đông,
trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có
trọng tải từ 30.000 tấn trở lên” [2; tr.14]. Theo thống kê, trong khu vực Đông
Nam Á có khoảng 536 cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn và hiện

đại nhất thế giới đó là cảng Singapore và Hồng Công. Thƣơng mại và công
nghiệp hàng hải ở khu vực ngày càng đƣợc đẩy mạnh phát triển. Biển Đông
đƣợc coi là con đƣờng chiến lƣợc về thƣơng mại quốc tế và giao lƣu quốc tế.
Nhiều nƣớc ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con
đƣờng biển này, nhƣ là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cả
Trung Quốc. “Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài
nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn
Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực
hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông” [2;
tr.14]. Lƣợng chuyên chở dầu lửa và khí hoá lỏng qua Biển Đông lớn gấp 15
lần lƣợng chuyên chở qua kênh đào Panama. Khu vực Biển Đông có rất nhiều
eo biển quan trọng với 4 trong 16 con đƣờng chiến lƣợc của thế giới nằm
trong khu vực Đông Nam Á. Trong số đó, không thể không kể đến eo biển
Malacca-eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới. “Hàng năm có khoảng 70%
khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu
của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến
đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng
dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua biển Đông” [2;
tr.15] (Phụ lục 2).

11


Dù cách xa Biển Đông về địa lý, xong Mỹ đã từng nhận định Biển
Đông chính là con đƣờng chiến lƣợc để rút ngắn khoảng cách đi từ Thái Bình
Dƣơng qua Ấn Độ Dƣơng để đến với Trung Đông.
Biển Đông không chỉ giàu có về dầu mỏ mà còn là nơi có hệ sinh thái
rất phong phú, đa dạng, cung cấp các sản phẩm thủy, hải sản đem lại giá trị
kinh tế cao cho tất cả các quốc gia ven biển. “Với 2500 loài cá biển, 400 đến
500 loài san hô cứng (hard coral), hệ sinh thái tại Biển Đông phong phú hơn

nhiều so với dãy đá ngầm san hô Great Barrier của Úc hay Vịnh Ca-ri-bê.
Biển Đông chiếm 10% sản lượng cá toàn cầu. Ước tính sơ bộ cho thấy hơn
500 triệu người Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines và Indonesia
sống phụ thuộc vào Biển Đông” [12; tr.56].
1.2.2. Vai trò về chính trị
Xuất phát từ vị trí chiến lƣợc quan trọng và sự giàu có về nguồn tài
nguyên thiên nhiên của Biển Đông nên từ trƣớc tới nay, giữa các nƣớc trong
khu vực Biển Đông thƣờng xuyên xảy ra các cuộc tranh chấp song phƣơng
hoặc đa phƣơng chủ quyền về phạm vi ở các vùng biển và vùng thềm lục địa.
Khi một nƣớc nào đó muốn tranh giành vị trí bá quyền ở châu Á-Thái Bình
Dƣơng thì nhất thiết phải khống chế đƣợc Biển Đông. Chính trong bối cảnh
ấy đã làm cho Biển Đông có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Có thể nói,
chiếm đƣợc Biển Đông là chiếm đƣợc Tây Thái Bình Dƣơng, chiếm đƣợc
Tây Thái Bình Dƣơng là chiếm đƣợc khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng. Đối
với các nƣớc nhỏ, tranh giành Biển Đông là tranh giành nguồn tài nguyên
phong phú. Đối với các nƣớc nƣớc lớn, tích cực thâm nhập Biển Đông là
tranh giành vị trí có lợi trên bàn cờ thế giới. Xét từ lợi ích chính trị hay lợi ích
kinh tế, Biển Đông đã vô tình trở thành điểm đến và là mục tiêu để các nƣớc
tranh giành ảnh hƣởng, đồng thời cũng liên quan tới lợi ích chiến lƣợc sống
còn giữa các nƣớc lớn.

12


Sau vụ tấn công khủng bố tự sát vào tàu chở dầu của Pháp hồi tháng
10/2002, đã làm cho gia tăng hơn nữa những lo ngại về tình trạng cƣớp biển
và khủng bố trên Biển Đông. Bởi vùng biển này không chỉ có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với tất cả các nƣớc trong khu vực về địa-chiến lƣợc, an ninh,
giao thông hàng hải và kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với Mỹ và
Nhật Bản. Biển Đông còn có mối liên hệ và ảnh hƣởng đến các khu vực khác,

nhất là Trung Đông. Vì vậy mà việc để Biển Đông bị một nƣớc hay là một
nhóm liên minh nào đó khống chế sẽ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến lợi ích
an ninh, chính trị, kinh tế của các nƣớc trong khu vực.
Đối với Trung Quốc, Biển Đông chính là cánh cửa để Trung Quốc có
thể mở rộng và bành trƣớng hơn nữa ảnh hƣởng xuống khu vực Đông Nam Á
và Châu Đại Dƣơng, khống chế và chi phối con đƣờng yết hầu giữa hai đại
dƣơng này. Đồng thời, Biển Đông cũng là chìa khóa giúp Trung Quốc hóa
giải những quan ngại về mặt an ninh, bởi trong thời tiền sử Trung Quốc đã
từng bị các nƣớc ngoài xâm lăng 7 lần, và tất cả các cuộc xâm lăng này đều
đƣợc tiến hành bằng thông qua Biển Đông. Vì vậy chỉ cần khống chế đƣợc
Biển Đông thì sẽ tạo ra cho mình một vành đai bảo vệ an ninh tƣơng đối vững
chắc cho Trung Quốc. Ngoài ra, khi Trung Quốc “trỗi dậy” trở thành một
cƣờng quốc trong thời kì hiện đại, Trung Quốc đã chậm chân hơn các cƣờng
quốc khác trong việc phân chia phạm vi ảnh hƣởng của mình trên các đại
dƣơng. Vì thế, Biển Đông đã trở thành khu vực bành trƣớng chính ở trên biển
của Trung Quốc.
“Con đường hàng hải trên Biển Đông có vai trò vô cùng quan trọng đối
với Trung Quốc. 21/25 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu của Trung Quốc đi qua vùng biển này, 70% lượng dầu nhập
khẩu của Trung Quốc đi qua Biển Đông. Chính bởi vậy, người Trung Quốc từ
lâu đã coi Biển Đông là “con đường sinh mệnh” của mình” [5; tr.92].

13


Biển Đông có vai trò quan trọng trong giao thông vận tải, trong chiến
lƣợc quân sự của Trung Quốc. Vì vậy mà “chỉ cần đe dọa đường giao thông
biển là Trung Quốc đã giáng một đòn chí tử đối với Nhật, Đài Loan, và Hàn
Quốc mà không cần có một hành động quân sự trực tiếp nào” [6; tr.35]. Trên
vùng biển dọc theo quần đảo Senkaku thuộc chủ quyền Nhật Bản, Trung

Quốc cũng tranh giành chủ quyền tại một thềm lục địa có trữ lƣợng dầu lớn.
Nếu Trung Quốc chiếm đóng vùng này, họ có thể gây ra ảnh hƣởng lớn cho
các nƣớc chung quanh và có thể tiến công xa hơn vào các biển thuộc Ấn Độ
Dƣơng và Thái Bình Dƣơng trong tƣơng lai.
Đối với Mỹ, Biển Đông nằm trong tuyến “phòng thủ” từ xa hình vòng
cung của Mỹ, tuyến chiến lƣợc eo biển Đài Loan là tuyến chủ yếu Mỹ ngăn
chặn Trung Quốc. Đối với tuyến phòng thủ của Mỹ thì “Biển Đông là mắt
xích quan trọng trong phòng tuyến lớn mang tính chiến lược chạy từ vịnh
Pec-xích qua Biển Đông đến bán đảo Triều Tiên” [17; tr19]. Đây là một điểm
quá cảnh và là khu vực hoạt động của hải quân (chủ yếu là Hạm đội 7) và
không quân Mỹ giữa các căn cứ quân sự của Mỹ ở châu Á, Ấn Độ Dƣơng và
vùng vịnh Péc-xích. Đặc biệt quần đảo Trƣờng Sa có tầm quan trọng chiến
lƣợc, do các tuyến đƣờng vận chuyển hàng hải quốc tế chủ chốt đều đi qua
khu vực quần đảo này. Trƣờng Sa có thể sử dụng làm căn cứ để theo dõi và
kiểm soát các hạm đội trên biển. Có hai trong số nhiều hải cảng lớn nhất nằm
ở khu vực này là Hồng Kong và Singapore.
Theo quan điểm của Mỹ, bất cứ quốc gia nào thù địch với Mỹ mà
khống chế đƣợc Trƣờng Sa thì sẽ đe dọa nghiêm trọng tới lợi ích an ninh quốc
gia của Mỹ, Nhật (hơn 70% vận chuyển dầu của Nhật đi qua vùng này) và
thậm chí cả Nga (trƣớc đây Nhật sử dụng đảo Ba Đình-Trƣờng Sa làm căn cứ
tiến hành xâm lƣợc Philippines). Trong khi đó, Biển Đông ngày càng đƣợc
Mỹ coi là một điểm nóng tiềm tàng và rất dễ bùng nổ các xung đột. Với tầm

14


quan trọng đó, tự do hàng hải và tự do thông tin trên Biển Đông đƣợc xem là
lợi ích sống còn đối với Mỹ.
1.3. Việc phân định ranh giới trên biển
Năm 1982, Công ƣớc Luật biển đã đƣợc ra đời gắn liền với việc xuất

hiện việc xác định quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển, đặc
biệt là việc hoạch định đƣờng cơ sở để có thể xác định chiều rộng lãnh hải (12
hải lý), song song với nó là xác định biên giới trên biển của quốc gia nằm ven
biển.
Theo Công ƣớc luật biển 1982, biên giới trên biển của một quốc gia
đƣợc xác định là ranh giới phía ngoài của lãnh hải. Theo thực tiễn và pháp
luật quốc tế, có hai phƣơng pháp chính để vạch đƣờng cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải, đó là dựa vào:
Đƣờng cơ sở thông thƣờng: Cả hai Công ƣớc 1958 và 1982 đều mô tả
ngấn nƣớc triều thấp nhất là đƣờng cơ sở “thông thƣờng”. Ngấn nƣớc thuỷ
triều thấp nhất tạo thành đƣờng cơ sở thông thƣờng dùng để tính chiều rộng
lãnh hải. Phƣơng pháp ngấn nƣớc thuỷ triều thấp nhất đƣợc công nhận vào
năm 1930 tại Hội nghị pháp điển hoá luật quốc tế La Haye, và đƣợc ghi nhận
tại Điều 5 Công ƣớc Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp. Điều 5
Công ƣớc 1982 vẫn duy trì phƣơng pháp này: “Trừ khi có quy định trái
ngược của Công ước, đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh
hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các
hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận” [36]. Tuy
nhiên, việc áp dụng đƣờng cơ sở thông thƣờng sẽ khó thực hiện đối với những
bờ biển có cấu tạo địa hình phức tạp: trƣờng hợp bờ biển lồi lõm, có nhiều
cửa sông, châu thổ không ổn định hoặc có nhiều đảo chạy dọc ven bờ. Trong
những trƣờng hợp này, phƣơng pháp cơ sở thẳng có thể đƣợc sử dụng.

15


Đƣờng cơ sở thẳng: là đƣờng cơ sở đƣợc hình thành bởi nhiều đoạn
thẳng nối liền các điểm thích hợp dọc bờ biển. Việc xác định đƣờng cơ sở
thẳng đƣợc quy định tại Điều 7 của Công ƣớc Luật biển năm 1982[7], trong
đó phải đáp ứng đƣợc các tiêu chí sau:

Thứ nhất, tiêu chí về đặc điểm địa lý, địa mạo của bờ biển, cụ thể:
đƣờng cơ sở thẳng chỉ đƣợc áp dụng ở những nơi bị khoét sâu và lồi lõm hoặc
ở các chuỗi đảo nằm ngay sát và chạy dọc bờ biển, hoặc ở những nơi mà bờ
biển không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác;
Thứ hai, tiêu chí về hƣớng đi của đƣờng cơ sở thẳng so với bờ biển:
tuyến các đƣờng cơ sở không đƣợc đi chệch quá xa hƣớng chung của bờ biển;
Thứ ba, tiêu chí về độ gắn kết giữa vùng nƣớc biển nằm phía trong
đƣờng cơ sở thẳng với bờ biển: các vùng biển ở bên trong các đƣờng cơ sở
này phải gắn với đất liền đủ đến mức đặt dƣới chế độ nội thuỷ.
Thứ tƣ, tiêu chí về các điểm xác lập các đƣờng cơ sở thẳng: các đƣờng
cơ sở thẳng không đƣợc kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi, lúc
chìm.
Thứ năm, tiêu chí tôn trọng lợi ích của quốc gia khác: phƣơng pháp cơ
sở thẳng phải do một quốc gia áp dụng không đƣợc làm cho lãnh hải của một
quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc là vùng đặc quyền kinh tế;
Thứ sáu, tiêu chí về thủ tục công bố: hệ thống đƣờng cơ sở thẳng đƣợc
quốc gia ven biển xác định phải đƣợc thể hiện trên các hải đồ có tỷ lệ lớn,
đƣợc công bố và gửi đến Tổng thƣ ký Liên Hợp Quốc một bản lƣu chiểu
(Điều 16 Công ƣớc). Tại Điều 7 quy định về đƣờng cơ sở thẳng, tại khoản 5
Công ƣớc còn quy định khi ấn định một số đoạn đƣờng cơ sở có thể tính đến
những lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng
của nó đã đƣợc một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng [36].

16


×