Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Hình tượng người phụ nữ trong thơ vi thùy linh từ góc nhìn giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.21 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG THƠ VI THÙY LINH
TỪ GÓC NHÌN GIỚI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Hà Nội, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG THƠ VI THÙY LINH
TỪ GÓC NHÌN GIỚI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Người hướng dẫn khoa học


TS. Nguyễn Thị Vân Anh

Hà Nội, 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự tri ân sâu
sắc đến TS. Nguyễn Thị Vân Anh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Đồng thời
tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới các thầy cô trong khoa
Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong tổ
Lí luận văn học cùng với bạn bè và người thân đã tạo điều kiện để tôi có thể
hoàn thành khóa luận này.
Để hoàn thành khóa luận này, chúng tôi cũng đã cố gắng tìm tòi và
nghiên cứu. Tuy nhiên, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi
rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của thầy cô và các bạn để khóa luận
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hằng Nga


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của giảng viên,
TS.Nguyễn Thị Vân Anh. Tôi xin cam đoan:
- Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân tôi.
- Những kết quả từ những tác giả trước mà tôi sử dụng trong khóa luận

đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể.
- Không có bất kì sự không trung thực nào trong kết quả nghiên cứu.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình!
Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hằng Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 8
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 9
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 10
7. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 11
NỘI DUNG ..................................................................................................... 12
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIỚI VÀ TIẾP CẬN VĂN
HỌC TỪ GÓC NHÌN GIỚI ............................................................................ 12
1.1. Khái niệm “giới” ...................................................................................... 12
1.2. Phân biệt “giới tính” (sex) và “phái tính” (gender) ................................. 13
1.3. Ý nghĩa của việc ứng dụng lý thuyết về giới vào nghiên cứu và
giảng dạy văn học............................................................................................ 14
1.4. Quan điểm về nữ giới trong văn học Việt Nam ....................................... 15
1.5. Khái quát về tác giả Vi Thùy Linh ........................................................... 17
Chương 2. NGƯỜI PHỤ NỮ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI TÍNH TỰ NHIÊN
(SEX)………………………………………………………………………...21
2.1. Vẻ đẹp hình thể ........................................................................................ 21

2.1.1. Quan niệm về hình thể người phụ nữ trong văn học Việt Nam ............ 21
2.1.2. Vẻ đẹp hình thể người phụ nữ trong thơ Vi Thùy Linh ........................ 23
2. 2. Thế giới tâm lí, tâm trạng ........................................................................ 25
2.2.1. Say đắm, nồng nàn với tình yêu ............................................................ 26
2.2.2. Khao khát, ước mong về tình yêu, về hạnh phúc.................................. 27


2.2.3. Sự lãng mạn, thơ ngây trong cái nhìn về tình yêu, cuộc sống .............. 29
2.2.4. Nỗi nhớ nhung gắn với cảm xúc yêu đương cháy bỏng ....................... 30
2.2.5. Những dự cảm, sợ hãi, lo lắng .............................................................. 32
2.2.6. Nỗi đớn đau khi tình yêu tan vỡ............................................................ 33
2.3. Sự thăng hoa của xung năng tính dục ...................................................... 36
2.3.1. Khái niệm “tính dục” ............................................................................ 36
2.3.2. “Tính dục” trong sáng tác văn chương ................................................. 36
2.3.3. Vấn đề tính dục trong thơ Vi Thùy Linh .............................................. 37
Chương 3. NGƯỜI PHỤ NỮ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA - XÃ HỘI
(GENDER)....................................................................................................... 44

3.1. Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm cách ..................................................................... 44
3.1.1. Vẻ đẹp thiên tính nữ .............................................................................. 44
3.1.2. Vẻ đẹp thiên tính mẫu ........................................................................... 49
3.2.Chủ trương hạ bệ đàn ông ......................................................................... 51
3.2.1. Tư tưởng hạ bệ đàn ông trong văn chương ........................................... 51
3.2.2. Biểu hiện của tư tưởng hạ bệ đàn ông trong thơ Vi Thùy Linh ............ 52
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
1. Chiếm gần một nửa nhân loại, người phụ nữ có vai trò, vị trí quan
trọng trong đời sống gia đình và xã hội. Bởi vậy, nghiên cứu người phụ nữ đã
trở thành một hướng nghiên cứu rất phổ biến trong văn học trên thế giới cũng
như văn học ở Việt Nam. Mặc dù nam giới và nữ giới có vai trò tương đương
và quan trọng như nhau trong đời sống nhưng có một thực tế là trong tương
quan giữa người phụ nữ với người đàn ông trong lịch sử văn hóa và văn học
không phải lúc nào cũng bình đẳng. Trong lịch sử, có một thời kỳ lâu dài, xã
hội phương Đông nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng vận hành theo kiểu
xã hội nam quyền, người đàn ông đã chế ngự nữ giới và áp đặt các chuẩn mực
của họ về cái đẹp, về hành vi, về đức hạnh cho người phụ nữ. Trong văn học,
ở những thế kỷ đầu tiên của nền văn học viết Việt Nam, kiểu nhân vật độc
chiếm là những người đàn ông, họ có thể là các thiền sư, các nho gia hay có
thể là đạo sĩ. Hoặc nếu có sự hiện diện của nhân vật người phụ nữ thì cũng ở
đôi ba trường hợp, tuy nhiên họ thường bị nhìn qua lăng kính của tư tưởng
nam quyền[17]. Sang đến văn học hiện đại, trong không khí của cuộc cách
mạng sục sôi và dưới ánh sáng của lý tưởng mới, hơn bao giờ hết hình ảnh
người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp mới. Vẻ đẹp của những con người đã được
giải phóng hoàn toàn, thoát ra khỏi vòng cương tỏa của lễ giáo phong kiến, để
hòa mình vào công cuộc chung của đất nước. Sau cách mạng, cũng là hình
ảnh người con gái làm nhân vật trung tâm, nhưng không còn là những cô gái
chỉ biết đa sầu đa cảm mà đó là những người con gái của cuộc đời mới, gánh
vác việc chung không kém sức trai. Đặc biệt là sang đến thế kỉ XXI với thế hệ
các nhà thơ 7X, 8X, hình tượng người phụ nữ trong văn học lại tiếp tục được
xây dựng với những giá trị mới, những chuẩn mực thẩm mỹ mới. Và đối với
các nhà thơ, nhà văn trẻ lúc đó được xem là một cuộc chơi để chứng tỏ bản
thân.
2. Trước kia, khi làm thơ người ta hay bị gò bó vào những khuôn khổ
của đường luật, hay lục bát luật,... và cố dồn nén câu từ một cách hàm súc, cô
đọng nhất, đa tầng ý nghĩa "ý tại ngôn ngoại”. Nhưng với sự vận động không

ngừng nghỉ, thơ ngày càng đa dạng hơn về diện mạo cũng như nội dung. Đặc
1


biệt từ sau 1975, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã thúc đẩy tinh thần
dân chủ và sự phát triển mạnh mẽ ý thức cá nhân trong văn học. Thơ thời kì
này thể hiện khát vọng đào sâu vào bản ngã, vào con người bên trong con
người để rồi nhiều xu hướng thôi được nảy nở, được thể nghiệm mạnh bạo
được ra mắt công chúng. Quan niệm thơ có nhiều biến đổi và ý thức cách tân
thơ ngày càng mạnh mẽ, thơ như trò chơi của ngôn từ...Với "gương mặt" mới
này, thơ Việt Nam sau 1975 ngày càng gần gũi hơn với xu hướng thơ thế giới
đương đại[14].
3. Một thế hệ thơ trẻ xuất hiện từ sau năm 1975, nhất là từ đầu những
năm 90, của thế kỉ XX đã mang đến nhiều tiếng nói mới, cách nhìn mới, xúc
cảm mới trong thơ. Ít chiu sự ràng buộc bởi quan niệm truyền thống, họ mạnh
dạn và tự do hơn trong sự tìm tòi, thể nghiệm, với nhu cầu được bộc lộ hết
mình của con người cá nhân. Trong số họ, tuy chưa có những phong cách
khẳng định được vị trí của mình trong lòng công chúng rộng rãi, nhưng đã có
những tên tuổi gây được chú ý: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quốc Chánh,
Đồng Đức Bốn và gần đây là Phan Thị Huyền Thư, Vi Thùy Linh. Các nhà
thơ dân tộc thiểu số cũng góp những tiếng thơ đặc sắc mang bản sắc dân tộc:
Y Phương, Lò Ngân Sún,...[14].
4. Vi Thùy Linh là một cây bút trẻ thuộc thế hệ 7X, 8X chịu ảnh hưởng
của nhiều luồng văn học trên thế giới nên thơ chị có những nét phá cách và có
nhiều thể nghiệm mới mẻ. Cùng với hành trình tìm cho mình phong cách thơ
mới định hình, thơ của tác giả đang có những bứt phá mới. Nữ thi sĩ họ Vi đã
trở thành "một hiện tượng của thơ ca Việt Nam hiện đại" (Nhà thơ Thanh
Thảo)[23] với sức sáng tạo khá sung mãn. Đọc thơ Vi Thùy Linh, người đọc
trở về với những gì chân thật nhất, đời thường nhất: đó là tình yêu trần thế,
bản chất giới tính, sự tồn tại mang tính nhân văn và con người... Bằng cá tính

thơ của mình, đặc biệt từ góc nhìn giới cây bút trẻ này đã khắc họa hình tượng
người phụ nữ vô cùng độc đáo, đa dạng, sáng tạo, mới mẻ. Từ đó hình thành
một phong cách thơ nữ với những đặc trưng hết sức riêng biệt về nội dung,
nghệ thuật cũng như phong cách. Nhờ đó, Vi Thùy Linh được coi là một
trong những nhà thơ trẻ góp phần tạo ra diện mạo mới của thơ đương đại.

2


Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu: Hình
tượng người phụ nữ trong thơ Vi Thùy Linh từ góc nhìn giới. Nghiên cứu về
đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ mang lại một khía cạnh mới mẻ, góp phần tạo
nên sự toàn diện và sâu sắc khi tìm hiểu về thơ Vi Thùy Linh. Đồng thời, đề
tài cũng là một tư liệu hữu ích cho những ai yêu mến quan tâm tìm hiểu tác
giả và các tác phẩm của chị.
2. Lịch sử vấn đề
Nắm được lịch sử vấn đề nghiên cứu để tìm ra lối đi riêng là một việc
làm quan trọng không thể thiếu khi thực hiện đề tài Hình tượng người phụ nữ
trong thơ Vi Thùy Linh nhìn từ quan điểm giới. Thơ Vi Thùy Linh vốn nhận
được đông đảo sự quan tâm từ phía độc giả cũng như các nhà phê bình, bởi
vậy, nghiên cứu về thơ Vi Thùy Linh đã có một bề dày lịch sử. Hơn thế, nhờ
sự tiến bộ xã hội, ý thức về giới, nhất là giới nữ ngày càng mạnh mẽ. Thành
thử trong văn học cũng đã có một số nghiên cứu về giới thông qua một số các
tác phẩm. Như thế, có thể thấy hai vấn đề trên mặc dù đều được nghiên cứu
nhưng lại chưa có nghiên cứu nào kết hợp triển khai. Nghiên cứu về thơ Vi
Thùy Linh nhìn từ góc độ giới qua hình tượng người phụ nữ, do đó, thực sự là
một đề tài mới và thú vị .
2.1. Những nghiên cứu về người phụ nữ từ góc nhìn giới trong văn học
Việt Nam
Con người vốn mang trong mình nhiều sự bí ẩn, phức tạp. Mỗi người

lại chọn cho mình một phương thức để giải toả những điều đó. Đặc biệt, đối
với các nhà thơ nữ, họ chọn cách gửi gắm vào trang thơ những ước mong,
những thông điệp về tình yêu, cuộc sống. Tuy nhiên, để có một cái tôi bản thể
trỗi dậy mạnh mẽ, thì phải đến thơ nữ trẻ đương đại mới bắt đầu. Trên những
trang viết của mình, họ được thể hiện những phá cách của mình về quan điểm
nghệ thuật, họ tự trang bị và bồi đắp cho đời sống thi ca của những suy nghĩ,
ý tưởng,...để nhằm mục đích duy nhất, tạo cho thơ tránh khỏi lối mòn, tránh
khỏi khuôn khổ chật hẹp xưa nay. Như thế, đồng nghĩa với việc họ đang có đủ
tự tin và bản lĩnh để trở thành người mở đường giải phóng cho cái tôi phụ nữ

3


nhỏ bé nhưng cũng đầy tự tin, cao ngạo của thơ nữ trẻ đương đại Việt Nam
trong thời buổi hội nhập toàn cầu [14].
Năm 2006, đề tài khoa học “Sự thức tỉnh của người phụ nữ trong văn
học Nam Bộ đầu thế kỉ XX” của Lê Ngọc Phương - Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã lí giải sự ra đời của ý thức nữ giới
nước ta theo bối cảnh lịch sử - xã hội cụ thể và phân tích những cây bút nữ
nổi bật trong thời kì này cả về phương diện nội dung tư tưởng cũng như nghệ
thuật thể hiện[20].
Năm 2007, luận văn Thạc sĩ của Cao Hạnh Thủy trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài Hồ Xuân Hương tiếp cận quan điểm giới tính đã vận dụng lí thuyết về giới để nghiên cứu bà
chúa Hồ Xuân Hương từ cuộc đời đến thơ ca. Đi theo hướng tiếp cận này, tác
giả đã động chạm đến một số vấn đề liên quan đến nữ quyền[28].
Trong bài viết Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của Văn học
nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỉ XX, tác
giả Hồ Khánh Vân có đưa ra quan điểm của nhà phê bình văn học Phan Khôi
về vấn đề này: " Phụ nữ nên tham gia vào sáng tác văn học và có thể tạo nên
một nền văn học vững trãi, dày dặn, có giá trị cho giới của mình. Từ sự tương

đồng giữa phụ nữ và tính chất mỹ cảm của văn chương, ông cho rằng phụ nữ
thích hợp với văn chương hơn so với nam giới khi dùng ngòi bút bộc lộ đời
sống tình cảm bên trong con người, đặc biệt là khi hướng đến đối tượng là
chính bản thân họ"[30].
Nguyễn Thị Kiêm cũng là một nhà báo sắc sảo trên văn đàn đương
thời.Trong bài diễn thuyết nhằm khẳng định vai tròcủa người phụ nữ đối với
văn chương và tri thức của nhân loại, nữ sĩ đưa ra những dẫn chứng cụ thể
khẳng định vai trò "nội tướng" nữ giới trong sự nghiệp văn học so với nam
giới các nước, phong trà học thuật của các quốc gia tiên tiến: "(...) cái địa vị
của đàn bà trong văn học cũng không phải là thấp thỏi gì theo như nhiều
người đã tưởng và cái ảnh hưởng của đàn bà đối với bậc văn nhân tạo sĩ cũng
rất là nặng nề, thảm thiết, nhờ đó mà văn học phát đạt vô cùng"[11].

4


Trong khi đó, Hoàng Thụy Anh lại đưa ra những nhận định khá sâu sắc:
"từ thế kỉ XIX đến thế kỉ XX, phương Tây đã rầm rộ với chủ nghĩa nữ quyền:
đấu tranh lại mọi áp bức, thống trị của nam giới và của xã hội để thiết lập sự
bình đẳng giới và "phục hồi" cái tôi của mình. Ở Việt Nam, những năm đầu
thế kỉ XX, vấn đề bình đẳng nam nữ cũng được bàn đến. Trong đó, quan
trọng nhất, là sự ra đời của tờ báo Nữ giới chung (1918) do Sương Nguyệt ánh
làm chủ bút, tuy còn nhiều hạn chế, nhưng có thể nói lần đầu tiên, người phụ
nữ được cất lên tiếng nói trực tiếp của mình"[1].
Tuy nhiên, mãi đến khi công cuộc đổi mới và cải cách diễn ra toàn diện,
chủ nghĩa nữ quyền mới bắt nhịp với văn học Việt Nam. Và sau năm 1986,
thời kì "âm thịnh dương suy" trong văn học thực sự bùng phát. Năm 2006,
trong bài viết tham dự Hội thảo Quốc Tế về văn học tại viện Văn học có nhan
đề Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học nữ quyền trong văn
học Việt Nam đương đại, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã giới thiệu

khái quát về vấn đề phái tính trong văn học ở từng giai đoạn và đưa ra những
bình luận ban đầu về vấn đề tính nữ trong văn học Việt Nam: "Sự xuất hiện
và mở rộng âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại, theo ý
tôi,xuất phát từ ba nguyên nhân cơ bản: Thứ nhất, sự thay đổi tư duy và sự
mở rộng của tinh thần dân chủ xã hội khiến cho nữ giới có điều kiện tự do cất
cao tiếng nói của mình với tư cách là chủ thể độc lập; Thứ hai, bản thân nữ
giới đã có những thay đổi lớn vềnhận thức, học vấn, điều kiện tự chủ kinh tế,
khả năng am hiểu luật pháp,...; Thứ ba, cấu trúc sinh học cũng như sự nhạy
cảm và mối quan tâm của nữ giới có nhiều điểm gặp gỡ với nhịp sống thời
hiện đại"[7]. Tác giả đã chỉ ra những khoảng trống trong phê bình nữ quyền ở
Việt Nam hiện nay: "Vấn đề phái tính và văn học nữ quyền ở Việt Nam hiện
nay vẫn chưa được giới học thuật nước ta quan tâm nhiều mặc dù trong ý thức,
chúng ta đều hiểu đây là một vấn đề quan trọng của đời sống hiện đại (...)
Trong quá trình khẳng định bản ngã của nữ giới, nhà văn có thể miêu tả
những khoái cảm tình dục nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc coi giải
phóng tình dục là con đường duy nhất để giải phóng cá nhân. Cần phải nhìn
tình dục vừa như một hoạt động bản năng vừa có ý nghĩa văn hóa. Bởi thế

5


trong văn học, sex phải hiện lên như một yếu tố văn hóa và nhà văn có thể
thông qua sex để biểu đạt những vấn đề nhân sinh một cách có nghệ thuật"[7].
Năm 2008, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn của Bùi Thị Thủy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với đề tài: "Dấu hiệu ý thức nữ quyền trong
văn nữ Việt Nam đương đại” đã cung cấp một số khái niệm công cụ về "nữ
quyền", ảnh hưởng của nó trong văn học cũng như những biểu hiện, nghệ
thuật thể hiện của "nữ quyền" trong sáng tác của các tác giả nữ đương đại[27].
Những nhận định, nghiên cứu về hình tượng người phụ nhìn từ quan
điểm giới trong văn học nữ trước và sau 1975 tuy có nhưng vẫn còn lẻ tẻ,
nhiều mặt còn chưa đi đến tận cùng và vẫn thiên về yếu tố lí luận phê bình là

nhiều còn được thể hiện rõ ràng ra sao thì chưa được xem là tâm điểm của
nghiên cứu và đánh giá.
2.2. Những nghiên cứu về thơ Vi Thùy Linh
Vi Thùy Linh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, cô tốt nghiệp Phân viện Báo
chí và tuyên truyền. Hiện nay cô đang là nhà báo nhưng đồng thời cũng là
một nhà thơ. Linh xuất bản hai tập thơ Khát và Linh ngay từ khi còn ngồi trên
giảng đường đại học. Đây được xem như là sự khởi đầu cho sự nghiệp sáng
tác nghệ thuật của Vi Thùy Linh. Là một nhà thơ trẻ, nhưng Vi Thùy Linh đã
sớm được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam (2007). Cô là tác giả trẻ nhất
trong Tuyển tập Thơ nữ từ xưa đến nay (Nxb Phụ nữ, được in song ngữ Việt Anh). Chị cũng là một trong những tác giả đạt giải "Bông hồng vàng" của Đài
truyền hình kĩ thuật số VTC do khán giả bình chọn (2006) cùng với Kỉ niệm
chương của Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội (7.03.2008). Vi Thùy Linh là tác giả
trẻ Việt Nam dự liên hoan thơ Quốc tế tại cộng hòa Pháp (11.2003). Với hơn
10 năm sáng tác, có thể thấy Vi Thùy linh đã đạt được những thành quả đáng
ghi nhận.
Thơ Vi Thùy Linh đã trải qua một hành trình khá dài từ Khát (1990),
Linh (2000), đến Đồng tử (2005), và tập thơ thứ tư với cái tên rất ấn tượng,
Vili in love (2008). Tình yêu đối với thơ luôn được chị đặt song hành trong
cuộc đời cũng như sự nghiệp. Được khơi nguồn từ cảm xúc nồng nhiệt, đắm
say đối với cuộc đời, bằng một lối thơ cuộn cháy, Vi Thùy Linh đã dâng cho
6


đời những vần thơ mang vẻ đẹp bản năng, đầy sức hấp dẫn và độc đáo. Trên
con đường nghệ thuật đầy khổ ải ấy, chị luôn nỗ lực tự làm mới cho thơ ca, tự
hoàn thiện mình qua những vần thơ nóng bỏng, thiết tha. Sự sáng tạo nghệ
thuật đó của chị nhận được nhiều sự ủng hộ của bạn đọc yêu thơ chị và một số
nhà nghiên cứu nhà thơ của thế hệ đi trước như: Thanh Thảo, Thụy
Khuê,...Đây là những người tích cực ủng hộ, cổ vũ cho giọng thơ này. Họ đều
thấy ở thơ Vi Thùy Linh những trăn trở, những khát vọng được yêu, được

thành thực và nỗ lực phá bỏ mọi thói quen, mọi quan niệm cũ mòn, cứng nhắc
[14].
Xuất hiện trên thi đàn, ngay từ tập thơ đầu tiên, Vi Thùy Linh đã tạo
nên sự chú ý bởi những ấn tượng khác biệt của mình. Có rất nhiều ý kiến,
khen mà chê cũng không ít. Vi Thùy Linh trở thành "một hiện tượng của thơ
ca Việt Nam hiện đại" (Nhà thơ Thanh Thảo).
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã thấy một "Hiện tượng Vi Thùy Linh" (in
trong báo Sinh viên Việt Nam , 9, 2003, rút trong tập Phê bình, tiểu luận
Giăng lưới bắt chim, Nxb Hội nhà văn, 2005 - Giải thưởng Phê bình Hội nhà
văn Hà Nội 2006). "Nhiều người nói với tôi rằng Vi Thùy Linh là hiện tượng
sex trong thơ. Tôi không thấy thế. Tôi thấy ViThùy Linh là một biểu tượng
trong trắng đấy chứ...Vi Thùy Linh là một hiện tượng trong thơ Việt Nam.
Một tiếng thơ lạ"[25].
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên khi đọc tập "Đồng tử" thấy
Linh là "Người "tận lực tham ô tuổi trẻ" để sống thơ" (Tạp chí văn học số 9,
2005). "Vẫn một niềm khát khao của Linh như ngày nào, khao khát vừa ngây
thơ, vừa đau đớn mà hạnh phúc. Tôi (và ta) gặp lại ở đây những khát vọng
cháy bỏng và thăng hoa trong thơ Linh về tình yêu. "Chân lý" bị khước từ ở
đây là những con mắt đạo đức giả, những rao giảng tới điều nhàm chán cũ
rích, những sự bất lực, những chân lí lỗi thời. Mặc tất! - vì tình yêu mạnh hơn
và sinh tạo ra những chân lí đẹp nhất, đó là phát minh vĩ đại nhất của mọi thời
đại...Thế là đủ cho Linh hát ca và hoan lạc. Một niềm hoan lạc sống đời
thơ"[18].

7


Còn Nguyễn Việt Chiến khi đọc tập thơ này đã viết bài "Thơ Vi Thùy
Linh cơn cuồng mê từ những mê - lộ - chữ" và nhận thấy "Vi Thùy Linh có
một đời sống nồng cháy đam mê và nhiều nỗi đau mờ, nhiều nỗi đau. Trong

những bài thơ định mệnh của mình. Vi Thùy Linh như một người dệt tầm gai
nhẫn nại đan dệt những cảm xúc của mình với nỗi đau vô hình trong tay ngôn
ngữ luôn bị trầy xước, rớm máu bởi những nỗi đau vô hình trong thi ca và
hữu hình trong tình yêu, đời sống .
Tác giả Dương Tường tỏ ra bênh vực Vi Thùy Linh trước dư luận,
đồng thời khẳng định thơ cô nêu cao biểu tượng cho khát vọng được thay đổi,
vượt thoát ra ngoài khuôn khổ cũ: "Vi Thùy Linh là một cơn lốc - lốc ý tưởng
- lốc chữ (chứa chất nó), lốc tình (đôi khi là khoái cảm). Cơn lốc không kiềm
chế đó đương nhiên gây sốc, khiến nhiều người ngộ nhận những cố gắng
trong thơ cô và lầm lẫn cho sự bất chấp những ước lệ và kiêng kị và phạm
húy. Với tôi, Vi Thùy Linh là một biểu tượng giải phóng phụ nữ trong
thơ"[29].
Gần nhất trong việc nghiên cứu hình tượng người nữ từ quan điểm giới
trong thơ Vi Thùy Linh là đề tài Khát vọng nữ quyền trong thơ Vi Thùy Linh
Khóa luận tốt nghiệp (2009) của Nguyễn Mỹ Linh, Trường Đại học Hùng
Vương. Hay trong Khóa luận tốt nghiệp (2016) của Lê Thị Kim Oanh,
Trường Đại học Sư phạm Hà nội 2, có nghiên cứu về Hình tượng tác giả nữ
trong thơ Vi Thùy Linh. Tuy nhiên, hai đề tài trên chưa thực sự đi sâu vào lý
thuyết giới để nghiên cứu và phân tích mà chỉ mới động chạm đến khái niệm
nữ quyền.
Có thể thấy rằng "hiện tượng" Vi Thùy Linh đã gây được nhiều sự chú
ý với những thiện cảm, xét cả ở góc độ độc giả lẫn các nhà phê bình có kinh
nghiệm. Tuy nhiên các bài viết mới chỉ gợi hoặc nêu ra được một phương
diện nào đó về tính nữ trong thơ chị qua hình tượng người phụ nữ chứ chưa
có công trình nào tập trung nghiên cứu về vấn đề hay đề tài này. Đây là những
gợi dẫn quý báu để chúng tôi thực hiện đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
8



Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khóa luận được chúng tôi xác định ở
đây là các biểu hiện cụ thể của hình tượng người phụ nữ từ góc nhìn giới
trong thơ Vi Thùy Linh.
3.2. Phạm vi khảo sát của khóa luận
Thực hiện đề tài, chúng tôi tập trung khảo sát một số tập thơ tiêu biểu
của Vi Thùy Linh: Khát (Nxb Hội nhà văn, 1999), Linh (Nxb Thanh niên,
2000).
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong thơ Vi Thùy Linh từ
giới nữ, qua đó làm nổi bật sự chi phối của quan điểm giới trong thời hiện đại
và hậu hiện đại như một vấn đề văn hóa quan trọng đến nghệ thuật xây dựng
hình tượng người phụ nữ, đến quan niệm nghệ thuật về người phụ nữ.
Đề tài cũng quan tâm chỉ ra một số biểu hiện có thể của tư tưởng nữ
quyền, biểu hiện rõ rệt của tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa của tác giả khi viết về
phụ nữ trên phương diện là tác giả nữ viết về giới mình.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài như:
khái niệm giới; biểu hiện của tư tưởng nữ quyền, quan điểm văn hóa về nữ
giới ở Việt Nam thời hiện đại và hậu hiện đại; thân thế và thời đại nhà thơ Vi
Thùy Linh.
- Phân loại, phân tích, cắt nghĩa các biểu hiện về giới (giới nữ) thông
qua hình tượng người phụ nữ trong thơ Vi Thùy Linh.Tìm hiểu sự chi phối
của quan điểm giới của thời đại đến nghệ thuật xây dựng các kiểu hình tượng
người phụ nữ qua ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lý, cách ứng xử hành động, số
phận của họ và cách bình giá của người trần thuật, của tác giả lời bình về họ.
- So sánh biểu hiện và tư tưởng nữ quyền qua tiến trình lịch sử và văn
hóa được thể hiện qua sáng tác văn chương để thấy điểm sáng tạo, mới mẻ và
tiến bộ của tác giả.


9


6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu chính là: Phương pháp tiếp cận văn hóa học, Phương pháp thống kê,
Phương pháp hệ thống và Phương pháp so sánh.
-Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Chúng tôi vận dụng phương pháp
tiếp cận văn hoá học để giải mã hình tượng người phụ nữ, tìm ra nền tảng văn
hóa lịch sử của chúng. Bởi nếu như trước kia xã hội Việt Nam là một xã hội
nam quyền nhìn từ quan điểm giới. Thì đến nay, người phụ nữ được nhìn
nhận và đánh giá trên một phông nền hoàn toàn mới mẻ, tiến bộ và văn minh.
Họ được trân trọng và được tự chủ thể hiện cá tính, tài năng và đóng vai trò
nhất định trong xã hội. Do đó, quan điểm về giới nữ so với những thời kì
trước có nhiều sự thay đổi. Không những thế, với sự thay đổi của môi trường,
hoàn cảnh, lịch sử thế hệ các nhà thơ thuộc thế hệ 7X, 8X không bị câu thúc,
trì níu bởi quá khứ lịch sử như thế hệ trước. Vì vậy học sẵn sàng vung bút,
dấn thân, mạnh dạn thể hiện cái tôi cá nhân chủ quan. Phần lớn họ chọn
những đề tài về cuộc sống riêng tư, gắn với trải nghiệm cá nhân như tình yêu,
tình dục,...thể hiện thông qua các hình tượng nghệ thuật của mình, nhất là
hình tượng người phụ nữ, với quan điểm về giới tiến bộ.
- Phương pháp thống kê: Ở đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp
thống kê để khảo sát, thống kê hình tượng nhân vật người phụ nữ trong thơ Vi
Thùy Linh, từ đó phân loại hình tượng nhân vật, tìm hiểu vẻ đẹp, tâm trạng,
ước mơ, hoài bão của nhân vật trữ tình nữ cũng như nghệ thuật xây dựng hình
tượng người phụ nữ trong các tác phẩm thơ của Vi Thùy Linh. Ngoài ra
chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê để xử lí thông tin trong các tư
liệu được sử dụng để chứng minh các luận điểm đã đưa ra.
- Phương pháp hệ thống: Là một trong những yếu tố cấu thành chỉnh
thể tác phẩm, nhân vật người phụ nữ được xem xét trong mối tương quan với

toàn bộ hệ thống nhân vật, với mạch cảm xúc, giọng điệu, kết cấu....Chúng tôi
sử dụng phương pháp hệ thốngnày nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích đối
tượng, biểu hiện của tư tưởng về giới một cách sâu sắc và đầy đủ hơn.

10


- Phương pháp so sánh: Để thấy được các mối liên hệ đa dạng, đa chiều,
cũng như nét chung, nét riêng độc đáo của nhân vật nữ trong thơ Vi Thùy
Linh, bài luận sử dụng phương pháp so sánh. Chúng tôi dự kiến so sánh hình
tượng nhân vật nữ trong thơ Vi Thùy Linh với hình tượng người phụ nữ trong
thơ trung đại và trong thơ kháng chiến để thấy được điểm khác biệt và tiến bộ
về hình tượng người phụ nữ từ quan điểm giới của từng thời kì, giai đoạn để
làm nổi bật đối tượng nghiên cứu.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung đề tài
gồm ba chương:
Chương 1.Những vấn đề chung về giới và tiếp cận văn họctừ góc nhìn giới
Chương 2. Người phụ nữ nhìn từ góc độ giới tính tự nhiên (sex)
Chương 3. Người phụ nữ nhìn từ góc độ văn hóa – xã hội (gender)

11


NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIỚI VÀ TIẾP CẬN VĂN HỌC
TỪ GÓC NHÌN GIỚI

1.1. Khái niệm “giới”
Giới là một thuật ngữ khoa học được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Do

đó, mỗi lĩnh vực đưa ra những cách diễn giải khác nhau về thuật ngữ này. Tuy
nhiên, ở đây, chúng tôi không đi phân tích từng định nghĩa mà trên cơ sở nêu
lên chỉ đưa ra một quan niệm tiêu biểu nhằm làm chỗ dựa trong qúa trình
nghiên cứu.
M.L. Andersen – một giáo sư xã hội học định nghĩa về giới như sau:
“Giới liên quan tới việc học hỏi các hành vi xã hội và những trông đợi được
tạo nên với hai giới tính. Trong khi con trai và con gái là những yếu tố sinh
học thì việc trở thành một phụ nữ hay nam giới là một quá trình văn hóa”[26].
Nếu như định nghĩa của M.L. Andersen nhấn mạnh giới như một cấu
trúc văn hóa – xã hội thì định nghĩa sau đây lại chú đến mối quan hệ giữa phụ
nữ và nam giới. “Giới là sự khác biệt giữa nữ giới và nam giới trong cùng hộ
gia đình, trong và giữa các nền văn hóa, là cấu trúc xã hội – văn hóa có thể
biến đổi theo thời gian. Những khác biệt này được phản ánh trong các vai trò,
trách nhiệm, khả năng tiếp cận các nguồn lực, những sức ép, những ưu tiên,
các nhu cầu, nhân thức và quan điểm,… được thấy trong cả hai giới. Do vậy,
giới không đồng nhất với phụ nữ mà được xem là cả nữ giới và nam giới cùng
những mối quan hệ tương tác của họ”[26].
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam định nghĩa: “Giới là phạm trù chỉ
quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ tạo ra và
gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm về
giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi
được”[10].
Như vậy, một số định nghĩa trên đây về giới đã cho ta hình dung những
cách tiếp cận đa dạng về thuật ngữ này. Tuy nhiên, chúng tôi nhất trí với quan

12


điểm cho rằng: “Khái niệm giới không chỉ đề cập tới nam và nữ mà cả mối
quan hệ giữa nam và nữ. Trong mối quan hệ ấy có sự phân biệt về vai trò,

trách mỗi giới. Những quy định mong đợi xã hội này phù hợp với các đặc
nhiệm, hành vi hoặc sự mong đợi mà xã hội đã quy định cho điểm văn hóa,
chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo; vì thế mà nó luôn biến đổi theo các giai
đoạn lịch sử và có sự khác biệt giữa các cộng đồng, xã hội”[26].
Giới do vậy là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã
hội và những đòi hỏi, yêu cầu đối với nam và nữ. Nó là sản phẩm của xã hội văn hóa.
1.2. Phân biệt “giới tính” (sex) và “phái tính” (gender)
Thực tế cho thấy, thuật ngữ phái tính (gender) thường bị dùng lẫn lộn
với thuật ngữ giới tính (sex). Thực chất dây là hai phạm trù mang tính tương
hỗ nhưng không đồng nhất. Nếu giới tính (sex) chỉ nhấn mạnh đến đặc tính
nam/nữ về mặt sinh học, thì phái tính (gender) nhấn mạnh đến sự phân biệt
nam/nữ trên cả phương diện xã hội. Sự khác biệt này được Robert Stoller chỉ
rõ: “Trong khi giống gắn liền với đặc điểm sinh lí, giới là yếu tố do văn hoá
quy định, gồm toàn bộ những phản hồi được điều kiện hóa đối với cái nhìn
của xã hội về tính cách của nam và nữ”[22].
Như vậy, khái niệm giới mà chúng tôi sử dụng không đơn thuần chỉ
phương diện giới tính và giải thích người đàn ông và phụ nữ ở khía cạnh sinh
lí mà còn quan tâm đến cả phương diện văn hóa - xã hội của họ như trong mối
quan hệ gia đình, quan hệ nam nữ.
- Giới tính là khái niệm thường được sử dụng nhằm phân biệt nam giới
và nữ giới về mặt sinh học thông qua những yếu tố như hooc môn, nhiễm sắc
thể, buồng trứng, âm vật, dương vật… Khác với phái tính, giới tính là những
đặc điểm sinh học bẩm sinh, mang tính phổ quát và không thay đổi ở cả hai
giới [2] (trừ trường hợp có sự can thiệp của y học). Ví dụ nam giới có thể làm
thụ thai, phụ nữ có thể sinh con và cho con bú.
- Khác với giới tính, phái tính (gender) là khái niệm dùng để phân biệt
người nam và nữ dựa trên các đặc điểm về văn hóa - xã hội. Theo đó, mỗi xã
hội sẽ tùy thuộc vào những tập tục văn hóa và những quy tắc ứng xử riêng của
13



nền văn hóa ấy mà hình thành nên những quan điểm mang tính đặc thù về
nam tính và nữ tính. Như thế, phái tính là sản phậm được kiến tạo trên nền
tảng của văn hóa - xã hội. Nó không dĩ thành bất biến mà có thể biến đổi theo
sự vận động của nền văn hóa - xã hội[2]. Nói khác đi, mỗi không gian văn
hóa - xã hội, ở vào những thời điểm lịch sử cụ thể quy định những quan niệm
khác nhau về phạm trù phái tính. Ví dụ: phụ nữ làm nội trợ, thêu thùa, chăm
sóc con cái, nam giới xây dựng nhà cửa, làm kinh tế, chính trị,… Những hành
vi này không phải là hành vi hay kỹ năng bẩm sinh mà do họ được xã hội, gia
đình, cộng đồng dạy dỗ để làm việc đó vì xã hội cho rằng như vậy là phù hợp
với thiên chức phụ nữ hoặc nam giới.
1.3. Ý nghĩa của việc ứng dụng lý thuyết về giới vào nghiên cứu và giảng
dạy văn học
Giới tuy không phải là xu hướng nghiên cứu mới mẻ trong lịch sử
nhân loại học mà đã được nói đến từ thời cổ đại cả ở phương Đông và phương
Tây. Paul Rakita Goldin, tác giả cuốn Văn hóa giới ở Trung Hoa thời cổ đại
khẳng định: “Các học giả Trung Hoa cổ đại đã bàn luận tới giới tính công
khai và nghiêm túc như một trong những đề tài quan trọng nhất của sự nghiên
cứu con người”[21]. Quả thực cho đến nay, khoa học về giới đã được ứng
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: Người ta nghiên cứu giới theo quan điểm
sinh lý, chỉ ra sự khác biệt về cấu tạo cơ thể, về sức khỏe, về tình dục giữa
nam và nữ để ứng dụng vào y học, sinh học,…Người ta cũng có thể nghiên
cứu giới theo quan điểm xã hội để ứng dụng trong phân công lao động xã hội
giữa nam và nữ, giải quyết vấn đề ngành nghề cho nam và nữ, so sánh và cân
đối thu nhập giữa nam và nữ,…Giới cũng có thể được nghiên cứu trong tâm
lý học để chỉ ra được đặc trưng dị biệt trong tâm lí giữa phái nam và phái
nữ…Giới cũng có thể được nghiên cứu theo quan điểm văn hóa để chỉ ra cái
nhìn về giới cả nam và nữ đối với nhau, chỉ ra địa vị gia đình và xã hội của
nam và nữ giới v.v…[17].
Trong nghiên cứu văn học, người ta có thể vận dụng phương pháp

nghiên cứu giới tính nhân vật văn học để tìm hiểu các hình tượng nam/nữ.
Chẳng hạn, nghiên cứu nhân vật phụ nữ như nàng Kiều trong Truyện Kiều từ
quan điểm giới, người ta có thể thấy quan niệm trinh tiết nghiệt ngã của Nho
14


giáo đã trói buộc nàng Kiều, khiến nàng mang mặc cảm tội lỗi vì mình không
còn trong trắng và từ chối sống tình với Kim Trọng sau mười năm ly biệt, chờ
đợi. Qua đó, hiểu được một cách toàn diện những nguyên nhân dẫn đến bất
hạnh của Kiều, từ nguyên nhân xã hội đến nguyên nhân thuộc về quan niệm
giới. Hay nghiên cứu Truyền kì mạn lục từ quan điểm giới giúp ta hiểu được
những chi phối từ quan điểm phong kiến đến người phụ nữ thông qua hai hình
tượng là Người phụ nữ chính diện lí tưởng và người phụ nữ phản diện. Nói
cách khác, vấn đề giới giúp cho việc nhận thức nhân vật toàn diện hơn. Nếu
như trước đây, các nhân vật nam/nữ thường chỉ được nhìn theo quan niệm
giai cấp hay theo quan điểm đạo đức, thì với điểm nhìn giới, chúng ta hiểu
thêm được nhân vật từ một phương diện khác.
1.4. Quan điểm về nữ giới trong văn học Việt Nam
Mặc dù nghiên cứu từ góc độ giới, và cụ thể ở đây là giới nữ, thế nhưng
sắc thái nữ có phần khác nhau giữa hai thế hệ trước và sau năm 1975. Chính
điều ấy đã làm nên đặc trưng cho màu sắc của từng giai đoạn và cho thấy sự
tiến trình phát triển mạnh mẽ, văn minh của tinh thần nữ quyền.
1.4.1. Quan điểm về nữ giới trong văn học Việt Nam trước năm 1975
Có thể nói đặc điểm chung của các tác giả trước năm 1975 đều là trải
qua nỗi đau chiến tranh. Họ vừa là nạn nhân, đồng thời cũng là những người
chứng kiến nỗi đau của dân tộc. Từng sự kiện trong cuộc đời họ dường như
gắn liền với những biến cố, sự kiện của đất nước. Bởi thế, những ảnh hưởng
bởi quan niệm, điều kiện lịch sử, thời đại tới tâm thế sáng tác của từng tác giả
là vô cùng sâu sắc.
Trước hết, họ chịu sự ràng buộc, chi phối bởi văn hóa nam quyền

(trọng nam khinh nữ) và văn hóa Nho giáo (tam tòng, tứ đức) vốn đã tồn tại
hàng nghìn năm nay. Rào cản ấy đã khiến các nhân vật nữ trong các tác phẩm
văn học bị trói buộc bởi biết bao định kiến; cho dù cố thoát ra thì thế giới
khiến các nhân vật nữ có thể được an yên lại là một thế giới khác được đánh
đổi bằng mạng sống. Các nhân vật nữ của các tác giả hầu như sống nhưng lại
bơi trong sự mâu thuẫn của hai ranh giới: bản thể cái tôi cá nhân với khát

15


vọng tự do trong sự ràng buộc về trách nhiệm, thân phận với gia đình, cộng
đồng[6].
Dù vậy, điều đáng khen là các tác giả đều có ý thức thoát khỏi sự kìm
hãm của hoàn cảnh để được sống với những điều mình mong muốn. Đó chính
là hành động xác lập một hệ diễn ngôn về nữ quyền trong sự đối trọng với
nam quyền. Đó chính là điểm tựa, là cơ sở và là bệ phóng để các tác giả nữ
sau 1975 có thể kế tụng và phát triển mạnh mẽ ý thức về giới mình.
1.4.2. Quan điểm về nữ giới trong văn học Việt Nam sau năm 1975
Ở Việt Nam, các nhà văn, nhà thơ nữ, đặc biệt là thế hệ sau 1975, cũng
là những người đưa ý thức giới từ đời sống vào văn học, và ngược lại, bằng
văn học, nâng cao những nhận thức về giới. Các nhận thức về việc phụ nữ
phải được xem là một nửa dân số, phụ nữ được quyền tham gia và quyết định
ở mọi phương diện đời sống, phụ nữ phải được bảo vệ và bồi dưỡng, đào tạo,
phụ nữ phải được tự do trong khẳng định bản ngã, tự do trong tình dục,... đã
được nhiều nhà văn nữ công khai lên tiếng, giúp cho cả hai giới nam và nữ
nhận biết sự khác biệt giới tính cũng như những đòi hỏi bức thiết về bình
đẳng giới. Và cũng nhờ có họ, xã hội Việt Nam đã có những cách nhìn khác
hơn về phụ nữ so với trước. Phụ nữ trong trang viết của các nhà văn, nhà thơ
nữ, phụ nữ của đất nước Việt Nam thời hậu chiến, thời đổi mới, đã ý thức hơn
về bản thân, về giới tính của chính mình. Và từ những thức tỉnh giới tính ấy,

trong nhiều tác phẩm, tiếng nói nữ giới (tiếng nói của nhà văn nữ, của nhân
vật nữ, của tự thân những câu chuyện về phụ nữ...) đã trở thành những diễn
ngôn mang đậm tinh thần nữ quyền.
Cũng ở giai đoạn này, chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại xuất
hiện nhiều đến thế những tác phẩm văn học mang đậm ý thức giới tính. Nhiều
tác phẩm đã công khai “danh tính” của giới nữ ngay từ nhan đề: Hành trang
của người đàn bà Âu Lạc (Võ Thị Hảo), Người đàn bà ám khói (Nguyễn Thị
Thu Huệ), Người đàn bà bí ẩn (Phạm Thị Ngọc Liên), Người đàn bà bơi trên
sóng (Bích Ngân), Người đàn bà kể chuyện, Tiểu thuyết đàn bà, Ba người đàn
bà (Lý Lan), Đàn bà xấu thì không có quà, I am đàn bà, Người đàn bà có ma
lực (Y Ban), … Nhiều tiêu đề tác phẩm chứa đựng những kí hiệu “ám chỉ” về

16


chuyện của giới nữ: Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Nàng tiên xanh xao, Hồn trinh nữ,
Góa phụ đen (Võ Thị Hảo), Thiếu phụ chưa chồng (Nguyễn Thị Thu Huệ),
Chuyện của con gái người hát rong (Võ Thị Xuân Hà), Gái một con (Trần
Thanh Hà,... Sự đa dạng về phong cách, thể loại, những người đàn bà viết thế
hệ sau 1975 đã đi từ những diễn ngôn cá nhân đến những diễn ngôn của giới,
biến những ý thức về giới trong xã hội thành những “tuyên bố” của giới nữ
thông qua những câu chuyện trải nghiệm giới tính trong văn chương[6].
Những năm đầu sau 1986, bối cảnh xã hội những năm tháng vừa mới ra
khỏi chiến tranh, vừa làm quen với thời đổi mới khiến ý thức nữ quyền trong
nhiều tác phẩm dù đã lên tiếng, song vẫn chưa được đẩy lên đến mức bạo liệt.
Phải đến đầu thế kỉ XXI, vượt lên định kiến, văn chương thế hệ các nhà văn
nữ sau 1975 không chỉ là diễn ngôn của giới mà trở thành những diễn ngôn
mang ý thức nữ quyền - hiện sinh. Trong dàn gương mặt tác giả nữ xuất sắc
dành nhiều tâm tư cho nữ quyền phải kể đến Vi Thùy Linh.
1.5. Khái quát về tác giả Vi Thùy Linh

1.5.1. Tác giả Vi Thùy Linh
Vi Thùy Linh sinh ngày 4/4/1980 tại Hà Nội, là một nhà thơ nữ trẻ của
Việt Nam. Là thế hệ nhà thơ trẻ nhưng có thể nói Vi Thùy Linh đã nhanh
chóng trở thành một "hiện tượng" trong nền thi ca Việt Nam đương đại. Chị là
nhà thơ Việt Nam đầu tiên được mời thực hiện một đêm thơ riêng tại Paris
mang tên "Tình tự Hà Nội", cũng là nhà thơ đầu tiên thực hiện tour diễn Pháp
- châu Âu.
Vi Thùy Linh thuô ̣c lớp những nhà thơ trẻ nhưng sớm nổ i tiế ng và trở
thành mô ̣t “hiê ̣n tươ ̣ng” trong nề n thi ca Viê ̣t Nam đương đa ̣i với nhiề u tâ ̣p
thơ: Khát (NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1999); Linh (NXB Thanh niên, Hà Nội,
2000); Đồng Tử (Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 2005); ViLi in love (2008);
Phim đôi - Tình tự chậm (2011)…
Mỗi tác phẩ m của Vi Thùy Linh ra đời bao giờ cũng nhâ ̣n đươ ̣c sự quan
tâm đă ̣c biêṭ của công chúng bởi sự săn đón của báo chí và những cuô ̣c tranh
luâ ̣n (đôi khi trái chiề u) của giới phê biǹ h[3]. Nhà phê bình văn ho ̣c Chu Văn
Sơn mê ̣nh danh Vi Thùy Linh là “thi si ̃ ái quyề n”; còn nhà văn Nguyễn Huy
17


Thiêp̣ go ̣i những sáng tác của nhà thơ trẻ này là “hiê ̣n tươ ̣ng Vi Thùy Linh”
trong khi tác giả Văn Giá go ̣i thơ Vi Thùy Linh là “những trâ ̣n ba ̣o đô ̣ng chữ.
Không phải ngẫu nhiên mà những cây bút đươ ̣c giới phê bình nể tro ̣ng
đề u dành những lời có cánh cho Vi Thùy Linh và các sáng tác của chị. Chắ c
chắ n sức hút của tác phẩ m không chỉ dừng la ̣i do những tranh luâ ̣n ồ n ào của
báo giới, hay mố i quan tâm của giới ho ̣c thuâ ̣t, mà cái chính ấy là những chân
giá tri ̣ của tác phẩ m[3]. Tấ t nhiên để cảm nhâ ̣n đươ ̣c và bình được thi phẩ m
của ViLi nữ sĩ cũng không phải dễ và không phải ai cũng có thể “giải ma”̃
đươ ̣c. Vi Thùy Linh trong những lầ n trả lời phỏng vấ n các báo cũng từng bày
tỏ đa ̣i ý: ba ̣n đo ̣c của cô là cho ̣n lo ̣c[12]. Điề u đó cũng có nghiã sáng tác của
cô không dành cho số đông mà dành cho những người có vố n kiế n thức nhấ t

đinh.
̣ Điề u này cũng lý giải vì sao, mỗi khi tác phẩ m ra đời dù có nhiề u luồ ng
dư luâ ̣n khác nhau Linh vẫn hế t sức điề m tiñ h, kiên trì con đường sáng ta ̣o
của mình.
Vững vàng trong nền tảng học vấn cô ̣ng với sự quảng giao đã cho phép
nữ sĩ ho ̣ Vi nhìn sâu vào những vấ n đề của đời số ng, mang đế n cho thơ chị
mô ̣t gio ̣ng điê ̣u vừa riêng, vừa la ̣. Tiǹ h yêu với nữ sĩ ho ̣ Vi đôi khi là mô ̣t khát
khao cháy bỏng, mô ̣t sự tâ ̣n hiế n, cô tình nguyê ̣n làm “nô lê ̣” cho tiǹ h lang
của mình mà không cầ u giải phóng: “Hình như tôi đã lớn lên cùng tình yêu
dành cho Anh, từ khi bắt đầu là bào thai con gái trong bụng mẹ/ Tôi hôn Anh
rưng rưng và biết mình đang trở thành nô lệ của tình yêu, một nô lệ không cần
được giải phóng”. Ngay cả những đổ vỡ trong thơ Linh cũng sắ c la ̣nh, nhói
buố t không kém: “Em không nhớ đã gặp anh bao lần, bất kể khi nắng còn hay
đã tắt/Để rồi đêm nay/Em cay đắng khi anh đẩy em bằng ánh mắt!” và “Em
lầm lũi lại đến trước nhà anh nhặt xác nỗi buồn, đốt lên thành lửa/Rồi đi/Sau
lưng em ngày nắng tắt”. Cách nữ sĩ mô tả ánh mắ t của kẻ tình nhân bô ̣i phản
“đẩ y” người con gái kia bằ ng ánh mắ t và hay nỗi buồ n “đố t” lòng cô gái ấ y
rấ t đă ̣c trưng trong gio ̣ng thơ Vi Thùy Linh.
Trước Vi Thùy Linh rấ t nhiề u nữ sĩ đã viế t về tình yêu như Xuân
Quỳnh, nhưng phải đế n Vi Thùy Linh, ý thức về nữ quyề n, ái quyề n trong
tiǹ h yêu mới đươ ̣c cảm nhâ ̣n mô ̣t cách đầ y đầ y đủ. Đặc biệt, khi nói về Vi
Thùy Linh, thơ cô không chỉ giới ha ̣n ở những vấ n đề thuô ̣c về đời tư mà hơn
18


thế Vi Thùy Linh đã đứng từ góc nhìn bản thể cắ t nghiã đời số ng, đinh
̣ giá
những hiêṇ tươ ̣ng. Tấ t nhiên cách cắ t nghiã ấ y, hiê ̣n tươ ̣ng ấ y cũng mang dấ u
ấ n Vi Thùy Linh rấ t rõ.
Có lẽ hơn ai hế t khi sáng tác, tác giả luôn ý thức đươ ̣c viêc̣ tìm hình

thức thể loa ̣i phù hơ ̣p để truyề n tải ý tưởng đế n đô ̣c giả. Thực tế Linh đã
không lựa cho ̣n những hình thức thể loa ̣i truyề n thố ng mà dùng hình thức thơ
tự do để truyề n tải những ý tưởng của mình. Thể thơ tự do với kiể u ngắ t dòng
ngắ n dài không đề u nhau chính là phương tiê ̣n đắ c du ̣ng hàm tải ý tưởng có
phầ n mới la ̣ và mang hơi hướng triế t ho ̣c của thơ Vi Thùy Linh.
Trở la ̣i với viê ̣c thơ Linh đươ ̣c mê ̣nh danh là “hiê ̣n tươ ̣ng Vi Thùy Linh”
ngoài những giá tri ̣ tự thân trong còn phải kể đế n những nỗ lực hế t sức
nghiêm túc của tác giả trong viê ̣c tìm tòi những hiǹ h thức thể nghiê ̣m nghê ̣
thuâ ̣t mới đưa thơ đế n với người đo ̣c. Trước Vi Thùy Linh đã có những nhà
thơ làm viê ̣c ấ y nhưng không mấ y thành công. Vi Thùy Linh trái la ̣i khiế n
mo ̣i người phải ngỡ ngàng khi tổ chức trình diễn thơ: “Bay cùng Vili” ta ̣i Nhà
Hát lớn, nơi vẫn thường mê ̣nh đươ ̣c mê ̣nh danh là “thánh đường văn hóa”
nước Viê ̣t. Sự hiêṇ diêṇ của các tên tuổ i như: GS Vũ Khiêu, nhà sử học
Dương Trung Quốc, NSND Hoàng Cúc, NSND Ngô Hoàng Quân, NSUT
Pha ̣m Cường, nha ̣c sỹ Phú Quang, Ngo ̣c Đa ̣i,… Chừng ấy đã đủ nói lên
“thương hiêu”
̣ của người thơ Vi Li.
Như đã nói Vi Thùy Linh là mô ̣t nhà thơ trẻ, những gì Linh đã làm còn
cầ n phải có mô ̣t khoảng lùi cầ n thiế t để ba ̣n đo ̣c đinh
̣ giá. Ta ̣m bỏ qua những
những khen, chê trong viê ̣c Linh đã làm, chỉ riêng viê ̣c Vi Thùy Linh cho ̣n
theo đuổ i nghề văn và chấ p nhâ ̣n cái giá của những thi ̣phi trong nghề viế t, chí
ít cầ n dành mô ̣t sự tôn trong đă ̣c biêṭ đố i với nữ sĩ vâ ̣y.
1.5.2. Một số tác phẩm tiêu biểu
Có thể thấy, Vi Thùy Linh chủ yếu viết về đề tài tình yêu. Cảm xúc
trong thơ chị chủ yếu là cảm xúc của người phụ nữ, của nhân vật “Em” xung
quanh vấn đề khao khát được yêu, khát khao được bộc lộ những cảm xúc
chân thành và trần tục của con người khi yêu. Có thể nói đây là thế mạnh, là
sở trường của Vi Thùy Linh; là “cơ sở và tiền đề” giúp Vi Thùy Linh tại được
19



×