Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh từ phương diện cốt truyện và nhân vật (qua trường hợp lặng yên dưới vực sâu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.05 KB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======
PHẠM THỊ HÒA

NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ
TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG
ĐIỆN ẢNH TỪ PHƢƠNG DIỆN
CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT
(QUA TRƢỜNG HỢP
LẶNG YÊN DƯỚI VỰC SÂU)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======
PHẠM THỊ HÒA

NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ
TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG
ĐIỆN ẢNH TỪ PHƢƠNG DIỆN
CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT
(QUA TRƢỜNG HỢP
LẶNG YÊN DƯỚI VỰC SÂU)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Lí luận văn học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ KIỀU ANH

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện
ảnh từ phương diện cốt truyện và nhân vật” (qua trường hợp Lặng yên dưới vực
sâu) là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những phân tích và kết quả nghiên cứu
đề tài đều dựa trên thực tế tìm hiểu, nghiên cứu và chưa từng được ai công bố.
Nếu thông tin tôi cung cấp không chính xác, tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm trước cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2019
Tác giả

Phạm Thị Hòa


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn đến TS. Nguyễn Thị Kiều Anh – người đã
tận tình hướng dẫn, góp ý, cùng tôi trao đổi về phương pháp luận, nội dung nghiên
cứu cũng như khích lệ tôi rất nhiều để tôi có thành quả ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng viên trong khoa Ngữ Văn, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo cho tôi điều kiện học tập nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh cổ
vũ tinh thần và giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc tôi hoàn thành khóa luận.

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Phạm Thị Hòa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................4
5.Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................4
6.Đóng góp của khóa luận ...........................................................................................5
7.Cấu trúc khóa luận ...................................................................................................5
NỘI DUNG ................................................................................................................6
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HỌC, ĐIỆN ẢNH VÀ VẤN ĐỀ
CHUYỂN THỂ ..........................................................................................................6
1.1. Khái quát chung về văn học và điện ảnh ............................................................. 6
1.1.1. Loại hình nghệ thuật văn học ............................................................................6
1.1.2. Loại hình nghệ thuật điện ảnh ...........................................................................8
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh ........................................................... 10
1.2. Các hình thức chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh ............................... 14
CHƢƠNG 2: NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG
ĐIỆN ẢNH NHÌN TỪ CỐT TRUYỆN .................................................................16
2.1. Vấn đề về cốt truyện ..........................................................................................16
2.1.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của cốt truyện trong tác phẩm văn học ........16
2.1.1.1. Khái niệm .....................................................................................................16
2.1.1.2. Đặc trưng, vai trò của cốt truyện trong tác phẩm văn học ........................... 16
2.1.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của cốt truyện trong tác phẩm điện ảnh .......17

2.1.2.1. Khái niệm .....................................................................................................17
2.1.2.2. Đặc trưng và vai trò của cốt truyện trong tác phẩm điện ảnh ......................18
2.2. Những tiếp thu, bổ sung và sáng tạo về cốt truyện Lặng yên dưới vực sâu của
Đỗ Bích Thúy ............................................................................................................19
2.2.1. Những tiếp thu từ tác phẩm văn học ............................................................... 19
2.2.2. Những bổ sung và sáng tạo từ cốt truyện ........................................................20
2.3. Xử lí tình huống .................................................................................................23


2.4. Nghệ thuật chuyển thể qua tổ chức không gian, thời gian ................................ 26
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG
ĐIỆN ẢNH NHÌN TỪ NHÂN VẬT ......................................................................32
3.1. Vấn đề về nhân vật ............................................................................................. 32
3.1.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học ...........32
3.1.1.1. Khái niệm .....................................................................................................32
3.1.1.2. Đặc trưng, vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học ............................. 32
3.1.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm điện ảnh..........33
3.1.2.1. Khái niệm .....................................................................................................33
3.1.2.2. Đặc trưng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm điện ảnh.........................34
3.2. Những tiếp thu, cải biến, sáng tạo về nhân vật ..................................................34
3.2.1. Về hệ thống nhân vật.......................................................................................34
3.2.2. Về hành động, tích cách nhân vật ...................................................................38
3.2.3. Về ngôn ngữ nhân vật .....................................................................................44
KẾT LUẬN ..............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
1.1.Gia đình nghệ thuật bao gồm 7 thành viên: văn học, hội họa, múa, điêu khắc,

kiến trúc, âm nhạc, điện ảnh. Trong đó văn học và điện ảnh được đánh giá là hai
loại hình nghệ thuật có khả năng tổng hợp cao nhất các loại hình còn lại, giữa chúng
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Văn học đóng vai trò hết sức quan trọng trong
việc hình thành nên những tác phẩm điện ảnh, văn học là nguồn cảm hứng vô tận để
đạo diễn, biên tập tạo ra những tác phẩm điện ảnh của mình. Do đó mà chúng ta có
thể thấy rất nhiều tác phẩm kinh điển của từng giai đoạn văn học đã được chuyển
thể thành phim. C
húng ta có thể dễ dàng bắt gặp những tác phẩm mang tên những thời đại của
văn học phương Tây được chuyển thể thành phim như các truyện cổ của Andersen,
tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình (L.N. Tônxtôi), vở kịch Romeo và Juliet
(W.Shakespeare), thần thoại Hy Lạp… văn học phương Đông cũng có những cái
tên nổi tiếng như: Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thủy Hử (Thi Nại Am),
Sử thi Iliad và sử thi Odysey (Homer)… còn riêng với văn học Việt Nam từ lâu đã
có tác phẩm đặt dấu mốc sơ khai là Kim Vân Kiều (1923), tiếp đến sau đó là hàng
loạt các tác phẩm như Chùa đàn, Chung một dòng sông, Vợ chồng A Phủ (1961),
Chị Dậu (1981)… Không chỉ điện ảnh mới được hưởng thành quả mà văn học cũng
đã học hỏi rất nhiều từ điện ảnh tiêu biểu là kỹ thuật lắp ghét (montage) và lối viết
hình ảnh… mà sau này văn học rất phát triển kiểu viết không có cốt truyện như
trong tiểu thuyết điện ảnh. Đây là mối quan hệ hai chiều của hai loại hình nghệ
thuật.
1.2.Bên cạnh những đề tài văn học khai thác mọi khía cạnh của đời sống hôm
nay thì đề tài về miền núi vẫn là dòng chảy thầm lặng những cũng khá mạnh mẽ
trong bối cảnh văn học cả xưa và nay, một số tác phẩm mang sức sáng tạo mãnh liệt
thời xưa như Truyện Tây Bắc (Tô Hoài), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Tây
Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu)… còn ngày nay người ta sẽ ấn tượng mãi
với cái tên Đỗ Bích Thúy. Nhà văn Đỗ Bích Thúy sinh năm 1975 tại Hà Giang.
Hiện nay chị đang là nhà văn có sức sáng tạo mãnh mẽ trên văn đàn nên được rất
nhiều người quan tâm. Được mệnh danh là nhà văn “đặc sản” của núi rừng không
phải là không có căn cứ vì hầu hết các tác phẩm của chị đều lấy đề tài từ miền núi
như: Chuỗi hạt cườm màu xám, Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, Sau những mùa trăng

hay Ngải đắng ở trên núi, Chúa đất… Đỗ Bích Thúy đã từng được giải Nhất cuộc
1


thi sáng tác Truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội và nhiều giải thưởng uy
tín khác. Truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của tác giả đã được đạo diễn
Ngô Quang Hải dựng thành bộ phim Chuyện của Pao (giải Cánh diều vàng năm
2006). Tính đến nay, nhà văn Đỗ Bích Thúy đã sở hữu “gia tài” 13 tập sách phong
phú về thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, truyện thiếu nhi. Nhà thơ Trần
Đăng Khoa nhận xét rằng chị “là một trong những cây bút nữ quan trọng nhất hiện
nay ở mảng văn học về đề tài miền núi”. Trong số các tác phẩm của chị Lặng yên
dưới vực sâu, là cuốn tiểu thuyết thứ 5 của nhà văn Đỗ Bích Thúy. Theo nhà văn
Phạm Ngọc Tiến, đó là “một câu chuyện hấp dẫn, lạ lẫm, đầy hình ảnh về người
Mông lạ kỳ, kiêu hãnh. Viết được như Đỗ Bích Thúy về dân tộc Mông giờ hiếm
người theo kịp”. Một cuốn tiểu thuyết hay, đặc sắc về đề tài miền núi đã khẳng định
được tên tuổi của tác giả trên văn đàn văn học. Thời gian qua bộ phim Lặng yên
dưới vực sâu của đạo diễn Đào Duy Phúc đang làm mưa làm gió trên nhiều kênh
truyền hình, bộ phim được lấy nguyên từ tiểu thuyết Lặng yên dưới vực sâu của Đỗ
Bích Thúy.
1.3.Mặt khác, việc đặt văn học và điện ảnh vào trong một tác phẩm cụ thể để ta
có thể tìm hiểu sâu hơn những ý nghĩa sau lớp câu từ của cả hai loại hình điện ảnh
lẫn văn học, bổ sung ý nghĩa của vẻ đẹp bí ẩn ở đằng sau ấy và có thể tìm hiểu sâu
hơn về mối quan hệ của hai loại hình này. Song đó cũng là việc tìm hiểu ra bí quyết
của sự thành công khi chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh, đặc
biệt qua việc phân tích cốt truyện và nhân vật.
Từ những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài “Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm
văn học sang điện ảnh từ phương diện cốt truyện và nhân vật” (qua trường hợp
Lặng yên dưới vực sâu) cho khóa luận của mình.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh

Sự phát triển của thời đại công nghệ số khiến con người có thể thưởng thức
văn học nghệ thuật theo nhiều cách mới và điện ảnh cũng là một trường hợp không
ngoại lệ. Nói về điện ảnh thì có lẽ đây là loại hình ưu việt khá giống với văn học vì
có kết hợp cả hội họa, kiến trúc, âm nhạc… Đoàn làm phim hoàn toàn có thể làm
thành công tác phẩm điện ảnh của mình khi biết vận dụng sức sáng tạo của kỹ thuật
phim ảnh như: diễn viên, nhạc sĩ, họa sĩ… để biến những con chữ trong trang văn
trở thành một thực thể sống có hồn. Do đó mà mối quan hệ đa chiều giữa văn học
2


và điện ảnh là không thể phủ nhận được. Chúng ta thường nhìn thấy việc ảnh hưởng
lớn từ các tác phẩm văn học để cho điện ảnh có cảm hứng, nhưng ngược lại việc
điện ảnh có tác động ngược lại đối với văn học cũng không thể không nói đến.
Trong cuốn Văn học với điện ảnh (Mai Hồng dịch, NXB Văn học, 1961) khi nói
đến mối quan hệ này thì chưa thực sự chỉ ra được mối quan hệ giữa văn học và điện
ảnh mà mới chỉ dừng lại ở việc gợi mở cho các nhà làm phim khi chuyển thể tác
phẩm văn học.
Sau đó, trong cuốn Dẫn luận và nghiên cứu “Điện ảnh và văn học”
(Timothy Corrigan) đã giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng quan nhất
về hai loại hình nghệ thuật này từ những điểm giống nhau lẫn khác nhau như: các
giai đoạn lịch sử, các phong tục văn hóa và phong cách phê bình. Mặc dù vậy thì
trong việc chuyển thể giữa hai loại hình này thì cốt truyện và nhân vật vẫn chưa
được người viết chú trọng nhiều.
Bên cạnh những cuốn sách cung cấp thông tin thì báo chí cũng là một nơi
cung cấp cho chúng ta không ít thông tin về mối quan hệ giữa hai lĩnh vực này.
Theo trang của Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn khi nói về: Mối quan hệ giữa
văn học và điện ảnh [16] và theo nguồn của Văn học, Tác phẩm văn học kinh điển
[19] đã chỉ ra được phần nào những tác động qua lại của mối quan hệ này và cũng
cho thấy điện ảnh đã giúp ích rất nhiều trong việc truyền tải cũng như mở rộng sự
ảnh hưởng của tác phẩm văn học.

Cho dù là công trình nghiên cứu hay bài báo đứng ở góc độ nào đi chăng
nữa thì cũng cho chúng ta những cái nhìn khái quát hơn khi tìm hiểu về việc chuyển
thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh. Đặc biệt từ cuốn Tự sự học: Một số
vấn đề lý luận và lịch sử, phần 1, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội thì đã giúp chúng
tôi có “bộ công cụ cơ bản nhất, sắc bén nhất giúp cho người ta có thể đi sâu vào các
lĩnh vực nghiên cứu điện ảnh, giao tiếp, phương tiện truyền thông, nghiên cứu văn
hóa” [12-tr.11]. Từ đó chúng ta có thể so sánh được hai loại hình nghệ thuật cũng
như lí giải được quá trình chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh
nó như thế nào.
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh từ phương diện cốt
truyện và nhân vật (qua trường hợp Lặng yên dưới vực sâu).
3


3.2.Phạm vi nghiên cứu
-

Tác phẩm Lặng yên dưới vực sâu của Đỗ Bích Thúy.

-

Bộ phim chuyển thể Lặng yên dưới vực sâu (biên kịch: Đỗ Bích Thúy;

đạo diễn: Đào Duy Phúc).
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.Mục đích
Từ việc tìm hiểu và phân tích “nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang
điện ảnh từ phương diện cốt truyện và nhân vật” (qua trường hợp Lặng yên dưới

vực sâu), chúng tôi xem xét mối quan hệ đa chiều của hai loại hình văn học này.
Qua đó, chỉ ra được những điểm giống và khác nhau giữa điện ảnh và văn học.
Đồng thời thấy được ưu điểm cũng như hạn chế khi chuyển thể tác phẩm văn học
sang tác phẩm điện ảnh qua tác phẩm của Đỗ Bích Thúy.
4.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu phim truyện điện ảnh được chuyển thể, mối quan
hệ giữa văn học và điện ảnh ngày càng gắn bó sâu sắc. Cho nên, việc nghiên cứu
tác phẩm văn học và điện ảnh nhằm đúc kết những lí luận và thực tiễn, đưa ra một
số nhiệm vụ sau:
- Đánh giá được những ảnh hưởng, tác động to lớn của lí luận văn học
và tác phẩm văn học trong việc xây dựng kịch bản văn học điện ảnh và phim
truyện chuyển thể qua tác phẩm Lặng yên dưới vực sâu.
- Phân tích sự tương đồng gần gũi và sự khác biệt giữa tác phẩm văn
học và tác phẩm điện ảnh để từ đó thấy được quá trình sáng tạo nghệ thuật
trong văn chương và điện ảnh đều vô cùng khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ
phải có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao.
- Thấy được tình yêu đối với nghệ thuật, có thêm sự hiểu biết sâu sắc
của các tác giả sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật.
5.Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: việc sử dụng phương pháp giúp
người viết có cái nhìn khách quan, thấu đáo khi phân tích tác phẩm gốc với tác
phẩm chuyển thể.

4


-

Phương pháp liên ngành: vận dụng nghiên cứu trong các lĩnh vực văn


học, văn hóa, lịch sử, điện ảnh…
-

Phương pháp phân tích tổng hợp: phương pháp này giúp cho người

viết có cái nhìn sâu sắc hơn khi đi tìm hiểu sâu về vấn đề nào đó trong tác
phẩm gốc và tác phẩm chuyển thể.
-

Thao tác thống kê, phân loại được sử dụng linh hoạt trong từng luận

điểm của bài viết.
6.Đóng góp của khóa luận
Đây là lần đầu tiên, vấn đề “nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang
điện ảnh từ phương diện cốt truyện và nhân vật” (qua trường hợp Lặng yên dưới
vực sâu) được đặt thành đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ của
hai loại hình nghệ thuật này giúp chúng ta có thể thấy được sự thành công của việc
chuyển thể sang điện ảnh cũng như sự tác động ngược lại đối với văn học. Từ tác
phẩm văn học chuyển sang tác phẩm điện ảnh không phải yếu tố nào cũng được sử
dụng hết, trong khóa luận chúng tôi nghiên cứu, tôi so sánh hai yếu tố cốt truyện và
nhân vật để thấy mối quan hệ đó. Vẫn là nhân vật ấy, vẫn là cốt truyện ấy nhưng khi
chuyển sang môn “nghệ thuật thứ 7” có có sự khác biệt như thế nào. Việc tạo nên
những điểm khác biệt ấy cho chúng ta phải kể đến những cố gắng không ngừng
nghỉ của ekip làm phim. Khi vào làm phim thì cả cốt truyện và nhân vật nào được
thêm nếm cũng như cắt xén để tạo nên điểm khác biệt là rất quan trọng. Qua đề tài
này, chúng tôi phần nào chỉ ra thêm được mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh qua
cốt truyện và nhân vật trong Lặng yên dưới vực sâu, phần nào giúp các nhà văn hiện
đại có cái nhìn mới mẻ về cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, kết cấu... để đem đến
nhiều tác phẩm văn học có giá trị cho người đọc.
7.Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung khóa luận
gồm 3 phần:
Chương 1: Khái quát chung về văn học, điện ảnh và vấn đề chuyển thể
Chương 2: Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ
cốt truyện.
Chương 3: Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ
nhân vật.
5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HỌC, ĐIỆN ẢNH VÀ
VẤN ĐỀ CHUYỂN THỂ
1.1. Khái quát chung về văn học và điện ảnh
1.1.1. Loại hình nghệ thuật văn học
Lịch sử văn học
Nhắc tới văn học thì đây là cụm từ quen thuộc trong giới nghiên cứu văn học.
Theo từ điển Wikipedia thì “Văn học theo cách nói chung nhất, là bất kỳ tác phẩm
nào bằng văn bản. Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, thì văn học là dạng văn bản được coi là
một hình thức nghệ thuật, hoặc bất kỳ một bài viết nào được coi là có giá trị nghệ
thuật hoặc trí tuệ, thường là do cách thức triển khai ngôn ngữ theo những cách khác
với cách sử dụng bình thường. Trong các định nghĩa hiện đại hơn, văn học bao hàm
cả các văn bản được nói ra hoặc được hát lên (văn học truyền miệng). Sự phát triển
trong công nghệ in ấn đã cho phép phân phối và phát triển các tác phẩm chữ viết, và
tạo ra loại văn học điện tử” [21].
Người ta biết đến văn học đầu tiên thông qua hệ thống chữ tượng hình của Ai
Cập cổ đại từ thời Sumer hay hệ thống hàng ngàn thẻ tre của Trung Quốc. Mặc dù
văn học và các văn bản ghi chép không đồng nhất nhưng lại có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau và từ đây chúng ta có ý thức hơn trong việc lưu lại những nét đẹp văn
hóa, lịch sử cũng như ý nghĩa của văn học.

Quan niệm tác phẩm văn học từ xưa có rất nhiều, theo mĩ học tiếp nhận, hiện
tượng luận và hệ cấu trúc thì tác phẩm văn học là sản phẩm tiếp nhận văn bản, tồn
tại trong ý thức người đọc [14-tr.21]. Hay “Tác phẩm văn học là công trình nghệ
thuật ngôn từ, kết quả của tiến trình lao động nghệ thuật (hoạt động sáng tác) của cá
nhân nhà văn hoặc kết quả của nỗ lực sáng tác tập thể” của từ điển Wiki [20].
Để ghi điểm và tạo được nhiều dấu ấn cho người đọc thì tác phẩm văn học có
những đặc trưng mang đậm chất văn học để người đọc có thể dễ dàng nhận biết:
Ngôn từ văn học: “là ngôn từ của văn bản văn học, trong tác phẩm văn học,
dùng để sáng tạo hình tượng nghệ thuật. Văn học là nghệ thuật ngôn từ” [14-tr.48].
Đây được coi là chất liệu cực kì đặc trưng của văn học, nếu không có nó thì văn
học sẽ không còn là mình, ngôn từ như “bộ xương khung” nêu nên những ý nghĩa

6


nổi bật nhất còn người đọc sẽ là người “đắp thịt” để hoàn thiện cơ thể người của tác
phẩm đó.
Thế giới nghệ thuật: “là một thế giới kép: thế giới được miêu tả và thế giới miêu
tả. Thế giới được miêu tả gồm nhân vật, sự kiện, sự vật... Thế giới miêu tả là thế
giới của người kể chuyện, người trữ tình” [14-tr.82].
Khi nhân vật được đặt trong thế giới nghệ thuật thì nhân vật có thể có những
hành động vừa giống thế giới đời thực vừa giống thế giới hư ảo tưởng tượng. Suy
cho cùng khi tạo ra thế giới nghệ thuật thì sẽ giúp nhân vật của mình dễ dàng bộc lộ
được tính cách, hành động hơn.
Đặc trưng nhận biết tếp theo của văn học là sự kiện và tình tiết. Đây là 2 đặc
trưng giúp cho nội dung của tác phẩm trở nên phong phú hơn, tạo được điểm thu
hút và hấp dẫn người đọc:
Sự kiện: là thuật ngữ chỉ một sự việc, một thay đổi, biến hoá có tác dụng bộc lộ
một tính cách, phẩm chất, ý nghĩa nào đó của nhân vật hay nhân sinh (ví dụ: gặp
người đẹp, phản bội, phạm tội, gặp tai hoạ, chiến tranh, bệnh dịch…).

Tình tiết là chuỗi một số chi tiết, sự kiện bộc lộ một ý nghĩa nào đó về nhân vật,
nhân sinh. Tình tiết chỉ là một đơn vị của truyện, lớn hơn sự kiện, cái mà người ta
vẫn gọi là “trường đoạn”.
Cốt truyện: “là chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và kịch,
nằm dưới lớp lời trần thuật, làm nên cái sườn của tác phẩm” [14-tr.92].
Hầu hết các câu chuyện đều có cốt truyện, cốt truyện giúp người đọc dễ hình
dung chiều hướng kết thúc của tác phẩm, cũng như thu hút được người đọc vào câu
chuyện của mình.
Khi muốn truyền tải một thông điệp nào đó đến bạn đọc, tác giả sẽ tìm cho
mình một điểm tựa vững chắc để phát ngôn, đó chính là nhân vật.
Nhân vật văn học: “là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để
ta nhận ra” [14-tr.116].
Sau cùng là cách trần thuật và kết cấu của tác phẩm:
Trần thuật: “là biện pháp nghệ thuật cơ bản để tạo thành văn bản văn học. Về
bản chất, trần thuật là hành vi ngôn ngữ nhằm kể, thuật, miêu tả, cung cấp thông tin,
sự kiện, nhân vật, theo một thứ tự nhất định trong không gian, thời gian và về ý
nghĩa” [14-tr.100].
7


Kết cấu: là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự
tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở
đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định.
Hiện nay văn học đang là một trong bảy loại hình có tầm ảnh hưởng lớn đối với
đời sống của con người và trong mối quan hệ với điện ảnh thì nó là nguồn cảm
hứng bất tận để điện ảnh có những thành tựu đến nay.
1.1.2. Loại hình nghệ thuật điện ảnh
Lịch sử điện ảnh
Điện ảnh là loại hình “sinh sau đẻ muộn” xuất hiện ở khoảng thế kỷ XIX
với cuốn phim ghi lại những chuyển động đầu tiên là đoạn phim Roundhay Garden

Scene với tốc độ 12 khung hình trên giây tại Leeds, Anh vào năm 1888 nhà phát
minh người Pháp Louis Le Prince.
Nhưng mãi đến năm 1985 khi cha đẻ của nền điên ảnh - anh em Auguste và
Louis Lumière đã phát minh ra máy chiếu phim thì từ đây điện ảnh bắt đầu mở ra
một bước ngoặt mới với nhiều thành tựu.
Trong cuốn Mỹ học đại cương của Đỗ Văn Khang có nói rằng: “Điện ảnh là
một nghệ thuật hấp dẫn và phổ biến nhất, sức tiêu thụ của xã hội cao nhất. Đặc biệt,
khi kĩ thuật Tivi và Video ra đời, nó “ngốn” không biết bao nhiêu là bộ phim, nó tạo
điều kiện cho khán giả thưởng thức rất tiện lợi các thành tựu của điện ảnh, nó tranh
chấp quyết liệt với các rạp chiếu bóng, vì ở nhà, người ta vẫn có thể tha hồ xem qua
màn ảnh nhỏ” [8-tr.234].
Hiện nay hiện tượng chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh ngày càng
được nhiều người quan tâm. Điện ảnh thường lấy cảm hứng từ các tác phẩm văn
học và cũng chuyển thể rất thành công, ở Việt Nam có thể kể đến Tôi thấy hoa vàng
trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài...
Như vậy, từ một loại hình giải trí đơn thuần mà hiện nay điện ảnh đã trở thành
một loại hình nghệ thuật được nhiều người biết đến và theo đuổi.
Đặc trưng của điện ảnh
Theo cuốn Văn học và các loại hình nghệ thuật của Lê Lưu Oanh thì điện ảnh
là “loại hình gần gũi với cuộc sống nhất” và cũng là “ngành nghệ thuật tổng hợp:
cảm hứng và kịch bản phim sử dụng nguồn văn học và lịch sử, kết hợp nghệ thuật

8


biểu diễn, diễn viên, nhiếp ảnh, âm thanh, nghệ thuật tạo hình, kỹ xảo điện ảnh, kỹ
thuật làm phim…” với rất nhiều yếu tố như :
Hình ảnh: “là chất liệu cơ bản của ngôn ngữ trong điện ảnh” [13-tr.121].
Hình ảnh sẽ đem lại những hấp dẫn cho người xem ngay từ những giây phút
đầu tiên, việc có hình ảnh hay không có hình ảnh cũng góp phần thể hiện sự thành

công của điện ảnh.
Điều khiến điện ảnh hiện nay được nhiều người quan tâm hơn, một phần cũng
là nhờ sự xuất hiện của các diễn viên. Họ sẽ là hình người thật thay thế cho nhân vật
trong tác phẩm để truyền tải thông tin bằng ngôn ngữ, chỉ chỉ, hành động… đến cho
khán giả.
Diễn viên: “là người trực tiếp truyền tải tư tưởng, tình cảm của tác giả từ tác
phẩm và cũng góp phần giúp chúng ta nhận thấy được đó là hình ảnh của những con
người chân thực trong đời sống đang được tái hiện” [13-tr.122].
Còn lại, các yếu tố như cảnh, đạo cụ, âm thanh, dựng phim, ánh sáng và màu
sắc, âm nhạc sẽ là các yếu tố cần để một bộ phim có thể đi đến thành công:
Cảnh: “là hành động của nhân vật bao giờ gắn với một môi trường, một hoàn
cảnh lịch sử nhất định” [13-tr.123].
Đạo cụ: đó có thể là đồ vật, đồ trang sức hay đồ dùng nó có ý nghĩa như
ngôn ngữ điện ảnh.
Ánh sáng, màu sắc: “ngoài việc chú trọng môi trường thì điện ảnh cũng rất
chú ý đến ánh sáng và màu sắc vì nó cũng có thể chứa một nội dung nào đó đang
cần truyền tải” [13-tr.123].
Âm thanh: là do vật thể rung, phát ra tiếng và lan truyền trong không khí. Âm
thanh trong điện ảnh có thể là tiếng chim hót, tiếng bước chân, tiếng đàn…
Âm nhạc: “âm nhạc trong phim góp phần tập trung sự chú ý của người xem
vào chỉnh thể nội dung bộ phim […] Âm nhạc trong phim đóng một vai trò rất lớn,
nó có thể gợi cho ta tâm hồn của nhân vật và cũng tạo nên môi trường của bộ phim,
sự hấp dẫn cũng như khả năng truyền cảm của phim” [13-tr.124].
Dựng phim (montage): “là sự sắp xếp những hình ảnh, âm thanh của phim
theo một trật tự nhất định nhằm một ý đồ nghệ thuật nhất định” [13-tr.125].

9


Tất cả các yếu tố này kết hợp lại trong một bộ phim tạo thành một chỉnh thể

đồng nhất và tạo nên một bộ phim mang đậm các đặc trưng của điện ảnh để người
xem từ từ thưởng thức sản phẩm.
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh
Hiện nay mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh vẫn được giới nghiên cứu
khá quan tâm, nhưng dù đứng ở góc độ nào thì chúng tôi vẫn thấy ở hai loại hình
văn học này có sự tác động qua lại và gắn bó chặt chẽ với nhau. Để xem xét mối
quan hệ này chúng ta có thể tìm hiểu thông qua một số yếu tố sau:
- Tính tổng hợp của điện ảnh và văn học
Việc khẳng định văn học và điện ảnh là hai loại hình nghệ thuật tổng hợp đã
không còn xa lạ nữa, nhưng nếu nói văn học là loại hình nghệ thuật mang tính gián
tiếp thì điện ảnh là loại hình nghệ thuật mang tính trực tiếp. Điện ảnh là loại hình
nghệ thuật “sinh sau đẻ muộn” nhất trong “gia đình nghệ thuật” nên nó được thừa
hưởng tất cả những thành tựu của các anh chị em đi trước. Nhà lí luận điện ảnh nổi
tiếng Canuđô đã chia nghệ thuật ra làm 2 loại: nghệ thuật không gian (gồm 3 loại:
hội họa, kiến trúc, điêu khắc), nghệ thuật thời gian (gồm 3 loại: múa, âm nhạc, thơ
ca). Sự khác biệt giúp ông có thể phân định nghệ thuật ra làm hai loại như vậy đó là
nghệ thuật không gian mang tính tĩnh và có tính tạo hình, còn nghệ thuật thời gian
mang tính động và có tiết tấu. Do đó, khi điện ảnh ra đời nó có sử dụng đan xen rất
nhiều loại hình nên Canuđô đã đặt cho nó cái tên “Nghệ thuật thứ 7”. Qua đấy,
chúng ta có thể nhận thấy điện ảnh có thể nghe và nhìn thấy hình ảnh, đường nét,
màu sắc… nên tính tổng hợp của loại hình này rất cao.
Không giống với văn học, điện ảnh mang tính tổng hợp trực tiếp. Nó có thể
giúp chúng ta tái hiện được đời sống một cách khách quan và chân thực thông qua
hệ thống âm thanh, ánh sáng, màu mắc… tác động trực tiếp đến thị giác cũng như
thính giác và khả năng biểu hiện chiều sâu tâm hồn của con người. Trong cuốn
Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình của Bruno Toussaint đã nói: “Ngôn ngữ điện ảnh
là một thứ cocktail đặc biệt của các hình thức nghệ thuật khác: hội họa, văn học, sân
khấu, âm nhạc… được pha trộn hết sức khéo léo để cùng thể hiện một đề tài, kể một
câu chuyện” [3-tr.61].
Mặc dù cùng là loại hình nghệ thuật có tính tổng hợp cao nhưng cả văn học

và điện ảnh lại có sự tiếp nhận khác nhau với từng loại hình:

10


Văn học có sự gắn bó chặt chẽ với âm nhạc (nhất là ở thơ ca). Âm nhạc có
trong văn học người ta gọi đó là tính nhạc, trong đó nó được tạo nên bởi các yếu tố
ngữ âm (vần, nhịp, thanh điệu…), từ vựng (từ ghép, từ láy, từ tượng thanh, tượng
hình…), ngữ pháp (cách ngắt nhịp, dấu câu, gieo vần…).
Nhưng với điện ảnh lại khác, âm nhạc có thể minh họa cho hình ảnh, miêu
tả được những biểu cảm nội tâm của nhân vật, tạo sự kịch tính hơn cho bộ phim và
cũng là tạo nên sự hấp dẫn cho người xem. Ông Đặng Hữu Phúc – giám khảo chấm
nhạc phim tại Liên hoan phim lần thứ 15 đã nói rằng “Nhạc diễn ra được tính tình
của phim, độc đáo nhưng vẫn hài hòa với phim, làm cho phim trở nên sống động,
xem xong phim, khán giả vẫn còn xúc động bởi phần nhạc. Đó chính là nhạc phim
hay nhất”. Hay nhạc sĩ Huy Tuấn cũng đã phát biểu “Tôi cho rằng viết nhạc cho
phim tôi cũng là đạo diễn lần thứ hai bằng âm thanh”. Thật vậy, chúng ta có thể lấy
hai ví dụ điển hình cho việc nhạc phim tạo nên sự thành công cho bộ phim. Với
phim Trung Quốc, chắc hẳn mọi người sẽ quen thuộc với bộ phim Thủy Hử sản xuất
năm 1996 với nhạc phim là bài hát Hảo hán ca do Lưu Hoan trình bày. Còn với
những người yêu thích phim tình cảm lãng mạn nước ngoài cũng sẽ quen thuộc với
bài hát bất hủ My heart will go on do Celine Dion thể hiện cho nhạc phim Titanic.
Riêng với Lặng yên dưới vực sâu tác phẩm – bộ phim tôi tìm hiểu, những người yêu
thích mảng đề tài miền núi Tây Bắc sẽ không thể nào quên được âm hưởng du
dương những cũng đầy ám ảnh của bài hát Lặng yên. Bài hát do nam ca sĩ Bùi Anh
Tuấn song ca với nữ ca sĩ Ái Phương, khi được công bố đã tạo nên cơn sốt rất lớn
cho cộng đồng mạng trong và ngoài nước.
Không chỉ ở âm nhạc mà hội họa cũng cho ta thấy sự khác biệt khi tiếp
nhận của hai loại hình nghệ thuật này.
Từ khi ra đời, điện ảnh còn được biết đến với cái tên “hội họa tạo hình

động” vì mối quan hệ giữa điện ảnh và hội họa là rất mật thiết. Dưới sự chỉ đạo của
đạo diễn tất cả các hình ảnh, bối cảnh, diễn viên… đều được thu gọn hết vào máy
quay, sự kết hợp của các yếu tố đó sẽ tạo nên một tác phẩm điện ảnh hoàn chỉnh. Vì
thế, nó cũng giống một bức tranh có các đường nét, màu sắc, sự vật đều nằm trong
một khung hình, nó cho thấy sự giống như giữa tác phẩm điện ảnh và tác phẩm hội
họa.
Mối quan hệ giữa văn học và hội họa đã có từ rất lâu đời, trong câu “Thi
trung hữu họa” đã khẳng định điều đó. Cảnh sắc thiên nhiên trong tác phẩm văn học
có thể thấy như hình ảnh hoa lá, trăng, núi, chim muông, mây trời… mà thế giới
11


nghệ thuật trong nó thường ẩn dụ cho tâm trạng của con người hay nói cách khác là
tả cảnh ngụ tình, lấy động tả tĩnh. Từ tính chất giàu hình ảnh, đường nét, màu sắc đã
giúp cho văn học đến rất gần với hội họa.
Qua đây có thể nhận định rằng cả văn học và điện ảnh đều là những loại
hình nghệ thuật mang tính tổng hợp cao nhưng xét kỹ thì chúng ta vẫn thấy mỗi loại
lại có những đặc trưng riêng để phân biệt.
- Chất liệu đặc trưng của văn học và điện ảnh
Mỗi một loại hình nghệ thuật lại mang trong mình những chất liệu khác
nhau để mọi người có thể phân biệt, nhưng tất thảy cả 7 loại hình đều mang chất
liệu chung đó là việc phải xây dựng hình tượng. Trong hai loại hình chúng tôi đang
tìm hiểu, hình tượng văn học được xây dựng với chất liệu là hệ thống ngôn từ, còn
hình tượng điện ảnh được tạo nên bởi các âm thanh và hình ảnh.
Ngôn từ là chất liệu, là ký hiệu của mọi âm thanh, màu sắc, đường nét, nó
có thể phản ánh bất cứ sự việc nào trên thế giới này. Việc ngôn từ trở thành đặc
trưng cho chất liệu của văn học đã khiến hình tượng của loại hình này gắn với kiểu
hình tượng phi vật thể. Chúng ta không thể nhìn thấy, nghe thấy hay sờ vào hình
tượng văn học được mà phải dùng đến trí tuệ của mình để tưởng tượng, từ đó biến
những cái vô hình thành hữu hình trước mắt. Chính vì vậy mà hình tượng văn học

dường như không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian so với các hình tượng
của các loại hình khác.
Nếu như “văn chương là nghệ thuật của ngôn từ, mang tính phi vật thể; thì
điện ảnh là nghệ thuật của âm thanh và hình ảnh, mang tính vật thể”. Một bộ phim
là một thế giới thu nhỏ, bởi tất cả những hình ảnh và âm thanh đều đã được máy
quay phim thu lại, ngôn ngữ điện ảnh sẽ là phương tiện biểu hiện cho tác phẩm điện
ảnh. Sự kết hợp của ngôn ngữ điện ảnh với âm thanh, hình ảnh sẽ tạo nên một sức
mạnh to lớn để có thể tạo nên cái cốt lõi cho tác phẩm điện ảnh.
Mỗi một chất liệu lại mang đến ưu thế khác nhau cho mỗi loại hình. Từ
việc chuyển thể, điện ảnh đã giúp người xem thấy được thế giới hiện hình ngay ra
trước mắt có đầy đủ các yếu tố màu sắc, đường nét, hình hài nhân vật, âm thanh…
Vậy mới thấy sự cố gắng rất nhiều từ đoàn làm phim để có thể truyền tải cho người
xem những thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm. Ngược lại, điểm hạn chế của
điện ảnh là đã làm cho người đọc thụ động, không có tính sáng tạo, tưởng tượng thế
giới hiện hình trong văn học.
12


- Văn học trong điện ảnh và điện ảnh trong văn học
Đều là hai loại hình nghệ thuật tổng hợp nhưng chất liệu đặc trưng sử dụng
lại khác nhau, song chúng ta không thể phủ định mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa
chúng. Từ mối quan hệ đó mà ta có thể nói rằng trong văn học có yếu tố điện ảnh
cũng như trong điện ảnh có yếu tố của văn học.
Việc chuyển thể đã giúp điện ảnh tiếp nhận được cốt truyện, hệ đề tài, nhân
vật… trong tác phẩm văn học. Kịch bản phim thực chất là tác phẩm văn học được
trình bày dưới một dạng khác và đã là chuyển thể thì phần cốt truyện hầu như sẽ
được lấy từ tác phẩm văn học để tăng độ cuốn hút người xem. Vậy là điện ảnh sẽ
không thể tồn tại nếu thiếu văn chương.
Điện ảnh nước ta cũng đã có rất nhiều phim lấy cảm hứng từ văn học, trong
số đó có thể kể đến sự thành công của Thời xa vắng (Lê Lựu), Mê thảo – thời vang

bóng (trích từ tác phẩm Chùa đàn của Nguyễn Tuân), Trăng nơi đáy giếng (Trần
Thùy Mai)… như vậy là văn chương chính là mảnh đất màu mỡ để cho điện ảnh có
thể khai thác từ đó có thể đi đến những thành công nhất định cho loại hình nghệ
thuật này.
Không phải là sự “cho đi” một cách thụ động đến điện ảnh mà văn học cũng
đã nhận lại được rất nhiều từ điện ảnh như các kỹ thuật lắp ghép (montage) và lối
viết hình ảnh như kịch bản phim. Từ việc học hỏi đó đã có sự hình thành của “tiểu
thuyết điện ảnh” xuất hiện ở Pháp vào thế kỉ XX, kiểu tiểu thuyết không có cốt
truyện mà chỉ tập chung vào điểm nhìn.
Bên cạnh đó còn có kỹ thuật “montage” từ khâu lắp ráp từ phim sang văn
chương, các nhà văn đã học được cách cắt ghép như cách cắt ghép cảnh phim vậy.
Từ đây thì tác phẩm văn học không nhất thiết phải theo một trình tự thời gian tuần
hoàn nhất định mà có thể có sự đảo lộn, ví dụ như trong Chí Phèo của Nam Cao thì
bắt đầu nhà văn kể về hiện tại của Chí tiếp sau đó mới vòng lại quá khứ. Một đại
diện tiêu biểu cho thủ pháp này chính là Mạc Ngôn, ông đã sử dụng kỹ thuật này
trong hầu hết các tác phẩm của mình, đặc biệt với Cao lương đỏ đã đem lại cho ông
thành công vang dội nhất.
Tóm lại, văn học và điện ảnh dù có chất liệu đặc trưng khác nhau nhưng lại
mang tính tổng hợp chung. Mỗi một loại hình lại mang về cho mình những thành
tựu riêng, nhưng sự thâm nhập của chúng là không thể phủ nhận được.

13


1.2. Các hình thức chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh
Hiện tượng chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh đã
không còn xa lạ với thế giới và ở Việt Nam nữa. Đã có rất nhiều tác phẩm văn học
được chuyển thể thành phim, tuy nhiên thì việc chuyển thể này có thể được chia ra
làm hai hình thức để giúp chúng ta hiểu rõ:
Thứ nhất, chuyển thể “trung thành”: hiểu một cách đơn giản thì đó là việc

bám rất sát văn bản, ít thay đổi về cốt truyện, nhân vật, tình tiết, không gian…
Những tác phẩm văn học đã được điện ảnh chuyển thể rất trung thành như
Bến không chồng, Tướng về hưu, Cánh đồng bất tận… đã đưa chúng ta thấy được
không gian, cốt truyện, nhân vật, tình tiết của tác phẩm văn học xuất hiện rất đầy đủ
trong tác phẩm điện ảnh. Có thể nói tỉ lệ các yếu tố được lấy từ văn học sang điện
ảnh gần như ở mức cao nhất có thể, nó giống như một cuộc tái sinh lần thứ hai của
văn học nhưng mang tính động rõ rệt. Vì chất liệu của hai bên là khác nhau nên ít
nhiều việc chuyển thể sẽ có sự khác biệt chỉ là ở mức độ ít hay nhiều và ở hình thức
chuyển thể này thì mức độ khác biệt được đánh giá rất thấp.
Thứ hai, chuyển thể “tự do”: tức là tác phẩm điện ảnh sẽ không phụ thuộc
vào hình thức cũ nữa, trao cho các nhà làm phim những quyền năng mới để họ có
thể tạo những điểm mới lạ cho bộ phim của mình.
Hiện cách chuyển thể này đang được rất nhiều nhà làm phim lựa chọn, nó
mang lại cơ hội cho trí tưởng tượng, sáng tạo gợi dẫn từ một hay nhiều nguồn tác
phẩm khác. Từ việc lựa chọn hình thức này đã tạo nên nhiều điểm mới lạ giữa hai
loại hình văn học và điện ảnh khi chuyển thể. Có thể có sự thay đổi về cốt truyện,
nhân vật, sự kiện… tạo nên hướng tiếp cận mới cho người đọc, cũng như sự so sánh
giữa hai loại hình. Có thể kể đến các tác phẩm như tiểu thuyết Đáng tiếc không phải
anh của Diệp Tử; Tấm Cám: Chuyện chưa kể của đạo diễn Ngô Thanh Vân.
Cũng nằm trong hình thức chuyển thể này, tác phẩm Lặng yên dưới vực
sâu của nhà văn Đỗ Bích Thúy được chuyển thể có ít nhiều những thay đổi như cốt
truyện và nhân vật.
Lặng yên dưới vực sâu cũng đang là một tác phẩm top hot hiện nay khi
được chuyển thể. Được biết tiểu thuyết Lặng yên dưới vực sâu là cuốn tiểu thuyết
thứ 5 và là cuốn sách thứ 17 của nhà văn Đỗ Bích Thúy. Ngay từ khi ra đời nó đã
mang đến tiếng vang lớn cho văn học khi viết về đề tài miền núi của dân tộc tiểu số,
là một trong những tác phẩm đưa tên tuổi của tác giả lên một tầm cao mới. Tiểu
14



thuyết là câu chuyện về một cộng đồng người gai góc, dữ dội, đầy bất hạnh nhưng
vẫn kiêu hãnh làm người. Nhân vật chính của câu chuyện xoay quanh mối tình tay
ba của các nhân vật Vừ - Súa - Phống. Khi gấp lại cuốn sách độc giả sẽ bị ám ảnh
sâu sắc bởi cái kết bi thảm cũng như giống như bìa cuốn sách là hình ảnh cô gái
người Mông “tĩnh lặng” đứng cúi xuống nhìn vực sâu.
Khi bắt tay với đạo diễn Đào Duy Phúc xây dựng kịch bản bộ phim Lặng
yên dưới vực sâu bản điện ảnh thì đoàn làm phim cũng gặp không ít những khó
khăn khi quay phim ở rừng núi, tuy nhiên họ lại sững sờ trước vẻ đẹp nơi đây lấy đó
làm động lực để vượt qua. Nhà văn Đỗ Bích Thúy, tác giả kịch bản phim cho biết,
Lặng yên dưới vực sâu vốn là một truyện được chị viết cách đây đúng 10 năm. Khi
xây dựng nó trở thành một kịch bản phim truyền hình, chị thậm chí không dám tin
vào việc đoàn làm phim có thể chấp nhận sản xuất phim ở chính nơi mà chị đã lấy
làm bối cảnh: Cao nguyên đá Đồng Văn. Bởi sinh ra và lớn lên ở nơi này, hơn ai hết
chị rất thấu hiểu những khó khăn, thiếu thốn và cả những khắc nghiệt của thiên
nhiên mà vùng đất này mang lại”. Chuyển thể từ tác phẩm cùng tên nên ít nhiều
những điểm cốt lõi vẫn được giữ, nhưng điều làm cho khán giả thích thú đó là cách
xử lí tình huống cũng như tạo nên một cái kết viên mãn hơn cho các nhân vật. Có
thể nói phim Lặng yên dưới vực sâu được coi là bộ phim chuyển thể rất thành công,
trong đó phải kể đến sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng: NSND Bùi Bài Bình,
nghệ sỹ Minh Phương và dàn diễn viên trẻ: Đình Tú, Phương Oanh, Hương Giang,
Doãn Quốc Đam…

15


CHƢƠNG 2: NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC
SANG ĐIỆN ẢNH NHÌN TỪ CỐT TRUYỆN
2.1. Vấn đề về cốt truyện
2.1.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của cốt truyện trong tác phẩm văn học
2.1.1.1. Khái niệm

Trong cuốn Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, cốt truyện được
hiểu “là hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là
các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát
triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư
tưởng tác phẩm” [7-tr.137].
2.1.1.2. Đặc trưng, vai trò của cốt truyện trong tác phẩm văn học
Cốt truyện là thành phần nòng cốt trong văn xuôi tự sự. Trong tác phẩm văn
học nhà văn cần phải tiết chế việc dùng các sự kiện, chi tiết… để tạo ra các tình
huống độc đáo. Cốt truyện là yếu tố cơ bản để tạo nên một tác phẩm hay, hấp dẫn
và có giá trị.
Trong văn học cổ điển, truyện phải có chuyện. Cốt truyện càng công phu
bao nhiêu thì chất lượng tác phẩm càng tăng bấy nhiêu. Chính những cốt truyện ly
kỳ, độc đáo đã tạo ra sức lôi cuốn cho tác phẩm. Một mặt, cốt truyện là phương tiện
bộc lộ nhân vật, mặt khác, cốt truyện là phương tiện để nhà văn tái hiện xung đột xã
hội.
Trong văn học hiện đại, câu chuyện viết ra đôi khi không cần đề cập đến
những vấn đề lớn, thậm chí không cần có chuyện để kể nhưng vẫn thành truyện.
Trong tác phẩm nhà văn không chỉ chú ý những hành động bên ngoài, những sự
kiện bề nổi mà còn quan tâm tới những hành động bên trong, những sự kiện tâm lý.
Mục đích lớn nhất của cốt truyện hiện đại là tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng
độc giả và đem đến cho họ những suy ngẫm, liên tưởng về nhiều vấn đề của đời
sống.
Vậy nên những quan niệm về cốt truyện sẽ thay đổi theo thời gian, nhưng có
lẽ vai trò, ý nghĩa của nó đối với tác phẩm tự sự thì sẽ không hề thay đổi. Cốt truyện
hấp dẫn sẽ luôn thu hút các nhà làm phim đầu tư vào việc chuyển thể tác phẩm sang
điện ảnh.

16



2.1.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của cốt truyện trong tác phẩm điện
ảnh
2.1.2.1. Khái niệm
Khái niệm cốt truyện trên phim cũng không khác là mấy so với cốt truyện
của tác phẩm văn học.
Trong cuốn “Nghệ thuật làm phim” (NXB Trẻ, 2002) của đạo diễn Lê
Dân cũng cho rằng “cốt truyện là hình thức trong đó sự sáng tạo nghệ thuật đã xuất
hiện dưới dạng sắp đặt, bố trí thứ tự các sự kiện, tổ chức các mối quan hệ của các
nhân vật trước những sự kiện một cách chi tiết, nhằm đạt tới hiệu quả tối đa đối với
người thưởng thức” [6].
Như vậy, cốt truyện trong phim bao gồm tất cả những sự kiện của câu
chuyện được mô tả trực tiếp trên phim, được sắp xếp một cách có tổ chức, hay “một
chuỗi những sự kiện trong một mối liên hệ nhân quả xảy ra trong không gian và thời
gian” [5-tr.95]. Cốt truyện của phim cũng có thể bao hàm các tư liệu nằm bên ngoài
thế giới câu chuyện như đạo diễn, diễn viên, nhạc nền,…
Ở đây chúng ta cũng sẽ phải phân biệt khái niệm câu chuyện và cốt truyện
của phim để giúp ta xác định được thời lượng của câu chuyện – thời lượng của cốt
truyện – thời lượng trình chiếu của một bộ phim, trật tự và tần số của các sự kiện
trong câu chuyện và cốt truyện để từ đó thấy được các đặc điểm của cốt truyện
trong phim.
Dựa vào chính thực tiễn những bộ phim điện ảnh thì chúng ta có thể thấy
vai trò của cốt truyện trong phim là rất lớn, nó là một khâu quan trọng không thể
thiếu. Từ việc hiểu được những lý thuyết cơ bản về cốt truyện thì cả người làm
phim lẫn người thưởng thức phim sẽ đều nắm rất rõ nội dung của phim truyện đó
cũng như hiểu được những bộ phim sắp làm, sắp xem.
Các nhà làm phim sẽ gặp một vấn đề lớn khi diễn tả một câu chuyện và
không có cốt truyện, nói như vậy tức là trừ những bộ phim dựa ít vào cốt truyện.
Với những yêu cầu về mới mẻ, độc đáo, hay, hấp dẫn và có ý nghĩa quan trọng thì
kịch bản sẽ phải đáp ứng được. Tất nhiên kịch bản được gửi đến cho các nhà làm
phim thì không ít nhưng số lượng đáp ứng được yêu cầu đó quả thật là không nhiều.

Đối với những người làm phim mà có thể viết được những kịch bản như vậy thì
không nhiều, trừ một vài tài năng nổi bật trong làng phim như Trương Nghệ Mưu
hoặc S.Spielberg…
17


2.1.2.2. Đặc trưng và vai trò của cốt truyện trong tác phẩm điện ảnh
Tùy thuộc vào khả năng sáng tác mà các tác phẩm văn học không bị hạn
định về số lượng câu chữ, còn tác phẩm điện ảnh thì ngược lại, nó bó buộc trong
thời gian trình chiếu. Mặc dù bị giới hạn bởi thời gian trình chiếu nhưng không có
nghĩa là sẽ bị giới hạn về thời gian của câu chuyện, cốt truyện. Tất cả phụ thuộc vào
các nhà biên kịch và đạo diễn sắp xếp thời gian câu chuyện – thời gian cốt truyện –
thời gian trình chiếu.
Khi chuyển thể từ văn học sang điện ảnh thì việc nhìn nhận cốt truyện
điện ảnh hiện nay cũng còn nhiều tranh cãi: có người nhận định hay còn có người
thì lại dùng lời lẽ chê bai không xứng tầm. Do đó mà có rất nhiều kịch bản từng
chịu số phận trắc trở như vậy, thậm chí là vẫn còn nằm yên vị trên những trang
giấy. Có những kịch bản phim được cơ sở này tiếp nhận thì bị chê bai nhưng sang
cơ sở phim khác lạ được mọi người đón chào, hoan nghênh nhiệt tình. Thực tế của
phim nước ta và phim thế giới đã nói nên rất rõ điều này. Ví dụ trong tiểu thuyết
tiên hiệp Tam sinh tam thế thập lí đào hoa của Đường Thất Công Tử khi được
chuyển thể thành bản phim tryền hình do Triệu Hữu Đình và Dương Mịch đóng thì
được mọi người tán thưởng nên đã giành được nhiều giải thưởng danh giá, sau này
khi làm phim sang bản điện ảnh do Lưu Diệc Phi và Dương Dương thủ vai lại bị
khán giả chê bai.
Như vậy để hiểu thế nào là hay, độc đáo, hấp dẫn thì đồi hỏi người thưởng
thức, đạo diễn, biên kịch đều phải không ngừng trau dồi những kiến thức về phim
truyện nói riêng và văn hóa nghệ thuật đời sống nói chung. Điều đó nói nên rằng khi
chuyển thể sang kịch bản phim thì đoàn làm phim cũng gặp phải không ít khó khăn
và thử thách.

Tác phẩm văn học là sản phẩm mà độc giả có thể vừa độc vừa nghiền
ngẫm các ý nghĩa ẩn sau lớp câu từ cứ lần lượt khi đọc tác phẩm cho đến hết. Tác
phẩm điện ảnh thì khác, người xem sẽ thưởng thức bộ phim liền một mạch mà
không bị dừng lại để suy nghĩ rằng tiếp theo nó sẽ như thế nào, hành động đó có ý
nghĩa gì… Như vậy cách độc giả, người xem thưởng thức, tiếp cận tác phẩm cũng
quy định những đặc trưng riêng của cốt truyện văn học và cốt truyện phim về nghệ
thuật xây dựng chi tiết, cách mở đầu, kết thúc chuyện…

18


Trong vấn đề này, những đặc trưng riêng của cốt truyện phim so với cốt
truyện văn học sẽ chi phối cách thức các nhà biên kịch tiếp cận và cải biến cốt
truyện văn học trong quá trình chuyển thể sang màn ảnh.
2.2. Những tiếp thu, bổ sung và sáng tạo về cốt truyện Lặng yên dưới vực sâu
của Đỗ Bích Thúy
2.2.1. Những tiếp thu từ tác phẩm văn học
Là một tiểu thuyết chỉ vỏn vẹn hơn 200 trang nhưng có sự ảnh hưởng lớn
nên việc chuyển thể thành phim cũng sẽ có những khó khăn nhất định. Trên phim
có nhiều tình tiết, hình ảnh mới mẻ nhưng nội dung của chuyện và giá trị nhân đạo
của tác phẩm thì không hề thay đổi. Từ một đề tài hấp dẫn đến cốt truyện lôi cuốn
nên ngay từ khi lên sóng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, yêu thích từ phía
người thưởng thức. Đỗ Bích Thúy từng nhận định về công việc chuyển thể “khác rất
nhiều so với việc viết văn” nhưng tác giả lại rất thích làm công việc biên kịch khi
chuyển thể tác phẩm của mình, bằng chứng là Đỗ Bích Thúy cũng đã thành công
trong cả vai trò làm biên kịch chuyển thể Lặng yên dưới vực sâu. Bộ phim ngay từ
những cảnh quay đầu tiên đã thu hút người xem bằng hình ảnh cao nguyên đá, cánh
đồng hoa tam giác mạch trên Hà Giang với âm nhạc say đắm lòng người. Đặc biệt
là sự hiện diện của dàn diễn viên trẻ: Súa do Phương Oanh thủ vai, Vừ do Đình Tú
thủ vai. Bộ phim không chỉ đưa đến cho người xem những cảnh quay tuyệt mỹ của

núi rừng Tây Bắc mà còn thưởng thức các phong tục tập quán của người H’Mông
như lễ hội, tang ma, cưới xin, đặc biệt là tục “bắt vợ” như trong phim vẫn còn
nguyên hơi thở của cuộc sống hôm nay. Tuy nhiên tục “bắt vợ” hiện nay đã bị nhiều
người “bóp méo” làm mất đi nhiều nét đẹp văn hóa của nó, nhà văn Đỗ Bích Thúy
cùng với đạo diễn đang muốn tái hiện lại việc lợi dụng tục lệ này với những ai đang
muốn bóp méo nó, mà nhân vật được đề cập đến là Phống do Doãn Quốc Đam thủ
vai – người đã cướp lấy Súa từ tay Vừ chỉ vì Vừ chưa có đủ tiền để lấy vợ. Cái kết
là nếu đi ngược lại với truyền thống thì kết quả nhận lại được chắc chắn sẽ là tình
yêu không đẹp, vậy nên kết thúc mặc dù rất chung tình với Súa nhưng Phống vẫn bị
“phũ” lặng lẽ dưới vực sâu. Bộ phim trở nên độc đáo từ việc sử dụng lớp ngôn từ
mang đậm chất miền núi khiến người xem dễ đón nhận, dễ cảm thông cho số phận
bất hạnh trong phim.

19


×