Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nhân vật nữ trong truyện ngắn đỗ hoàng diệu từ góc nhìn giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.48 KB, 58 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN


NGUYỄN THỊ THÙY LINH

NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN
ĐỖ HOÀNG DIỆU TỪ GÓC NHÌN GIỚI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI – 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN


NGUYỄN THỊ THÙY LINH

NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN
ĐỖ HOÀNG DIỆU TỪ GÓC NHÌN GIỚI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH


HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả sự biết ơn, kính trọng em xin giửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến TS. Nguyễn Thị Vân Anh – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình
em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Thứ hai em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu trƣờng Đại
học sƣ phạm Hà Nội 2, Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ Văn cùng toàn thể các
Thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn đã hết lòng chỉ bảo, dạy dỗ và giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học tại Trƣờng
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã
luôn tạo điều kiện và động viên tinh thần giúp em hoàn thành tốt khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Linh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: Nhân vật nữ trong
truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu từ góc nhìn giới là công trình nghiên cứu của
riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thị Vân Anh. Những kết quả
đƣợc công bố trong khóa luận là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Linh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 3
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận .......................................... 4
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 5
Chƣơng 3: Nhân vật nữ từ góc nhìn văn hóa – xã hội ...................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIỚI VÀ TIẾP CẬN VĂN HỌC
TỪ GÓC NHÌN GIỚI ....................................................................................... 7
1.1. Khái niệm giới......................................................................................... 7
1.1.1. Giới là một vấn đề khoa học ............................................................. 7
1.1.2. Giới trong sáng tác văn học .............................................................. 9
1.2. Vấn đề giới tính (sex) và phái tính (gender) trong nghiên cứu văn
học ................................................................................................................ 11
1.2.1. Phân biệt khái niệm giới tính (sex) và phái tính (gender) .............. 11
1.2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề giới nữ trong văn học ........... 12
1.3. Tác giả Đỗ Hoàng Diệu và các sáng tác tiêu biểu ................................ 15
1.3.1. Tác giả Đỗ Hoàng Diệu .................................................................. 15
1.3.2. Giới thiệu các sáng tác của Đỗ Hoàng Diệu ................................... 16
CHƢƠNG 2. NHÂN VẬT NỮ TỪ GÓC NHÌN GIỚI TÍNH TỰ NHIÊN ... 20
2.1. Vẻ đẹp hình thể ..................................................................................... 20
2.2. Tâm lí, suy nghĩ, cảm xúc ..................................................................... 22
2.3. Bản năng, ý thức tính dục ..................................................................... 26
2.3.1. Tính dục – phƣơng tiện khẳng định sự bình đẳng giới ................... 26



2.3.2. Bản năng phụ nữ mạnh mẽ ............................................................. 30
2.2.3. Tình yêu gắn liền với nhu cầu bản năng ......................................... 32
CHƢƠNG 3. NHÂN VẬT NỮ TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA – XÃ HỘI ...... 36
3.1. Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách ................................................................... 36
3.1.1. Sức sống mãnh liệt, bản lĩnh cứng cỏi ............................................ 36
3.1.2. Chủ động trong tình yêu và hạnh phúc của bản thân ..................... 37
3.2. Lên tiếng đòi quyền lợi chính đáng cho ngƣời phụ nữ ......................... 39
3.2.1. Sự phản kháng đối với nền văn hóa phụ quyền .............................. 39
3.2.2. Khát vọng tự do, bình đẳng trong tình yêu, cuộc sống................... 43
3.3. Thế giới đàn ông qua cách nhìn của giới nữ ......................................... 44
3.3.1. Nhu nhƣợc đớn hèn trƣớc những rào cản hủ tục ............................ 45
3.3.2. Ngƣời đàn ông bội bạc, tham lam, tàn nhẫn ................................... 52
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Ngƣời phụ nữ chiếm một nửa của nhân loại, họ có vị trí vai trò vô cùng
to lớn đối với gia đình và xã hội. Họ là biểu tƣợng cho đạo đức và vẻ đẹp bền
vững của nghệ thuật và cuộc sống. Đã có không biết bao nhiêu nhà văn nhà
thơ trên khắp hành tinh này viết về ngƣời phụ nữ bằng tất cả lòng yêu thƣơng
rộng mở. Ở Việt Nam hình ảnh ngƣời phụ nữ đã đi từ đời sống vào trong văn
học và trở thành một hình tƣợng, một đề tài quan trọng, gần gũi quen thuộc
không còn xa lạ với bạn đọc và giới nghiên cứu. Ở mỗi giai đoạn văn học
ngƣời phụ nữ lại hiện lên với những diện mạo và hình hài khác nhau đem đến
cho văn học những hình ảnh ngƣời phụ nữ vô cùng phong phú. Đặc biệt là từ
khi đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, kinh tế - xã hội phát triển góp phần

nâng cao dân trí đời sống tƣ tƣởng của nhân dân đƣợc nâng cao. Kéo theo đó
là sự thay đổi của các nhà văn trong cách nhìn cuộc sống, trong quan điểm
nghệ thuật. Chính vì vậy mà nền văn học dân tộc đã có những chuyển biến rõ
rệt và đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Một trong những thành tựu đó
phải kể đến sự đóng góp của thể loại truyện ngắn, trong việc thể hiện nhân vật
ngƣời phụ nữ, nhất là những nhân vật nữ do chính nhà văn nữ viết. Ta có thể
kể đến một loạt các nhà văn nữ đƣơng đại tiêu biểu nhƣ: Võ Thị Hảo, Nguyễn
Ngọc Tƣ, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hoàng Diệu, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh,
Lý Lan. Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng coi sự xuất hiện của các cây bút nữ
là một hiện tƣợng đáng chú ý của văn xuôi đƣơng đại. Ông viết: “Văn học
đang mang gƣơng mặt nữ ngày càng trắc ẩn và khoan dung, ngày càng tinh tế
và đằm thắm” [20]. Một vấn đề hết sức nổi bật trong sáng tác của các cây bút
nữ đó chính là sự xuất hiện đông đảo và chiếm ƣu thế của các nhân vật nữ.
Các nhà văn nữ với những cố gắng đã khẳng định đƣợc ví trí của mình trên
văn đàn. Phạm Xuân Nguyên cũng đã từng nhận định: “Số lƣợng nhiều các
tác giả nữ lại tỏ ra chức tay trong cái dàn chung, đem đến cho văn học nói
chung, truyện ngắn nói riếng một sinh khí mới cần thiết để thể hiện bề sâu của
cuộc sống hôm nay” [14].

1


Để nghiên cứu, tìm hiểu về nhân vật ngƣời phụ nữ các nhà nghiên cứu
đã tìm ra rất nhiều hƣớng tìm hiểu khác nhau. Nhƣng những năm trở lại đây
có một hƣớng nghiên cứu đem đến nhiều điều mới mẻ về các nhân vật nữ.
Đó chính là hƣớng nghiên cứu nữ quyền hay rộng hơn là góc nhìn về giới
đang thu hút rất nhiều sự quan tâm từ giới nghiên cứu. Hiện nay nghiên
cứu văn học từ góc nhìn phê bình nữ quyền, hay rộng hơn là góc nhìn về
giới đang tạo ra lực hút rất lớn đối với các nhà nghiên cứu văn học Việt
Nam. Tính độc đáo và đa dạng của thuyết thuyết nữ quyền đã mang lại một

hƣớng nghiên cứu mới, dựa vào xã hội học và phát triển của nó. Có thể nói,
vấn đề nữ quyền nói chung đã thực sự xuyên thấm vào mọi lĩnh vực đời
sống hàng ngày và càng khẳng định tầm giá trị vô cùng lớn lao của mình.
Vì vậy, để việc tìm hiểu và nghiên cứu về các nhân vật nữ theo góc nhìn
giới nữ có hiệu quả nhất, chúng tôi nghĩ nên đi từ một tác phẩm cụ thể của
một nhà văn nữ cụ thể. Trong các nhà văn nữ đƣơng đại, Đỗ hoàng Diệu hiện
lên nhƣ một đại diện xuất sắc và giàu cá tính. Các tác phẩm của Đỗ Hoàng
Diệu ngƣời khen thì hết lời mà ngƣời chê thì cũng hết ý, tuy nhiên ta có thể
thấy rằng các tác phẩm của cô ngày càng chiếm đƣợc nhiều tình cảm của độc
giả. Dù là ở lĩnh vực tiểu thuyết hay truyện ngắn nhƣ tập truyện ngắn Bóng đè
và các truyện ngắn khác, Đỗ Hoàng Diệu đã thực sự chinh phục ngƣời đọc
bằng ngòi bút sắc sảo mà tinh tế, mãnh mẽ mà tài hoa của mình. Đỗ Hoàng
Diệu đƣợc thừa nhận là một trong những cây bút nổi bật và giàu cá tính trong
làng truyện hiện đại Việt Nam. Đọc các sáng tác của cô ngƣời đọc dễ nhận
thấy trong đó rất đậm yếu tố sex và yếu tố dục tính, nhƣng qua đó từng số
phận của của những ngƣời phụ nữ hiện lên trong tác phẩm. Hơn nữa vấn đề
ngƣời phụ nữ không chỉ là vấn đề riêng của sáng tác Đỗ Hoàng Diệu hay văn
học Việt Nam mà là vấn đề chung của văn học Thế giới hiện nay.
Chính vì thế mà những năm gần đây xu hƣớng nghiên cứu từ góc nhìn
giới đang trở thành một trào lƣu phê bình, mới mẻ, hấp dẫn gây đƣợc nhiều sự
chú ý. Chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Nhân vật nữ trong truyện ngắn Đỗ
Hoàng Diệu từ góc nhìn giới nữ” để trƣớc hết có cái nhìn sâu hơn về ngƣời
phụ nữ trong trong sáng tác của cô. Từ đó bƣớc đầu nghiên cứu văn học từ
góc nhìn giới tính tiếp cận một hƣớng nghiên cứu mới.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu đang ngày đƣợc độc giả tiếp nhận và

quan tâm. Ngƣời ta dễ dàng nhận thấy ở nhà văn này một vốn hiểu biết, vốn
sống phong phú, một đời sống tình cảm hết sức mãnh liệt và nhiều nét sắc
sảo, độc đáo, táo bạo và chân thực trong sáng tác.
Mặc dù, Đỗ Hoàng Diệu là một cây bút xuất hiện chƣa lâu nhƣng đã gây
xôn xao trên nhiều văn đàn. Có hàng chục bài viết đề cập đến nhƣ các trang
báo nhƣ: An ninh Thế giới, Tuổi trẻ, Văn nghệ trẻ, Hợp lƣu, Talawas, hàng
chục ý kiến trao đổi qua các trang web, nhiều hội thảo và cả phỏng vấn, đối
thoại của những cơ quan thông tấn nƣớc ngoài có uy tín (BBC)… Vấn đề hay
– dở đến đâu chƣa nói đến thì cũng vẫn phải công nhận Đỗ Hoàng Diệu và
các truyện ngắn của cô (đặc biệt là tập Bóng đè NXB Đà Nẵng, 2005) quả thật
đã thu hút nhiều sự cú ý của bạn đọc, nhiều nhà nghiên cứu văn học chuyên
nghiệp. Và ta có thể xem Đỗ Hoàng Diệu và những tác phẩm truyện ngắn của
cô là một hiện tƣợng văn học của đời sống văn học Việt Nam 2005
Tập truyện ngắn “Bóng đè” là một tác phẩm mới trên văn đàn, thế
nhƣng ngay từ khi xuất hiện nó đã dành đƣợc rất nhiều sự quan tâm của báo
chí, dƣ luận và các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Bình luận về truyện
ngắn Bóng đè đã xuất hiện rất nhiều ý kiến khác nhau và gây nhiều tranh cãi.
Nhà văn Nguyễn Ngọc khi viết lời giới thiệu đã khen giọng văn của Đỗ
Hoàng Diệu: “Tấm đẫm nữ tính, tỉnh táo nhiều khi đến tàn nhẫn mà vẫn mê
hoặc…” [15]. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Những
phản ứng nhiều chiều cho thấy Bóng đè thực sự là một hiện tƣợng văn học
thách thức cảm nhận và đánh giá của giới trong nghề và của giới độc giả rộng
rãi. Vì tƣ tƣởng của tác phẩm, vì cách viết của tác giả. Truyện ngắn Đỗ Hoàng
Diệu gần nhƣ chủ yếu viết về ngƣời phụ nữ và dục tính. Phụ nữ trong quan hệ
với dục tính, nhƣng quan trọng hơn, phụ nữ và dục tính trong mối quan hệ với
xã hội và lịch sử. Ở đây có phần nào màu sắc của nữ quyền. Tuy nhiên, cô
dùng ngƣời phụ nữ và chuyện dục tính nhƣ một bộ mã để gửi đi một thông
điệp của mình cho cuộc sống này. Bóng đè là một truyện ngắn hay về nội
dung và cách viết” [15]. Thế nhƣng dịch giả Tiễn Cao Đăng lại dƣa ra ý kiến
trái chiều với nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, ông không đánh giá

3


cao truyện ngắn Bóng đè: “Tôi không thích cách hành văn của Đỗ Hoàng
Diệu. Văn chƣơng đƣợc tôi đánh giá cao phải là văn chƣơng giản dị, dứt
khoát, trực tiếp. Qua Đỗ Hoàng Diệu, tôi thấy ngƣời viết văn Việt Nam vẫn bị
ràng buộc những mặc cảm về quá khứ, mặc cảm nhƣợc tiểu. Tôi mong đƣợc
đọc những nhà viết văn mới, viết với một phong thái hào sảng”[15]. Không
phải ngẫu nhiên Bóng đè lại đƣợc nhiều nhà báo, phóng viên, nhà ngiên cứu,
phê binh văn học có tên tuổi giới thiệu một cách đầy trân trọng đến nhƣ vậy.
Xung quanh tập truyện ngắn Bóng đè và một số truyện ngắn khác của
Đỗ Hoàng Diệu vẫn còn rất nhiều ý khiến khác nhau, thậm chí trái chiều
nhau. Vì thế, đối với khóa luận này tôi tập trung nghiên cứu nhân vật nữ trong
truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu dƣới góc nhìn giới.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận
Thông qua việc khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu về nhân vật nữ trong sáng
tác của Đỗ Hoàng Diệu, khóa luận muốn hƣớng tới những mục tiêu và nhiệm
vụ sau:
 Làm rõ các khái niệm Sex và Gender
 Tìm ra những phƣơng diện thể hiện góc nhìn phái tính trong truyện
ngắn của Đỗ Hoàng Diệu
 Đƣa cách hiểu, cách kiến giải mới về nhân vật nữ trong truyện ngắn Đỗ
Hoàng Diệu từ góc nhìn giới nữ
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là nghiên cứu nhân vật nữ trong
truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu từ góc nhìn giới nữ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận chỉ chủ yếu tập trung khảo sát truyện ngắn của Đỗ hoàng
Diệu đƣợc tập hợp trong tập truyện ngắn Bóng đè, gồm có tám truyện ngắn:

Bóng đè, Hoa máu, Linh thiêng, Dòng sông hủi, Vu quy, Huyền thoại về lời
hứa, Căn bệnh và Bốn người đàn bà và một đám tang

4


Ngoài ra khóa luận còn đi vào tìm hiểu thêm một số truyện ngắn khác
của tác giả Đỗ Hoàng Diệu nhƣ: Tình chuột, Những sợi tóc màu tang lễ, Cô
gái điếm và năm người đàn ông, Hầm mộ,… Để có đƣợc cái nhìn khái quát và
hệ thống hơn về các nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu từ góc
nhìn giới nữ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu
khác nhau, trong đó những phƣơng pháp chủ yếu đƣợc vận dụng là:
5.1. Phương pháp hệ thống
Khảo sát, hệ thống nhân vật nữ trong tác phẩm của Đỗ Hoàng Diệu ở
mảng truyện ngắn. Xây dựng một cái nhìn toàn cảnh về nhân vật nữ của Đỗ
Hoàng Diệu
5.2. Phương pháp so sánh đối chiếu
Đối chiếu với một số tác phẩm có hình tƣợng nhân vật là nữ tiêu biểu
để tìm ra những nét đặc sắc và khác lạ trong phƣơng thức thể hiện nhân vật
nữ của Đỗ Hoàng Diệu
5.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Từ kiến thức về nhân vật văn học, nhân vật trung tâm, lí thuyết phái tính,
lý thuyết nữ quyền luận, những đánh giá, nhận định về nhân vật nữ nói riêng
và nhân vật trong tác phẩm của Đỗ Hoàng Diệu nói chung để có những kiến
giải về hình tƣợng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu từ góc
nhìn về giới.
6. Đóng góp của khóa luận
Dựa trên cơ sở những khái niệm đã đƣợc xác lập, khóa luận tập trung

khảo sát tập truyện ngắn Bóng đè với cái nhìn hệ thống. Từ đó khóa luận đƣa
cách hiểu, cách kiến giải về nhân vật nữ trong các sáng tác của Đỗ Hoàng
Diệu. Cũng nhƣ chỉ ra giá trị của góc nhìn giới nữ trong việc biểu đạt tƣ
tƣởng, quan niệm thẩm mĩ của nhà văn. Với khóa luận này chúng tôi hy vọng
góp phần làm rõ những nét độc đáo trong việc xây dựng các nhân vật nữ từ
góc nhìn phái tính trong truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu nói riêng. Đồng thời
5


khẳng định sức mạnh và ƣu thế của dòng văn học nữ trong văn học Việt Nam
hiện đại nói chúng
7. Bố cục của khóa luận
Với khóa luận này, ngoài phần mở đầu, phân kết luận và phần tài liệu
tham khảo thì nội dung chính của khóa luận đƣợc chúng tôi triển khai trong
ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Khái quát chung về giới và tiếp cận văn học từ góc nhìn giới
Chƣơng 2: Nhân vật nữ từ góc nhìn giới tính tự nhiên
Chƣơng 3: Nhân vật nữ từ góc nhìn văn hóa – xã hội

6


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIỚI
VÀ TIẾP CẬN VĂN HỌC TỪ GÓC NHÌN GIỚI
1.1. Khái niệm giới
Trong nhiêu công trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra: “Giới
là một thuật ngữ xã hội học xuất phát từ môn nhân loại học, nói đến vai trò
trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho cả nam và nữ. Bao gồm việc

phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn và lợi ích. Giới đề cập đến
các quy tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ không theo thực tế cá nhân. Vai
trò giới đƣợc xác định theo văn hóa, không theo khía cạnh sinh vật học và có
thể thay đổi theo thời gian, theo các xã hội và các vùng địa lý khác nhau. Khi
sinh ra chúng không mạng theo những đặc tính giới mà chúng ta học đƣợc
những đặc tính giới từ gia đình, xã hội và nền văn hóa của chúng ta”.
1.1.1. Giới là một vấn đề khoa học
1.1.1.1. Giới dưới cái nhìn sinh học
Dƣới cái nhìn sinh học các nhà nghiên cứu đã chỉ ra: “giới tính là thuật
ngữ dùng để phân biệt sự khác biệt về thể xác giữa hai mô cấu trúc: giới nam
và giới nữ. Giới tính đƣợc phân biệt rõ ràng qua vóc dáng, hình thể bên ngoài
hoặc nhận biết qua các đặc điểm sinh học bên trong nhƣ nhiễm sắc thể, cơ
quan sinh dục và cấu trúc não bộ”
Những đặc điểm sinh họcanày sẽ có ảnh hƣởng nhất định đến việc phân
công lao động, quy định cách nhận định thế giới khách quan của cả hai giới.
Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do những đặc điểm về cấu trúc não bộ. Các
nhà khoa học đã chỉ ra, bộ não của nam giới lơn hơn nữ giới đến 8% (điều
này không ảnh hƣởng đến khả năng tƣ duy của hai giới). Theo các nhà khoa
học ở nam giới não trái thƣờng làm việc tích cực và phát triển hơn còn ở nữ
giới là não phải. Do đó, khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề là khả năng nổi
trội của nam giới. Còn ở nữ giới thì thiên về ghi nhớ những sự việc lẻ tẻ, chú
trọng tiểu tiết, thiên về cảm xúc. Bởi vậy, nữ giới có thể làm nhiều việc một

7


lúc còn nam giới thƣờng làm việc tập trung hơn. Chính vì vậy trong sáng tác
văn học những sáng tác thiên về lý trí, tổng hợp hiện thực khách quan là sáng
tác của các nhà văn nam. Còn xu hƣớng tự truyện, thiên về cái chủ quan, giàu
cảm xúc là của các nhà văn nữ. Từ đó cũng cho ta thấy đƣợc đặc điểm giới

tính cũng ảnh hƣởng đến công việc sáng tạo văn chƣơng.
Những đặc điểm sinh học về giới đôi khi trở thành lí do giải thích quyền
lực của mỗi giới trong xã hội. Không chỉ về vóc dáng, hình thể mà những đặc
điểm sinh học còn trở thành nguyên nhân để thiết lập quyền lực cho nam giới.
Các nhà nữ quyền luận do đó đã nhìn thấy những hạn chế mà thuật ngữ giới
tính – sex, sexe đem lại. Và họ đã sáng lập ra thuật ngữ gender, gende để phân
biệt những đặc điểm về mặt tâm lí, kinh tế, xã hội… Để lý giải một cách
thuyết phục vì sao phụ nữ bị xếp vào địa vị kém hơn hẳn đàn ông, từ đó tạo
cơ sở cho công cuộc đấu tranh đòi bình đẳng giới.
1.1.1.2. Giới dưới cái nhìn của các nghành khoa học khác
Ngành nghiên cứu tâm lí học giới đã hình thành cả một chuyên nghành
nghiên cứu về giới. Nó đã khắc phục những quan điểm phiến diện cho sự
thống trị của nam giới là do những điều kiện tƣ nhiên quyết định và chỉ ra
nguồn gốc của sự khác biệt giới trong xẫ hội là do hoàn cảnh gia đình, mối
trƣờng sống, điều kiện văn hóa, xã hội.
Xã hội học cũng quan tâm đến vấn đề giới từ đó chỉ ra các nhân tố xã
hội đã tác động đến tác dộng đến sự phân chia giới và sự bất bình đẳng giới.
Trong xã hội học, ta tìm thấy những đặc điểm khác biệt giữa nam và nữ cả về
gia đình, xã hội, phân công lao động xã hội,.., những yếu tố tác dộng đến sự
phân biệt hai giới trong xã hội.
Nhƣ vậy tâm lý học và xã hội học đều chỉ ra sự khác biệt về giới có
nguồn gốc từ những quan niệm, văn hóa, xã hội và môi trƣờng sống. Quan
niệm này đƣợc các nhà nữ quyền luận hƣởng ứng. Simone de Beauvoir cho
rằng “Ngƣời ta không sinh ra là đàn bà, ngƣời ta trở thành đàn bà dƣới sự ảnh
hƣởng giáo dục phụ quyền chế” [3]. Bourdieu cho rằng điều đó cũng đúng với
đàn ông “Ngƣời ta không sinh ra là đàn ông. Ngƣời ta trở thành đàn ông” [3].
Và xuyên qua cả một nền giáo dục quyền lực của đàn ông đã đƣợc hình thành.

8



Quyền lực của họ cũng đƣợc thể hiện ở trong lĩnh vực văn hóa tinh thần mà
văn học là một hình thái ý thức xã hội tiêu biểu.
1.1.2. Giới trong sáng tác văn học
Lý thuyết về giới cũng cóaảnh hƣởng quan trọng tới sáng tác văn học
mà tiêu biểu làasự xuất hiện của dòng vănahọc nữ quyền trên thế giới. Nói về
giới trong sáng tác văn học làanói tới một khái niệm không đồng nhất với văn
học nữ quyền. Văn học nữ quyền viết dƣới ảnh hƣởng của chủ nghĩa nữ
quyền đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Chủ nghĩa nữ quyền là suy nghĩ về sự bình
đẳng của hai phái trong xã hội và phản đối có tổ chức với chế độ gia trƣởng
và phân biệt đối xử giống phái. Chủ nghĩa nữ quyền không thừa nhận mẫu
văn hóa chia khả năng của con ngƣời thành đặc điểm nam tính và nữ tính và
tìm cách xóa bỏ sự bất lợi trong xã hội mà phái nữ thƣờng gặp”. Văn học nữ
quyền từađó đƣợc hiểu-nhƣ một dòng vănahọc dấn thân, dấu tranh cho quyền
lợi của phụ nữ và đƣợc viết bởi những ngƣời phụanữ. Còn nói tới vấn đề giới
trong sáng tác trong văn học làađề cập đến một vấn đề rộng hơn vấn đề nữ
quyền, đóalà tƣơng quan giữa hai giới trong sáng tác văn chƣơng, những ƣu
thế riêng của từng giới trong sáng tác. Lẽ tất nhiên vai trò sáng tác của nam
giới đã đƣợc lịch sử công nhận nên nói tới vấn đề giới trong văn học. Văn học
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là chủ yếu nói tới sáng tác của riêng giới
các cây bút nữ trong quá trình tự khẳng định mình, khẳng định bản sắc riêng
của giới mình.
Văn chƣơng vốn dĩ đƣợc cho là nơi mà ngƣời phụ nữ không đƣợc
khuyến khích sáng tác nghệ thuật. Bởi vậy mà trong sáng tác văn học vấn đề
giới không đƣợc các nhà nghiên cứu thật sự quan tâm. Mãi cho tới khi phong
trào nữ quyền phát triển mạnh mẽ một cách sâu rộng, rồi sau đó tràn sang cả
lĩnh vực văn học thì vấn dề nữ quyền mới thực sự đƣợc quan tâm. Dấu hiệu
đầu tiên trong việc phát triển nở rộ của phong trào nữ quyền đƣợc thể hiện ở
việc xuất hiện ngày càng nhiều các cây bút nữ. Họ dần vƣơn lên, dành lại địa
vị và vai trò của mình từ trong đời sống xã hội và khẳng định tài năng của

mình ở trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, mà cụ thể là sáng tác văn chƣơng.
Ở các nƣớc có tƣ tƣởng tƣởng bộ đặc biệt là phƣơng Tây các nhà văn lớn nhƣ
Simone de Beauvoir, Virgina Woolf đƣợc đánh giá là một trong những cây
9


bút nữ đầu tiên đã đặt nền móng cho văn học nữ quyền. Chính vì sự vƣơn lên
của lực lƣợng các cây bút nữ đã dần chứng tỏ ƣu thế của họ trong việc sáng
tạo văn học nghệ thuật. Sự thành công của các nhà văn nữu đã ngấm ngầm
khẳng định các nhà văn nữ có quyền đứng ngang hàng với các nhà văn nam
trong lĩnh sáng tác văn học và ngay trong cả lĩnh vực đời sống văn hóa –
chính trị - xã hội.
Một điều hiển nhiên rằng khi chúng ta đem một nhà văn nữ và một nhà
văn nam lên bàn cân để so sánh, thì sẽ thấy rất nhiều điểm khác biệt trong
quan điểm nghệ thuật, cách đánh giá và cách phản ánh hiện thực cuộc sống.
Đã có thật nhiều các tác phẩm viết về ngƣời phụ nữ bởi các nhà văn nam, thế
nhƣng dù có cách nhìn tốt đẹp và mĩ miều đến đâu thì nó vẫn không thoát ra
khỏi sự chi phối của cái nhìn nam quyền trong khi nhà văn snags tạo tác
phầm. Chính vì vậy, chỉ khi nào ngƣời phụ nữ đƣợc trao tặng cây bút, đƣợc
quyền sáng tác và tự do trong việc lên tiếng viết về giới mình. Thì khi đó văn
học mới thật sự đạt đến sự bình đẳng, mọi nhà văn đều ngang hàng nhau
không phân biệt giới tính, tôn giáo, màu da nhƣ bao ngƣời đã mong ƣớc. Vì lẽ
đó mà trong những tác phẩm các nhà văn nữ viết về giới mình ta mới thấy
rằng chƣa boa giờ ngƣời phụ nữ lại xuất hiện một cách tự tin và mạnh mẽ đến
vậy. Bởi vì khi viết về mình họ mới khẳng định đƣợc vai trò, giá trị và địa
mình, họ bộc lộ niềm tƣ hào về giới tính và đòi hỏi những quyền lợi từ tƣớc
đến nay tƣ tƣởng nam quyền luôn kìm hãm họ. Nhìn vào trong văn học đƣơng
đại ngày nay, ta thấy một điện mạo hoàn toàn khác so với nền văn học trƣớc
đó bởi vì chƣa bao giờ ngƣời phụ nữ lại bƣớc vào văn học một cách tự tin và
đầy say mê nhƣ thế.

Khi nhắc đến vấn đề giới trong sáng tác văn học thì không thể không
nhắc đến vấn đề tính dục. Tính dục từ trƣớc đến nay vốn đƣợc coi là một
trong những đặc điểm sinh học quan trọng để phân biệt giới tính giữa hai phái
nam giới và nữ giới. Đồng thời tính dục cũng đƣợc coi là địa bàn sáng tác của
đàn ông, là nơi đucợ gọi là vùng cấm, là lãnh địa trong sáng tác của các nhà
văn nữ. Thế nhƣng, trong văn học đƣơng đại ngày nay, vấn đề tính dục đã trở
thành một miền đất hứa đầy mới mẻ và lí thú để đón nhận các cây bút nữ vào
cày sới trong lĩnh vực sáng tác văn chƣơng. Tại mảnh đất hứa này, họ đã thể

10


hiện tài năng cũng nhƣ ngấm ngầm bộc lộ những ƣu thế, những suy nghĩ và
quan điểm riêng của giới mình.
Nhƣ vậy, nói đến vấn đề giới trong sáng tác văn học là nói đến sự vƣơn
lên của lực lƣợng các nhà văn nữ trong sáng tác văn học. Các nhà văn nữ đã
bộc lộ ƣu thế của mình so với các nhà văn nam trong sáng tác văn học nghệ
thuật. Đặc biệt là sự khác nhau trong việc cách nhìn nhận và đánh giá về hình
tƣợng ngƣời phụ nữ cụ thể hơn là về tính dục trong văn chƣơng. Chính những
đặc điểm riêng biệt này đã khẳng định vai trò và ƣu thế của các nhà văn nữ so
với các nhà văn nam, điều này đã góp phần không nhỏ vào cuộc đấy tranh đòi
quyền bình đẳng giới trong xã hội.
1.2. Vấn đề giới tính (sex) và phái tính (gender) trong nghiên cứu văn học
1.2.1. Phân biệt khái niệm giới tính (sex) và phái tính (gender)
Hai khái niệm giới tính (sex) và phái tính (gender) lâu nay đã đƣợc luận
bàn khá nhiều ở một số lĩnh vực nhƣ: sinh học, tâm lí học, xã hội học chứ
không riêng gì trong nghiên cứu văn học. Có ngƣời đề xuất dịch “gender” là
giới tính xã hội còn “sex” là giới tính sinh học. Một số ngƣời lại hiểu “gender”
là giới và “sex” là giới tính. Một hƣớng xác lập khác còn gọi “gender” là giới
tính và “sex” là phái tính…. Theo chúng tôi những cách xác định tên gọi ở trên

có phần rƣờm rà và chƣa thống nhất. Dẫn đến việc dễ lẫn lộn khó phân biệt
giới và giới tính. Vì thế, ở đây chúng tôi thống nhất với cách xác lập phổ biến
hiện nay là giới tính (sex) và phái tính (gender). Trên một ý nghĩa khái quát, có
thể hình dung về hai khái niệm này nhƣ sau:
Phái tính (gender) là khái niệm dùng để phân biệt ngƣời nam và nữ dựa
trên các đặc điểm về văn hóa - xã hội. Theo đó, mỗi xã hội sẽ tùy thuộc vào
những tập tục văn hóa và những quy tắc ứng xử riêng của nền văn hóa ấy mà
hình thành quan điểm mang tính đặc thù về nam tính và nữ tính. Cụ thể nhƣ
trong xã hội Việt Nam ta, từ bấy lâu nay do ảnh hƣởng sâu sắc của tƣ tƣởng
trọng nam khinh nữ. Vì thế khi nhắc đến ngƣời nam là ngƣời ta liền nghĩ tới
phái mạnh, những ngƣời trụ cột trong gia đình và ra ngoài xã hội. Nam giới
do ƣu thế về sức mạnh cơ bắp cho nên đã trở thành “kẻ mạnh” lo những việc
chinh chiến bảo vệ tổ quốc. Ngƣợc lại, nhắc đến phụ nữ la ngƣời ta liên tƣởng

11


đến “phái yếu”, những ngƣời chân yếu tay mềm, đứng đằng sau đàn ông lo
việc trong gia đìn và chăm sóc con cái và hầu nhƣ không có tiếng nói trong
những việc quan trọng mang tính chất quyết định. Ngày nay cuộc sống ngày
càng phát triển hơn đãn đến sự thay đổi trong tƣ tƣởng và nhận thức, vai trò
của ngƣời nam và ngƣời nữ đang đàn trở nên bình đẳng. Nhƣ thế, phái tính là
sản phẩm đƣợc kiến tạo trên nền tảng của văn hóa - xã hội. Nó không dĩ thành
bất biến mà có thể biến đổi theo sự vận động của nền văn hóa - xã hội. Nói
khác đi, mỗi không gian văn hóa - xã hội, ở vào những thời điểm lịch sử cụ
thể lại có thể hình thành những diễn ngôn khác nhau về phạm trù phái tính.
Trong khi đó, khái niệm giới tính (sex) thƣờng đƣợc sử dụng nhằm phân biệt
nam giới và nữ giới về mặt sinh học thông qua những yếu tố nhƣ hoãc môn,
nhiễm sắc thể, buồng trứng, âm vật, dƣơng vật… Khác với phái tính, giới tính
là những đặc điểm sinh học bẩm sinh, mang tính phổ quát và không thay đổi ở

cả hai giới.
Trên đây là sự phân biệt chỉ mang tính chất tƣơng đối bởi nếu tƣ duy sâu
hơn sẽ thấy phái tính (gender) là một khái niệm không đơn thuần chỉ nhằm
phân biệt hai giới nam và nữ dƣới áp lực của văn hóa - xã hội. Mặc dù có sự
khác nhau nhƣng chúng có mối liên hệ rất mật thiết giống nhƣ hai mặt của tờ
giấy. Nói cách khác, chúng là hai mặt cùng tồn tại trong mỗi bản thể ngƣời.
Do đó, xem xét diễn ngôn về giới nữ trong văn học thực chất là việc phân
tích, lí giải cơ chế hình thành phát ngôn về các mặt phái tính và giới tính (mặt
xã hội và mặt sinh học) của ngƣời phụ nữ.
1.2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề giới nữ trong văn học
Trong tiến trình văn học, kể từ khi hệ thống chữ viết đƣợc hình thành,
các nhà văn nam chiếm vị trí sáng tạo tuyệt đối và chi phối toàn bộ nền văn
học. Nếu để ý kĩ ta sẽ thấy không phải vô tình mà “man” trong tiếng anh vừa
có ý nghĩa là “nam” và còn có ý nghĩa là “nhân loại”. Trong khi đó “woman”
nghĩa là “nữ” nhƣng lại đƣợc sinh ra từ nam. Có thể nói tƣ tƣởng “trọng nam
khinh nữ” từ lâu nay đã ăn sâu bén rễ vào trong đời sống xã hội và thậm chí
còn ảnh hƣởng tràn sang lĩnh vực sáng tạo và thƣờng thức văn học nghê thuật,
cũng nhƣ nhiều các hoạt động văn nghệ, văn hóa giải trí khác. Trong hoạt
động thƣởng thức văn học nhƣ những cuộc tọa đàm, đàm đạo về văn chƣơng
12


thì chỉ có mặt của những ngƣời nhà văn nam. Dƣờng nhƣ là ta không thấy
bóng dáng ngƣời phụ nào trong các cuộc thƣởng thức văn chƣơng đó, và họ
quan niệm rằng văn chƣơng không dành chỗ cho “nữ nhi thƣờng tình”. Ta
xuất phát từ trong văn học trung đại lực lƣợng sáng tác chính về cơ bản là
thuộc về đàn ông. Thực ra ta cũng bắt gặp những cây bút nữ tài năng nằm
ngoài vòng cƣơng toả của chế độ nam quyền nhƣ: Ba Huyện Thanh Quan,
Đoàn Thị Điểm, và đặc biệt là thi sĩ Hô Xuân Hƣơng. Trong sáng tác của các
cây bút nữ thời bấy giờ đã nhìn thấy sự nổi loạn và tràn đầy tinh thần phản

kháng. Thế nhƣng những sáng tác của các cây bút nữu thời bấy giờ vẫn chủ
yếu là những tiếng than khóc về thân phận, số phận ngƣời phụ nữ đặc biệt là
trong các khúc tự tình của nữ sĩ họ Hồ, đó cũng là lí do khiến cho Bà Chúa
thơ Nôm từng phải ao ƣớc mà thốt lên rằng:
“Ví đây mà đổi phận làm trai đƣợc
Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu”
Đọc hai câu thơ này ta thấy trong đó dƣờng nhƣ ấn dấu một trạng thái tâm lý
muốn phản kháng, muốn đổi phận không chỉ của riêng Hồ Xuân Hƣơng mà là
của tất cả giới nữ nói chúng. Mong ƣớc của nữ sĩ họ Hồ, cho ta thấy khao
khát muốn đổi phận ấy dƣờng nhƣ là không thể thực hiện đƣợc trong thực tế.
Bên cạnh đó, dƣờng nhƣ tác giả đã gián tiếp xác nhận vị thế thống trị của đàn
ông trong xã hội.
Bƣớc sang thời kì hiện đại, xã hội phát triển, đời sống của nhân dân
đƣợc cải thiện khiến cho dân trí nâng cao. Địa vị và đời sống của ngƣời phụ
nữ cũng đƣợc cải thiện. Ngƣời phụ nữ lúc này đƣợc đi đến trƣờng học chữ,
đƣợc tự do tham gia ứng cử và bầu cử, sự xuất hiện của phụ nữ cũng có trong
các bộ máy hành chính. Và hiển nhiên quá trình thay đổi nhận thức của xã hội
về phái yếu không phải lúc nào cũng diễn ra một cách thuận lợi và mau lẹ mà
phải trải qua rất rất nhiều sự cản trở, khó khăn, sóng gió.
Với sự ra đời của Hội phụ nữ Việt Nam sau năm 1945 thì vai trò và vị
trí của phụ nữ đã đƣợc thay đổi và đặc biệt đề cao. Đây chính là điều kiện văn
hóa - xã hội vô cùng thuận lợi để cho dòng “văn học nữ tính” có cơ hội nảy
nở và phát triển. Dần dần ta thấy hàng loạt các cây bút nữ xuất hiện, đội ngũ

13


các nhà văn nữ cầm bút đông đảo hơn. Và đặc biệt nam giới và xã hội cũng
thừa nhận tài năng của họ bằng việc có rất nhiều các tác phẩm của họ đƣợc sử
dụng để dạy và thi cử trong nhà trƣờng các cấp từ trung học phổ thông cho

đến cấp đại học. Chỉ riêng trong lĩnh vực văn học ta cũng đã thấy rất rõ sự
thay đổi về ý thức phái tính và thái độ đề cao vai trò của nữ giới.
Kể từ năm 1986 đến nay sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng nghỉ
của đất nƣớc theo hƣớng đổi mới và hội nhập. Kết hợp với đó là những nỗ lực
về bình đẳng giới đã tạo nên những điều kiện thuận lợi giúp nâng cao địa vị
vai trò của ngƣời phụ nữ. Họ đã dám đấu tranh thoát khỏi sự áp chế của đàn
ông, họ có khả năng tồn tại độc lập và có thể tự quyết số phận của mình. Ngày
nay ta bắt gặp hình ảnh ngƣời phụ nữ hiện đại không chỉ sinh hoạt nơi góc
bếp mà họ đã mạnh dạn tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội – văn
hóa - chính trị. Nhƣng quan trọng hơn, ý thức về giới đã lan tỏa và ăn sâu vào
tâm thức của nhân dân và đặc biệt là đội ngũ cán bộ cầm bút. Chính sự nhận
thức một cách tựu giác về vai trò và địa vị của giới mình một cách tự giác đã
tạo nên âm hƣởng nữ quyền trong văn học.
Trong văn học, hình tƣợng ngƣời phụ nữ vốn xuất hiện từ lâu thế nhƣng
toàn bộ phẩm chất, giá trị của họ đều đƣợc phản ánh và nhìn nhận bằng đôi
mắt nam quyền và đƣợc viết bới các nhà văn nam. Chỉ khi nào, các vấn đề
của ngƣơi phụ nữ thoát khỏi sự đánh giá dƣới những giá trị và quan điểm của
hệ tƣ tƣởng nam quyền thì khi đó văn học nữ tính mới xuất hiện đầy đủ với
đúng nghĩa của nó. Sau 1986, văn học Việt Nam cũng chứng kiến sự phát
triển vô cùng mạnh mẽ của dòng văn học nữ tính. Ta có thể kể đến sự góp mặt
của những cây bút có thực tài nhƣ: Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Võ
Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hoàng Diệu, Vi Thùy Linh, Nguyễn Ngọc
Tƣ,… Những cây bút nữ vô cùng tài năng này đã đem đến cho văn đàn Việt
Nam một diện mạo mới mẻ với những tiếng nói vô cùng thời sự và cấp bách.
Buộc các nhà văn và các nhà phê bình nam giới phải nhìn nhận lại và thừa
nhận tài năng của họ.
Tuy các nhà văn nữ xuất hiện nhiều thế nhƣng trong thực tế vấn đề phái
tính và dòng văn học nữ tính đến nay vẫn chƣa nhận đƣợc sự quan tâm và
nhìn nhận một cách nghiêm túc. Sự xuất hiện của dòng văn học nữ tính và
14



trào lƣu văn học nữ quyền trong văn học có thể đánh giá là một bƣớc đi xa và
lâu dài trong sự phát triển của văn học theo hƣớng dân chủ hóa. Nghiên cứu
vấn đề giới nữ trong lĩnh vực văn học thực sự đã tạo ra một cuộc “cách mạng
giới”. Cuộc cách mạng triệt để và toàn diện này đã chính thức đánh đổ hoàn
toàn sự thống trị tự nhiên của chế độ phụ quyền và chủ nghĩa nam giới trung
tâm trong văn học, mang đến một hƣớng nghiên cứu mới, là bàn đạp thúc đẩy
của văn học nữ quyền phát triển sâu rộng hơn.
1.3. Tác giả Đỗ Hoàng Diệu và các sáng tác tiêu biểu
1.3.1. Tác giả Đỗ Hoàng Diệu
Trong văn học Việt Nam những năm trƣớc đây, dƣờng nhƣ thiếu vắng
gƣơng mặt của các cây bút nữ. Ngƣời phụ nữ bị xã hội phong kiến ràng buộc
bị bó buộc bởi những luật lệ hà khắc, bởi những quan niệm “tam tòng tứ
đức”, “công dung ngôn hạnh”. Thế nên đã giới hạn khả năng phát huy sự sáng
tạo văn học nghệ thuật của ngƣời phụ nữ.
Phải đến văn học hiện đại chúng ta mới thấy bóng dáng của các cây bút
nữ, tuy nhiên cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Văn học Việt Nam từ đầu
thế kỉ XX cho đến những năm 1975 đa phần là các cây bút nam. Từ các thế
hệ nhà văn nhƣ: Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công
Hoan… đến các thế hệ nhà văn tiếp theo nhƣ: Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc,
Kim Lân, … và sau này có Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp,..
Nhƣng nói đến sự phát triển của các cây bút nữ phải kể đến thời kỳ sau
1945, hàng loạt các cây bút nữ trẻ bắt đầu nở rộ và họ dần dần chứng tỏ đƣợc
tài năng và vị trí của mình. Sau thời kỳ đổi mới, cùng với sự khẳng định vững
vàng của hàng loạt cây bút nhƣ: Nguyễn Minh Châu, Xuân Thiều, Nguyễn
Quang Sáng… Là sự xuất hiện của hàng loạt các cây bút trẻ đầy triển vọng,
vói những phong cách hết sức độc đáo và có phần có nhiều táo bạo: Nguyễn
Ngọc Tƣ, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh…
Trong đó cái tên Đỗ Hoàng Diệu cũng đƣợc nhắc đến nhƣ một hiện tƣợng

đƣợc đông đảo công chúng quan tâm chú ý.
Năm 1976 nhà văn Đỗ Hoàng Diệu ra đời tại Thanh Hóa. Sau nhiều năm
học tập và rèn luyện cô thi đỗ cử nhân báo chí và sau này làm việc và sinh
15


sống tại Hà Nội. Đố Hoàng Diệu đến với khán giả không phải ở văn đàn Việt
Nam mà là trên văn đàn hải ngoại với truyện ngắn Tình chuột, in trên Hợp
Lƣu số 74 (tháng 12/2003 – 1/2004), rồi liên tiếp các tác phẩm khác ra đời
ngay sau đó nhƣ: “Những sợi tóc màu tang lễ (Hợp Lƣu 75), Cô gái điếm và
năm người đàn ông (Hợp Lƣu 76), Bóng đè (Hợp Lƣu 78), Dòng sông hủi
(Hợp Lƣu 80) và Vu quy (Hợp Lƣu 82)”. Nổi tiếng ở nƣớc ngoài danh tiếng
của cô liền vang xa về trong nƣớc. Biết đƣợc danh tiếng của cô Nhà xuất bản
Đà Nẵng đã nhanh chóng nhận in tập Bòng đè, trong đó có ba truyện: Dòng
sông hủi, Bóng đè, Vu quy,… cũng với một số truyện ngắn khác. Ngay khi
mới xuất hiện tập truyện ngắn này đã gây xôn xao dƣ luận và trở thành đối
tƣợng bàn bạc, phê bình và công kích rất lớn tƣ phía dƣ luận trong những năm
gần đây.
1.3.2. Giới thiệu các sáng tác của Đỗ Hoàng Diệu
Đỗ Hoàng Diệu ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn thế giới và nổi tiếng
vọng về Việt Nam đã đƣợc nhận định là một hiện tƣợng mới nổi của nên văn
học Việt Nam đƣơng đại. Cô xuất hiện lần đầu không phải trên văn đàn Việt
Nam mà là trên văn đàn hải ngoại với truyện ngắn Tình chuột, in trên Hợp
Lƣu số 74 (tháng 12/2003 – 1/2004), rồi sau đó cô liên tiếp cho ra đời các tác
phẩm nhƣ: “Những sợi tóc màu tang lễ (Hợp Lƣu 75), Cô gái điếm và năm
người đàn ông (Hợp Lƣu 76), Bóng đè (Hợp Lƣu 78), Dòng sông hủi (Hợp
Lƣu 80) và Vu quy (Hợp Lƣu 82)”. Nổi tiếng ở nƣớc ngoài danh tiếng của cô
nhanh chóng vang xa về trong nƣớc. Nhà xuất bản Đà Nẵng nhận in tập Bòng
đè, trong đó có ba truyện: “Bóng đè, Vu quy, Dòng sông hủi cũng với một số
truyện ngắn khác: Linh thiêng, Hoa máu, Bốn người đàn bà và một đám tang,

Huyền thoại về lời hứa và Căn bệnh”. Tập Truyện ngắn Bóng đè ra trình làng
đã gây một cơn sốt cho đọc giả bởi cách viết mới lạ so với truyền thống.
Trong tác phẩm này Đỗ Hoàng Diệu đã đem đến cho văn đàn Việt Nam một
cách viết vô cùng khác lạ kết hợp với thứ ngôn ngữ có lúc tinh tế nhƣng có
lúc mang tính nhục dục thậm chí thô thiển. Phải chăng đó là cách viết tân tiến,
chịu ảnh hƣởng của lối viết Châu Âu, hay là nét phong cách riêng của tác giả
này. Câu chuyện có hay hay là dở nhƣ thế nào ta chƣa vội vàng nhận định và
phán xét, thế nhƣng phải khẳng định một điều rằng sự ra đời của những trang

16


viết bày của cô đã làm cho dƣ luận văn đàn Việt Nam đang lặng lẽ bỗng trở
nên xôn xao kỳ lạ. Một loạt các lời khen chê xuất hiện trên các báo, các trang
web cũng vào cuộc với nhiều hội thảo, rồi sự phỏng vấn của các cơ quan nƣớc
ngoài. Đặc biệt bạn đọc trên khắp cả nƣớc cũng lên cơn sốt Đỗ Hoàng Diệu,
ngƣời ta mua sách, ngƣời ta lên mạng, ngƣơi ta bàn tán, làm cho đời sống văn
học tƣởng nhƣ quá im lặng trong thời đại công nghệ thông tin đại chúng trở
nên sôi động.
Xung quanh tập truyện ngắn Bóng đè có nhiều ý kiến khác nhau, có ngƣời
cho đây là một sự đổi mới vô cùng mạnh dạn trên văn đàn nƣớc ta. Có một số
ngƣời còn liên hệ với các nhà văn có tên tuổi ở lớp trƣớc nhƣ Nguyễn Công
Hoan, Nam Cao, Tô Hoài. Nhƣ Phạm Toàn có nói: “Vì những tác phẩm
truyện ngắn mới xuất hiện đã mạng một giọng điệu khác đi so với những
thành tựu trƣớc chúng”. Bên cạnh những lời khen ngợi Đỗ Hoàng Diệu, cụ
thể là truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu có những nhà văn, nhà phê bình có tên tuổi
nhƣ: Châu Diên, Nguyên Ngọc và một số nhà văn, nhà phê bình khác. Nhà
văn Nguyên Ngọc đã từng nhận xét: “Trong vài năm trở lại đây ông có tâm
trạng bi quan về văn học Việt Nam, nhƣng với Bóng đè ông nhận ra mình đã
lầm. Ông cho rằng cũng nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh trƣớc đây, Đỗ

Hoàng Diệu là một bất ngờ và sự ra đời của một cuốn sách nhƣ Bóng đè đã
đánh đấu một khởi đầu mới của một thời kỳ mới”. Phạm Xuân Nguyên khi
viết giới thiệu sách cũng nhận định nhƣ sau: “Đỗ Hoàng Diệu tự mở cho mình
một cuộc sống bị che khuất hay câm lặng”
Bên cạnh những lời khen thì cũng có không ít ngƣời chê những tác
phẩm của Đỗ Hoàng Diệu, họ cho rằng Bóng đè là một tác phẩm gợi dục rẻ
tiền, Đỗ Hoàng Diệu chỉ là cây bút tầm thƣờng. Độc giả với những sáng tác
của Đỗ Hoàng Diệu có khen và cũng có cả những lời chê. Họ khen lối viết
mới mẻ của cô, có những ẩn dụ sâu xa về sex, thế nhƣng sex trong các sáng
của cô chỉ là phƣơng thức để truyền tải thông điệp. Còn chê ở chỗ các sáng
tác chứa những ẩn dụ về sex chƣa thật sự chính xác, thậm chí phỉ báng cả quá
khứ dân tộc và nhiều trang viết gợi dục quá ngƣỡng của thời đại chúng ta.
Vấn đề khen hay là chê cũng là điều dễ hiểu, với ngƣời tân tiến, tiếp xúc
nhiều với cách viết Châu Âu thì dễ dàng chấp nhận. Nhƣng những ngƣời còn
17


giữ cách viết truyền thống thì phản ứng dữ dội với cách viết quá trần tục của
cô. Họ cho rằng những vấn đề tế nhị, nhục dục của con ngƣời không nên phô
trên trang giấy. Nhƣng cuộc sống bao giờ cũng có mặt phải cả mặt trái. Phải
chăng Đỗ Hoàng Diệu chỉ miêu tả đời thực mà thôi. Nhƣng hiện thực cuộc
sống đó có mấy ai dám viết, dám nói nhƣ cô hay không mới là vấn đề. Có rất
nhiều hiện tƣợng ngƣời thấy, ngƣời ta nghĩ nhƣng lại chẳng dám viết ra. Họ
cho rằng đó là phô trƣơng hay thô thiển lộ liễu. Nhƣng tại sao lại thế, tại sao
lại phải dấu cái hiện thực kia. Đó cũng chính là điều chúng ta cần hiểu, cần
biết. Cái thực tại mà cả lũ đàn ông xăm soi là gạt cô gái, đẩy cô gái vào cái
chết vì sự lầm lỡ, mong gặp ngƣời yêu phƣơng xa của mình. Cái thực trạng
mà lễ giáo phong kiến cổ hủ trói buộc khiến một cô gái phải bốn lần tuyệt
tình, để đến lần thứ năm phải chấp nhận lấy một ông già tóp teo bất lực. Cái
thực trạng mà năm cậu bé vị thành niên trong lần đầu đƣợc nếm trải mùi vị

đàn bà và bị ám ảnh suốt đời. Cái thực trạng mà một cô gái bị áp chế cả về
tinh thần và thể xác đến nỗi cảm thấy hạnh phúc khi sống trong một làng hủi
còn hơn là bên cạnh ngƣời chồng thù ác. Tất cả là một bức tranh màu xám của
măt trái cơ chế thị trƣờng đã ảnh hƣởng vào đời sống văn hóa xã hội Việt
Nam mấy chục năm sau những trang sách tò mò gợi dục mà Đỗ Hoàng Diệu
tạo nên.
Nhƣng sâu xa hơn những trang viết của Đỗ Hoàng Diệu còn đề cập đến
những vấn đề văn học, lịch sử dân tộc, những cảm tình do ép hôn do cƣỡng
bức và loạn luân. Phải chăng là những ẩn dụ về sự ảnh hƣởng, sự nô lệ ngoại
bang của ngƣời Việt Nam trong thời kỳ lịch sử và còn tàn dƣ cho đến tận bây
giờ. Cái hình ảnh ngƣời đàn bà cong lƣng hình chữ S bị cƣỡng hiếp một cách
chua chát và thích thú.
Nhƣ vậy, ở chƣơng này ngƣời viết tập trung vào ba vấn đề: Thứ nhất là
một số vấn đề chung về giới và thứ hai là vấn đề giới tính và phái tính trong
văn học và thứ ba là về tác giả Đỗ Hoàng Diệu cũng nhƣ các sáng tác tiêu
biểu của cô. Từ đó xác lập cách hiểu vấn đề về giới. Tiếp sau đó, chúng tôi đã
xác lập một cách hiểu chung nhất về hai khái niệm giới tính và phái tính, vì
thực tế giữa hai khái niệm này còn có sự chồng chéo, rƣờm rà. Việc xác lập sẽ
tạo cơ sở để hiểu hơn về văn học nữ tính trong sự so sánh với văn học nam

18


tính đã có từ lâu. Chúng tôi cũng chỉ ra ý nghĩa quan trọng và cấp thiết của
việc nghiên cứu vấn đề giới nữ trong văn học. Sự xuất hiện của dòng văn học
nữ tính và trào lƣu văn học nữ quyền trong văn học có thể đánh giá là một
bƣớc đi xa và lâu dài trong sự phát triển của văn học theo hƣớng dân chủ hóa.
Cuộc cách mạng triệt để và toàn diện này đã chính thức đánh đổ hoàn toàn sự
thống trị tự nhiên của chế độ phụ quyền và chủ nghĩa nam giới trung tâm
trong văn học, mang đến một hƣớng nghiên cứu mới, là bàn đạp thúc đẩy của

văn học nữ quyền phát triển sâu rộng hơn.

19


×