Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết nguyễn đông thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.52 KB, 54 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN ĐÔNG THỨC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN ĐÔNG THỨC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


PGS. TS. PHÙNG GIA THẾ

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng bản
thân. Các số liệu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong
quá trình nghiên cứu đều có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.
TS Phùng Gia Thế - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn
thành khóa luận này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô trong khoa Ngữ
Văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận văn học đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận.
Khóa luận được hoàn thành, song không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và
các bạn để đề tài nghiên cứu của tôi tiếp tục được hoàn thiện. Tôi xin trân
trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2019

Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Hạnh


DANH MỤC VIẾT TẮT
TNXP

Thanh niên xung phong

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5
5. Đóng góp của khóa luận ............................................................................... 6
6. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 6
NỘI DUNG ...................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 7
1.1. Vài nét về tiểu sử và hành trình sáng tác của Nguyễn Đông Thức ........... 7
1.1.1. Vài nét về tiểu sử .................................................................................... 7
1.1.2. Hành trình sáng tác của Nguyễn Đông Thức ......................................... 8
1.1.3. Khái quát bộ ba tiểu thuyết “Ngọc trong đá”, “Vĩnh biệt mùa hè”,
“Trăm sông về biển” của nhà văn Nguyễn Đông Thức .................................. 10

1.1.3.1. Tiểu thuyết “Ngọc trong đá” ............................................................. 10
1.1.3.2. Tiểu thuyết “Vĩnh biệt mùa hè”......................................................... 11
1.1.3.3 Tiểu thuyết “Trăm sông về biển” ....................................................... 12
1.2. Nhân vật văn học ..................................................................................... 13
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................. 13
1.2.2. Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học ................................. 15
1.2.3. Phân loại nhân vật văn học ................................................................... 16
1.2.3.1. Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật................. 16
1.2.3.2 Xét từ góc độ kết cấu ......................................................................... 18
1.2.3.3 Xét từ góc độ thể loại ........................................................................ 18


1.2.4. Vài nét về nhân vật tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu thuyết VN thời kì
đổi mới ............................................................................................................ 20
CHƢƠNG 2: LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
NGUYỄN ĐÔNG THỨC............................................................................... 26
2.1. Nhân vật chính diện ................................................................................. 26
2.1.1. Nhân vật trẻ tài năng, yêu quê hương đất nước .................................... 26
2.1.2. Nhân vật hy sinh vì lợi ích cộng đồng .................................................. 31
2.2. Nhân vật phản diện ................................................................................. 35
2.2.1. Nhân vật thủ đoạn, mưu mô ................................................................. 35
2.2.2. Nhân vật ích kỷ chỉ nghĩ tới lợi ích cá nhân ......................................... 36
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT CỦA NGUYỄN ĐÔNG THỨC .................................................... 39
3.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình ............................................................ 39
3.2. Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm .................................................. 41
3.3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật................................................. 42
KẾT LUẬN .................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong tiểu thuyết, nhân vật luôn đóng vai trò là yếu tố hạt nhân,
kết đọng những tư tưởng, tình cảm của tác giả, giống như “đứa con tinh thần”
của tác giả. Qua việc xây dựng hình tượng nhân vật, bạn đọc có thể thấy được
sự tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Nhân vật càng được xây dựng
chân thực, sống động bao nhiêu thì tác phẩm càng có sức sống mạnh mẽ và
lâu bền bấy nhiêu. Hiểu theo nghĩa nào đó, văn học chính là “tấm gương phản
chiếu đời sống” thông qua phương tiện chủ yếu của nó là nhân vật.
1.2. Nguyễn Đông Thức là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng được nhiều
người yêu thích. Sau hơn 30 năm cầm bút, ông viết khoảng 120 truyện ngắn,
tiểu thuyết như: “Ngọc trong đá”, “Vĩnh biệt mùa hè”, “Trăm sông về biển”,
“Ngôi sao cô đơn”, “Như núi như mây”… Riêng “Ngọc trong đá”, truyện dài
đầu tay, rất nổi tiếng, đã được đạo diễn Trần Cảnh Đôn dựng thành phim thu
hút khán giả một thời.
Các tác phẩm của Nguyễn Đông Thức là những câu chuyện của quá
khứ được dàn trải tinh tế qua từng con chữ, các tác phẩm đó, trước hết là niềm
cảm phục về một thế hệ thanh niên sống thiếu thốn mọi bề nhưng tràn đầy
nhiệt tâm, lý tưởng. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã từng nhận xét: “Thế mạnh
của Nguyễn Đông Thức là biết chắt lọc thời sự, chọn lấy chi tiết đắt giá để
dựng nên hồn vía của cốt truyện”. Nguyễn Đông Thức được mệnh danh là
“nhà văn thế sự”. Ông biết thu nhặt, ghi nhận những sự việc đã từng xảy ra
trong đời thường, để “biến hóa” chúng thành tiểu thuyết. Đặc biệt thế giới
nhân vật trong các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Đông Thức thường là những
nhân vật có đời sống bụi bặm. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn
Đông Thức là thế giới thu nhỏ của những người trẻ, bước những bước đầu
tiên tuy bỡ ngỡ mà háo hức vào đời, với vô vàn lãng mạn, hoài bão cùng
không ít va vấp, tổn thương. Nhưng trên tất cả, vẫn là niềm tin vào cuộc sống,
tin vào ngày mai, và hơn hết là tin vào chính mình. Đây chính là nét độc đáo

nổi bật trong các tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Đông Thức.

1


1.3. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Đông Thức
vừa đa dạng, vừa gần gũi với các nhân vật hiện thực. Vì vậy tìm hiểu và
nghiên cứu “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đông Thức” là
việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực để tác giả khóa luận có thể tìm ra
những điểm độc đáo trong tiểu thuyết của Nguyễn Đông Thức và đánh giá
đúng những đóng góp của nhà văn vào tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương
đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về các tác phẩm
của nhà văn Nguyễn Đông Thức, đặc biệt là các tiểu thuyết của ông. Các bài
bình luận về tiểu thuyết Nguyễn Đông Thức khá hạn chế, phần nhiều là các
bài giới thiệu sách hoặc các bài bình luận về tác giả.
Trong bài viết “Nhà văn Nguyễn Đông Thức viết bằng hồi ức” được
đăng trên web: của tác giả Nguyễn Hiển đã đánh giá cao
về cuốn tiểu thuyết “Không gì và không một ai” : “Tiểu thuyết Không có gì và
không một ai, nhà văn Nguyễn Đông Thức gửi đến độc giả một hành trình đã
đƣợc minh chứng bằng thời gian, có hồn nhiên tinh khôi, rồi chia ly, nƣớc
mắt; có nông nổi, sai lầm và cả những tiếc nuối, đau xót. Và thứ tha…
Điểm mới lạ nhất trong tiểu thuyết lần này của Nguyễn Đông Thức là những
chƣơng hồi ông viết về nghề báo ở TP HCM sau năm 1975, nghề của một
trong ba nhân vật chính. Với 32 năm sống trong nghề báo và làm việc tại tòa
soạn một tờ báo lớn, tác giả đã tỏ ra rất chắc tay khi viết về đề tài này. Lịch
sử nghề báo ở TP HCM từ năm 1975 đã đƣợc khái quát tinh tƣờng qua các
trang viết của ông”
Hay bài báo “Nhà văn Nguyễn Đông Thức và Lê Văn Nghĩa tiết lộ

chuyện 'động trời' thời đi học” được đăng trên điện tử của báo Thanh Niên
vào ngày 22/4/2017. Tác giả Lê Công Sơn đã có những chia sẻ của mình về
tác phẩm của Nguyễn Đông Thức “Nguyễn Đông Thức khi đến với độc giả,
mọi câu chuyện phản ánh trong các trang viết đều có chất liệu có thật từ
chính cuộc đời họ. Từ đó, ký ức về một Sài Gòn xƣa bàng bạc đẹp nhƣ tranh

2


vẽ và một "tuổi thơ dữ dội" của lớp trẻ ngày ấy đã làm lên hai tên tuổi văn
chƣơng cho TP.HCM là Nguyễn Đông Thức và Lê Văn Nghĩa hôm nay”.
Tác giả Lê Minh Quốc thì cũng có đồng quan điểm với hai tác giả trên.
Trong “Nguyễn Đông Thức - Ngọc trong đá” ông viết: “Khi nhà văn Nguyễn
Đông Thức đứng trƣớc những sự kiện ngồn ngộn của đời sống hôm nay, nếu
biết chắc lọc những chi tiết đắt giá nhất để đƣa vào tác phẩm, thì đó cũng là
bản lĩnh của một cây bút có nghề. Dù rằng, trong trăm truyện ngắn của anh,
ta có thể thấy đƣợc những chi tiết đôi lúc tàn nhẫn quá, thì điều làm dịu lòng
ngƣời đọc vẫn là cái nhìn nhân văn của anh với đời sống này. Những truyện
ngắn Lọ lem chờ anh, Ngƣời đàn ông bí mật, Tiên bay về trời... bàng bạc một
ở đó một tấm lòng nhân ái, khiến ta có cảm giác nhƣ trên đƣờng đời mỏi mệt
này ta vẫn còn gặp sự dịu dàng của tình ngƣời đến ấm lòng”.
Bên cạnh những bài viết, đánh giá về các tác phẩm và đóng góp của
Nguyễn Đông Thức với nền văn học Việt Nam nói chung, còn phải kể đến
một số bài viết về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn. Tiêu biểu
trong số đó như:
“Nguyễn Đông Thức và hành trình đầy ắp kỷ niệm” bài xã luận được
đăng trên báo Tuổi trẻ ngày 14/7/2012, tác giả Minh Trang đã nhận xét:
“Không có gì và không một ai đƣợc viết trong vòng hai năm (trễ nhiều so với
dự kiến ban đầu của nhà văn) và cũng là cuốn tiểu thuyết vắt nhiều tâm sức
nhất khi Nguyễn Đông Thức phải hì hụi sửa bản thảo vô số lần, viết cái kết

cho truyện đến… bốn lần, và nhiều lần phải ngồi nghe góp ý của những bạn
văn khắp nơi để có đƣợc một cuốn sách mà bản thân tác giả cảm thấy khá hài
lòng nhƣ hôm nay.Lý do để ông phải viết lại nhiều lần nhƣ thế là bởi mỗi cái
kết tôi đều cho một nhân vật chính… qua đời. Sau rồi nghĩ lại, ở đời nếu chết
đi đƣợc thì quá nhẹ tội, phải sống cho hết cuộc sống này đến cuối đời… ”.
Cũng là một bài xã luận khác với tên “Đời” của nhà văn Nguyễn Đông
Thức có gì?” được đăng trên báo Pháp luật vào ngày 24/11/2018, tác giả
Hoàng Nhân cũng có những nhận xét về các nhân vật nữ trong tác phẩm như
sau: “Trong 12 câu chuyện, có 2 chuyện nhà văn viết từ lâu, có chuyện cách
xa những 24 năm (Bay) nhƣng vẫn còn nguyên tính thời sự. Và Đời của

3


Nguyễn Đông Thức nhƣ những đoạn phim ngắn về những gì đang diễn ra
xung quanh chúng ta. Có 3 truyện đọc khá thú vị (Tình, Mỡ, Bảy) với 3 nhân
vật nữ lớn tuổi. Nhân vật nữ trong Tình theo tình cả đời (hình nhƣ phụ nữ chỉ
yêu thực sự có một lần); hai phụ nữ còn lại càng già càng hóa cáo - ai dám
bảo dạ đàn bà nhƣ cơi đựng trầu?”.
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các công trình
nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Đông Thức chủ yếu là những bài viết,bài xã
luận, bài phỏng vấn về cuộc đời và tính cách của nhà văn, trong khi đó rất ít
các tài liệu, bài viết nói về thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Đông
Thức. Chính vì lý do đó chúng tôi quyết định lấy nghiên cứu “Thế giới nhân
vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đông Thức” làm đề tài nghiên cứu khóa luận
tốt nghiệp của mình.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đông Thức”
chúng tôi muốn khái quát, hệ thống hóa, phân chia các kiểu nhân vật mà nhà

văn đã xây dựng trong tiểu thuyết của mình. Từ đó có thể thấy được những tư
tưởng, quan điểm lập trường của nhà văn về con người, hiện thực xã hội mà
nhà văn đang sống, đặc biệt là hiện thức xã hội nước ta khi bắt đầu bước vào
thời kì đổi mới. Từ đó có thể thấy được sự cách tân mới mẻ trong việc thể
hiện đề tài, xây dựng nhân vật mà Nguyễn Đông Thức đã đóng góp vào đời
sống tiểu tuyết Việt Nam hiện đại.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nhà văn Nguyễn Đông thức đã cống hiến cho nền văn học đương đại
Việt Nam các bộ tiểu thuyết gồm “Ngọc trong đá – (1986)”, “Trăm sông về
biển – (1988)”, “Vĩnh biệt mùa hè – (1993)”

4


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi sử dụng đan xen nhiều phương pháp nghiên cứu
khác nhau, trong có có bốn phương pháp được sử dụng nhiều nhất đó là:
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Chúng tôi sử dụng phương pháp này là chủ yếu, để khai thác và phát hiện
những nét tính cách, nội tâm của các nhân vật. từ đó có những đánh giá khái
quát đối với từng kiểu nhân vật trong hệ thống các nhân vật tiểu thuyết của
Nguyễn Đông Thức.
Phƣơng pháp loại hình:
Sử dụng phương pháp này để chúng tôi phân chia các nhân vật có những
điểm giống nhau vào cùng loại với nhau. Từ đó sẽ xác định được vị trí và ý
nghĩa của nhân vật khi đặt nhân vật đó trong hệ thống cùng loại hình.
Phƣơng pháp hệ thống
Mọi tác phẩm văn học là một chỉnh thế thống nhất về mặt nội dung và
hình thức nghệ thuật. Và nhân vật cũng vậy, nó có sự thống nhất giữa đặc
điểm tính cách nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Đặt

nhân vật trong hệ thống chỉnh thể của tác phẩm, trong mối quan hệ hài hòa
của chỉnh thể nội dung và hình thức, trong hệ thống các nhân vật loại hình,
trong mối quan hệ giữa nhân vật với các nhân vật khác sẽ giúp chúng tôi có
được sự đánh giá chính xác hơn về giá trị tác phẩm và tư tưởng, tài năng của
nhà văn.
Phƣơng pháp so sánh
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để đối chiếu thế giới nhân vật trong
tiểu thuyết của Nguyễn Đông Thức với thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của
một số nhà văn khác cùng thời. Để tìm ra điểm khác biệt độc đáo. Từ đó thấy
được phong cách nghệ thuật xây dựng nhân vật rất riêng của nhà văn Nguyễn
Dông Thức.
Với những phương pháp này, giúp chúng tôi tìm ra được đặc điểm cơ bản về
thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đông Thức. Ngoài ra chúng tôi
còn sử dụng một số phương pháp khác bổ trợ như:
5


- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp tiểu sử tác giả...
5. Đóng góp của khóa luận
5.1 Khái quát lí thuyết về nhân vật văn học, vận dụng để tìm hiểu nhân
vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đông Thức.
5.2 Chỉ ra và phân tích những khía cạnh trong việc tiếp cận con người,
tìm hiểu những loại hình nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Nguyễn Đông
Thức. Phân tích được những “yếu tố độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân
vật của tác giả này. Qua đó, góp thêm tiếng nói khẳng định những đóng góp
quan trọng của Nguyễn Đông Thức vào quá trình đổi mới tiểu thuyết Việt
Nam đương đại”
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận được triển

khai theo các chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung
Chƣơng 2: Loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đông Thức
Chƣơng 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn
Đông Thức

6


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vài nét về tiểu sử và hành trình sáng tác của Nguyễn Đông Thức
1.1.1. Vài nét về tiểu sử
Nhà văn Nguyễn Đông Thức tên khai sinh là Nguyễn Đức Thông sinh
ngày 18 tháng 10 năm 1951 tại Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Hiện đang sống
tại ở quận Tân Bình – Hồ Chí Minh. Ông từng tốt nghiệp đại học Đại học
Luật Sài Gòn.
“Cha là nhà báo Nguyễn Đức Huy, từng làm chủ bút và cộng tác với
các báo như Sài Thành, Sài Gòn Mới..., khi làm thơ ký bút danh Hồng Tiêu
(em ruột của nhà thơ Bút Trà Nguyễn Đức Nhuận). Mẹ là nhà văn nổi tiếng
Bà Tùng Long, ngoài vài chục tập tiểu thuyết tâm lý xã hội được phụ nữ miền
Nam một thời gối đầu giường, bà còn được ghi nhận là người tiên phong mở
mục Gỡ rối tơ lòng trên nhiều tờ báo như Sài Gòn Mới, Tiếng Vang, Phụ Nữ
Ngày Mai, Phụ Nữ Diễn Đàn (tương tự chị Thanh Tâm trên báo Phụ Nữ Việt
Nam ở ngoài Bắc, chị Hạnh Dung trên báo Phụ Nữ TP.HCM). Anh ruột là
nhà thơ Nguyễn Đức Trạch (Trạch Gầm), nhà văn Nguyễn Đức Lập, hiện
đang sống và làm việc ở Mỹ. Học từ mẹ - nhà văn Bà Tùng Long - tính siêng
năng trong nghề viết, Nguyễn Đông Thức được xem là “lực điền trên cánh
đồng chữ” của thế hệ ông. Vậy nhưng, dù viết rất nhiều ông vẫn không thể so
với mẹ mình trong lao động nghề văn”.

“Có thể nói, thế hệ văn chương miền Nam trưởng thành sau năm 1975,
có Nguyễn Đông Thức là “con nhà nòi”. Tuy nhiên con đường vào văn
chương của Nguyễn Đông Thức không vì thế mà thuận lợi hơn người khác,
chỉ thuận lợi chăng là cái “năng khiếu” đã ngấm vào máu thịt từ thuở bé và
nhất là ý thức về nghề. Anh nói: Mẹ tôi quý trọng tất cả những ngƣời viết,
nhƣng thật ngƣợc đời, lại hằng khuyên tất cả anh chị em chúng tôi là hãy
chọn nghề khác, đừng theo nghiệp viết văn - làm báo. Trƣờng văn trận bút là
một nghề hƣ danh, bạc bẽo, lành ít dữ nhiều. Năm 1977, khi tôi từ TNXP
chuyển về làm báo Tuổi Trẻ, mẹ tôi chỉ thở dài, rồi sau đó lại đổi buồn làm
vui, khuyên tôi những điều cần làm và cần tránh trong nghề báo, trong đó
7


quan trọng nhất là câu làm báo là để giúp ngƣời. Nghe lời mẹ, tôi làm báo
đến nay hơn 30 năm, hầu nhƣ không phạm sai lầm nào đáng kể. Trong thời
gian làm báo Tuổi Trẻ, khi bùng lên cuộc chiến tranh Tây Nam, anh lại xung
phong đi bộ đội. Nay anh phụ trách Tủ sách Tuổi Trẻ, và cùng với anh Đoàn
Thạch Biền chủ xị tập san Áo Trắng, tự nguyện làm bà đỡ cho các cây bút
trẻ”.
1.1.2. Hành trình sáng tác của Nguyễn Đông Thức
Nguyễn Đông Thức là một trong những nhà văn tieu biểu của văn học
hiện đại Việt Nam.
Thời điểm đất nước thống nhất, Nguyễn Đông Thức đang là sinh viên
khoa Luật . Ngày 20/7/1975, Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh xây dựng 4 đại
đội đầu tiên của Lực lượng Thanh niên xung phong, đến ngày 28/3/1976 thì
chính thức ra quân với trên 10.000 đội viên, hừng hực sức trẻ đi vào những
chiến dịch khai hoang phục hóa đất đai, làm thủy lợi, xây dựng nhà ở và các
công trình phục vụ đồng bào từ thành phố lên định cư tại các vùng kinh tế
mới.
Nguyễn Đông Thức là một trong những người trẻ để lại đô thành sau

lưng, góp phần làm nên đội quân hùng tráng và đẹp đẽ ấy. Chính từ phong
trào được đích thân nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi ấy là Bí thư Thành
ủy TP Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi và động viên lên đường này, đã xuất hiện
thế hệ văn nghệ sĩ mới của miền Nam, như Nguyễn Nhật Ánh, Đỗ Trung
Quân, Cao Vũ Huy Miên, Nguyễn Đức Trung, Lã Văn Cường, Lê Văn Lộc…
Và tất nhiên, có Nguyễn Đông Thức nữa.
Qua những bài viết Nguyễn Đông Thức gửi về từ Thanh niên xung
phong, báo Tuổi Trẻ nhận ra khả năng viết lách của ông và đã xin ông về làm
phóng viên từ năm 1977. Năm 1979, mặt trận Tây Nam bùng nổ, Nguyễn
Đông Thức lại tình nguyện vào bộ đội sang Campuchia làm nghĩa vụ quốc tế.
Trở về từ chiến trường biên giới Tây Nam khét lẹt mùi thuốc súng, Nguyễn
Đông Thức chính thức dấn bước vào con đường chữ nghĩa với "hai tay hai
súng" vừa viết văn vừa làm báo tại tòa soạn duy nhất là Tuổi Trẻ cho đến
ngày về hưu.
8


Những năm tháng sống ở Thanh niên xung phong, đã tạo nên một
nguồn cảm hứng cho hầu hết các sáng tác của ông, phần lớn tác phẩm của ông
viết về chủ đề Thanh niên xung phong hay các nhân vật đều mang dáng dấp
Thanh niên xung phong.
Các sáng tác của Nguyễn Đông Thức ngồn ngộn chi tiết đời. Nhiều ý
kiến trước giờ cho rằng nghề báo khô khan, cứng nhắc với những sự kiện, tin
bài nhanh gọn, không ưa bay bổng có thể giết chết văn chương. Với ai đó có
thể là vậy, chứ riêng Nguyên Đông Thức, dường như nghề báo góp phần làm
nên những trang văn của ông. Hầu như góc nào của bộn bề cuộc sống cũng
đều được con mắt nhà báo Nguyễn Đông Thức tải vào văn một cách rất ngọt.
Biên độ hiện thực được phơi bày ngổn ngang thẳng cánh với đủ mọi sắc diện
đa chiều.
Cứ thế, các tác phẩm lần lượt ra lò sau sự lao động cần mẫn nghiêm

ngắn của chủ nhân. Nhiều tác phẩm của ông đã đạt được giải thưởng lớn như
Giải A cuộc thi sáng tác do thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh với tác phẩm
“Một bông hồng cho cô bộ đội”. Giải ba cuộc thi sáng tác do Hội Nhà văn
thành phố Hồ Chí Minh cho tác phẩm “Mưa khuya”. Giải nhì cuộc thi sáng
tác do báo Sài Gòn giải phóng cho tác phẩm “Hạnh phúc”. Ngoài ra, không ít
những tác phẩm của ông cũng đã được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh,
trở thành những bộ phim thuộc hàng cháy vé như: “Ngọc trong đá” (đạo diễn
Trần Cảnh Đôn), “Ngôi sao cô đơn” (đạo diễn Trần Cảnh Đôn), “Vĩnh biệt
mùa hè” (đạo diễn Lê Hoàng Hoa)...
Sau khi nhận sổ hưu, nhà văn Nguyễn Đông Thức với đôi chân từng hai
lần phải phẫu thuật xương khớp đã cùng bạn văn Đoàn Thạch Biền tự bỏ tiền
túi và kêu gọi bạn bè ủng hộ rồi tự chạy môtô đi trao học bổng cho các em
học sinh nghèo hiếu học. Hai ông rong ruổi khắp các tỉnh miền Tây, sang
miền Đông rồi lên Tây Nguyên và ra miền Trung.
Càng ngày facebook nhà văn Nguyễn Đông Thức càng nóng hơn, với
các thông tin liên quan đến chương trình từ thiện "Môtô học bổng". Nào là
danh sách bạn bè trong và ngoài nước ủng hộ. Nào là thông tin bán đấu giá
hiện vật gây quỹ cho chương trình. Nào là hành trình, hình ảnh các chuyến đi,

9


đảm bảo học bổng đến tận tay các em, không đi lạc vào nhà quan như vốn xóa
đói giảm nghèo của nhà nước. Rồi nhiều học sinh thông qua nhà văn Nguyễn
Đông Thức được các Mạnh Thường Quân bảo trợ đến trường, được "Môtô
học bổng" làm nhà kiên cố.
Ở tuổi 65, lên chức ông ngoại từ lâu, nhưng tinh thần thanh niên xung
phong vẫn còn dào dạt chảy trong nhà văn Nguyễn Đông Thức, điều này thể
hiện rõ ở những trang văn chưa chịu ngưng nghỉ và cách ông ngược xuôi cùng
chương trình từ thiện "Môtô học bổng"

Một số tác phẩm đã được xuất bản : Ngọc trong đá (tiểu thuyết, 1986);
Mưa khuya (truyện ngắn, 1987); Tình yêu thường không dễ hiểu (truyện
ngắn, 1987); Trăm sông về biển (tiểu thuyết, 1988); Con gái vốn phức tạp
(truyện ngắn, 1988); Mối tình đầu tiên và cuối cùng (truyện ngắn, 1989); Bản
án trước khi chào đời (truyện ngắn, 1989), Không có gì và không một ai
(2012),...
1.1.3. Khái quát bộ ba tiểu thuyết “Ngọc trong đá”, “Vĩnh biệt mùa hè”,
“Trăm sông về biển” của nhà văn Nguyễn Đông Thức
1.1.3.1. Tiểu thuyết “Ngọc trong đá”
“Ngày 28 tháng 3 mười năm về trước, tại Thành phố Hồ Chí Minh vang
lên tiếng kèn xung trận thúc giục thanh niên đi vào một phong trào hành động
cách mạng mới: phong trào Thanh niên xung phong. Một trận tuyến đầy cam
go mở ra, nhằm giành lại sự sống cho những vùng đất bị hoang hóa nhiều
năm dưới bom đạn Mỹ. Từ những ngày đầu thành lập, lực lượng Thanh niên
xung phong đã đi đến các huyện ngoại thành và các tỉnh phía Nam, phục vụ
tại nhiều công nông trường, khai hoang phục hóa đất đai, làm thủy lợi, xây
dựng nhà ở và các công trình phục vụ đồng bào từ thành phố lên định cư tại
các vùng kinh tế mới…”
Tác phẩm “Ngọc trong đá” “phản ánh khí thế và hoạt động Thanh niên
xung phong qua chặng đường mười năm, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách
mạng trong lao động và trong chiến đấu, khẳng định sức bật của tuổi trẻ,
khẳng định điều kiện trưởng thành và đổi đời của những con người trong xã
hội cũ thực sự muốn vươn lên xây dựng cuộc sống mới. Mỗi nhân vật trong
10


truyện đến với cách mạng, với tập thể Thanh niên xung phong từ một hoàn
cảnh riêng. Đó là những con người khác nhau về thành phần xã hội, có lý lịch,
tuổi tác, trình độ học vấn, sức khỏe, tâm tư... khác nhau, và có thể động cơ
tham gia cũng có những nét riêng biệt. Từ trong thử thách, khó khăn riêng, từ

trong lầm lỡ của ngày hôm qua, họ đã nỗ lực vươn lên tìm thấy hạnh phúc và
ý nghĩa chân chính cho đời mình, một hạnh phúc chắt chiu như đãi cát tìm
vàng, như chuốt ngọc từ trong đá”.
Tiểu thuyết “Ngọc trong đá’ của Nguyễn Đông Thức đã được hãng
phim Trẻ dựng thành phim nhựa cùng tên vào năm 1991.
1.1.3.2. Tiểu thuyết “Vĩnh biệt mùa hè”
Bộ tứ 4H (Hân, Hằng, Hoa, Hạ) của lớp 12A đã “làm mưa làm gió”
không chỉ trên thị trường sách mà cả trong điện ảnh và âm nhạc trên dưới 20
năm. Ca khúc “Vĩnh biệt mùa hè” của nhạc sĩ Thanh Tùng viết năm 1992 một
thời là ca khúc phổ biến của giới học sinh, sinh viên, nhất là các bạn năm cuối
cấp với những ca từ thiết tha đầy nỗi nhớ: “Mùa hè bâng quơ, Bâng quơ nỗi
nhớ, Những chiếc lá non vƣơn trên cành cây khô…Mùa hè đi qua rồi, Tình
yêu cũng qua rồi…”
“Không chỉ có vậy, tác phẩm đã được hãng phim Giải Phóng dựng
thành phim nhựa năm 1992 và sau đó đạo diễn Bùi Thạc Chuyên chuyển thể
thành phim truyền hình dài 4 tập 12A và 4H.
Câu chuyện về 4 cô học trò Hằng, Hân, Hoa và Hạ.
Hằng xuất thân là con nhà giàu, xinh đẹp, thông minh, học giỏi. Cứ ngỡ
rằng cuộc sống sẽ trải thảm dưới chân cô. Thế nhưng việc người mẹ bỏ nhà đi
theo tiếng gọi của tình yêu đã đẩy Hằng vào nỗi cô đơn đến tột độ. Và cô ngã
vào vòng tay của thầy Minh – một người đàn ông đầy thủ đoạn. Để rồi khi
cha cô đối mặt với vòng tù tội do có liên quan đến vụ án tiêu cực thì Hằng
nhận ra mình chẳng còn gì: không mẹ, không cha, và người tình cũng cao
chạy xa bay. Và nếu cô không may mắn gặp được Trần Hùng – người thanh
niên xung phong năm xưa thì chưa biết cô sẽ trôi về đâu.
Hạ là con gái của gia đình có cha mẹ làm bác sĩ. Cô học trò giỏi văn, bí
thư chi đoàn lớp có một mối tình đẹp đẽ và thơ mộng với Long – con trai một
11



sĩ quan chế độ cũ. Vì sự không môn đăng hộ đối này mà mẹ Hạ đã quyết liệt
ngăn cản. Mọi thứ trong Hạ dường như vụn vỡ khi cô phát hiện ra thủ đoạn
mẹ mình đã dùng để chia rẽ hai người.
Hân giàu tình cảm, Hoa hồn nhiên. Chính vì vậy mà có lẽ cuộc đời đã
dành cho hai cô gái này những ưu ái hơn. Hân tiếp tục học vào đại học, còn
Hoa được mẹ giao lại cho gian hàng ở ngoài chợ.
Câu chuyện dẫn dắt người đọc đi qua năm tháng học trò, có những giây
phút hồn nhiên đùa nghịch, và cũng có những nỗi buồn đau của đời thường.
Và kết thúc với chút buồn man mác”.
1.1.3.3 Tiểu thuyết “Trăm sông về biển”
“Tác phẩm kể về cuộc hôn nhân đầy trở ngại giữa nhân vật Trung - bác
sĩ đại úy quân y chế độ cũ với nhân vật Ngọc - một nữ giám đốc từng chỉ huy
chiến dịch đốt xe Mỹ ngay giữa Sài Gòn. Một cuộc hôn nhân đầy trở ngại,
nếu không thật yêu thì khó vượt qua. Đám cưới của họ phải cần đến sự quyết
định của Thành ủy, và nhờ ý kiến phóng khoáng của hai ông Võ Văn Kiệt và
Mai Chí Thọ (nay đều đã là người thiên cổ), họ mới thành đôi.
25 năm, không có đứa con nào do hậu quả tù đày, họ vẫn sống hạnh
phúc. Và cả một thời gian ác liệt của Thanh niên xung phong thành phố lao
vào khắc phục hậu quả chiến tranh và phục vụ biên giới, thời con người sống
chân thành và hết mình, như vùn vụt trở lại qua những câu chuyện kể vui
nhộn, những bài hát hừng hực khí thế lên đường...”
Khung cảnh đất nước ta thời kỳ chiến tranh hiện lên với những đau
thương, khói lửa, tra tấn, và cả tình yêu. Một tình yêu bền chặt của nhân vật
Trung và Ngọc, cả 2 nhân vật đều đã đổ vỡ, tuyệt vọng trong chính tình yêu
của mình một lần. Và khi họ gặp được nhau, họ trao cho nhau sự trân trọng,
niềm tin về một hạnh phúc vĩnh cửu. Dù có trăm con sông, trăm ngã rẽ khác
nhau thì cuối cùng cũng đổ về biển lớn. Cũng như tình yêu của họ, vượt qua
bao nhiêu khó khắn, trắc trở thì họ vẫn về bên nhau. Đó là một câu chuyện
ngôn tình ngọt ngào nhưng lại đối lập với hoàn cảnh hiện thực chiến tranh ác
liệt.


12


1.2. Nhân vật văn học
1.2.1. Khái niệm
Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn
học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha),
cũng có thể không có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ nào trong “Truyện
Kiều". Trong truyện cổ tích, ngụ ngôn, đồng thoại, “thần” được đưa ra để nói
chuyện con người.
Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không
chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong
tác phẩm. Chẳng hạn có thể nói: nhân dân là nhân vật chính trong “Đất nước
đứng lên” của Nguyên Ngọc, đồng tiền là nhân vật chính trong “Ơ-giê-ni Gơrăng-đê” của Ban-dắc.
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể
đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống
Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong tác phẩm văn học
bằng phương tiện ngôn ngữ - là con người thực, có tên hoặc không có.
Ẩn dụ về con người: ví dụ: thần linh, ma quỷ, quái vật, đồ vật...trong tác
phẩm tự sự nhân vật được miêu tả chi tiết trong hành động, tích cách, tâm lí..
Trong tác phẩm trữ tình nhân vật thường bộc lộ nỗi niềm ý nghĩ, trong một số
tác phẩm trữ tình khác nhân vật thường được thể hiện qua ngoại hình, nội tâm
nhưng lại có cái nhìn của nhân vật người kể chuyện.
Nhân vật văn học: có khi được dùng ẩn dụ để chỉ một hiện tượng nổi bật trong
tác phẩm chứ không phải là một nhân vật cụ thể nào( bóng tối - hai đứa trẻ)
Nhân vật là một hiện tượng ước lệ có những dấu hiệu để ta nhận ra tên, qua
tiểu sử, nghề nghiệp...
Nhân vật được bộc lộ trong hành động và quá trình hứa hẹn những điều xảy
ra, những điều chưa biết trong quá trình giao tiếp.

Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực:
Qua nhân vật nhà văn muốn phản ánh đời sống:

13


Chức năng của nhân vật là khái quát quy luật cuộc sống con người, những suy
nghĩ, ước ao, kì vọng của con người cho nên nhà văn xây dựng nhân vật là thể
hiện những cá nhân nhất định và quan niệm đánh giá về cá nhân đó.
Nhân vật là phương tiện khái quát tính cách số phận con người( tính cách
nhân vật là 1 hiện tượng xã hội lịch sử xuất hiện trong một hiện thực khách
quan( trong câu chuyện thần thoại) qua đó nhân vật dẫn dắt ta đến với đời
sống xã hội.
Ví dụ: nhân vật chí phèo qua nhân vật ta thấy bộ mặt bỉ ổi của xã hội phong
kiến đương thời...
Nhân vật là quan niệm tính cách tư rtưởng mà tác giả muốn thể hiện nhân vật
không phải là con người thật nên không thể phán xét nó ở ngoài đờì mà phải
đặt trong mối quan hệ tình huống truyện và ý đồ của nhà văn.
Các loại nhân vật
Căn cứ vào vai trò của nhân vật trong triển khai cốt truyện:
Nhân vật chính: đóng vai trò chủ đạo xuất hiện nhiều trong tác phẩm, trong
câu chuyện liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm là cơ sở để tác giả
triển khai đề tài của mình.
Nhân vật trung tâm: là các nhân vật xuất hiệntừ đầu đến cuối tác phẩm về mặt
ý nghĩa nơi quy tụ mọi mâu thuẫn của tác phẩm thể hiện vấn đề trung tâm của
tác phẩm ấy.
Nhân vật phụ: những nhân vật thể hiện tính cách hoặc chỉ thấp thoáng trong
tác phẩm để làm nổi bật nhân vật chính
Căn cứ vào tác động của nhân vật đối với sự phát triển của xã hội gắn với
những đối kháng mâu thuẫn trong tác phẩm.

Nhân vật chính diện: nhân vật mang vẻ đẹp lý tưởng quan điểm tư tưởng đạo
đức tốt đẹp được khẳng định đề cao như một tấm gương về phẩm chất cao đẹp
của con người một thời.
Nhân vật phản diện: là nhân vật có tính cách xấu đáng bị lên oán, phủ định...
Căn cứ vào cấu trúc nhân vật:

14


Nhân vật chức năng: nhân vật không có đời sống nội tâm đặc điểm cố định từ
đầu đến cuối tác phẩm tồn tại trong đấy chỉ nhằm một số chức năng nhất định.
Nhân vật loại hình: tập trung những phẩm chất, đặc điểm của một loại người
một thời. Nhằm khái quát chung loại về tính cách điển hình( ví dụ nhân vật
Nguyệt, Cô Đào...
Nhân vật tính cách: nhân vật phức tạp có cá tính nổi bật thường có những mâu
thuẫn nội tại có những chuyển hoá.
Ví dụ:
Kiều trong khuê các của Kim Trọng có chút lả lơi...
Hối hận khi người yêu đi xa
Thà chết quyết liệt không chịu tiếp khách làng chơi
Cam chịu cuộc sống lầu xanh.
Nhân vật tư tưởng: đó là nhân vật thể hiện rõ tư tưởng của nhà văn. Nhân vật
này dễ rơi vào công thức minh hoạ trở thành cái loa phát ngôn của tác giả.
1.2.2. Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học
“Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con
người. Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, nên chức năng khái
quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử. Trong thời cổ đại
xa xưa, nhân vật văn học của thần thoại, truyền thuyết thường khái quát năng
lực và sức mạnh của con người (Nữ Oa đội đá vá trời, Lạc Long Quân và Âu
Cơ đẻ ra trăm trứng, các ông Tát Bể, Kể Sao, Đào Sông). Ứng với xã hội

phân chia giai cấp, nhân vật của truyện cổ tích lại khái quát các chuẩn mực
giá trị đối kháng trong quan hệ giữa người và người như thiện với ác, trung
với nịnh, thống minh với ngu đần, …
Vì tính cách là kết tinh của môi trường, nên nhân vật văn học là người
dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống.
Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm
mỹ của nhà văn về con người. Vì thế, nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của
tác phẩm.

15


Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn
và mọi chi tiết các loại. Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuân
giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân
vật khác. Cho nên nhân vật luôn luôn gắn liến với cốt truyện. Nhờ được miêu
tả qua xung đột, mâu thuẫn, nên khác với hình tượng hội họa và điêu khắc,
nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính cách được bộc lộ dần
trong không gian, thời gian, mang tính chất quá trình.
Từ những góc độ khác nhau có thể chia nhân vật văn học thành nhiều
kiểu loại khác nhau.
Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm, nhân vật
văn học được chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ.
Dựa vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt lý tưởng của nhà văn, nhân
vật văn học được chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
Dựa vào thể loại văn học, ta có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật
kịch.
Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành nhân vật chức năng
(hay mặt nạ), nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng.
Cần lưu ý rằng đây là những thuật ngữ mới, đang được thử thách và

nếu như mọi sự phân chia đều tương đối thì sự phân chia này mang tính chất
rất tương đối. Các nhân vật văn học cụ thể trong thực tế văn học hết sức đa
dạng, sự phân chia trên chỉ nhằm nhấn mạnh đặc trưng cơ bản, phục vụ một
yêu cều nghiên cứu nhất định, xuất phát từ một trong nhiều góc độ tiếp cận
các nhận vật văn học. Cần tránh thái độ máy móc khi khảo sát một nhân vật
văn học cụ thể”.
1.2.3. Phân loại nhân vật văn học
1.2.3.1. Xét từ góc độ nội dung tƣ tƣởng hay phẩm chất nhân vật
“Có thể nói đến các loại nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân
vật phản diện (nhân vật tiêu cực).
Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa
trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện được xây
16


dựng với những phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của
một giai cấp, một dân tộc, một thời đại, mang những mầm mống lí tưởng
trong cuộc sống... có thể được coi là nhân vật lí tưởng. Ở đây, cũng cần phân
biệt nhân vật lí tưởng với nhân vật lí tưởng hóa. Loại nhân vật sau là loại
nhân vật được tô hồng, hoàn toàn theo chủ quan của nhà văn. Ở đây, nhà văn
đã vi phạm tính chân thực của sự thể hiện.
Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho
cái ác, cái lạc hậu, phản động, cần bị lên án (ví dụ như: Quỷ Ravana, anh em
Kuru…).
Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác
nhau, việc xây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau. Nếu như trong
thần thoại chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và nhân vật
phản diện thì trong truyện cổ tích, các truyện thơ Nôm, các nhân vật thường
được xây dựng thành hai tuyến rõ rệt có tính chất đối kháng quyết liệt. Ở đây,
hễ là nhân vật chính diện thường tập trung những đức tính tốt đẹp còn nhân

vật phản diện thì hoàn toàn ngược lại.
Trong văn học hiện đại, nhiều khi khó phân biệt đâu là nhân vật chính
diện, đâu là nhân vật phản diện. Việc miêu tả này phù hợp với quan niệm cho
rằng hiện thực nói chung và con người nói riêng không phải chỉ mang một
phẩm chất thẩm mĩ mà bao hàm nhiều phẩm chất thẩm mĩ khác nhau, cái nhìn
của chủ thể đối với sự vật nhiều chiều, phức hợp chứ không đơn điệu...
Những nhân vật như Chí Phèo, Thị Nở, Tám Bính, Năm Sài Gòn... là những
nhân vật có bản chất tốt nhưng đó không phải là phẩm chất duy nhất của nhân
vật. Bakhtin cho rằng” “cần phải thống nhất trong bản thân mình vừa cái đặc
điểm chính diện lẫn phản diện, vừa cái tầm thƣờng lẫn cái cao cả, vừa cái
buồn cƣời lẫn cái nghiêm túc”. Chính vì vậy, ở đây, sự phân biệt chính diện,
phản diện chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi đặt nhân vật vào loại nào để nghiên
cứu, cần phải xét khuynh hướng chủ đạo của nó đồng thời phải chú ý đến các
khuynh hướng, phẩm chất thẩm mĩ khác nữa. Trong giai đoạn trước, những
nhân vật như Kiều, Hoạn Thư, Thúc Sinh cũng được Nguyễn Du miêu tả ở

17


nhiều góc độ, với nhiều phẩm chất khác nhau chứ không phải chỉ có một
phẩm chất chính diện hoặc phản diện.
1.2.3.2 Xét từ góc độ kết cấu
“Xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm, có thể chia
thành các loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.
Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển
khai tác phẩm. Ở đây, nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ
ngoại hình,nội tâm, quá trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân vật
chính, nhà văn thường nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản
trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng và tình
điệu thẩm mĩ.

Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực
và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Với những tác phẩm lớn có nhiều
nhân vật chính thì nhân vật chính quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác
phẩm được gọi là nhân vật trung tâm. Trong không ít trường hợp, nhà văn
dùng tên nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác phẩm. Ví dụ: Ðông Kísốt của
Cervantes, Anna Karênina của L. Tônxtôi, A.Q chính truyện của Lỗ Tấn,
Truyện Kiều của Nguyễn Du... Trừ một hoặc một số nhân vật chính, những
nhân vật còn lại đều là những nhân vật phụ ở các cấp độ khác nhau. Ðó là
những nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong quá trình diễn
biến của cốt truyện, của việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Nhân vật phụ phải góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng
không được làm mờ nhạt nhân vật chính. Có nhiều nhân vật phụ vẫn được các
nhà văn miêu tả đậm nét, có cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những nhân
vật khác tạo nên một bức tranh đời sống sinh động và hoàn chỉnh”.
1.2.3.3 Xét từ góc độ thể loại
Có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và
nhân vật kịch. Nhân vật trữ tình hiển ngôn là hình tượng con người trực tiếp
thổ lộ tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc trong lời ca, cách xưng hô biểu
hiện các trạng thái tình cảm khác nhau. Ví dụ như trong bài thơ “Tôi yêu em”
của Puskin thì nhân vật trữ tình hiển ngôn trong bài thơ này là “Tôi”. Nhân
18


×