Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hoàng việt long hưng chí của ngô giáp đậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.96 KB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN NGỌC LINH CHI

THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN
NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
“HOÀNG VIỆT LONG HƢNG CHÍ”
CỦA NGÔ GIÁP ĐẬU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN NGỌC LINH CHI

THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN
NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
“HOÀNG VIỆT LONG HƢNG CHÍ”
CỦA NGÔ GIÁP ĐẬU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG



HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giảng viên của trường Đại học Sư
Phạm Hà Nội 2, những người đã tận tình giảng dạy, động viên, giúp đỡ, nhận xét và
đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện khóa luận.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Việt Hằng, người
giúp tôi có niềm đam mê, thích thú tìm tòi nghiên cứu đối với bộ môn văn học Việt
Nam nói chung và bộ phận văn học trung đại nói riêng. Cũng là người nhiệt tình,
trách nhiệm, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình định hướng, thực hiện
khóa luận tốt nghiệp.
Cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, một nguồn lực không thể thiếu
luôn khuyến khích, động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Mặc dù có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót
khi thực hiện luận văn. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các
bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Xuân Hòa tháng 5 năm 2019
Sinh Viên

Nguyễn Ngọc Linh Chi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình tìm hiểu và nghiên cứu của
riêng tôi, từ đề tài đến nội dung chưa từng công bố ở bất kì đâu.
Các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng và không sao chép ở bất kì tài
liệu nào.


Xuân Hòa tháng 5 năm 2019
Sinh Viên

Nguyễn Ngọc Linh Chi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................5
5. Cấu trúc khóa luận................................................................................................5
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..................................................................7
1.1. Tiểu thuyết chƣơng hồi trong văn học trung đại Việt Nam ...........................7
1.1.1. Thuật ngữ “Tiểu thuyết chương hồi” .............................................................7
1.1.2. Sự ra đời và đặc điểm thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung
đại Việt Nam ...............................................................................................................8
1.2. Giới thuyết chung về không gian và thời gian nghệ thuật ...........................10
1.3. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Ngô Giáp Đậu ......................................13
1.3.1. Cuộc đời ..........................................................................................................13
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác .........................................................................................16
1.4. Khái quát chung về tác phẩm “Hoàng Việt long hƣng chí” ........................16
Chƣơng 2: CÁCH THỨC TỔ CHỨC THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ
THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT “HOÀNG VIỆT LONG HƢNG CHÍ” CỦA
NGÔ GIÁP ĐẬU .....................................................................................................18
2.1. Thời gian nghệ thuật ........................................................................................18
2.1.1. Thời gian sự kiện ...........................................................................................18
2.1.2. Thời gian các trận đánh.................................................................................25

2.1.3. Thời gian hồi tưởng .......................................................................................32
2.2. Không gian nghệ thuật.....................................................................................38
2.2.1. Không gian chiến trận ...................................................................................38
2.2.2. Không gian địa lý ...........................................................................................47
2.2.3. Không gian kì ảo ............................................................................................50
KẾT LUẬN ..............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trải qua gần 1000 năm hình thành và phát triển, văn học trung đại Việt Nam đã
đạt được những thành tựu rực rỡ và lớn lao góp phần vào sự phát triển chung của
nền văn học nước nhà. Tiểu thuyết chương hồi là một thể loại nổi bật trong nền văn
học trung đại, sự ra đời của nó là kết quả của những biến động xã hội trong những
năm cuối thế kỉ XVIII. Từ sự ngoại nhập của nền văn học Trung Hoa, tiểu thuyết
chương hồi đã làm nên những thành tựu đặc sắc. Thể loại này mở đầu với Nam triều
công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (1659-1736), đạt đến đỉnh cao với
Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái (cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ
XIX),và khép lại với hai tác phẩm Hoàng Việt long hưng chí của Ngô Giáp Đậu,
Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan (đầu thế kỉ XX). Dù không gây được tiếng vang lớn,
trở thành những tác phẩm bất hủ của nhân loại như bộ bốn tiểu thuyết: Tây du kí,
Tam quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng, Thủy hử của Trung Quốc song tiểu thuyết
chương hồi Việt Nam cũng có những đóng góp nhất định về cả mặt nội dung và
nghệ thuật, nó góp phần phản ánh những vấn đề lịch sử xã hội rộng lớn với tầm khái
quát cao.
Cùng với Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan, Hoàng Việt long hưng chí của Ngô
Giáp Đậu là đại diện cuối cùng của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại.
Bộ tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi Hoàng Việt long hưng chí nguyên
văn bằng chữ Hán, do Ngô Giáp Đậu, quê ở Tả Thanh Oai, con cháu của các nhà

văn Ngô gia văn phái soạn. Tác phẩm đã thành công trong việc xây dựng, tái hiện
lại công cuộc phục hưng của triều Nguyễn, bối cảnh lịch sử là cuộc nội chiến giữa
anh em nhà Tây Sơn và binh tướng Nguyễn Ánh chủ yếu ở chiến trường miền
Trung và Nam Bộ trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII. Tuy có ý nghĩa quan
trọng như vậy nhưng dường như tác phẩm Hoàng Việt long hưng chí vẫn chưa được
nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc đặc biệt là về phương diện thời gian và
không gian nghệ thuật.

1


Trong những năm gần đây, việc tiếp cận tác phẩm văn học theo hướng thi pháp
học là một hướng khá quan trọng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đối với
văn học trung đại thì việc nghiên cứu theo hướng thi pháp lại càng quan trọng. Vì
một trong những đặc điểm nổi bật của văn học trung đại là tính khuôn mẫu, khác
với văn học dân gian, các thể loại của văn học trung đại đều có những công thức,
quy ước, chuẩn mực nhất định. Nghiên cứu tác phẩm theo hướng thi pháp học sẽ
giúp cho người nghiên cứu có thể nhận định tác phẩm một cách chuẩn xác, đồng
thời giúp người đọc hình dung và khẳng định được giá trị của tác phẩm trên cả
phương diện nội dung và nghệ thuật. Chính vì tầm quan trọng của hướng nghiên
cứu này, chúng tôi quyết định tìm hiểu tác phẩm Hoàng Việt long hưng chí về
phương diện thời gian và không gian nghệ thuật để có được những hiểu biết nhất
định về tác phẩm.
Là sinh viên sư phạm chuyên ngành Ngữ Văn, bất kì một công trình khoa học
nào cũng có sự giúp ích đắc lực cho công việc của bản thân sau này. Việc lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Hoàng Việt
long hưng chí” không chỉ giúp đánh giá đúng mức giá trị của tác phẩm, tài năng của
tác giả mà còn góp bổ sung thêm kiến thức, hiểu biết về văn học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với vị trí không quá nổi bật trong thể loại lại không được giảng dạy trong

chương trình đại học nên hiện nay tác phẩm mới chỉ được giới nghiên cứu chuyên
môn tìm hiểu. Đồng thời do đề cao vua Gia Long – một nhân vật gây nhiều tranh
cãi trong lịch sử nên Ngô Giáp Đậu và Hoàng Việt long hưng chí từng bị lên án và
có rất ít công trình viết về tác phẩm này. Điều này gây một số khó khăn trong quá
trình lựa chọn và nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình bao quát tài liệu, chúng tôi nhận thấy tài liệu đầu tiên nghiên cứu về
tác phẩm là:
1. Lược truyện các tác gia Việt Nam (1971) của tác giả Trần Văn Giáp.Ông có nêu
tiểu sử và sự nghiệp của tác giả Ngô Giáp Đậu trong phần 1: “Ngô Giáp Đậu (1853?), hiệu Tam Thanh, biệt hiệu Sự Sự Trai, là nhà văn, nhà giáo và sử gia đời vua
Thành Thái trong lịch sử Việt Nam. Ngô Giáp Đậu sinh tại làng Tả Thanh Oai,

2


huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ông thuộc dòng dõi của Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí. Năm 1891 ông
thi đỗ cử nhân khoa Tân Mão tại trường thi Hà Nam (tức trường Hà Nội và Nam
Định hợp thi), được bổ làm hành tẩu, sau chuyển sang ngạch học quan từ chức giáo
thụ lên đến chức đốc học. Ngô Giáp Đậu mất năm nào không rõ”[2tr.257]. Nói
chung, Trần Văn Giáp đã nêu những nét cơ bản về tiểu sử, về sự nghiệp của nhà
văn.
2. Tác giả Trần Nghĩa có bài viết Sơ bộ tìm hiểu tiểu thuyết chương hồi
viết bằng chữ Hán của Việt Nam đăng trên tạp chí Hán Nôm, số 1 (18)/1994.
Bài viết này đề cập đến thành tựu tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại.
Đồng thời tác giả cũng nhắc đến một vài phương diện của tác phẩm như: “Hoàng
Việt long hưng chí biên soạn xong vào năm Thành Thái Giáp Thìn (1904),
tác giả Ngô Giáp Đậu (1853 -?), hiệu Tam Thanh, biệt hiệu Sự Sự Trai,
người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai (Hà Tây) đậu Cử nhân năm
Thành Thái thứ 3 (1891) làm Đốc học. Ngoài Hoàng Việt long hưng chí,
ông còn là tác giả một số cuốn giáo trình về sử như Trung học Việt sử toát

yếu, về địa lý như Hiện Kim Bắc Kỳ địa dư… Hiện có 1 bản Hoàng Việt long
hưng chí tàng trữ tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu A.23 (viết
tay)”[3tr.6]. Nhận xét về nội dung tiểu thuyết của Ngô Giáp Đậu, tác giả
cho rằng: “Hoàng Việt long hưng chí là một bổ sung và tiếp nối của Hoàng
Lê nhất thống chí. Ở đây những nét bút mờ nhạt về phía chúa Nguyễn
trong Hoàng Lê Nhất thống Chí đã được tô đậm hoặc vẽ lại một cách công
phu, tỉ mỉ hơn. Nhất là quá trình Nguyễn Ánh xoá bỏ nhà Tây Sơn, nhân
những lục đục không tự dàn xếp được trong nội bộ triều đình Quang Toản.
Tiểu thuyết còn bao quát cả mười mấy năm tại vị của Nguyễn Ánh lúc này
là Gia Long, nhằm tạo cho câu chuyện “trung hưng” của nhà Nguyễn có
một vóc dáng trọn vẹn”[3tr.13].
3. Tác giả Chang Hing – Ho có bài viết Bước đầu tìm hiểu tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán đăng trên tạp chí Hán Nôm số

3


3(20)/1994. Tác giả đã dành ra một phần của bài viết để mô tả và nhận định về tác
phẩm “Hoàng Việt long hưng chí, gồm 6 quyển 34 hồi. Câu chuyện bắt đầu bằng
việc nổi dậy của Nguyễn Văn Nhạc vào năm Lê Cảnh Hưng thứ 34 (1773) và kéo
dài cho đến năm Minh Mạng thứ nhất (1820). Vấn đề được tập trung trình bày là
quá trình hưng thịnh của triều Nguyễn và sự đăng quang của nó. Theo lời tựa cuốn
sách, tác giả Ngô Giáp Đậu (1853- ?) đã soạn thảo tác phẩm của mình trong khoảng
thời gian từ năm Kỷ Hợi (1899) đến năm Giáp Thân (1904) dưới triều Thành
Thái, với nhiệm vụ tự đề ra là bổ sung cho tác phẩm của tổ tiên mình. Nếu
Hoàng Lê nhất thống chí gắn bó với triều đình nhà Lê, thì Hoàng Việt long
hưng chí lại cam kết với triều đình nhà Nguyễn. Cả hai tác phẩm đều liên quan đến
ít nhiều cùng một thời đại, nhưng cách tiếp cận rõ ràng khác nhau”[4tr.6].
4. Từ điển Văn học Việt Nam ( từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX ) (1995) của Lại
Nguyên Ân và Bùi Trọng Cường có nhận xét về Hoàng Việt long hưng chí: “Tuy

dựng tác phẩm theo lối truyện chương hồi, nhưng tác giả thường chỉ kể lại sự kiện
lịch sử, ít khi chi tiết hoá truyện kể, ít miêu tả, không thật chú trọng xây dựng nhân
vật” [5tr.139].
5. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na trong cuốn Đặc điểm văn học trung đại Việt
Nam – Những vấn đề văn xuôi tự sự (1999) đã chỉ ra những bất lợi cũng như hạn
chế của tác phẩm, chẳng hạn như: “bất lợi thứ hai đối với Ngô Giáp Đậu, là ông
không được sống trong không khí hào hùng với những chiến thắng trận hò reo giải
phóng – tự do của dân tộc mà tằng tổ ông đã từng tắm mình trong đó. Bởi vậy, ở
ông chất men chưa đủ độ say khi cầm bút”. Về kết cấu chương hồi của cuốn tiểu
thuyết này, tác giả có nhận xét: “Với long hưng chí Ngô Giáp Đậu chỉ thực hiện
công thức 1 – công thức mở đầu, còn công thức 2 – công thức kết thúc, ông hoàn
toàn bỏ đi. Vì thế giữa các hồi không có sợi dây liên kết, khiến chúng rời rạc, thiếu
hấp dẫn…”[7tr.129-133]. Tác giả có so sánh với một số tiểu thuyết khác và
qua đó chỉ ra những mặt thành công cũng như hạn chế của tác phẩm: “ So với Nhất
Thống Chí, về mặt nghệ thuật thì Long Hưng Chí thua kém nhiều mặt. Tuy nhiên,
không

phải

thế



tác

phẩm

không




nhiều

khả

thủ…”[7tr.140].

6. Trong Nghiên cứu Văn học, số 8/2010, tác giả Vũ Thanh Hà đã có bài
viết Tính nguyên hợp của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt

4


Nam. Bài viết nêu lên những đặc trưng cơ bản của của văn học Việt Nam
trung đại trong đó cũng có nhắc tới tác phẩm Hoàng Việt long hưng chí: “Trong tác
phẩm Hoàng Việt long hưng chí có nhiều chi tiết kể về sự ly kỳ xảy ra với đối với
Thế Tổ của nhà Nguyễn, chuyện nhờ có ba con cá sấu chặn thuyền mà tránh bị quân
Tây Sơn phục kích hoặc một bầy rắn đội thuyền giúp Thế Tổ giữa đêm trên biển, cá
sấu hộ vệ trên sông Đăng Giang hay chi tiết Phò mã Trương Văn Đa bao vây đảo
Côn Lôn "tất cả đến ba vòng chiến thuyền. Bỗng gió mưa nổi lên, giữa ban
ngày trời đất tối sầm, sóng triều ầm ầm dâng đổ, thuyền quân Tây Sơn đắm
dạt rất nhiều". Ngay cả khi nguy cấp giữa biển khơi, hết nước ngọt dự trữ
mà chỉ cần "ngước nhìn trời thầm khấn, vừa dứt lời thì gió ngừng sóng
lặng, rồi một dòng nước trong vọt lên, Thế Tổ nếm thử thấy vị nước ngọt.
Đều là những chuyện không thể tin nổi. Đây chỉ là cách tác giả muốn khẳng định
trời đất ngầm giúp Thế Tổ đạt được ngôi báu”.
Như vậy, những nghiên cứu đề cập đến tác phẩm Hoàng Việt long hưng chí còn khá
sơ sài, đặc biệt là phương diện thời gian và không gian nghệ thuật hầu như không
được nhắc đến. Chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn giúp cho người đọc
có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về tác phẩm.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Thực hiện đề tài này, tôi muốn đi sâu và khám phá không gian và thời
gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí của Ngô Giáp Đậu.
Nhiệm vụ: với đề tài này, tôi khảo sát tác phẩm, liệt kê và phân chia các kiểu không
gian và thời gian nghệ thuật khác nhau để giúp người đọc thấy được sự độc đáo, sự
sáng tạo trong nghệ thuật viết văn của Ngô Giáp Đậu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp liên ngành
Phương pháp đối chiếu
Phương pháp thống kê
5. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được triển khai làm
Chương 1: Những vấn đề chung
1.1. Tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam

5


1.1.1. Thuật ngữ “tiểu thuyết chương hồi”
1.1.2. Sự ra đời và đặc điểm thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại
Việt Nam
1.1.2.1. Sự ra đời của tiểu thuyết chương hồi ở Việt Nam
1.1.2.2. Đặc điểm thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam
1.2. Giới thuyết chung về không gian và thời gian nghệ thuật
1.3. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Ngô Giáp Đậu
1.3.1. Cuộc đời
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác
1.1.

Khái quát chung về tác phẩm “Hoàng Việt long hưng chí”


Chương 2: Cách thức tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
“Hoàng Việt long hưng chí” của Ngô Giáp Đậu
2.1. Thời gian nghệ thuật
2.1.1. Thời gian sự kiện
2.1.2. Thời gian các trận đánh
2.1.3. Thời gian hồi tưởng
2.2. Không gian nghệ thuật
2.2.1. Không gian chiến trận
2.2.2. Không gian địa lí
2.2.3. Không gian tâm linh

6


Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Tiểu thuyết chƣơng hồi trong văn học trung đại Việt Nam
1.1.1. Thuật ngữ “Tiểu thuyết chương hồi”
Tiểu thuyết: “là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh,
sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con
người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn
xuôi theo những chủ đề xác định.” (theo Wikipedia)
Chương: “là một thể tài văn học, khái niệm chương có từ rất lâu, từ thời Kinh
Thê”.
Hồi: “là một sự chuyển đổi, vận chuyển, chuyển biến, quay lưng lại (phản hồi,
hồi báo), thể hiện một động tác theo lần lượt và thứ tự”.
Thuật ngữ “tiểu thuyết” xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc trong sách của Trang
Tử, ban đầu không có ý nghĩa là một thể loại văn học mà dùng để chỉ những câu
chuyện lặt vặt, nhỏ nhặt, lắp ghép trong dân gian. Đến thời Đông Hán, tiểu thuyết
được hiểu là mọi chuyện kể đủ loại tạp nham ngoài phạm vi lục kinh, tuy đã nói tới

một đặc điểm quan trọng của tiểu thuyết là ngoài phạm vi kinh sử, nhưng cũng chưa
phải là thể loại văn học. Phải đến đời Đường Tống mới có hình thức tiểu thuyết
thoại bản. Khái niệm tiểu thuyết hiện đại phải đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
mới có.
Ở Việt Nam, đến đầu thế kỉ XX người ta mới sử dụng thuật ngữ “tiểu thuyết”
như Trung Quốc. Trong văn học hiện đại, người ta dùng thuật ngữ “tiểu thuyết” để
chỉ tác phẩm truyện có quy mô lớn, còn quy mô nhỏ và vừa vẫn chỉ được gọi là
truyện. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tiểu thuyết chương hồi là một thể thuộc
loại tác phầm tự sự dài hơi của Trung Quốc, thịnh hành vào đời Minh, Thanh”
[13tr.280]
Cho nên khi nhắc tới tiểu thuyết chương hồi người ta thường nghĩ ngay đến giai
đoạn phát triển rực rỡ nhất là vào thời Minh Thanh và tiểu thuyết chương hồi còn có
tên gọi khác là tiểu thuyết thời Minh Thanh.

7


1.1.2. Sự ra đời và đặc điểm thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học
trung đại Việt Nam
1.1.2.1. Sự ra đời của tiểu thuyết chương hồi ở Việt Nam
Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam ra đời trong điều kiện lịch sử hết sức phức
tạp, đây là tiền đề cũng là điều kiện giúp cho thể loại này phát triển mà ở những giai
đoạn khác không có được.
Bước đánh dấu đầu tiên là giai đoạn thế kỉ XVIII khi chế độ phong kiến Việt
Nam bước vào thời kì khủng hoảng, triều đình phong kiến thối nát, quan lại hoành
hành, các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình phong kiến liên tiếp nổ
ra, khi đó đất nước bị chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, đứng đầu vừa có vua vừa
có chúa, vua thực chất chỉ là bù nhìn, là phương tiện chính trị trong tay chúa Trịnh –
chúa Nguyễn.
Trong tình hình ấy, ta còn phải đối diện với giặc ngoại xâm (quân Thanh) làm

cho tình hình càng trở nên khó khăn, rối loạn. Cụ thể: sau chiến thắng giặc Minh,
triều Lê dược thiết lập. Nhà nước Đại Việt chuyển dần từ hệ tư tưởng hòa đồng đa
tôn sang độc tôn Nho giáo. Nhưng đến khi Lê Hiến Tông qua đời, các Qủy Vương (
Lê Uy Mục), Trư Vương (Lê Tương Dực) đã làm cho kỉ cương đổ nát. Đến Lê
Chiêu Tông, Lê Cung Hoàng thì nhà Lê mất, nhà Mạc thay thế. Nội chiến Lê – Mạc
nổi lên rồi nhà Mạc thất thủ, xã hội lại một lần nữa đổi thay. Trong khi nội chiến Lê
– Mạc chưa có hồi kết thì chiến tranh Lê Nguyễn lại bùng lên khiến hao người tốn
của, kinh tế kiệt quệ, triều đình đổ nát.
Đến năm 1872, nội chiến tạm thời lắng. lẽ ra giai cấp thống trị khi ấy phải tận
dụng thời cơ để ổn định đất nước, phát triển kinh tế, bồi dưỡng sức dân. Nhưng
ngược lại, họ lao vào ăn chơi hưởng lạc, nhân dân oán than, lầm than cuối cùng
không chịu nổi đã vùng dậy. Nhu cầu thống nhất giang sơn trở thành nhu cầu cấp
thiết, nóng bỏng. Phong trào Tây Sơn nổ ra đã đáp ứng nhu cầu ấy, quét sạch các
tập đoàn phong kiến thống trị, thống nhất đất nước, đồng thời đập tan quân Thanh
xâm lược.

8


Bức tranh xã hội rộng lớn, phức tạp ở các thế kỉ XVI, XVII, XVIII, XIX như
một thôi húc nội tại cần phản ánh. Từ đó tiểu thuyết chương hồi xuất hiện. Chính vì
vậy nội dung của tiểu thuyết chương hồi ở Việt Nam là phản ánh toàn bộ diễn biến
và vận mệnh của đất nước. Nó đề cập đến những vấn đề đấu tranh giai cấp của các
tầng lớp, mô tả những cuộc đấu tranh phong kiến, ca ngợi các vị lãnh tụ nhân dân
có công lao to lớn trong các cuộc đấu tranh gian khổ đó.
1.1.2.2. Đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam
Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam mang những đặc trưng cơ bản được tiếp thu từ
tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc:
Thứ nhất: thường chia ra làm các hồi, mở đầu mỗi hồi là một câu đối hoặc một
bài thơ thâu tóm toàn bộ nội dung của cả hồi, chẳng hạn như ở hồi thứ nhất của tác

phẩm Hoàng Việt long hưng chí có câu “Định gốc nước các chúa Nguyễn dựng nền
– Rối triều đình bọn gian thần chuốc oán”[1.tr15] tóm tắt nội dung của cả hồi. Ở
phần cuối mỗi hồi bao giờ cũng là câu “muốn biết hồi sau ra sao, xin xem hồi sau
phân giải”. Khi bước sang hồi tiếp theo, vấn đề lại được tóm lược bằng một tiêu đề
mới. Cách phân chia từng hồi và kết thúc theo kiểu lấp lửng có tác dụng quan trọng
trong việc gây hứng thú, tò mò cho người đọc.
Thứ hai: kết cấu của tiểu thuyết chương hồi thường kết cấu theo trình tự thời
gian tuyến tính, mở đầu mỗi hồi hoặc mỗi đoạn thường là “lại nói”, “nay lại nói”,
“thời bấy giờ”… được lặp đi lặp lại. Tác giả thường đứng ở ngôi thứ ba để dẫn dắt
câu chuyện, nhân vật tự suy nghĩ và hành động. Sau một thời gian theo dõi các sự
kiện trong một hồi, có nhiều nhân vật mới xuất hiện, nhiều sự kiện mới sảy ra,
người trần thuật thường nhắc lại bằng công thức “lại nói…” để người đọc có thể dễ
dàng tiếp tục theo dõi nội dung. Công thức này cũng giúp cho các sự kiện có sự gắn
kết, kết nối, giúp cho câu chuyện trở nên mạch lạc.
Thứ ba: tiểu thuyết chương hồi ở Việt Nam được viết bằng chữ Hán, dưới dạng
biền ngẫu. Nếu ở Trung Quốc, tiểu thuyết chương hồi thường viết về các đề tài:
thần ma (Tây du kí…), thế sự, lịch sử (Tam quốc diễn nghĩa, thủy hử…), tình yêu
(Kim Bình Mai..) thì người việt chỉ tiếp thu duy nhất đề tài lịch sử để sáng tác. Vì

9


đây là vấn đề chính của thời đại và tư duy của người Việt Nam bấy giờ chỉ phù hợp
với đề tài này.
Thứ tư: nhân vật của tiểu thuyết chương hồi phong phú, ngoài những nhân vật
trung tâm đại diện cho đạo đức phong kiến như các minh quân, quan lại, khanh
tướng, những trượng phu, liệt nữ còn có các nhân vật quần chúng. Nhờ vậy mà số
lượng nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi vô cùng đông đảo. Giúp tiểu thuyết
chương hồi trở thành tác phẩm có quy mô vô cùng. Các nhân vật trong tiểu thuyết
chương hồi rất đa dạng, tính cách của họ được hiện lên qua những âm mưu, cử chỉ,

hành động, hình dáng thậm chí là qua cả những trạng thái tình cảm, cảm xúc. Có thể
bằng tiếng cười, tiếng khóc mà nhận ra người trung thần, hay kẻ gian thần, nịnh nọt,
phân biệt được bậc anh hùng hào kiệt hay kẻ thị tài tầm thường.
Cuối cùng: ngôn ngữ trong tiểu thuyết chương hồi là ngôn ngữ khoa trương,
hoành tráng kết hợp với lối diễn đạt giàu hình ảnh hoa mĩ, tượng trưng ước lệ trong
những câu văn đăng đối nhịp nhàng tạo nên một vẻ đẹp riêng biệt cho thể loại.
Cũng là một trong những đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam.
Như vậy, tiểu thuyết chương hồi Việt Nam là mô hình thể loại tiếp thu từ tiểu
thuyết chương hồi Trung Quốc. Tuy nhiên các tác giả chữ Hán Việt Nam chỉ vay
mượn hình thức thể loại, những nguyên tắc xây dựng nhân vật, sử dụng văn tự chữ
Hán để sáng tác, họ luôn cố gắng chọn lọc những vấn đề có liên quan đến nghệ
thuật sáng tạo, luôn bám sát lịch sử đất nước, đứng về phía dân tộc, vượt qua thiên
kiến cá nhân, phản ánh chân thực những sự kiện lịch sử, những con người đang tác
động đến hành trình lịch sử của dân tộc. Nhằm góp phần xây dựng một thể loại
cũng như tạo ra những tác phẩm mang đậm đà bản sắc dân tộc.
1.2.

Giới thuyết chung về không gian và thời gian nghệ thuật
Không gian là hình thức cơ bản của thế giới, trong đó các vật thể có độ dài và

độ lớn khác nhau nhưng đó chưa phải là không gian nghệ thuật. Không gian nghệ
thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, không có hình tượng nghệ thuật
nào không có không gian.

10


Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê lí giải về không gian như sau:
“Không gian là khoảng không gian bao trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung
quanh đời sống con người”[9.633].

Theo cách hiểu của Lê Bá Hán trong Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian
nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể
của nó”[13.162]. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, mang tính
chủ quan… chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học mà còn cho
thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn
học”.
Và Trần Đình Sử lí giải thêm: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng
thế giới nghệ thuật”[11tr.88] và “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của
người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và biểu hiện một quan niệm nhất định về
cuộc sống”[11tr.88-89].
Không gian nghệ thuật được tác giả xây dựng dựa vào không gian có thật và
những quan niệm về không gian sinh hoạt trong cuộc sống, hơn nữa mỗi nhà văn sẽ
thể hiện không gian khác nhau tùy hoàn cảnh thông qua ngôn từ để làm sao họ có
thể thể hiện được cái nhìn của họ.
Một trong những ưu điểm đặc trưng nổi bật của không gian nghệ thuật trong
tiểu thuyết là khả năng mở rộng tối đa đến hết chiều kích. Nếu thời gian trong tiểu
thuyết là vô tận thì không gian nghệ thuật ở đó cũng là vô cùng. Không gian nghệ
thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện
quan niệm nhất định về cuộc sống. Do đó không thể đồng nhất không gian trong tác
phẩm văn học với không gian địa lý, không gian vật lý được. Cũng như thời gian
nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong tác phẩm bao giờ cũng mang tính biểu
trưng và tính quan niệm, thể hiện một cách nghĩ, cách nhìn nhận, đánh giá của tác
giả về vấn đề đang được nói tới trong tác phẩm của mình.
Tóm lại, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật.
đó là không gian tồn tại, sinh hoạt của nhân vật, là bối cảnh để nhân vật thể hiện

11


tính cách, suy nghĩ, hành động… không gian nghệ thuật còn là nền, cảnh cho những

sự kiện
Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương
thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới thực tại tồn tại trong
thời gian thì cũng thế, thế giới nghệ thuật cũng tồn tại trong thời gian nghệ thuật.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì thời gian nghệ thuật là “hình thức nội tại
của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian
nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát
từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng
diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu
tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong
thế giới nghệ thuật”[13tr.213]. Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng
hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt
tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có
thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều
thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý
thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác…tạo nên nhịp điệu
trong tác phẩm.
Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới. Có
thời gian nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện như cổ tích, có thời
gian nghệ thuật xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức như tiểu thuyết, có tác
phẩm dừng lại chủ yếu trong quá khứ khép kín trong tương lai, có thời gian nghệ
thuật “trôi” trong các diễn biến sinh hoạt, có thời gian gắn với vận động của thời
đại, lịch sử, lại có thời gian nghệ thuật có tính “vĩnh viễn”, đứng ngoài thời gian
như thần thoại. Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người
trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ
độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thời gian. Trong
thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính
tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy

12



của tác giả. Gắn với phương thức, phương tiện thể hiện, mỗi thể loại văn học có
kiểu thời gian nghệ thuật riêng.
Như vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng
nghệ thuật. Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi
nhanh, khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại.
1.3. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Ngô Giáp Đậu
1.3.1. Cuộc đời
Tác giả Ngô Giáp Đậu là một thành viên quan trọng trong Ngô Gia Văn Phái.
Ngô gia Văn phái được hiểu là Phái văn nhà họ Ngô là một nhóm nhà văn ở làng Tả
Thanh Oai xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện
Thanh Trì, Hà Nội). Điểm đặc biệt là nhóm nhà văn này đều thuộc dòng họ Ngô
Thì, một dòng họ có truyền thống văn chương lâu đời, tài năng cùng tình yêu văn
chương lưu truyền từ đời này sang đời khác. Các sáng tác của tất cả các thành viên
trong Ngô gia Văn phái sau này được tập hợp lại thành bộ sách Ngô gia Văn phái
đồ sộ. Bộ sách do Ngô Thì Trí đề xướng và khởi công biên soạn tập đầu tiên. Ngô
Thì Điển (con Ngô Thì Nhậm và là cháu Ngô Thì Trí) thực hiện việc biên tập lại.
Đây không chỉ là bộ sách lưu giữ lại những sáng tác văn chương có giá trị mà còn là
nêu cao truyền thống văn hóa, văn học của họ Ngô Thì. Chúng ta có thể điểm qua
một vài nét về những nhân vật nổi danh trong Văn phái họ Ngô để qua đó ta có thể
hiểu rõ hơn về tác giả của Ngô Giáp Đậu. Đó là những nhà văn:
Ngô Thì Ức (1709-1736), hiệu Tuyết Trai cư sĩ. Ông là tác giả đầu tiên có tên
trong Ngô gia văn phái. Tác phẩm chính của ông gồm có: Nam trình liên vịnh tập
(Tập thơ ngâm nối vần cùng bạn trên hành trình về phía Nam) và Nghi vịnh thi tập
(Tập thơ vịnh thú sông Nghi).
Ngô Thì Sĩ (1726–1780), tự Thế Lộc, hiệu Ngọ Phong, là con trai của Ngô Thì
Ức. Ông làm quan nhà Hậu Lê, trải đến chức Đốc trấn Lạng Sơn. Ngoài ra, ông còn
là một danh sĩ nổi tiếng ở thế kỷ 18 tại Việt Nam. Tác phẩm chính của ông là: Đại
Việt sử ký tiền biên, Việt sử tiêu án, Khuê ai lục, Ngọ Phong văn tập.


13


Ngô Thì Đạo (1732-1802), hiệu Ôn Nghị và Văn Túc. Năm Đinh Sửu (1757),
ông đỗ Giải nguyên khoa Hoành từ, được bổ chức quan. Năm 1784, ông xin thôi
việc. Sau này, triều Tây Sơn cho cho người mời ra làm quan, song ông cứ tìm cách
thoái thác. Tác phẩm chính của ông là: Hoành từ Hiến sát Văn Túc công di thảo
(Bản thảo để lại của ông Văn Túc đỗ khoa Hoành từ, giữ chức Hiến sát).
Ngô Thì Nhậm (1746–1803), tự Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên. Ông làm quan nhà
Hậu Lê và là một danh sĩ nổi danh. Ngoài ra, ông còn là người có công lớn trong
việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh xâm lược. Tác phẩm chính của ông là:
Hàn các anh hoa, Doãn thi văn tập, Yên đài thu vịnh, Hoàng hoa đồ phả, Cúc
đường bách vịnh.
Ngô Thì Chí (1753–1788), tự Học Tốn, hiệu Uyên Mật. Ông thi đỗ Hương tiến,
làm quan đến chức Thiêm thư Bình chương Tỉnh sự, nhưng việc quan không phải là
việc làm ông quan tâm. Tác phẩm chính của ông là: Học Phi thi tập, Học Phi văn
tập và Hào mân khoa sứ. Ngoài ra, ông chính là người khởi đầu viết bộ tiểu thuyết
lịch sử nổi tiếng Hoàng Lê nhất thống chí 17 hồi, mà 7 hồi đầu là do ông viết.
Ngô Thì Trí (1766 - ?), hiệu là Dưỡng Hạo. Dưới triều Tây Sơn, ông làm quan
Hộ bộ Hữu thị lang, được phong tước Bính phong hầu. Năm 1802, nhà Tây Sơn bị
diệt, Ngô Thì Trí về làm một người dân bình thường ở quê nhà. Tác phẩm chính của
ông có Sóc Nam hành kính. Tuy nhiên, công đáng kể của ông chính là khởi xướng
(và khởi công biên soạn tập đầu tiên) việc sưu tập tác phẩm của các tác giả dòng họ
Ngô Thì, nhờ vậy mà ngày nay văn học Việt Nam có được bộ sách Ngô gia văn
phái đồ sộ.
Ngô Thì Điển (? - ?), tự Kính Phủ, hiệu Tĩnh Trai. Lúc trẻ, ông từng là Giám
sinh ở Quốc tử giám, có đi dạy học ở Bắc Giang, và có ở Huế khoảng 10 năm,
nhưng không rõ ông có làm quan cho nhà Nguyễn hay không. Ông mất năm nào
không rõ. Theo đề xướng của chú là Ngô Thì Trí, ông đã ra sức biên tập và làm ra

bộ sách Ngô gia văn phái.

14


Ngô Thì Hoàng (1768-1814), còn có tên là Tịnh, hiệu Huyền Trai, biệt hiệu:
Thạch Ổ cư sĩ. Năm Đinh Mão (1807), ông thi đỗ tú tài dưới triều Nguyễn. Tác
phẩm của ông chỉ có Thạch Ổ di chương.
Ngô Thì Du (1772–1840), tự Trưng Phủ, hiệu Văn Bác. Dưới triều Nguyễn, ông
được bổ làm Đốc học Hải Dương. Nhưng chẳng bao lâu sau, ông xin được từ chức,
về ở quê nhà. Tác phẩm chính của ông là quyển Trưng Phủ công thi văn.
Ngô Thì Hương (1774–1821) còn có tên là Vị, tự Thành Phủ, hiệu Ước Trai.
Ông lớn lên trong cảnh gia đình họ Ngô Thì đã sa sút, cha đã qua đời và anh cả là
Ngô Thì Nhậm thì đang gặp chuyện phiền phức. Khi Gia Long lên ngôi (1802), ông
ta làm quan triều Nguyễn, và 2 lần được cử đi sứ sang Trung Quốc. Tác phẩm chính
của ông là: Mai dịch thú dư (Cỗ xe sứ trạm), Thù phụng toàn tập (Toàn tập xướng
họa).
Ngô Thì Hiệu (1791-1830), tự Tử Thị, hiệu Dưỡng Hiên, biệt hiệu Hoa Lâm tản
nhân. Tuy ông chỉ là Giám sinh nhưng sáng tác khá nhiều thơ văn. Tác phẩm chính
của ông là: Nam du thi tập, Lạng hành ký sự, Quan ngư ký, Khôn trinh ký lục, Dạ
trạch phú ký.
Ngô Thì Giai (1818-1881), tự Cường Phù, hiệu Vân Lâm cư sĩ, biệt hiệu: Thanh
Xuyên. Ông là danh sĩ đời vua Tự Đức, có nhiều thơ văn được chép trong bộ sách
Ngô gia văn phái, và ông cũng là người cuối cùng được biên chép trong bộ sách
này.
Ngô Giáp Đậu chính là con trai của Ngô Thì Giai, tác giả sách quyển truyện
lịch sử Hoàng Việt long hưng chí. Tác phẩm của Ngô gia văn phái đã phản ánh
được rất nhiều mặt, như: tình hình đời sống xã hội, chính trị, văn hóa, văn học của
nước Việt Nam, trải qua các triều đại nhà Hậu Lê, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn (tức
nửa cuối thế kỷ 18 đến một phần của thế kỷ 19). Cùng thời với họ Ngô Thì ở Tả

Thanh Oai, có thể kể đến họ Nguyễn ở Tiên Điền (Hà Tĩnh), họ Nguyễn Huy ở
Trường Lưu (Hà Tĩnh)… Nhưng có lẽ không một họ nào ở nước Việt có đông đảo
người sáng tác, trước tác với một quy mô rộng lớn và phong phú như họ Ngô Thì.

15


Tuy nhiên, do mức độ tài năng, quan điểm xã hội và nhân sinh của mỗi người nên vị
trí, giá trị của từng tác giả, tác phẩm cũng khác nhau.
Quay trở lại với Ngô Giáp Đậu, ông sinh năm 1853 và mất 1929,người làng Tả
Thanh Oai nay thuộc xã Đại Thanh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông lấy hiệu là Tam
Thanh, biệt hiệu là Sự Sự Trai. Ngô Giáp Đậu thi đỗ cử nhân vào năm 1891. Sinh ra
trong một gia đình có truyền thống Nho học và quan lại, với những tên tuổi của các
bậc cha ông, tiên tổ như Ngô Thì Ức, Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí,
Ngô Thì Trí… Ngô Giáp Đậu đi học, thi đỗ làm quan đến Đốc học. Ông là cháu
năm đời của Ngô Thì Sĩ, cháu bốn đời của Ngô Thì Nhậm, gọi Ngô Thì Chí – tác
giả phần chính biên Hoàng Lê nhất thống chí là tằng tổ thúc.
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác
Ngô Giáp Đậu là người suốt đời tận tụy với nghề dạy học và biên soạn sách (đa
phần là sách sử). Ông cũng góp phần nhuận sắc bản chữ Hán truyện Lĩnh Nam
chích quái – một tác phẩm nổi tiếng của văn học dân tộc. Tác phẩm của ông gồm
có: Hoàng Việt long hưng chí (chữ Hán, soạn từ năm 1899, hoàn thành và đề tựa
năm 1904): Tác phẩm viết về lịch sử xây dựng vương triều Nguyễn, từ Nguyễn
Hoàng (1524-1613) đến Gia Long (1762-1820). Trung học Việt sử toát yếu (chữ
Hán, 4 quyển, in năm 1911): tóm lược lịch sử Việt Nam theo lối biên niên. Đại
Nam quốc túy (soạn năm 1908): tập hợp 1.800 câu thành ngữ, tục ngữ và 600 câu ca
dao Việt Nam. Đề tựa và lời dẫn đều bằng văn xuôi Nôm. Hiện Kim Bắc kỳ địa dư
sử (soạn 1908): đây là cuốn địa lý, lịch sử Bắc Kỳ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.
Trung học Việt sử biên niên toát yếu (chữ Hán, in năm 1911): sách giáo khoa tóm
lược lịch sử Việt Nam dành cho bậc trung học. Mạnh học Trung cao đẳng giáo

khoa thư (chữ Nôm, soạn năm 1913): sách giáo khoa mở đầu bậc trung cao đẳng.
Thanh Oai Ngô gia thế phả: đây là bộ gia phả các đời của họ Ngô; một tài liệu quí
cho việc tìm hiểu nhiều tác gia của Ngô gia văn phái.
1.4. Khái quát chung về tác phẩm “Hoàng Việt long hƣng chí”
Hoàng Việt long hưng chí là tác phẩm giá trị nhất của Ngô Giáp Đậu, nó không
chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà còn mang giá trị văn học vô cùng to lớn. Ngô Giáp

16


Đậu bắt đầu viết tác phẩm từ mùa đông năm Kỉ Hợi (1889) và hoàn thành vào cuối
mùa thu năm Giáp Thìn (1904).
Hoàng Việt long hưng chí là bộ tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi,
nguyên văn bằng chữ Hán do Ngô Giáp Đậu biên soạn. Bộ tiểu thuyết kể lại những
diễn biến của một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động chính tri, quân sự có ảnh
hưởng sâu rộng đến vận mệnh của dân tộc ta.
Tiếp nối Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm – phản ánh
thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh, đặt lịch sử dân tộc dưới một thử thách nội bộ
gay go khốc liệt. Tác phẩm Hoàng Việt long hưng chí của Ngô Giáp Đậu bao quát
trên dưới năm mươi năm bắc ngang qua cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Nằm
gọn trong giai đoạn này có một trong những trang sử đẹp nhất của dân tộc: đó là sự
thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền chúa
Nguyễn ở Đàng Trong, triều đình Lê – Trịnh ở đàng ngoài và chiến thắng mùa xuân
Kỷ Dậu (1789) đánh tan các cuộc xâm lăng của nhà Thanh.
Tác phẩm gồm 6 quyển, 34 hồi. câu chuyện bắt đầu bằng cuộc nổi dậy của
Nguyễn Văn Nhạc vào cuối năm Lê Cảnh Hưng thứ 34 (1773) và kéo dài cho đến
năm Minh Mạng thứ nhất (1820). Vấn đề được tập trung trình bày là quá trình trung
hưng của triều Nguyễn và diễn biến phong trào Tây Sơn từ đầu cho đến khi bị sụp
đổ.


17


Chƣơng 2: CÁCH THỨC TỔ CHỨC
THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT “HOÀNG VIỆT LONG HƢNG CHÍ”
CỦA NGÔ GIÁP ĐẬU
2.1. Thời gian nghệ thuật
2.1.1. Thời gian sự kiện
Như chúng ta đã biết “Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con
người trong thế giới. Có thời gian nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố cốt
truyện như cổ tích, có thời gian nghệ thuật xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức
như tiểu thuyết, có tác phẩm dừng lại chủ yếu trong quá khứ khép kín trong tương
lai, có thời gian nghệ thuật “trôi” trong các diễn biến sinh hoạt, có thời gian gắn với
vận động của thời đại, lịch sử, lại có thời gian nghệ thuật có tính “vĩnh viễn”, đứng
ngoài thời gian như thần thoại”. Do bản chất Hoàng Việt long hưng chí là một tiểu
thuyết phản ánh lịch sử nên nội dung của nó không thể thiếu diễn biến của các sự
kiện. Chính vì vậy mà thời gian sự kiện là một trong những kiểu thời gian nổi bật
trong tác phẩm.
Có thể thấy, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí
được sử dụng khá giản đơn chỉ là để kể lại, thuật lại diễn biến các sự kiện. Chẳng
hạn như sau sự kiện Định Vương tự sát, tác giả đơn thuần diễn tả lại diễn biến các
sự kiện tiếp đó như sau “Lại nói Thế Tổ sau khi thất thủ Long Xuyên thu thập tàn
quân rồi tiến vào Sa Đéc…Sau khi đã ổn định tình hình Thế Tổ xuống lệnh phát
tang Định Vương tôn Hưng Tổ là Hiếu Khang Vương. Ngay sau đó gián điệp bên
quân Nam từ Quy Nhơn về báo tin “Nguyễn Nhạc tự xưng làm vua, xưng hiệu là
Thái Đức năm thứ nhất, giao cho em là Lữ làm tiết chế, Nguyễn Huệ làm Long
Nhương tướng quân. Tiếp đó Nhạc sai Tổng đốc Chu, Tư khấu Oai đem binh vào
cướp phá các vùng ven sông ở Trấn Biên và Phiên Trấn. Nguyễn Nhạc lại sai quan
hỗ giá là Phạm Ngạn đem quân từ Quy Nhơn đến” trước tin này “Thế Tổ sai Đỗ

Thanh Nhơn giữ Sài Gòn, tự mình đem quân đóng ở sông Lật…Thế Tổ sai các quân
đắp thành đất ở bờ tây sông Bến Nghé kéo dài đến Cảng Thông, sai chặt gỗ lim

18


đóng cọc giữa lòng cảng, sắp sẵn chiến thuyền để chống lại quân Tây Sơn” [1tr.8485]. Tác giả đơn thuần chỉ kể lại những sự việc sau khi Nguyễn Ánh thất thủ Long
Xuyên, trốn về Sa Đéc, ra lệnh phát tang Định Vương, sau đó nhận được mật báo và
đưa ra những kế sách để chống lại quân Tây Sơn. Diễn biến các sự kiện được thuật
lại khá đơn giản và dễ hiểu, sự kiện này nối tiếp sau sự kiện kia.
Bất kì một tác phẩm nào cũng có một trình tự thời gian nhất định. Trong Hoàng
Việt long hưng chí, thời gian được trần thuật theo kiểu tuyến tính, thông qua các sự
kiện nối tiếp nhau từ quá khứ đến hiện tại, theo tiến trình của lịch sử và gắn với vận
động của thời đại.
Qua quá trình đọc và tìm hiểu tác phẩm, chúng tôi dễ dàng nhận ra tuyến sự nối
tiếp, tuần tự ấy thông qua việc tác giả sử dụng các cụm từ chỉ thời gian để kết nối
các sự kiện với nhau như: “lại nói”, “bấy giờ”, “rồi đó”, “rồi”, “sau đó”, “sau khi”,
“nói đoạn”, “trước đó”, “chẳng bao lâu”, “cùng lúc ấy”, “không bao lâu sau”, “sau
sự việc nói trên”, “sau này”, “ít lâu sau”…Trong đó, cụm từ “lại nói” được tác giả
sử dụng 62 lần, “bấy giờ” được sử dụng 63 lần, “rồi” 31 lần, “rồi đó” 20 lần, “nói
đoạn” 13 lần, “sau đó” 8 lần, các từ còn lại cũng được sử dụng ít nhất 1 lần. Có thể
thấy, do có rất nhiều các sự kiện lớn nhỏ diễn ra nên mật độ sử dụng các từ chỉ sự
tiếp diễn của thời gian để kết nối rất dày đặc, có những từ được lặp đi lặp lại nhiều
lần trong một hồi.
Sự lặp lại nhiều lần diễn tả một chuỗi các sự kiện diễn ra tuần tự trong một hồi
thể hiện rất rõ trong tác phẩm, điển hình là ở hồi thứ hai mươi, khi Quang Diệu,
Văn Dũng theo lệnh của Quang Toản kéo quân đánh vào Quy Nhơn: “Rồi Quang
Diệu, Văn Dũng đem mấy vạn quân và hơn trăm chiếc thuyền đi đánh Quy
Nhơn…Rồi Tánh lệnh cho Hậu quân phó tướng Nguyễn Văn Biện thu quân vào
thành, sai Võ Viết Bảo chỉ huy các đội quân thương pháo đặt súng canh giữ khắp

bốn mặt thành...Rồi Diệu truyền cho quân sĩ đắp lũy dài ở ngoài thành, đặt quân bộ
vây khắp trong ngoài mấy lớp. Rồi Thế Tổ sai quân ruổi ngựa đưa thư bảo Võ
Tánh: Lương thảo ở Bình Định tích trữ chưa đủ ăn một năm. Nay gió mùa đông bắc
đang mạnh, chưa kịp đưa quân thủy ra…Rồi đó Thế Tổ triệu hồi các tướng bàn việc

19


tiến đánh quân Tây Sơn…”[1tr.266-267]. Chỉ trong một đoạn văn ngắn mà từ “rồi”
được lặp đi lặp lại đến 5 lần, sau mỗi dấu hiệu này đánh dấu một sự kiện.
Trong tác phẩm, có khi mạch thời gian của các sự kiện phát triển tuần tự, cũng có
khi lệch ra khỏi trật tự đó để quay sang diễn tả sự kiện diễn ra song song với nó. Để
diễn tả sự kiện diễn ra song song với nhau, Ngô Giáp Đậu sử dụng các cụm từ như
“Cũng trong dịp này”, “cũng trong khoảng thời gian này”, “cùng lúc đó”: ví dụ ở
chương hai có các sự kiện quân Trịnh dưới sự chỉ huy của Hoàng Ngũ phúc vượt
sông Gianh tiến vào đánh chiếm Phú Xuân. Đó là vào cuối thánh Chạp năm Giáp
Ngọ (tức tháng 12 năm 1774). Từ lúc này quân Trịnh kiểm soát Xứ Thuận Hóa,
một phần của Quảng Nam ở Đàng Trong. Cũng trong thời gian này, cuộc khởi
nghĩa của hai anh em Nguyễn Nhạc nổi lên ở Tây Sơn. Dùng mưu đoạt lấy thành
Quy Nhơn, phóng hỏa, thả tù binh (năm 1773) rồi tiếp tục đánh chiếm các căn cứ xa
hơn, mở rộng hướng tiến công ra cả phía Bắc và phía Nam. Vì đây là hai sự kiện
chính của chương thứ hai, đồng thời diễn ra cùng lúc trên phạm vi cả nước nên tác
giả có sử dụng các cụm từ như “cũng trong khoảng thời gian này”, “bấy giờ”, “cùng
trong dịp này” để miêu tả cùng một lúc hai sự kiện diễn ra song song, và bên trong
mỗi sự kiện lại có trình tự phát triển riêng. Trong sự kiện Nguyễn Nhạc dấy binh,
chiếm được Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Quảng Nam, các sự kiện nhỏ hơn
lần lượt được kể nối tiếp “bấy giờ”, “rồi”, “rồi đó”. Cùng lúc đó là sự kiện quân
Trịnh dưới sự chỉ huy của Hoàng Ngũ Phúc tiến vào đánh chiếm Phú Xuân. Để diễn
tả sự kiện diễn ra cùng lúc ấy tác giả đã sử dụng cụm từ “lại nói”: “Lại nói ở đàng
ngoài…Trịnh Sâm sai Hoàng Ngũ Phúc làm Thống tướng, Bùi Thế Đạt làm Phó

tướng...”[1tr.35].
Sau nhiều trận thua liên tiếp, Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần phải đem người ẩn
lánh vào Quảng Nam rồi dẫn tùy tùng vượt biển tiến vào Gia Định. “Không bao lâu
sau đó” quân quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Lữ tiến quân đánh chiếm
Gia Định, Duệ Tông thua tận phải lánh xuống Cà Mau nhưng sau bị quân Nguyễn
Lữ bắt hành quyết tại Sài Gòn (bấy giờ là tháng 11 năm 1777).

20


×