Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Tiểu thuyết “nhà chử” của tô hoài và truyền thuyết “chử đồng tử” từ góc nhìn so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.68 KB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
*********

NGUYỄN THỊ BÉ

TIỂU THUYẾT “NHÀ CHỬ” CỦA TÔ HOÀI
VÀ TRUYỀN THUYẾT “CHỬ ĐỒNG TỬ”
TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
*********

NGUYỄN THỊ BÉ

TIỂU THUYẾT “NHÀ CHỬ” CỦA TÔ HOÀI
VÀ TRUYỀN THUYẾT “CHỬ ĐỒNG TỬ”
TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN



HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan - người đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý thầy cô trong Ban Giám hiệu; Khoa
Ngữ Văn; Ban Chủ nhiệm; quý thầy cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu khoa học.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân, bạn bè đã ủng hộ, trợ
giúp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn
thiện khóa luận.
Trong khóa luận sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì
vậy, kính mong nhận được sự góp ý chân thành từ thầy cô giáo và các bạn.

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

NGUYỄN THỊ BÉ


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: Tiểu thuyết “Nhà Chử” của Tô Hoài và truyền
thuyết “Chử Đồng Tử” từ góc nhìn so sánh là sản phẩm khoa học của riêng
tôi. Đây là công trình nghiên cứu trung thực và không trùng lặp với các đề tài
và tác giả khác. Những thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được ghi rõ

nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

NGUYỄN THỊ BÉ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 5
7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................... 6
1.1. Vấn đề thể loại ........................................................................................... 6
1.1.1. Tiểu thuyết .............................................................................................. 6
1.1.2. Truyền thuyết .......................................................................................... 8
1.2. Vấn đề văn bản ........................................................................................... 9
1.2.1. Tiểu thuyết “Nhà Chử” của Tô Hoài ...................................................... 9
1.2.2. Truyền thuyết “Chử Đồng Tử” ............................................................. 11
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 13
Chương 2. SO SÁNH NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “NHÀ CHỬ”
VÀ TRUYỀN THUYẾT “CHỬ ĐỒNG TỬ” ................................................ 15
2.1. Khái niệm nhân vật .................................................................................. 15
2.2. Hệ thống nhân vật .................................................................................... 16
2.2.1. Những nét tương đồng .......................................................................... 16

2.2.2. Những nét khác biệt .............................................................................. 16
2.3. Đặc điểm nhân vật .................................................................................... 17
2.3.1. Những nét tương đồng .......................................................................... 17
2.3.2. Những nét khác biệt .............................................................................. 17
2.4. Phương thức xây dựng nhân vật .............................................................. 20
2.4.1. Những nét tương đồng .......................................................................... 20
2.4.2. Những nét khác biệt .............................................................................. 20
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 32


Chương 3. SO SÁNH CỐT TRUYỆN TIỂU THUYẾT “NHÀ CHỬ” VÀ
TRUYỀN THUYẾT “CHỬ ĐỒNG TỬ” ....................................................... 33
3.1. Khái niệm cốt truyện ................................................................................ 33
3.2. Mô hình cốt truyện ................................................................................... 34
3.3. Cấu tạo cốt truyện .................................................................................... 36
3.3.1. Những nét tương đồng .......................................................................... 36
3.3.2. Những nét khác biệt .............................................................................. 38
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 44
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Có thể nói, văn học Việt Nam là một tiến trình phát triển liên tục và có
tiếp diễn. Ở mỗi chặng đường tiếp diễn đó đều là những mốc lịch sử văn
chương có ý nghĩa về mặt lịch đại và ý nghĩa về mặt giá trị văn chương. Văn
học dân gian Việt Nam là một phân mảng quan trọng và thiết yếu trong toàn
bộ diễn trình đó.
Văn học cũng như cuộc sống, cũng muôn màu muôn vẻ, đặc biệt là đặt

trong sự đối sánh giữa các hiện tượng với nhau. Chính điều này đã góp phần tạo
nên sự phong phú cho văn học dân gian nói riêng và văn học nói chung, làm cho
văn học được nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau. Về tiểu thuyết “Nhà Chử” của
Tô Hoài và truyền thuyết “Chử Đồng Tử” đã được giới nghiên cứu quan tâm từ
nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ so sánh thì chúng tôi thấy mức
độ khai thác ấy chưa bao quát được các vấn đề về những tương đồng hay khác
biệt ở hệ thống nhân vật, cũng như vấn đề về mô hình, cấu tạo cốt truyện của hai
tác phẩm này. Vì thế, đây là một đề tài cần được quan tâm và làm rõ thêm.
Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp ứng dụng vào công tác nghiên cứu, học
tập và giảng dạy. Truyền thuyết “Chử Đồng Tử” là một tác phẩm có trong
chương trình trung học phổ thông (Ngữ văn 10, nâng cao). Đây chính là cơ sở
nền tảng để các nhà văn dựa vào đó viết lại truyện cổ nhưng cách viết lại ấy
sẽ đi theo nhiều xu hướng để làm đầy dung lượng của tác phẩm hơn, làm kĩ
hơn những chi tiết của tác phẩm. Và cũng từ đó, giới trẻ hiện nay có thể có
điều kiện tiếp cận với một văn bản mới nhưng vẫn bảo lưu được các yếu tố
truyền thống.
Việc lựa chọn đề tài xuất phát từ chính niềm yêu thích văn học dân gian
và những sáng tác của Tô Hoài. Đặc biệt là không có gì hạnh phúc và tự hào
hơn khi được nghiên cứu, khám phá hệ thống truyền thuyết dân tộc, quê
hương. Là người con đến từ vùng đất quê hương Hưng Yên, câu chuyện về
Chử Đồng Tử - Tiên Dung đã thấm sâu vào trong tiềm thức của mỗi đứa trẻ
sinh ra tại nơi đây, qua lời bà kể, qua bài giảng của thầy cô. Vì thế chúng tôi
đã lựa chọn truyền thuyết này cùng với tiểu thuyết “Nhà Chử” của Tô Hoài để
làm đối tượng khảo sát và nghiên cứu. Những giá trị được tìm ra sẽ là niềm tự
1


hào và một phần gì đó hoài niệm về tâm thức dân gian. Do đó, việc nghiên
cứu tiểu thuyết “Nhà Chử” của Tô Hoài và truyền thuyết “Chử Đồng Tử” từ
góc nhìn so sánh, giúp tôi thỏa mãn niềm yêu thích của bản thân. Song, hơn

hết, qua đó tôi thấy rõ được sự tương đồng và đặc thù giữa tiểu thuyết và
truyền thuyết; mở mang vốn hiểu biết của mình về giá trị văn học dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
Xung quanh tiểu thuyết “Nhà Chử” và truyền thuyết “Chử Đồng Tử”
đã có một số nghiên cứu với những hướng tiếp cận khác nhau.
Năm 1994, trong cuốn sách “Chử Đồng Tử - Tiên Dung vùng đất - con
người”, nhà báo Lê Văn Ba đã “giới thiệu khá đầy đủ về sự tích Chử Đồng
Tử - Tiên Dung, từ truyền thuyết, di tích, thờ tự, hội lễ dân gian, địa danh, các
thư tịch văn tế, văn bia và có giai thoại cùng với những con người thuộc 8 xã
của tổng Mễ Sở cũ (nay là các xã Mễ Sở, Bình Minh, Dạ Trạch huyện Châu
Giang, tỉnh Hải Hưng), từng tạo nên, lưu giữ và tô đẹp cho truyền thuyết
“Chử Đồng Tử - Tiên Dung” ở nơi quê hương của truyền thuyết” 2-tr.8.
Theo đó, “Cùng với các truyền thuyết “Thánh Gióng”, “Sơn Tinh Thủy Tinh” và “Mai An Tiêm” (hay gọi là “Quả Dưa Đỏ”), truyền thuyết
“Chử Đồng Tử” làm thành bộ bốn truyền thuyết cổ nhất và có giá trị nhất
trong kho tàng truyền thuyết thời Việt cổ, lưu truyền rộng rãi nhất trên lãnh
thổ nước ta; Chử Đồng tử cùng với Sơn Tinh, Thánh Gióng và Liễu Hạnh làm
thành bộ bốn “Tứ bất tử” trong hệ thống thần linh đất Việt được thờ phụng
phổ biến nhất trong cư dân Việt” 2-tr.7.
Năm 2000, trong “Tô Hoài về tác gia và tác phẩm”, tác giả đã khẳng
định: “Tô Hoài biết khai thác những đặc điểm của thần thoại, truyền thuyết và
cổ tích để thỏa mãn thị hiếu thẩm mĩ riêng biệt của lứa tuổi thiếu niên. Thần
thoại là một pho lịch sử thiêng liêng, pho kinh nghiệm sản xuất và chiến đấu,
là kết tinh trí tuệ của thị tộc và bộ lạc. Truyện cổ tích và ngụ ngôn cũng ghi lại
những kinh nghiệm sống và vốn kiến thức rất phong phú về thiên nhiên và xã
hội của nhân dân qua các thế kỉ” 11-tr.495.
Trong “Tuyển tập Tô Hoài - tập I” (Nxb. Văn học, H.1987), giáo sư Hà
Minh Đức có viết: “Đặc điểm đầu tiên dễ nhận thấy qua những sáng tác của
2



Tô Hoài là tinh thần dân tộc rõ nét và đậm sắc thái. Có thể nói rằng tất cả
những cái ông viết ra đều thuộc về phần bản chất và tiêu biểu của đời sống
dân tộc. Ông muốn trở về ngọn nguồn của những truyền thuyết, thần thoại,
những câu chuyện cổ để tìm hiểu sự sống của dân tộc trong thời kì xa xưa và
những cảm nghĩ và hình thái tư duy, với những hành động sáng tạo của người
lao động trong quá trình đấu tranh giữ nước và dựng nước. Tô Hoài với lòng
mến yêu sâu săc truyền thống của dân tộc đã gửi bao tâm huyết và trí sáng tạo
qua những trang viết” 5-tr.128.
Phan Cự Đệ có viết như sau: “Năm 1961 nhà văn Tô Hoài phát biểu:
Không thể cho tiểu thuyết một nghĩa cố định. Tiểu thuyết nào cũng phát triển
và biến đổi. Tiểu thuyết có một khả năng tung hoành không bờ” 4-tr.6. Và
tác giả cũng cho rằng: “Chúng ta nêu lên những đặc trưng thẩm mỹ của thể
loại và đồng thời cũng hoan nghênh những tìm tòi, sáng tạo, những phong
cách khác nhau trong tiểu thuyết” 4-tr.7.
Tác giả Phạm Thị Trâm có bài viết trên “Tạp chí văn học”: Sự phát
triển từ các truyện cổ dân gian đến ba tiểu thuyết Đảo hoang, Nhà Chử,
Chuyện nỏ thần của nhà văn Tô Hoài (2002). Tác giả đã cho thấy rõ sự phát
triển, sự sáng tạo mới mẻ của Tô Hoài trên cơ sở tiếp thu, hấp thụ tinh hoa
nghệ thuật truyền thống.
Năm 2002, tác giả Phạm Thị Trâm tiếp tục hướng nghiên cứu này. Tác
giả có viết trong luận án “Vai trò của văn học dân gian trong sáng tác của một
số nhà văn hiện đại” của mình như sau: “Nhà văn Tô Hoài khi xây dựng bộ ba
cuốn tiểu thuyết để mở rộng mọi chiều kích tác phẩm. Cốt truyện được nhà văn
lấy từ truyện cổ, nhân vật cũng là nhân vật của truyện cổ, mạch cảm hứng cũng
đi từ truyện cổ… Nhưng nội dung tác phẩm đã ở một tầm vóc mới” 18-tr.19.
Trong công trình nghiên cứu của Hà Anh Tuấn, năm 2007 cũng có đề
cập đến nhân vật trong truyền thuyết với đề tài: Hình tượng nhân vật trong
truyền thuyết dân gian Việt Nam trong chương trình tiểu học hiện nay. 19
Năm 2017, trong luận văn thạc sĩ: Chất liệu dân gian trong bộ ba tiểu
thuyết Đảo hoang, Nhà Chử, Chuyện nỏ thần của Tô Hoài của tác giả

Nguyễn Thị Hân có đề cập đến yếu tố về nhân vật và cách khai thác nhân vật
trong tiểu thuyết “Nhà Chử” của Tô Hoài.
3


Và trong khóa luận tốt nghiệp năm 2013: Truyện lịch sử của Tô Hoài
và hướng tiếp cận từ góc nhìn văn hóa (khảo sát qua bộ ba tác phẩm: Đảo
hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử) của tác giả Nguyễn Thị Luyến cũng đã đề
cập đến việc sáng tạo lại truyền thuyết của dân tộc và khắc họa chân dung con
người mới của Tô Hoài.
Việc khai thác các nguồn tư liệu dân gian liên quan đến truyền thuyết
“Chử Đồng Tử” ở chính tại vùng đất trung tâm của truyền thuyết từng được
nhiều người khám phá, khai thác. Và với công trình này, có thể nói như đã
bước thêm được một bước vững vàng hơn và phòng phú hơn.
Mặc dù đã được quan tâm, chú ý, song chúng tôi nhận thấy còn nhiều
vấn đề cần được khai thác, đặc biệt là nhìn hai tác phẩm này từ góc độ so
sánh. Vì vậy, trên tinh thần kế thừa kết quả nghiên cứu của người đi trước,
chúng tôi quyết định tiến hành tiếp cận và thực hiện đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Việc nghiên cứu này giúp làm rõ được vấn đề đó là sự đối sánh về nhân
vật, cốt truyện giữa tiểu thuyết “Nhà Chử” của Tô Hoài và truyền thuyết “Chử
Đồng Tử” từ góc độ so sánh.
Bên cạnh việc làm rõ vấn đề thì nghiên cứu còn có mục đích là góp
phần nâng cao về mặt kiến thức, trau dồi thêm về kinh nghiệm, đồng thời phát
triển năng lực nghiên cứu và tập làm khoa học
Qua đó, nghiên cứu khóa luận còn góp phần hình thành khả năng tìm
tòi, tích lũy để phục vụ cho công tác giảng dạy sau này.
3.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu hai tác phẩm: tiểu thuyết “Nhà Chử” và truyền thuyết “Chử

Đồng Tử”.
- Đặt hai tác phẩm trong tương quan so sánh để thấy được những tương
đồng hay khác biệt về hệ thống nhân vật, cốt truyện.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
- So sánh tiểu thuyết “Nhà Chử” của Tô Hoài và truyền thuyết “Chử
Đồng Tử”.
4


4.2. Phạm vi
- Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong các vấn đề: so sánh nhân
vật, cốt truyện.
- Về tư liệu, khóa luận tập trung khảo sát qua hai tác phẩm: Tiểu thuyết
“Nhà Chử” của Tô Hoài (tác phẩm được lấy từ bộ ba tiểu thuyết “Nhà Chử,
Đảo hoang, Chuyện nỏ thần” của Tô Hoài) và truyền thuyết “Chử Đồng Tử”
(văn bản được lấy từ “Văn học 10, tập 1, phần Văn học Việt Nam).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với đề tài trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
6. Đóng góp của khóa luận
- Góp thêm một cái nhìn cụ thể về tiểu thuyết và truyền thuyết từ góc
độ so sánh, đối chiếu. Đồng thời, góp phần khẳng định những nét sáng tạo
mới mẻ, giá trị và phong cách riêng của nhà văn Tô Hoài khi sáng tạo nên
một tác phẩm dựa trên “chất liệu” dân gian.
- Khóa luận có thể sử dụng để làm tư liệu tham khảo, tài liệu học tập
cho việc nghiên cứu, giảng dạy Văn học Việt Nam nói chung và văn học dân

gian nói riêng.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khóa luận được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: So sánh nhân vật trong tiểu thuyết “Nhà Chử” của Tô Hoài
và truyền thuyết “Chử Đồng Tử”
Chương 3: So sánh cốt truyện tiểu thuyết “Nhà chử” của Tô Hoài và
truyền thuyết “Chử Đồng Tử”

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vấn đề thể loại
1.1.1. Tiểu thuyết
Tiểu thuyết là thể loại được bắt đầu từ sự việc trong sinh hoạt, đời
thường. Phải có sự việc thì mới có chuyện, có chuyện thì mới có người kể để
kể thành truyện. Và hơn hết, khi có truyện thì mới có tiểu thuyết.
Tiểu thuyết được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Song, có thể
hiểu theo cách như sau: “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng
phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu
thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong
tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều
tính cách đa dạng” 6-tr.328.
Hay theo “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”: “Tiểu thuyết là một thể
loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh
bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu
hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo

những chủ đề xác định” 28.
Về thể loại tiểu thuyết, Belinski cũng đã đưa ra nhận định như sau:
"Tiểu thuyết là sử thi của đời tư chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự,
trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình
hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong
không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân
cách” 28.
Hay theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, tiểu thuyết xuất hiện vào thời kì
xã hội cổ đại tan rã và văn học cổ đại suy tàn ở châu Âu. Bản thân mỗi con
người lúc ấy không còn cảm thấy lợi ích và nguyện vọng của mình gắn liền
với cộng đồng xã hội cổ đại. “Ở đó có nhiều vấn đề của đời sống riêng tư đặt
ra gay gắt. Giai đoạn phát triển mới của tiểu thuyết Châu Âu bắt đầu từ thời
Phục Hưng, và đến thế kỉ XIX thể loại này đã đạt tới sự nảy nở trọn vẹn.
Mầm mống tiểu thuyết ở Trung Quốc cũng xuất hiện sớm. Tiểu thuyết ở Việt
6


Nam phát triển muộn. Mãi tới đầu thế kỉ XVIII, với sự xuất hiện của “Nam
Triều công nghiệp diễn chí”, của “Hoàng Lê nhất thống chí”, nước ta mới có
tác phẩm quy mô tiểu thuyết. Tuy nhiên, xét theo nhiều mặt thì sự xuất hiện
ấy vẫn thuộc phạm trù tiểu thuyết phương Đông. Sang đến đầu thế kỉ XX,
nhất là với dòng văn học lãng mạn và hiện thực phê phán, ở Việt nam mới có
tiểu thuyết hiện đại”. 6-tr.28-329
Qua từng thời kì phát triển thì diện mạo của tiểu thuyết không ngừng
thay đổi. Tuy nhiên, tiểu thuyết có thể vẫn mang một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, tiểu thuyết là cái nhìn về cuộc sống từ góc độ đời tư.
Đây được coi là đặc điểm tiêu biểu nhất của tiểu thuyết.
Thứ hai, tiểu thuyết là sự tái hiện cuộc sống không thi vị hóa, lãng mạn
hóa và lí tưởng hóa.
Thứ ba, nhân vật trong tiểu thuyết là “những con người nếm trải”.

Nhân vật được miêu tả giống như con người đang biến đổi trong hoàn cảnh.
Thứ tư, bên cạnh hệ thống những sự kiện, những chi tiết, tính cách, tiểu
thuyết còn miêu tả suy tư của nhân vật về thế giới, đời người, thể hiện rõ diễn
biến tình cảm, trình bày khá tường tận về tiểu sử của nhân vật, những chi tiết
về quan hệ giữa con người với con người, và con người với sự vật, với môi
trường xung quanh…
Tiểu thuyết “Nhà Chử” của Tô Hoài thuộc loại tiểu thuyết lịch sử. Thuật
ngữ “tiểu thuyết lịch sử” được hiểu như sau: “Tiểu thuyết lịch sử là tiểu thuyết
lấy nhân vật, sự kiện lịch sử là đề tài, tác giả có thể hư cấu một số nhân vật, tình
tiết phụ, nhưng chủ yếu phải tôn trọng sự thật lịch sử” 16- tr.319.
Về tiểu thuyết lịch sử, có thể nói đó “là một loại của tiểu thuyết, chuyên
viết về những nhân vật và sự kiện có thật trong lịch sử, do đó mà có tên gọi
“lịch sử”. Đồng thời đó là tiểu thuyết, chứ không phải là truyện sử hay kí sự
lịch sử, bởi nó không chỉ kể lại sự kiện và nhân vật, mà còn tái hiện lại cuộc
sống con người với cả không khí thời đại, các chi tiết về tâm hồn, cá tính,
trang phục, nhà ở, đồ dùng, lời ăn tiếng nói, bài ca, trò chơi…, và đặc biệt
miêu tả đời sống một cách cụ thể sinh động của nhân vật lịch sử, một trải
nghiệm của một con người có tính cách, cá tính, trong dòng chảy của lịch sử,
7


khiến cho người đọc không chỉ đọc một câu chuyện, mà còn sống, thể nghiệm
với thời đại ấy nữa. Tiểu thuyết cũng cung cấp một bức tranh có tính bách
khoa về thời đại mà nhân vật lịch sử của mình sống. Và vì thế bên cạnh nhân
vật lịch sử, buộc phải hư cấu thêm nhiều những nhân vật khác. Bởi vì các tài
liệu sử học mà nhà văn dựa vào thường chỉ nêu các sự kiện chính và nhân vật
chính. Bản thân sự kiện và nhân vật trong sách sử cũng rất giản đơn, sơ lược
thiếu chi tiết, khi viết buộc nhà văn phải tưởng tượng thêm thắt. Nhân vật lịch
sử còn có anh em, họ hàng, có vợ con, người hầu, có bạn bè, tình nhân, hàng
xóm, những điều mà các cuốn sử không không mấy khi kể đến, mà có kể đến

cũng thường không có các chi tiết về khuôn mặt, giọng nói, tính nết. Mà
không có chi tiết thì không viết tiểu thuyết được. Như vậy vai trò sáng tạo của
nhà tiểu thuyết không phải là nhỏ và tiểu thuyết lịch sử không chỉ có nhân vật
và sự kiện lịch sử mà còn có nhiều nhân vật, sự kiện hư cấu. Nhà văn không
chỉ tưởng tượng mà còn đưa sự kiện của quá khứ trở về thời hiện tại của nó,
cho người đọc sống lại. Chính vì thế mà nói chung các tác phẩm lịch sử, sử kí,
sử biên niên tuy đã có từ xưa, nhưng tiểu thuyết lịch sử thì ra đời khá muộn. Nó
chỉ ra đời trên nền tảng của tư duy tiểu thuyết. Nghĩa là khi con người đã biết
lấy con người làm trung tâm, và chấp nhận sự hư cấu trong sáng tác” 29.
1.1.2. Truyền thuyết
Về vấn đề thể loại truyền thuyết, “Từ điển thuật ngữ văn học” có viết:
“Truyền thuyết là một thể loại truyện dân gian mà chức năng chủ yếu là phản
ánh và lí giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan trọng đối với
một thời kì, một bộ tộc, một dân tộc, một quốc gia hay một địa phương.
Ở Việt Nam, truyền thuyết được hình thành từ thời Hùng Vương dựng
nước và phát triển liên tục, mạnh mẽ qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc,
đặc biệt là dòng truyền thuyết chống giặc ngoại xâm.
Truyền thuyết bắt nguồn từ thần thoại và có quan hệ với thần thoại về
nhiều phương diện. Ở nước ta có nhiều truyện dân gian mang tính chất lưỡng
tính, tính chất trung gian quá độ giữa thần thoại và truyền thuyết”. 6- tr.367
Hay theo “Sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập 1” đưa ra khái niệm truyền
thuyết như sau: “Truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và
nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) phần lớn theo xu hướng lí
8


tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với
những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một
vùng; bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán
nhân vật lịch sử” 23- tr.17.

Theo “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”: “Truyền thuyết là tên gọi
dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian truyền miệng nhằm lý giải
một số hiện tượng tự nhiên, sự kiện lịch sử. Đặc điểm chung của chúng thể
hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực,
diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra
ở thời gian lịch sử” 30.
Truyền thuyết cũng chính là thể loại văn học dân gian trình bày và đề
cập tới những sự kiện, nhân vật, diễn trình trong quá khứ trên cơ sở một phần
chất hiện thực nhất định. Trong truyền thuyết chắc chắn có yếu tố hiện thực.
Tuy nhiên cùng với đó, tác phẩm truyền thuyết được dân gian hóa dưới dạng
thức hư cấu (chưa kể đến vấn đề dị bản và phương thức lưu truyền). Từ đó
truyền thuyết thường mang tới cho cộng đồng tiếp nhận màu sắc của huyền
thoại, không khí của thời kì hồng hoang, sơ khởi. “Soi chiếu tính chất đó
trong truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung chúng ta dễ dàng cảm nhận
được màu sắc huyễn hoặc - chất nền trên sự kiện hiện thực. Trong đó có
không gian trung tâm là làng Chử Xá, nơi hai cha con Chử Đồng Tử sinh
sống và có thời gian định là thời vua Hùng. Xét trên hệ thống các tác phẩm
truyền thuyết khác cũng có nét tương trùng như vậy từ truyền thuyết Con rồng
cháu tiên (với Lạc Long Quân và Âu Cơ), Bánh chưng bánh dày (với Lang
Liêu) đến Sự tích thành Cổ Loa...”.12- tr. 4
1.2. Vấn đề văn bản
1.2.1. Tiểu thuyết “Nhà Chử” của Tô Hoài
Khi đề cập đến những tác phẩm viết về thời dựng nước và giữ nước của
cha ông ta thời xa xưa, nhà văn Tô Hoài đã tạo dựng nên được cái không khí
cùng màu sắc huyền sử bằng những bức tranh chi tiết, cụ thể và sống động.
Đó là bức tranh về những phong tục tập quán, về cuộc sống đời thường,

9



những sinh hoạt, lao động của người xưa. Cùng với đó là những bức tranh về
thiên nhiên ở thời mà có bước chân và bàn tay khai phá của con người đang
lấn dần từ vùng đồi núi xuống vùng châu thổ còn nhiều hoang sơ, mênh mông
và rậm rạp. Tiểu thuyết “Nhà Chử” là một minh chứng sinh động cho những
nhận định trên.
Nhân dịp nhận giải thưởng Hồ Chí Minh (1996), trong bài phát biểu
của mình, Tô Hoài đã đưa ra ý định sáng tác của ông: “Những câu chuyện
thời tiền sử đọng lại xây nên ý ăn nhẽ ở của tổ tiên ta từ khi mở nước quần tụ
trên bờ biển Đông này. Tiểu thuyết “Đảo hoang” của tôi miêu tả ý chí con
người. An Tiêm bị đày từ kinh thành đến chỗ chết mà rồi lập nghiệp được ở
nơi hoang vu. Tiểu thuyết “Nhà Chử”, bố con nhà Chử Đồng Tử đời đời mở
mang sông nước trên sông Hồng. Tiểu thuyết “Chuyện nỏ thần” tôn vinh sự
nghiệp dân tộc dựng nước giữ nước nơi đất phát tích” 7- tr.71.
Truyện “Nhà Chử” được xây dựng từ truyền thuyết “Chử Đồng Tử”.
Truyện kể về cuộc sống của gia đình Chử ở vùng sông nước. Trong cuộc hành
trình tìm về bến quê, Chử cùng chiếc thuyền độc mộc vật lộn với cơn bão cạn.
Bản thân chưa biết bến Tự Nhiên ở đâu, nhưng Chử vẫn mong ước được tìm
về. Bởi lẽ, từ thuở nhỏ, câu chuyện về bến quê xa xôi kia đã khắc sâu trong
lòng Chử. Không hề ngại khó khăn, không sợ hãi trước thiên nhiên, không hề
nản chí, cuối cùng chàng đã trở về được bến quê của mình. Ở nơi bến quê
này, vào một buổi sáng, Chử vùi mình tắm trong cát và cũng chính tại đây
chàng đã gặp nàng Dong - con gái của vua chủ. Nàng Dong có sở thích dong
thuyền đi chơi khắp các bến sông, qua bến Tự Nhiên thấy khung cảnh đẹp,
nên thơ nên nàng đã quây màn tắm bên sông và phải chăng duyên trời đã
định, tại bến sông này nàng gặp được Chử rồi cả hai nên duyên vợ chồng.
Nàng Dong cho người hầu tên là Tàm về báo tin với vua cha. Kết thúc tác
phẩm chính là hình ảnh đoàn thuyền của vợ chồng Chử đang lướt trên sông
Cái cùng với tiếng hát và tiếng trống thúc giục. Chử khao khát được giẫm
chân lên cửa sông Cái để “vực sức của chính bản thân mình, mai kia trên cửa
sông nhìn ra, nắng soi lên cát những bến bãi, chợ búa mọc như nấm. Thuyền

bè ra vào phơi phới, nhiều không kể xiết. Hoa xoan tím ngắt thơm say cả
những người ngả gỗ làm nhà” 9- tr.147.

10


1.2.2. Truyền thuyết “Chử Đồng Tử”
Về truyền thuyết “Chử Đồng Tử”, có rất nhiều tài liệu, văn bản từ
nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này, văn bản “Chử
Đồng Tử” chủ yếu được lấy từ “Văn học 10, tập 1, phần Văn học Việt Nam”
của nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Sở dĩ lựa chọn văn bản ở cuốn sách ấy là
bởi vì đó là tư liệu được đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh THPT.
Chúng tôi nhận thấy được văn bản này là hợp lí và sát với thực tế giảng dạy
và học tập.
Cùng với “Thánh Gióng”, “Sơn Tinh” và “Mai An Tiêm”, truyền
thuyết “Chử Đồng Tử - Tiên Dung” làm thành bộ bốn truyền thuyết cổ nhất
và có giá trị nhất trong kho tàng truyền thuyết thời Việt Cổ và được lưu
truyền rộng rãi nhất trên khắp lãnh thổ của nước ta.
Chử Đồng Tử cùng với Sơn Tinh, Thánh Gióng và Liễu Hạnh làm
thành bộ bốn “Tứ bất tử” trong hệ thống thần linh đất Việt được thờ phụng.
Truyền thuyết “Chử Đồng Tử” được biết đến với câu chuyện về lòng hiếu
thảo “nhường khố chôn cha” và mối tình với nàng công chúa Tiên Dung nổi
tiếng là người tài sắc. Nếu như người dân Việt ta biết đến Thánh Gióng có
công đánh giặc cứu nước, biết đến Sơn Tinh bảo vệ cuộc sống ở vùng núi và
trung du, và Mai An Tiêm chiếm lĩnh vùng biển, sáng tạo ra loài cây mới đó
là dưa hấu thì với “Chử Đồng Tử - Tiên Dung”, người đọc sẽ biết đến người
có công chiếm lĩnh, khai phá vùng đất đồng bằng châu thổ sông Hồng với tình
yêu tuyệt vời và nghị lực phi thường, từ nghèo khó vươn lên giàu sang, tu
luyện để trở nên bất tử, thuận theo quy luật tử sinh của dân gian.
“Theo truyền thuyết, vào thời Hùng Vương thứ 18 ở làng Chử Xá, phủ

Khoái Châu có một người là Chử Cù Vân cùng vợ là Bùi Thị Gia, ăn ở nhân
đức, sinh được người con trai rất khôi ngô đặt tên là Chử Đồng Tử” 31.
Mẹ mất sớm, Chử Đồng Tử và cha sống một cuộc sống vô cùng nghèo
khó, phải mò cua bắt ốc qua ngày. Thậm chí hai cha con chỉ có một chiếc khố,
phải dùng chung nhau, hễ ai đi đâu thì đóng, cứu vậy mà thay nhau mặc.
Đến một ngày, Chử Cù Vân già yếu, biết mình không qua khỏi bèn
gọi con đến và dặn khi chết cứ táng trần, nhường lại cho Chử Đồng Tử
chiếc khố. Vốn là người con hiếu thuận, Chử Đồng Tử không thể táng trần

11


khi cha nằm xuống: Chàng lấy khố đóng cho cha rồi mới chôn cất khi ông
nhắm mắt xuôi tay.
Ngày ngày Chử Đồng Tử vẫn đi mò cua bắt ốc ở các con sông. Ở thuở
ấy, có công chúa Tiên Dung - con gái vua Hùng, nổi tiếng nhan sắc tuyệt trần.
Nàng Tiên Dung đã 17, 18 tuổi mà chưa chịu lấy ai, chỉ thích chèo thuyền du
ngoạn khắp chốn.
Một hôm thuyền của Tiên Dung đến khúc sông làng Chử Xá. Thấy
cảnh sông nước, bờ bãi hai bên thơ mộng, hữu tình, nàng truyền lệnh cho thị
nữ vây màn bốn phía tại một nơi có bóng mát để tắm. Bất ngờ thay là nơi
nàng tắm lại đúng chỗ Chử Đồng Tử đang ẩn mình. Tiên Dung giội nước một
lúc rồi giật mình khi thấy một chàng trai trồi lên. Nàng ban đầu hoảng hốt
nhưng rồi bình tĩnh lại, nàng hỏi Đồng Tử. Tiên Dung hỏi duyên cớ thì Chử
Đồng Tử nói rằng: vì không có quần áo lại thấy thuyền quan quân nên sợ phải
ẩn mình ở đây.
Ngẫm ngợi một lúc, Tiên Dung thấy đây như là một định mệnh, là ý
trời cho hai người gặp nhau nên rất trân trọng cuộc gặp gỡ này. Nàng lệnh cho
người đem quần áo cho Chử Đồng Tử và sửa soạn tiệc hoa. Ban đầu Chử
Đồng Tử bối rối, chối từ ân sủng từ nàng nhưng được công chúa Tiên Dung tỏ

bày chân tình nên chấp thuận. Và từ đó hai người nên duyên vợ chồng.
Được tin, vua Hùng rất tức giận, triệu ngay công chúa Tiên Dung cùng
đám người hầu hồi kinh. Tiên Dung sợ vua cha bèn quyết ở lại chung sống
gắn bó với Chử Đồng Tử, rau cháo nuôi nhau.
Mấy năm sau, Chử Đồng Tử theo lời khuyên của vợ ra biển tìm những
vật lạ quý đem về đổi lấy thứ khác. Trên đường đi thấy một am nhỏ, chàng
bèn dừng chân nghỉ rồi bất ngờ gặp được sư Phật Quang. Thấy chàng là người
hiền lành, chất phác, sư quyết định truyền phép lạ cho.
Một năm sau đó, Chử Đồng Tử trở thành người thần thông biến hóa,
am hiểu phép thuật. Khi xuống núi về nhà, chàng lạy tạ sư Phật Quang và
được ngài ban cho một chiếc gậy và một cái nón có phép nhiệm màu.
Cũng từ những vật phẩm đó, chàng và Tiên Dung đã có được một cung
điện nguy nga tráng lệ khi dựng cây gậy và đặt chiếc nón lên. Tin đó đã đến
tai vua Hùng. Đó là tin lạ khiến vua ngạc nhiên và sau đó nổi giận. Nhà vua
ngỡ hai người định tạo phản bèn sai quân lính đi đánh dẹp. Nhưng binh lính
12


của triều đình chưa kịp qua sông thì trời đã tối sầm lại. Trong đêm đó hai vợ
chồng Chử Đồng Tử và Tiên Dung cùng nhau bay về trời. Trời nổi gió, mưa
to, cả cung điện và mọi người cũng biến mất ngay sau đó.
Về sau bờ bãi bên sông, nơi gặp gỡ hai người gọi là bãi Tự Nhiên, còn
đầm ấy mang tên đầm Nhất Dạ. Hai di tích này nay thuộc xã Bình Minh,
huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Tương truyền, nước ta thời bị đô hộ, Chử Đồng Tử đã cướp rồng trên
trời, về giúp Triệu Việt Vương hay còn gọi là Triệu Quang Phục đã đánh bại
quân xâm lược Lương bằng việc cho vuốt rồng cắm trên đầu mâu. Nhờ vậy,
quân ta giành chiến thắng, Triệu Việt Vương chém được tướng giặc Lương là
Dương Sằn và lấy lại được đất nước.
Trên đây là những nét cơ bản về nội dung của truyền thuyết “Chử Đồng

Tử”. Như đã thấy, “Chử Đồng Tử” là một truyền thuyết nằm trong hệ thống
tác phẩm văn học dân gian nói chung và thể loại truyền thuyết nói riêng. Do
đó, tác phẩm “Chử Đồng Tử” được cấu tứ và tổ chức hoàn toàn theo những
đặc trưng riêng, vốn có của thi pháp truyền thuyết.
Tiểu kết chƣơng 1
Việc tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến thể loại và văn bản giúp
chúng ra có thể có những cái nhìn chung và khái quát nhất về đặc trưng của hai
thể loại tiểu thuyết và truyền thuyết. “Trong quá trình sáng tác, các nhà văn
thường sử dụng những phương pháp chiếm lĩnh đời sống khác nhau, thể hiện
những quan hệ thẩm mĩ khác nhau đối với hiện thực, có những cách thức xây
dựng hình tượng khác nhau. Các phương thức ấy ứng với những hình thức hoạt
động nhận thức khác nhau của con người - hoặc trầm tư, chiêm nghiệm, hoặc
qua biến cố liên tục, hoặc qua những xung đột,… làm cho tác phẩm văn học
bao giờ cũng có sự thống nhất quy định lẫn nhau về các loại đề tài, cảm hứng,
hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời văn” 6- tr.300. Tiểu
thuyết và truyền thuyết là hai thể loại văn học khác nhau, tưởng chừng như
không thể có sự kết hợp, vậy mà lại có những sự kế thừa và phát huy nhất
định. Truyền thuyết là thể loại truyện dân gian tái hiện được những sự kiện và
nhân vật lịch sử, thể loại này có xu hướng lí tưởng hóa. Thông qua đó để lí
giải theo ý đồ của tác giả dân gian, thể hiện rõ sự ngưỡng mộ của nhân dân

13


đối với những anh hùng có công lao với việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Còn tiểu thuyết phản ánh hiện thực đời sống, phản ánh số phận con người.
Đặc biệt là tiểu thuyết lịch sử, tác giả lấy nhân vật hoặc sự kiện lịch sử để có
thể hư cấu và sáng tạo thêm, song vẫn tôn trọng tính chân thực của lịch sử. Có
lẽ chính vì yếu tố này mà giữa tiểu thuyết và truyền thuyết được nhìn nhận
trong tương quan so sánh.


14


Chƣơng 2. SO SÁNH NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
“NHÀ CHỬ” VÀ TRUYỀN THUYẾT “CHỬ ĐỒNG TỬ”
2.1. Khái niệm nhân vật
“Từ điển thuật ngữ Văn học” có viết: “Nhân vật văn học là một đơn vị
nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật
trong đời sống” 6- tr.235.
Nhân vật văn học có thể là những con người có tên riêng (Tấm, Cám,
Chử Đồng Tử…), nhưng cũng có thể là nhân vật không có tên riêng như: ông
lão, bà lão, những cô gái hay những chàng trai…
Trong “150 thuật ngữ văn học”: “Nhân vật văn học là một trong những
khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh
hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật văn học là hình tượng
nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của
con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có
khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gắn cho
những đặc điểm giống con người” 1- tr.249.
Bàn về nhân vật văn học cũng có ý kiến đưa ra như sau: “Khái niệm
nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con
người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm”.
6- tr.235
Theo “Lí luận văn học tập 2, tác phẩm và thể loại” thì “văn học không
thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế
giới con người một cách hình tượng. Bản chất văn học là một quan hệ đối với
đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua chủ thể nhất định, đóng vai trò
như những mô hình của thực tại” 16- tr.115-116.
Nhân vật văn học mang chức năng cơ bản nhất đó chính là khái quát

tính cách của con người. Bởi vì tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử,
nên chức năng khái quát tính cách nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử.
“Trong thời cổ đại xa xưa, nhân vật văn học của thần thoại, truyền thuyết
thường khái quát năng lực và sức mạnh của con người. Nhân vật văn học còn
15


thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người.
Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi
chi tiết các loại. Nhờ được miêu tả qua xung đột, mâu thuẫn, nên nhân vật văn
học là một chỉnh thể vận động, có tính cách được bộc lộ dần trong không
gian, thời gian, mang tính chất quá trình” 6- tr.235-236.
2.2. Hệ thống nhân vật
2.2.1. Những nét tương đồng
Cùng với việc phát triển và liên kết các sự kiện là việc xây dựng hệ
thống nhân vật tham gia vào cốt truyện. Ở cả hai tác phẩm đều có nhân vật
chính, nhân vật phụ. Vẫn có những nhân vật cốt lõi, nhân vật trung tâm được
xây dựng để làm nên thành công của truyện. Cả truyền thuyết và tiểu thuyết
đều xây dựng, khắc họa nhân vật Chử và mối nhân duyên của chàng với nàng
công chúa. Trong “Nhà Chử” là nàng Dong còn trong “Chử Đồng Tử” là Tiên
Dung công chúa. Cũng có những nhân vật phụ như vua cha, binh lính, người
hầu… Ngoài ra ở truyện cũng xuất hiện những nhân vật phù trợ để giúp nhân
vật trung tâm vượt qua khó khăn trong hành trình mở mang, xây dựng bờ cõi.
2.2.2. Những nét khác biệt
a. Tiểu thuyết “Nhà Chử” của Tô Hoài
Ngoài các nhân vật trung tâm như: Chử Đồng Tử và những nhân vật
khác đã từng xuất hiện trong truyền thuyết là một loạt nhân vật được xây
dựng bằng trí tưởng tưởng của tác giả.
Nếu nhân vật trong truyền thuyết chỉ đơn thuần là những nhân vật hành
động, những nhân vật ấy nhằm thúc đẩy cốt truyện theo đúng ý đồ của tác giả

dân gian thì nhân vật phù trợ của Tô Hoài là những con người luôn có sự suy
nghĩ, trăn trở trước khi hành động; ở những nhân vật đó có sự lôgic phát triển
nhiều khi là sự độc lập với cốt truyện. Trong tiểu thuyết “Nhà Chử” có các
nhân vật như: ông Chử, bố Chử, mẹ Chử, nàng Dong, nàng Mị hay chàng
Tùng,… Ở đó, nhà văn Tô Hoài đã phá vỡ cái lối miêu tả nhân vật đơn lẻ
trong truyện cổ để tổ chức tác phẩm bằng một hệ thống các nhân vật. Những
nhân vật này tham gia vào các sự kiện đã có trong truyền thuyết hoặc do tác
giả sáng tạo thêm. Gia đình Chử suốt đời ngược xuôi, khám phá sông nước
16


vùng miền để mở làng lập bến… Bên cạnh những nhân vật có tên tuổi, lai
lịch, diện mạo và tính cách rõ nét, Tô Hoài còn xây dựng những nhân vật tập
thể. Họ là những con người có tên và không tên, là đông đảo trai gái các bến
trong “Nhà Chử”. Tô Hoài xây dựng hệ thống nhân vật bổ trợ và nhân vật có
nội tâm… để tương ứng với phát triển các sự kiện, chi tiết, nhà văn đã xây
dựng hàng loạt các nhân vật. Trong đó có nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân
vật trên một dàn tổng loại, tạo nên cảnh đông đúc, rầm rộ trong tác phẩm.
Trong đó có nhiều cuộc đời, nhiều số phận, nhiều lứa tuổi khác nhau.
b. Truyền thuyết “Chử Đồng Tử”
Trong truyện cổ - truyền thuyết “Chử Đồng Tử”, nhân vật thường
không nhiều, nhân vật xuất hiện thường đại diện cho một kiểu người hay một
triết lí nào đó. Trong truyền thuyết “Chử Đồng Tử”, tác giả dân gian không
chú ý tới nhân vật đám đông mà nhân vật chỉ được khắc họa đơn thuần. Nhân
vật thường là nhân vật hành động nhằm thúc đẩy cốt truyện theo đúng ý đồ
của tác giả dân gian. Câu chuyện xoay quanh nhân vật Chử Đồng Tử với tấm
lòng hiếu thảo với cha, và tình yêu với công chúa Tiên Dung… Ngoài ra,
cũng có thêm nhân vật phù trợ, có thêm yếu tố thần kì, chi tiết kì ảo để giúp
nhân vật chính thực hiện nghĩa cử cao đẹp của mình.
2.3. Đặc điểm nhân vật

2.3.1. Những nét tương đồng
Tiểu thuyết “Nhà Chử” và truyền thuyết “Chử Đồng Tử” cùng đi miêu
tả và khắc họa nhân vật Chử Đồng Tử. Nhân vật Chử trong hai tác phẩm đều
được miêu tả là người chịu khó, có chí. Với nàng Dong hay Tiên Dung công
chúa đều được nhắc đến với ngoại hình đẹp và phẩm chất tốt, nết na, thích
ngao du… Nhân vật trong hai truyện đều được thể hiện qua một chuỗi các
hành động. Họ đều có tình cảm, cảm xúc, có nhân duyên và tình yêu đúng
nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những nét tương đồng này, tiểu thuyết “Nhà Chử”
và truyền thuyết “Chử Đồng Tử” cũng có những điểm khác biệt nhau.
2.3.2. Những nét khác biệt
Nếu như trong tiểu thuyết của Tô Hoài, nhà văn đã khéo léo tổ chức,
liên kết, tạo mối liên hệ giữa các nhân vật. Các nhân vật chính được bộc lộ
tính cách, phẩm chất của mình thông qua sự tác động của các nhân vật phụ,
17


nhân vật bổ trợ. Gắn liền với sự phát triển tính cách của nhân vật là sự vận
động theo hướng mở của hành động nhân vật. Đây là một yếu tố tương đối
nổi bật trong những nhân vật của Tô Hoài… thì trong truyền thuyết chỉ đơn
thuần là nhân vật hành động nhằm thúc đẩy cốt truyện theo đúng ý đồ của tác
giả dân gian. Nhân vật trong truyền thuyết thường vận động và phát triển theo
các tuyến hành động. Các nhân vật này phát triển theo một chuỗi các hành
động kế tiếp nhau. Không có một nhân vật nào vừa hành động vừa suy nghĩ.
Các nhân vật trong truyện cổ khi gặp khó khăn, bế tắc trong hành động
thường được thần phật trợ giúp. Nhiều nhân vật của Tô Hoài thể hiện hành
động thường đi liền với suy nghĩ. Trong tiểu thuyết “Nhà Chử”, khi đối mặt
với những khó khăn của thiên tai, nhân vật Chử luôn bình tĩnh, suy nghĩ và cố
gắng vượt qua những khó khăn, thử thách ấy.
Các nhân vật của Tô Hoài thường thiên về xu hướng nghĩ và làm. Nhiều
khi nhân vật suy nghĩ cũng có nghĩa là nhân vật đã hành động, và thực hiện

được một hành vi nào đó. Có lẽ vì vậy mà các nhân vật của Tô Hoài rất hay có
sự đối thoại hoặc độc thoại. Những câu nói của các nhân vật cũng không phải
chỉ là để đưa ra hành động mà ở những lời nói, câu nói đó thường bao hàm một
sự nhận thức và chứa đựng một chiêm nghiệm nào đó. “Ôi, bố mẹ ta ngày
trước đã từng vượt trên đỉnh thác này” 9- tr.16 hay “Con sông cái đã nuôi
sống người ta, làm cho đông đàn dài lũ giống người. Đời trước chưa đi hết
được ngọn nguồn, đời sau phải đi cho biết con sông ta chịu ơn”… 9- tr.56
Nếu ở truyền thuyết “Chử Đồng Tử”, nhân vật được phát triển theo các
hướng hành động, và khi câu chuyện kết thúc cũng là lúc mà nhân vật hoàn
thành chức năng của mình, không hành động nữa, thì ở tiểu thuyết của Tô
Hoài, nhiều truyện kể được xây dựng với một kết thúc mở, với sự vận động
theo hướng mở của hành động nhân vật. Nổi bật như câu chuyện tình lãng
mạn giữa nàng Dong và chàng Chử.
Trong thể loại truyền thuyết của văn học dân gian, cụ thể là loại
truyền thuyết lịch sử nhân vật trong tác phẩm là những con người sống trong
khoảng thời gian lịch sử tương đương với diễn tiến và quá trình lịch sử Việt
Nam. Nhân vật (lịch sử) cũng là một thành tố cấu thành nên chất có thật
trong truyền thuyết. Đó là những con người xuất hiện với đầy đủ hình hài,
18


diện mạo và cuộc đời cũng như hành trạng của mình đã được chính sử ghi
chép. Từ nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ đã được các sử gia ghi chép,
miêu tả rất rõ ràng đến nhân vật vua Lê Lợi với công cuộc đánh đuổi giặc
Minh xâm lược cũng hoàn toàn nằm trong hệ thống sử liệu. Ở đây cũng như
vậy, “Chử Đồng Tử - Tiên Dung” cũng mang những thông tin chân thực đó.
Bằng chứng là các ghi chép được cho sớm nhất là trong Lĩnh Nam chích
quái của Trần Thế Pháp (?). Hơn thế nữa nhân vật Chử Đồng Tử còn liên
quan khá gắn thiết với sự kiện Triệu Quang Phục đánh quân Lương với các
di tích đầm Dạ Trạch... Không chỉ có vậy, điều chúng tôi nhấn mạnh ở đây

là loại hình nhân vật cặp đôi (thường là vợ chồng) trong hệ thống truyền
thuyết dân gian. Chử Đồng Tử và Tiên Dung là một cặp nhân vật, tồn tại
với tư cách vị thế là hai vợ chồng. Loại hình này xuất hiện khá nhiều trong
truyền thuyết như Lạc Long Quân - Âu Cơ (Con rồng cháu tiên), Mị Châu Trọng Thủy (Sự tích thành Cổ Loa)... Một nhân tố nữa đó là hoàn cảnh xuất
thân khác biệt đẳng cấp cũng là “tình tiết” thường thấy, được tổ chức trong
truyền thuyết.
Trong tác phẩm của mình, Tô Hoài đã xây dựng thêm hàng loạt nhân
vật mới, vốn không có trong truyện cổ. Nó đại diện cho con người ở nhiều
thời đại, nhiều thế hệ, nhiều đẳng cấp, nhiều hoàn cảnh. Có những nhân vật
của hiện thực sôi động, có những nhân vật của hồi ức trong tâm tưởng, có
những nhân vật phân thân giữ cái tốt và cái xấu…
Trong “Chử Đồng Tử”, chỉ nhắc tới từ thời cha của Chử Đồng Tử cho tới
Chử Đồng Tử, tiếp đến là nên duyên vợ chồng với công chúa Tiên Dung. Hai vợ
chồng cùng nhau xây dựng, cùng nhau giúp dân lành làm ăn, phát triển. Còn
trong “Nhà Chử”, sự nối tiếp từ nhiều thế hệ được thể hiện rõ nét. Từ nhân vật
ông Chử cho đến bố mẹ Chử, rồi đến Chử. Nối tiếp truyền thống, nối tiếp việc
xây dựng, tìm tòi và khám phá ra bến quê, trải qua biết bao khó khăn để tìm thấy
bến Tự Nhiên, cuối cùng chàng cũng đặt chân tới. Ở đó, Chử gặp nàng Dong và
nên duyên vợ chồng, cùng nhau phát triển bến bãi Tự Nhiên của mình.
Nói về nhân vật trong tác phẩm văn học, Tô Hoài cho rằng: “Nhân vật là
nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. “Đúng
vậy, nhân vật không chỉ là hình thức đề nhà văn khái quát hiện thực cuộc sống
19


×