Tải bản đầy đủ (.doc) (169 trang)

TIỂU THUYẾT mạc NGÔN từ góc NHÌN LIÊN văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.89 KB, 169 trang )

-1-

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài và lĩnh vực nghiên cứu.
1.1. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng vào nhiều ngành khoa
học khác, văn hoá ngày càng thâm nhập sâu vào văn học tạo nên mối quan hệ gắn
kết không thể tách rời. Văn học là sự tự thể hiện của văn hoá, bởi nó chịu ảnh
hưởng trực tiếp từ môi trường văn hoá của một thời đại và truyền thống văn hoá độc
đáo của một dân tộc. Quá trình truyền tải mã văn hóa từ nhà văn tới công chúng độc
giả là quá trình thăng hoa của ngôn ngữ, các biểu trưng thành mã riêng của nhà văn.
Mặt khác, sự phát triển kinh tế, sự giao lưu văn hóa thế giới diễn ra ngày càng mạnh
mẽ. Do vậy, nghiên cứu liên văn hóa đã trở thành nhu cầu tất yếu của thời đại.
1.2. Mạc Ngôn là một trong những nhà văn đương đại Trung Quốc có
phong cách sáng tác độc đáo và mới mẻ. Ông được xem là “nhân vật khai phá của
thế kỷ XXI” và trở thành “hiện tượng” của văn học Trung Quốc cũng như thế giới.
Đọc tác phẩm Mạc Ngôn, người đọc ngỡ ngàng trước những cách tân táo bạo của
nhà văn cả về nội dung và hình thức. Tác phẩm của Mạc Ngôn được dịch ra nhiều
thứ tiếng và được giới nghiên cứu đánh giá cao. Nghiên cứu về Mạc Ngôn và tác
phẩm của ông giúp người đọc có được cái nhìn đa diện, đa chiều hơn về tư duy
sáng tạo cũng như những trải nghiệm về cuộc sống và bản lĩnh tiếp nhận các giá
trị văn hóa của nhà văn.
1.3. Giữa những năm 80 của thế kỷ XX, bằng lối viết phá cách, sáng tạo và
độc đáo, Mạc Ngôn bắt đầu khuấy đảo nền văn chương đương đại Trung Quốc. Ở
Việt Nam, tác phẩm của Mạc Ngôn đã được bạn đọc biết đến hơn mười năm qua.
Trong hơn một thập kỷ đó, cái tên Mạc Ngôn đã thu hút ngày càng nhiều hơn sự
quan tâm của giới nghiên cứu lẫn bạn đọc thông thường. Tuy nhiên, lịch sử tiếp
nhận Mạc Ngôn cũng không đồng nhất, các nhà nghiên cứu mới tập trung khai thác
thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết nhà văn ở góc độ tự sự học hoặc mới chỉ quan
tâm đến một khía cạnh về văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Chính vì vậy, chúng
tôi quyết định lựa chọn đề tài Tiểu thuyết Mạc Ngôn từ góc nhìn liên văn hóa nhằm



-2-

giải mã tiểu thuyết Mạc Ngôn từ góc độ liên văn hoá để khám phá những bí ẩn độc
đáo của nhà văn được xem là “khác với các nhà văn phương Tây và cũng khác với
các nhà văn Trung Quốc” [43; 108], đồng thời nhận diện đâu là “hương vị” tiểu
thuyết Mạc Ngôn. Từ đó, góp phần làm sáng tỏ nhiều điều về giao lưu văn hóa
trong bối cảnh hội nhập hiện nay, đồng thời định hướng tiếp nhận tác phẩm của ông
đối với độc giả Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ
2.1. Mục đích
Chọn đề tài Tiểu thuyết Mạc Ngôn từ góc nhìn liên văn hoá luận án hướng
đến bốn mục đích cơ bản sau:
Một là, làm rõ cội nguồn giá trị văn hóa truyền thống cũng như văn hóa hiện
đại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
Hai là, nêu bật những giá trị liên văn hóa trong hệ thống tiểu thuyết của nhà
văn thông qua hệ thống biểu tượng.
Ba là, chỉ ra những đặc trưng nghệ thuật liên văn hoá trong hệ thống
nhân vật.
Bốn là, đánh giá tính liên văn hóa là một trong những phương diện quan
trọng, độc đáo và nổi bật của tiểu thuyết Mạc Ngôn.
2.2. Nhiệm vụ
Tương ứng với bốn mục đích trên, luận án sẽ đi vào bốn nhiệm vụ chính:
Thứ nhất, phân tích chỉ ra sự gắn kết giữa văn hóa truyền thống và văn hóa
hiện đại, phương Đông và phương Tây, dân gian và bác học trong tiểu thuyết Mạc
Ngôn có nguồn cội sâu xa từ chính cuộc đời và sự biến động của thời đại xã hội.
Thứ hai, đi vào giải mã những biểu tượng tiêu biểu cho tính liên văn hóa
trong hệ thống tiểu thuyết của nhà văn nhằm xác định được đây chính là điểm độc
đáo, đặc sắc trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
Thứ ba, đi sâu phân tích hệ thống nhân vật dưới góc độ liên văn hóa trong tiểu

thuyết Mạc Ngôn nhằm xác định đây chính là điểm mấu chốt tạo nên những phá cách
trong hệ thống tiểu thuyết nhà văn.


-3-

Thứ tư, trên cơ sở khái quát toàn bộ các tác phẩm lớn của Mạc Ngôn tiến
hành đánh giá những thành công của ông nhìn từ góc độ liên văn hoá.
3. Đối tượng
Do nội hàm về văn hóa rất rộng nên khi nghiên cứu tiểu thuyết Mạc Ngôn
dưới góc nhìn liên văn hóa chúng tôi chỉ tập trung vào những khía cạnh mà ở đó thể
hiện nhiều nhất cái gọi là đặc sắc văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn trên các
phương diện: Nguồn gốc liên văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, hệ thống biểu
tượng, cùng với hệ thống nhân vật liên văn hóa trong tiểu thuyết. Từ đó, đánh giá
mối quan hệ giữa tiểu thuyết Mạc Ngôn với văn hóa truyền thống và văn hóa hiện
đại trên cơ sở so sánh văn học Trung Quốc với văn học các nước trên thế giới tìm ra
sự giống và khác nhau giữa các giá trị văn hóa, nhằm thấy được điểm kế thừa và
cách tân trong việc tiếp biến các giá trị văn hóa của nhà văn. Đồng thời, để việc
nghiên cứu này có hệ thống và rõ ràng, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn
đặt tiểu thuyết Mạc Ngôn trong mối quan hệ với văn hóa Trung Hoa để thấy được
bản lĩnh trong tiếp biến văn hóa của nhà văn.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi văn bản khảo sát
Sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn vô cùng đồ sộ. Vì vậy, trong phạm vi
nghiên cứu của Luận án chúng tôi tập trung tìm hiểu các tiểu thuyết được xem là
độc đáo và xuất sắc nhất của Mạc Ngôn đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam bao
gồm: Cao lương đỏ (2000), Báu vật của đời (2001), Đàn hương hình (2003), Cây
tỏi nổi giận (2003), Tửu quốc (2004), 41 chuyện tầm phào (2004), Sống đọa thác
đày (2007), Thập tam bộ (2007), Ếch (2010). Ngoài ra, trong luận án khi chứng
minh cho các luận điểm đã nêu chúng tôi sẽ khảo sát thêm một số sáng tác khác của

Mạc Ngôn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu liên văn hóa là một vấn đề lớn trong văn học, với cấu trúc nhiều
tầng bậc, cấp độ như: Biểu tượng, nhân vật, nghi lễ phong tục, giá trị. Tuy nhiên,
trong Luận án này, chúng tôi chỉ tập trung khai thác và tìm hiểu hai cấp độ là biểu


-4-

tượng và nhân vật để minh chứng cho tính liên văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
Khi nghiên cứu một nền văn hóa, giá trị văn hóa luôn được xem là vấn đề cốt lõi, vì
thế, mặc dù chúng tôi không đi sâu nghiên cứu cấp độ giá trị trong luận án bởi, đó là
một vấn đề hết sức phức tạp, nhưng trong quá trình triển khai, khi đi vào phân tích
các phần cụ thể, chúng tôi sẽ đề cập đến giá trị văn hóa để từ đó thấy được phần nào
sự gặp gỡ, cũng như xung đột văn hóa giữa các nền văn hóa khác nhau.
Trong luận án này chúng tôi tập trung tìm hiểu tiểu thuyết Mạc Ngôn dưới
góc độ liên văn hóa trên những phương diện cơ bản sau:
- Chỉ ra đặc trưng liên văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn thông qua việc
giải mã một số biểu tượng tiêu biểu trong tiểu thuyết của nhà văn này.
- Đánh giá tính liên văn hóa từ góc độ nhân vật với tư cách là một trong
những phương diện thể hiện rõ nhất sự kết hợp văn hóa Đông - Tây, truyền thống
và hiện đại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Căn cứ đối tượng nghiên cứu đã xác định ở trên, luận án sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau.
5.1. Phương pháp liên ngành: Khi nghiên cứu nền văn hóa của một quốc gia,
dân tộc cần xác định cách thức tiếp cận mang tính tổng thể và toàn diện. Đó là tầm
nhìn tổng thể từ địa lý, nhân chủng, ngôn ngữ, lịch sử, kinh tế cho đến chính trị. Có
như vậy, người nghiên cứu mới có được cái nhìn bao quát, toàn diện về vấn đề cần
nghiên cứu. Phương pháp này trở thành công cụ đắc lực khi giải mã văn học, giúp

người đọc thấy được mối quan hệ giữa văn học với các ngành khoa học khác. Do
vậy, đây là phương pháp vô cùng quan trọng góp phần giải mã tiểu thuyết Mạc
Ngôn để nhận ra đâu là mấu chốt tạo nên những phá cách trong tiểu thuyết nhà văn.
5.2. Phương pháp hệ thống: Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm có
được cái nhìn khái quát về tiểu thuyết Mạc Ngôn từ góc độ liên văn hoá.
5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở những dữ liệu đã tổng
hợp từ văn bản, chúng tôi đi sâu vào phân tích, giải mã nhằm tìm ra những nét đặc
sắc, độc đáo của tiểu thuyết Mạc Ngôn.


-5-

5.4. Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này chúng tôi muốn đặt
Mạc Ngôn trong mối quan hệ với các nhà văn phương Tây và nhà văn Trung Quốc
nhằm tìm ra những đặc sắc đến mức khó trộn lẫn của Mạc Ngôn trên văn đàn Trung
Quốc và thế giới. Đồng thời, từ việc so sánh ấy tìm ra quy luật phát triển của văn
học, phục vụ cho việc nghiên cứu văn học thế giới. Do vậy, đây là phương pháp
không thể thiếu trong quá trình triển khai, thực hiện luận án.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thao tác kỹ thuật khác như thống kê,
phân loại,... với hi vọng chung là hoàn thành tốt mục đích nghiên cứu đã đề ra.
6. Đóng góp mới của luận án
Từ sự tìm hiểu, xác định nội hàm của khái niệm liên văn hóa, luận án sẽ đi vào
luận giải vấn đề liên văn hóa, từ đó, áp dụng vào trường hợp cụ thể nhà văn Mạc Ngôn
để giải mã những nét độc đáo ở phương diện liên văn hóa trong tiểu thuyết nhà văn đã
được mã hoá như việc xây dựng hệ thống môtif hình tượng - biểu tượng, hệ thống nhân
vật để thấy được sự trở về và vượt lên dân gian của Mạc Ngôn. Đồng thời, cũng thấy
được sự tiếp biến các giá trị văn hoá thời đại trong tác phẩm, từ đó thấy được sự độc
đáo, đặc sắc trong phong cách của nhà văn Mạc Ngôn.
7. Cấu trúc của Luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, phần nội dung

chính của Luận án được trình bày trong bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cội nguồn liên văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
Chương 3: Biểu tượng trong tiểu thuyết Mạc Ngôn từ góc nhìn liên văn hóa
Chương 4: Nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn từ góc nhìn liên văn hóa
Quy ước trong luận án:
Trích dẫn tài liệu tham khảo: Trong ngoặc vuông, đứng đầu là số thứ tự tài
liệu tham khảo trong thư mục tài liệu tham khảo của luận án, đứng sau là số trang
được trích dẫn, ví dụ [8; 286].


-6-

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Mạc Ngôn là một trong những hiện tượng văn học mang tính thời đại. Giải
thưởng Nobel văn học năm 2012 là sự ghi nhận những nỗ lực và cố gắng của Mạc
Ngôn trong hành trình sáng tạo nghệ thuật. Nó không chỉ giải tỏa “mặc cảm Nobel”
cho đất nước Trung Hoa mà còn tạo nên “một trào lưu Mạc Ngôn” trên toàn thế
giới. Tính đến thời điểm hiện tại, hành trình sáng tạo văn chương của Mạc Ngôn đã
kéo dài hơn ba thập kỷ. Trong hơn ba thập kỷ ấy, nhà văn đã từng bước khẳng định
cho mình một vị thế vững chắc trên văn đàn Trung Quốc và thế giới. Đồng thời,
mang đến một luồng gió mới, góp phần không nhỏ vào việc thay đổi diện mạo văn
học đương đại Trung Quốc. Hiện nay, tác phẩm của Mạc Ngôn được dịch ra nhiều
thứ tiếng và thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả. Chính sự kết hợp gần như
hoàn hảo giữa yếu tố văn hóa Đông và Tây, truyền thống và hiện đại, cốt truyện vừa
thực vừa hư với các yếu tố kỳ ảo, một hệ thống biểu tượng đa nghĩa và các thủ pháp
nghệ thuật độc đáo đã làm nên sức hấp dẫn kì diệu này.
Trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu trong nước và nước ngoài nghiên cứu Mạc
Ngôn, chúng tôi đã tổng hợp tư liệu thành các nhóm để thấy được tình hình nghiên

cứu Mạc Ngôn nói chung cũng như nghiên cứu Mạc Ngôn dưới góc độ liên văn
hóa, qua đó thấy được quan điểm và cách đánh giá, nhìn nhận về Mạc Ngôn của các
học giả và người nghiên cứu. Từ đó, nhận diện những hướng nghiên cứu của người
đi trước, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có đồng thời tìm ra các
khoảng trống khoa học còn đang bỏ ngỏ để chúng tôi tiếp tục triển khai trong luận
án này.
1. 1. Nghiên cứu về Mạc Ngôn
1.1.1. Quan điểm của các học giả Trung Quốc
Nhóm tài liệu Mạc Ngôn “tự bạch”
Sau Đại cách mạng văn hóa, văn đàn Trung Quốc bước vào thời kỳ “trăm
hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”. Trong không khí văn học ấy, Mạc Ngôn cùng với


-7-

Giả Bình Ao, Phùng Ký Tài, Vương Mông,… đã đem đến một luồng gió mới góp
phần “thay đổi diện mạo văn học đương đại Trung Quốc” [43; 55]. Vị trí của nhà
văn chân đất, lưng trần với mơ ước lúc khởi nghiệp được ăn mỗi ngày ba bữa bánh
chẻo có nhân thịt, một lần nữa được khẳng định khi “Hội nghiên cứu Mạc Ngôn
Cao Mật” được thành lập. Đây là diễn đàn nghiên cứu và trao đổi học thuật về sáng
tác của Mạc Ngôn được mở tại tỉnh Sơn Đông ngày 12 tháng 8 năm 2006. Dường
như những gì của sự nghiệp cầm bút mang lại cho nhà văn cũng như văn học đương
đại Trung Quốc đã vượt xa dự định ban đầu của ông. Có lần, Mạc Ngôn tự bạch
rằng: “Hai mươi năm trước, khi cầm bút viết tác phẩm đầu tay tôi không nghĩ rằng
công việc này lại làm thay đổi số phận của mình, cũng không hề nghĩ rằng một bộ
phận tác phẩm của mình lại làm thay đổi diện mạo của văn học đương đại Trung
Quốc… Động cơ ban đầu khi tôi sáng tác văn học vô cùng đơn giản, đó là kiếm
chút nhuận bút để mua đôi giầy bóng loáng, thỏa mãn lòng hư vinh của một chàng
thanh niên” [43; 55]. Đó là thành quả ghi nhận cho một nhà văn không ngừng đổi
mới, không ngừng sáng tạo trong sáng tác.

Hòa chung vào dòng chảy truyền thống văn học Trung Quốc, Mạc Ngôn
cũng thường “tự bạch” những quan điểm, cách nhìn nhận của mình về nghệ thuật,
về tiểu thuyết, về con người, về xã hội. Những bài viết này được Dương Dương
biên soạn trong cuốn Mạc Ngôn, nghiên cứu và tư liệu (莫言研究 資料 ), Nhà xuất
bản Nhân dân Thiên Tân ấn hành năm 2005 và Ghi chép đối thoại ( 对话 录) của
Vương Nghiên, Lâm Kiến Phát, Nhà xuất bản Đại học Tô Châu, 2003. Ngoài ra,
Mạc Ngôn còn trình bày quan điểm của mình về tiểu thuyết, về thế giới nghệ thuật,
đặc điểm nổi bật của nghệ thuật tự sự trong cuốn Mùi vị của tiểu thuyết (小 说 的
气 味), Nhà xuất bản Văn nghệ Xuân Phong, 2003. Trong các tác phẩm này, Mạc
Ngôn đã trình bày quan điểm, cách nhìn nhận của mình đối với nhiều vấn đề quan
trọng như nghệ thuật tiểu thuyết, về vai trò, thái độ của nhà văn và chỉ ra những đặc
điểm trong nghệ thuật tiểu thuyết của mình như ngôn ngữ thô tục, kết cấu dân gian,
vai trò của cốt truyện… Phần lớn những nội dung quan trọng mà Mạc Ngôn tự bạch
đã được Nguyễn Thị Thại dịch ra tiếng Việt trong hai cuốn sách Mạc Ngôn và


-8-

những lời tự bạch, Nhà xuất bản Văn học, 2004 và Chuyện văn chuyện đời, Nhà
xuất bản Lao động, 2004.
Mạc Ngôn và những lời tự bạch là cuốn sách tập hợp những bài phỏng vấn
của nhà văn được giới thiệu với đông đảo độc giả Việt Nam. Qua đó, tác giả trình
bày những quan niệm của mình về sáng tác văn học, động cơ thôi thúc ông trở
thành nhà văn, những dấu ấn của tuổi thơ,… đều được bộc lộ. Đặc biệt, trong cuốn
sách, nhà văn đã bật mí quan điểm, lập trường trong sáng tác nghệ thuật, vị trí của
người cầm bút và hé lộ những bí mật khi ông viết Báu vật của đời, Đàn hương
hình, Cao lương đỏ,... Ngoài ra, cuốn Chuyện văn và đời cũng do Nguyễn Thị Thại
dịch, một lần nữa cho ta hiểu hơn về hoàn cảnh gia đình, động cơ sáng tác, lập
trường quan điểm của nhà văn. Ở đó, người đọc còn bắt gặp những chiêm nghiệm
mang tính triết lý về nhân sinh, về cuộc đời, về con người của nhà văn. Có lẽ, không

ai viết về Mạc Ngôn và tác phẩm của ông chính xác bằng tác giả tự nói về mình.
Mảng tài liệu “tự bạch” của Mạc Ngôn còn xuất hiện ở các bài phỏng vấn
trên báo chí và những bài diễn thuyết. Những bài này đã được các nhà nghiên cứu
và dịch giả Việt Nam dịch ra tiếng Việt. Trên báo Văn nghệ số 15, 2006 có bài Mạc
Ngôn: Cá tính làm nên số phận, Nhuệ Anh dịch từ Sina.com, trong bài này nhà văn
giới thiệu sơ qua tiểu thuyết Sinh tử vần xoay về chủ đề tác phẩm, ý tưởng xuất phát
từ “Lục đạo luân hồi” của Phật Giáo: “Nhân vật chính của tiểu thuyết tập trung lý
giải mối quan hệ giữa người nông dân và đất đai. Trong khi đó một nhân vật chính
nữa tức người dẫn chuyện lại nằm trong lục đạo luân hồi: Một đời làm Người, một
đời làm Ngựa, một đời làm Trâu, một đời làm Lừa, một đời làm Lợn… kể lại những
chuyện mắt thấy tai nghe từ những góc nhìn khác nhau” [1; 13]. Trên báo văn nghệ
số 35 và 36 (2003) có bài phỏng vấn Mạc Ngôn về tiểu thuyết 41 chuyện tầm phào
do dịch giả Trần Sơn dịch, trong bài phỏng vấn nhà văn giới thiệu với độc giả về kết
cấu cốt truyện và ảnh hưởng của nông thôn đến tác phẩm, đó là những kinh nghiệm
trong thời gian dài ông sống ở nông thôn. Những lời “tự bạch” này đã đem đến cho
người đọc cái nhìn đa diện, đa chiều về nhà văn, đồng thời còn hé lộ cho chúng tôi
một số yếu tố độc đáo góp phần tạo nên nét văn hóa riêng của Mạc Ngôn.


-9-

Ngoài ra, một số bài viết như Mạc Ngôn - nhà văn của những người nông
dân (Báo điện tử dịch từ Nam Phương báo), Báu vật của đời qua tiết lộ của Mạc
Ngôn (Văn nghệ Công an nhân dân, tháng 5/2004). Những tài liệu này đã cung cấp
cho chúng tôi những thông tin bổ ích về lập trường sáng tác, quan niệm lịch sử,
phong cách dân gian,... của nhà văn.
Không phải ngẫu nhiên nhà văn Mạc Ngôn được làm khách mời của
chuyên mục Những nhân vật khai phá của thế kỷ XXI do Đài truyền hình NHK của
Nhật phát sóng. Đây là tiết mục chuyên đề về các nhân vật toàn Châu Á, chỉ giới
thiệu các nhân tài có triển vọng nhất của khu vực này. Trong cuộc trao đổi văn

chương này, Mạc Ngôn tiếp tục hé lộ tình cảm của mình về quê hương, những ảnh
hưởng sâu sắc của kí ức tuổi thơ và những hiện thực mà người cầm bút không thể
né tránh. Từ đó, Mạc Ngôn khẳng định nhà văn cần phải hướng tới cái mới, cái
độc đáo để có thể “ngửi thấy mùi vị mà người khác không ngửi thấy, nghe thấy
âm thanh mà người khác không nghe thấy, phát hiện ra những sắc màu phong phú
hơn người khác, những nhân tố đó một khi được đưa vào tiểu thuyết thì tiểu thuyết
của tôi sẽ khác hẳn người khác” [80, 397].
Như vậy, mảng tài liệu "tự bạch" đã cung cấp cho chúng tôi những thông tin
về động cơ sáng tác, lập trường tư tưởng của nhà văn cũng như những ảnh hưởng
của các nhà văn phương Tây đều được Mạc Ngôn thổ lộ. Những tư tưởng này sẽ soi
sáng nhiều vấn đề, nhiều luận điểm được chúng tôi trình bày trong luận án.
Nhóm tài liệu nghiên cứu về Mạc Ngôn
Tại Trung Quốc, Mạc Ngôn luôn nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá
trái chiều nhau. Nhìn chung, đối với sáng tác Mạc Ngôn giới nghiên cứu Trung
Quốc có hai thái độ gần như đối lập nhau.
Khẳng định và ca ngợi tài năng Mạc Ngôn
Phần lớn các học giả Trung Quốc thuộc khuynh hướng này đánh giá Mạc
Ngôn là nhà văn có bút lực mạnh, được tán dương như là nhà văn tiên phong trên
con đường đổi mới. Cuốn Phê bình văn học Trung Quốc đương đại (Trần Minh Sơn
giới thiệu, tuyển chọn và dịch, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2004), có thể thấy rõ


- 10 -

giới phê bình đánh giá cao sáng tác của Mạc Ngôn, họ nhận định sớm muộn Mạc
Ngôn sẽ được lọt vào tầm nhìn của Viện Hàn Lâm Văn học Thụy Điển và nhận định
này đã thành hiện thực vào năm 2012. Tác phẩm của Mạc Ngôn không khoa trương
mà trần trụi chứa đầy “quan điểm thế tục”, “tràn ngập khí huyết và hơi thở của sự
sống” [80; 432]. Nhiều quan điểm cho rằng, đọc tác phẩm của Mạc Ngôn người đọc
như tìm được con đường để bước vào thế giới văn chương đương đại, để khám phá

những chân lý giản đơn nhưng sâu sắc về con người. Dường như mọi mặt, mọi khía
cạnh của cuộc sống đều được nhà văn chuyển tải đưa vào thế giới nghệ thuật của
mình, làm cho thế giới tiểu thuyết của ông phong phú với những vấn đề “sinh tồn
của nhân loại: cái đói, cái rét, tình dục, thù oán, tôn giáo, cái sống, cái chết, mê tín
dị đoan, chiến tranh… và mang đậm màu sắc nguyên sơ man dại” [43; 182].
Lý Hồng Chân là một trong những nhà nghiên cứu có nhiều công trình
nghiên cứu về Mạc Ngôn. Ông đã tốn khá nhiều công sức để chỉ ra hệ thống đặc
điểm phong cách riêng của Mạc Ngôn một cách toàn diện. Các nhà nghiên cứu
Trình Đức Bồi, Quý Hồng Trân lại chỉ ra góc nhìn niên thiếu và ảnh hưởng của ký
ức tuổi thơ tới sáng tác của Mạc Ngôn. Gia Trọng Minh với Lập trường của Mạc
Ngôn về nông thôn và ý nghĩa văn học (莫言的乡村立场和文学意义 ) đã khái quát
về những "cách viết, tả về nông thôn, con mắt nhìn nhận nông thôn của Mạc Ngôn
và ý nghĩa của nó đối với văn học" [140; 18].
Khổng Tiểu Bân trong Luận về tưởng tượng Trung Quốc trong tiểu thuyết
Mạc Ngôn ( 论莫言小说的中国想象 ) cho rằng, hình ảnh tưởng tượng về Trung
Quốc trong tiểu thuyết Mạc Ngôn có ba khía cạnh quan trọng: "tính lịch sử, tính văn
hóa và tính nhân văn"[139; 46-48]. Theo đó, tính chu kỳ của lịch sử, tính văn hóa và
nhân tính của con người đã trở thành nội dung chủ yếu để Mạc Ngôn xây dựng nên
hình ảnh về Trung Quốc. Tất nhiên, tác giả cũng chỉ ra trong tiểu thuyết của Mạc
Ngôn khi tưởng tượng về Trung Quốc còn thiếu một chút phong phú và tính sâu
sắc.
Như vậy, ngay chính trên quê hương Trung Quốc Đại Lục, Mạc Ngôn được
giới phê bình, nghiên cứu quan tâm và đánh giá từ nhiều khía cạnh. Tại “Diễn đàn


- 11 -

của các nhà văn Trung Quốc” - đây là diễn đàn thu hút đông đảo các nhà văn được
giới học giả Trung Quốc đánh giá là “xuất sắc” và “vĩ đại”, hầu hết các học giả đều
thừa nhận và đánh giá cao tài năng văn chương của Mạc Ngôn.

Phê phán, phản đối Mạc Ngôn
Bên cạnh những lời tán dương và ghi nhận tài năng Mạc Ngôn cũng tồn tại
không ít quan điểm phê bình ông. Người ta cho rằng, bên cạnh những ưu điểm về
nội dung và nghệ thuật, tác phẩm của Mạc Ngôn rơi vào hiện tượng sắc dục, tính
dục, miêu tả nhiều về sự thèm khát xác thịt. Nhân vật của ông thường “quằn quại
trong lửa dục”, “giẫy giụa trong bể tình” như nhân vật Cửu Nhi trong Cao lương đỏ,
Tôn Mi Nương trong Đàn hương hình, Kim Một Vú trong Báu vật của đời... Điều
này được giải thích là do quan điểm mỹ học của tác giả “có vấn đề”. Trong cuốn
Mạc Ngôn nghiên cứu và tư liệu do Dương Dương biên soạn, Nhà xuất bản Nhân
dân Thiên Tân ấn hành năm 2005 đã tập hợp những ý kiến đánh giá, phê bình Mạc
Ngôn. Trước hết, người ta phê phán Mạc Ngôn chống lại quy phạm truyền thống,
đối với cái ác và hành vi bạo lực tác giả khoa trương quá đáng, ngoài ra còn những
khuyết điểm như miêu tả không mực thước, nhân vật giả tạo. Nhà phê bình Vương
Cán phê phán Mạc Ngôn “vứt bỏ cái đẹp tao nhã, cao thượng mà thay thế bằng cái
xấu xa bẩn thỉu” [97; 217]. “Mạc Ngôn quá tự tin vào cảm giác của mình, kết quả là
tính xã hội, tính báo chí không sao lấp đầy được sự hư rỗng của nội dung. Để che
đậy cảm giác đã mòn, Mạc Ngôn dùng những yếu tố bên ngoài thoát ly bản thể để
cấu tạo tiểu thuyết, về mặt ngôn ngữ chơi trò lộng ngôn, khoa ngữ làm cho ngôn
ngữ tiểu thuyết bị biến chất, làm mất đi hình thái ngôn ngữ vốn có của tiểu thuyết”
[97; 218]. Nhà nghiên cứu Hạ Thiệu Tuấn và Phan Khải Hùng một mặt thừa nhận
sức tưởng tượng của Mạc Ngôn, nhưng mặt khác cũng cho thấy dưới sự chỉ đạo của
tư tưởng “thiên mã hành không” nên “ngòi bút của ông nhiều khi không giữ được
mực thước”, “trước cái ác của kẻ thù, Mạc Ngôn lúc đầu còn tỏ ra căm giận, nhưng
sau thì lạnh lùng vô cảm,... đối với cái ác và hành vi bạo lực, tác giả khoa trương
quá đáng và tỏ ra thích thú thưởng thức chúng” [97; 219]


- 12 -

Ngoài ra, nhà phê bình Lý Kiến Quân trong bài Là voi lớn hay là con trùng

giáp đã nhặt ra nhiều “hạt sạn” trong tác phẩm Đàn hương hình như văn ngôn và
bạch thoại dùng lẫn lộn, sai ngữ pháp “miêu tả quá khoa trương, không mực thước,
nhân vật giả tạo” [97; 221].
Nhà nghiên cứu Vương Kim Thành lại đặt ra vấn đề: “Vì sao một nhà văn
quân đội xuất thân từ một gia đình nông dân lại viết ra một tác phẩm dở như vậy?”
bởi, toàn bộ cuốn tiểu thuyết Báu vật của đời “xuất hiện nhiều sai lầm và phi lý mù
quáng” [97; 223]. Sau đó, nhà nghiên cứu tự trả lời nguyên nhân của cái nhìn này:
“Một là, do thành phần xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, ăn chẳng no mặc
chẳng ấm. Hai là, do quan niệm sáng tác “thiên mã hành không” tác oai tác quái…
Ba là, do giới phê bình quá tâng bốc nên làm tăng tính tự cao, tự đại của Mạc Ngôn
và rồi không biết lắng nghe ý kiến của ai nữa” [97; 223-225]. Nam Chí Cương lại
cho ngôn ngữ tiểu thuyết Mạc Ngôn là thứ ngôn ngữ kỳ quái, là thứ ngôn ngữ
phóng đãng và hỗn tạp.
Ngoài ra, trong bài viết Một số tranh luận về văn học đương đại Trung Quốc
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học, dịch giả Trần Quỳnh Hương đã tổng hợp ý
kiến của một số nhà phê bình văn học đương đại Trung Quốc. Trong đó, nhà nghiên
cứu Trần Hiểu Minh đề cao Mạc Ngôn cùng Giả Bình Ao trong nền văn học Trung
Quốc đương đại. Ngược lại, Tiêu Ưng lại cho rằng nhà văn biến sáng tác thành
những trò chơi, “những trò đùa u ám, biến thái”, đi xa hơn nhà nghiên cứu còn nhận
định Mạc Ngôn xem sáng tác văn học là “trò đùa”.
Có thể nói, các công trình nghiên cứu về Mạc Ngôn ngày càng nhiều và tất
nhiên không có dấu hiệu dừng lại. Nhà văn với lối viết độc đáo vẫn luôn là đối tượng
của nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về văn học đương đại Trung Quốc.
Ninh Minh trong bài viết Đánh giá tình hình nghiên cứu Mạc Ngôn ở nước ngoài
(莫言海外研究述评) đăng ở Đại học Sơn Đông đã đánh giá tình hình nghiên cứu
Mạc Ngôn như sau: Nhà văn đã dành được nhiều sự quan tâm của các học giả nước
ngoài, "cho đến nay, tiểu thuyết Mạc Ngôn đã được dịch và xuất bản ở nhiều nước
đặc biệt là Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Việt Nam, Vương quốc Anh và Canada,… đã xuất



- 13 -

hiện rất nhiều tác phẩm giới thiệu, đánh giá và phê bình văn học về tác phẩm của
Mạc Ngôn" [143; 50]. Tại Việt Nam, Mạc Ngôn và tác phẩm của ông ngày càng thu
hút nhiều hơn sự quan tâm của độc giả. Theo tác giả Phạm Văn Minh trong bài viết
Nghiên cứu và dịch thuật tác phẩm của Mạc Ngôn ở Việt Nam (莫言作品在越南的
翻译与研究,山西大学学报 ) đăng trên Học báo Đại học Sơn Tây (Nhà xuất bản
Triết học và Khoa học Xã hội) kỳ 1 số 36 phát hành tháng 1 năm 2013 đã tổng kết
một cách khái quát không khí nghiên cứu và tình hình dịch thuật các tác phẩm của
Mạc Ngôn hiện nay tại Việt Nam. Từ đó, tác giả đi đến khẳng định: "Tiểu thuyết
của Mạc Ngôn ở Việt Nam được dịch ra với tốc độ nhanh chóng và đáng kinh
ngạc".
Như vậy, đối với các tài liệu nghiên cứu về Mạc Ngôn người đọc dễ dàng
nhận thấy các nhà nghiên cứu còn có nhiều ý kiến và quan điểm trái chiều nhau.
Điều đó cũng cho thấy góc nhìn nhiều chiều của các nhà nghiên cứu, phê bình
Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết đều thừa nhận tài năng của Mạc Ngôn
trong nghệ thuật tự sự, ảnh hưởng của quê hương và ký ức tuổi thơ đối với nhà văn.
Ở khía cạnh khác, một số nhà nghiên cứu đứng từ góc độ của thi pháp học truyền
thống để đánh giá lối viết hiện đại theo kiểu “thiên mã hành không” nên tồn tại
không ít quan điểm phê phán Mạc Ngôn, đặc biệt là về ngôn ngữ. Phải chăng, Mạc
Ngôn hơi "quá tay" khi sử dụng lớp ngôn ngữ quá tục tĩu hay đó chỉ là những ý kiến
phê bình Mạc Ngôn có phần khiên cưỡng, tiêu cực và chưa thỏa đáng? Đây sẽ là
những vấn đề chúng tôi tiếp tục tìm hiểu trong Luận án.
1.1.2. Quan điểm của các học giả phương Tây
Các học giả phương Tây quan tâm ngày càng nhiều đến văn học Trung Quốc
nói chung và tiểu thuyết Mạc Ngôn nói riêng. Đặc biệt, trong những thập kỷ cuối
thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu về văn học Trung Quốc được xuất bản ngày
càng nhiều thể hiện tình hình nghiên cứu, dịch thuật văn học Trung Quốc ở phương
Tây thực sự khởi sắc.
Alexander C. Y. Huang, Howard Goldblatt trong bài viết Mạc Ngôn như một

nhà hài hước (Mo Yan as Humorist) trên cơ sở tìm hiểu hai cuốn tiểu thuyết Tửu


- 14 -

quốc và Sống đọa thác đày, tác giả khẳng định: “Mạc Ngôn đã làm hồi sinh truyền
thống hài hước đã bị bỏ quên ở văn học Trung Quốc hiện đại” [151; 32]. Lionel M.
Jensen (Editor), Timothy B Weston (Editor) trong cuốn China's Transformations:
The Stories beyond the Headlines (2007) lại dành hẳn chương 7 để bàn về văn học
Trung Quốc trong đó tác giả đánh giá cao Mạc Ngôn và nhận định nhà văn có nhiều
khả năng nhận được giải Nobel.
Sau khi được giải Nobel văn học 2012, các cuộc tranh luận về Mạc Ngôn và
tác phẩm của ông diễn ra ngày càng mạnh mẽ trong giới học thuật. Trên tạp chí
New York Times, Larry Siems, Jeffrey Yang có bài Các giải thưởng Nobel của
Trung Quốc (China’s Nobels), Tatlow, Didi Kirsten với The Writer, the State and
the Nobel đi vào tìm hiểu sự độc đáo trong tiểu thuyết Sống đọa thác đày. Từ đó,
các công trình đi tới khẳng định, việc Mạc Ngôn giành giải Nobel là hoàn toàn xứng
đáng, nó là kết quả của một quá trình không ngừng học hỏi, phấn đấu và vươn lên
của nhà văn “chân đất lưng trần”.
Luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về Việc tiếp nhận Mạc Ngôn ở Anh và Bắc Mỹ
(The Reception of Mo Yan in the British and North American Literary Centers) của
Victoria Xiaoyang Liu tại Đại học Stockholm đã nghiên cứu quá trình tiếp nhận
Mạc Ngôn tại Anh và Bắc Mỹ. Luận văn lý giải nguồn gốc tâm lý của việc tiếp
nhận tác phẩm Mạc Ngôn trong công chúng độc giả, đồng thời khẳng định tác phẩm
của Mạc Ngôn được hoan nghênh đón đọc ở nhiều nước trên thế giới.
Một số tác giả khác lại đi vào tìm hiểu một tác phẩm tiêu biểu của Mạc
Ngôn, từ đó chỉ ra sự độc đáo trong bút pháp và phong cách Mạc Ngôn như Mo
Yan’s Life and Death Are Wearing Me Out: A Conceptual Integration Analysis
(Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn: khái niệm, phân tích, tổng hợp) của Omid
Akhavan, Esmaeil Zohdi quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ như một công cụ để sắp

xếp, xử lý và truyền đạt thông tin trong tiểu thuyết Sống đọa thác đày. Vẫn tìm hiểu
tiểu thuyết Sống đọa thác đày nhưng Spence, Jonathan trong “Born Again” Rev. of
Life and Death Are Wearing Me Out by Mo Yan (Bùng nổ trở lại: Sống đọa thác
đày của Mạc Ngôn) cho thấy sự độc đáo trong sự sáng tạo người kể chuyện. Yinde


- 15 -

Zhang, Jonathan Hall trong The (Bio)political Novel: Some Reflections on "Frogs"
by Mo Yan (Tiểu thuyết (địa) chính trị: Một số phản ánh về Ếch của Mạc Ngôn) lại
đi vào tìm hiểu tiểu thuyết Ếch dưới cái nhìn chính trị đồng thời cho thấy mối quan
hệ giữa tiểu thuyết và chính trị vô cùng phức tạp. Shelley W. Chan trong From
Fatherland to Motherland: On Mo Yan's Red Sorghum & Big Breasts and Full Hips
lại tìm hiểu ảnh hưởng của quê hương trong các tiểu thuyết Cao lương đỏ và Báu
vật của đời.
Mo Yan through Western Eyes (Mạc Ngôn trong con mắt phương Tây) của
M. Thomas Inge cho thấy cái nhìn của các nhà nghiên cứu phương Tây đối với Mạc
Ngôn, đồng thời khẳng định Mạc Ngôn là một nhà văn hấp dẫn ở phương Tây, tác
phẩm của ông được nhiều người đón đọc.
Qua quá trình tổng quan, tìm hiểu các tài liệu phương Tây nghiên cứu về
Mạc Ngôn, chúng tôi nhận thấy, việc nghiên cứu về Mạc Ngôn nói chung và tiểu
thuyết Mạc Ngôn nói riêng thu hút đông đảo sự tham gia của các nhà khoa học
cũng như bạn đọc ở phương Tây. Việc nghiên cứu này có quá trình lâu dài, với
nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Các nhà nghiên cứu cũng mở rộng đối tượng
khảo sát ra toàn bộ sáng tác Mạc Ngôn, đặc biệt tác phẩm của nhà văn đã được
tiếp cận và giải mã ở nhiều hướng mới cả về nội dung và hình thức thể hiện.
1.1.3. Quan điểm của các học giả Việt Nam
Tại Việt Nam, kể từ tác phẩm đầu tiên được dịch Cao lương đỏ (2000), đến
nay Mạc Ngôn là một cái tên quen thuộc đối với độc giả Việt Nam. Theo đó, những
bài viết, những công trình nghiên cứu về Mạc Ngôn và tác phẩm của ông ở Việt

Nam ngày càng phong phú, đa dạng và có bề dày, nhiều hướng nghiên cứu được mở
rộng từ việc tìm hiểu một khía cạnh đến việc nghiên cứu tổng thể thế giới nghệ
thuật trong tác phẩm Mạc Ngôn. Sự chú ý này lúc ồn ào, lúc tĩnh lặng, lúc tán tụng,
lúc chê bai, nó tạo nên sự phong phú và đa dạng trong những công trình nghiên cứu
về nhà văn.
Có thể nói, tiểu thuyết Mạc Ngôn luôn có một lực hấp dẫn đặc biệt đối với
các nhà nghiên cứu Việt Nam. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông được giới thiệu tại


- 16 -

Việt Nam do Lê Huy Tiêu biên dịch - tiểu thuyết Cao lương đỏ. Khi biên dịch cuốn
tiểu thuyết này, dịch giả đã cho rằng “đây là một công trình vĩ đại của văn học nghệ
thuật Trung Quốc”. Tiếp đó, hàng loạt các tác phẩm của Mạc Ngôn được dịch ra
tiếng Việt như Báu vật của đời (2001), Đàn hương hình (2003), Cây tỏi nổi giận
(2003), 41 chuyện tầm phào (2004), Tửu quốc (2004) Sống đọa thác đày (2007),
Ếch (2010)… Trong bài Nghiên cứu và dịch thuật tác phẩm của Mạc Ngôn ở Việt
Nam đăng ở Học báo Đại học Sơn Tây số 36 năm 2013 tác giả Phạm Văn Minh
khẳng định tình hình dịch thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn tại Việt Nam là “nhanh chóng
và đáng kinh ngạc”. Cùng với hầu hết các tác phẩm của Mạc Ngôn được dịch ra
tiếng Việt thì trong giới học giả Việt Nam, xu hướng nghiên cứu về tiểu thuyết Mạc
Ngôn cũng trở thành một điểm mới trong học thuật.
Từ năm 2001, danh từ Mạc Ngôn đã xuất hiện trong các trang văn chương
nghiên cứu Văn học Trung Quốc tại Việt Nam. Như năm 2001, Hồ Sỹ Hiệp trong
Văn học Trung Quốc năm 2000 có nhắc đến Mạc Ngôn. Trong đó, Mạc Ngôn được
Hội nhà văn Thượng Hải bình chọn là một trong mười tác giả ưu tú, xuất sắc nhất
trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Tiếp đó, trên báo Văn nghệ số 5, tháng 12, năm
2003 tác giả Hồ Sĩ Hiệp có bài viết Tiểu thuyết Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam.
Bài viết đã tổng kết quá trình sáng tác của nhà văn từ những tác phẩm đầu tiên tới
nay. Điểm qua vài nhận định, tác giả bài viết khẳng định Mạc Ngôn được giới phê

bình văn học Việt Nam đánh giá cao. Cũng tác giả này, trong bài Suy nghĩ khi đọc
một số tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc, Hồ Sĩ Hiệp đã nêu lên các ý kiến
xung quanh việc tiếp nhận một số tác phẩm của Mạc Ngôn, đặc biệt những vấn đề
Mạc Ngôn muốn đề cập tới đằng sau Ngực nở mông đầy.
Nhà nghiên cứu Lê Huy Tiêu có chùm bài viết về văn học Trung Quốc và
nhà văn Mạc Ngôn đăng trên Tạp chí Văn học nước ngoài như Thế giới nghệ thuật
trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ cải cách mở cửa,...
Các bài viết này được tập hợp trong cuốn Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ cải cách
mở cửa (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011). Đây là cuốn sách đầu tiên xuất
hiện những bài nghiên cứu sâu về tiểu thuyết Mạc Ngôn tại Việt Nam. Theo Lê Huy


- 17 -

Tiêu, nhờ có trí tưởng tượng phong phú, đề tài rộng, khả năng nắm bắt cảm giác và
điểm nhìn nghệ thuật luôn luôn biến hóa mà nhà văn đã tạo ra hệ thống chi tiết, sự
kiện, nhân vật kỳ lạ, hấp dẫn. Đó là mấu chốt tạo cho “tiểu thuyết của ông đậm đà
mầu sắc nguyên sơ, man dại” [97; 202]. Từ đó, nhà nghiên cứu khẳng định: “Tiểu
thuyết Mạc Ngôn không còn là cốt truyện hoàn chỉnh như tiểu thuyết truyền thống
mà nó chỉ còn là khung truyện mà thôi. Nhưng trong cái khung truyện ấy chứa đầy
cảm giác đó là linh hồn tiểu thuyết Mạc Ngôn” [98; 17].
Ngoài ra, với các bài viết Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ cải cách mở cửa,
Sự đổi mới thi pháp tiểu thuyết đương đại Trung Quốc, Chủ nghĩa hậu hiện đại và
tiểu thuyết đương đại Trung Quốc,... Lê Huy Tiêu đã cho người đọc thấy được toàn
cảnh tiểu thuyết đương đại Trung Quốc nói chung và tiểu thuyết Mạc Ngôn nói
riêng “đã đi đến giai đoạn khá thành thục” [97; 115].
Lê Huy Tiêu là nhà phê bình có nhiều đóng góp trong tình hình nghiên cứu
Mạc Ngôn hiện nay tại Việt Nam. Trên báo văn nghệ số 46 (11-2008) có bài Thử
phản biện Mạc Ngôn. Sau này trong cuốn sách Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ cải
cách mở cửa với bài viết Xu hướng mỹ học trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, nhà nghiên

cứu đã đi sâu hơn trong việc chỉ ra những khiếm khuyết trong tiểu thuyết Mạc
Ngôn. Trong bài viết này, sau khi điểm qua những sáng tác “đẹp đẽ nhất” thời kì
đầu của nhà văn, nhà nghiên cứu đã đưa ra ý kiến: “Tiếc rằng cái đẹp vừa đâm chồi
nảy lộc thì bị quan điểm thẩm mỹ bệnh hoạn của tác giả làm cho tàn lụi dần” [96;
12]. Đồng thời, Lê Huy Tiêu cũng đưa ra quan điểm không tán thành đối với thái độ
“khoa trương quá đáng và tỏ ra thích thú, thưởng thức” cái ác và hành vi bạo lực
của nhà văn. Bài viết với cái nhìn nhiều chiều đã mở ra hướng tiếp cận mới về tiểu
thuyết Mạc Ngôn. Đặc biệt, tác giả cũng dẫn ra ý kiến của Vương Kim Thành về
Báu vật của đời: “Toàn bộ cuốn tiểu thuyết này của Mạc Ngôn về mặt khuynh
hướng mỹ học, thổ lộ ái tình, bàn về tình mẫu tử, kết cấu văn bản, tại sao lại xuất
hiện nhiều sai lầm và mù quáng phi lý đến thế”. Đây cũng là một khía cạnh quan
trọng giúp chúng tôi soi sáng được vấn đề đang tìm hiểu.


- 18 -

Nguyễn Khắc Phê trong bài viết Thế giới nghệ thuật Mạc Ngôn qua hai tiểu
thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình, sau khi tìm hiểu hai tiểu thuyết ấy tác
giả nhận ra: “Cả hai tác phẩm chỉ quanh quẩn ở vùng quê Cao Mật hẻo lánh vốn
chẳng mấy ai biết đến nhưng nhờ văn tài Mạc Ngôn mà thu hút hàng triệu người và
trở nên nổi tiếng”. Vậy phép lạ ở đâu? Tác giả bài viết lí giải: “Có lẽ phép lạ chủ
yếu của Mạc Ngôn chính là biết bày đặt ra những chuyện kỳ lạ ít người biết trên
một cái khung, cái nền không xa lạ. Theo cách nói chữ thì đó là phép lạ hóa, huyền
thoại hóa hiện thực. Nó là nội dung mà cũng là hình thức tác phẩm, nói cách khác
đó là thế giới nghệ thuật tác giả” [75; 79]. Dù chưa có điều kiện đi sâu vào khai
thác và lý giải một cách có hệ thống những đặc sắc nghệ thuật trong Báu vật của
đời và lý giải nó trong mối quan hệ với nội dung, tư tưởng, thế giới quan, ý thức
nghệ thuật tác giả, song những nhận định trên là hết sức quý báu đối với chúng tôi
trong quá trình định hướng thực hiện đề tài.
Tên tuổi Mạc Ngôn một lần nữa được cả thế giới biết đến với giải Nobel Văn

học năm 2012. Lê Huy Tiêu trong Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (134) với bài
viết Con đường Mạc Ngôn đi tới giải Nobel văn học đã chỉ ra lối viết độc đáo của
Mạc Ngôn mà ông gọi là “thiên mã hành không”, đồng thời khẳng định: “Giải
Nobel văn học năm nay xóa tan thành kiến của Ủy ban Nobel xưa nay vì quá thiên
vị châu Âu được Viện hàn lâm Thụy Điển vinh danh, năm ngoái giải được tặng cho
nhà văn Thụy Điển Tomas Transtomer. Giờ đây người phương Tây không còn coi
văn học đương đại Trung Quốc là một “bãi rác” nữa, họ bắt đầu thừa nhận “Trung
Quốc là một nước lớn về văn học”. Người Pháp coi Mạc Ngôn là “đại thụ” trong
khu rừng của văn học Trung Quốc. Người Đức hết sức ca ngợi Mạc Ngôn. Họ nói
“trên bầu trời văn học có thêm một ngôi sao sáng”. Nhiều người còn so sánh Mạc
Ngôn với Kafka, Faulkner, J.Heller. Có điều cách đánh giá của họ hơi thiên về việc
Mạc Ngôn đã tả được nhược điểm nhân tính của xã hội Trung Quốc, phản ánh được
mặt đen tối của nền chính trị và phơi bày phê phán mạnh mẽ cái xấu xa, kệch cỡm
của xã hội” [99; 60].


- 19 -

Đào Văn Lưu trong một công trình có phần luận về ảnh hưởng của tiểu
thuyết Mạc Ngôn với văn học Việt Nam, từ ba phạm trù “sống và chết”, “sống và
yêu”, “mới và cũ”. Ngoài ra, các học giả Việt Nam như Trần Thanh Hà cũng đã có
bài luận về ảnh hưởng của tác phẩm Mạc Ngôn đối với các nhà văn Việt Nam
đương đại.
Với hơn 10 năm có mặt tại Việt Nam, Mạc Ngôn đã tạo nên “cơn sốt Mạc
Ngôn” trên cả thị trường sách và trong giới nghiên cứu, phê bình văn học. Đã có
nhiều luận văn, luận án, khóa luận tốt nghiệp chọn Mạc Ngôn và tác phẩm của ông
làm đối tượng nghiên cứu. Sự dày dặn của các công trình ngày càng bề thế và ngày
càng có dấu hiệu phong phú, đa dạng.
Trần Thị Thanh Thủy trong luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật tự sự trong 41
chuyện tầm phào của Mạc Ngôn, cho rằng, ở tác phẩm của Mạc Ngôn kết cấu lồng

ghép, sự linh hoạt giữa hai điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ dân gian là những khía
cạnh thể hiện rõ nhất sự đổi mới trong bút pháp nghệ thuật Mạc Ngôn.
Nguyễn Trung Thành với luận văn Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Sống
đọa thác đày và Phạm Thị Nhung với Nghệ thuật tiểu thuyết Sống đọa thác đày của
Mạc Ngôn lại đi sâu tìm hiểu tiểu thuyết Sống đọa thác đày. Cả hai công trình nghiên
cứu này khẳng định các yếu tố người kể truyện, điểm nhìn, kết cấu và ngôn ngữ là
những yếu tố nghệ thuật độc đáo của tiểu thuyết trên.
Báu vật của đời được đánh giá là một trong những cuốn tiểu thuyết đồ sộ và
thành công nhất của Mạc Ngôn. Chính nhà văn từng thừa nhận, tác phẩm là “viên
đá nặng nhất trong lâu đài văn học của tôi, một khi rút viên đá ấy ra thì tòa lâu đài
sẽ sụp đổ” [43; 46]. Chính vì vậy, tiểu thuyết này đã thu hút sự quan tâm của đông
đảo độc giả và nhà nghiên cứu. Mã Thị Chinh với Luận văn Đặc điểm nghệ thuật
tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn lại đi sâu tìm hiểu hình tượng người kể
chuyện, nhân vật, điểm nhìn, không - thời gian nghệ thuật trong tác phẩm.
Phạm Hồng Hạnh trong Luận văn thạc sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2007
lại chú ý đến thành phần xen trong tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn và


- 20 -

tiến hành phân tích, khẳng định giá trị nghệ thuật của thành phần xen trong sự thành
công của tiểu thuyết này.
Ếch là cuốn tiểu thuyết mới nhất của Mạc Ngôn (2009) từ sau cuốn Sống đọa
thác đày (2006). Năm 2013, Bùi Hải Hà với Luận văn Nghệ thuật tự sự trong tiểu
thuyết Ếch của Mạc Ngôn đã khảo sát tiểu thuyết này dưới góc độ tự sự trên các
bình diện nghệ thuật kết cấu, cốt truyện, người tự sự, ngôn ngữ và giọng điệu.
Ngoài ra, tại một số bài viết trên các báo như Tài phù phép của Mạc Ngôn
(Nguyễn Khắc Phê 5/2008), Lang thang cùng Mạc Ngôn (Vietnam.net 1/2004),
Tình yêu và nhu cầu giải tỏa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn của Nguyễn Thị Vũ Hoài,
hay Tìm hiểu giấc mơ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn,… các bài viết này đều đánh giá

cao tài năng văn chương của Mạc Ngôn trên các phương diện điểm nhìn tự sự, kết
cấu, giọng điệu…
Ngoài những công trình và bài viết nghiên cứu riêng lẻ từng tác phẩm của
Mạc Ngôn, trong những năm gần đây đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu mở
rộng đối tượng khảo sát ra nhiều tác phẩm của nhà văn như Luận văn Người kể
chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn của Bùi Thanh Hương, Nghệ thuật trần thuật
trong phong cách tiểu thuyết Mạc Ngôn của Hoàng Thị Bích Hồng. Có thể nói, đây
là những công trình nghiên cứu công phu về hệ thống tiểu thuyết của Mạc Ngôn
trên phương diện tự sự học. Trong đó, các bài viết đã chỉ ra những sáng tạo độc đáo
của Mạc Ngôn về người trần thuật, điểm nhìn, kết cấu, giọng điệu tiểu thuyết.
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn và cuốn Tự
sự kiểu Mạc Ngôn của Nguyễn Thị Tịnh Thi là những chuyên luận nghiên cứu một
cách công phu toàn bộ 11 tiểu thuyết trường thiên của Mạc Ngôn dưới các góc độ
người kể chuyện, điểm nhìn, kết cấu, không - thời gian nghệ thuật cho đến ngôn
ngữ và giọng điệu tự sự. Tác giả không chỉ “vận dụng lý luận tự sự học đơn thuần
mà còn kết hợp cả thi pháp học hiện đại và những thành tựu lý luận khá đặc thù của
Trung Quốc để soi chiếu vào những tác phẩm phức tạp của Mạc Ngôn, từ đó cắt
nghĩa những thành công và hạn chế trong tiểu thuyết của nhà văn này một cách
khách quan và thuyết phục” [90; 10]. Đây cũng là những công trình được đánh giá


- 21 -

có nhiều đóng góp cả về lý luận và thực tiễn nhằm nhận diện “phong cách tự sự
kiểu Mạc Ngôn”. Đó là kiểu kết hợp các đặc trưng tự sự cực hạn và đặc trưng hậu
hiện đại trên cơ sở hai nhãn quan hiện thực và kỳ ảo.
Có thể nói rằng, từ cuốn tiểu thuyết sớm nhất là Cao Lương đỏ cho tới cuốn
tiểu thuyết gần đây nhất là Ếch, nhiều tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã được dịch ở
Việt Nam, điều đó cho thấy tiểu thuyết của nhà văn đã được các học giả Việt Nam
vui mừng đón đọc. Từ sau khi Mạc Ngôn đạt được giải Nobel Văn học các tác

phẩm của ông được bạn đọc biết đến nhiều hơn nữa, đặc biệt ông có ảnh hưởng
không nhỏ đến các nhà văn Việt Nam. Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài phỏng
vấn trên báo Tiền Phong với nhan đề Thấy Mạc Ngôn đoạt Nobel mà sốt cả ruột đã
hết lời ca ngợi nhà văn Cao Mật này, đồng thời khẳng định Mạc Ngôn là một trong
những nhà văn lớn nhất hành tinh ở thời điểm hiện nay.
Có thể nói rằng, Mạc Ngôn là một nhà văn đương đại khá nổi tiếng. Tác
phẩm của ông không những được độc giả Trung Quốc yêu thích mà còn được độc
giả nước ngoài đón nhận. Qua việc khảo sát các tài liệu nghiên cứu về Mạc Ngôn ở
Việt Nam, có thể thấy rằng các nghiên cứu mới chú ý nhiều đến những thành tựu
nghệ thuật, đặc biệt là các phương diện nghệ thuật trần thuật trên các khía cạnh thi
pháp và tự sự học.
1.2. Nghiên cứu Mạc Ngôn dưới góc độ văn hóa
1.2.1. Quan điểm của các học giả Trung Quốc
Nhóm tài liệu Mạc Ngôn bàn luận về văn hóa
Trong các bài diễn thuyết của mình, Mạc Ngôn đã cho người đọc thấy một
vài khía cạnh của văn hóa trong tiểu thuyết của ông như vấn đề hình tượng và biểu
tượng trong tiểu thuyết. Theo nhà văn, biểu tượng phải mang một ý nghĩa tượng
trưng nào đó, chẳng hạn cây Cao lương đỏ không chỉ là một loại thực vật mà “nó
tượng trưng cho tinh thần dân tộc” [43; 50].
Bên cạnh việc khẳng định yếu tố suối nguồn văn hóa dân gian đã nuôi dưỡng
tâm hồn nghệ thuật của mình như những câu chuyện dân gian của ông tôi, bà tôi,
nghệ thuật hát nói dân gian,… “những câu chuyện và truyền thuyết tôi được nghe


- 22 -

kể trong những năm tháng sống và lớn lên ở nông thôn” [43; 114], đó chính là món
tài sản lớn nhất của nhà văn. Mạc Ngôn cũng nói tới quan điểm tiếp thu văn hóa
nước ngoài, việc tiếp thu này “giống như ăn thịt dê, phải hấp thụ chất dinh dưỡng
của thịt dê, chứ không phải đem thịt dê dán vào người mình. Chúng ta học tập các

nhà văn nước ngoài là tiếp thu những cái tốt đẹp tinh hoa của họ rồi phải xếp họ
sang một bên, chứ không phải ngấu nghiến tất cả những gì họ có” [43; 66].
Mặt khác, ngôn ngữ tiểu thuyết là vấn đề rất được Mạc Ngôn quan tâm. Nhà
văn khẳng định: “Tôi nghĩ một nhà văn có sự tìm kiếm thì sự tìm kiếm lớn nhất là
về ngôn ngữ, họ luôn muốn tạo ra một thứ tiếng nói khác với người khác” [43; 228].
Từ ý thức đó, Mạc Ngôn đã nỗ lực trong việc đổi mới ngòi bút, tiểu thuyết của nhà
văn đã “làm mờ và xóa đi trung tâm của chủ đề phân tích và phán xét văn hóa của
các tác phẩm tìm về cội nguồn tiến tới làm cho lịch sử trở thành đối tượng thẩm mỹ
và lĩnh vực tưởng tượng siêu nghiệm” [43; 197].
Qua việc tìm hiểu những tài liệu Mạc Ngôn luận bàn về văn hóa chúng ta có
thể nhận ra quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Theo đó, những yếu tố này đã chi
phối và hình thành nên phong cách văn chương của ông. Những quan niệm ấy giúp
người nghiên cứu có thể lý giải những ý kiến bình luận trái chiều về nhà văn, đồng
thời có thể kiến giải tại sao sáng tác Mạc Ngôn mang đậm yếu tố văn hóa truyền
thống nhưng cũng không thiếu các nhân tố văn hóa hiện đại.
Nhóm tài liệu nghiên cứu về Mạc Ngôn dưới góc độ văn hóa
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Mạc Ngôn và tác phẩm của ông cả về
chiều sâu và chiều rộng, các luận văn Thạc sĩ cũng rất nhiều với nội dung phong
phú. Tuy nhiên ở phần này, theo định hướng đề tài chúng tôi chỉ trình bày những
vấn đề liên quan đến bình diện văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
Đánh giá chung về văn hóa, Mạnh Văn Bân trong bài viết Phong cách thẩm
mỹ và sáng tác văn học của góc nhìn văn hóa Tề: Trương Vĩ và Mạc Ngôn ( 齐文化
((

视野的文学创作及其审美风格:张炜与莫言) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học
và nghệ thuật, đã phân tích ảnh hưởng của văn hóa truyền thống và văn hóa Tề đến


- 23 -


sáng tác của Trương Vĩ và Mạc Ngôn trên các phương diện như "thế giới dân gian
thần bí và lãng mạn, hình ảnh nữ tính" [134; 113], từ đó cho thấy ảnh hưởng của
văn hóa truyền thống đến các sáng tác đương đại là rất mạnh mẽ.
Đi vào phân tích giá trị văn hóa trong một tác phẩm cụ thể, bài viết Thử phân
tích nội hàm văn hóa trong Đàn hương hình của Mạc Ngôn(浅析莫言“檀香刑”的
文 化 内 涵 ),người viết đã khẳng định: "Đàn hương hình tập trung vào văn hóa
truyền thống Trung Quốc để khám phá những chiều kích văn hóa tiềm ẩn… Ba
nhân vật chính của tiểu thuyết Triệu Giáp, Tiền Đinh, Tôn Bính đại diện cho văn
hóa hình phạt của Trung Quốc" (dẫn theo 149).
Ở một khía cạnh khác, Trương Diễm Mai với Mạc Ngôn trong tầm nhìn văn
hóa lịch sử ( 历 史文 化视 野 中 的莫 言 ) đã khai thác các giá trị văn hóa trong tiểu
thuyết Mạc Ngôn từ khía cạnh lịch sử . Ngô Thụ Tân trong bài viết Lý giải những
sáng tác văn học của Mạc Ngôn cho đến những thành tựu về văn hóa (莫言文学创
作及其成就的文化解读) đã giải thích những thành tựu mà nhà văn Mạc Ngôn đạt
được do tác phẩm của ông đã trở về với cội nguồn và soi sáng văn hóa của dân tộc,
do đó "ông là một trong những nhà văn Trung Quốc đương đại nổi tiếng nhất thế
giới" [137; 36].
Như vậy, từ việc khái quát lịch sử nghiên cứu Mạc Ngôn dưới góc độ văn
hóa tại Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy, nghiên cứu văn hóa trong sáng tác của
Mạc Ngôn đã được đề cập đến trong một số bài viết đăng trên các tạp chí, các Luận
văn Thạc sĩ, sách, mạng internet. Có nhiều công trình nghiên cứu có tầm vóc và ý
nghĩa thực tiễn cao. Đây là những tài liệu làm cơ sở để chúng tôi đi vào tìm hiểu
tiểu thuyết Mạc Ngôn dưới góc độ liên văn hóa.
1.2.2. Quan điểm của các học giả phương Tây
Sau khi giải Nobel văn học năm 2012 được trao cho Mạc Ngôn, người ta bắt
đầu chú ý nhiều hơn đến cái tên Mạc Ngôn và tác phẩm của ông. Điều này đã tạo
nên “cơn sốt” Mạc Ngôn trong giới dịch thuật và phê bình, nghiên cứu văn học thế
giới. Mạc Ngôn và tác phẩm của ông trở thành đối tượng cho nhiều bài nghiên cứu,



- 24 -

nhiều cuộc trao đổi học thuật được đăng tải trên các tạp chí, các sách chuyên luận,
tham khảo và trên các trang Website. Ngoài các bài giới thiệu khái quát về con
người, sự nghiệp cũng như các tác phẩm tiêu biểu của Mạc Ngôn. Các nhà nghiên
cứu phương Tây còn có nhiều công trình như sách, báo, luận văn tìm hiểu Mạc
Ngôn trên các phương diện: nghệ thuật miêu tả, phương pháp sáng tác, đặc biệt là
ảnh hưởng của tư tưởng nghệ thuật phương Tây đến nhà văn…
Cuốn The Real Mo Yan (Sự thực về Mạc Ngôn) tập hợp các bài phỏng vấn
nhà văn Mạc Ngôn, trong đó ông trả lời các thắc mắc về bút danh, ảnh hưởng của
quê nhà đến sáng tác, ở đó nhà văn tiếp tục khẳng định ảnh hưởng của văn học hiện
thực huyền ảo Mỹ La Tinh đặc biệt là ảnh hưởng phong cách viết văn của William
Faulkner đối với sáng tác của mình.
Từ góc nhìn của tư tưởng Phật giáo về quy luật luân hồi, nhân quả, Omid
Akhavan trong bài viết Luân hồi, nghiệp chướng và tự giác ngộ: Một góc nhìn của
Phật giáo về Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn (Samsara, Karma, and SelfEnlightenment: A Buddhist Perspective on Mo Yan’s Life and Death Are Wearing
Me Out) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học và ngôn ngữ, trên cơ sở phân tích tác
phẩm Sống đọa thác đày, tác giả cho thấy: “Mạc Ngôn là nhà văn bắt rễ sâu vào văn
hóa Trung Quốc, phán ánh tinh thần và tư tưởng Phật Giáo,… văn ông mang dấu ấn
truyền thống văn hóa và triết học cổ xưa” [171; 17].
Jonathan Stalling với Mo Yan and the Technicians of Culture (Mạc Ngôn và
các kỹ thuật của văn hóa), từ việc tìm hiểu tiểu thuyết Sống đọa thác đày tác giả đã
chỉ ra các yếu tố văn hóa hiện diện trong tiểu thuyết nhà văn vô cùng độc đáo. Từ
đó người viết đi đến khẳng định, văn hóa chính là một trong những yếu tố tạo nên
một Mạc Ngôn nổi tiếng thế giới.
Thế giới văn học của Mạc Ngôn (The Literary World of Mo Yan) của David
Der-Wei lại quan tâm nghiên cứu bối cảnh lịch sử quê hương và yếu tố chủ quan
trong tác phẩm Mạc Ngôn từ đó phát triển thành một không gian lịch sử. Đồng thời
tác giả cũng khẳng định vai trò của quê hương đối với sáng tác của nhà văn.



- 25 -

Có thể nói, với lối viết "hiện thực huyền ảo pha trộn những câu chuyện dân
gian, lịch sử và hiện đại", Mạc Ngôn ngày càng thu hút sự quan tâm và tìm hiểu của
các nhà nghiên cứu nước ngoài. Chúng tôi nhận thấy, các nhà nghiên cứu phương
Tây đánh giá cao tác phẩm của Mạc Ngôn. Đặc biệt, các công trình đã dành nhiều
công sức nghiên cứu sự tiếp thu và ảnh hưởng các tư tưởng nghệ thuật hiện đại
phương Tây đến Mạc Ngôn. Từ đó, các học giả phương Tây đánh giá cao Mạc
Ngôn ở phương thức tự sự, nghệ thuật miêu tả cảm giác. Đây là gợi ý quan trọng để
chúng tôi kế thừa và khai thác khi triển khai nghiên cứu đề tài này.
1.2.3 . Quan điểm của các học giả Việt Nam
Có nhiều cách tiếp cận tác phẩm văn học, mỗi cách tiếp cận đều có đặc trưng
riêng. Cùng với việc mở rộng hoạt động dịch thuật về Mạc Ngôn thì vấn đề nghiên
cứu Mạc Ngôn cũng dần mở rộng biên độ về phương diện văn hóa.
Là tác giả của một loạt cuốn sách gây tranh cãi sôi nổi từ tên sách cho đến
nội dung hiện thực và bộ mặt thật lịch sử mà nhà văn muốn đề cập tới. Mạc Ngôn
tiếp tục trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà phê bình Việt Nam. Tác giả
Phạm Tú Châu trong bài viết “Tiểu thuyết tiên phong” Trung Quốc: ra đời nở rộ và
trầm lắng khẳng định: Mạc Ngôn cùng với các nhà văn Dư Hoa, Cách Phi, Mã
Nguyên… là những nhà văn tiên phong trong văn học đương đại Trung Quốc “có ý
thức sáng tạo cái mới rõ rệt và bước đầu đã hình thành phong cách tự sự riêng của
mình” [18, 42]. Trong bài viết Tiểu thuyết Trung Quốc những năm 90: Tổng thể,
phồn vinh, nguy cơ và tiềm ẩn, Phạm Tú Châu cũng chỉ ra: “Ngực nở mông đầy của
Mạc Ngôn chỉ mượn gia tộc làm hình thức, còn nội dung thì hoàn toàn hư cấu…
Mạc Ngôn viết về những biến cố hưng suy của gia tộc Thượng Quan trải qua bao
cuộc biển dâu trong gần trăm năm lịch sử ở một vùng quê miền Đông Bắc Trung
Quốc” [19, 45]. Từ đó khẳng định, tiểu thuyết Báu vật của đời là sự đan xen giữa
truyện dân gian hoang đường và truyện có thật trong lịch sử.
Từ việc phân tích và lý giải các vấn đề liên quan đến quan niệm mỹ học của

tác giả cũng như đặc trưng thẩm mỹ của tiểu thuyết Báu vật của đời, Giáp Thị Liễu
trong Luận văn Cái đẹp và cái xấu trong tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn


×