Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Ý nghĩa văn hóa của từ ngữ xưng hô trong hán văn cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.43 KB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

HÀ THỊ HUYỀN

Ý NGHĨA VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ XƢNG HÔ
TRONG HÁN VĂN CỔ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hán Nôm

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

HÀ THỊ HUYỀN

Ý NGHĨA VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ XƢNG HÔ
TRONG HÁN VĂN CỔ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hán Nôm

Ngƣời hƣớng dẫn:

TS. NGUYỄN THỊ HẢI VÂN

HÀ NỘI, 2019



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS.Nguyễn Thị Hải Vân. Khóa luận với đề tài Ý nghĩa văn
hóa của từ ngữ xưng hô trong Hán văn cổ chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả thông tin trong khóa luận đã được
ghi rõ nguồn gốc. Nếu có sai phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội,tháng 5 năm 2019
Tác giả khóa luận

Hà Thị Huyền


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, tôi đã hoàn thành khóa luận
với đề tài Ý nghĩa văn hóa của từ ngữ xưng hô trong Hán văn cổ.
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô trong khoa Ngữ văn đã tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hải Vân đã tận
tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.
Khóa luận là bài nghiên cứu của cá nhân, với năng lực nghiên cứu còn
hạn chế không tránh khỏi sai sót. Rất mong sự chỉ bảo, góp ý từ quý thầy cô
và bạn bè để khóa luận hoàn thiện hơn.

Hà Nội,tháng 5 năm 2019
Tác giả khóa luận


Hà Thị Huyền


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
8. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................... 6
1.1. Mối liên hệ giữa chữ Hán và văn hóa Hán ................................................ 6
1.1.1. Những đặc trưng cơ bản của văn hóa truyền thống Trung Hoa ........... 6
1.1.2. Đặc trưng văn hóa truyền thống Trung Hoa thể hiện qua văn tự Hán 9
1.2. Khái niệm về từ xưng hô .......................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm về xưng hô ........................................................................ 10
1.2.2. Xưng hô với đặc trưng văn hóa dân tộc ............................................. 12
Chƣơng 2: Ý NGHĨA VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ XƢNG HÔ TRONG
HÁN VĂN CỔ ............................................................................................... 15
2.1. Từ xưng hô thể hiện quan hệ thân tộc ...................................................... 15
2.1.1. Xưng hô theo quan hệ huyết thống .................................................... 16
2.1.2. Xưng hô theo quan hệ hôn nhân ........................................................ 27
2.2. Từ xưng hô thể hiện sự phân biệt giới tính .............................................. 33
2.2.1. Xưng hô của nam giới ........................................................................ 34
2.2.2. Xưng hô của nữ giới ........................................................................... 35

2.3. Xưng hô theo lễ nghĩa .............................................................................. 36


2.3.1. Xưng khiêm hô tôn ............................................................................. 36
2.3.2. Xưng hô theo vị thế của người giao tiếp ............................................ 38
Chƣơng 3. TỪ XƢNG HÔ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM ............................................................................. 40
3.1. Từ xưng hô trong “thiên đô chiếu” của Lý Công Uẩn ............................ 40
3.2. Từ xưng hô trong “dụ chư tì hịch tướng văn” của Trần Quốc Tuấn ....... 44
KẾT LUẬN .................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là kết tinh của tinh hoa văn hóa dân tộc, thông qua ngôn ngữ
văn hóa được gìn giữ và lưu truyền. Và việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp là
thuộc tính bản chất của xã hội loài người, nếu không có giao tiếp bằng ngôn
ngữ thì không thể có xã hội loài người. Thông qua ngôn ngữ phản ánh từng
bước phát triển của xã hội loài người qua các thời kỳ với các ngôn từ đặc biệt,
làm minh chứng cho sự phát triển lịch sử, cho nên xã hội loài người không thể
tách rời ngôn ngữ. Giao tiếp bằng ngôn ngữ là bộ phận quan trọng nhất trong
quá trình giao tiếp của xã hội loài người, nếu quan sát kỹ ta sẽ phát hiện trong
bất kỳ một ngôn ngữ nào mọi người khi bắt đầu giao tiếp đều sử dụng từ xưng
hô. Bởi vì từ xưng hô có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình giao tiếp,
nó thể hiện mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp, thời đại mà họ
đang sống cũng như là dân tộc và văn hóa dân tộc đó.
Chúng ta đều biết Trung Hoa là một dân tộc lớn, hùng mạnh, có lịch sử
văn hóa lâu đời và ảnh hưởng tới rất nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật

Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, các quốc gia Phương Tây, Tây Á, Đông Nam Á,...
trong đó có VIệt Nam. Đặc trưng văn hóa nước lớn ấy chịu ảnh hưởng sâu sắc
của quan niệm truyền thống về tôn ti, trật tự, lễ giáo phong kiến từ ngàn năm.
Và đặc trưng nổi trội của vấn đề văn hóa ấy là cách xưng hô.
Hệ thống từ xưng hô trong Hán văn cổ rất đa dạng và phong phú nó
không chỉ là từ dùng để giao tiếp mà nó còn thể hiện những đặc trưng văn hóa
của dân tộc Trung Hoa. Thông qua nghiên cứu và tìm hiểu từ xưng hô sẽ thấy
được ý nghĩa văn hóa hàm chứa trong ngôn ngữ và vận dụng nó trong vấn đề
dịch thuật hoặc nghiên cứu văn hóa Trung Hoa.
Từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Ý nghĩa văn
hóa của từ ngữ xưng hô trong Hán văn cổ” làm đề tài khóa luận.

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu tại Trung Quốc
Là quốc gia có nền văn hóa lâu đời và là nền văn hóa lớn trên thế giới
Trung Quốc đang ngày càng khẳng định vị thế của mình. Văn hóa lớn ấy
được hình thành bởi một thứ ngôn ngữ mang đậm bản sắc đó là chữ Hán.
Việc tìm hiểu về chữ Hán được người Trung Quốc rất chú trọng không chỉ là
tiếng Hán hiện đại mà còn là cả tiếng Hán cổ.
Tác giả Vương Hỏa đưa ra các tập “từ điển xưng hô tiếng Hán”, tác giả
Vương Học Nguyên với “từ điển xưng hô cổ kim”, tác giả Bào Hải Đào,
Vương An Tiết với “từ điển xưng hô thân tộc” với những nghiên cứu này các
tác giả đã chứng minh được bề dày lịch sử của chữ Hán.
Tác giả Điền Huệ Cương với công trình nghiên cứu “hệ thống xưng hô
tiếng Hán và các ngôn ngữ khác”. Đây là công trình nghiên cứu tiếng Hán
mang tính hệ thống đầu tiên ở Trung Quốc. Việc nghiên cứu từ xưng hô trong
nhiều ngôn ngữ thuận lợi cho việc tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa

trong tiếng Hán.
Tác giả Hoàng Đào với công trình nghiên cứu “ngôn ngữ - tập tục với
văn hóa Trung Quốc” công trình nghiên cứu các yếu tố như địa lý, dân cư,
lịch sử ảnh hưởng đến vấn đề xưng hô như thế nào. Tác giả đặc biệt chú ý đến
vấn đề văn hóa ảnh hưởng như thế nào tới xưng hô.
Tác giả Lê Quang Sáng - Đại học Trung Sơn Trung Quốc với bài
nghiên cứu “phương thức cấu tạo từ xưng hô gia đình trong tiếng Việt, tiếng
Hán và sự khác nhau về văn hóa hai nước từ góc độ giới tính”.
Những bài nghiên cứu này cho thấy những số liệu, thuyết phục, người
nghiên cứu đã chỉ rõ những đặc điểm văn hóa của Trung Hoa thể hiện qua từ
xưng hô.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam không chỉ ảnh hướng từ nền văn hóa Trung Hoa mà chúng ta
còn có thời kì sử dụng chữ Hán trước khi sáng tạo ra chữ Nôm và giờ là chữ

2


quốc ngữ. Hiện nay chữ quốc ngữ vẫn vay mượn đến 70% là từ Hán – Việt.
Việc tìm hiểu chữ Hán cũng được giới nghiên cứu ở Việt Nam rất là quan tâm.
Đầu tiên phải kể đến là PGS-TS Phạm Ngọc Hàm với cuốn “từ ngữ
xưng hô trong tiếng Hán so sánh với tiếng Việt”. Nghiên cứu một cách chi tiết
về từ xưng hô tiếng Hán trong quan hệ thân tộc và xã hội. Cách sử dụng và
cấu tạo của tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “đặc điểm ngôn ngữ văn hóa từ
xưng hô trong gia đình của tiếng Việt và tiếng Trung” của nhóm sinh viên
trường Đại học Huế đại học ngoại ngữ khoa tiếng Trung. Thông qua đó cho
thấy mối quan hệ phức tạp và cách xưng hô trong gia đình Trung Hoa, đồng
thời cho thấy sự phân biệt rõ rệt giữa nội ngoại, nam nữ...
Tác giả Đỗ Thị Kim Cương trường đại học Sư phạm Hà Nội với bài

nghiên cứu “so sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán”.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Vân với bài nghiên cứu khoa học trích trong kỉ
yếu hội thảo các trường Sư Phạm trong toàn quốc trường Đại học Sư Phạm
Hà Nội 2 với đề tài “ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia với lớp từ xưng hô
trong Hán văn cổ”
Như vậy vấn đề nghiên cứu về từ xưng hô trong tiếng Hán không còn
quá xa lạ. Nhưng chủ yếu các tác giả nghiên cứu về từ xưng hô trong tiếng
Hán hiện đại, ít tập trung vào tiếng Hán cổ. Đây là tiền đề để tôi dựa vào
những nghiên cứu trên tiếp tục đi nghiên cứu từ xưng hô trong Hán văn cổ.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là giới thiệu và phân tích cách sử
dụng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến từ xưng hô trong tiếng Hán cổ để
từng bước hiểu sâu sắc hơn hơn về văn hóa Trung Hoa và các đặc trưng cơ
bản của nó. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu cũng
như dịch thuật các văn bản chữ Hán cổ .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích của việc nghiên cứu trên, khóa luận cần hoàn
thành những nhiệm vụ sau:
3


Hệ thống hóa những vấn đề lí luận liên quan làm cơ sở cho việc nghiên
cứu ý nghĩa văn hóa của từ xưng hô trong Hán văn cổ.
Phân loại các từ xưng hô trong tiếng Hán.
Thống kê, miêu tả các từ xưng hô dùng trong quan hệ thân tộc, nam nữ,
vị thế... để làm rõ đặc điểm của từ xưng hô và đặc điểm văn hóa Trung Hoa.
Kết quả của khóa luận vận dụng vào thực tiễn, góp phần thuận tiện
trong việc nghiên cứu cũng như dịch thuật tiếng Hán.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là ý nghĩa văn hóa của từ ngữ

xưng hô trong Hán văn cổ.
6. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu từ xưng hô trong Hán văn cổ được sử dụng phổ
biến và thông dụng trong xã hội xưa của Trung Hoa.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích của khóa luận, chúng tôi sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập tài liêu: tiến hành tra cứu các bài viết, bài nghiên
cứu của những người đi trước, đồng thời tìm hiểu các tài liệu sách vở có liên
quan trên sách báo, thư viện ...
Phương pháp miêu tả: sử dụng phương pháp này chúng tôi sẽ chỉ ra
được những đặc trưng của văn hóa Trung Hoa cũng như các đặc trưng của từ
xưng hô trong Hán văn cổ.
Phương pháp thống kê: từ những tài liệu tìm được cùng sự hiểu biết cá
nhân thống kê các loại từ được sử dụng làm từ xưng hô trong tiếng Hán cổ
làm số liệu phân tích.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: tổng hợp các tài liệu liên quan đến
văn hóa và từ xưng hô tìm được. Sau đó tiến hành phân tích các tài liệu tìm
hiểu được để thấy được kết cấu cách hoạt động của từ xưng hô từ đó làm rõ
những đặc điểm văn hóa của Trung Hoa mà thông qua từ xưng hô thể hiện.
4


8. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của khóa luận được cấu trúc thành 3 chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Ý nghĩa văn hóa của từ ngữ xưng hô trong Hán văn cổ
Chương 3: Từ xưng hô ở một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam


5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Mối liên hệ giữa chữ Hán và văn hóa Hán
1.1.1. Những đặc trưng cơ bản của văn hóa truyền thống Trung Hoa
Từ “văn hóa” xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc, Lưu Hướng (ước đoán
77-6 TCN) đời Tây Hán là người sử dụng từ “văn hóa” sớm nhất, sách
“Thuyết Uyển” bài Chi Vũ viết: “bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn
đức rồi sau mới dùng vũ lực, phàm dùng vũ lực đều để đối phó kẻ bất phục
tùng, dùng văn hóa không thay đổi được thì sau đó sẽ chinh phạt” chữ văn
hóa ở đây được dùng để giáo hóa. Hay Thúc Triết có viết trong “Bổ vong thi”
như sau: “văn hóa đề làm cho bên trong hòa mục, vũ công để sử dụng bên
ngoài, văn hóa nội tập, vũ công ngoại tu” văn hóa ở đây cũng có nghĩa là giáo
hóa. Có thể thấy văn hóa ở đây là giáo hóa là chế độ lễ nhạc điển cương.
Nhưng cho đến ngày nay do ảnh hưởng của văn hóa du nhập ảnh hưởng
của phương Tây mà văn hóa không còn nghĩa là giáo hóa nữa. Taylor trong
cuốn “văn hóa nguyên thủy” xuất bản năm 1871 đã dưa ra định nghĩa về văn
hóa: “văn hóa là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ
thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực thói quen mà con
người đạt được trong xã hội”. Trong nghiên cứu, lý luận chúng ta thường sử
dụng khái niệm văn hóa có liên quan đến tinh thần như triết học, sử học, văn
học, âm nhạc, mỹ học, hội họa, tôn giáo, đạo giáo,...Và có một khái niệm rộng
hơn đó là tất cả những gì mà con người sáng tạo ra cả về vật chất lần tinh thần,
bao gồm sự trao đổi sản xuất trong đời sống kinh tế, việc ăn mặc ở trong đời
sống xã hội, chế độ trong đời sống chính trị,...
Vào các giai đoạn phát triển xã hội khác nhau văn hóa Trung Quốc
phân thành các giai đoạn văn hóa và gọi tên khác nhau như văn hóa xã hội
nguyên thủy, văn hóa xã hội nô lệ, văn hóa phong kiến, văn hóa tư bản, văn

hóa dân chủ mới, văn hóa xã hội chủ nghĩa. Ở đây ta tìm hiểu chủ yếu đặc
trưng văn hóa phong kiến khi mà chữ viết đã hình thành và là quốc gia độc
lập, còn về sau khi bị xâm chiếm và thuộc giai đoạn hiện đại không đi sâu tìm
hiểu.
6


Với hơn 5000 năm lịch sử, chế độ phong kiến kéo dài hơn 2300 năm đó
là một dân tộc với nền văn hóa đồ sộ và có sức ảnh hưởng rộng lớn. Trên lãnh
thổ Trung Quốc có hai con sông lớn là Hoàng Hà và Trường Giang, hai con
sông ấy đã bồi đắp phù sa cho đất đai màu mỡ, tạo điều kiện cho phát triển
nông nghiệp, hình thành nên nền văn minh nông nghiệp. Văn minh Trung
Hoa là nền văn minh lâu đời và “cái nôi” của nó bắt đầu Hoàng Hà xây dựng
nên những nhà nước đầu tiên với sự phát triển đến đỉnh cao có thể nhắc tới
như nhà Đường, nhà Minh, nhà Thanh.
Văn hóa Trung Quốc là văn hóa lớn, là sản phẩm tinh thần của nhân
dân Trung Hoa với hàng ngàn năm sáng tạo nên. Trung Quốc có 56 dân tộc
trong đó 55 dân tộc thiểu số và dân tộc Hán chiếm 91,59% do đó văn hóa
Trung Hoa lấy văn hóa Hán làm chủ thể. Kể từ sau khi dựng nước, nhân dân
Trung Hoa đã xây dựng nên một nền văn hóa rực rỡ. Với những thành tựu
các mặt như:
Về triết học, chính trị lấy quan hệ nhân luân làm xuất phát điểm, lấy
danh phận lễ giáo làm trung tâm. Mọi người phải tu dưỡng theo quan niệm đó
là hiếu với cha mẹ, đễ với huynh trưởng, trọng nghĩa khinh tài với bạn bè, tôn
sư trọng đạo, yêu nước, trung với vua,... với sự thống trị của chế độ chuyên
chế phong kiến đây là loại hình văn hóa cọi trọng quần thể và coi nhẹ cá nhân,
với chủ trương coi trọng chính trị, coi trọng việc làm quan, coi nhẹ buôn bán,
coi nhẹ kĩ thuật. Quan niệm chính trị là tam vị nhất thể với Nho, Đạo, Pháp và
Nho gia là chủ đạo. Nho gia là trường phái tư tưởng quan trọng nhất với
người đặt nền móng tư tưởng là Khổng Tử vào thời Xuân Thu, về sau là

Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư đã phát triển Nho học ngày càng hoàn thiện. Với
tư cách là tư tưởng chủ đạo trong đường lối chính trị ở Trung Quốc trong
khoảng 2000 năm thì Nho giáo đã có những đóng góp tích cực và quan trọng
về các mặt xã hội, đạo đức, giáo dục, văn học...Nhưng bên cạnh những mặt
tích cực đó Nho giáo đến cuối xã hội phong kiến lại biến dạng trở nên cổ hủ,
lạc hậu với những tư tưởng làm đất nước trì trệ, kém phát triển.
Về văn học nghệ thuật rất phát triển, với tư tưởng Nho gia được đề cao
là trường phái rất coi trọng việc học tập. Thời Tùy Đường chế độ khoa cử ra
đời, văn chương là thước đo của tài năng do đó văn học đạt được những thành
7


tựu lớn. Với các thể loại từ, thơ, phú, tiểu thuyết... trong đó tiêu biểu nhất là
thơ Đường, tiểu thuyết Minh Thanh và Kinh Thi. Thơ Đường trong khoảng
300 năm tồn tại xuất hiện khoảng 2000 nhà thơ, cùng gần 50000 tác phẩm để
lại với các nhà thơ tiêu biểu như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị mà đến ngày
nay ta vẫn còn nhắc đến và các nhà thơ sáng tác theo 3 thể: từ, cổ phong,
Đường luật. Với tiểu thuyết Minh Thanh có tứ đại danh tác: Tam quốc chí
diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Thủy Hử của Thi
Nại Am, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần. Với Kinh Thi là tác phẩm văn
học đầu tiên của Trung Quốc và là tập thơ đầu tiên với 305 bài chia làm 3
phần Phong, Nhã, Tụng.
Về kiến trúc có Vạn Lý Trường Thành, thành Trường An, Tử Cấm
Thành, Di Hòa Viên,...Về phát minh đó là bốn phát minh lớn: thuốc súng, kim
chỉ nam, kỹ thuật làm giấy, kĩ thuật in, không chỉ ảnh hưởng tới lịch sử phát
triển của Trung Quốc mà còn ảnh hưởng tới cả lịch sử phát triển của thế giới.
Đặc biệt là sự ra đời của chữ viết vào đời Thương, loại chữ đầu tiên
được khắc trên mai rùa và xương thú (gọi là chữ giáp cốt). Qua các thời kì
Tây Chu số lượng chữ ngày càng nhiều và càng đơn giản gọi là kim văn (chu
đỉnh văn), thời Xuân Thu Chiến Quốc đất nước không thống nhất chữ viết

cũng không thống nhất, thời Tần, Lý Tư kết hợp chữ Tần với chữ các nước
khác tạo thành chữ tiểu triện, thời Tần Thủy Hoàng đến thời Hán Tuyên đế
xuất hiện kiểu chữ mới gọi là chữ lệ đây là giai đoạn quá độ để phát triển
thành chữ Hán ngày nay.
Văn hóa Trung Hoa còn có sự giao lưu văn hóa với nước ngoài. Và sự
giao lưu ấy bao giờ cũng có hai chiều. Sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa
đến thế giới như tư tưởng của Nho gia ảnh hưởng tới các nước láng giềng như
Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam; sách của Lão Tử, Trang Tử hiện nay vẫn có
sức hút trên thế giới; tơ lụa và đồ sứ Trung Quốc đến nay vẫn được các nước
coi trọng và được truyền đến các nước bằng con đường tơ lụa ngay từ ngày
xưa. Sự ảnh hưởng của văn hóa thế giới được bắt đầu từ đời Hán cho đến đời
Đường khi Trung Quốc tiếp thu và dung hợp văn hóa Ba Tư, Đại Tần, Ấn Độ,
Ả Rập. Đây là thời kỳ hấp thu văn hóa mạnh mẽ nhất và văn hóa dân tộc cũng

8


phát triển mạnh mẽ nhất. Hay tiếp thu một số tư tưởng phương Tây về tiến
hóa luận, thuyết nhân quyền trời cho, thuyết tự do bình đẳng bác ái,..
1.1.2. Đặc trưng văn hóa truyền thống Trung Hoa thể hiện qua văn tự Hán
Chữ Hán được bắt nguồn từ việc quan sát các đồ vật xung quanh và vẽ
thành chữ tượng hình mang ý nghĩa nhằm ghi lại những kinh nghiệm sản suất,
thời tiết, ngày tháng...Chữ Hán cho tới ngày nay thì trải qua nhiều thời kì phát
triển: Giáp cốt văn → Kim văn → Triện thư → Lệ thư → Thảo thư → Khải
thư → Hành thư
Trước khi là một đất nước thống nhất và rộng lớn như hiện nay, Trung
Quốc cũng phân chia thành các quốc gia nhỏ. Nhờ có chữ viết mà họ phá bỏ
được rào cản ngôn ngữ, dị biệt về thổ ngữ thống nhất đất nước. Và với việc sử
dụng chung một chữ Hán thì người Trung Quốc ở bất cứ đâu cũng có thể sử
dụng và tự hào về tiếng dân tộc. Việc có văn tự còn giúp cho mọi người có

thể hiểu về đặc trưng văn hóa, vẫn giữ được những phong tục tập quán truyền
thống nhờ có chữ viết ghi chép lại thành những văn bản.
Với việc coi trọng chữ Hán thì ngay ngày xưa đã hình thành nên một bộ
môn nghệ thuật được mọi người coi trọng đó là thư pháp. Không phải ai cũng
có thể viết thư pháp mà phải là những người học rộng tài cao, uyên thâm và
đặc biệt chữ phải có hồn như rồng bay phượng múa. Nó hình thành nên một
lối văn hóa là xin chữ, hoặc xin câu đối treo trong nhà như một vật quý giá.
Chữ Hán là một bộ phận của văn hóa truyền thống và chữ Hán không
thể tách rời với đặc trưng của văn hóa dân tộc Trung Hoa. Mối quan hệ giữa
văn hóa và chữ Hán là sâu sắc, thông qua chữ Hán tìm hiểu về các hiện tượng
văn hóa có liên quan hoặc căn cứ vào văn hóa để thuyết giải chữ Hán. Thông
qua chữ Hán để tìm hiểu về lịch sử cổ đại, thời tiền sử,… để chứng minh
những điều sử sách đã ghi chép lại.
Việc tìm hiểu chữ Hán còn có thể thông qua các bộ thủ thấy được đặc
trưng văn hóa, bởi các đặc trưng văn hóa thường được phản ánh khả tập trung
trong nhóm chứa bộ thủ ấy. Ví dụ như trong nhóm có bộ 女 nữ thường chỉ
những từ có liên quan đến phụ nữ như 姐姐 thư thư, 妹妹 muội muội, 阿姨 a

9


di, 妻子 thê tử... hoặc những từ ngữ mang ý nghĩa xấu thường cũng có bộ nữ
như: 奴 nô, 嫌 hiềm, 怒 nộ... Chứng tỏ ở đây tồn tại tư duy trọng nam khinh
nữ, lấy nam làm trung tâm.
1.2. Khái niệm về từ xƣng hô
1.2.1. Khái niệm về xưng hô
Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu trong cuốn “công trình đại cương ngôn ngữ
học – tập 2, ngữ dụng học” nói về phạm trù xưng hô như sau: “phạm trù xưng
hô hay phạm trù ngôi bao gồm những phương tiện chiếu vật nhờ đó người nói
tự quy chiếu, tức tự đưa mình vào diễn ngôn (tự xưng) và đưa người giao tiếp

với mình (đối xưng) vào diễn ngôn.” [1;tr.73]
Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa: “xưng hô là tự xưng
mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối
quan hệ với nhau”. [7; tr.1124]
Theo một số học giả Trung Quốc đã tách xưng hô và xưng gọi thành
hai khái niệm khác nhau. Xưng gọi là bao gồm cả người thứ 3 là người được
nhắc tới, xưng hô là mối quan hệ tương hỗ trong giao tiếp trực diện của người
nói và người nghe.
Như vậy có thể hiểu xưng hô là một hành vi ngôn ngữ thường xuyên
diễn ra trong quá trình giao tiếp. Hành vi xưng hô giúp phân biệt các vai trong
tham gia giao tiếp: người nói, người nghe, người được nhắc tới. Và xưng hô
còn là lối ứng xử văn hóa của con người khi tham gia giao tiếp thông qua việc
lựa chọn và sử dụng các từ ngữ để tự xưng và hô gọi.
Xưng là sự quy chiếu đến người nói, là cách mà người nói tự gọi bản
thân trong quá trình giao tiếp với người khác. Hoạt động xưng được thực hiện
thông qua từ xưng hô ở ngôi thứ nhất.
Hô là sự quy chiếu đến người nghe, là cách mà người nói gọi người đối
thoại với mình trong quá trình giao tiếp. Hoạt động hô được thực hiện thông
qua từ xưng hô ở ngôi thứ hai. Từ xưng hô ở ngôi thứ ba được dùng để nhắc
đến người thứ ba được nói đến trong quá trình giao tiếp.

10


Từ ngữ xưng hô được lý giải tùy thuộc vào mỗi góc nhìn khác nhau
nhưng cốt lõi chính của nó vẫn là quan hệ vai giao tiếp. Xưng hô có thể diễn
ra ở cả trong hội thoại trực tiếp và cả hội thoại gián tiếp và một người có thể
thực hiện được cả hai vai xưng và hô. Ngôn ngữ thì biểu đạt tư duy, còn từ
xưng hô biểu đạt bằng ngôn ngữ trong quan hệ giữa người với người. Nó
phản ánh hai mặt: thứ nhất là quan hệ vai giao tiếp và quyền lực trong giao

tiếp; thứ hai là thể hiện quan hệ nhân sơ giữa người tham gia giao tiếp. Trong
những khoảng không gian và thời gian khác nhau thì quan hệ này hoàn toàn
có thể bị thay đổi. Ví dụ một người đàn ông làm giáo viên khi ở giảng đường
với học sinh thì sẽ là quan hệ thầy trò, người ấy là thầy. Nhưng khi ở nhà
trong quan hệ với bố mẹ thì người ấy là con, với ông bà thì sẽ là cháu. Trong
quan hệ với vợ thì sẽ là chồng, là bố trong quan hệ với con cái. Những quan
hệ chằng chịt như thế cho thấy một người trong xã hội sẽ có những vị trí xã
hội khác nhau.
Từ xưng hô có thể chia thành hai nhóm là đại từ nhân xưng và những từ
không phải dùng để xưng hô nhưng lại được dùng với chức năng là xưng hô.
Theo từ điển bách khoa Việt Nam thì đại từ nhân xưng (còn gọi là đại
từ xưng hô) là đại từ dùng để tự xưng (ngôi thứ nhất), để gọi người đối thoại
(ngôi thứ hai) và để gọi người hay sự vật thứ ba (ngôi thứ ba), bao gồm số ít
và số nhiều. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất có: 我 (tôi, tớ), 我們 (chúng tôi),
咱們 (chúng ta )... Đại từ xưng hô ngôi thứ hai có: 你 (bạn, mày),你們
(chúng mày)... Đại từ xưng hô ngôi thứ ba có: 他, 她 (nó, hắn), 她們 (chúng
nó)... Các từ khác dùng với chức năng xưng hô như là danh từ chỉ tên riêng,
danh từ chỉ vị thế chức vụ xã hội,...
Dân tộc Hán là một dân tộc coi trọng tôn ti trật tự xã hội, lễ nghĩa, đời
sống tình cảm với những mối quan hệ phức tạp trong gia đình và cả ngoài xã
hội, vì vậy việc lựa chọn từ ngữ xưng hô sao cho phù hợp với ngữ cảnh là vô
cùng quan trọng. Ngữ cảnh đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn từ
xưng hô. Ngữ cảnh có cả yếu tố chủ quan và khách quan trong lựa chọn từ
ngữ giao tiếp. Nhân tố khách quan như thời gian, địa điểm,... nhân tố chủ
quan như nội dung, chủ đề, mục đích giao tiếp,... Và trong giao tiếp, xưng hô
là tin tức đầu tiên mà người nghe nhận được thể hiện thông tin về vị thế, nghề
11


nghiệp, giới tính, tuổi tác của người nói. Xưng hô thể hiện mức độ thân thiết

cũng như tình cảm giữa hai bên. Việc xưng hô thỏa đáng là điệu kiện quan
trọng để cuộc hội thoại đạt hiệu quả. Xưng hô vừa là phương tiện vừa là chất
liệu của quá trình giao tiếp.
1.2.2. Xưng hô với đặc trưng văn hóa dân tộc
Các nhà khoa học đã nhận định rằng ngôn ngữ dân tộc với văn hóa dân
tộc có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và chúng phát triển trong mối quan hệ tác
động qua lại lẫn nhau. Ngôn ngữ là điều kiện cho sự nảy sinh và phát triển
cho những yếu tố văn hóa. Trong ngôn ngữ đặc điểm của nền văn hóa dân tộc
được lưu giữ lại và thể hiện rõ ràng nhất. Ngoài ngôn ngữ thì các yếu tố như
phong tục tập quán, truyền thống lịch sử dân tộc, tư tưởng,...cũng là thành tố
của văn hóa.
Con người tư duy bằng ngôn ngữ, chính vì vậy không có ngôn ngữ thì
không có tư duy. Mỗi dân tộc khác nhau đều có ngôn ngữ khác nhau và ngôn
ngữ ấy nó phản ánh những đặc điểm tư duy khác nhau, đặc trưng văn hóa
khác nhau, truyền thống lịch sử khác nhau của từng dân tộc. Do vậy mà số
lượng từ, đặc điểm, kết cấu của từ xưng hô ở mỗi dân tộc là khác nhau. Hay
ngay trong một dân tộc ở mỗi không gian và thời gian khác nhau thì số lượng
từ, cách biểu đạt của từ xưng hô cũng khác nhau.
Với nền văn minh nông nghiệp gồm chăn nuôi và trồng trọt. Từ xưa
phương thức sản xuất lạc hậu, năng suất thấp, người ta phải sống dựa vào
nhau trong địa bàn dân cư làng xã và mỗi làng xã ấy các thành viên đều có
quan hệ huyết thống về sau mới có sự pha trộn. Nhưng khi xã hội phát triển
hình thành văn hóa hàng hóa, con người giao lưu, buôn bán, thoát ra khỏi cái
không gian trật hẹp của làng xã tiếp xúc với thế giới rộng lớn hơn đã hình
thành lên quan hệ về mặt văn hóa. Trong quan hệ huyết thống đó hàng loạt
các mối quan hệ như mẹ con, cha con, anh chị em, chú bác,... Có một quan hệ
nằm ngoài quan hệ huyết thống đó là quan hệ hôn nhân nam nữ, nhưng lại có
quan hệ mật thiết gắn bó với quan hệ huyết thống. Và cả quan hệ huyết thống,
hôn nhân đều thuộc quan hệ thân tộc.


12


Chính xã hội của dân tộc Hán đã sản sinh ra hệ thống từ xưng hô trong
tiếng Hán. Đặc biệt trải qua 2300 năm của chế độ phong kiến thống trị với tư
tưởng Nho giáo trị quốc, nó coi trọng tôn ti trật tự xã hội. Chính quan niệm
truyền thống đó đã hình thành nên quan hệ nhân sinh giữa nam và nữ, nam
tôn nữ ti, sự phân biệt nam nữ trong quan niệm cũng đã hình thành nên sự
phân biệt trong cách xưng hô giữa người nam và nữ trong xã hội. Lễ giáo
phong kiến làm cho người nữ xưng hô bao giờ cũng phải hạ thấp bản thân
xuống một bậc, với những từ xưng hô như là: tiện thiếp, tiện nữ, nô tì,... Hay
ngay cả trong quan hệ vợ chồng ngày nay bình đẳng, vợ chồng có thể gọi
thẳng tên nhau hoặc gọi nhau bằng những biệt danh thân mật, thì trong xã hội
phong kiến xưa người chồng gọi vợ là 我掌柜的 ngã chưởng quỹ đích, 我屋
里的 ngã ốc lí đích hay khi có con cái người phụ nữ được xưng hô 孩子他妈
hài tử tha ma, 小红她妈 tiểu hồng tha ma... điều này đã cho thấy vị thế của
người phụ nữ trong xã hội.
Tư tưởng Nho giáo ấy đã hình thành nên ý thức coi luân lí cương
thường là thiêng liêng, sự phân biệt đẳng cấp là luôn luôn tồn tại, là lẽ đương
nhiên và mọi người phải điều chỉnh hành vi ngôn ngữ của mình cho phù hợp
với chuẩn mực luân lí đó. Chính vì lẽ đó tiếng Hán đã sản sinh ra lượng lớn
những từ ngữ xưng hô để đáp ứng được tôn ti trật tự đó. Khi xưng hô phải xác
định được vị thế của mình và người khác trong giao tiếp, ví dụ quan nhỏ phải
hạ mình khi xưng hô với quan lớn là: 下官 hạ quan...; dân thường thì lại càng
phải hạ thấp bản thân khi giao tiếp như: 草民 thảo dân, dân đen...Ở đây khi
tham gia giao tiếp thuộc quan hệ vị thế, người ở vị thế thấp hơn phải lựa chọn
từ xưng hô sao cho cách xưng bản thân và cách hô gọi đối phương để quan hệ
quyền thế thể hiện rõ nhất. Tức là người ở vị thế thấp hơn phải bị người ở vị
thế cao hơn khống chế. Quan hệ vị thế ở đây còn thể hiện cả ở tuổi tác người
ít tuổi hơn phải xưng hô lễ phép với người lớn tuổi hơn mình, người bề trên

không được xưng thẳng tên, biệt danh, mà phải dùng những từ ngữ kính trọng,
lễ độ.
Về mặt tôn ti trật tự đó từ xưng hô tiếng Hán còn là sự xưng “khiêm”
và hô “tôn” thể hiện thái độ tôn trọng với người nghe và sự khiêm tốn, nhún

13


nhường. Bằng cách như sử dụng những kính ngữ, kính từ, khiêm từ... để làm
tăng tính chất trang trọng, lịch sự, hài hòa... làm cho cuộc hội thoại thuận lợi
đạt hiệu quả.
Như vậy, văn hóa truyền thống dân tộc có ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình giao tiếp nói chung và trong từ xưng hô nói riêng. Nó thể hiện mối quan
hệ giữa những người tham gia giao tiếp, đó là mối quan hệ trong gia đình và
mối quan hệ ngoài xã hội. Thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ các mối quan
hệ không ngừng được củng cố và phát triển và từ xưng hô đóng vai trò quyết
định hiệu quả giao tiếp của quá trình đó. Thông qua từ xưng hô thấy được bức
tranh muôn màu của xã hội với những đặc trưng văn hóa dân tộc được hiện
lên một cách sinh động. Sự hình thành và phát triển của xã hội có tác động to
lớn đối với sự phát triển, sự ra đời của các từ mới, cách sử dụng của từ xưng
hô trong từng mối quan hệ.

14


Chƣơng 2: Ý NGHĨA VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ XƢNG HÔ
TRONG HÁN VĂN CỔ
2.1. Từ xƣng hô thể hiện quan hệ thân tộc
Thân tộc là cơ sở tổ chức xã hội mà trong đó các thành viên được xác
lập mối quan hệ thông qua mối quan hệ huyết thống và quan hệ gia đình. Đây

là mối quan hệ nổi bật nhất trong tất cả các mối quan hệ của xã hội con người
và có tác động ảnh hưởng rất lớn đối với các mối quan hệ khác như mối quan
hệ kinh tế, mối quan hệ văn hóa, mối quan hệ tộc người,...Hay nói cách khác,
thân tộc có thể được xem như là “hạt nhân” của một cơ cấu tổ chức xã hội
loài người từ xưa đến nay. Trong mối quan hệ ấy sự ràng buộc là huyết thống
và hôn nhân sẽ tạo nên cơ sở cho việc xây dựng tính kết cấu cộng đồng và
những mối quan hệ xã hội gắn bó mật thiết hơn.
Lớp từ ngữ thân tộc đã xuất hiện từ lâu song song với lịch sử ngôn ngữ
và văn minh nhân loại. Theo sự phát triển của xã hội và sự chảy trôi của thời
gian, lớp từ xưng hô thân tộc ngày càng hoàn thiện, phong phú hơn. Nhưng
những lớp từ đó không tách khỏi đời sống thường ngày của con người trong
phạm vi gia đình, trong quan hệ làng xóm với tính chất đại gia đình trong
cộng đồng. Đặc điểm văn hóa của người Hán là coi trọng gia đình, người có
quan hệ thân tộc được coi là người trong nhà, gia đình bao giờ cũng đóng vai
trò quan trọng được ví như những “tế bào”, “hình ảnh thu nhỏ” của xã hội,
ngay cả quan hệ xã hội trong chừng mực nhất định cũng được coi là quan hệ
đại gia đình.
Từ xưng hô thân tộc phải là trong giao tiếp giữa gia đình với gia đình
và những gia đình đó phải có quan hệ huyết thống, hôn nhân hay pháp luật,
gồm nhiều thế hệ, nhiều thành viên. Trong gia đình thì quan hệ cha con và
quan hệ vợ chồng là mối quan hệ cơ bản nhất, là điều kiện duy trì sự tồn tại
của gia đình. Trong xã hội phong kiến thì một gia đình lý tưởng là một gia
đình có bốn năm thế hệ cùng chung sống, con cháu đề huề.
Như vậy có thể thấy những từ xưng hô thân tộc có ý nghĩa vô cùng lớn.
Nó không chỉ cho thấy cách cơ cấu tổ chức xã hội ngày xưa, cách mọi người
xưng hô với nhau ngay trong gia đình – một xã hội thu nhỏ, để thấy được vị
15


thế của từng người, vai trò của họ trong gia đình. Đồng thời cũng thông qua

từ xưng hô thân tộc thấy được nét đặc trưng văn hóa của chế độ xã hội phong
kiến, ngay trong từ thân tộc đã thấy được sự phân biệt nam nữ, phân biệt nội
ngoại, thân sơ, tông tộc.
2.1.1. Xưng hô theo quan hệ huyết thống
Quan hệ huyết thống là sợi chỉ nhỏ nối các thành viên trong gia đình
với nhau, là những người có cùng dòng họ có quan hệ máu mủ ruột thịt với
nhau. Trong mọi mối quan hệ thì quan hệ huyết thống chiếm một vị trí, vai trò
quan trọng. Chả thế mà dân gian có câu:
“Một giọt máu đào hơn ao nước lã”
Có nguồn gốc là quốc gia nông nghiệp với nền văn minh lúa nước và
du mục từ xa xưa, dân tộc Hán đã hình thành lối sống làng xã, trong mỗi làng
xã ấy là một đại gia đình lớn với các mối quan hệ huyết thống. Nền nông
nghiệp lạc hậu, dụng cụ thô sơ, phương thức sản suất lạc hậu, cũng chăn thả
gia súc đều cần rất nhiều sức lao động, cho nên họ sống cùng nhau trong
những làng xã ấy tạo thành đại gia đình lớn cùng nhau sản xuất, sinh sống.
Một đại gia đình lớn với nhiều thành viên thuộc nhiều thế hệ khác nhau, vai
vế khác nhau với những mối quan hệ chằng chịt cũng tạo ra những cách xưng
hô khác nhau tùy thuộc vào vai giao tiếp của mình.
Với khoảng 2300 năm dưới chế độ phong kiến, cùng những tư tưởng
chủ đạo của Nho giáo về tôn ti trật tự, lễ nghĩa đã khiến cho cách xưng hô
trong quan hệ huyết thống có những quy định không thể thay đổi. Cách xưng
hô ảnh hưởng rất lớn từ tư tưởng Nho giáo về sự phân biệt nội tộc và ngoại
tộc, trực hệ, bàng hệ. Sự phân biệt nội tộc và ngoại tộc thì nội tộc thân hơn
ngoại tộc. Những người thân trong gia đình có cùng họ gọi là nội tộc, còn họ
hàng bên nội nhưng không cùng họ và họ hàng bên ngoại đều là ngoại tộc.
Dưới đây là những thống kê về những từ ngữ chỉ quan hệ huyết thống
để thấy rõ hơn cách dùng từ trong xưng hô của gia đình thuộc dân tộc Hán.

16



(1)Quan hệ đằng nội
Trực hệ
Danh từ thân tộc dùng để xưng hô
Gián tiếp

Trực tiếp

高曾祖父/母

太太爺爺

Cao tổ phụ/mẫu

Thái thái da da

曾祖父

太爺爺

Tằng tổ phụ

Thái da da

曾祖母

太奶奶

Tằng tổ mẫu


Thái nãi nãi

祖父

爺爺

Tổ phụ

Da da

祖母

奶奶

Tổ mẫu

Nãi nãi

父親

爸爸

Phụ thân

Ba ba

母親

媽媽


Mẫu thân

Ma ma



哥哥

Huynh

Ca ca



弟弟

Đệ

Đệ đệ



姐姐

Tỷ

Thư thư

17





妹妹

Muội

Muội muội

兒子

Dùng tên

Nhi tử
女兒

Dùng tên

Nữ nhi
孫子

Dùng tên

Tôn tử
孫女

Dùng tên

Tôn nữ
曾孫


Dùng tên

Tằng tôn
曾孫女

Dùng tên

Tằng tôn nữ
玄孫

Dùng tên

Huyền tôn
玄孫女

Dùng tên

Huyền tôn nữ

18


Bàng hệ
Danh từ thân tộc dùng để xưng hô
Gián tiếp

Trực tiếp

伯父


大伯

Bá phụ

Đại bá

叔父

叔叔

Thúc phụ

Thúc thúc

姑母

姑姑

Cô mẫu

Cô cô

堂兄

大哥

Đường huynh

Đại ca


堂弟

小弟

Đường đệ

Tiểu đệ

堂姐

姐姐

Đường thư

Thư thư

堂妹

小妹

Đường muội

Tiểu muội

侄子

Dùng tên

Điệt tử

侄女

Dùng tên

Điệt nữ
侄孫

Dùng tên

Điệt tôn
侄孫女

Dùng tên

Điệt tôn nữ

19


×