1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM NGỌC HÀM
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH SỬ DỤNG
CỦA LỚP TỪ NGỮ XƯNG HÔ TIẾNG
HÁN
(TRONG SỰ SO SÁNH VỚI TIẾNG
VIỆT)
CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 5 04 08
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS HOÀNG TRỌNG PHIẾN
HÀ NỘI - 2004
Comment [NL1]:
Comment [NL2]:
3
BẢNG BIỂU SỬ DỤNG VÀ MỘT SỐ QUY ƯỚC TRONG
LUẬN ÁN
Bảng biểu
Hình 2.1 : Biểu đồ kết quả khảo sát các nhân tố chi phối việc lựa chọn từ ngữ
xƣng hô (Tr 53)
Bảng 2.1 : Bảng thống kê đại từ chỉ ngôi trong tiếng Hán (Tr 56)
Bảng 2.2 : Bảng thống kê các danh từ biểu thị quan hệ thân tộc trong tiếng
Hán và tiếng Việt (Tr 79)
Bảng 2.3 : Bảng phân tích nghĩa tố của danh từ thân tộc tiếng Hán (Tr 90)
Bảng 2.4 : Bảng thống kê các từ ghép chỉ quan hệ thân tộc theo phƣơng thức
ghép song song của tiếng Hán và tiếng Việt (Tr 91)
Bảng 2.5 : Bảng kê khả năng kết hợp của họ tên trong tổ hợp xƣng hô tiếng
Hán (Tr 104)
Bảng 2.6 : Bảng thống kê một số danh từ chức vụ, nghề nghiệp, học hàm, học
vị (Tr 110)
Bảng 3.1 : Bảng thống kê các kiểu xƣng hô giữa thủ trƣởng và nhân viên
(Tr151)
Bảng 3.2 : Bảng kê đối tƣợng khảo sát về sự sử dụng từ ngữ xƣng hô (Tr 156)
Bảng 3.3 : Bảng thống kê kết quả điều tra phạm vi sử dụng của các từ xƣng
hô thông dụng trong tiếng Hán (Tr 157)
Bảng 3.4 : Bảng thống kê khả năng kết hợp của ―đại‖, ―lão‖, ―tiểu‖ với các từ
xƣng hô khác (Tr 161)
Bảng 4.1 : Bảng kê kết quả khảo sát bài tập 1 (xƣng hô giữa trò với thầy)
(Tr188)
Bảng 4.2 : Bảng kê kết quả khảo sát bài tập 1 (xƣng hô giữa thầy với trò)
(Tr183)
Hình 4.1 : Biểu đồ khảo sát sự hiểu biết của sinh viên trong cách lựa chọn từ
ngữ xƣng hô để chào hỏi (Tr 183)
4
Bảng 4.3 : Bảng kê kết quả khảo sát khả năng đối dịch từ xƣng hô (Tr184)
Hình 4.2 : Biểu đồ khảo sát về tình hình đối dịch cách chào hỏi giữa thầy và
trò, giữa trò và thầy (Tr184)
Bảng 4.4 : Bảng kê kết quả khảo sát tình hình nắm bắt từ chỉ quan hệ thân tộc
(Tr187)
Hình 4.3 : Biểu đồ khảo sát sự hiểu biết của sinh viên về từ biểu thị quan hệ
thân tộc (Tr187)
Bảng 4.5 : Bảng kê kết quả khảo sát khả năng sử dụng từ xƣng hô để chào
mời (Tr188)
Một số quy ước
- Trong quá trình phát triển của ngôn ngữ Hán, có những từ ngữ mới
nảy sinh, dùng phiên âm Hán Việt để phiên âm sẽ không phù hợp. Do đó,
ngoài việc sử dụng âm Hán Việt ra, Luận án có một số trƣờng hợp phiên âm
theo chữ cái La-tinh để tiện theo dõi.
- Luận án có so sánh với tiếng Việt, nhƣng để cho tên các tiểu mục
trong từng chƣơng gọn hơn, có so sánh với tiếng Việt xin đƣợc chỉ ghi trên
đâu
5
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1
1. Mục đích, ý nghĩa của luận án
1
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3
3. Nhiệm vụ của luận án
4
4. Phương pháp nghiên cứu
4
5. Cái mới của luận án
5
6. Cấu trúc của luận án
6
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ XƯNG HÔ VÀ TỪ NGỮ XƯNG HÔ
TRONG GIAO TIẾP NGÔN NGỮ
7
1.1. Lịch sử vấn đề
7
1.1.1. Điểm qua vài nét về lịch sử nghiên cứu xưng hô tiếng Hán
7
1.1.2. Điểm qua vài nét về lịch sử nghiên cứu xưng hô tiếng Việt
12
1.1.3. Nghiên cứu so sánh xưng hô Hán - Việt
14
1.2. Quan niệm về xưng hô và phương thức biểu hiện xưng hô
15
1.3. Sự xuất hiện tất yếu của từ xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ
22
1.4. Xưng hô với đặc trưng văn hoá dân tộc
23
1.5. Tính lịch sự với vấn đề xưng hô
35
1.6. Nghĩa quyền lực và kết liên trong xưng hô
41
Tiểu kết chương I
50
CHƯƠNG 2: NHỮNG PHƯƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG HÁN
( CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT )
52
2.1. Khái quát về từ xưng hô trong tiếng Hán
52
2.2. Những phương tiện dùng để xưng hô trong tiếng Hán
57
2.2.1. Xưng hô bằng đại từ nhân xưng
57
2.2.1.1. Khái niệm về đại từ nhân xưng
57
2.2.1.2. Đặc điểm của đại từ nhân xưng tiếng Hán
57
2.2.1.3. Khả năng kết hợp của đại từ nhân xưng tiếng
61
6
Hán
2.2.2. Xưng hô bằng từ xưng hô thân tộc
68
.2.2.%_ Khái niệm
.2.2.%_ về thân tộc và từ xưng hô thân tộc
68
.2.2.%_ Những từ dùng để xưng hô trong gia đình của
tiếng Hán
73
.2.2.%_ Phương thức ghép song song của danh từ thân tộc
tiếng Hán
89
2.2.2.4. Xưng hô phỏng theo xưng hô thân tộc
93
2.2.3. Xưng hô bằng họ tên
98
2.2.3.1. Khái niệm về họ tên
98
2.2.3.2. Đặc điểm họ tên của người Hán
100
2.2.3.3. Khả năng kết hợp của họ tên trong tổ hợp xưng
hô
102
2.2.4. Xưng hô bằng từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ, học hàm, học
vị
103
2.2.4.1. Khái niệm về từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ, học vị
104
2.2.4.2. Thống kê một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức
vụ, học vị
105
2.2.5. Xưng hô bằng những từ xưng hô thông dụng (đồng chí,
thái thái, tiên sinh, tiểu thư…)
112
Tiểu kết chương 2
119
CHƯƠNG 3 : HOẠT ĐỘNG CỦA TỪ NGỮ XƯNG HÔ TIẾNG HÁN ( CÓ SO
SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
12
1
3.1. Xưng hô trong gia đình
121
3.1.1. Xưng hô giữa vợ và chồng
121
3.1.1.1. Xưng hô giữa những cặp vợ chồng trẻ
121
3.1.1.2. Xưng hô giữa những cặp vợ chồng cao tuổi
128
3.1.2. Xưng hô giữa cha mẹ và con cái
130
7
3.1.2.1. Xưng hô giữa cha mẹ khi còn trẻ và con còn nhỏ
131
3.1.2.2. Xưng hô giữa cha mẹ và con cái đã trưởng thành
133
3.2. Xưng hô xã hội
138
3.2.1. Xưng hô giữa nhân viên và thủ trưởng
142
3.2.2. Xưng hô giữa thủ trưởng và nhân viên
149
3.2.3. Xưng hô giữa đồng nghiệp với nhau
150
3.3. Các nhân tố tác động đến xưng hô
153
3.3.1. Một số khảo sát về phạm vi sử dụng của từ ngữ xưng hô
3.3.2. Các nhân tố tác động đến xưng hô
3.3.2.1. Nhân tố tuổi tác
153
158
158
3.3.2.2. Nhân tố vị thể của người tham gia giao tiếp
159
3.3.2.3. Động cơ giao tiếp với cách lựa chọn từ xưng hô
163
Tiểu kết chương 3
166
CHƯƠNG 4 : ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO VIỆC DẠY HỌC TIẾNG
HÁN CHO NGƯỜI VIỆT NAM
16
8
4.1. Sự giống và khác nhau giữa cách xưng hô trong tiếng Hán và cách
xưng hô trong tiếng Việt
168
4.1.1. Sự giống nhau
168
4.1.2. Sự khác nhau
172
4.2. Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn dạy học tiếng Hán
cho người Việt Nam
176
4.2.1. Cơ sở lí luận của việc ứng dụng
176
4.2.2. Một số khảo sát về việc học tiếng Hán của sinh viên Việt
Nam
178
4.2.3. Một số kiến nghị về phương pháp khắc phục lỗi sử dụng
từ ngữ xưng hô trong công tác dạy học tiếng Hán cho người Việt Nam
188
+ Về phía người dạy
188
+ Về phía người học
189
Tiểu kết chương 4
190
8
KẾT LUẬN
19
2
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN
19
6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
7
NGUỒN NGỮ LIỆU
20
4
PHỤ LỤC
20
5
9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của luận án
Giao tiếp bằng ngôn ngữ là thuộc tính bản chất của xã hội loài ngƣời,
không thể có xã hội loài ngƣời nếu không có giao tiếp bằng ngôn ngữ. Thông
qua quá trình giao tiếp mang tính chất đặc thù này của xã hội loài ngƣời mà
ngôn ngữ đồng thời đƣợc củng cố và không ngừng phát triển. Trong quá trình
đó, xƣng hô là bộ phận hợp thành quan trọng, có ý nghĩa xác định vai giao
tiếp và quyết định hiệu quả giao tiếp. Xƣng hô thể hiện sinh động mối quan
hệ giữa ngƣời với ngƣời trong từng bối cảnh giao tiếp cụ thể. Đó chính là lí
do mà việc nghiên cứu từ ngữ xƣng hô nói chung và quá trình hành chức của
nó luôn luôn là mối quan tâm, trƣớc hết là của các nhà ngôn ngữ học, văn hoá
học và các giáo viên dạy tiếng.
Trong thời đại quốc tế hóa hiện nay, tiếng Hán - ngôn ngữ của một dân
tộc chiếm một phần tƣ dân số thế giới lại có bề dày lịch sử hơn 5000 năm,
ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực giao lƣu văn hóa trên trƣờng
quốc tế. Theo Liên hợp quốc, tiếng Hán đƣợc coi là một trong 6 thứ tiếng
dùng để giao tiếp quốc tế. Cùng với xu thế tất yếu đó của thời đại, quan hệ
hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nƣớc Việt - Trung cũng đƣợc củng cố
và phát triển thêm một bƣớc trên mọi lĩnh vực. Để góp phần thúc đẩy sự giao
lƣu giữa hai nƣớc, việc nghiên cứu đặc trƣng ngôn ngữ - văn hóa của hai dân
tộc, đặc biệt là vấn đề văn hoá giao tiếp có một ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Nói
đến văn hoá giao tiếp, không thể không nói đến vấn đề xƣng hô. Đối với đại
đa số quốc gia trên thế giới, xƣng hô đƣợc coi là tiền đề của giao tiếp ngôn
ngữ. Đặc biệt là ―ở Trung Quốc, phƣơng thức xƣng hô muôn màu muôn vẻ,
biến hoá khôn lƣờng. Cách xƣng hô gần đây đã trở thành một môn khoa học,
một loại hình văn hoá, hết sức tinh tế… ‖ [84, 14]
10
Về vấn đề từ xƣng hô trong các ngôn ngữ nói chung và trong tiếng
Hán, tiếng Việt nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu (xem mục tài
liệu tham khảo). Song, trƣớc nay, chƣa có một công trình nào nghiên cứu về
đặc điểm và cách sử dụng lớp từ ngữ xƣng hô tiếng Hán trong mối tƣơng
quan với tiếng Việt một cách hệ thống, thấu đáo trong khuôn khổ một đề tài
khoa học độc lập.
1.1. Riêng đối với từ ngữ xƣng hô, cách xƣng hô của tiếng Hán và của
tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học, các nhà văn hoá học đều có một nhận xét
chung là : do đặc thù của hai nền ngôn ngữ - văn hoá dân tộc giữa Việt Nam
và Trung Hoa, cho nên trong tiếng Hán và tiếng Việt, lớp từ ngữ xƣng hô đều
rất phong phú , đa dạng, đƣợc coi nhƣ là một hệ thống mở. Chính vì vậy,
khảo sát lớp từ ngữ xƣng hô trong tiếng Hán, tìm ra mối tƣơng quan của nó
với tiếng Việt không chỉ là vấn đề thuần tuý ngôn ngữ mà có liên quan mật
thiết với văn hoá, tập quán dân tộc, rất lí thú nhƣng cũng vô cùng phức tạp.
1. 2. Vấn đề xƣng hô liên quan mật thiết với đối tƣợng giao tiếp và ngữ
cảnh giao tiếp. Đặc trƣng giao tiếp xã hội của dân tộc Trung Hoa và dân tộc
Việt Nam là đều chịu sự chi phối sâu sắc của các quan niệm truyền thống về
tôn ti, trật tự, lễ giáo phong kiến từ ngàn xƣa. Cho đến nay, trải qua bao nhiêu
thăng trầm của lịch sử, những nét đặc sắc về văn hoá dân tộc thể hiện trong
mỗi gia đình và xã hội đã có nhiều đổi thay, song quan hệ gia đình, xã hội với
những chuẩn mực, nghi thức giao tiếp truyền thống của nó vẫn đƣợc gìn giữ.
Trong những biểu hiện cụ thể của vấn đề văn hoá đó, nổi trội lên là vấn đề
cách xƣng hô. Vì thế, nghiên cứu tiếng Hán và tiếng Việt, không thể bỏ qua
vấn đề xƣng hô, bao gồm xƣng hô gia đình và xƣng hô xã hội, đồng thời phải
đặt chúng trong bối cảnh giao tiếp ngôn ngữ - văn hoá của cả hai dân tộc mới
thấy hết đƣợc sự tinh tế của nó.
1.3. Khảo sát cách sử dụng của lớp từ ngữ xƣng hô phải gắn với hoạt
động giao tiếp, chủ yếu là trong các cuộc thoại. Sở dĩ nói nhƣ vậy là vì, trong
11
diễn tiến của quá trình giao tiếp, cách xƣng hô trở nên rất sinh động, phong
phú, phụ thuộc vào thói quen văn hoá cộng đồng. Sự hoạt động của các từ
ngữ xƣng hô trong tiếng Hán hiện đại đã phức tạp, trong tiếng Việt lại càng
phức tạp hơn (nhƣ sẽ trình bày ở các chƣơng sau). Thực tế giảng dạy tiếng
Hán cho ngƣời Việt và tiếng Việt cho ngƣời Hán cho thấy, sự nhầm lẫn trong
việc sử dụng từ ngữ xƣng hô là khá phổ biến. Để khắc phục những hạn chế
đó, đòi hỏi phải có một công trình khảo sát cấu trúc tĩnh cũng nhƣ quá trình
hoạt động của từ ngữ xƣng hô trong giao tiếp tiếng Hán và đặt nó trong
tƣơng quan với lớp từ ngữ xƣng hô tiếng Việt, nhằm đáp ứng yêu cầu giao
lƣu ngôn ngữ nói chung, nhất là việc dạy và học tiếng Hán ở Việt Nam nói
riêng.
1.4. Trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ ngữ văn, chúng tôi hy
vọng tìm ra đƣợc những phƣơng thức cấu tạo và quy luật sử dụng của lớp từ
ngữ xƣng hô trong giao tiếp tiếng Hán, xét trong tƣơng quan với xƣng hô
tiếng Việt, tìm ra những nét giống nhau và khác nhau về đặc điểm và cách sử
dụng của lớp từ ngữ xƣng hô dƣới tác động của các nhân tố văn hoá trong hai
ngôn ngữ này. Với kết quả đạt đƣợc, mong rằng có thể giúp ngƣời Việt Nam
thực hành tiếng Hán đạt hiệu quả hơn trong lĩnh vực giao tiếp, trong công tác
giảng dạy, học tập cũng nhƣ biên dịch, phiên dịch Cụ thể là trên cơ sở nắm
đƣợc đặc trƣng văn hoá trong nghi thức giao tiếp ngôn từ của ngƣời Hán và
ngƣời Việt, sử dụng đúng, chuyển dịch đúng từ xƣng hô trong từng bối cảnh
giao tiếp và phù hợp với từng đối tƣợng giao tiếp cụ thể.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa đã nêu ở trên, luận án xác định đối
tƣợng nghiên cứu là:
Hệ thống các từ ngữ làm chức năng xƣng hô trong tiếng Hán, phƣơng
thức sử dụng những từ ngữ dùng để xƣng hô trong giao tiếp gia đình và giao
tiếp xã hội của tiếng Hán.
12
Tƣ liệu dùng để khảo sát là các câu, lời thoại trong các tác phẩm văn
học đã đƣợc khẳng định, kịch bản phim, giáo trình thực hành tiếng Hán tiêu
biểu hiện đang sử dụng do ngƣời bản ngữ viết.
Nhƣ vậy, từ ngữ xƣng hô ở đây đƣợc xét trên cả hai bình diện: bản thể
và sự hành chức trong giao tiếp, tức là xét cả mặt tĩnh và mặt động của chúng.
3. Nhiệm vụ của luận án
Luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau :
3.1. Hệ thống hoá các vấn đề lí luận trực tiếp liên quan đến đề tài khảo sát
nhƣ hành vi xƣng hô và phƣơng thức biểu hiện trong xƣng hô; tính chất lịch
sự trong xƣng hô ; các nhân tố văn hoá, xã hội tác động đến việc sử dụng từ
ngữ xƣng hô, nhất là mối liên hệ giữa xƣng hô và vấn đề văn hoá truyền thống
của dân tộc. Đồng thời, làm nổi rõ đặc điểm của mối liên hệ văn hoá giao tiếp
giữa tiếng Hán và tiếng Việt.
3.2. Thống kê, miêu tả lớp từ ngữ xƣng hô trong môi trƣờng giao tiếp gia
đình và xã hội của tiếng Hán, làm nổi rõ đặc điểm những phƣơng tiện dùng để
xƣng hô của tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt.
3.3. Khảo sát sự hoạt động của lớp từ ngữ xƣng hô tiếng Hán dƣới ảnh
hƣởng của những đặc trƣng văn hoá dân tộc, cụ thể là các nhân tố ảnh hƣởng
đến sự lựa chọn từ ngữ xƣng hô. Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ
đi sâu khảo sát cách xƣng hô trong gia đình hạt nhân của ngƣời Hán, bao
gồm: xƣng hô giữa vợ và chồng, xƣng hô giữa cha mẹ và con cái. Về xƣng hô
xã hội, chúng tôi tập trung khảo sát xƣng hô nơi công sở, bao gồm: xƣng hô
giữa nhân viên và thủ trƣởng, xƣng hô giữa các đồng nghiệp với nhau. Hy
vọng sự khảo sát tập trung đó sẽ làm cho vấn đề không dàn trải mà vẫn đạt
đƣợc độ thuyết phục cao.
3.4. Đối chiếu, tìm ra sự giống và khác nhau về phƣơng diện hệ thống
cấu trúc cũng nhƣ cách sử dụng của lớp từ ngữ xƣng hô tiếng Hán và tiếng
Việt trong giao tiếp gia đình cũng nhƣ giao tiếp xã hội. Trên cơ sở kết quả
13
nghiên cứu, kết hợp với khảo sát lỗi khi sử dụng từ ngữ xƣng hô, vận dụng
trƣớc hết vào quá trình dạy, học tiếng Hán cho ngƣời Việt, góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng từ ngữ xƣng hô trong giao tiếp ngôn ngữ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án nghiên cứu theo hƣớng :
Thông qua điều tra xã hội bằng phƣơng thức phỏng vấn trực tiếp và
phát phiếu điều tra có định hƣớng (phụ lục 1,2,3 ) để có những cứ liệu thực tế,
đủ độ tin cậy về phạm vi sử dụng của các từ ngữ dùng để xƣng hô và những
nhân tố văn hoá, xã hội tác động đến việc lựa chọn từ ngữ xƣng hô.
Vận dụng phƣơng pháp thống kê, miêu tả để tiến hành khảo sát hệ
thống xƣng hô tiếng Hán ; phƣơng pháp phân tích thành tố nghĩa để thấy đƣợc
cấu trúc ngữ nghĩa của từ; phân tích ngữ nghĩa giao tiếp qua những thí dụ điển
hình để làm nổi bật vấn đề dụng học trong xƣng hô ; phƣơng pháp đối chiếu
ngôn ngữ tìm ra điểm giống và khác nhau trong xƣng hô tiếng Hán và tiếng
Việt. Sau đó, vận dụng phƣơng pháp quy nạp để rút ra những nhận xét khái
quát về đặc điểm cấu trúc và hoạt động của từ ngữ xƣng hô tiếng Hán, có so
sánh với tiếng Việt.
Các ví dụ minh hoạ đều đƣợc trích từ những văn bản gốc do chính
ngƣời bản ngữ thể hiện nhằm đảm bảo độ chính xác cao của tƣ liệu.
Để xác định đƣợc bản chất sự hoạt động của lớp từ này, khi sử dụng
phƣơng pháp phân tích, chúng tôi đặc biệt chú ý phân tích ngữ nghĩa - ngữ
dụng của lớp từ ngữ xƣng hô cũng nhƣ những phƣơng tiện dùng để xƣng hô
khác trong hai ngôn ngữ Hán, Việt, nhằm làm nổi bật giá trị của việc lựa
chọn từ ngữ xƣng hô trong việc thực hiện chiến lƣợc giao tiếp.
5. Cái mới của luận án
5.1. Về mặt lý luận :
Lần đầu tiên ở Việt Nam, luận án tập trung nghiên cứu một cách có hệ
thống, toàn diện những từ ngữ dùng để xƣng hô trong tiếng Hán cả về cấu
14
trúc và hoạt động của lớp từ này dƣới tác động của các yếu tố văn hoá, cấu
trúc xã hội, đặc trƣng tâm lý dân tộc. Từ góc nhìn của một ngƣời nƣớc ngoài-
ngƣời Việt Nam, đƣa ra những quy tắc sử dụng từ ngữ dùng để xƣng hô trong
tiếng Hán. Luận án góp phần vào lí luận giao tiếp xƣng hô và khẳng định
thêm sự tác động của văn hoá dân tộc trong việc sử dụng từ ngữ xƣng hô.
5.2. Về mặt thực tiễn:
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay, quan hệ hợp tác giữa hai
nƣớc Việt, Trung ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nghiên cứu xƣng hô tiếng
Hán, đối chiếu với tiếng Việt góp phần vào việc nâng cao hiệu quả giao tiếp
ngôn ngữ Hán, Việt, làm cho hai dân tộc Hán và Việt hiểu biết và gần gũi
nhau hơn.
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc, vận dụng vào thực
tiễn giảng dạy, trƣớc hết là tiếng Hán cho ngƣời Việt. Cụ thể là đƣa ra các lỗi
thƣờng gặp khi sử dụng từ ngữ xƣng hô và cách khắc phục lỗi, nhằm tạo điều
kiện cho ngƣời tham gia giao tiếp lựa chọn cách ứng xử phù hợp với bối cảnh
giao tiếp và đặc trƣng văn hoá dân tộc, thực hiện chiến lƣợc giao tiếp, tránh
đƣợc những sự hiểu lầm không đáng có.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo,
gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về xƣng hô và từ ngữ xƣng hô trong
giao tiếp ngôn ngữ.
Chƣơng 2: Những phƣơng tiện dùng để xƣng hô trong tiếng Hán. (có
so sánh với tiếng Việt)
Chƣơng 3: Hoạt động của lớp từ ngữ dùng để xƣng hô trong tiếng Hán
(có so sánh với tiếng Việt).
15
Chƣơng 4: Ứ ng dụng kết quả nghiên cứu trong giảng dạy tiếng Hán
cho ngƣời Việt Nam.
Chương 1 :
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ XƯNG HÔ VÀ TỪ NGỮ XƯNG HÔ
TRONG GIAO TIẾP NGÔN NGỮ
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
1.1.1. Điểm qua vài nét về lịch sử nghiên cứu xưng hô tiếng Hán
Xƣng hô trong giao tiếp ngôn ngữ không chỉ thuần tuý thuộc về vấn đề
ngôn ngữ học, xƣng hô còn có quan hệ mật thiết với văn hoá học, dân tộc học,
xã hội học… Từ lâu, nó đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu trên thế giới
và trở thành điểm nóng về vấn đề ngôn ngữ - văn hoá hết sức thú vị.
Đối với nghiên cứu xƣng hô trong tiếng Hán và đối chiếu giữa xƣng hô
trong tiếng Hán và các ngôn ngữ khác, trên đất nƣớc Trung Hoa, ngay từ đầu
đời Hán, đã xuất hiện cuốn ―Nhĩ nhã‖ là tác phẩm chuyên sâu giải thích ý
nghĩa của từ sớm nhất trong lịch sử ngôn ngữ học Trung Hoa. Trong đó, thiên
―Thích thân‖ đã giới thiệu một cách hệ thống nghĩa và cách sử dụng của lớp
từ xƣng hô thân tộc. ―Nhĩ nhã‖ đã đƣợc các học giả đời sau tiếp tục hoàn
thiện, bổ sung. Sau đó, tác giả Lƣơng Chƣơng Củ cho ra đời cuốn ―Xƣng vị
lục‖ đƣợc coi là tập đại thành về từ xƣng hô tiếng Hán. Tiếp nối cuốn ―Xƣng
vị lục‖ là các tập ―Từ điển xƣng hô tiếng Hán‖ của Vƣơng Hoả, Vƣơng Học
Nguyên, ―Từ điển từ xƣng hô cổ kim‖ của Trƣơng Hiếu Trung, ―Từ điển
16
xƣng hô thân tộc‖ của Vƣơng An Tiết, Bào Hải Đào… đã chứng tỏ bề dày
lịch sử của nghiên cứu xƣng hô trong tiếng Hán. Ngoài từ điển ra, phải nói
đến hàng loạt các công trình nghiên cứu lớn nhỏ về văn hoá xƣng hô trong
tiếng Hán, đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ học thế
giới nói chung và ngôn ngữ học Trung Quốc nói riêng.
Từ những năm 50 của thế kỉ trƣớc, Triệu Nguyên Nhiệm đã có công
trình nghiên cứu, miêu tả hệ thống xƣng hô trong tiếng Hán hiện đại. Sau đó,
cuốn Ngôn ngữ học xã hội của Trần Nguyên ra đời, đề cập đến các hình thức
xƣng hô mới xuất hiện sau khi nƣớc cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập,
đồng thời phân tích khá cụ thể về ý nghĩa của các hình thức xƣng hô này.
Từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, đất nƣớc đƣợc mệnh
danh là ―con rồng‖ châu Á này trở thành một trong những trung tâm giao lƣu
quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá. Tiếng Hán đã trở thành ngôn ngữ
quốc tế ngày càng đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Trong bối cảnh
đó, vấn đề xƣng hô trong tiếng Hán càng đƣợc quan tâm nghiên cứu, và đƣợc
coi là chiến lƣợc giao tiếp ngôn ngữ. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu
có: Điền Huệ Cƣơng với ―Hệ thống xƣng hô tiếng Hán và các ngôn ngữ
khác‖, Mã Hồng Cơ - Thƣờng Khánh Phong với ―Xƣng vị ngữ‖, Phó Thành
Cật với ―Cách xƣng hô của tiếng Hán và tiếng Việt với văn hoá truyền thống
của hai nƣớc Việt Trung ‖. Năm 1989, công trình nghiên cứu về tính lịch sự
trong giao tiếp ngôn ngữ của tác giả Trần Tùng Sầm đã đƣợc nhà in Thƣơng
vụ xuất bản lần đầu và tái bản năm 2001. Công trình dành 68/108 trang nói về
xƣng hô. Điều đó chứng tỏ xƣng hô góp một phần đáng kể vào việc thể hiện
tính lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ. Dựa vào tính chất khác nhau của các
phƣơng thức sử dụng từ xƣng hô, tác giả đã chia từ xƣng hô tiếng Hán thành 6
loại: xƣng hô thân tộc, xƣng hô nghề nghiệp, xƣng hô chức vụ, xƣng hô thông
thƣờng, miệt xƣng và xƣng hô bằng họ tên. Riêng với đại từ nhân xƣng, tác
giả lại chia thành ba loại: xƣng hô thông thƣờng, tôn xƣng và khiêm xƣng.
17
Tiếp đó, tháng 1 năm 2001, nhà xuất bản Đại học Ngôn ngữ Văn hoá Bắc
Kinh lần đầu tiên cho ra mắt bạn đọc cuốn ―Kính khiêm từ trong tiếng Hán
hiện đại‖ của tác giả Lƣu Hồng Lệ cũng đề cập nhiều đến vấn đề xƣng hô, coi
nhƣ một phƣơng tiện quan trọng để biểu thị tính lịch sự trong giao tiếp ngôn
ngữ. Tác giả đã đƣa ra 5 nguyên tắc sử dụng kính khiêm từ. Đó là nguyên tắc
lịch sự, nguyên tắc tình cảm, nguyên tắc cự ly, nguyên tắc thăng cấp và
nguyên tắc độ thích nghi. Đồng thời, tác giả còn đề cập đến tính đa chức năng
của của việc biểu đạt kính khiêm từ, nhƣ : tính khách khí, tính châm biếm,
tính trịnh trọng… Các vấn đề đặc điểm, nguyên tắc sử dụng cũng nhƣ chức
năng của kính khiêm từ mà Lƣu Hồng Lệ đƣa ra đều có liên hệ mật thiết đến
từ ngữ xƣng hô.
Trong các công trình nghiên cứu xƣng hô của các học giả Trung Quốc
kể trên, nổi bật nhất là ―Hệ thống xưng hô tiếng Hán và các ngôn ngữ khác”
của Điền Huệ Cƣơng- công trình nghiên cứu về xƣng hô tiếng Hán đầu tiên ở
Trung Quốc mang tính hệ thống, phạm vi nghiên cứu rộng, chú ý đúng mức
đến đối chiếu tiếng Hán với các ngôn ngữ phƣơng Tây, độ dày 522 trang.
Điền Huệ Cƣơng nghiên cứu sâu cả hai lĩnh vực ngôn ngữ và văn học, điều đó
rất thuận lợi cho việc tìm hiểu đặc trƣng ngôn ngữ, văn hoá trong xƣng hô
tiếng Hán. Trong xƣng hô, Điền Huệ Cƣơng đặc biệt quan tâm đến xƣng hô
thân tộc. Với vấn đề này, ông đã lấy cơ chế gia đình và quan hệ thân tộc làm
xuất phát điểm và đi sâu nghiên cứu các thời kỳ lịch sử phát triển với những
biến động sâu sắc trong xƣng hô tiếng Hán, kịp thời phản ánh những đổi thay
về cơ cấu, quan hệ gia đình và xã hội qua từng giai đoạn lịch sử. Điền Huệ
Cƣơng đã tiến hành khảo sát các tác phẩm kinh điển nhƣ ―Kinh thi‖, ―Sở từ‖,
các tác phẩm tản văn chƣ tử và tản văn lịch sử, đồng thời căn cứ vào chú giải
của ―Nhĩ nhã‖, ―Thuyết văn giải tự‖ để tạo dựng đƣợc bức tranh chung về quá
trình phát triển của xƣng hô tiếng Hán. Điền Huệ Cƣơng nhấn mạnh mối quan
hệ giữa thể chế gia đình và xƣng hô thân tộc, cũng nhƣ quan hệ giữa thể chế
18
xã hội và xƣng hô xã hội. Phƣơng pháp đối sánh là phƣơng pháp nghiên cứu
xuyên suốt công trình để tiến hành so sánh tiếng Hán với một số ngôn ngữ
phƣơng Tây tiêu biểu. Đặc biệt là ngay chính nội dung thuần tuý bàn về xƣng
hô tiếng Hán cũng đã lồng vào đó những khía cạnh so sánh nhất định để làm
nổi bật vấn đề.
Nhật Bản và Trung Quốc là hai nƣớc có quan hệ giao lƣu văn hoá lâu
đời. Tuy Nhật là một nƣớc phƣơng Đông nhƣng sau phong trào Duy Tân, văn
hoá Nhật Bản, trong đó có vấn đề xƣng hô chịu ảnh hƣởng sâu sắc của văn
hoá phƣơng Tây, tạo nên nét đặc thù của văn hoá Nhật Bản. Do đó, Điền Huệ
Cƣơng rất chú trọng đến đối chiếu xƣng hô Trung- Nhật và đã đặt sự đối
chiếu đó vào bối cảnh chung của việc đối sánh ngôn ngữ- văn hoá Trung
Quốc với ngôn ngữ- văn hoá phƣơng Tây.
Điền Huệ Cƣơng đã lập đƣợc 6 bảng đối chiếu quan hệ thân tộc, bao
gồm: đối chiếu Hán - Anh, Hán - Pháp, Hán - Đức, Hán - Nga, Hán - Tây Ban
Nha và Hán - Nhật. Nhƣng vì ngoài xƣng hô thân tộc ra, các góc độ khác nhƣ
xƣng hô xã hội, xƣng hô bằng họ tên, tính chất lịch sự trong xƣng hô… cũng
đƣợc đề cập trên diện rộng, do dó không khỏi có những vấn đề còn chƣa sâu
sắc. Mặt khác, các ví dụ nêu ra chƣa đƣợc phân tích thấu đáo để làm nổi bật ý
nghĩa ngữ dụng của xƣng hô trong chiến lƣợc giao tiếp.
Sau Điền Huệ Cƣơng phải nói đến công trình đồng tác giả Mã Hồng
Cơ - Thƣờng Khánh Phong với tiêu đề ― Xƣng vị ngữ‖, cũng là một công
trình thú vị. Với công trình này, các tác giả đã cố gắng đặt tiêu đề cho từng
đặc trƣng của xƣng hô tiếng Hán bằng các thành ngữ. Ví dụ, ―Tứ hải chi nội
giai huynh đệ‖ [89,.45] để nói về phƣơng thức mô phỏng xƣng hô thân tộc
vào xƣng hô xã hội, ―Nhân quá lƣu danh, nhạn quá lƣu thanh‖ [ 89, 54] để nói
về xƣng hô bằng họ tên, ―Huyết nồng ƣ thuỷ‖ [89, 77] để nhấn mạnh quan hệ
huyết thống…
Tháng 3 năm 2001, tác giả Hoàng Đào cho ra đời công trình nghiên cứu
19
về ―Ngôn ngữ - tập tục với văn hoá Trung Quốc‖ dài 318 trang, trong đó
nghiên cứu văn hoá xƣng hô chiếm 169 trang. Đặc điểm của công trình chủ
yếu là nghiên cứu về các yếu tố văn hoá dân tộc nhƣ dặc điểm cƣ dân, địa lí,
tƣ tƣởng truyền thống ảnh hƣởng đến vấn đề giao tiếp xƣng hô nhƣ thế nào.
Tác giả lấy văn hoá dân tộc làm xuất phát điểm, đồng thời cũng là nội dung
trọng tâm của công trình nghiên cứu, tất cả đều xoay quanh vấn đề tập tục dân
tộc. Tác giả đã thống kê khá tỉ mỉ về hệ thống xƣng hô thân tộc gồm 98 từ.
Trong đó, với TÔI làm trung tâm, có 45 từ thuộc nhóm xƣng hô dòng tộc 13
thế hệ, bao gồm 4 thế hệ trên TÔI và 8 thế hệ dƣới TÔI.
Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Hoàng Đào không đi
sâu nghiên cứu hệ thống cấu trúc, cách sử dụng của lớp từ xƣng hô dƣới góc
độ ngôn ngữ học, mà chỉ chú ý đến góc độ văn hóa dân tộc ảnh hƣởng qua
xƣng hô. Các nội dung điều tra xã hội học cũng chủ yếu tập trung vào vấn đề
quan hệ kinh tế giữa các thế hệ, các thành viên trong gia đình và vấn đề dân
số, độ lệch pha giữa nam và nữ trong xã hội ngày nay, coi đó là cơ sở để giải
thích sự biến động trong quan hệ gia đình giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và
con cái. Tác giả đã chỉ ra sự thay đối của cơ sở vật chất xã hội dẫn đến sự thay
đổi trong quan niệm về hôn nhân, gia đình, đƣợc xem nhƣ quy luật vật chất
quyết định ý thức. Ngày nay, ngƣời phụ nữ trong xã hội Trung Quốc không
còn bị lệ thuộc hoàn toàn vào nam giới nữa. Từ sự chênh lệch về tỉ lệ sinh
giữa nam và nữ, mà số lƣợng lại thiên về nam giới- hậu quả của tƣ tƣởng
trọng nam khinh nữ một thời, thêm vào đó là khả năng kinh tế của một số
nam giới đến tuổi trƣởng thành chƣa đủ để tạo dựng cơ sở vật chất cho hôn
nhân, dẫn đến có những nam giới đến tuổi trƣởng thành gặp trở ngại trong
vấn đề xây dựng gia đình. Ƣu thế trong hôn nhân đã dần dần thuộc về phụ nữ.
Trong quan hệ gia đình ba thế hệ, nhìn chung ở nông thôn, với những trƣờng
hợp bố mẹ chồng cao tuổi, sức lao động đã giảm sút, dẫn tới mất dần vai trò
trụ cột về kinh tế, vị thế trong gia đình đã nhƣờng cho các cặp vợ chồng trẻ.
20
Chính vì vậy, quan hệ cha con, vợ chồng trong gia đình cũng có nhiều biến
động. Nàng dâu và mẹ chồng ít tiếp xúc với nhau hơn. Khi tiếp xúc thì không
mặn mà đằm thắm nhƣ quan hệ gia đình truyền thống. Mức độ quan hệ đó thể
hiện qua sự khuyết vắng của từ xƣng hô trong giao tiếp giữa bố mẹ chồng và
nàng dâu. Khả năng kinh tế đã là yếu tố cơ bản quyết định vị thế của các
thành viên trong gia đình. Hơn nữa, vị thế xã hội của ngƣời phụ nữ đã đƣợc
nâng lên đáng kể. Vì vậy, ngƣời phụ nữ không còn lệ thuộc đến mức ngặt
nghèo vào chồng và các quan hệ gia đình khác nữa.
Ngoài các công trình nghiên cứu lớn kể trên còn có hàng loạt các bài
viết về từng khía cạnh của xƣng hô nhƣ : Hạ Doãn Di với ―Nói về danh, tự,
hiệu ‖, Trần Quần với ―chức năng biểu đạt của ẻề w
- tôiÊă Äó n
- anh/
ậỷ t
- anh ấyÊâ+ họ, tên ‖, Doãn Di - Vi Nhân với ―Xƣng hô- sự mở đầu
của cuộc thoại‖, Tƣởng Minh với ―Xƣng hô và vấn đề lịch sự‖, Lý Giám Định
với ―Phép tỉnh lƣợc của đại từ xƣng hô‖, Chu Minh với ―Đặc trƣng ngữ dụng
của ngữ xƣng hô tiếng Hán và việc chuyển dịch ý nghĩa ngữ dụng của nó ‖,
Lƣu Á Linh với ―Những biến đổi của văn hoá xã hội và vấn đề xƣng hô Anh
- Hán‖, Lƣu Chiêu Ban với ―Bàn về tính chất mở của xƣng hô thân tộc tiếng
Hán‖…
Từ kết quả mà các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã đạt đƣợc trên góc độ
xƣng hô tiếng Hán, có thể thấy đƣợc các công trình đã chú ý đến hai phƣơng
diện: ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề. Về mặt lí luận, các học
giả đã tập trung phân tích, chứng minh cho lớp từ xƣng hô tiếng Hán là một hệ
thống hoàn chỉnh. Không ít ý kiến đã chứng tỏ tính chất mở của nó có tác dụng
tạo nên sự đa dạng, phong phú và không kém phần phức tạp của lớp từ này
trong giao tiếp ngôn ngữ. Đồng thời khẳng định đặc trƣng văn hoá Trung Hoa
phản ánh qua việc lựa chọn từ xƣng hô trong giao tiếp tiếng Hán.
Về mặt sử dụng, lớp từ xƣng hô tiếng Hán chịu ảnh hƣởng sâu sắc của
các yếu tố văn hoá, tập quán dân tộc và các nhân tố khác, nhƣ ngữ cảnh giao
21
tiếp, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học thuật, trạng thái tâm lí… Một
số công trình đã tiến hành nghiên cứu dƣới góc độ so sánh ngôn ngữ học.
Nhiều nhất là so sánh Hán - Anh, Hán - Nga, Hán - Nhật, Hán - Pháp… Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu này chƣa đi sâu phân tích, làm nổi bật ý
nghĩa ngữ dụng của từ ngữ xƣng hô trong thực tế giao tiếp ngôn ngữ, nhất là
chƣa chú ý đúng mức đến việc phân tích sắc thái biểu cảm của từ ngữ xƣng hô
qua từng ví dụ cụ thể để có thể làm sáng tỏ vai trò của xƣng hô trong việc thực
hiện chiến lƣợc giao tiếp.
1.1.2. Điểm qua vài nét về lịch sử nghiên cứu xưng hô tiếng Việt
Kể từ những bài viết của Alexandre de Rhodes, lịch sử nghiên cứu từ
ngữ xƣng hô tiếng Việt đã trải qua hơn 350 năm. Lịch sử nghiên cứu tiếng
Việt nói chung cũng nhƣ nghiên cứu xƣng hô trong tiếng Việt nói riêng không
phải có bề dày thực sự tƣơng xứng với tầm vóc của nó.
Năm 1651, Alexandre de Rhodes đã bƣớc đầu quan tâm đến việc miêu
tả các từ xƣng hô tiếng Việt nhƣng sự miêu tả đó mới dừng ở mức sơ lƣợc
qua cuốn ―Từ điển Việt Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh‖. Đặc biệt là
M.B.Emeneau năm 1951 khi nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt ―đã dành 30
trang viết về đại từ, đặc biệt là tập trung bàn về đại từ xƣng hô và chú ý nhiều
đến nhóm từ xƣng hô lâm thời có nguồn gốc danh từ‖ [7, 8]. Năm 1965,
L.Thompson trong cuốn Vietnamese grammar cũng có bài nghiên cứu về từ
ngữ xƣng hô trong tiếng Việt.
Từ những năm 70 thế kỉ hai mƣơi trở lại đây, nhất là từ sau khi đất
nƣớc thống nhất, nghiên cứu xƣng hô tiếng Việt trên cả hai bình diện cấu trúc
và hoạt động ngày càng đƣợc giới nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm và đã có
hàng loạt các công trình nghiên cứu tầm cỡ lần lƣợt ra đời.
- Đỗ Hữu Châu trong các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học đã đề
cập đến những vấn đề nhƣ chiếu vật và chỉ xuất, hành vi ngôn ngữ, lí thuyết
22
lập luận, lí thuyết hội thoại v.v…, đã khẳng định yếu tố lời nói, hành động,
nhân tố giao tiếp… đều có liên quan tới xƣng hô.
- Các công trình chuyên nghiên cứu về xƣng hô của Nguyễn Văn Chiến
cũng rất dày công. Tác giả đã khảo cứu một cách có hệ thống, hoàn chỉnh cả
về cấu trúc tĩnh và sự hoạt động của từ xƣng hô tiếng Việt trong thực tiễn giao
tiếp ngôn ngữ. Từ đó nêu bật mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và đặc trƣng
văn hoá xã hội. ―Cấu trúc xã hội phân hoá bộc lộ rõ trong cấu trúc ngôn ngữ,
thông qua những cách nói năng xƣng hô nhất định…‖ [ 6, 130].
Ngoài ra, phải kể đến hàng loạt công trình nghiên cứu xƣng hô tiếng
Việt khác nhƣ: Hoàng Thị Châu với ―Vài đề nghị về chuẩn hoá cách xƣng hô
trong xã giao‖, Trƣơng Thị Diễm với ―Từ xƣng hô có nguồn gốc danh từ thân
tộc trong giao tiếp tiếng Việt‖, Nguyền Thị Ly Kha với ―Nét nghĩa chỉ quan
hệ của danh từ thân tộc trong tiếng Việt‖, Nguyễn Văn Khang với ―Ngôn ngữ
học xã hội - những vấn đề cơ bản‖, Nguyền Minh Thuyết với ―Vài nhận xét
về đại từ và đại từ xƣng hô‖, Hoàng Anh Thi với ―So sánh nghi thức giao
tiếp tiếng Nhật và tiếng Việt qua từ ngữ xƣng hô‖, Bùi Minh Yến với ―Xƣng
hô trong gia đình ngƣời Việt‖ Trƣơng Thị Diễm với ―Từ xƣng hô có nguồn
gốc danh từ thân tộc trong giao tiếp tiếng Việt‖, Phạm Ngọc Thƣởng với
―Xƣng hô trong tiếng Nùng‖, Dƣơng Thị Nụ với ―Ngữ nghĩa nhóm từ chỉ
quan hệ thân tộc trong tiếng Anh và tiếng Việt‖ …
Các công trình nghiên cứu xƣng hô tiếng Việt đã chú ý vận dụng lí
thuyết ngữ dụng học và dân tộc học giao tiếp. Cụ thể là các vấn đề ngữ dụng
nhƣ sắc thái biểu cảm, vai giao tiếp, cấu trúc xƣng hô đã đƣợc làm sáng tỏ,
vấn đề xƣng hô đƣợc coi nhƣ một chiến lƣợc trong giao tiếp ngôn ngữ. Trong
các Luận án tiến sĩ mà đề tài liên quan đến xƣng hô mới đƣợc bảo vệ thành
công gần đây, nổi bật nhất là nghiên cứu ―Từ xƣng hô có nguồn gốc danh từ
thân tộc trong giao tiếp tiếng Việt‖ của Trƣơng Thị Diễm. Tác giả đã khảo sát
và làm sáng tỏ vấn đề trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng. Đặc
23
biệt là tác giả đã dành 48 trang viết về cơ sở của việc chuyển hoá danh từ thân
tộc thành từ xƣng hô, bao gồm cơ sở ngôn ngữ học và cơ sở văn hoá xã hội,
để chứng tỏ xƣng hô là vấn đề ngôn ngữ có nội hàm văn hoá sâu sắc. Những
thành tựu nghiên cứu đó là cứ liệu đáng tin cậy để chúng tôi tiến hành so sánh
giữa từ ngữ xƣng hô tiếng Hán với từ ngữ xƣng hô tiếng Việt, rút ra những
điểm giống và khác nhau giữa chúng mà không cần phải khảo sát lớp từ ngữ
xƣng hô tiếng Việt.
1.1.3. Nghiên cứu so sánh xưng hô Hán - Việt
Về nghiên cứu xƣng hô Hán - Việt, gần đây chỉ có công trình của Phó
Thành Cật đƣợc coi là sâu sắc hơn cả. Phó Thành Cật đã điểm qua vài nét về
cách xƣng hô tiếng Hán và tiếng Việt. Từ đó rút ra đƣợc 11 điểm tƣơng đồng
và khác biệt giữa xƣng hô của tiếng Hán và tiếng Việt. Đặc biệt là trong công
trình nghiên cứu của mình, Phó Thành Cật đã gắn liền việc nghiên cứu ngôn
ngữ với đặc trƣng văn hoá dân tộc để làm nổi bật mối liên hệ hữu cơ giữa
ngôn ngữ với văn hoá trong việc lựa chọn từ ngữ xƣng hô làm phƣơng tiện
giao tiếp.
Tuy vậy, việc khảo sát nhìn chung mới dừng lại ở cấu trúc tĩnh, chƣa đi
sâu phân tích để làm nổi bật ý nghĩa ngữ dụng của từ ngữ xƣng hô trong giao
tiếp. Xƣng hô gia đình và xƣng hô xã hội là hai mặt có liên hệ mật thiết, bổ
sung cho nhau và mang đậm nét đặc thù của mỗi dân tộc, biểu hiện rõ nét nhất
là xƣng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán, nhƣng điểm này chƣa đƣợc tác giả
quan tâm đúng mức. Do đó, có thể nói, vấn đề nghiên cứu so sánh xƣng hô
Hán - Việt đến nay vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ cần đƣợc nhiều ngƣời quan
tâm hơn nữa.
Trƣớc khi thực hiện luận án, chúng tôi đã sơ bộ tìm hiểu về lớp từ xƣng
hô trong gia đình của tiếng Hán, trên cơ sở đó so sánh với tiếng Việt trong
khuôn khổ luận văn thạc sĩ chuyên ngành lí luận ngôn ngữ, Hà Nội. 2000. Đó
là những nét chấm phá về vấn đề xƣng hô trong giao tiếp ngôn ngữ Hán. Dù
24
chỉ là những nghiên cứu bƣớc đầu nhƣng đó chính là nền tảng cho chúng tôi
trong công trình Luận án tiến sĩ này tiếp tục phát triển vấn đề ở mức toàn diện
hơn, sâu sắc hơn, làm sáng tỏ tính hệ thống cũng nhƣ quy tắc sử dụng của lớp
từ ngữ xƣng hô trong tiếng Hán. Đồng thời, trên nền thành quả nghiên cứu
xƣng hô tiếng Việt của các học giả đi trƣớc, tiến hành so sánh làm nổi rõ điểm
giống và khác nhau của lớp từ ngữ xƣng hô tiếng Hán và tiếng Việt .
1.2. QUAN NIỆM VỀ XƯNG HÔ VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
XƯNG HÔ :
Trong cuốn ― Mác-Ănghen -Lênin bàn về ngôn ngữ‖, Mác nói: ―Sự
sản sinh ra tƣ tƣởng, biểu tƣợng và ý thức trƣớc hết là gắn liền một cách trực
tiếp và mật thiết với hoạt động vật chất và giao dịch của con ngƣời… Ngôn
ngữ cũng tồn tại cho những ngƣời khác … Nhƣ vậy cũng là tồn tại đầu tiên
cho bản thân tôi nữa… Ngôn ngữ chỉ sản sinh ra do nhu cầu cần thiết phải
giao dịch với ngƣời khác.‖ Do đó, ngôn ngữ là sản phẩm tất yếu của quá trình
giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời nhằm thoả mãn một trong những nhu cầu thiết
yếu bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời. Ngoài những
đặc điểm chung của cả nhân loại, mỗi dân tộc đều có những tập quán và thói
quen mang đậm nét đặc thù của riêng mình. Với tƣ cách là tổng thể các giá trị
vật chất và tinh thần do loài ngƣời sáng tạo ra trong đời sống xã hội của mình,
văn hoá trƣớc hết là một kiểu lựa chọn của một tộc ngƣời hoặc của cá nhân,
xuất phát từ cái bất biến để đi đến cái vạn biến. Trong các yếu tố văn hoá,
cách ứng xử khi giao tiếp xã hội mà nổi bật là vấn đề lựa chọn phƣơng thức
xƣng hô thế nào để tạo ra quan hệ giao tiếp là vấn đề có ý nghĩa nhân văn sâu
sắc. Nó giúp cho con ngƣời biết vận dụng tri thức văn hoá vào trong giao tiếp
mà mở đầu là xƣng hô với nhau nhƣ thế nào để tạo ra đƣợc một môi trƣờng
giao tiếp nhƣ ý muốn (hoặc trang trọng, hoặc thoải mái, thân mật…). Từ ngàn
xƣa, nét đẹp văn hóa trong giao tiếp ngôn ngữ của ngƣời Việt Nam đã đƣợc
khẳng định nhƣ một nghệ thuật ứng xử:
―Lời nói không mất tiền mua,
25
Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau.‖ (Việt Nam Tự điển- Hội
khai trí Tiến Đức khởi thảo. 1954)
Tuy vậy, ―liệu‖ nhƣ thế nào là cả một quá trình trau dồi, lựa chọn tinh
hoa ngôn ngữ - văn hoá trên lĩnh vực giao tiếp, giúp con ngƣời đạt đến đỉnh
cao của nghệ thuật ứng xử.
1.2.1. Nếu khái niệm gia đình đƣợc hiểu theo nghĩa rộng của nó thì con
ngƣời sinh ra và tham gia vào hoạt động giao tiếp ngôn ngữ đầu tiên là môi
trƣờng giao tiếp gia đình. Với tƣ cách là tế bào cuả xã hội, gia đình có vai trò
to lớn đối với giao tiếp ngôn ngữ của con ngƣời. Song, nói nhƣ vậy không có
nghĩa là coi nhẹ vai trò giao tiếp ngoài xã hội.
Giao tiếp ngôn ngữ đƣợc cấu thành bởi hàng loạt các hành vi ngôn ngữ.
Trong một cuộc thoại, ngƣời ta đã thực hiện đồng thời ba loại hành vi: hành vi
mặt lời, hành vi tại lời, hành vi sau lời.
Trong ba loại hành vi nói trên, hành vi tại lời là vấn đề đƣợc giới
nghiên cứu ngôn ngữ đặc biệt quan tâm. Nó chính là yếu tố quan trọng giúp
ngƣời ta thực hiện chiến lƣợc giao tiếp. Hành vi tại lời cũng thể hiện rõ nét
nhất mức độ trau dồi ngôn ngữ, khả năng vận dụng ngôn ngữ của từng thành
viên tham gia giao tiếp, đạt đến tính chất tế nhị trong việc sử dụng ngôn ngữ.
Với cách nhìn từ ngữ xƣng hô không phải là sản phẩm của cách tiếp
cận cấu trúc ngôn ngữ đơn thuần, cách xƣng hô và từ ngữ dùng để xƣng hô có
thể thay đổi linh hoạt theo diễn tiến của cả cuộc thoại. Có thể thấy, từ ngữ
xƣng hô là những từ thuộc nhiều lớp từ loại của hệ thống ngôn ngữ đƣợc đem
ra sử dụng để xƣng hô trong giao tiếp. Các thuộc tính về ―loại ‖ của lớp từ
này cơ bản đƣợc xác định trong cơ chế giao tiếp ngôn ngữ. Vì thế, nghiên
cứu các lớp từ ngữ xƣng hô không thể tách rời quan điểm về ngữ dụng học và
đặc trƣng văn hoá dân tộc.
Vậy xƣng hô là gì ?
(1). Xƣng hô là tên gọi biểu thị quan hệ qua lại dùng để xƣng gọi trực diện.
26
Xƣng gọi là những từ xƣng hô mà con ngƣời dùng nó để biểu thị một mối
quan hệ tƣơng hỗ nào đó họăc biểu thị sự khác biệt về thân thế, địa vị, nghề
nghiệp… nhƣ cha mẹ, chồng, sư phụ, xã trưởng, đồng chí. [ 135, 127]
(2). Xƣng gọi có nghĩa rộng và hẹp, nghĩa rộng bao gồm các tên gọi của
ngƣời và sự vật, nghĩa hẹp chuyên dùng để chỉ ngƣời, tức là chỉ các từ xƣng
hô dùng trong giao tiếp xã hội của con ngƣời. [101, 1]
(3). Phạm trù xƣng hô hay phạm trù ngôi bao gồm những phƣơng tiện chiếu
vật, nhờ đó ngƣời nói tự quy chiếu, tức tự đƣa mình vào diễn ngôn (tự xƣng)
và đƣa ngƣời giao tiếp với mình (đối xƣng) vào diễn ngôn. [5, 73]
Theo nội dung của các định nghĩa trên, một số quan điểm của các học
giả Trung Quốc đã tách xƣng hô và xƣng gọi thành hai khái niệm khác nhau.
Xƣng hô chỉ mối quan hệ tƣơng hỗ giữa ngƣời nói và ngƣời nghe trong giao
tiếp trực diện, nghĩa là chỉ bao gồm tự xƣng và đối xƣng. Xƣng gọi còn bao
gồm cả đối tƣợng thứ ba (tha xƣng). Trên thực tế, ngôi thứ ba chỉ đề cập tới
nhƣ một khách thể cần nói tới và đƣợc đánh giá khách quan dƣới sự kiểm soát
của ngƣời nói và ngƣời nghe. Trong luận án này, vấn đề xƣng hô đƣợc nghiên
cứu với tƣ cách là những phƣơng tiện dùng để xƣng hô trong giao tiếp trực
diện, không bao gồm tha xƣng.
Xƣng hô là hai mặt tồn tại đồng thời trong một cuộc thoại, xƣng hô
(hay xƣng gọi) bao gồm ―xƣng‖ (tự gọi tên mình) và ―hô‖(gọi tên ngƣời
khác). Có thể nói ―xƣng‖ và ―hô‖ xuất hiện ở hầu hết các cuộc thoại bao gồm
xƣng gọi ít nhất hai đối tƣợng trực tiếp tham gia cuộc thoại và các đối tƣợng
tham gia gián tiếp (không hiện diện hay đối tƣợng thứ ba). ―Ngay cả trong
trƣờng hợp vắng mặt từ xƣng hô, cũng có thể coi là một sự có mặt không hiện
hữu và vẫn chuyển tải một ý nghĩa nhất định.‖ [14, 16]. Ngôn ngữ bao giờ
cũng gắn với tƣ duy (thực hiện một trong những chức năng cơ bản của nó là
nhận thức). Ngƣời ta tƣ duy bằng ngôn ngữ, do vậy, không có ngôn ngữ thì
không có tƣ duy. Ngôn ngữ của mỗi dân tộc phản ánh một cách rõ nét nhất