Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nghệ thuật chiến tranh nhân dân thực hiện toàn dân đánh giặc trong kháng chiến chống quân minh( 1418 1427)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.05 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH


TRẦN THU PHƯƠNG

NGHỆ THUẬT CHIẾN TRANH NHÂN
DÂN, THỰC HIỆN TOÀN DÂN ĐÁNH
GIẶC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
QUÂN MINH (1418 – 1427)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

HÀ NỘI 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH


TRẦN THU PHƯƠNG

NGHỆ THUẬT CHIẾN TRANH NHÂN
DÂN, THỰC HIỆN TOÀN DÂN ĐÁNH
GIẶC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
QUÂN MINH (1418 – 1427)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Người hướng dẫn khoa học



CN. Trần Ngọc Lâm

HÀ NỘI 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân thành cảm ơn thầy Thượng tá Trần Ngọc Lâm đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin trân thành cảm ơn các thầy trong Ban Giám đốc, các thầy
trong Trung tâm GDQP&AN Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã giúp đỡ tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, rèn luyện và hoàn thành khóa
luận tại trung tâm.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè trong
lớp và người thân trong quá trình học tập, rèn luyện và hoàn thành khóa luận
cuối khóa.
Trong quá trình làm khóa luận do thời gian nghiên cứu có hạn, cho nên
khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong
được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp
của em được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Em xin trân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2018

Tác giả

Trần Thu Phương


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu và sự cố

gắng nỗ lực của bản thân em dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Thượng tá
Trần Ngọc Lâm.
Nội dung của khóa luận tốt nghiệp này không trùng với kết quả nghiên
cứu của các tác giả khác. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2018

Tác giả

Trần Thu Phương


DANH MỤC VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

ANND

An ninh nhân dân

2

BLLĐ


Bạo loạn lật đổ

3

CNĐQ

Chủ nghĩa đế quốc

4

CTND

Chiến tranh nhân dân

5

GDQP

Giáo dục quốc phòng

6

LLVT

Lực lượng vũ trang

7

QĐND


Quân đội nhân dân

8

QPTD

Quốc phòng toàn dân

9

TCN

Trước Công nguyên

10

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3

7.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
7.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
8. Kết cấu của khóa luận ................................................................................... 3
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT “CHIẾN
TRANH NHÂN DÂN THỰC HIỆN TOÀN DÂN ĐÁNH GIẶC” ............. 4
1.1. Một số khái niệm cơ bản: ........................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm về nghệ thuật quân sự ............................................................ 4
1.1.2. Khái niệm “Chiến tranh nhân dân” ....................................................... 4
1.1.3. Khái niệm “Toàn dân đánh giặc”........................................................... 5
1.2. Cơ sở hình thành nghệ thuật “chiến tranh nhân dân thực hiện toàn
dân đánh giặc” trong kháng chiến chống quân Minh( 1418-1427) ............ 7
1.2.1. Bối cảnh lịch sử ....................................................................................... 7
1.2.2. Truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc ta............................... 11
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 14
Chương 2: NGHỆ THUẬT “CHIẾN TRANH NHÂN DÂN THỰC HIỆN
TOÀN DÂN ĐÁNH GIẶC” TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN
MINH (1418-1427) ........................................................................................ 15
2.1. Diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược
của dân tộc ta (1418-1427) ............................................................................ 15
2.1.1. Diễn biến ............................................................................................... 15
2.1.2. Kết quả .................................................................................................. 20


2.2. Nghệ thuật “chiến tranh nhân dân thực hiện toàn dân đánh giặc”
trong kháng chiến chống quân Minh (1418-1427) ..................................... 20
2.2.1. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trước hết là một cuộc chiến tranh yêu nước và
chính nghĩa, một cuộc chiến tranh nhằm giải phóng đất nước, nhằm cứu dân
cứu nước khỏi ách thống trị tàn bạo của ngoại bang. .................................... 20
2.2.2. Sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không chỉ là sức mạnh của
nghĩa quân mà còn là sức mạnh đoàn kết đấu tranh của toàn dân. Nghĩa quân

Lam Sơn không chiến đấu một cách cô độc, lẻ loi mà có sự tham gia ủng hộ
nhiệt tình của tất cả các tầng lớp nhân dân yêu nước. ................................... 23
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 27
Chương 3: VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT “CHIẾN TRANH NHÂN DÂN
THỰC HIỆN TOÀN DÂN ĐÁNH GIẶC” TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN MINH (1418-1427) VÀO CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ
QUỐC CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY ........................................................... 28
3.1. Những quan điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc28
3.1.1. Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, lấy lực
lượng vũ trang gồm ba thứ quân làm nòng cốt, kết hợp chặt chẽ tác chiến của
lực lượng vũ trang địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực ...... 28
3.1.2. Tiến hành chiến tranh toàn diện ........................................................... 29
3.1.3. Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực đủ sức đánh lâu
dài, ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian của chiến tranh, giành thắng
lợi càng sớm càng tốt. ..................................................................................... 30
3.1.4. Kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa chiến đấu vừa sản xuất, thực
hành tiết kiệm giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta càng đánh càng mạnh ...... 31
3.1.5. Kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, trật+ tự an
toàn xã hội, trấn áp kịp thời mọi âm mưu và hành động phá hoại gây bạo loạn
lật đổ ở địa phương ......................................................................................... 32
3.1.6. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần tự lực
tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế, sự đồng tình của nhân dân tiến bộ
thế giới ............................................................................................................. 32


3.2. Biện pháp nâng cao nghệ thuật “chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn
dân đánh giặc” của Đảng ta trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay 33
3.2.1. Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay .......................................... 33
3.2.3. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về mọi mặt sẵn sàng

bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa .................................................... 36
3.2.4. Phát huy tinh thần yêu nước và ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa cho toàn dân tộc ............................................................................. 38
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 40
KẾT LUẬN .................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dân tộc ta có lịch sử truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùng
oanh liệt. Đất nước ta có tài nguyên phong phú, lại ở vị trí địa lí thuận lợi ở khu
vực Đông Nam Á, nên nhiều thế lực thù địch liên tục nhòm ngó, đưa quân xâm
lược, âm mưu thôn tính nước ta. Chính vì lẽ đó, nhân dân ta luôn ở trong tư thế
sẵn sàng chống giặc ngoại xâm và đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh xâm
lược của những quốc gia lớn mạnh. Có thể nói, Việt Nam là một trong những
dân tộc phải chống giặc ngoại xâm nhiều nhất trên thế giới.
Chiến tranh là một cuộc đọ sức một mất một còn, là sự thử thách sức sống
của một dân tộc. Các cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược do nhân dân ta
tiến hành đều là chiến tranh nhân dân chính nghĩa, thu hút được đông đảo quần
chúng nhân tham gia. Với hàng trăm cuộc khởi nghĩa giành lại hòa bình cho
toàn dân tộc, có biết bao cuộc khởi nghĩa đã bị kẻ thù đàn áp dã man. Có thể kể
đến một số cuộc chiến tranh tiêu biểu như : trận Bạch Đằng chống quân Nam
Hán, trận Bạch Đằng chống quân Mông Nguyên, trận Chi Lăng – Xương Giang
chống quân Minh, chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến
dịch Hồ Chí Minh,...
Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1418-1427) thành công là
kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, kiên cường, bất khuất của nhân dân ta dưới
sự lãnh đạo tài tình của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, nhân dân ta mở ra một số cuộc
khởi nghĩa trong đó đặc biệt là khởi nghĩa Lam Sơn đã quét sạch quân Minh ra

khỏi bờ cõi của nước ta, giành lại hòa bình và cuộc sống ấm no cho tất cả mọi
người dân. Sức mạnh làm nên chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân
Minh xâm lược trước hết là sức mạnh của chiến tranh nhân dân, của nghệ thuật
quân sự Việt Nam; là sức mạnh của cả quân đội và nhân dân, sức mạnh của cả
ba thứ quân, của sự kết hợp tiền tuyến và hậu phương. Đó là sức mạnh của khối
đại đoàn kết toàn dân, của toàn dân tộc. Đây không chỉ là sức mạnh của cuộc
kháng chiến chống quân Minh nói riêng mà còn là sức mạnh mang đến thành
công cho tất cả các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm trong lịch sử nhân
loại.

1


Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Từ lòng ngưỡng mộ các anh hùng hào kiệt của dân tộc, của khối đại
đoàn kết toàn dân trong cuộc chiến tranh nhân dân cùng nhiều bài học về nghệ
thuật quân sự, đặt ra cho chúng ta yêu cầu phải nghiên cứu nghệ thuật quân sự
của ông cha ta đặc biệt là nghệ thuật chiến tranh nhân dân thực hiện toàn dân
đánh giặc trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (1418-1427). Nhằm làm rõ
vấn đề lý luận và thực tiễn của nghệ thuật quân sự Việt Nam, nghiên cứu được
tính đặc sắc và đặc trưng của Nghệ thuật quân sự trong kháng chiến chống quân
Minh, xây dựng niềm tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Nghệ
thuật chiến tranh nhân dân thực hiện toàn dân đánh giặc trong kháng chiến
chống quân Minh( 1418-1427)” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích làm rõ thêm những nét đặc sắc về nghệ thuật “chiến tranh nhân
dân thực hiện toàn dân đánh giặc” trong kháng chiến chống quân Minh
(1418-1427)
Từ đó nâng cao nghệ thuật “chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh

giặc” trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân Minh
(1418-1427).
Phân tích, làm rõ nghệ thuật “chiến tranh nhân dân thực hiện toàn dân đánh
giặc” trong kháng chiến chống quân Minh (1418-1427).
Đồng thời đề ra những biện pháp nhằm nâng cao nghệ thuật “chiến tranh
nhân dân thực hiện toàn dân đánh giặc” trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hiện
nay.
4. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật “chiến tranh nhân dân thực hiện toàn dân đánh giặc” trong
kháng chiến chống quân Minh (1418-1427)
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghệ thuật quân sự trong kháng chiến chống quân Minh (1418-1427)

2


6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp lịch sử
Phương pháp so sánh
Phương pháp tổng hợp
Phương pháp phân tích
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học
Sau khi nghiên cứu thành công, đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn được
những nét đặc sắc của nghệ thuật “chiến tranh nhân dân thực hiện toàn dân
đánh giặc” trong kháng chiến chống quân Minh (1418-1427).
7.2. Ý nghĩa thực tiễn

Vận dụng nghệ thuật “chiến tranh nhân dân thực hiện toàn dân đánh giặc”
trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
8. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận gồm phần mở đầu, 3 chương, kết luận và danh mục tham khảo

3


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT “CHIẾN TRANH NHÂN
DÂN THỰC HIỆN TOÀN DÂN ĐÁNH GIẶC”
1.1. Một số khái niệm cơ bản:
1.1.1. Khái niệm về nghệ thuật quân sự
Theo Từ điển Bách Khoa quân sự Việt Nam “Nghệ thuật quân sự là lý luận
và thực tiễn chuẩn bị, tổ chức và tiến hành đấu tranh vũ trang. Nó nghiên cứu
các quy luật của chiến tranh và đấu tranh vũ trang, xác định những nguyên tắc
và phương pháp tiến hành các hoạt động quân sự trong chiến tranh. Nghệ thuật
quân sự được hình thành từ ba bộ phận: Chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến
dịch và chiến thuật. Ba bộ phận nghệ thuật quân sự là một thể thống nhất có
quan hệ biện chứng chặt chẽ, trong đó chiến lược quân sự đóng vai trò chỉ đạo”
“Nghệ thuật quân sự là cách đánh, cách dùng binh đã trở thành thông
thạo, điêu luyện trong một trận chiến đấu, một chiến dịch hay trên toàn bộ
chiến trường. Nghệ thuật quân sự không có một khuôn mẫu cụ thể nào, nó có
thể biến hóa khôn lường muôn hình muôn vẻ” (Trích Tư tưởng Hồ Chí Minh
về nghệ thuật quân sự)
1.1.2. Khái niệm “Chiến tranh nhân dân”
Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lê nin về chiến tranh nhân dân: Chủ
nghĩa Mác- Lê nin cho rằng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
Ăng-ghen khắng định: “Một dân tộc muốn giành độc lập cho mình thì không
được giới hạn trong những phương thức thông thường để tiến hành chiến

tranh. Khởi nghĩa quần chúng, chiến tranh cách mạng, các đội du kích ở khắp
nơi đó là những phương thức duy nhất nhờ đó mà một dân tộc nhỏ có thể
chiến thắng...”. Ông nhấn mạnh: “Trong chiến tranh, thắng lợi và thất bại đều
rõ ràng là phụ thuộc vào những điều kiện vật chất, nghĩa là điều kiện kinh tế,
vào nhân dân và vũ khí, nghĩa là vào chất lượng và số lượng của dân cư và cả
kỹ thuật nữa”. Lênin cho rằng: “Ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn, có nhiều
nguồn lực hơn, ai đứng vững được trong quần chúng nhân dân hơn thì người
ấy sẽ giành được thắng lợi trong chiến tranh”.

4


Quan điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân: Đảng ta chỉ rõ: “Chiến
tranh nhân dân phải do toàn dân tiến hành, chủ yếu là nhân dân lao động, dưới
sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Vì nhân dân lao động có một tinh thần
cách mạng kiên quyết và bền bỉ, vì giai cấp công nhân là giai cấp triệt để cách
mạng nhất. Trong điều kiện lịch sử hiện nay của nước ta, rõ ràng chiến tranh
nhân dân là do toàn dân tiến hành vì những quyền lợi cơ bản của nhân dân
dưới sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp công nhân”.
Như vậy, chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh do đông đảo quần
chúng nhân dân tiến hành vì lợi ích của nhân dân, có Lực lượng vũ trang làm
nòng cốt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tiến bộ; đấu tranh với địch là một cách
toàn diện bằng mọi hình thức và vũ khí có trong tay chống lại sự xâm lược từ
bên ngoài hoặc chống ách áp bức thống trị từ bên trong. Mục đích chính trị
của chiến tranh nhân dân càng triệt để, sự lãnh đạo càng đúng đắn thì lực
lượng tham gia càng đông đảo, mạnh mẽ, sức mạnh và nghệ thuật của chiến
tranh nhân dân tạo điều kiện cho các dân tộc nhỏ có thể đánh thắng những kẻ
thù xâm lược có quân đội lớn mạnh hơn.
1.1.3. Khái niệm “Toàn dân đánh giặc”
Toàn dân đánh giặc là cuộc kháng chiến phát huy sức mạnh của khối đại

đoàn kết toàn dân tộc, toàn dân cùng đứng lên kháng chiến.
Xuất phát từ lí luận Mác- Lê Nin về vai trò quần chúng trong lịch sử nói
chung, lịch sử đấu tranh nói riêng. Theo lí luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin,
quần chúng là động lực phát triển của cách mạng, muốn giành thắng lợi phải
có đông đảo quần chúng tham gia, do đó phải động viên toàn dân kháng
chiến.
Xuất phát từ truyền thống đoàn kết đấu tranh của dân tộc ta qua các thời
kì lịch sử. Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước và đấu tranh bất khuất.
Mặt khác, cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, có phát huy sức mạnh toàn
dân thì chúng ta mới có thể đánh địch toàn diện và lâu dài.
Xuất phát từ tương quan lực lượng giữa ta và quân xâm lược quá chênh
lệch. Nhân dân ta vừa giành được độc lập từ tay kẻ thù, đang đứng trước
muôn vàn khó khăn thử thách, trong đó có 3 thứ giặc phải đối phó đó là: giặc

5


đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Còn kẻ thù thì không ngừng tăng cường lực
lượng bao vây nhằm chống phá cách mạng. Vì vậy, muốn giành thắng lợi
chúng ta nhất thiết phải kháng chiến toàn dân, phát huy sức mạnh toàn dân thì
mới có khả năng đánh tan quân xâm lược.
Xuất phát từ quyền lợi, lợi ích của mỗi người dân trong xã hội, từ đó xác
định vai trò bổn phận của mình với đất nước. Để bảo vệ được Tổ quốc mọi
người dân phải đứng lên chống quân xâm lược, chỉ có hợp sức lại đánh tan
quân thù thì tất cả mới bảo vệ được quyền lợi, lợi ích của mình.
Thực hiện toàn dân đánh giặc là một trong những nét độc đáo trong nghệ
thuật quân sự của tổ tiên ta, được thể hiện cả trong khởi nghĩa và chiến tranh
giải phóng. Nét độc đáo đó xuất phát từ lòng yêu nước thương nòi của nhân
dân ta, từ tính chất tự vệ, chính nghĩa của các cuộc kháng chiến. Hễ kẻ thù
đụng đến nước ta, thì "vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước chung sức,

trăm họ là binh", giữ vững quê hương, bảo vệ xã tắc.
Từ lời thề của hai Bà Trưng và nghĩa quân: "Một xin rửa sạch nước thù;
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng; Ba kẻo oan ức lòng chồng; Bốn xin vẻn
vẹn sở công lệnh này", đến Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, nghệ thuật "lấy
đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo", nghệ thuật quân sự
Việt Nam đã liên tục phát triển dựa trên nền tảng của chiến tranh nhân dân,
thực hiện tốt đổi yếu thành mạnh, kết hợp lực, thế, thời, mưu, để đạt mục đích
là cùng giành lại và giữ vững chủ quyền đất nước với tư tưởng "dập tắt muôn
đời chiến tranh", "đem lại thái bình muôn thuở". Nội dung cơ bản của thực
hiện toàn dân đánh giặc là : "Mỗi người dân là một người lính, đánh giặc theo
cương vị, chức trách của mình. Mỗi thôn, xóm, bản, làng là một pháo đài diệt
giặc. Cả nước là một chiến trường, tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân liên
hoàn, vững chắc làm cho địch đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu, rơi vào
trạng thái bị động, lúng túng và bị sa lầy". Trong đánh giặc, ông cha ta đã tận
dụng địa hình, xây dựng thế trận làng, nước vững chắc, vận dụng sáng tạo
cách đánh của nhiều lực lượng, nhiều thứ quân. Vận dụng rộng rãi, sáng tạo
nhiều hình thức đánh giặc để đạt hiệu quả cao như: phòng ngự sông Cầu,

6


phục kích Chi Lăng, phản công Chương Dương, Hàm Tử, tiến công Ngọc Hồi,
Đống Đa...
1.2. Cơ sở hình thành nghệ thuật “chiến tranh nhân dân thực hiện toàn
dân đánh giặc” trong kháng chiến chống quân Minh( 1418-1427)
1.2.1. Bối cảnh lịch sử
Năm 1400 triều Trần bị phế truất, thay thế bằng triều Hồ do cha con Hồ
Qúy Ly đứng đầu. Là một người táo bạo, Hồ Qúy Ly đã thực hiện cải cách
trên nhiều lĩnh vực, hy vọng cứu vãn nguy cơ sụp đổ của nhà nước phong
kiến và củng cố vương quyền của mình. Trên lĩnh vực quân sự, nhà Hồ đã

tăng cường thêm nhiều quân, xây dựng các tuyến phòng thủ với quy mô rất
lớn.
Triều Hồ cho đóng thuyền chiến cỡ lớn, sáng chế loại hỏa pháo tên là súng
Thần cơ để trang bị cho quân đội. Lấy cớ giúp họ Trần khôi phục vương
quyền, tháng 11 năm 1406 Minh Thành Tổ huy động khoảng 80 vạn quân
theo hai đường đánh vào nước ta: từ Quảng Tây đánh vào Lạng Sơn và từ
Vân Nam theo lưu vực sông Lô đánh xuống. Trước những cuộc tấn công ồ ạt
của giặc Minh, mặc dù nhà Hồ có dành được một số thắng lợi nhất định,
nhưng do cha con Hồ Qúy Ly chỉ phòng ngự bị động nên bị vỡ hết phòng
tuyến này đến phòng tuyến khác. Tháng 1 năm 1407 địch chiếm thành Đa
Đang (Ba Vì - Hà Tây), sau nhà Hồ tổ chức một số trận đánh ở Hoàng Giang,
Mộc Hoàn, Muộn Hải (thuộc Hà Nam). Thượng tuần tháng 5 năm 1407 đại
quân nhà Hồ (khoảng 7 van quân thủy bộ) từ Hoàng Giang phản công đánh
địch ở Hàm Tử nhưng bị thất bại. Vua quan nhà Hồ cùng tướng lĩnh, binh sĩ
còn lại rút chạy. Ngày 12 tháng 6 năm 1407 quân Minh tràn tới Nghệ An, chỉ
trong thời gian ngắn cha con Hồ Qúy Ly và những người trong triều Hồ lần
lượt sa vào tay giặc. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ chấm
dứt. Đất nước ta một lần nữa bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
Trong hai mươi năm đô hộ của nhà Minh, nền kinh tế nước ta bị phá hoại
nặng nề, gây ra nhiều hậu quả tác hại lớn đối với sự phát triển của xã hội, của
đất nước ta.

7


Nhà Minh ra lệnh tước đoạt mọi thứ vũ khí trong tay nhân dân ta. Ai chế
tạo, cấp giấu chiến thuyền, vũ khí dù là loại thô sơ nhất đều bị khép vào tội
phản nghịch. Mỗi khi nhân dân ta phản kháng hay vùng lên khởi nghĩa thì lập
tức chúng dùng vũ lực đàn áp khốc liệt với nhiều thủ đoạn man rợ. Quân giặc
“đi đến đâu chém giết thả cửa, hoặc chất thây người làm núi, hoặc rút ruột

người quấn vào cây, hoặc rán thịt người lấy mỡ, hoặc làm nhục hình bào lạc
để mua vui, thậm chí có người theo lệnh giặc, mổ bụng người có thai, cắt tay
của mẹ và con để dâng cho giặc”. Những người sống sót thì “bị bắt hết làm nô
tì và bị đem đi bán mà tan tác bốn phương”. Những người yêu nước bị quân
Minh bắt, nếu không bị giết chết một cách tàn bạo, thì cũng bị đẩy sang Trung
Quốc mà không mấy ai được trở về.
Trong hai mươi năm đô hộ của nhà Minh, nền kinh tế nước ta bị đình đốn
và phá hoại nghiêm trọng.
Về nông nghiệp, chính sách cướp ruộng đất để lập đồn điền và cấp chức
điền cho bọn quan lại làm cho nhiều nơi nông dân bị mất ruộng đất và phá
sản. Những hành động cướp bóc, vơ vét của địch, nhất là việc cướp trâu bò,
đã gây ra rất nhiều khó khăn trong sản xuất, làm cho nền kinh tế nông nghiệp
có khi bị phá hoại. Những cuộc đàn áp khủng bố liên miên của địch còn làm
mùa màng bị tàn phá, đồng ruộng phải bỏ hoang. Trong lúc đó thì đê điều và
các công trình thủy lợi bỏ bê trễ nên thiên tai hoành hành dữ dội. Do đó, trong
thời thuộc Minh, những nạn lụt lội, đê vỡ và mất mùa đói kém, dịch tễ…xảy
ra liên tiếp. Năm 1407, do sự tàn phá của cuộc chiến tranh xâm lược của quân
Minh nên nạn đói và dịch xảy ra nghiêm trọng, “nhân dân không trồng trọt,
cầy cấy được, người chết đói rất nhiều”. Hai năm sau, 1408 và 1409 đều có
nạn đói, dịch và nạn đói, dịch năm 1409 lại lớn hơn năm trước. Năm 1411, lụt
lớn, đê sông đáy bị vỡ, nhà cửa của dân bị trôi dạt. Năm 1412, cả khu vực từ
Diễn Châu trở vào, đồng ruộng bỏ hoang, dân không cày cấy được.
Về phương diện kinh tế, nhà Minh đẩy mạnh việc vơ vét của cải và bóc lột
nhân dân ta một cách tham tàn. Vừa chiếm được kinh thành nước ta, Trương
Phụ đã cho quân lính mặc sức cướp phá và thu tiền đồng trở về nước. Mùa hạ
năm 1408, sau hơn 1 năm xâm lươc và cướp bóc, số chiến lợi phẩm mà

8



Trương Phụ tâu lên vua Minh gồm: 235000 con voi, ngựa, trâu, bò, 13600000
thạch thóc, 86700 chiếc thuyền, 2539800 đồ quân khí.
Về công thương nghiệp, chính sách thuế khóa nặng nề cùng với những thủ
đoạn vơ vét tài nguyên, lùng bắt thợ thủ công, hạn chế sự đi lại buôn bán và
cấm chỉ về ngoại thương của giặc Minh là những trở lực nghiêm trọng. Do
những chính sách và thủ đoạn đó, nhiều nghề thủ công bị phá sản, việc buôn
bán trong nước và ngoài nước bị sa sút hẳn.
Đời sống của nhân dân lâm vào một tình trạng rất lầm than, cơ cực. Ngoài
thuế khóa, phú dịch, nhân dân còn phải chịu đựng biết bao nhiêu cảnh chém
giết, cướp bóc và tàn phá của quân địch. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn
Trãi đã từng kịch liệt tố cáo tội ác tày trời của quân Minh. Theo Nguyễn Trãi,
tội ác của quân địch đã chất cao như núi, mà dù:
Tát khô nước Đông Hải, khôn rửa sạch tanh hôi
Chẻ hết trúc Nam Sơn, khó ghi đầy tội ác.
Và do đó:
Thần dân đều căm giận,
Trời đất lẽ nào dung tha.
Về mặt quân sự, nhà Minh đặc biệt chú ý xây dựng một hệ thống thành
lũy ở những nơi hiểm yếu và lập các vệ, sở đóng giữ ở khắp nơi. Chỉ trong
năm 1407, nhà Minh đã dựng lên trên nước ta một bộ máy trấn áp khá lớn
với 14 vệ và nhiều sở. Theo tổ chức quân đội của nhà Minh thì mỗi vệ có
5.600 quân, mỗi sở thì thiên hộ sở gồm 1120 quân và bách hộ sở gồm 120
quân. Tại các phủ và các vệ, sở cũng như những địa điểm xung yếu, quân
Minh đều xây dựng các thành lũy kiên cố để trấn giữ. Trên đất nước ta, chúng
dựng lên 39 thành lũy lớn, chưa kể các đồn canh phòng ở các nơi. Giữa các
phủ, huyện và những thành lũy ấy, quân Minh lập lên một hệ thống giao
thông bằng trạm dịch để kịp thời liên hệ, tiếp ứng cho nhau. Hệ thống giao
thông này gốm 374 trạm dịch nối liền với thành Đông Quan (Tức là thành
Đông Đô thời nhà Hồ và thành Thăng Long thời Lý - Trần) và từ Đông Quan
lại có những trạm dịch bằng đường bộ và đường thủy nối liền với kinh đô nhà

Minh.

9


Trong chính quyền đô hộ, nhà Minh thiết lập một mạng lưới thu thuế
mang tên là ti thuế khoá, ti tuần kiểm, ti thị bạc, ti thuế muối và một số cơ
quan khai thác tài nguyên gọi là ngân trường cục (khai mỏ bạc), kim trường
cục (khai mỏ vàng) châu trường cục (mò ngọc trai)...
Tàn ác hơn nữa, quân Minh còn lùng bắt hàng loạt dân ta đem về nước
phục dịch. Riêng Trương Phụ trước sau đã bắt trên 9000 người phần nhiều là
thợ thủ công. Quân Minh còn bắt phường nhạc, thầy thuốc, phụ nữ, trẻ em...
đem về Trung Quốc hoặc phục vụ cho triều đình và quan lại nhà Minh hoặc
bán làm nô tì.
Mưu đồ lớn nhất của nhà Minh là đồng hoá dân tộc ta. Âm mưu đó được
quán triệt trong toàn bộ chính sách đô hộ của nhà Minh và được thực hiện ráo
riết bằng nhiều thủ đoạn hiểm độc, nhất là những thủ đoạn huỷ diệt dân tộc,
huỷ diệt văn hoá. Tất cả những gì đã từng quy định sự tồn tại độc lập của đất
nước ta, đã tạo nên sức sống của dân tộc ta, chúng đều tìm cách huỷ hoại.
Tên nước Đại Việt bị xoá bỏ và đất đai bị chia làm quận huyện của nhà
Minh. Chúng áp dụng phương sách “dĩ di trị di” để gây chia rẽ làm yếu sức
mạnh đoàn kết của dân tộc ta.
Trong quân lính, bên cạnh số binh sĩ nhà Minh phái sang, chúng cũng
tuyển mộ khá nhiều thổ binh.Theo quy định năm 1416, từ Thanh Hoá trở vào,
cứ 2 suất đinh chúng bắt 1 suất lính; từ Thanh Hoá trở ra, 3 suất đinh bắt 1
suất lính. Số thổ binh này được chia về các vệ sở, đóng lẫn lộn với quân Minh
để dễ bề kiểm soát. Số lượng thổ quan, thổ binh chiếm một tỉ lệ đáng kể trong
bộ máy đô hộ của nhà Minh. Lúc bấy giờ, khắp nước lưu truyền rộng rãi một
lời nguyền: “Muốn sống đi ẩn rừng ẩn núi, muốn chết làm quan triều Minh”.
Văn hoá là một cơ sở tồn tại quan trọng của dân tộc, là biểu hiện tập trung

sức sống, bản lĩnh, tâm hồn của dân tộc. Trong âm mưu đồng hoá, nhà Minh
đặc biệt dùng nhiều thủ đoạn huỷ diệt nền văn hoá dân tộc của ta.
Trước lúc xuất quân, Minh Thành Tổ đã trực tiếp ra lệnh cho bọn tướng
xâm lăng: “Khi tiến quân vào thành An Nam thì chỉ trừ những bản kinh và
sách về Thích, Đạo không huỷ, còn tất cả các bản in sách, các giấy tờ cho đến
sách học của trẻ con như loại “thượng, đại, nhân, ất, kỉ”, thì nhất thiết một

10


mảnh giấy, một chữ đều phải thiêu huỷ hết. Trong nước ấy, chỉ có những bia
do Trung Quốc dựng nên ngày trước thì để lại, còn những bia do An Nam lập
ra thì phải phá cho hết, một chữ cũng không được để lại”. Trong cuộc chiến
tranh xâm lược nước ta từ cuối năm 1406 đến giữa 1407, vua Minh nhiều lần
nhắc Trương Phụ phải thi hành đầy đủ mệnh lệnh trên. Tháng 8 năm 1418
triều nhà Minh lại cử người sang nước ta vơ vét những sách vở còn sót lại
đem về Trung Quốc.
Nhà Minh còn coi những phong tục tập quán lâu đời của nhân dân ta là
“man tục”, là “di tục” và bắt phải thay đổi theo những quy định cưỡng bức
của chính quyền đô hộ. Chúng bắt dân ta không được nhuộm răng đen, bắt
đàn ông không được cắt tóc, phụ nữ không được mặc váy mà phải mặc quần
dài, áo ngắn theo kiểu người Hoa. Chúng còn quy định cách ăn mặc của các
đẳng cấp trong xã hội, truyền bá các lễ giáo của phong kiến Trung Quốc
Nền đô hộ của nhà Minh không những kìm hãm sự phát triển tự nhiên của
xã hội mà còn đe dọa nghiêm trọng vận mạng của cả dân tộc, và mọi phẩm
chất của con người Việt Nam. Đất nước đứng trước một thử thách hiểm
nghèo. Nhưng nhân dân ta đã quyết tâm vượt qua thử thách đó bằng tất cả ý
chí và nghị lực của một dân tộc đang phát triển mạnh mẽ.
1.2.2. Truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc ta
Dân tộc Việt Nam đã trải qua chặng đường dài hàng nghìn năm dựng nước

và giữ nước đầy gian khổ hy sinh nhưng rất vẻ vang. Một dân tộc mà hàng
bao thế hệ kế tiếp nhau phải chống ngoại xâm, trong những điều kiện rất ác
liệt, trong so sánh lực lượng hết sức chênh lệch, tiến hành chiến tranh vệ quốc
với hoàn cảnh một nước kinh tế còn lạc hậu, chống lại sự xâm lược của những
kẻ thù giàu mạnh, đông quân hơn, trang bị hiện đại hơn, người Việt Nam đã
tìm ra cách đánh riêng, có hiệu quả. Qua mỗi cuộc chiến tranh, thời nào dân
tộc ta cũng có những anh hùng hào kiệt, những tướng lĩnh thao lược, những
nhà quân sự - chính trị kiệt xuất. Trước kẻ thù xảo quyệt và hung bạo, dân tộc
Việt Nam đã vùng lên, dám đánh, quyết đánh, biết đánh và biết thắng bằng
sức mạnh của truyền thống dân tộc anh hùng, lòng dũng cảm và trí tuệ của
con người Việt Nam giàu lòng nhân nghĩa nhưng rất kiên cường.

11


Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên mà sử sách ghi lại là Cuộc kháng chiến
chống quân Tần. Năm 214 trước Công nguyên, nhân dân Âu Việt và Lạc Việt
trên địa bàn Văn Lang, do vua Hùng và Thục Phán lãnh đạo. Sang xâm lược
nước ta thời bấy giờ là quân Tần với 50 vạn quân, do tướng Đồ Thư chỉ
huy.Sau khỏang 5 đến 6 năm ( 214 – 208 TCN) kiên trì và anh dũng chiến
đấu, quân Tần thua và tướng Đồ Thư bị giết.
Sau cuộc kháng chiến chống quân Tần, cuộc kháng chiến của nhân dân Âu
Lạc, do An Dương Vương lãnh đạo từ năm 184 đến 179 trước Công nguyên
thất bại. Do An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác, mắc mưu giặc. Từ
đây nước ta rơi vào thảm họa hơn 1000 năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ
(thời kì Bắc thuộc).
Nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ: Nhà Triệu,
nhà Hán, nhà Lương… đến nhà Tùy, nhà Đường. Đây là thời kì thử thách,
nguy hiểm đến sự mất, còn của dân tộc ta. Cũng chính trong thời kì này nhân
dân ta thể hiện đầy đủ tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ chống giặc

ngọai xâm, giành lại bằng được độc lập dân tộc.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, mùa xuân năm 40, lật đổ nền thống trị của
nhà Đông Hán. Chính quyền độc lập Trưng Vương được thành lập, nền độc
lập dân tộc được khôi phục và giữ vững trong 3 năm.
- Cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh, năm 248 chống nhà Ngô.
- Phong trào yêu nước của người Việt do Lý Bôn (Lý Bí) lãnh đạo, mùa xuân
542, lật đổ chính quyền đô hộ nhà Lương. Đầu năm 544, Lý Bí lên ngôi
hoàng đế ( Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân.
+ Khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (năm 687).
+ Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế, năm 772).
+ Khởi nghĩa của Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương, năm (776 - 791).
+ Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ chống nhà Đường (năm 905).
+ Năm 938, cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược dưới sự lãnh
đạo tài tình của Ngô Quyền dành thắng lợi vẻ vang. Chấm dứt cảnh đất nước
bị chia cắt hơn 1000 năm đô hộ, mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân
tộc, kỷ nguyên của độc lập, tự chủ.

12


+ Năm 981 do Lê Hoàn lãnh đạo cuộc khàng chiến chống Tống lần thứ nhất
và giành được thắng lợi
+ Kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh xâm lược (1046-1047) bị thất
bại.
- Cuộc chiến tranh chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077): tháng
8 năm 1076 quân Tống xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt đã lãnh đạo nhân
dân lập phòng tuyến sông Như Nguyệt để chặn địch, quân địch bị thất bại
nặng nề buộc phải rút quân về nước.
- Chiến tranh chống quân Mông Cổ lần thứ nhất (1258): Đầu năm 1258, ba
vạn quân Mông Cổ xâm lược nước ta. Đến ngày 29/01/1258, quân Mông Cổ

bị thất bại nặng nề tháo chạy về nước, cuộc kháng chiến của nhân dân ta
giành thắng lợi.
- Chiến tranh chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285): Tháng 01/1285,
60 vạn quân Nguyên xâm lược nước ta. Đến 6/1285, quân và dân Đại Việt đã
quét sạch 60 vạn quân Nguyên ra khỏi bờ cõi, giành thắng lợi hoàn toàn.
- Chiến tranh chống quân Mông - Nguyên lần thứ ba (1287-1288): tháng
12/1287, 50 vạn quân Nguyên xâm lược nước ta. Đến 4/1288, quân dân Đại
Việt đã quét sạch quân địch ra khỏi bờ cõi nước ta.

13


Tiểu kết chương 1
Trong suốt chặng đường lịch sử lâu dài của dân tộc ta, các thể hệ nối tiếp
nhau đã bền bỉ lao động, kiên cường đấu tranh, sáng tạo nên một nền văn
hiến, rạng rỡ, lập nên nhiều chiến công hiển hách, lưu danh muôn đời
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược thời xưa, nghệ thuật quân sự
mà ông cha ta đã vận dụng hết sức đa dạng. Đặc biệt nghệ thuật chiến tranh
nhân dân thực hiện toàn dân đánh giặc được ông cha ta vận dụng từ nhiều đời
để chiến thắng quân xâm lược. Tiêu biểu là nghệ thuật chiến tranh nhân dân
thực hiện toàn dân đánh giặc trong kháng chiến chống quân Minh xâm lược
(1418-1427)
Cơ sở hình thành nghệ thuật chiến tranh nhân dân thực hiện toàn dân đánh
giặc trong kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1418-1427) được hình
thành bởi rất nhiều yếu tố là bối cảnh lịch sử, những kinh nghiệm sử dụng
nghệ thuật quân sự của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền
thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc ta giữ vai trò quyết định trong việc
tiêu diệt đối phương.

14



Chương 2
NGHỆ THUẬT “CHIẾN TRANH NHÂN DÂN THỰC HIỆN TOÀN
DÂN ĐÁNH GIẶC” TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN MINH
(1418-1427)
2.1. Diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược
của dân tộc ta (1418-1427)
2.1.1. Diễn biến
2.1.1.1. Giai đoạn tụ nghĩa và hoạt động du kích ở núi rừng Thanh Hóa
(1418-1424):
Năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn (Thọ Xuân, Thanh Hóa), Lê Lợi cùng 18
người bạn chiến đấu thân tín nhất làm lễ tuyên hệ, nguyện một lòng sống chết
vì sự nghiệp đánh giặc cứu nước. Sử gọi đó là Hội thề Lũng Nhai. Hội thề đặt
cơ sở đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Anh hùng, hào kiệt cùng nhiều người dân yêu nước ở Thanh Hóa và khắp
bốn phương nghe tin Lê Lợi tổ chức khởi nghĩa, đã lần lượt tìm về Lam Sơn
tụ nghĩa. Có những người gần như Lê Lai, Nguyễn Thận, Đinh Lễ... ở vùng
Lam Sơn, có nhiều người xa như Lưu Nhân Chú, Phạm Cuống ở Thái
Nguyên, Nguyễn Xí ở Nghệ An, Trần Nguyên Hãn từ Vĩnh Phú, Nguyễn Trãi
và Phạm Văn Xảo ở kinh thành Thăng Long và biết bao anh hùng khác đã đến
tụ họp, dưới lá cờ đại nghĩa của Lê Lợi. Trong số đó, Nguyễn Trãi đã đem
đến cho Lê Lợi Bình ngô đại cáo, chỉ rõ con đường đưa cuộc chiến tranh đến
thắng lợi và ông sớm trở thành lãnh tụ thứ hai của nghĩa quân.
Ngày 7 tháng 2 năm 1418 (ngày 2 tháng Giêng năm Mậu Tuất) Lê Lợi
cùng toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Lê Lợi tự xưng là
Bình Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân nhất tề vùng lên đánh giặc cứu
nước. Lúc mới khởi sự, nghĩa quân không quá 2.000 người. Buổi đầu “cơm ăn
thì sớm tối không đầy hai bữa, áo mặc thì đông hè chỉ có một manh, quân lính
chỉ độ vài nghìn, khí giới thì thật là tay không” (Quân trung từ mệnh tập).

Nghĩa quân bước vào cuộc chiến đấu trong tương lai quan lực lượng vô cùng
chênh lệch, nhưng ai ai cũng một lòng tin tưởng vào thắng lợi.

15


Núi rừng Lam Sơn trở thành căn cứ địa đầu tiên để tiến hành cuộc chiến
tranh giải phóng. Trong giai đoạn đầu (1418-1423), cuộc chiến tranh diễn ra
chủ yếu dưới hình thức chiến tranh du kích nhằm chống lại các cuộc vây quét
của địch. Ỷ vào ưu thế binh lực, quân Minh thường huy động lực lượng lớn
để bao vây, càn quyét hòng tiêu diệt cuộc khởi nghĩa; nghĩa quân dựa vào địa
thế núi rừng hiểm yếu và quen thuộc tiến hành tập kích, phục kích bẻ gãy
nhiều đợt vây quét của quân thù.
Thời kỳ đầu, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn: “Khi Lương Sơn lương
cạn mấy tuần, lúc Khôi Huyện quân không đầy một lữ...” (Bình Ngô đại cáo);
có những lúc nghĩa quân bị tổn thất nặng nhề, chỉ còn hơn 100 người. Nhưng
với nghị lực phi thường lại được nhân dân đùm bọc, giúp đỡ, nên nghĩa quân
đã vượt qua được khó khăn, khôi phục và phát triển được phong trào. Càng
chiến đấu nghĩa quân càng thêm dày dặn, trưởng thành. Với tư tưởng chủ
động tiến công, bằng những hoạt động du kích, nghĩa quân đã đánh lui các
cuộc hành quân của địch và gây cho chúng nhiều tổn thất. Căn cứ nghĩa quân
không ngừng mở rộng, từ lưu vực sông Chu lên vùng lưu vực sông Mã.
Quân minh không thể đàn áp được nghĩa quân, chúng đành chịu chấp
nhận đình chiến (từ 5-1423 đến 10-1424). Nghĩa quân tranh thủ thời gian hòa
hoãn để tăng cường lực lượng về mọi mặt, như Nguyễn Trãi nói: “bên ngoài
giả thác hòa thân” để “bên trong lo rèn chiến cụ”, “quyên tiền mộ lính, giết
voi khao quân”.
Sau một thời gian mua chuộc dụ dỗ không thành, quân Minh chuẩn bị đàn
áp. Trước tình hình đó, Nguyễn Chích đề ra một kế hoạch sáng suốt và đã
được Lê Lợi, Nguyễn Trãi chấp nhận là tạm thời rời bỏ núi rừng Thanh Hóa,

tiến vào Nghệ An “nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông” để xây dựng đất đứng
chân, làm bàn đạp đẩy mạnh cuộc tiến công chống xâm lược.
2.1.1.2. Giai đoạn chuyển hướng chiến lược xây dựng căn cứ địa từ Thanh
Hóa đến Thuận Hóa (1424-1425)
Theo kế hoạch chiến lược của Nguyễn Chích, nghĩa quân mở cuộc hành
quân tiến vào giải phóng Nghệ An. Sau khi hạ thành Trà Lân (Con Cuông) và
đánh thắng hai trận lớn ở Khả Lưu và Bồ Ải (Anh Sơn), nghĩa quân vây hãm

16


thành Nghệ An (Hưng Nguyên). Nhân dân Nghệ An khắp nơi vùng lên mạnh
mẽ cùng nghĩa quân giải phóng các châu, huyện và hăng hái gia nhập nghĩa
quân; riêng Trà Tân đã hơn 5.000 người được tuyển, trở thành nghĩa binh. Chỉ
sau nửa năm, toàn phủ Nghệ an đã được giải phóng. Quân Minh bị vây hãm
trong thành.
Tháng 6 năm 1425, nghĩa quân giải phóng phủ Diễn Châu, rồi thừa thắng
tiến ra Thanh Hóa. Nhân dân nhất tề hưởng ứng. Chưa đầy một tháng, toàn
vùng Thanh Hóa đã về tay nghĩa quân. Quân địch phải rút về cố thủ ở Tây Đô
(Vĩnh Lộc).
Tháng 8 năm 1425, Lê Lợi chủ trương “lánh chỗ thực, đánh chỗ hư”, cho
một bộ phận nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình (Quảng Bình) vào
Thuận Hóa (Quảng Trị, Thừa Thiên). Sau một số trận, quân Minh nhanh
chóng tan rã. Nghĩa quân làm chủ thêm một số vùng rộng lớn. Hai vạn thanh
niên ở đây nô nức xin gia nhập nghĩa quân.
Chỉ trong vòng hơn một năm, từ căn cứ chật hẹp ở núi rừng Thanh Hóa,
nghĩa quân Lam Sơn đã có một căn cứ địa vững chắc, một hậu phương rộng
lớn từ Thanh Hóa vào Thuận Hóa. Nghĩa quân đã liên tiếp giành được thắng
lợi to lớn và phát triển vượt bậc về mọi mặt. Đội du kích Lam Sơn đã trưởng
thành trong chiến đấu và trở thành lực lượng vũ trang hùng hậu gồm hàng vạn

quân, có đủ cả bộ binh, thủy binh, kỵ binh và tượng binh. Đó là bước trưởng
thành nhảy vọt của nghĩa quân, kể từ khi Nguyễn Chích đề ra đường lối
chuyển hướng chiến lược.
2.1.1.3. Giai đoạn phát triển tiến công ra phía Bắc, mở rộng hoạt động
trong cả nước, thực hành tiến công, phản công tiêu diệt địch trên phạm vi
toàn quốc
Do thất bại liên tiếp, quân Minh khiếp sợ cho người về nước cầu cứu viện
binh. Nhà Minh đã ra lệnh điều động 5 vạn quân và cử Vương Thông chỉ huy,
sang tăng viện.
Nhận thấy quân địch đã suy yếu, tinh thần sút kém và viện binh chưa
sang, Lê Lợi và Bộ tham mưu quyết định mở cuộc tiến công ra Bắc, nhằm

17


×