Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghệ thuật tạo nên những bài học thành công trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước thời kì 1954 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.48 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

LÊ THU HÀ

NGHỆ THUẬT TẠO NÊN NHỮNG
BÀI HỌC THÀNH CÔNG TRONG
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
CỨU NƢỚC THỜI KÌ 1954 - 1975

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

HÀ NỘI – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

LÊ THU HÀ

NGHỆ THUẬT TẠO NÊN NHỮNG

BÀI HỌC THÀNH CÔNG TRONG
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
CỨU NƢỚC THỜI KÌ 1954 - 1975
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Thiếu tá,ThS:TRƢƠNG HÙNG SƠN



HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân thành cảm ơn thầy Thiếu tá Trương Hùng Sơn đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn em hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin trân thành cảm ơn các thầy trong Ban Giám đốc, các thầy
trong Trung tâm GDQP&AN Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã giúp đỡ tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho em trong q trình học tập, rèn luyện và hồn thành
khóa luận tại trung tâm.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè
trong lớp và người thân trong quá trình học tập, rèn luyện và hồn thành khóa
luận cuối khóa.
Trong q trình làm khóa luận do thời gian nghiên cứu có hạn, cho nên
khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong
được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cơ và các bạn để khóa luận tốt
nghiệp của em được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Em xin trân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2018
Tác giả

Lê Thu Hà


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu và sự
cố gắng nỗ lực của bản thân em dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Thiếu tá
Trương Hùng Sơn.Nội dung của khóa luận tốt nghiệp này không trùng với kết
quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách

nhiệm.
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2018
Tác giả

Lê Thu Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ của đề tài ....................................................................................................... 2
4. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 3
8. Kết cấu của khóa luận .................................................................................................. 3
NỘI DUNG ............................................................................................................................ 5
CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT TẠO NÊN
NHỮNG BÀI HỌC THÀNH CÔNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC THỜI KÌ 1954 - 1975 ................................................ 5
1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TRONG THỜI
KÌ KHÁNGCHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƢỢC ............................................ 5
1.2. ĐƢỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC, THỐNG NHẤT TỔ
QUỐC (1954- 1975)................................................................................................................10

1.2.1. Đƣờng lối trong giai đoạn 1954- 1964 ..........................................................10
1.2.2. Đƣờng lối trong giai đoạn 1965- 1975 ..........................................................13
1.3. CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN NĂM 1975, BƢỚC
PHÁT TRIỂN CAO NHẤT CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM TRONG 30

NĂM CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG ...............................................................................15

1.3.1. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, đỉnh cao là
chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ..................................................................................15
1.3.2. Chỉ đạo chiến tranh và nghệ thuật quân sự ..............................................18


1.4. THẮNG LỢI VĨ ĐẠI CỦA SỰ NGHIỆP CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC LÀ THẮNG
LỢI CỦA ĐƢỜNG LỐI VÀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM DƢỚI SỰ
LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN , SÁNG TẠO CỦA ĐẢNG .....................................................18

Kết luận chƣơng 1 .............................................................................................................19
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG NGHỆ THUẬT TẠO NÊN NHỮNG BÀI HỌC
THÀNH CÔNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU
NƢỚC THỜI KÌ 1954 – 1975..........................................................................21
2.1. KHÁI QUÁT MỘT SỐ NÉT VỀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỦA
ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN TA ..................................................................................................21

2.1.1. Giai đoạn 1 (từ 7/1954- 12/1960): Thời kì giữ gìn lực lƣợng chuyển
sang khởi nghĩa từng phần- phong trào Đồng Khởi ..........................................21
2.1.2. Giai đoạn 2 (từ 1/1961- 6/1965): Cách mạng miền Nam từ khởi
nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng, đánh bại chiến
lƣợc “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ........................................................................22
2.1.3. Giai đoạn 3(từ 7/ 1965- 12/1968): Phát triển thế chiến công chiến
lƣợc, đánh bại chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến
tranh phá hoại lần 1(ngày 7/2/1965- 1/11/1968) của Mỹ ở miền Bắc .........23
2.1.4. Giai đoạn 4(từ 1/1969- 1/1973): Đánh bại chiến lƣợc Việt Nam hóa
chiến tranh và chiến tranh phá hoại lần 2(ngày 6/4/1972- 15/1/1973) của
Mỹ ở miền Bắc, buộc Mỹ phải kí hiệp định Paris 1973 về Việt Nam, rút
hết quân Mỹ về nƣớc .......................................................................................................24

2.1.5. Giai đoạn 5 (từ 12/1973- 30/4/1975): tại thế, tạo lực và thực hành
cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xn 1975, giải phóng hồn tồn miền
Nam kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ ........................................26
2.2. NÂNG CAO SỨC MẠNH CHIẾN ĐẤU CỦA QUÂN ĐỘI, MỘT SỐ BÀI HỌC
VỀ NGHỆ THUẬT CHỈ ĐẠO PHƢƠNG THỨC ĐẤU TRANH VÀ NGHỆ THUẬT
QUÂN SỰ ................................................................................................................................27


2.2.1. Xác định kẻ thù của cách mạng, đề ra chủ trƣơng, phƣơng thức
đấu tranh đúng đắn ..........................................................................................................27
2.2.2. Nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang .....................................................................29
Kết luận chƣơng 2 .............................................................................................................30
CHƢƠNG 3 TRUYỀN THỐNG



MỘT SỐ

BÀI HỌC KINH

NGHIỆM CỦA NHÂN DÂN TA THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG
MỸ XÂM LƢỢC...............................................................................................................32
3.1. Ý NGHĨA LỊCH SỬ, NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ..................................................32

3.1.1. Ý nghĩa lịch sử ........................................................................................................32
3.1.2. Nguyên nhân thắng lợi ........................................................................................33
3.1.2.1.Đối với dân tộc. ....................................................................................................33
3.1.2.2.Đối với thế giới .....................................................................................................33
3.1.3. Những bài học kinh nghiệm .............................................................................34

3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI SINH VIÊN HIỆN NAY ...................................36

Kết luận chƣơng 3 .............................................................................................................41
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................45


DANH MỤC VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

CHỮ VIẾT TẮT

1

SV

Sinh viên

2

GDQP- AN

Giáo dục quốc phòng- an ninh

3

CMXHCN


Cách mạng xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử dân tộc ta, chúng ta đã phải chiến đấu với rất nhiều kẻ thù
để bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Từ xa xưa ông cha ta đã chống lại
các thế lực phong kiến phương bắc. Trong các cuộc chiến đó khơng biết bao
nhiêu mồ hơi xương máu của đồng bào ta đã phải đổ xuống để có được độc
lập tự do cho dân tộc. Trong kháng chiến chống Pháp lại một lần nữa nhân
dân ta phải ngã xuống vì độc lập tự docho dân tộc, chúng ta đã chiến đấu và
chiến thắng, đánh tan kẻ thù xâm lược và được đánh dấu bằng chiến thắng
lịch sử vang dậy địa cầu “ chiến thắng Điện Biên Phủ” buộc kẻ thù phải ngồi
vào đàm phán tại Gionevo, đưa nhân dân ta bước vào thời kì mới, thời kì
độc lập chủ quyền. Nhưng kẻ thù ln muốn phá hoại chính quyền cách
mạng còn non trẻ của ta, chia cắt đất nước ta. Thực dân Pháp phải ra đi trong
thất bại đắng cay, đế quốc Mỹ lại nhảy vào, nhằm biến nươc ta thành thuộc
địa của chúng. Trước những âm mưu thâm độc của kẻ thù, nhân dân ta khơng
cịn đường nào khác là đứng dậy đánh đuổi bè lũ cướp nước và bọn tay sai ra
khỏi bờ cõi. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước không biết bao nhiêu
máu và nước mắt của nhân dân ta, của chiến sĩ ta đã đổ xuống để quyết giành
độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, thu giang sơn về một mối. Cuộc chiến
tranh nào rồi cũng đến hồi kết thúc, chiến thắng ln thuộc phe chính giữa.
Và đỉnh cao cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc là chiến thắng lịch sử mùa
Xuân năm 1975 (chiến dịch Hồ Chí Minh) thu giang sơn về một mối, đồng
bào Nam Bắc lại xum họp một nhà.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ là thiên anh hùng ca bất hủ
trong sư nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng, trong cuộc đụng đầu lịch sử ấy, quân và dân ta đã đánh thắng

hàng nghìn trận, mở hàng chục chiến dịch lớn, mà đỉnh cao là cuộc tổng tiến

1


cơng và nổi dậy mùa Xn năm 1975. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và
những bài học thành công là việc mang nhiều ý nghĩa, rất cần thiết cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Có thể thấy, những bài học kinh nghiệm trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước có giá trị trường tồn và là cơ sở để Đảng ta có những chủ trương và
quyết sách phù hợp, từng bước làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù,
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đưa đất
nước ta tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.
Mong muốn đi sâu nghiên cứu, vì vậy tôi chọn đề tài: “Nghệ thuật tạo
nênnhững bài học thành cơng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nƣớc thời kì 1954- 1975” làm đề tài khóa luận. Nhằm làm rõ vấn đề lý luận
và thực tiễn của nghệ thuật quân sự Việt Nam, nghiên cứu được những bài
học kinh nghiệm và đặc điểm đặc trưng của nghệ thuật quân sự Việt Nam thời
kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xây dựng niềm tự hào dân tộc, phát huy
tinh thần thượng võ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, khóa luận khái
quát lại về lịch sử kháng chiến của dân tộc ta thời kì kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, nghiên cứu đường lối kháng chiến của Đảng ta , nghệ thuật đánh
giặc của ông cha ta nhằm đưa ra những bài học kinh nghiệm được đúc kết lại
từ cuộc kháng chiến.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về những bài học thành
công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thời kì 1954- 1975

- Nghiên cứu về nghệ thuật quân sự, những bài học kinh nghiệm của
ơng cha ta trong thời kì kháng chiến chống Mỹ

2


4. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu lịch sử kháng chiến, những bài học thành cơng của dân tộc
ta thời kì kháng chiến chống Mỹ
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thời kì 1954 - 1975
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận về những bài học
kinh nghiệm của nhân dân ta thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước
- Trong quá trình thực hiện tác giả đã sử dụng phương pháp cụ thể :
Phân tích – tổng hợp ; phương pháp liệt kê, phương pháp nghiên cứu lý thuyết
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học
Đóng góp về lịch sử kháng chiến – những bài học kinh nghiệm của dân
tộc ta thời kì kháng chiến chống Mỹ, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ độc lập
dân tộc, truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nhằm ôn lại nghệ thuật quân sự độc đáo, những bài học kinh nghiệm
có giá trị trường tồn, là cơ sở để Đảng ta có những chủ trương và chính sách
hợp lý
- Là tài liệu để các GV và SV tham khảo, SV có thể vận dụng trong q
trình học tập
8. Kết cấu của khóa luận
Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về nghệ thuật tạo nên những bài
học thành công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thời kì 1954 1975


3


Chương 2 : Nghệ thuật tạo nên những bài học thành công trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thời kì 1954 – 1975
Chương 3 : Những bài học kinh nghiệm của nhân dân ta thời kì
kháng chiến chống Mỹ xâm lược

4


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT TẠO NÊN NHỮNG
BÀI HỌC THÀNH CÔNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG
MỸ CỨU NƢỚC THỜI KÌ 1954 - 1975
1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TRONG THỜI
KÌ KHÁNGCHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƢỢC

Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược
tiếp sau thắng lợi của kháng chiến chống Pháp để giải phóng miền Nam, bảo
vệ miền Bắc, thống nhất đất nước hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trên
cả nước.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genevo được ký kết. Cuộc
chiến tranh kết thúc. Quân Pháp rút về nước, miền Bắc nước ta được hồn
tồn giải phóng. Theo Hiệp định Genevo, sau 2 năm sẽ tổ chức tổng tuyển cử
thống nhất nước Việt Nam. Nhưng đế quốc Mỹ với ý đồ xâm lược Việt Nam
từ lâu, đã lợi dụng cơ hội, gạt Pháp ra, nhảy vào tổ chức, chỉ huy nguỵ quyền,
nguỵ quân tay sai, viện trợ kinh tế quân sự, biến miền Nam thành thuộc địa

kiểu mới, chia cắt lâu dài nước ta. Cả dân tộc ta lại bước vào chiến đấu chống
xâm lược mới. Cuộc kháng chiến bền bỉ, anh dũng của nhân dân Việt Nam mà
đỉnh cao thắng là chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội đã buộc chính phủ
Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ (7-1954), công nhận độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, rút hết quân viễn chinh
về nước. Đây là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập
của nhân dân ta. Thắng lợi này mở đường cho cách mạng Việt Nam bước vào
một thời kỳ phát triển mới, với những điều kiện thuận lợi mới, nhưng cũng
đầy những khó khăn, phức tạp mới. Đất nước tạm thời chia thành hai miền
với hai chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc được hồn tồn giải phóng đi

5


lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam còn dưới sự thống trị của đế quốc Mỹ và tay
sai. Cuộc đấu tranh để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tiếp tục
bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau trong điều kiện có pháp lý
của Hiệp định Giơnevơ, và thế giới chia thành hai phe đối kháng, nhưng lại
“cùng tồn tại hồ bình” trong cuộc chiến tranh lạnh căng thẳng và gay gắt.
Ở miền Bắc, sau khi quân đội Pháp rút đi, nhân dân ta phải tập trung
hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, bảo đảm đời sống, củng
cố, xây dựng miền Bắc thành hậu phương chiến lược của cả nước, làm cơ sở
cho cuộc đấu tranh thực hiện một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc
lập dân chủ và giàu mạnh. Trước mắt, miền Bắc phải đối mặt với những khó
khăn chồng chất - hậu quả của gần một thế kỷ thuộc địa và hơn chín năm
chiến tranh.
90% dân số miền Bắc vốn sống bằng nghề nông, nhưng nền sản xuất
nông nghiệp manh mún, nghèo nàn, kỹ thuật canh tác lạc hậu, đời sống người
nơng dân cịn thiếu thốn mọi bề.
Nền cơng nghiệp chỉ vẻn vẹn có 20 xí nghiệp cơng nghiệp vào năm

1954 với thiết bị cũ kỹ, nhiều thứ đã hư hỏng, những bộ phận còn tốt và các
tài liệu kỹ thuật quan trọng đều đã bị Pháp chuyển vào Nam. Tỷ trọng của
công nghiệp trong giá trị tổng sản lượng công, nơng nghiệp từ 10% năm
1939, tụt xuống cịn 1,5%. khi miền Bắc được giải phóng. Bên cạnh cơng
nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp bị chèn ép, bị sa sút không có ngun liệu sản
xuất. Nhiều ngành, nghề thủ cơng truyền thống bị mai một hoặc mất hẳn. Hệ
thống giao thông, bưu điện bị hư hỏng và xuống cấp.
Hồ bình lập lại nhưng tình hình an ninh ở miền Bắc vẫn còn phức tạp
do thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bọn phản động phá hoại. Trước, trong và
sau ngày đình chiến, địch cưỡng ép di cư vào Nam hàng chục vạn người, phần
lớn là đồng bào theo đạo Thiên chúa, công chức, nhà buôn, nhà giáo, bác sĩ,

6


nhân viên kỹ thuật. Địch gài lại hàng ngàn gián điệp, hàng trăm nhóm phản
động, cùng với các tốn biệt kích được tung ra miền Bắc phá hoại các cơ sở
kinh tế, các cơng trình cơng cộng. Các phần tử tay sai, các đảng phái phản
động lén lút kích động quần chúng, gây bạo loạn ở một số địa phương, tung
truyền đơn, tài liệu xuyên tạc chính sách của Đảng Lao động, Chính phủ Việt
Nam hịng lung lạc quần chúng, gây hoang mang, dao động trong nhân dân. Ở
miền biên giới phía Bắc, hàng ngàn thổ phỉ được các thế lực phản động Pháp,
Mỹ, Tưởng tiếp tay, hoạt động phá hoại. Tại nhiều vùng khác, bọn ngụy quân,
ngụy quyền cũ vẫn lén lút hoạt động chống phá chính quyền cách mạng.
Sau chiến tranh, nhiều vấn đề xã hội chưa có điều kiện giải quyết. Vấn
đề tôn giáo, dân tộc, giai cấp vốn đã phức tạp do chính sách chia rẽ của người
Pháp, lúc này càng phức tạp hơn, vì kẻ thù kích động.
Khắc phục hậu quả chiến tranh ổn định tình hình, xây dựng lại đất nước
là sự nghiệp mới mẻ, đầy gian khổ và khó khăn. Để hồn thành sự nghiệp đó,
điều cốt yếu là phải đồn kết tồn dân, tăng cường đội ngũ cán bộ, đảng viên,

kiện toàn bộ máy lãnh đạo và chính quyền các cấp. Vùng mới giải phóng,
chính quyền cơ sở mới hình thành, chưa được củng cố kiện tồn. Trình độ
nhận thức và năng lực tổ chức, quản lý kinh tế, quản lý xã hội của cán bộ,
đảng viên còn nhiều hạn chế.
Miền Nam tạm thời thuộc quyền kiểm soát của đối phương. Từ chỗ có
chính quyền, có qn đội, có vùng giải phóng, giờ đây phần lớn cán bộ, bộ
đội miền Nam tập kết ra miền Bắc, toàn bộ hoạt động của cách mạng phải
chuyển sang phương thức vừa hợp pháp và không hợp pháp, vừa cơng khai lại
vừa bí mật. Đó là một đảo lộn lớn, một tình thế nguy hiểm đối với cách mạng
ở miền Nam. Sự thay đổi đó, tác động mạnh tới tâm tư, tình cảm của đồng
bào, đồng chí miền Nam và đặt ra cho cách mạng Việt Nam những nhiệm vụ
mới vơ cùng khó khăn.

7


Cách mạng nước ta chuyển sang một thời kỳ mới - thời kỳ tiến hành
đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, do một Đảng duy nhất lãnh đạo.
Do vậy, dù còn nhiều khó khăn, nhưng thuận lợi vẫn là căn bản: miền Bắc
hồn tồn được giải phóng trở thành hậu phương lớn của cả nước, có qn đội
hùng mạnh, chính quyền hùng mạnh, Mặt trận rộng rãi. Miền Nam, nhân dân
giác ngộ chính trị cao, đã cùng cả nước làm cuộc Cách mạng Tháng Tám
thành công và kháng chiến thắng lợi. Nhân dân ta có một đảng vững mạnh, có
kinh nghiệm lãnh đạo, với đội ngũ đảng viên, đoàn viên hơn một triệu người,
lại được nhân dân tiến bộ thế giới đồng tình ủng hộ. Thuận lợi đó sẽ được
nhân lên thành sức mạnh to lớn để chiến thắng. Miền Nam Việt Nam lúc này
trở thành chỗ đứng chân của hai tập đoàn tay sai thân Pháp và thân Mỹ, là nơi
tranh giành ảnh hưởng giữa chúng với nhau. Pháp vẫn muốn ở lại, Mỹ quyết
thay thế Pháp. Do phải lệ thuộc ngày càng nhiều vào Mỹ trong quá trình tiến

hành chiến tranh Đơng Dương và bị bại trận, bị những khó khăn lớn ở chính
nước Pháp, họ đã phải rút dần ra khỏi miền Nam nước ta, chuyển giao quyền
lực cho Mỹ. Cuộc chuyển giao này khơng êm thấm. Vì từ lâu, Mỹ đã có âm
mưu gạt dần Pháp. Giai đoạn cuối cuộc chiến tranh chống Pháp đã hình thành
trên thực tế một tập đoàn thân Mỹ trong quân đội và trong chính quyền Bảo
Đại. Đứng đầu tập đồn này là Ngơ Đình Diệm do Mỹ đưa về, buộc Pháp và
Bảo Đại phải để ông ta thay Bửu Lộc làm thủ tướng kiêm tổng trưởng nội vụ
và quốc phòng. Trong nội các Ngơ Đình Diệm, các thành viên thân Mỹ hoặc
có quan hệ chặt chẽ với Diệm, chiếm đa số. Dựa vào đó ngay khi Hiệp định
Giơnevơ được ký kết, Mỹ tuyên bố công khai không bị ràng buộc bởi các điều
khoản của Hiệp định này, can thiệp sâu hơn nhằm biến miền Nam thành thuộc
địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Để thực hiện âm mưa cơ bản, lâu dài
đó, trước mắt, Mỹ tập trung nỗ lực giúp cho Ngơ Đình Diệm phá hoại Hiệp

8


nghị Giơnevơ, loại bỏ các thế lực thân Pháp, nắm trọn quyền thống trị miền
Nam.
Như thế, miền Nam Việt Nam từ sau khi ký kết Hiệp nghị Giơnevơ, tồn
tại ba lực lượng chính trị, quân sự chủ yếu là: Pháp (và các thế lực thân Pháp),
Mỹ (và các thế lực thân Mỹ) và các lực lượng cách mạng miền Nam. Pháp và
các thế lực thân Pháp nhanh chóng bị gạt bỏ, còn lại hai lực lượng đối lập
nhau gay gắt là: Mỹ - Diệm và lực lượng cách mạng miền Nam.
Chính sách can thiệp của Mỹ làm cho mâu thuẫn giữa Mỹ và Pháp,
giữa bọn thân Mỹ và bọn thân Pháp có lúc trở nên gay gắt. Nhiều cuộc xung
đột vũ trang giữa quân đội Diệm với một bộ phận thân Pháp trong các giáo
phái Cao Đài, Hồ Hảo, Bình Xuyên... diễn ra quyết liệt, làm cho đời sống
nhân dân miền Nam ngày càng thêm cơ cực.
Đi đôi với quá trình hất cẳng Pháp, tiêu diệt các thế lực thân Pháp, Mỹ Diệm đồng thời dồn nỗ lực vào việc đánh phá cơ sở cách mạng, khủng bố

nhân dân. Từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến rừng núi, từ chót mũi
Cà Mau đến bờ nam sơng Bến Hải bao trùm khơng khí trả thù, khủng bố,
ruồng ráp đầy căng thẳng. Máu của những đảng viên cộng sản và của đồng
bào miền Nam tiếp tục đổ trên đường phố, trong xóm thơn. Bằng những thủ
đoạn dã man, tàn bạo, thâm độc Mỹ - Diệm mưu toan sẽ nhanh chóng tiêu
diệt được lực lượng cách mạng và khuất phục được nhân dân ta.
Sau chín năm rịng kháng chiến, miền Nam chưa một ngày có hồ bình.
Một lần nữa, cách mạng miền Nam lại đứng trước những thử thách tưởng
chừng khó vượt qua.
Tình hình trên đây cho thấy “đế quốc Mỹ là một trở lực chính ngăn cản
việc lập lại hồ bình ở Đơng Dương” 1 và “đang trở thành kẻ thù chính, trực
tiếp của nhân dân Đơng Dương” .

9


Sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đến đây chưa
hồn thành. Cuộc đấu tranh vì nước Việt Nam độc lập thống nhất, dân chủ,
hồ bình chưa kết thúc; cuộc đấu tranh đó cịn phải tiếp tục dưới nhiều hình
thức và bằng những phương pháp thích hợp. Trong cuộc đấu tranh này, cách
mạng Việt Nam phải đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược, nó đặt ra
cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trên cả hai miền nhiều vấn đề mới,
phức tạp phải giải quyết để đưa sự nghiệp cách mạng tiếp tục tiến lên. Trước
tình thế mới của đất nước và thế giới, để hồn thành nhiệm vụ đó, sự lãnh đạo
và chỉ đạo của Đảng phải tỉnh táo, sáng suốt, nhạy bén, chủ động, linh hoạt và
vững vàng. Toàn quân, toàn dân và toàn thể cán bộ từ Bắc đến Nam, phải
đoàn kết chặt chẽ chung quanh Đảng và Hồ Chủ Tịch, chính quyền cách
mạng và mặt trận dân tộc thống nhất, tư tưởng và hành động phải nhất trí,
kiên quyết, khơn khéo.
1.2. ĐƢỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC, THỐNG NHẤT TỔ

QUỐC (1954- 1975)

1.2.1. Đƣờng lối trong giai đoạn 1954- 1964
* Bối cảnh lịch sử
Sau Hội nghị Giơnevơ, cách mạng Việt Nam vừa có những thuận lợi
mới, vừa đứng trước nhiều khó khăn, phức tạp.
Thuận lợi: Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tể,
quân sự, khoa học - kỹ thuật, nhất là của Liên Xơ; phong trào giải phóng dân
tộc tiếp tục phát triển ở châu Á, châu Phi vả khu vực Mỹ latinh; phong trào
hịa bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản chủ nghĩa; miền Bắc được hồn
tồn giải phóng, làm căn cứ địa vững chắc cho cả nước; thế và lực của cách
mạng đã lớn mạnh hơn sau chín năm kháng chiến; có ý chí độc lập thống nhất
Tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam.

10


Khó khăn: Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm
mưu làm bá chủ thế giới với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng; thế giới
buớc vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe xã hội chủ
nghĩa và tư bản chủ nghĩa; xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống xã hội chủ
nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc; đất nước ta bị chia làm hai miền,
kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu, miền Nam trờ thành thuộc địa kiểu mới
của Mỹ và đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta.
*Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối
 Quá trình hình thành và nội dung đường lối
Yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng ta sau tháng 7-1954 là phải đề ra
được đường lối đúng đắn, vừa phù hợp với tình hình mỗi miền, tình hình cả
nước, vừa phù hợp với xu thế chung của thời đại.
Tháng 7-1954, Hội nghị Trung ương lần thứ sáu đã phân tích tình hình

cách mạng nước ta, xác định đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân Việt
Nam.
Tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ
mới và chính sách mới của Đảng. Nghị quyết đã chỉ ra những đặc điểm chủ
yếu của tình hình trong lúc cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới
là: từ chiến tranh chuyển sang hịa bình; nước nhà tạm chia làm hai miền; từ
nông thôn chuyển vào thành thị; từ phân tán chuyển đến tập trung
Tháng 8-1956, tại Nam Bộ đồng chí Lê Duẩn đã dự thảo Đường lối
cách mạng miền Nam, xác định con đường phát triển của cách mạng miền
Nam là bạo lực cách mạng, “Ngoài con đường cách mạng khơng có một con
đường khác".
Tháng 12-1957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, đường lối tiến
hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, được xác định: "Mục tiêu và nhiệm
vụ cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay là: Củng cố miền Bắc, đưa

11


miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục đấu tranh để thực hiện thống
nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hịa bình"
Tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 họp bàn về cách mạng
miền Nam. Sau nhiều lần họp và thảo luận, Ban Chấp hành Trang ương đã ra
nghị quyết về cách mạng miền Nam. Trung ương Đảng nhận định: "hiện nay,
cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo bao gồm hai nhiệm vụ chiến lược:
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở miền Nam
Đại hội lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày
10-9-1960. Đại hội đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng
Việt Nam trong giai đoạn mới. Cụ thể là:
Nhiệm vụ chung: "tăng cường đoàn kết tồn dân, kiên quyết đấu tranh

giữ vững hịa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng
thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện
thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt
Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần
tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hịa bình ở Đông Nam Á và thế
giới".
Nhiệm vụ chiến lược: "Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có
hai nhiệm vụ chiến lược. Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc. Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và
bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ
trong cả nước".
 Ý nghĩa của đường lối:
Đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách
mạng do Đại hội lần thứ III của Đảng đề ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết
sức to lớn

12


+ Đường lối đó thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng là giương cao
ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với miền Nam, đã huy động và
kết hợp được sức mạnh của hậu phương và tiền tuyến, sức mạnh cả nước và
sức mạnh của ba dòng thác cách mạng trên thế giới, tranh thủ được sự đồng
tình giúp đỡ của cả Liên Xơ và Trung Quốc. Do đó đã tạo ra được sức mạnh
tổng hợp để dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước.
+ Đặt trong bối cảnh Việt Nam và quốc tế lúc bấy giờ, đường lối chung
của cách mạng Việt Nam đã thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của
Đảng ta trong việc giải quyết những vấn đề khơng có tiền lệ lịch sử, vừa đúng
với thực tiễn Việt Nam, vừa phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế của

thời đại.
+ Đường lối chiến lược chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗi
miền là cơ sở để Đảng chỉ đạo quân dân ta phấn đấu giành được những thành tựu
to lớn trong xây đựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thắng lợi chống
các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam.
1.2.2. Đƣờng lối trong giai đoạn 1965- 1975
* Bối cảnh lịch sử
Từ đầu năm 1965, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn và
phá sàn “chiến tranh đặc biệt”, quân Mỹ và quân các nước đổ vào miền Nam,
tiến hành cuộc “chiến tranh cục bộ” quy mô lớn, không quân, hải quân, phá
hoại miền Bắc. Đảng đã kịp thời đưa ra quyết định kháng chiến chống Mỹ
cứu nước. Tuy nhiên cũng có thuận lợi và khó khăn
* Nội dung đường lối
- Quyêt tâm và mục tiêu chiến lược: “ Nêu cao khẩu hiệu quyết tâm
đánh giặc cách mạngỹ xâm lược”, “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm
lược của Đế quốc Mỹ bất kể tình huống nào, để bảo vệ MIỀN BẮC, giải

13


phóng MIỀN NAM, hồn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong
cả nc, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nc nhà’.
- Phương châm và chỉ đạo chiến lược: Tiếp tục và đẩy mạnh cuộc chiến
tranh nhân dân chống chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam,đồng thời phát
động chiến tranh tranh nhân dân chống Mỹ chiến tranh phá hoại của Mỹ ở
miền bắc; thực hiện kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính
- Tư tưởng chỉ đạo và phương châm chiến đấu ở miền Nam: Giữ vững
và phát triển thế tiến công kiên quyết tấn công và lien tục tấn công. “tiếp tục
kiên trì phương châm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt
để vân dụng 3 mũi giáp công”, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược. trong

giai đoạn này,đấu tranh quân sự có tác dụng trực tiếp và giữ một vị trí ngày
càng quan trọng.
- Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh
tế,bảo đảm tiếp tục xây dựng miền bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phịng
trong điều kiện có chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống
chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ để bảo vệ vững chắc miền bắc xã hội
chủ nghĩa
- Nhiệm vụ và mối quan hệ giũa cuộc chiến đấu ở hai miền: Trong cuộc
đấu tranh chống mỹ của nhân dân cả nước, miền nam là tiền tuyến lớn, miền
bắc là hậu phương lớn. bảo vệ miền bắc là nhiệm vụ của cả nước, vì miền bắc
xã hội chủ nghĩa là hậu phương vững chắc trong cuộc chiến tranh chống
mỹ.phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ ở miền bắc và ra
sức tăng cường lực lượng miền bắc về mọi mặt nhằm đảm bảo chi viện đắc
lực cho miền nam càng đánh càng mạnh. Hai nhiệm vụ trên đây không tách
rời nhau, mà mật thiết gắn bó. c, Ý nghĩa đường lối
-Thể hiện quyết tâm đánh mỹ và thắng mỹ, tinh thần cách mạng tiến
công, tinh thần độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền nam,

14


thống nhất tổ quốc, phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng chung của toàn đảng
toàn quân, toàn dân ta.
- Thể hiện tư tưởng nắm vững và gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến
lược cách mạng trong hồn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau,
phù hợp với bối cảnh đất nước và bối cảnh quốc tế.
- Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân , toàn diện lâu dài, dựa
vào sức mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh
mới để dân tộc ta đủ sức đánh thắng bước leo thang mới của đế quốc mỹ.

1.3. CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN NĂM 1975, BƢỚC
PHÁT TRIỂN CAO NHẤT CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM TRONG 30
NĂM CHIẾN TRANH GIẢI PHĨNG

1.3.1. Cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy mùa xuân năm 1975, đỉnh cao là
chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
* Chiến dịch tiến công Tây Nguyên (4-3 đến 24-3-1975)
Bước vào mùa Xuân năm 1975, ta chọn Nam Tây Nguyên làm hướng
đột phá chiến lược cho cuộc tổng tiến công. Chiến dịch được mở ra với ý định
ban đầu là giải phóng vùng Nam Tây Nguyên, trước hết là thị xã có ý nghĩa
chiến lược Bn Ma Thuột.
Sau các hoạt động nghi binh tích cực thu hút địch lên hướng bắc, từ
ngày 4-3-1975, bộ đội ta bước vào tác chiến tạo thế, chặt đứt giao thông địch
trên trục đường 19 và 21, chia cắt chiến lược các tập đoàn địch ở Tây Nguyên
và đồng bằng. Ngày 8-3, Sư đoàn 302 diệt cứ điểm Cẩm Ga, chiếm giữ đường
14 ở khu vực này, chia cắt chiến dịch quân địch ở Bắc và Nam Tây Nguyên.
Từ 9 đến 10-3, chính thức bước vào tác chiến chiến dịch, Sư đoàn 10 tiêu diệt
căn cứ Đức Lập.

15


Ngày 10-3, Sư đoàn 316, Trung đoàn 95b, Trung đoàn 198 đặc công
đồng loạt mở 5 mũi tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột. Đây là trận đánh
then chốt chủ yếu. Sau hơn một ngày chiến đấu quyết liệt, trưa 11-3, ta giải
phóng thị xã.
Từ 14 đến 18-3, Sư đồn 10, Trung đồn 25 tiến cơng lực lượng địch
đổ bộ trực thăng trên đường 21, Đông Bắc thị xã Bn Ma Thuột, tiêu diệt Sư
đồn 23 và Liên đồn biệt động quân 21, đập tan ý đồ phản kích của địch.
Bị thất bại nhanh chóng và nặng nề, trước tình huống khơng cịn lực

lượng cơ động ứng cứu, ngụy quyền Sài Gòn buộc phải ra lệnh rút bỏ Bắc
Tây Ngun để bảo tồn lực lượng cịn lại của Qn đoàn 2. Khoét sâu sai
lầm của địch, ta tung Sư đồn 320 vào truy kích, tập kích tập đồn địch rút
chạy trên đường 7, từ 17 đến 23-3, tiêu diệt hầu hết lực lượng này gồm 1
trung đoàn bộ binh, 5 liên đoàn biệt động quân, 3 thiết đoàn và các đơn vị
khác, giải phóng Cheo Reo, Củng Sơn.
Đồng thời, từ 18 đến 24-3, Sư đoàn 968, Trung đoàn 95a, và Trung
đồn 271 tiến vào giải phóng các thị xã Kon Tum, Plâyku, Gia Nghĩa.
Phát triển thắng lợi, từ 2-3 đến 3-4, các sư đoàn Tây Nguyên tiến xuống
duyên Hải Trung Trung Bộ, tiêu diệt Lữ đoàn dù 3, Trung đồn 40, Liên đồn
24, cùng bộ đội bạn giải phóng Bình Khê, Phú n, Nha Trang, Cam Ranh,
kết thúc dịn dã Chiến dịch Tây Nguyên.
* Chiến dịch tiến công Huế - Đà Nẵng (21 đến 29-3-1975)
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng là một chiến dịch trong các chiến dịch lớn
của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Mùa xuân năm 1975 do Quân Giải phóng
miền Nam Việt Nam phát động, dẫn đến kết thúc thành công cuộc Kháng
chiến chống Mỹ. Chiến dịch này bắt đầu từ ngày 5 tháng 3 đến ngày 29 tháng
3 năm 1975 sau khi chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu được một ngày. Diễn biến
các hoạt động quân sự của chiến dịch bao gồm ba chiến dịch nhỏ hơn được

16


tiến hành gối nhau về thời gian: Chiến dịch Trị Thiên 1975, Chiến dịch NamNgãi và Chiến dịch Đà Nẵng.
Giống như ở Tây Nguyên, sự can thiệp của tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu với chiến lược "cố thủ" mới của ông ta cũng là một trong những
nguyên nhân đưa đến việc Quân khu I thất thủ. Kết quả của chiến dịch này là
Quân đoàn I Quân lực Việt Nam Cộng hoà phải rút bỏ Quân khu I. Để tránh
nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, Quân đoàn II phải bỏ lại toàn bộ địa bàn ven
biển miền Trung Trung bộ. Hai qn đồn này sau đó đã phải giải thể. Những

đơn vị cịn lại được sáp nhập vào Qn đồn III. Tuyến phòng thủ của Quân
lực Việt Nam Cộng hòa đã lùi từ mức 1 (giữ Huế-Đà Nẵng trở vào) xuống
dưới mức 5 (giữ Ninh Thuận trở vào), làm phá sản những dự kiến hồi tháng 8
năm 1974 trong bản Kế hoạch quân sự Lý Thường Kiệt 1975 cũng như kế
hoạch phòng thủ 5 mức đã được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vạch ra ngày
11 tháng 3 năm 1975. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam có thời cơ để
đẩy nhanh sự tan rã của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và sự sụp đổ của Việt
Nam Cộng hoà.
* Chiến dịch Hồ Chí Minh
Chiến dịch Hồ Chí Minh, tên nguyên thủy là Chiến dịch giải phóng Sài
Gịn - Gia Định, là chiến dịch cuối cùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt
Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và cũng là
chiến dịch cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là chiến dịch
quân sự có thời gian diễn biến ngắn nhất trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra
từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 (tại Sài Gòn) và kéo theo
các cuộc nổi dậy vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại
Đồng bằng sông Cửu Long trong hai ngày 1 và 2 tháng 5. Chiến dịch này dẫn
đến kết quả là chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự

17


×