Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghệ thuật tiến hành chiến tranh du kích của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược( 1951 1952)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.87 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
*****************************

LÊ THỊ TÙNG DƯƠNG

NGHỆ THUẬT TIẾN HÀNH CHIẾN
TRANH DU KÍCH CỦA QUÂN VÀ DÂN
TA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
(1951-1952)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

HÀ NỘI – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
*****************************

LÊ THỊ TÙNG DƯƠNG

NGHỆ THUẬT TIẾN HÀNH CHIẾN
TRANH DU KÍCH CỦA QUÂN VÀ DÂN
TA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
(1951-1952)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Người hướng dẫn khóa luận



Đại tá, TS. Phan Xuân Dũng

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn Đại tá, TS. Phan Xuân Dũng đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn em hoàn thành khóa luận.
Em xin được chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các cán bộ, giảng viên
Trung tâm GDQP&AN Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại Trung tâm và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin được cảm ơn sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè,
người thân trong quá trình học tập, rèn luyện và thực hiện khóa luận.
Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, nên khóa luận không tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô
và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2018
Tác giả đề tài

Lê Thị Tùng Dương


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu
của riêng em, dưới sự hướng dẫn của Đại tá, TS. Phan Xuân Dũng.
Nếu sai, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2018

Tác giả đề tài

Lê Thị Tùng Dương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT TIẾN
HÀNH CHIẾN TRANH DU KÍCH ............................................................................ 5
1.1. Quan niệm về nghệ thuật tiến hành chiến tranh du kích .................................. 5
1.1.1. Khái niệm về chiến tranh du kích .................................................................. 5
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh du kích ............................................. 6
1.2. Đặc điểm chiến tranh du kích ......................................................................... 10
1.2.1. Địa bàn tác chiến ......................................................................................... 11
1.2.2. Lực lượng tiến hành chiến tranh du kích ..................................................... 14
1.2.3. Phương thức tiến hành chiến tranh du kích ................................................. 15
1.3. Kinh nghiệm tiến hành chiến tranh du kích trong lịch sử chống ngoại
xâm của dân tộc ..................................................................................................... 18
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................ 22
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH DU KÍCH
CỦA DÂN TỘC TA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC
DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1951-1952) VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............... 23
2.1. Bối cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1951-1952 ........ 23
2.1.1. Tình hình địch .............................................................................................. 23
2.1.2. Tình hình ta .................................................................................................. 24
2.2. Nghệ thuật tiến hành chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp giai đoạn 1951-1952............................................................ 24
2.2.1. Đường lối chỉ đạo kháng chiến của Đảng.................................................... 24
2.2.2. Đẩy mạnh chiến tranh du kích trong giai đoạn 1951-1952 ......................... 26
2.3. Bài học kinh nghiệm tiến hành chiến tranh du kích trong giai đoạn

1951-1952 .............................................................................................................. 36
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................ 38
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH
DU KÍCH VÀO CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY ...................... 39
3.1. Tình hình an ninh thế giới, khu vực và trong nước hiện nay ......................... 39
3.1.1. Tình hình thế giới và khu vực ...................................................................... 39


3.1.2. Tình hình trong nước ................................................................................... 40
3.2. Vận dụng nghệ thuật tiến hành chiến tranh du kích vào chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc hiện nay ............................................................................................... 42
3.2.1. Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân theo hướng cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại ............................................................... 44
3.2.2. Xây dựng cơ sở trong quần chúng nhân dân rộng rãi, vững mạnh,
phát triển lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ rộng khắp và chất
lượng ...................................................................................................................... 46
3.2.3. Kết hợp giữa hiện đại và thô sơ, vũ khí trang bị phải phù hợp với tổ
chức lực lượng vũ trang, điều kiện kinh tế, địa hình tác chiến và cách đánh
của ta ...................................................................................................................... 47
3.2.4. Kết hợp chặt chẽ chiến tranh nhân dân địa phương với tác chiến của
các binh đoàn chủ lực ở các quy mô và hình thức phù hợp................................... 48
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................ 50
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 52


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam
đã phải đương đầu với rất nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của những kẻ thù

lớn mạnh hơn cả về tiềm lực kinh tế và quân sự. Vượt qua hết thảy những khó
khăn về chênh lệch lực lượng, tranh bị vũ khí dân tộc ta đã kiên cường chiến
đấu giành nhiều chiến công oanh liệt, đánh bại các cường quốc để bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Có được những thắng lợi vẻ
vang đó là nhờ có sức mạnh của toàn dân, của cả dân tộc, nhờ vào đường lối
lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản.
Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng - là đầu mối giao thông từ Bắc
xuống Nam, từ Tây sang Đông, nơi giao lưu giữa văn hóa Trung Hoa và Ấn
Độ. Do vậy, ngay từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã
luôn bị các thế lực ngoại bang nhòm ngó, xâm lược. Các thế lực xâm lược
Việt Nam qua các thời kỳ đều là những nước lớn mạnh hơn ta gấp nhiều lần
về kinh tế, quân sự. Đứng trước thách thức đó, cha ông ta đã tìm tòi, sáng tạo
nhiều cách đánh địch hiệu quả tiến hành nhiều hình thức chiến tranh độc đáo,
trong đó nổi bật là “du kích chiến”. Đây là cách thức để thực hiện nghệ thuật
“lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh”, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất
nước. Nhờ vậy mà qua thực tiễn các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo
vệ Tổ quốc, chúng ta luôn giành thắng lợi.
Từ trước đến nay, trong các cuộc chiến tranh ta luôn ở trong tình thế
phải “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”. Muốn giành thắng lợi trong
điều kiện khó khăn ấy buộc dân tộc ta phải có lối đánh và hình thức tổ chức
chiến tranh linh hoạt sáng tạo để phù hợp với điều kiện đất nước. Nghệ thuật
tiến hành chiến tranh du kích được hình thành xuất phát từ yêu cầu đó. Trải

1


qua thời gian lịch sử lâu dài nghệ thuật tiến hành chiến tranh du kích ngày
càng được hoàn thiện và phát triển đỉnh cao là ở thời đại Hồ Chí Minh khi có
Đảng cộng sản lãnh đạo.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Du kích là cách đánh giặc của dân tộc bị áp

bức chống đế quốc”. Chiến tranh du kích là hình thức tác chiến điển hình của
các nước nhỏ do sự chênh lệch về lực lượng, trang bị kỹ thuật. Trong cuộc
kháng chiến chống Pháp xâm lược lần 2 đặc biệt là ở giai đoạn 1951-1952,
chiến tranh du kích đã phát triển đến đỉnh cao đóng một vai trò quan trọng đối
với thắng lợi của dân tộc ta, tạo nền tảng để phát huy sức mạnh của mình trên
chiến trường chính. Đảng ta đã sáng suốt đề ra đường lối, phát động chiến
tranh du kích rộng khắp, có phương hướng tác chiến phù hợp. Trong những
năm 1951-1952, chiến tranh du kích được đẩy mạnh trên mọi mặt trận làm
tiền đề chuẩn bị tốt mọi điều kiện sẵn sàng chuẩn bị cho trận quyết chiến
chiến lược 1954. Cùng với sự thất bại của thực dân Pháp là sự phát triển hoàn
thiện của chiến tranh du kích. Nghệ thuật tiến hành chiến tranh du kích độc
đáo đã phát huy thế mạnh của toàn dân tộc ta đánh đuổi thực dân Pháp và
hàng loạt những chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ một cường quốc thế
giới. Cho đến nay chiến tranh du kích Việt Nam vẫn là bài toán khó lý giải
đối với các nước xâm lược.
Hiện nay, tình hình an ninh thế giới còn bất ổn có nhiều biến động,
xung đột tôn giáo sắc tộc, tranh chấp chủ quyền vấn đề biển đảo vẫn diễn ra
liên tục. Đối mặt với tình hình phức tạp đó, cách mạng Việt Nam phải luôn
trong tư thế sẵn sàng đối mặt với thách thức xảy ra nguy cơ chiến tranh. Vì
vậy việc nghiên cứu nghệ thuật tiến hành chiến tranh du kích là cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi đã chọn “Nghệ thuật tiến hành
chiến tranh du kích của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược 1951-1952” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2


2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích làm sâu sắc thêm nghệ thuật tiến hành chiến tranh du kích
của quân và dân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1951-1952). Vận

dụng nghệ thuật tiến hành chiến tranh du kích vào chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
trong giai đoạn mới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của nghệ thuật tiến hành
chiến tranh du kích của dân tộc ta.
Nghiên cứu, làm rõ nghệ thuật tiến hành chiến tranh du kích của dân
tộc ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1951-1952.
Rút ra bài học kinh nghiệm, vận dụng nghệ thuật tiến hành chiến tranh
du kích vào giai đoạn cách mạng mới của đất nước.
4. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật tiến hành chiến tranh du kích của quân và dân ta trong
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1951-1952.
5. Phạm vi nghiên cứu
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1951-1952 và sự vận
dụng của Đảng ta vào chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp lịch sử,
phương pháp phân tích, phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, phương
pháp tổng kết kinh nghiệm.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của nghiên cứu góp phần làm rõ thêm nét đặc sắc độc đáo
trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh du kích của dân tộc ta đặc biệt là giai
đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp 1951-1952.

3


7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Vận dụng nghệ thuật tiến hành chiến tranh du kích vào chiến tranh bảo

vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
8. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nghệ thuật tiến hành chiến tranh
du kích.
- Chương 2: Nghệ thuật tiến hành chiến tranh du kích của dân tộc ta
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1951-1952) và
bài học kinh nghiệm.
- Chương 3: Vận dụng nghệ thuật tiến hành chiến tranh du kích vào
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

4


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT
TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH DU KÍCH
1.1. QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH DU KÍCH

1.1.1. Khái niệm về chiến tranh du kích
Chủ nghĩa Mác- Lênin quan niệm: Chiến tranh là hiện tượng chính trị xã hội mang tính chất lịch sử, là hoạt động đấu tranh vũ trang giữa các tập
đoàn người trong một nước, hoặc giữa các nước nhằm thực hiện mục đích
chính trị nhất định. Ngày nay, chiến tranh bằng hình thức đấu tranh vũ trang
được coi là hình thức cuối cùng giải quyết vấn đề xung đột giữa các lực lượng
chính trị với nhau. Tùy vào khả năng huy động các nguồn lực phục vụ nhu
cầu chiến tranh mà các lượng lực tham chiến sẽ sử dụng phương thức tiến
hành chiến tranh như chiến tranh du kích, chiến tranh chính quy.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Du kích là đánh úp hay đánh lén, đánh
lúc kẻ thù không ngờ, không phòng. Du kích là cách đánh giặc của dân tộc bị

áp bức chống đế quốc. Đế quốc có khí giới tốt, có quân đội đàng hoàng, quân
du kích không có khí giới tốt, chưa thành quân đội đàng hoàng, nhưng quân
du kích được dân chúng ủng hộ, thuộc địa hình, địa thế, khéo lợi dụng đêm
tối, mưa nắng, khéo xếp đặt kế hoạch, nên quân du kích vẫn có thể đánh được
đế quốc”.
Chiến tranh du kích là một bộ phận rất cơ bản của chiến tranh nhân
dân, là hình thức đấu tranh vũ trang của các tầng lớp nhân dân rộng rãi, chủ
yếu là các lực lượng vũ trang và nửa vũ trang địa phương nhỏ yếu hoặc tương
đối nhỏ yếu, chống lại quân địch có trang bị mạnh.
Theo wikipedia.org: “Chiến tranh du kích là một từ Hán - Việt chỉ một
loại hình chiến tranh không thông thường được phe, nhóm quân sự nhỏ và yếu

5


hơn, cơ động hơn áp dụng đối với kẻ thù lớn mạnh hơn và kém cơ động hơn.
Lối đánh du kích bao gồm các cuộc phục kích, đánh bất ngờ, chớp nhoáng và
rút lui nhanh. Mục tiêu của các cuộc tấn công du kích là những yếu điểm của
kẻ thù”.
Trên cơ sở đó, có thể khái quát chiến tranh du kích là: Loại hình chiến
tranh sử dụng phương thức đánh du kích, bất ngờ nhằm chống lại đối phương
có ưu thế hơn về sức mạnh quân sự được tiến hành bởi các lực lượng quân sự
mà nòng cốt là dân quân du kích và lực lượng vũ trang địa phương.
Ở Việt Nam chiến tranh du kích trở thành một trong những phương
thức tiến hành chiến tranh trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến
chống Mỹ, trong đó tư tưởng không ngừng tiến công địch và kiên trì trụ bám,
làm chủ làng, xã, kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính quy, đấu tranh vũ trang
với đấu tranh chính trị, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quân chúng
giành và giữ quyền làm chủ ở cơ sở là đặc trưng riêng của chiến tranh du kích
ở Việt Nam. Trong điều kiện lực lượng vũ trang cách mạng còn nhỏ bé, ta chỉ

có thể dùng chiến tranh du kích, lấy dân quân tự vệ và du kích làm lực lượng
nòng cốt tác chiến linh hoạt kết hợp mọi vũ khí thô sơ và hiện đại, kết hợp
đánh tiêu diệt nhỏ với đánh tiêu hao rộng rãi làm cho địch từ thế chủ động tấn
công phải chuyển sang thế bị động phòng thủ. Tuy có lực lượng đông nhưng
địch phải dàn ra chiếm đóng làm mất hoặc giảm hẳn sức cơ động và bộc lộ
nhiều sơ hở tạo điều kiện và cơ hội cho chủ lực ta chủ động đánh địch.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh du kích
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh du kích và căn cứ địa cách mạng
là một bộ phận cấu thành của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ
Chí Minh về chiến tranh du kích và căn cứ địa cách mạng được hình thành và
phát huy tác dụng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, góp phần làm nên
thắng lợi của sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giải phóng dân tộc. Tư tưởng

6


này còn được kế thừa và phát triển một cách sáng tạo trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, đem lại thành công to lớn. Kế thừa và phát huy chủ
nghĩa Mác-Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, am hiểu
sâu sắc truyền thống, kinh nghiệm đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc:
“Cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc”, “trăm họ ai cũng là binh”, “giặc đến
nhà, đàn bà cũng đánh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đúng vai trò quyết
định của nhân dân trong vận động cách mạng, chiến tranh nhân dân giành
chính quyền cũng như trong chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc
mà chiến tranh du kích là một bộ phận quan trọng trong đó.
Kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, Người đã nêu cao truyền
thống dân tộc với những lời tâm huyết: “Tấm gương oanh liệt của các bậc lão
tiền bối như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Lương Ngọc Quyến còn
treo đó. Tinh thần anh dũng của các liệt sĩ ở Thái Nguyên, Yên Bái, Nghệ An
hãy còn đây. Những cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Bắc Sơn, Đô Lương vừa rồi đã

tỏ rằng: Đồng bào ta quyết nối gót người xưa, phấn đấu, hy sinh đặng phá tan
xiềng xích” [5]. Các anh hùng dân tộc và các địa danh lịch sử kể trên đều để
lại những bài học quý báu về chiến tranh du kích và căn cứ địa kháng chiến
mà Người luôn nhắc nhở phải khai thác, vận dụng... Trong suốt cuộc đấu
tranh chống thực dân Pháp (1945-1954), Người chăm lo phát huy truyền
thống chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, trong đó có kinh nghiệm xây
dựng lực lượng và căn cứ địa kháng chiến của ông cha.
Nghiên cứu về chiến tranh du kích, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết
những kinh nghiệm từ những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới,
điển hình là cách mạng Trung Quốc. Trong Thư từ Trung Quốc đăng trên
báo Tiếng nói của chúng ta ngày 16-4-1939, Người thông tin cụ thể về các
biện pháp tổ chức lực lượng du kích và hoạt động của du kích từ các căn cứ
địa. Trong bài Chủ nghĩa anh hùng của công nhân Trung Quốc trong chiến

7


tranh chống Nhật Người viết: “… công nhân... được tổ chức thành những đội
du kích” [5]. Công nhân được huấn luyện về chiến thuật du kích và được
trang bị vũ khí, mỗi người được cung cấp một khẩu súng trường... Du kích
quấy rối địch, làm cho chúng mất ăn, mất ngủ... Tổ chức nông dân thành các
đội tự vệ, phái họ đi phá hoại..., tổ chức những cuộc phục kích làm chệch
bánh xe của các đoàn tàu, tiến công Nhật, trừ bỏ bọn phản bội, những tên thân
Nhật có nhiều thế lực nhất và tích cực nhất đã bị treo cổ, lấy vũ khí của Nhật
để tự trang bị, tìm cách đánh cắp được cả sơn pháo, tiến hành binh vận: khêu
gợi lòng nhớ quê hương và thức tỉnh tinh thần yêu nước của binh lính đối
phương, làm tê liệt các hoạt động của địch (điện tắt, máy điện thoại bị cắt,
đường sá bị chặn lại), bất ngờ phản công địch thu vũ khí, từ bí mật chuyển
sang chiến tranh công khai [5]. Còn về chiến thuật chiến tranh du kích, Người
viết: “anh em du kích chúng tôi đánh giặc chủ yếu bằng mưu mẹo và sự bất

ngờ. Nếu khi họ thấy chưa chắc thắng được kẻ địch thì họ chưa đánh. Một tên
tư lệnh Nhật đã nói một cách chua chát rằng nói đến du kích là làm cho hắn
đau đầu... bọn người Trung Quốc đó không biết tiến hành chiến tranh như
những người văn minh. Chúng tiến công khi người ta bất ngờ nhất. Khi người
ta đi tìm chúng, thì không thấy chúng đâu cả” [5].
Biểu hiện tập trung của tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh du kích
và căn cứ địa là công trình tác phẩm Cách đánh du kích của Người, viết năm
1941. Mở đầu công trình, Người khẳng định: “Du kích là cách đánh giặc của
dân tộc bị áp bức chống đế quốc. Chuyến này chúng ta vũ trang khởi nghĩa
đánh Tây - Nhật, chính dùng lối du kích mà đánh. Biết đánh du kích thế nào
cũng thắng lợi”. Trong tác phẩm Người đã trình bày một cách ngắn gọn “Du
kích là đánh úp, đánh lén, đánh lúc kẻ thù không ngờ, không phòng”. Vì sao
phải đánh du kích? đến tổ chức đội du kích…cách đánh du kích với 4 nguyên
tắc: Giữ quyền chủ động, hết sức nhanh chóng, bao giờ cũng giữ thế công,

8


phải có kế hoạch thích hợp chu đáo và vận dụng 4 mẹo trong truyền thống
đánh giặc của tổ tiên ta trong quá trình dựng nước và giữ nước, đó là: “Tránh
chỗ mạnh đánh chỗ yếu, náo phía Đông đánh phía Tây, tránh trận gay go,
không sống chết giữ đất khi không cần thiết (tiến thoái hợp lý), hoá chỉnh vi
linh, hoá linh vi chỉnh (biết phân tán khi cần biết tập trung), mình yên đánh
quân thù động, mình khoẻ đánh quân thù mệt”. Chỉ rõ cho du kích 9 động tác
đánh giặc: đó là lừa gạt quân giặc, trinh thám, làm cho giặc khốn đốn… làm
cho giặc mịt mù hoảng hốt (quân ta ít giặc tưởng là đông, súng ta ít địch
tưởng là nhiều), tập kích, phục kích, truy kích quân địch. Tác phẩm được xem
như một chương trình huấn luyện, là cẩm nang cho các nhà lãnh đạo chiến
tranh du kích và cho từng du kích quân.
Ngoài ra, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh du kích còn được thể

hiện trong những bài nói, bài viết của Người như Bài ca du kích(1942), Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến(1946), Gửi nam nữ chiến sĩ dân quân tự vệ và
du kích toàn quốc(1947), Thư gửi hội nghị dân quân toàn quốc(1948),Thư gửi
báo quân du kích(1949), Bài nói tại hội nghị chiến tranh du kích(1952),….
Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh là tư tưởng chiến
tranh nhân dân là cuộc chiến tranh toàn dân toàn diện, được phát triển đỉnh cao
trong thời đại Hồ Chí Minh. Chiến tranh du kích là một bộ phận rất cơ bản của
chiến tranh nhân dân vì đó là hình thức đấu tranh vũ trang rộng rãi nhất, linh
hoạt nhất, bất cứ ai, dùng vũ khí gì, không cần thoát ly sản xuất cũng có thể
tham gia đánh giặc khiến cho địch đi đến đâu cũng bị quần chúng cách mạng
bao vây, đánh tỉa, phải hoang mang sợ hãi, mất hết tinh thần chiến đấu. Nó là
một đặc điểm rất ưu thế của chiến tranh nhân dân vì chỉ có nhân dân cách
mạng, có trình độ giác ngộ cách mạng sâu sắc quyết đứng dậy đánh giặc giữ
bản, giữ làng mới phát huy được hết tinh thần sáng tạo, cách đánh linh hoạt của
chiến tranh du kích khiến cho bọn xâm lược không có cách nào chống đỡ nổi.

9


1.2. ĐẶC ĐIỂM CHIẾN TRANH DU KÍCH

Chiến tranh du kích là một trong hai phương thức tiến hành chiến tranh
cách mạng của nhân dân ta, là một bộ phận cơ bản làm nên chiến tranh nhân
dân. Nét đặc sắc của chiến tranh du kích Việt Nam là tư tưởng tiến công địch,
kiên trì bám làng xã, phố phường, phát động toàn dân vũ trang, toàn dân đánh
giặc nhằm chống lại quân xâm lược đông, trang bị vũ khí mạnh. Đã là chiến
tranh du kích thì không nhất thiết phải phân ra mặt trận. Đâu có địch là đánh,
đánh bằng mọi cách và mọi thứ vũ khí, phát động nhân dân tham gia mọi hình
thức đấu tranh chống địch vừa dùng vũ khí vừa dùng mưu mẹo đánh địch làm
cho chúng ăn không ngon ngủ không yên, phải hao mòn mỏi mệt, phải phân

tán đối phó mọi nơi, giam chân địch ở từng vùng, tạo điều kiện cho bộ đội
chủ lực chủ động đánh địch ở nững nơi cần thiết. Mục đích của chiến tranh du
kích là tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, giữ gìn lực lượng chính trị và kinh tế
của ta, tạo điều kiên để xây dựng và phát triển thêm lực lượng phát triển lên
chiến tranh chính quy và phối hợp với chiến tranh chính quy để đánh địch. Để
chiến tranh du kích thực hiện có hiệu quả thì ngoài việc xác định đường lối
đúng đắn cần chú trọng vấn đề xây dựng căn cứ địa, hình thành lực lượng và
sử dụng các phương thức tác chiến.
Chiến tranh du kích ở khắp nơi có tác dụng khoét sâu mâu thuẫn giữa
tập trung và phân tán binh lực của quân xâm lược. Để tiến công quân sự, địch
cần tập trung lực lượng, nhưng để giành đất, giữ dân, chúng buộc phải phân
tán lực lượng trong những hệ thống đồn bốt dày đặc. Vì thế, càng mở rộng địa
bàn chiếm đóng, lực lượng quân sự của đối phương càng bị dàn mỏng, khả
năng tác chiến của địch cũng bị yếu đi. Đó lại là điều kiện thuận lợi để phát
triển chiến tranh du kích. Phát triển chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng
dân quân du kích bảo đảm có lực lượng tại chỗ rộng khắp, có khả năng giải
quyết yêu cầu tác chiến tập trung và phân tán, chủ động đánh địch trong mọi

10


lúc mọi nơi, kết hợp nhiều hình thức và quy mô tác chiến, thường xuyên chiến
đấu giam chân, tiêu hao và chia cắt địch. Bằng hình thức chiến tranh du kích,
mọi người Việt Nam yêu nước đều có thể tham gia đánh giặc.
1.2.1. Địa bàn tác chiến
Một là lựa chọn địa hình, địa lợi có vị trí hiểm yếu, có lợi cho ta, bất
lợi cho địch, được quần chúng đồng tình ủng hộ.
Địa bàn tác chiến của chiến tranh du kích tùy theo tình hình của lực
lượng du kích. Có thể là rừng rậm, đô thị hoặc thậm chí là ngay trong lòng
địch. Nơi đây thường là nơi có những lợi thế về hậu cần tại chỗ, vị trí ẩn nấp

thuận lợi, nguồn bổ sung lực lượng, trang bị đạn dược hoặc có địa hình có lợi
để lực lượng du kích có thể chiến đấu về lâu về dài. Địa bàn đó phải tương đối
an toàn cho lực lượng du kích huấn luyện, nghỉ ngơi, cất giấu súng đạn, vũ
khí,.... và khó có khả năng bị địch phát hiện. Trong trường hợp bị địch phát
hiện lực lượng du kích cũng có thể phân tán lực lượng để ẩn nấp nhằm bảo
toàn lực lượng.
Trong đó, cùng với “địa thế, địa hình” cần quan tâm tới yếu tố “địa
chính trị”, tức là sự ủng hộ, che chở của quần chúng cách mạng. Tác
phẩm Cách đánh du kích của Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nơi ấy phải có
địa thế hiểm yếu che chở và quần chúng cảm tình ủng hộ”. Muốn đánh du
kích cần phải có dân chúng tham gia và giúp sức. “Du kích như cá, dân chúng
như nước. Cá không có nước thì cá chết, du kích không có dân chúng thì du
kích chết”. Có thể nói thắng lợi của chiến tranh du kích là do quân dân một
lòng chung sức chiến đấu, bởi thế căn cứ địa phải gắn với nhân dân, gắn với
làng xã, quân du kích bảo vệ nhân dân, quần chúng nhân dân che chở du kích.
Hai là xây dựng các địa bàn căn cứ du kích có lực lượng quần chúng
cách mạng ủng hộ, bảo vệ làm tăng sức mạnh khi tác chiến và thuận lợi cho
ta chủ động tiến công hay phòng thủ.

11


Ngay khi thực hiện chiến lược chiến tranh du kích, Trung ương Đảng
đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: Quy luật của chiến tranh du
kích là dựa vào quần chúng, là sinh sôi nảy nở, là cơ động, linh hoạt, biến hóa
không cùng, lúc tập trung khi phân tán, luôn luôn giữ thế chủ động. Địa bàn
tác chiến phải có lực lượng quần chúng cách mạng ủng hộ, bảo vệ. Lực lượng
quần chúng phải được giác ngộ. Trong Cách mạng Tháng Tám ở những căn
cứ địa mạnh, đại đa số quần chúng đều được tổ chức vào Mặt trận Việt Minh.
Như ở Cao Bằng - Bắc Kạn, đã có những “xã hoàn toàn”, “châu hoàn toàn”,

những nơi tất cả quần chúng đều gia nhập Việt Minh - tức là có ưu thế về địa
chính trị. Phải thành lập cho được chính quyền cách mạng ở khu căn cứ.
Chính quyền cách mạng không chỉ bảo đảm an ninh trật tự, phòng gian, trừ
gian, diệt tề... cho khu căn cứ, mà còn có thể vận động quần chúng ủng hộ về
kinh tế, vũ khí cho khu căn cứ. Chính quyền đó, trong Cách mạng Tháng Tám
lúc đầu còn là Ủy ban Việt Minh, làm nhiệm vụ chính quyền cách mạng khi
chính quyền địch ở cơ sở còn tồn tại. Sau khi xóa được chính quyền địch mới
tiến lên thành lập các ủy ban giải phóng rồi ủy ban nhân dân cách mạng. Nhờ
có chính quyền căn cứ địa ra đời mới phát huy được tính địa kinh tế, địa văn
hóa của căn cứ. Việc xây dựng chính quyền căn cứ địa là vô cùng quan trọng,
như đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã nhấn mạnh: “Chưa thành lập được chính
quyền địa phương thì căn cứ địa khó thành lập và không thể củng cố được”.
Phải liên tục phát triển lực lượng vũ trang từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh.
Từ các đội tự vệ phải tiến lên xây dựng các đội tự vệ chiến đấu, các đội du
kích địa phương, rồi du kích thoát ly. Trong quá trình vận động Cách mạng
Tháng Tám, nhiều căn cứ địa cách mạng đã ra đời, ở khắp mọi nơi lực lượng
quân sự ra đời và chiến tranh du kích phát triển. Những căn cứ địa lớn đều trở
thành các chiến khu cách mạng như: Căn cứ địa Cao Bằng - Bắc Kạn; căn cứ
địa Bắc Sơn - Võ Nhai; căn cứ địa Quỳnh Lưu (Nho Quan - Ninh Bình); căn

12


cứ địa Đông Triều - Chí Linh (Hải Dương) (sau được mệnh danh là đệ nhất,
đệ nhị, đệ tam, đệ tứ chiến khu); căn cứ địa Ba Tơ sau chuyển về xuôi phát
triển thành căn cứ liên hoàn Vĩnh Sơn - Núi Lớn (Quảng Ngãi); căn cứ U
Minh ở cực nam Nam Bộ. Khi trải rộng ra nhiều căn cứ địa vừa và nhỏ ở hầu
khắp các địa phương trong toàn quốc, còn gọi là các chiến khu, khu du kích.
Ba là lấy hậu phương làm địa bàn tác chiến, đẩy mạnh hoạt động ở
vùng sau lưng địch.

Hội nghị cán bộ Trung ương họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vào cuối tháng 4 năm 1947 tại Việt Bắc đã chủ trương: “Phát triển du
kích chiến ngay trong vùng địch kiểm soát, và ngay trong các thành phố địch
tạm thời làm chủ, vừa tiêu hao vừa tiêu diệt địch”. Lực lượng du kích đóng
quân phân tán trong nhân dân vừa chiến đấu vừa làm công tác dân vận tích
cực củng cố hậu phương, căn cứ địa cách mạng, dân quân du kích cùng nhân
dân bám địa phương đánh giặc từng bước phá vỡ âm mưu bình định của địch.
Sau một thời gian ngắn nhiều căn cứ du kích đã được hình thành ở vùng sau
lưng địch, như căn cứ Lang Tài (Bắc Ninh), Kinh Môn (Hồng Quảng),
Mường Bó, Kim Nọi, Bàn Kết, Mường Lung (Tây Bắc),… Đây là những căn
cứ của từng tỉnh, từng huyện, nằm giữa những vùng có cơ sở chính trị đang
không ngừng được củng cố và mở rộng tạo cơ sở phát triển dần sang nhiều
vùng khác. Đồng thời nhiều nơi còn xây dựng những pháo đài chiến đấu ngay
trong lòng địch. Tiêu biểu như làng chiến đấu Vật Lại (Sơn Tây), Hùng
Thắng (Kiến An), Cự Nẫm, Cảnh Dương, Hưng Đạo (Quảng Bình),…
Với làng chiến đấu và căn cứ du kích hình thành ở nhiều nơi, hình thái
chiến tranh xen kẽ, cài răng lược giữa ta và địch xuất hiện ngày càng rõ rệt.
Tại các căn cứ, các đội du kích tập trung được củng cố, lớn mạnh nhanh
chóng cả về số lượng và chất lượng.

13


1.2.2. Lực lượng tiến hành chiến tranh du kích
Đảng và Hồ Chí Minh hết sức quan tâm chỉ đạo xây dựng lực lượng
dân quân du kích và nhấn mạnh vai trò của chiến tranh du kích: "Dân quân tự
vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một
bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào
lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã". "Làng nào, huyện
nào, tỉnh nào cũng có du kích, thì nó thành một tấm lưới sắt, một thứ "thiên la

địa võng" mà địch không tài nào thoát ra được".
1.2.2.1. Lực lượng tại chỗ, dân quân hoặc người dân địa phương
được đào tạo qua về vũ khí
Chiến tranh du kích thường sử dụng lực lượng tác chiến nhỏ. Gồm những
người thông thạo địa hình khu vực tác chiến, có thể dân quân hoặc người dân
bản địa được đào tạo qua về vũ khí. Tại Việt Nam, lực lượng tác chiến tham gia
đánh du kích chủ yếu là cách đánh của người dân, có súng và không có súng, có
khi chỉ dùng giáo mác gậy gộc, như vậy bất kỳ đàn ông, đàn bà, người già, người
trẻ đều có thể đánh được, tạo nên một hình thái chiến tranh thực sự của toàn dân.
Những đơn vị bộ đội nhỏ cũng tham gia đánh du kích, thường ở mức tổ đội, tiểu
đội, trung đội, có khi đến đại đội. Quần chúng nhân dân rộng rãi sẽ tiến hành
những hoạt động chiến đấu thích hợp với khả năng của mình, trong đó không ít
hoạt động mà chỉ họ, những người dân, mới làm được. Đây là một đặc điểm cơ
bản trong kháng chiến toàn dân của ta. Nó cho phép ta duy trì cuộc chiến đấu ở
những vùng tạm chiếm, ở những nơi không có quân đội hoặc quân đội đã rút đi.
Nói cách khác, lực lượng sử dụng trong chiến tranh du kích ở Việt Nam là toàn
bộ người dân bất kẻ già trẻ lớn bé, dưới sự chỉ đạo của bộ đội địa phương.
1.2.2.2. Lực lượng quân sự tại địa phương tham gia tác chiến nhỏ
Chiến tranh du kích bên cạnh sử dụng lực lượng tác chiến nhỏ, còn có
lực lượng quân sự tại địa phương, thường ở mức tiểu đội hay trung đội, không
vượt quá cấp tiểu đoàn trong quân đội. Chiến tranh du kích, bộ đội địa phương

14


ta không chỉ tổ chức các trận phục kích ở miền núi gần căn cứ, mà còn đưa sâu
chiến tranh vào hậu phương địch. Hoạt động của ta là tổ chức các trận phục
kích để tiêu diệt lực lượng viện binh, ứng cứu của địch.
Bộ đội địa phương hoạt động phân tán của ta đã dùng cách đánh du
kích bất ngờ, linh hoạt, đánh nhanh, di chuyển nhanh, khi phân tán, lúc tập

trung, đánh địch mọi lúc, mọi nơi, đánh địch bằng mọi thứ vũ khí và bằng mọi
hình thức, làm cho quân địch tiêu hao sinh lực. Do thông thạo địa hình, lại
được nhân dân che chở, bộ đội địa phương, đã sử dụng chông, mìn, cạm, bẫy,
bẫy đá… cùng các hình thức tập kích, phục kích. Chúng ta cũng đã xây dựng
"làng xã chiến đấu", biến nó thành hạt nhân của chiến tranh du kích, chiến
tranh nhân dân địa phương để duy trì cuộc chiến đấu lâu dài trong lòng địch,
ghìm chân, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giữ vững thế trận chiến
tranh nhân dân, tạo thời cơ và địa bàn thuận lợi cho các đơn vị bộ đội tập
trung của ta tiến công tiêu diệt địch.
1.2.3. Phương thức tiến hành chiến tranh du kích
Hồ Chí Minh nói: "Mục đích của du kích chiến cũng không phải là ăn to
đánh lớn mà phải tỉa dần, đánh làm cho nó ăn không ngon, ngủ không yên, không
thở được, bị hao mòn về tinh thần và vật chất rồi đi đến chỗ bị tiêu diệt" [6].
Phương thức tác chiến chủ yếu của chiến tranh du kích bao gồm các
cuộc tập kích, phục kích, phá hoại. Lấy sự bất ngờ, chớp nhoáng làm nhân tố
chính và rút lui nhanh để bảo toàn lực lượng.
1.2.3.1. Tổ chức đánh úp, đánh lén, dùng cách đánh du kích bất ngờ,
linh hoạt, "lai vô ảnh, khứ vô hình", đánh nhanh, di chuyển nhanh, khi
phân tán, lúc tập trung, đánh địch mọi lúc, mọi nơi, đánh địch bằng mọi
thứ vũ khí và bằng mọi hình thức, làm cho quân địch tiêu hao sinh lực, sa
sút về tinh thần, ăn không ngon, ngủ không yên
Dân quân du kích phân bố ngay trong lòng địch dựng cơ sở tuyên
truyền nhân dân, chủ động đánh địch mọi lúc mọi nơi bất kể ngày đêm. Địch

15


đi đến đâu cũng đều gặp khó khăn đến đó, lực lượng du kích như “quả mìn
trong bụng địch”. Ta đem một đội du kích nhỏ lợi dụng đêm tối, xuất kỳ bất ý
đánh úp, đánh lén thật nhanh tiêu diệt địch. Quân ta muốn đánh một nơi nào

đó, giả vờ đi một nơi khác, đi được nửa đường ta quay trở lại dùng phương
pháp đánh nhanh để địch không ngờ, không phòng bị, đánh một trận tiêu diệt
quân địch. Từng bước chân của quân địch là từng bước lo sợ với hầm chông,
mìn tự chế… trong mỗi mái nhà, mỗi ngôi làng, từ những thứ quen thuộc
nhất, hiền lành nhất, khi kẻ thù đến cũng có thể biến thành vũ khí diệt quân
thù. Những loại vũ khí thô sơ, tự tạo của du kích, đơn giản nhưng dễ sử dụng,
tốn ít chi phí và vô cùng hiệu quả trong nhiều cuộc chiến tranh đã trở thành
nỗi ám ảnh đối với kẻ thù. Tờ Thời báo Mỹ số ra ngày 28-11-1966, có đoạn
viết: “Thần chết luôn rình rập họ khi bước xuống ruộng lúa, đụng tay vào
từng chiếc gáo dừa, mở ra một cánh cửa, nhấc một cái áo, gạt một nhánh lá
khô trên đường đi” [8].

1.2.3.2. Tác chiến chủ yếu bằng tập kích, phục kích nhanh chóng
rồi rút lui
Tập kích và phục kích là hai phương thức tác chiến cơ bản nhất của
chiến tranh du kích. Muốn du kích được thắng lợi phải chuẩn bị rất bí mật và
chu đáo, lúc tiến đánh phải nhanh chóng và kiên quyết. Cả hai đều yêu cầu sự
chuẩn bị kỹ lưỡng về công tác chuẩn bị tác chiến như: trinh thám tình hình,
chọn vị trí phục kích, lựa chọn thời điểm phát động tấn công và phương
hướng giải quyết các vấn đề phát sinh sau khi tấn công kết thúc (địch có viện
binh, địch phản kích, đánh trả, địch rút chạy,…).
- Đối với phương thức tập kích: Tập kích sử dụng khi quân địch đang
thiếu cảnh giác tại nơi đóng, trú quân hoặc trinh sát của ta phát hiện điểm yếu,
kho hậu cần quan trọng của địch. Lực lượng tập kích thông thạo địa hình nơi
tập kích, được trang bị hỏa lực mạnh mẽ, sau khi hoàn thành mục tiêu đề ra
lập tức rút lui bảo toàn lực lượng. Muốn tập kích thắng lợi phải chuẩn bị rất bí
16


mật và chu đáo, lúc đánh phải nhanh chóng kiên quyết. Các bước khi tập kích:

trinh thám tình hình, xếp đặt kế hoạch (chuẩn bị cho trận đánh), bắt đầu ra đi,
lúc đến chỗ tập kích, xung phong, sau tập kích (thắng thu chiến lợi phẩm,
cách truy, cách rút có lợi nhất).
- Đối với phương thức phục kích: Phục kích sử dụng khi quân địch tiến
vào vùng tạm chiếm, căn cứ của ta hoặc khu vực quân ta nắm chắc địa bàn,
địa hình. Lực lượng phục kích có thể dao động từ tổ đội đến đại đội, thường
không vượt quá cấp tiểu đoàn trong quân đội. Lực lượng tập kích ẩn nấp trong
một chỗ chờ quân địch đi qua thì từng lực lượng ra đánh úp, sử dụng hỏa lực
mạnh, địa thế có lợi cho quân ta để phủ đầu địch thật nhanh chóng và dứt
khoát. Muốn phục kích cần chú ý mấy điều này: trinh thám tình hình, chọn
chỗ phục kích, thi hành phục kích, sau khi phục kích thắng lợi, phục kích lính
lẻ của giặc, phục kích đội vận tải của giặc, phục kích lính bộ, đoàn xe, đoàn
tàu của địch.
1.2.3.3. Mục tiêu tác chiến là phá hoại, quấy rối, gây tâm lí hoang
mang cho quân địch
Phá hoại các kho tàng, quấy nhiễu các doanh trại, nơi trú quân của địch
và đánh vào tâm lí của địch là những bước quan trọng trong chiến tranh du
kích. Đối với lực lượng địch với số lượng lớn, quân số đông thì công tác hậu
cần là quan trọng nhất trong việc đảm bảo tác chiến. Đây là điểm yếu lớn mà
các lực lượng du kích khai thác triệt để nhằm giảm sức chiến đấu của đối thủ.
1.2.3.4. Dùng phương thức đánh đuổi (truy kích) khi địch gặp bất lợi,
để tiêu hao lực lượng địch
Khi lực lượng tập kích, phục kích giành được thắng lợi phủ đầu và lực
lượng địch bắt đầu rút lui thì lực lượng tập kích, phục kích thường thực hiện
công tác truy kích tàn quân địch. Với mục tiêu là đánh triệt để, sát thương tiêu
hao lực lượng địch nên truy kích thường không quá xa tránh bị địch có viện

17



quân mà phản kích lại. Nếu quân địch bị đánh bại ở gần nơi địa bàn của ta thì
lại càng truy kích để tiêu diệt địch.
1.2.3.5. Dùng phương thức rút lui ngay sau khi tác chiến để bảo toàn
lực lượng
Mục đích của đánh du kích là căng kéo, tiêu hao sinh lực địch, không ham
“ăn to, đánh lớn” điều quan trọng là bảo toàn lực lượng vì vậy cần tránh gặp lực
lượng mạnh hơn của địch, rút lui phải nhanh chóng để bảo toàn lực lượng sau khi
đã thu dọn chiến trường, thực hiện công tác vận chuyển thương binh tử sĩ và thu
thập chiến lợi phẩm.
1.3. KINH NGHIỆM TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH DU KÍCH TRONG LỊCH SỬ
CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA DÂN TỘC

Trong lịch sử chiến tranh cách mạng, nhân dân Việt Nam luôn phải đương
đầu với những kẻ thù lớn mạnh hơn về số lượng và trang bị vì vậy ta không thể
giành thắng lợi bằng một cuộc chiến tranh quy ước, không thể chỉ dựa vào lực
lượng quân đội và dốc toàn lực vào một số trận sống mái với kẻ thù, mà phải tiến
hành chiến tranh nhân dân, dựa vào lực lượng của toàn dân, có lực lượng vũ
trang ba thứ quân làm nòng cốt. Trong đó chiến tranh du kích là phương thức thể
hiện hiệu quả nghệ thuật quân sự “lấy yếu chống mạnh”, “lấy ít địch nhiều” là
cách đánh giặc của dân tộc bị áp bức chống đế quốc xâm lược, là phương thức
để phát động toàn dân tham gia chiến tranh, làm cho địch dù ở đâu cũng không
thể an toàn. Đó là “một hình thái chiến đấu không thể đánh bại”.
Trong lịch sử dựng nước của dân tộc ta, tinh thần lấy yếu đánh mạnh đã
trở thành truyền thống rất quý báu, mầm mống của chiến tranh du kích đã
xuất hiện từ thời Lý Bôn, danh tướng Triệu Quang Phục lập căn cứ ở Đầm
Dạ-Trạch, sử dụng lối đánh du kích chống quân nhà Lương.
Trong khởi nghĩa và chiến tranh chống quân Minh xâm lược, nhiều
hình thức chiến thuật đã được vận dụng thành công. Với sự cố vấn của

18



Nguyễn Trãi, Lê Lợi đã mở đầu cuộc kháng chiến bằng lối đánh du kích trong
vùng rừng núi. Trên cơ sở “Dựng gậy làm cờ, tập hợp bốn phương manh lệ”
mà tổ chức một cuộc khởi nghĩa với lực lượng toàn dân. Phương thức căn bản
được sử dụng là tiến công, liên tục tiến công địch, tiến công của chủ lực kết
hợp với nổi dậy của quần chúng; vây hãm địch trong các thành trì với kết hợp
tấn công tiêu diệt các đạo viện binh; tiến công bằng quân sự, kết hợp với
“đánh vào lòng địch”. Phục kích, tập kích là chiến thuật sở trường nhất của
nghĩa quân, được sử dụng có hiệu quả trong suốt quá trình khởi nghĩa. Chiến
thuật vây thành và đánh thành cũng được vận dụng thành công trong quá trình
khởi nghĩa và chiến tranh. Nghĩa quân chủ trương vây thành là chính, nhưng
khi cần thiết để phục vụ yêu cầu chiến lược và khi có điều kiện, nghĩa quân
cũng đã thực hiện công thành, hạ thành để tiêu diệt địch, nhất là đối với
những thành nằm dọc trên đường mà viện binh giặc có thể đi qua. Việc sử
dụng lối đánh, phương thức tác chiến, hình thức chiến tranh phù hợp với điều
kiện “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” của ta đã phát huy toàn diện
được sức mạnh của dân tộc.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm cuối năm 1784 đầu năm
1785 lối đánh du kích cũng thể hiện được hiệu quả rõ nét. Dưới sự lãnh đạo
của Nguyễn Huệ, quân và dân ta đã thực hiện một trận phục kích lớn trên
đoạn sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút tiêu diệt được gần 4 vạn quân
Xiêm. Với nghệ thuật đúng đắn, kết hợp lòng dân thực hiện chiến tranh du
kích, chủ động đánh giặc, tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu chờ thời cơ tiến quân
thần tốc quân và dân đã đập tan cuộc xâm lược của quân Xiêm.
Những cuộc chiến đấu oanh liệt để giữ nước nói trên đều được nhân dân
hết sức ủng hộ, đóng góp công sức rất lớn. Nhưng nhìn chung lại, vì chưa phát
huy được hết tinh thần làm chủ đất nước của toàn thể nhân dân nên chưa biến
thành cuộc chiến tranh nhân dân rộng rãi, chưa vận dụng hết được ưu thế của
chiến tranh du kích.


19


×