Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng trong chiến dịch hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.29 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

TRỊNH HUYỀN ANH

NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT
TÁC CHIẾN HIỆP ĐỒNG BINH
CHỦNG TRONG CHIẾN DỊCH
HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

HÀ NỘI – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

TRỊNH HUYỀN ANH

NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT
TÁC CHIẾN HIỆP ĐỒNG BINH
CHỦNG TRONG CHIẾN DỊCH
HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Thiếu tá.Th.S: TRƢƠNG HÙNG SƠN

HÀ NỘI – 2018




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi còn
nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy Thạc sĩ. Thiếu tá:
TRƢƠNG HÙNG SƠN. Đồng thời, tôi còn nhận được sự động viên của gia
đình, bạn bè và người thân trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trong suốt quá trình làm khóa luận cũng khó tránh khỏi những sai sót,
tôi rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của quý thầy cô để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2018
Tác giả đề tài

Trịnh Huyền Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu nghệ thuật tác chiến hiệp đồng
binh chủng trong chiến dịch Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Kết quả của nghiên cứu này mang tính thời sự cấp thiết và phù hợp với
điều kiện khách quan của Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Đề tài không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2018
Tác giả đề tài

Trịnh Huyền Anh



DANH MỤC VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

CTCB

Chiến tranh cục bộ

2

CTĐB

Chiến tranh đặc biệt

3

HCM

Hồ Chí Minh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1

2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 2
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2
7.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
7.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
8. Kết cấu khóa luận .......................................................................................... 3
NỘI DUNG....................................................................................................... 4
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về nghệ thuật tác chiến hiệp
đồng binh chủng trong chiến dịch Hồ Chí Minh. ........................................ 4
1.1. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ xâm lược của nhân dân ta........................ 4
1.2. Khái niệm về nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng và khái quát về
chiến dịch Hồ Chí Minh .................................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm về nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng. ..................... 8
1.2.2. Khái quát về chiến dịch Hồ Chí Minh. ................................................... 9
1.3. Cơ sở lý luận về nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng .................... 9
1.4. Cơ sở thực tiễn về nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng ............... 10
1.4.1. Khái quát một số cuộc chiến tranh trong kháng chiến chống Mỹ của
Đảng và nhân dân ta. ....................................................................................... 10
1.4.1.1. Chiến dịch Tây Nguyên. ..................................................................... 10
1.4.1.2. Chiến dịch Huế- Đà Nẵng. ................................................................. 14


1.4.1.3. Chiến dịch Hồ Chí Minh. ................................................................... 14
1.4.2. Nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng của Đảng ta trong kháng
chiến chống Mỹ. .............................................................................................. 15
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 18
Chƣơng 2. Nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng trong chiến dịch

Hồ Chí Minh. ................................................................................................. 19
2.1. Hiệp đồng chặt chẽ giữa các cánh quân trong tác chiến chiến dịch. ....... 19
2.2. Phương pháp tác chiến chiến dịch ( cách đánh ) được xác định. ............. 25
2.3. Tính kế hoạch trong tổ chức hiệp đồng.................................................... 25
2.4. Chuẩn bị lực lượng mạnh, sẵn sàng chiến đấu cao, bố trí sẵn theo ý định
kết hợp với cơ động thần tốc để tập trung lực lượng ở trọng điểm. ............... 26
2.5. Để sử dụng lực lượng binh chủng linh hoạt và điều chỉnh cách đánh kịp
thời, phải năm chắc tình hình theo sự phát triển của tình huống chiến dịch. . 27
2.6. Tổ chức lực lượng chiến dịch hợp lý, khoa học giữa các thành phần binh
chủng, giữa lực lượng chiến đấu và bảo đảm chiến đấu. ................................ 28
Tiểu kết chƣơng 2. ......................................................................................... 29
Chƣơng 3. Những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật tác chiến hiệp đồng
binh chủng trong chiến dịch Hồ Chí Minh. ................................................ 30
3.1. Sự đánh giá và quyết tâm chỉ đạo chiến lược đúng đắn của Đảng trong
chiến dịch HCM. ............................................................................................. 30
3.2. Sự chính xác trong việc lựa chọn hướng khu vực, mục tiêu chủ yếu của
chiến dịch HCM. ............................................................................................. 33
3.3. Sự vận dụng cách đánh đột phá kết hợp với thọc sâu, tiến công quân sự,
kết hợp với quần chúng nổi dậy trong chiến dịch HCM. ................................ 35
3.4. Sự tập trung lực lượng thành sức mạnh lớn nhất áp đảo địch vào những
trận đánh và thời cơ quyết định của chiến dịch HCM. ................................... 37


3.5 Sự khôn khéo tạo thời cơ, tận dụng thời cơ, thần tốc, quyết thắng và vận
dụng linh hoạt các thủ đoạn tiến công địch của chiến dịch HCM. ................. 39
Tiểu kết chƣơng 3. ......................................................................................... 42
KẾT LUẬN .................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 45



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhìn lại Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ta thấy đây là chiến dịch cuối
cùng của cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa xuân năm 1975, kết thúc thắng
lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của quân và dân ta.
Nó là một điển hình, là nét đặc sắc nhất của nghệ thuật tác chiến hiệp
đồng quân binh chủng trong chiến dịch tiến công quy mô lớn, với đặc trưng
thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, giành thắng lợi hoàn toàn, triệt để,
trong thời gian ngắn.
Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975 gồm 3 chiến dịch kế tiếp: Chiến
dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.
Thực chất đây là ba đòn tiến công có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu sự phát
triển đến đỉnh cao nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước. Trong đó, chiến dịch Hồ Chí Minh là một điển
hình của loại hình chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn.
Đây là chiến dịch đã tận dụng được và phát huy cao độ thế chiến lược
do các chiến dịch trước (Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng) tạo ra để tập trung lực
lượng với ưu thế áp đảo quân địch cả về lực lượng thế trận và tinh thần. Chiến
dịch đã phát huy cao nhất sức mạnh của cac binh đoàn, binh chủng hợp thành
với quy mô lớn nhất, đập tan tuyến phòng thủ của địch ở vòng ngoài; đánh
thẳng vào trung tâm đầu não, sào huyệt của địch kết hợp với nổi dậy của quần
chúng, kết thúc thắng lợi cuốc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975 đã để lại
những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu về nghệ thuật tiến công quân
địch bằng chiến dịch hiệp đồng binh chủng nổi bật là: tính kế hoạch cao trong
tổ chức hiệp đồng. Cơ sở của công tác tổ chức hiệp đồng là quyết tâm, kế
hoạch tác chiến chiến dịch. Kế hoạch tác chiến hiệp đồng binh chủng trong

1



chiến dịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt chú trọng đến công tác chuẩn bị chiến
trường, theo hướng: Đánh lớn, hiệp đồng binh chủng với tốc độ phát triển
nhanh trên tất cả các hướng, để tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch có số
quân đông và trang bị hiện đại khi thời cơ xuất hiện. Nhằm làm rõ vấn đề lý
luận và thực tiễn của nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng trong chiến dịch
Hồ Chí Minh nên em đã chọn đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật tác chiến hiệp đồng
binh chủng trong chiến dịch Hồ Chí Minh, để nghiên cứu khóa luận.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lịch sử kháng chiến dân tộc ta thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Làm rõ nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng trong chiến dịch Hồ
Chí Minh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về nghệ thuật tác chiến
hiệp đồng binh chủng trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Tài liệu liên quan đến nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng trong
chiến dịch Hồ Chí Minh.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận về nghệ thuật tác
chiến hiệp đồng binh chủng.
Trong quá trình thực hiện đã sử dụng các phương pháp: phân tích tổng hợp, liệt kê, nghiên cứu lý thuyết.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của nghiên cứu góp phần làm rõ thêm nghệ thuật tác chiến hiệp
đồng binh chủng trong chiến dịch Hồ Chí Minh.

2



7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Vận dụng nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng vào nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong giai đoạn mới.
8. Kết cấu khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng trong chiến dịch
Hố Chí Minh
Chương 3: Những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật tác chiến hiệp
đồng binh chủng trong chiến dịch Hồ Chí Minh

3


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NGHỆ THUẬT
TÁC CHIẾN HIỆP ĐỒNG BINH CHỦNG TRONG
CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH
1.1. LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ XÂM LƢỢC CỦA NHÂN DÂN TA

Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ là cuộc CTCB
lớn nhất thế kỷ này. Xét về quy mô lực lượng tham gia, phương tiện chiến
tranh hiện đại được huy động và tính chất ác liệt theo chiều hướng ngày càng
tăng suốt 21 năm, thì đây là cuộc đụng đầu lịch sử giữa đế quốc Mỹ với nhân
dân Việt Nam - một cuộc đụng đầu, xét về mặt vật chất, là không cân sức. Bởi
vì nước Mỹ, một trong những nước lớn nhất và mạnh nhất hành tinh đi xâm
lược nước Việt Nam nhỏ và nghèo, lại bị tàn phá trong cuộc chiến tranh
chống thực dân Pháp, chưa kịp hồi phục. Quân đội Mỹ trong vòng 200 năm

kể từ khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thành lập đã tiến hành và tham gia tám
cuộc chiến tranh lớn, nhưng chưa lần nào bại trận. Trong cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam, Mỹ đã ứng dụng những thành tựu khoa học-kỹ thuật
quân sự tiên tiến nhất, mới nhất (trừ vũ khí nguyên tử), sử dụng tối đa sức
mạnh và tiềm lực của nước Mỹ chống Việt Nam. Ngoài ra còn có 34 nước
đồng minh của Mỹ tham gia đóng góp lương thực, thuốc men, trang bị kỹ
thuật và huấn luyện..., giúp Mỹ tiến hành chiến tranh, trong đó có năm nước
trực tiếp đưa quân chiến đấu sang Việt Nam. Với sức mạnh “không thể tưởng
nổi” của nước Mỹ, giới cầm quyền Nhà Trắng, Lầu Năm Góc tin chắc sẽ
chiến thắng một cách dễ dàng. Họ muốn chứng minh cho thế giới thấy rằng
Mỹ đã tham chiến thì không có một lực lượng chống đối nào mà không bị đè
bẹp và bị tiêu diệt.

4


Lúc đầu, nhiều người cho rằng trong cuộc chiến đấu không cân sức
này, nhân dân Việt Nam khó có thể đứng vững. Song, qua cuộc kháng chiến,
nhân dân Việt Nam đã làm cho cả thế giới kinh ngạc.
Chủ nghĩa thực dân mới cùng với viện trợ Mỹ không lừa dối được dân
tộc Việt Nam đã từng đấu tranh không khoan nhượng chống sự xâm lược và
áp bức, bóc lột của ngoại bang suốt nhiều thế kỷ và đã làm nên những chiến
công lừng lẫy như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa và Điện Biên lịch sử. Sự
lừa mị của đế quốc Mỹ không che đậy được bản chất xâm lược và hiếu chiến
của họ trước con mắt tinh tường, ý thức cảnh giác, đặc biệt là sự giác ngộ
chính trị của một dân tộc đã được tổ chức tốt như dân tộc Việt Nam. Ỷ vào
tiềm lực khổng lồ về mọi mặt, lại là siêu cường đứng đầu phe đế quốc, sau khi
không lừa bịp được người dân Việt Nam bằng viện trợ, bằng độc lập, tự do
giả hiệu, đế quốc Mỹ liền sử dụng vũ lực, dùng cố vấn, đôla, súng đạn để điều
hành, chỉ huy chính quyền và quân đội tay sai tiến hành chiến lược CTĐB,

đánh phá dã man những người yêu nước miền Nam, dồn họ vào những ấp
chiến lược để khống chế, kìm kẹp. Không cam chịu, nhân dân Việt Nam đã
kiên quyết chống lại. Sau hơn bốn năm kiên cường chiến đấu, nhân dân ta đã
đánh thắng cuộc CTĐB, làm cho tình hình quân sự, chính trị xã hội ở miền
Nam Việt Nam diễn ra ngoài dự kiến và ý muốn chủ quan của Mỹ. Ngụy
quân, ngụy quyền do Mỹ dựng lên, nuôi dưỡng để tiến hành kiểu chiến tranh
xâm lược của chủ nghĩa thực dân mới, đứng trước nguy cơ tan rã, sụp đổ.
Trong khi đó, lực lượng cách mạng ở miền Nam phát triển mạnh trên nên tảng
chính trị vững chắc. Cách mạng Việt Nam ở miền Nam đã nắm quyền chủ
động chiến lược, xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, liên
hoàn. Bị thất bại trong việc áp đặt chủ nghĩa thực dân mới và CTĐB, nhưng
do quá tin vào sức mạnh vật chất to lớn của mình, do quan điểm xem xét chủ
quan của chủ nghĩa đế quốc, những người cầm quyền nước Mỹ không thể nào

5


hiểu đúng được ý chí và sức mạnh chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc
Việt Nam. Phái diều hâu ở Mỹ cho thất bại đó là do quân đội Sài Gòn non yếu
và Mỹ chưa ra tay. Với bản chất chống cộng điên cuồng, với vị thế của một
siêu cường muốn làm bá chủ thế giới, chúng không chịu dừng lại, xem xét
nghiêm túc, khách quan để tìm giải pháp chấm dứt chiến tranh, mà tiếp tục
lao sâu vào cuộc chiến tranh bằng việc đưa ồ ạt quân chiến đấu Mỹ và quân
một số nước đồng minh Mỹ vào miền Nam Việt Nam, tiến hành chiến lược
CTCB, đồng thời dùng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc Việt Nam.
Nhà trắng và Lầu Năm Góc tin tưởng rằng với chủ trương và biện pháp cứng
rắn này, nhất định Mỹ sẽ đánh bại đối phương trong thời gian ngắn nhất.
Cả thế giới hồi hộp theo dõi diễn biến chiến sự và chiều hướng phát
triển cuộc chiến tranh. Họ ái ngại, rồi lo lắng cho Việt Nam trước cuộc xâm
lược tàn bạo của Mỹ. Các nước xã hội chủ nghĩa, nhiều nước dân chủ, nhiều

tổ chức quần chúng tiến bộ ở châu Á, châu Âu, châu Phi và Mỹ Latinh trong
đó có nhân dân tiến bộ Mỹ lên tiếng phản đối đế quốc Mỹ, ủng hộ nhân dân
Việt Nam.
Khi đưa quân viễn chinh trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược,
những người cầm quyền nước Mỹ lạc quan tin tưởng bao nhiêu thì qua cuộc
đọ sức mùa khô lần thứ nhất, họ cảm thấy nước Mỹ đang đi trong một đường
hầm không có lối ra và một tâm lý bi quan đã bộc lộ trong giới dân sự và quân
sự. Tuy vậy, chính quyền Mỹ vẫn không từ bỏ âm mưu giành thắng lợi bằng
quân sự, ngoan cố lao sâu vào cuộc chiến tranh. Tổng thống Giônxơn quyết định
tăng quân chiến đấu Mỹ và phương tiện kỹ thuật chiến tranh hiện đại, tiếp tục leo
thang và mở rộng chiến tranh với quy mô lớn hơn, ác liệt hơn.
Nhân dân Việt Nam với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
đã đoàn kết thành một khối thống nhất, kiên quyết kháng chiến. Bằng việc kết
hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và ngoại giao, đánh

6


địch bằng ba mũi giáp công trên cả ba vùng chiến lược, quân và dân ta đã lần
lượt đánh bại các chiến lược và biện pháp chiến lược của Mỹ, tiến đến mở
cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, làm rung chuyển nước Mỹ, làm
hiện lên trước mắt chính quyền Giônxơn và cả nhân dân Mỹ hình ảnh quân
đội Mỹ đang bị đánh bại trong cuộc chiến tranh. Kinh ngạc vì cuộc tiến công
Tết Mậu Thân, bị bối rối vì trận Khe Sanh và bị thất bại nặng nề trong cuộc
chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, tập đoàn hiếu chiến trong bộ máy
cầm quyền nước Mỹ dao động ý chí. Xã hội Mỹ khủng hoảng sâu sắc, nội bộ
chia rẽ. Nhiều tầng lớp nhân dân Mỹ phản đối kéo dài chiến tranh, đòi rút
quân Mỹ về nước. Cả thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ leo thang chiến
tranh. Đến lúc này phía Mỹ mới chấp nhận thương lượng với Việt Nam, chấm
dứt ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Chiến lược CTCB bị phá sản.

Tổng thống Mỹ Níchxơn muốn rút quân Mỹ nhưng vẫn duy trì được thế mạnh
và chỗ dựa là ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn bằng việc thực hiện chiến lược
Việt Nam hoá chiến tranh, mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương. Mục
tiêu của Mỹ là bình định miền Nam, đẩy lùi chủ lực Quân giải phóng, triệt
phá các căn cứ du kích, ngăn chặn đường tiếp tế và phá hủy căn cứ hậu cần,
phong toả và đánh phá tê liệt miền Bắc Việt Nam. Đi đôi với tăng cường, mở
rộng chiến tranh, đế quốc Mỹ dùng chính sách ngoại giao xảo quyệt, đánh vào
sau lưng Việt Nam và tìm giải pháp chấm dứt chiến tranh Việt Nam từ các
nước lớn Liên Xô, Trung Quốc, trong khi những điều kiện hợp tình, hợp lý để
đem lại hoà bình do phía Mặt trận Dân tộc giải phóng, Chính phủ cách mạng
lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hoà đưa ra tại cuộc hoà đàm Pari đều bị Mỹ bác bỏ. Để lừa bịp và xoa
dịu sự công phẫn của nhân dân Mỹ, nhân dân thế giới và đe doạ Việt Nam,
Nhà trắng và Lầu Năm Góc đưa ra những đợt ngừng ném bom bộ phận miền
Bắc và đòi nhân dân ta phải chấp nhận những điều kiện hoà bình của Mỹ. Sau

7


này, Mắc Namara, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cho đó là những cơ
hội hoà bình bị bỏ lỡ. Sự thật sau những đợt ngừng ném bom, không quân Mỹ
đánh phá trở lại ác liệt hơn. Thực chất Mỹ quyết giành thắng lợi trên thế
mạnh, áp đặt ý chí của chúng cho nhân dân Việt Nam. Song, sự xảo quyệt và
ngoan cố đó không lừa được ai, càng làm cho tinh thần kháng chiến của nhân
dân ta thêm kiên quyết. Cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn ác liệt, nhưng đế quốc
Mỹ không đảo ngược được chiều hướng đang thua của chúng. Neil Shechan nhà báo Mỹ, một trong những người có công phanh phui Tài liệu mật Lầu
Năm Góc ra trước công luận đã nhận định đúng đắn rằng: “Sau những năm
dài tìm cách khuất phục những dân tộc nghèo khổ bằng sự tàn bạo của sức
mạnh kỹ thuật của mình, nước Mỹ, một nước giàu mạnh nhất trên quả đất
này, cuối cùng có thể bị những người cộng sản Việt Nam đuổi ra khỏi bán đảo

Đông Dương. Nếu đúng như vậy, thì thắng lợi của người Việt Nam sẽ là một
thí dụ vô song về sự toàn thắng của trí tuệ con người đối với máy móc”.
Thất bại đã rõ, nhưng đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố sử dụng sức mạnh
quân sự để ép ta trên bàn đàm phán, đến khi nhân dân ta tiến hành cuộc tiến
công chiến lược năm 1972 giành thắng lợi rất to lớn và đánh bại chiến dịch
tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng, đập tan huyền thoại về
sức mạnh không quân tượng trưng cho đòn chủ yếu trong chiến lược của Mỹ,
thì Hoa Kỳ mới chịu ký Hiệp định Pari, rút quân Mỹ về nước.
1.2. KHÁI NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT TÁC CHIẾN HIỆP ĐỒNG BINH CHỦNG VÀ
KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH

1.2.1. Khái niệm về nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng
- Tác chiến hiệp đồng binh chủng là sự kết hợp tác chiến giữa các quân
binh chủng trong cùng một trận đánh.

8


- Đánh tiêu diệt ngọn từng bộ phận quan trọng hoặc toàn bộ tập đoàn
chiến lược của địch: Đây là đặc điểm nổi bất trong nghệ thuật tác chiến
hiệp đồng binh chủng của cha ông ta.
1.2.2. Khái quát về chiến dịch Hồ Chí Minh
- Đây là chiến dịch tiến công chiến lược binh chủng hợp thành có quy
mô lớn nhất trong lịch sử chiến đấu của quân đội ta. Chiến dịch được thực
hiện trong tình huống hai bên mặt đối mặt, cùng biết rõ ý đồ và lực lượng của
nhau, khó tạo nên yếu tố bất ngờ ngay cả trong phạm vi chiến thuật, do đó, là
bước phát triển về nghệ thuật chỉ huy. Ta tiến công trên tất cả các hướng, tạo
thành thế hợp vây ngay từ đầu, khiến địch chỉ còn cách chấp nhận tác chiến
hoặc đầu hàng. Trong đột phá chiến dịch ta vừa đánh địch phòng ngự vòng
ngoài, vừa dùng các binh đoàn mạnh thọc thẳng vào chiều sâu và đầu não

địch, đánh quỵ địch nhanh chóng. Lần đầu tiên ta sử dụng bộ đội tăng thiết
giáp tập trung ở quy mô binh đoàn (lữ đoàn), đảm nhiệm một hướng tiến công
chủ yếu với tính chất là đoàn (lữ đoàn), đảm nhiệm một hướng tiến công chủ
yếu với tính chất là cụm cơ động thọc sâu phát huy được sức đột kích nhanh
và tăng cường khả năng tác chiến trong hành tiến. Về chỉ đạo chiến lược, ta
đã kết hợp chiến dịch với tiến công chiến lược trên toàn chiến trường, giành
thắng lợi hoàn toàn.
1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TÁC CHIẾN HIỆP ĐỒNG BINH CHỦNG

- Tác chiến hiệp đồng binh chủng là hình thức tác chiến tất yếu và có
hiệu quả để tiêu diệt tập đoàn cứ điểm và khu vực phòng ngự kiên cố của
địch. Tác chiến hiệp đồng binh chủng với những trang bị, vũ khí hiện có và
từng bước hiện đại là một yêu cầu khách quan trong quá trình trưởng thành
của quân đội ta. Ta phải từng bước xây dựng các binh chủng, quân chủng kỹ
thuật ngày càng hiện đại có khả năng phát huy sức mạnh của khoa học kỹ
thuật, có kỹ năng tác chiến hiệp đồng binh chủng, quân chủng quy mô ngày
càng lớn để đánh bại mọi biện pháp tác chiến của địch.

9


1.4. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NGHỆ THUẬT TÁC CHIẾN HIỆP ĐỒNG BINH CHỦNG

1.4.1. Khái quát một số cuộc chiến tranh trong kháng chiến chống Mỹ
của Đảng và nhân dân ta
1.4.1.1. Chiến dịch Tây Nguyên
- Tây Nguyên có vị trí chiến lược rất quan trọng, nên Mỹ - ngụy đã biến
nơi đây thành một căn cứ chiến lược lớn, hòng đè bẹp cuộc kháng chiến của
nhân dân ba nước Đông Dương, ngăn chặn sự chi viện của ta từ miền Bắc vào
và từ rừng núi xuống đồng bằng Khu 5. Lực lượng địch ở Tây Nguyên có Sư

đoàn bộ binh 23, bảy tiểu đoàn biệt động quân, 36 tiểu đoàn bảo an, 4 thiết
đoàn, 230 khẩu pháo, 150 máy bay thuộc Quân đoàn 2 - Quân khu 2. Nhìn
chung, địch bố trí lực lượng mạnh ở khu vực phía bắc Tây Nguyên, còn
khu vực phía nam được coi như hậu phương, nên chúng bố trí lực lượng
mỏng hơn.
- Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị về giải phóng miền Nam trong
năm 1975, tháng 1 - 1975, Thường trực Quân ủy Trung ương họp quán triệt
và quyết định mở Chiến dịch Tây Nguyên (mang mật danh

275), nhằm tiêu

diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng các tỉnh nam Tây
Nguyên (Đắc Lắc, Phú Bổn, Quảng Đức), thực hiện chia cắt chiến lược và tạo
thế chiến lược mới trên chiến trường toàn miền Nam.
- Bộ tư lệnh chiến dịch do Trung tướng Hoàng Minh Thảo làm Tư lệnh,
Đại tá Đặng Vũ Hiệp làm Chính ủy. Lực lượng tham gia chiến dịch có 5 sư
đoàn bộ binh (10, 320, 316, 3 và 968), 4 trung đoàn pháo binh độc lập (25,
95B, 271, 95), Trung đoàn 198 và 2 tiểu đoàn đặc công (14, 27), 2 trung đoàn
pháo binh (40, 675), 3 trung đoàn phòng không (232, 234, 593), Trung đoàn
Tăng-Thiết giáp 273, hai trung đoàn công binh (7, 575), Trung đoàn thông tin
29 và lực lượng vũ trang các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Đức.
- Thực hiện nhiệm vụ nghi binh, tạo thế chiến dịch, đầu tháng 3-1975,
Bộ tư lệnh chiến dịch sử dụng Sư đoàn 968 hoạt động nghi binh ở khu vực

10


bắc Tây Nguyên khiến Sư đoàn 23 địch phải chuyển một bộ phận lực lượng từ
Buôn Ma Thuột lên Kon Tum, Plây-cu đối phó. Theo kế hoạch, ngày 4-3, bộ
đội ta chính thức nổ súng mở Chiến dịch Tây Nguyên. Từ ngày 4 đến 9-3,

quân ta đánh cắt giao thông trên các đường số 19, 21, cô lập Tây Nguyên với
vùng duyên hải miền Trung, chia cắt đường số 14 để cô lập hai khu vực bắc
Tây Nguyên với nam Tây Nguyên; tiến công lần lượt đánh chiếm quận lỵ
Thuần Mẫn (8-3), Đức Lập (9-3), cô lập triệt để Buôn Ma Thuột. Thừa thắng,
trong 2 ngày 10 và 11 - 3, quân ta tiến công thị xã Buôn Ma Thuột, đánh
thắng trận then chốt 1 của chiến dịch. Tiếp đó, từ ngày 14 đến 18-3, ta đập tan
cuộc phản kích của Sư đoàn 23 trong trận Nông Trại-Chư Cúc, thực hiện
thắng lợi trận then chốt thứ 2. Bị thất bại và trước sức uy hiếp mạnh mẽ của
quân ta, từ ngày 15-3, quân địch rút khỏi Kon Tum, Plây-cu theo đường số 7
hòng co cụm về vùng đồng bằng ven biển Khu 5. Không bỏ lỡ thời cơ, bộ đội
ta kịp thời truy kích, tiêu diệt gần hết quân địch rút chạy trên đường số 7, với
các trận Cheo Reo (từ ngày 17 đến 19 - 3), Củng Sơn (24 - 3), giành thắng lợi
trong trận then chốt thứ ba

Sau đó, quân ta phát triển chiến đấu xuống vùng

duyên hải Nam Trung Bộ, phối hợp với quân và dân địa phương lần lượt giải
phóng các tỉnh Phú

ên, Khánh Hòa, kết thúc chiến dịch vào ngày 3-4-1975.

Kết quả, ta tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2-Quân khu 2 quân đội Sài Gòn,
loại khỏi vòng chiến đấu hơn 28.000 tên địch, thu và phá hủy 154 máy bay,
1.096 xe quân sự, giải phóng 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Bổn,
Quảng Đức) và một số tỉnh ở duyên hải Nam Trung Bộ.
- Chiến dịch Tây Nguyên, mở đầu Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa
uân 1975 thắng lợi vang dội có ý nghĩa to lớn cả về chính trị và quân sự.
ét trên phương diện nghệ thuật thì Chiến dịch Tây Nguyên có bước phát
triển cao, thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây:


11


- Trước hết, ta chọn đúng hướng và mục tiêu tiến công chủ yếu.

ác

định đúng đắn các hướng và mục tiêu của chiến dịch, nhất là hướng và mục
tiêu chủ yếu là một trong những vấn đề rất quan trọng bảo đảm cho chiến dịch
thắng lợi. Trong Chiến dịch Tây Nguyên, ta đã chọn đúng hướng chủ yếu là
nam Tây Nguyên và chọn đúng mục tiêu tiến công chủ yếu là Buôn Ma
Thuột. Như vậy, ta đã điểm đúng huyệt, đánh vào nơi rất hiểm yếu của địch.
Thực tiễn chiến dịch cho thấy, trong trận Buôn Ma Thuột, ta có điều kiện
triển khai binh lực và thực hiện tiến công bằng sức mạnh binh chủng hợp
thành với quy mô lớn đã giành thắng lợi oanh liệt, làm đảo lộn thế phòng thủ
của địch, buộc chúng phải rút bỏ Kon Tum, Plây-cu, tạo điều kiện cho chiến
dịch phát triển tiến tới thắng lợi.
- Hai là, ta thực hiện nghệ thuật nghi binh, tạo thế, giữ vững quyền chủ
động tiến công trong suốt quá trình chiến dịch. Đây là nét nổi bật cũng là
thành công lớn của ta ở chỗ tiến hành một loạt các biện pháp nghi binh rất
công phu, tích cực. Đó là trên hướng Kom Tum, Plây-cu, ta sử dụng Sư đoàn
968 và lực lượng vũ trang hai tỉnh hoạt động nghi binh khiến địch càng tin ta
tiến công ở bắc Tây Nguyên nên đã thu hút và giam chân khối chủ lực cơ
động của địch, trong khi ta tập trung mở cuộc tiến công ở nam Tây Nguyên.
Nhờ vậy, trong giai đoạn đầu chiến dịch, khi ta thực hiện tiến công ở nam Tây
Nguyên đã khiến địch hoàn toàn bị bất ngờ, dẫn đến hậu quả nhanh chóng
thất bại.
- Ba là, tập trung lực lượng tạo ưu thế hơn hẳn địch trên hướng và mục
tiêu chủ yếu để giành thắng lợi. Trong chiến dịch này, ta huy động lực lượng
chủ lực của Bộ tăng cường (14 tiểu đoàn bộ binh) cùng với chủ lực Quân khu

5 và Đông Nam Bộ (10 tiểu đoàn) đến phối hợp với lực lượng vũ trang địa
phương (28 tiểu đoàn bộ binh). Với lực lượng lớn đó, trên hướng chủ yếu của
chiến dịch (nam Tây Nguyên), ta đã tạo được ưu thế về binh lực hơn hẳn địch.

12


Đối với mục tiêu chủ yếu (Buôn Ma Thuột), cũng là trận then chốt mở màn
chiến dịch, ta tập trung lực lượng tăng gấp 5 lần quân địch, tạo thế bao vây,
chia cắt, cô lập chúng để tiêu diệt từng cứ điểm địch. Đến trận then chốt thứ 2
(đánh Sư đoàn 23 địch phản đột kích), lực lượng ta chỉ gần bằng và trận then
chốt thứ 3 (đánh địch rút chạy trên đường số 7), ta ít hơn địch, nhưng thế ta
lại hơn hẳn thế địch, nên đã đánh thắng chúng.
- Bốn là, vận dụng linh hoạt cách đánh chiến dịch. Thành công nổi bật
của ta trong chiến dịch là vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tác chiến,
đánh cắt giao thông, đánh thị xã, căn cứ, đánh địch phản đột kích và đánh
chúng rút chạy. Nhìn chung, cách đánh toàn chiến dịch cũng như trong từng
trận đánh, ta tổ chức nghi binh tạo thế, thu hút, giam chân chủ lực địch trên
hướng thứ yếu (bắc Tây Nguyên), còn ta tập trung tạo ưu thế binh lực trên
hướng chủ yếu (nam Tây Nguyên) và mục tiêu chủ yếu (Buôn Ma Thuột)
địch không ngờ tới, thực hiện bao vậy, chia cắt từng cụm cứ điểm, kết hợp đột
phá với luồn sâu, thọc sâu, hiệp đồng binh chủng, trong ngoài cùng đánh, phá
vỡ hệ thống phòng thủ kiên cố của địch ở Buôn Ma Thuột, tạo điều kiện kéo
quân địch còn lại ra ngoài công sự kiên cố để tiếp tục tiêu diệt Sư đoàn 23
địch và cuối cùng vận động tiến công tiêu diệt quân địch còn lại rút chạy trên
đường số 7, giành thắng lợi.
- Thắng lợi to lớn của Chiến dịch Tây Nguyên đã tạo ra sự thay đổi căn
bản về so sánh lực lượng và thế chiến lược có lợi cho ta, còn địch bị suy sụp
và tan rã về chiến lược, dẫn đến co cụm và bị động đối phó trên các chiến
trường. Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra thời cơ tổng tiến công chiến lược

trên toàn miền Nam để quân và dân ta tiếp tục thực hiện các đòn tiến công
quân sự lớn, phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa uân 1975 đi đến
thắng lợi hoàn toàn.

13


1.4.1.2. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng là một chiến dịch trong các chiến dịch
lớn của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 do Quân giải
phóng miền nam Việt Nam phát động, dẫn đến kết thúc thành công
cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chiến dịch này bắt đầu từ ngày 5 tháng 3 đến
ngày 29 tháng 3 năm 1975 sau khi chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu được một
ngày. Diễn biến các hoạt động quân sự của chiến dịch bao gồm ba chiến dịch
nhỏ hơn được tiến hành gối nhau về thời gian: Chiến dịch Trị Thiên 1975,
Chiến dịch Nam-Ngãi và Chiến dịch Đà Nẵng.
Giống như ở Tây Nguyên, sự can thiệp của tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu với chiến lược "cố thủ" mới của ông ta cũng là một trong những
nguyên nhân đưa đến việc Quân khu I thất thủ. Kết quả của chiến dịch này
là Quân đoàn 1 quân lực Việt Nam cộng hòa phải rút bỏ Quân khu I. Để tránh
nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, Quân đoàn 2 phải bỏ lại toàn bộ địa bàn ven
biển miền Trung Trung bộ. Hai quân đoàn này sau đó đã phải giải thể. Những
đơn vị còn lại được sáp nhập vào Quân đoàn 3. Tuyến phòng thủ của Quân
lực Việt Nam Cộng hòa đã lùi từ mức 1 (giữ Huế - Đà Nẵng trở vào) xuống
dưới mức 5 (giữ Ninh Thuận trở vào), làm phá sản những dự kiến hồi tháng 8
năm 1974 trong bản Kế hoạch quân sự Lý Thường Kiệt 1975 cũng như kế
hoạch phòng thủ 5 mức đã được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vạch ra ngày
11 tháng 3 năm 1975. Quân giải phòng Miền nam Việt Nam có thời cơ để đẩy
nhanh sự tan rã của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và sự sụp đổ của Việt Nam
Cộng hoà.

1.4.1.3. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Chiến dịch HCM, tên nguyên thủy là Chiến dịch giải phóng Sài
Gòn - Gia Định, là chiến dịch cuối cùng của Quân giải phóng Miền nam Việt
Nam trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 và cũng là

14


chiến dịch cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là chiến dịch
quân sự có thời gian diễn biến ngắn nhất trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra
từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975(tại Sài Gòn) và kéo theo
các cuộc nổi dậy vũ trang của Mặt trận dân tộc giải phóng Miền nam Việt
Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam tại
Đồng bằng sông Cửu Long trong hai ngày 1 và 2 tháng 5. Chiến dịch này dẫn
đến kết quả là chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự
giữa hai miền Nam - Bắc của Việt Nam sau 21 năm, đưa đến việc thống nhất
xã hội, chế độ chính trị, dân cư và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên đất
liền, vùng lãnh hải, vùng trời và một số hải đảo.
1.4.2. Nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng của Đảng ta trong
kháng chiến chống Mỹ
Tạo lập thế trận tác chiến chiến dịch đi đôi với phá thế trận của địch.
Đây chính là bài học lịch sử của ông cha ta đã đúc kết thành “Được thời, có
thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời, không thế thì mạnh hóa
ra yếu, yên lại thành nguy, sự thay đổi ấy chỉ trong khoảng trở bàn tay” .Kế
thừa và phát huy truyền thống đánh giặc của tổ tiên, nghệ thuật quân sự cũng
như nghệ thuật tác chiến trong các loại hình chiến dịch của ta trong hai cuộc
kháng chiến chống Mỹ đã luôn coi trọng việc lập thế, tạo thế ở cả quy mô
chiến lược và chiến dịch.
Lập thế trận tác chiến trong các loại hình tác chiến chiến dịch là cơ sở
đầu tiên để tạo thế chiến dịch có lợi. Đó chính là việc tổ chức, bố trí, triển

khai các lực lượng chiến dịch và thiết bị chiến trường một cách thích hợp với
từng loại hình tác chiến trên các địa bàn chiến dịch. Sự bố trí, triển khai lực
lượng, thiết bị chiến trường hình thành một thế trận vững chắc, hiểm hóc và
cơ động, nhằm thực hành thắng lợi trận đánh then chốt đầu tiên (mở đầu).
Trên cơ sở diễn biến tác chiến chiến dịch, người chỉ huy và cơ quan tham

15


mưu chiến dịch luôn nắm vững quyền chủ động, tổ chức điều hành chuyển
hóa thế trận một cách kịp thời, trực tiếp tạo ta một thế trận mới áp đảo kẻ
địch, giành ưu thế để tổ chức thắng lợi trận then chốt tiếp theo, hoặc trận then
chốt quyết định, đồng thời hoàn thành các nhiệm vụ khác của chiến dịch. Sự
liên kết chặt chẽ này, không những đã phản ánh tư tưởng tiến công, mà còn
chứng minh cho mối quan hệ biện chứng giữa nghệ thuật tạo lập thế trận với
nghệ thuật chọn hướng (khu vực), mục tiêu, đối tượng tác chiến và nghệ thuật
lựa chọn cách đánh trong nghệ thuật tác chiến chiến dịch. Đây cũng là một
trong những nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam; trong đó có nội
dung của nghệ thuật tác chiến của các loại hình chiến dịch, trong hai cuộc
kháng chiến chống Mỹ.
Lập thế trận tác chiến trong các loại hình tác chiến chiến dịch không
chỉ có việc tổ chức, bố trí, triển khai các lực lượng chiến dịch và thiết bị chiến
trường mà còn bao gồm những biện pháp hoạt động, kể cả hoạt động tác chiến
để tạo lập thế trận của ta. Đặc biệt là nghệ thuật kết hợp giữa chiến tranh du
kích với tác chiến của bộ đội chủ lực, giữa tiến công và nổi dậy, giữa quân sự,
chính trị và địch vận; kết hợp chặt chẽ giữa tạo lập thế trận của ta với phá thế
trận của địch, đẩy quân địch vào thế bị động. Khi ta đã tạo được thế chủ động
tiến công thì địch sa vào thế phòng ngự, ta có thế bao vây chia cắt thì địch ở
vào thế bị vây hãm, cô lập


Thế trận sẽ chuyển hóa theo hướng: ta đang ở

thế bị động chống lại cuộc tiến công của địch thì chuyển sang thế chủ động
tiến công lại chúng, còn quân địch thì ngược lại.
Quá trình tạo lập thế trận của ta đồng thời cũng là quá trình phá thế
địch. Quá trình tạo lập thế trận ban đầu, tạo lập thế trận đánh trận then chốt;
trận then chốt quyết định để dành thắng lợi giòn giã trong tác chiến chiến
dịch, chỉ khi nào tư tưởng tích cực, chủ động, kiên quyết, liên tục tiến công
được tư lệnh và cơ quan tham mưu quán triệt tốt, vận dụng linh hoạt, sáng tạo

16


trong suốt quá trình tổ chức thực hành tác chiến chiến dịch. Các chiến dịch:
Biên giới 1950; các hoạt động nghi binh, tạo thế của các chiến dịch trong
chiến cục Đông

uân 1953-1954; Chiến dịch Plây Me 1965; Chiến dịch Sa

Thầy 1966; Chiến dịch Đắc Tô I 1967 là những ví dụ điển hình.
Nét nổi bật của nghệ thuật chiến dịch Việt nam là nghi binh lừa địch,
nhằm giữ được bí mật bất ngờ trong chuẩn bị và thực hành chiến dịch; bảo
toàn được lực lượng ta, có điều kiện thời cơ để chiến dịch tạo lập thế trận
vững chắc và chuyển hoá thế trận linh hoạt, nhanh chóng giành thắng lợi. Các
hoạt động nghi binh, tạo thế của cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968;
chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1972; chiến dịch Tây Nguyên 1975

là những

điển hình về nghệ thuật nghi binh, tạo lập thế trận ta, phá thế trận địch; một

trong những thành phần không thể thiếu của giá trị nghệ thuật tác chiến chiến
dịch trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

17


×