Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Tài liệu Đề tài nghiên cứu: Khảo sát điền dã văn học người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.63 MB, 44 trang )

Đề tài nghiên cứu: Khảo sát
điền dã văn học người Hoa ở
Thành phố Hồ Chí Minh

1
MỤC LỤC
Đề tài nghiên cứu: Khảo sát điền dã văn học người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh 1
1
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn học người Hoa là một mảng khá lớn, khá phát triển, và là thành
phần cấu thành khá quan trọng không thể thiếu trong kho tàng văn học Việt
2
Nam. Vào khoảng nửa cuối thế kỷ 17, văn học người Hoa ở miền Nam Việt
Nam đã xuất hiện Hà Tiên thập vịnh, tập thơ viết bằng chữ Hán với hơn 300
bài thơ của hơn 30 tác giả Việt, Hoa. Thế kỷ 18, văn học người Hoa còn được
biết đến bởi nhóm Sơn Hội (Thi xã Bình Dương) ở Gia Định, tập hợp nhiều trí
thức người Hoa, nổi tiếng có Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Diệp Minh
Phụng, Hoàng Ngọc Uẩn, Vương Kế Sanh… Đầu thế kỷ 19, văn học người
Hoa ở Trung và Nam bộ còn xuất hiện rất nhiều tên tuổi như Lý Văn Phức,
Phạm Phú Thứ, Trần Tiễn Thành, Lâm Duy Nghĩa, Trương Hảo Hợp….
Có thể thấy rằng, văn học người Hoa ở Trung và Nam bộ nói chung,
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng rất phát triển, thế nhưng số người để tâm
vào sưu tầm, chỉnh lý và nghiên cứu văn học người Hoa thật không nhiều, nếu
không muốn nói rằng thật hiếm, ngoài những tên tuổi nổi tiếng như Trịnh Hoài
Đức, Ngô Nhân Tĩnh, … được chú ý nghiên cứu, các tác giả hầu như không
được biết đến, đặc biệt là tình hình văn học người Hoa Việt Nam kể từ cuối thế
kỷ 19 cho tới nay. Có thể nói, trong giới học giả hầu như không ai hiểu một
cách tường tận về tình hình phát triển cũng như thành tựu của dòng văn học
này từ cuốI thế kỷ 19 đến nay. Do đó chúng tôi quyết định nghiên cứu về mảng


đề tài này với tên: Khảo sát điền dã văn học người Hoa ở Thành phố Hồ Chí
Minh
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tư liệu văn học người Hoa ở TP Hồ Chí Minh ngoài các tác giả nổi
tiếng như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Trương Hảo Hợp… khá được chú
ý, còn lại hầu như đều không được chú ý tới, thậm chí rất nhiều học giả còn
không biết tới sự tồn tại của một loạt tác giả và tác phẩm của dòng văn học
người Hoa, một dòng văn học đã và đang góp phần không nhỏ vào việc tạo
dựng khuôn mặt muôn màu muôn vẻ của bức tranh văn học thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng, và của nền văn học Việt Nam nói chung.
Có thể khẳng định, cho đến nay, tại Việt Nam cũng như trên thế giới vẫn
chưa có một công trình nào có đối tượng nghiên cứu là sưu tầm, chỉnh lý và
nghiên cứu những thành tựu của dòng văn học người Hoa tại thành phố Hồ Chí
Minh.
3
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Khảo sát một cách có hệ thống thành tựu văn học người Hoa ở thành
phố Hồ chí Minh, cung cấp cho các nhà nghiên cứu một danh sách các
tác giả và tác phẩm của dòng văn học người Hoa tại thành phố Hồ Chí
Minh.
- Góp phần thúc đẩy công tác sưu tầm, chỉnh lý và nghiên cứu về văn học
người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, ở Trung và Nam bộ nói
chung, để thấy được mối quan hệ giao lưu qua lại giữa văn học người
Việt và văn học người Hoa diễn ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
trong quá khứ và hiện tại.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Điền dã, điều tra, ghi chép, thu thập, chỉnh lý và hệ thống hóa các thông
tin có liên quan đến văn học người Hoa trong dân chúng, đặc biệt là đồng bào
người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh; sưu tầm, tập hợp, chỉnh lý, hệ thống
mảng tài liệu từ sách vở, báo chí, các công trình nghiên cứu có liên quan tới

văn học người Hoa. Trên đây là những thao tác cơ bản trong quá trình chúng
tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.
5. Giới hạn của đề tài
Tìm ra những tác phẩm và tác giả văn học người Hoa, đặt chúng trong
tiến trình phát triển của văn học người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, sau đó
tiến hành giới thiệu về những tác giả, tác phẩm đó.
Địa bàn chúng tôi khảo sát, chủ yếu những khu vực có nhiều người Hoa
sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt các di tích lịch sử, các
tổ chức xuất bản…có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với cộng đồng người
Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ những năm cuối thập
niên 80 của thế kỷ 17 đến nay, tức tính từ thời điểm người Hoa bắt đầu xuất
hiện sinh sống ở nơi này với quy mô lớn.
Nhắc đến khái niệm văn học của người Hoa thành phố Hồ Chí Minh, do
bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù, ắt có một bộ phận không nhỏ viết
bằng chữ Nôm hoặc chữ Quốc ngữ, nhưng ở đây chúng tôi chỉ nhắm vào
những tác phẩm của người Hoa được viết bằng Hán văn. Dẫu biết rằng làm như
4
vậy chưa hẳn hợp lý, nhưng do thời gian thực hiện đề tài có hạn, người Hoa ở
thành phố Hồ Chí Minh trong quá khứ lại từng trải qua nhiều lần bị ép buộc
nhập tịch Việt, thế nên việc xác định các tác giả người Việt gốc Hoa, hiện dùng
Việt văn để sáng tác thật không đơn giản.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Công trình nghiên cứu này góp phần vào việc bảo lưu và hệ thống hóa
các tài liệu văn học của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác công
trình cũng cung cấp phần nào tư liệu cho người muốn tìm hiểu về văn học
người Hoa như: sinh viên ngành văn, Trung Quốc học, Đông Phương học, Văn
hóa học, Hán Nôm, các học viên cao học có chuyên ngành liên quan muốn tìm
hiểu…. Sâu xa hơn là có thể góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa tinh
thần của cộng đồng người Hoa nói riêng và của nước Việt Nam nói chung, tạo
ra sự gắn kết tinh thần giữa cộng đồng người Hoa với tinh thần dân tộc Việt

Nam
7. Kết cấu của đề tài
Phần mở đầu
Chương I: Giới thiệu chung
1.1.Vị trí và lịch sử hình thành khu dân cư người Hoa ở Thành phố
Hồ Chí Minh
1.2. Đặc điểm tình hình về kinh tế văn hóa khu dân cư người Hoa ở
Thành phố Hồ Chí Minh
1.3. Đặc điểm tình hình về kinh tế văn hóa khu dân cư người Hoa ở
Thành phố Hồ Chí Minh
1.4. Tình hình chung về văn học trong cộng đồng người Hoa ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương II: Các tác giả tác phẩm văn học người Hoa
2.1. Các tác giả, tác phẩm văn học người Hoa trước khi Pháp đánh
chiếm miền Nam
2.2. Các tác giả tác phẩm văn học Hoa văn từ những năm đầu thế kỷ
20 cho đến 1975.
2.3. Các tác giả tác phẩm văn học Hoa văn từ sau 1975 đến nay.
5
Phần kết luận

6
Chương I
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Vị trí và lịch sử hình thành khu dân cư người Hoa ở Thành phố
Hồ Chí Minh
Đồng bào người Hoa ở nước ta có số lượng trên 1 triệu người, là nước
có số người Hoa ít hơn nhiều so với một số nước trong khối Asian. Riêng ở
đồng bằng Nam Bộ có hơn 630 nghìn người (hơn 80%), trong đócó hơn 50 vạn
người sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, đây cũng là địa bàn cư trú tập trung

đông người Hoa nhất ở nước ta hiện nay. Theo các tài liệu lịch sử, người Hoa
đến cư trú ở các vùng phía Nam nước ta vào những năm thuộc thập niên 80 của
thế kỷ XVII, nhưng xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh với số lượng lớn vào
khoảng những năm 1778 cùng với sự thành lập của trung tâm người Hoa ở Chợ
Lớn.
Chợ Lớn xưa được gọi là “xứ Sài Gòn”, nguồn gốc của tên đất Sài Gòn
hiện giới nghiên cứu còn đang tranh luận, chưa ai đưa giả thiết đủ tính thuyết
phục. Có thể ngày xưa, người bản địa sống nơi đất cao, rừng cây gòn, nay còn
dấu ấn là Phú Lâm, nhưng điều chắc chắn là phía bắc vùng Chợ Lớn khá cao,
người Việt dành xây cất chùa chiền, thí dụ như chùa Giác Lâm, chùa Cây Mai,
chùa Gò…. Từ giồng đất này, chạy thẳng xuống vùng đồng bằng lại gặp khu
vực thấp lè tè ăn xuống phía Nam, đến ngọn rạch Bến Nghé. Con rạch này ăn
thông ra sông Sài Gòn. Ở Bến Nhà Rồng thuận lợi cho việc chở lúa gạo ra bến
cảng.
Người Hoa đến cư ngụ ở nước ta, đa số là nông dân, những người lao
động bần cùng của nước Trung Hoa cũ, sống cơ cực nghèo nàn và chịu cảnh
chiến tranh tàn phá liên miên nên buộc phải tha phương cầu thực. Trong số đó
có một số quan binh của triều đình nhà Minh chạy sang Việt Nam với ý nguyện
phản Thanh phục Minh; việc di dân ra nước ngoài với số lượng lớn phải mãi
đến khi cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949, mới tạm thời chấm dứt.
Có thể chia người Hoa ở Nam bộ thành hai bộ phận chính tương ứng với
thời điểm và lý do di trú: bộ phận thứ nhất bao gồm những người Hoa vốn theo
7
đường lối phản Thanh phục Minh qua Việt Nam tỵ nạn chính trị vào những
năm nửa cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, như nhóm Trần Thượng Xuyên,
Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu và hậu duệ của họ, nhóm này được gọi chung là
nhóm Minh hương; bộ phận thứ hai gồm những người Hoa sang Việt Nam làm
ăn sinh sống từ giữa thế kỷ XVIII đến nay, nhóm này từng được gọi là người
Thanh để phân biệt với người Minh hương. Quá trình Việt hóa của hai bộ phận
này vì thế cũng khác nhau về tính chất: nếu những người như Phụ quốc Đô đốc

Trần Thượng Xuyên, Tổng binh Mạc Cửu… và hậu duệ của họ như Trần Đại
Định, Mạc Thiên Tích… đã hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam trước hết theo
con đường chính trị, thì bộ phận thứ hai lại từng bước Việt hóa theo con đường
kinh tế - xã hội, hai con đường này để lại dấu vết của chúng khá rõ ràng trong
sinh hoạt văn hóa của người Hoa ở Nam Bộ, trong đó có thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay. Chẳn hạn người Hoa Minh hương ở Nam Bộ các thế kỷ trước
được tổ chức thành đơn vị “xã” như Thanh Hà xã, Minh hương xã, nên xã
Minh hương ở Gia Định có đình (đình Minh hương Gia Thạnh), còn các nhóm
người Hoa ở bộ phận thứ hai được tổ chức thành đơn vị “phủ” rồi “bang” như
phủ Phước Châu, phủ Triều Châu, phủ Ninh Ba, bang Phúc Kiến, bang Triều
Châu, bang Hải Nam…, hoàn toàn không có đình nhưng nhìn chung đều sở
hữu riêng hoặc chung một hội quán.
Nhìn chung việc các nhóm di dân người Hoa nhập cư với quy mô lớn
như trên đã nêu đã ảnh hưởng đáng kể tới diện mạo văn hóa của cộng đồng
Việt Nam ở Nam Bộ, trong đó có Gia Định. Chẳng hạn trên phương diện ngôn
ngữ, họ đã đưa vào Đàng Trong cách đọc Huỳnh, Phước, Võ theo Minh âm,
Thanh âm thay thế cách đọc Hoàng, Phúc, Vũ theo Đường âm, những mà cho
đến nay nhiều người vẫn ngộ nhận là do kiêng húy; ở mảng hệ thống công cụ
sản xuất và sinh hoạt cũng như những phong tục tập quán hôn thú, tang tế nói
chung đều yếu tố có nguồn gốc du nhập từ Hoa Nam, góp phần làm phong phú
thêm sinh hoạt vật chất và tinh thần của cộng đồng Việt Nam ở Nam Bộ nói
chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
8
1.2. Đặc điểm tình hình về kinh tế văn hóa khu dân cư người Hoa ở
Thành phố Hồ Chí Minh
Đồng bào Hoa có mối quan hệ chặt chẽ với các dân tộc ở nước ta, nhất
là các dân tộc ở Nam Bộ và quan hệ chặt chẽ với cộng đồng người Hoa ở
nước ngoài, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Sau giải phóng năm 1975, đồng
bào người Hoa đặc biệt là người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh còn có mối
quan hệ mật thiết với người Hoa ở các nước Mỹ, Úc, Canađa và các nước Tây

Âu.
Người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh phần lớn là những người đến từ
các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến và các vùng đồng bằng duyên hải phía Nam
Trung Quốc, trong đó đông nhất là người Triều Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông).
Người Hoa có chung một chữ viết, gọi là chữ Hán, hoặc chữ Hoa, nhưng tiếng
nói lại hoàn toàn khác nhau. Tiếng Quảng Đông và tiếng Triều Châu là hai
ngôn ngữ thông dụng trong đồng bào Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt
là tiếng Quảng Đông thường được sử dụng rộng rãi hơn nhiều so với hệ thống
các tiếng nói khác. Tiếng Phúc Kiến, tiếng Hải Nam và tiếng Hẹ nhìn chung
được sử dụng ở phạm vi hẹp hơn. Đồng thời đồng bào Hoa rất yêu mến chữ
Hoa và tiếng nói địa phương của mình.
Là một trong những bộ phận cấu thành của cộng đồng 54 dân tộc anh
em trên mảnh đất Việt Nam, đồng bào người Hoa đã cùng các động đồng cư
dân khác không ngừng khai hoang mở cõi, xây dựng nên một miền đất trù phú
qua các thời kỳ lịch sử giữ nước và dựng nước, ngày nay cùng nhau tiến lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng một xã hội ngày càng yên bình, ấm no và
hạnh phúc hơn.
Là một trong những tộc người cùng làm chủ đất nước, nhất là ở các tỉnh
phía Nam, đồng bào người Hoa tự hào có các mối quan hệ bà con thân thiện
với những người Hoa khắp năm châu, tạo những điều kiện thuận lợi kêu gọi,
hợp tác hội nhập, góp phần xây dựng đất nước. Cộng đồng dân cư mang tính
đặc trưng cùng nền văn hoá phương Đông này, đến nước ta cũng như các nước
9
Đông Nam Á khác, họ đã sớm hoà nhập vào khối cộng đồng dân cư bản địa,
cùng đồng cam cộng khổ để xây dựng đất nước.
Về văn hóa cảnh quan, người Hoa đến đây cùng với người Việt vàmột số
cộng đồng các dân tộc anh em khác đã làm biến đổi vùng đất hoang sơ chỉ có
nước mênh mông (như sứ giả nhà Nguyên trên đường đến Cao Miên đã ghi
lại) thành một vùng đất phì nhiêu, trù phú; lịch sử đã ghi nhận sự đóng góp
của cha con Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích tại vùng đất cực tây Nam Bộ, cũng

như sự khai thác lập ấp của nhóm cư dân Trần Thắng Tài, Dương Ngạn
Địch… tại Đồng Nai, Mỹ Tho là rất to lớn. Riêng cha con họ Mạc đã có công
biến vùng Mang Khảm hoang vu thành một Hà Tiên thơ mộng, biết tô đẹp
thập cảnh Hà Tiên bằng sự khai phá tôn tạo của con người.
Tại Sài Gòn - Chợ Lớn, nơi người Hoa tập trung sinh sống, họ đã tạo nên
một trung tâm đô thị sầm uất, một China Town như cách gọi quen thuộc của
báo chí nước ngoài trước năm 1975. Khu vực Chợ Lớn với những đường giao
thông thuỷ bộ thuận lợi, nối liền khu trung tâm buôn bán qua kênh Bến Nghé
đến cảng Nhà Rồng, trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh và từ đó toả đi các
tỉnh tây Nam Bộ. Những dãy phố, chợ búa, cửa hàng, cửa hiệu và cơ sở sản
xuất, buôn bán tấp nập hiện ra trong qua khứ và hiện nay, đó là công sức lao
động, công lao không ngừng tạo dựng của đồng bào người Hoa.
Về văn hóa sản xuất, cùng với việc du nhập hàng loạt của đồng bào người
Hoa, các ngành nghề cổ truyền, những tri thức về sản xuất, kinh doanh của
người họ cũng đã được mang vào Nam Bộ, Sài Gòn - Chợ Lớn. Những người
thợ thủ công tài hoa khi di cư vào nước ta đã chuyển tải các ngành sản xuất
gốm sứ, gạch ngói, dệt vải, dệt lụa, thuộc da, làm giấy, bút mực, nghề in ấn,…
Lúc đầu tất nhiên họ giữ bí quyết nghề nghiệp, nhưng sau do yêu cầu của sản
xuất, họ đã hiểu được tầm quan trọng của việc chuyển giao công nghệ. Đến nay
nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh và vùng Nam Bộ
đã trở thành những sản phẩm thành công trong nước và quốc tế, thể hiện đỉnh
cao của sự giao thoa văn hóa Hoa - Việt.
Về văn hóa cộng đồng, do điều kiện sinh sống của người Hoa ở vùng đất
mới, nên ý thức cộng đồng luôn luôn được đề cao, được củng cố. Tinh thần cố
10
kết cộng đồng: gia đình, họ tộc, đồng hương, đồng nghiệp đặc biệt được quan
tâm giữ gìn như một giá trị tinh thần thiêng liêng. Lòng biết ơn, tinh thần nghĩa
hiệp đùm bọc lẫn nhau và ý chí quyết lập nghiệp là những giá trị được cộng
đồng người Hoa hết sức nâng niu, trân trọng. Chính nhờ các giá trị văn hóa, ý
thức cộng đồng nói trên đã giúp cho người Hoa tồn tại như một nhóm xã hội

đặc thù, vừa hoà nhập với các cộng đồng khác, vừa giữ được những đặc điểm
riêng có tính ưu trội của riêng mình.
Về văn hóa tinh thần, người Hoa đến vùng Nam Bộ và Sài Gòn - Chợ Lớn
mang theo một nền văn hóa đã phát triển phong phú, đa dạng và đặc sắc.
Trước hết là văn hóa tín ngưỡng, tâm linh với việc thờ cúng rất nhiều
nhân thần và nhiên thần, hai hệ thống thần linh đã ăn sâu vào tâm thức của họ.
Về nhân thần có những thánh nhân được tôn thờ và truyền tụng trong đời sống
tinh thần của cộng đồng như Quan Công, Bao Công, Bổn Đầu Công, Bà Thiên
Hậu, Quan Âm Bồ Tát… Về nhiên thần cũng có rất nhiều biểu tượng thiêng
liêng được tôn thờ, như Ngọc Hoàng - Thượng Đế, Thổ Công - Táo Quân,
Thần Tài, Phật Di Lặc…. Các công trình kiến trúc tôn giáo, tâm linh uy nghi
được dựng lên: như miếu Thiên Hậu (Hội quán Tuệ Thành), Chùa Ông (Hội
quán Nghĩa An), Nhị Phủ Miếu (Chùa Ông Bổn), Quỳnh Phủ Hội quán, Hội
quán Sùng Chính và Chùa Quan Âm (Hội quán Ôn Lăng)…. Cùng với các nghi
lễ trong những ngày lễ tết, như Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, Thanh Minh, Hàn
Thực, Đoan Ngọ, Trung Nguyên, Thượng Nguyên… làm cho đời sống tâm linh
của người Hoa vừa thiêng liêng vừa huyền ảo nhưng vẫn gắn với đời sống nhân
sinh của con người. Có người cho rằng: thông qua hệ thống tín ngưỡng, tâm
linh và các tục lệ, lễ thức, nhân cách và tâm lý người Hoa được hình thành, góp
phần củng cố các quan hệ gia đình, ý thức cộng đồng hướng tới những ước
vọng về một cuộc sống an sinh, bền vững.
Văn hóa nghệ thuật của người Hoa cũng hết sức phong phú với các loại
hình dân ca, dân vũ và các loại nhạc cụ đặc sắc. Dân ca có các làn điệu hát
Quảng, hát Tiều, dân vũ có múa lân - sư - rồng và dàn nhạc có nhạc Xã… làm
tăng thêm tính phong phú đa dạng, tính đặc sắc đặc thù cho văn hóa Nam Bộ
nói chung và Sài Gòn - Chợ Lớn nói riêng.
11
Nền kinh tế - văn hoá nghệ thuật cổ đại hưng thịnh một thời của Mạc
Cửu, Mạc Thiên Tích với "Thi đàn chiêu anh các", hay Gia Định tam gia với hệ
thống các tác phẩm nổi tiếng như Gia Định tam gia thi, Gia Định thành thông

chí,…hay những hoạt động của đồng bào người Hoa ở giai đoạn nửa cuối thế
kỷ 19 nửa đầu thế kỷ 20 đã thực sự làm phong phú thêm nền văn hoá Việt
Nam.
Sau khi hòa bình lập lại, ở một số nơi, nhất là ở các quận thuộc thành
phố Hồ Chí Minh, người Hoa hoạt động kinh tế - văn hoá rất giỏi và sôi nổi.
Chợ Lớn ngày nay là tên đất của khu vực quận 5, quận 6 gồm đa phần là cư
dân người Hoa sinh sống với nhịp sống lao động, sinh hoạt náo nhiệt ngày
đêm, hoạt động bán buôn, bán lẻ có thể nói phồn thịnh hơn bao giờ hết. Lại còn
đủ thứ vui, thú ăn chơi tao nhã, hội hè đình đám. Ngày nay, tất nhiên tình thế
đã thay đổi, việc mua bán ngày càng có nề nếp hơn. Vào Chợ Lớn, “món gì
cũng có, có tiền là có ngay”. Người qua lại tấp nập, không người nhàn rỗi. Nếu
chúng ta thấy nhiều người Hoa và Việt tụ họp ở quán cà phê bình dân hoặc
hiệu ăn sang trọng, không phải họ hưởng lạc thuần túy, chẳng qua là gặp nhau
để thông báo về giá cả, tình hình cung cầu, biến động thị trường hoặc “gút lại
công việc làm ăn nào đó” mà thôi.
Có thể nói giới công thương người Hoa không những thông hiểu mà còn
nhạy cảm với đường lối chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, hiện
nay trên các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, thương mại, dịch vụ, ngân hàng, lĩnh
vực nào cũng có phần đầu tư của giới công thương ngưòi Hoa. Điều đáng nói là
phạm vi đầu tư của họ không chỉ đóng khung trong các quận, huyện của thành
phố mà còn mở rộng ra các vùng lân cận thuộc các tỉnh khác, thậm chí vương
sang cả nước bạn Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan…. Ngành nghề mà họ đầu tư
bao gồm cả những nghề sinh lợi ngay như nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch,
vui chơi - giải trí lẫn những ngành nghề phải đầu tư lâu dài, phải liên tục đổi
mới thiết bị, công nghệ, phải cạnh tranh vất vả, mới thu được lợi nhuận như các
ngành sản xuất tiêu dùng, chế biến hàng xuất khẩu, ngành xây dựng cơ bản,
xây dựng cơ sở hạ tầng…. Nguồn vốn của họ ngoài vốn tự có, vốn của các tập
đoàn công thương gia trong nước, còn có nguồn vốn do thân nhân bà con nước
12
ngoài hỗ trợ. Nhìn chung, hoạt động kinh tế của cộng đồng người Hoa ngày

càng sôi nổi, nhộn nhịp, phát triển theo chiều hướng đi lên. Những năm qua, họ
đã đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng kinh tế của thành phố và góp phần
giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động của thành phố.
Tuy sống ở khu vực gần như riêng biệt, nhưng từ lâu, người Việt và
người Hoa vẫn khăng khít trong việc làm ăn mua bán; lại giống nhau trên nét
lớn về tín ngưỡng dân gian, đa thần, thờ Phật, thờ Quan Công, ăn Tết âm lịch,
mùng 5 tháng 5 (Đoan Ngọ), ăn rằm tháng 7, vui tiết trung thu….Nhưng ở
đồng bào người Hoa có một số mặt tích cực, cần được nghiên cứu và đề cao:
- Hiếu khách, nhớ ơn bạn bè, đã mang ơn thì nhớ ơn rất bền lâu.
- Lấy chữ Tín làm đầu, đã hứa là giữ lời hứa mặc dầu bị thiệt thòi. Trả
nợ đúng thời hạn, chấp nhận bị lỗ vốn khi hàng hóa sụt giá thình lình. Không
thích dùng giấy tờ, giao kèo, hoặc kiện tụng đến cửa quan. Giải quyết êm thấm
nội bộ là tốt nhất.
- Không tự ái vụn vặt vì lời ăn tiếng nói lúc xã giao, giúp đỡ tận tình với
bạn bè.
- Gắn bó với người Việt trong giai đoạn chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ. Thời Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, người Hoa ở Hội kín đã trợ
giúp nghĩa quân, mặc dầu việc lớn không thành, nhưng những đóng góp của họ
là không thể phủ nhận. Công nhân, lớp người nghèo thành thị người Hoa đã
hưởng ứng những cuộc tranh đấu giai đoạn khi vừa có Đảng, thời kỳ kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ. Nhiều người Hoa đã can đảm hưởng ứng lời kêu
gọi của Đảng của cách mạng, thậm chí thân sa vào vòng tù đày nơi khám Chí
Hòa, nơi nhà tù Côn Đảo, nhưng họ vẫn quyết một lòng trung trinh với Đảng
với đất nước. Lòng từ thiện của người Hoa còn biểu hiện rõ rệt trong các phong
trào xóa đói giảm nghèo, quyên góp cứu trợ đồng bào khi thiên tai, lũ lụt.
1.3. Tình hình chung về văn học trong cộng đồng người Hoa ở thành
phố Hồ Chí Minh
Người Hoa đến Việt Nam cư trú lâu dài, đã mang theo những hoài cảm
lẫn văn hóa vùng đất tổ. Con cháu họ tiếp tục được thừa kế văn hóa của tổ tiên
13

mang từ cố quốc sang, lại tiếp thu vốn văn hóa tinh hoa của vùng đất mới cho
nên đã nảy sinh không ít nhân tài. Vì thế, hai giai đoạn phát triển rực rỡ của
văn học Hoa văn thành phố Hồ Chí Minh đều được lưu tiếng đến đời sau.
Trong giai đoạn đầu, vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, văn học Hoa văn
phát triển rực rỡ, vẫn còn lưu lại tiếng thơm cho đến ngày nay với các thi xã
như, thi đàn Chiêu Anh Các của Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên vốn thuộc thành Gia
Định, nhóm Gia Định sơn hội, một số thành viên trong Bạch Mai thi xã. Tên
tuổi gắn liền với văn học thời kỳ này phải kể đến Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn
Tĩnh, Huỳnh Ngọc Uẩn, Trương Hảo Hợp, Diệp Minh Phụng, Vương Kế Sanh,
Vương Văn Anh… tên tuổi của họ đã hợp chung và hoà vào dòng chảy văn học
Việt Nam, trở thành yếu tố cấu thành không thể thiếu trong dòng văn học Việt
Nam giai đoạn cổ trung đại. Giai đoạn tiếp theo, được xem là thời kỳ suy thoái
của văn học người Hoa.
Sau khi Pháp đánh chiếm miền Nam, tiếng Việt ngày càng bị Latinh
hóa, Quốc ngữ cũng dần dần định hình, trước phong trào vận động sử dụng chữ
Quốc ngữ rầm rộ của nhà cầm quyền, không còn mấy người học Hán văn,
thành ra văn học Hoa văn càng ngày bị suy thoái. Nhà thơ Trần Tế Xương đã
từng than rằng: phong trào nho học đã suy tàn, mười người học thì có đến chín
người thôi. Vì muốn bảo lưu bản sắc văn hóa dân tộc, những gia đình người
Hoa giàu có đã đưa con cái họ về lại Trung Quốc để học tập sách thánh hiền,
lớp trẻ này do đó mà sự liên hệ về tình cảm và văn hóa đối với “đất mới” miền
Nam Việt Nam không còn chặt chẽ như các thế hệ cha ông chúng.
Sau giai đoạn suy thoái, khoảng giữa thế kỷ 20, văn học người Hoa bắt
đầu phát triển trở lại, đây là giai đoạn được đánh giá là thời kỳ phát triển thứ
hai trong lịch sử phát triển của dòng văn học người Hoa tại thành phố Hồ Chí
Minh. Sau chiến tranh Trung - Nhật và cuộc đại chiến thế giới lần hai, càng có
nhiều trí thức người Hoa từ Trung Quốc di cư đến Việt Nam, không chỉ thông
hiểu văn học truyền thống, họ còn rất hiểu biết về Tây học và tư tưởng tiến bộ.
Họ mở trường học, mở toà soạn tòa báo nhằm thúc đẩy việc phát triển văn hóa
Hoa văn. Về phương diện văn học, những việc làm đó đã cổ vũ mạnh mẽ cho

sự phát triển văn học bạch thoại, đặc biệt là thơ và tản văn mới. Từ cuối thập
14
niên 40 đến đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, trong số những di dân người Hoa
này đã xuất hiện không ít những nhân tài và những con người lòng tràn đầy
nhiệt huyết đối với văn học, như Đặng Hồng Nho, Hoắc Văn, La Phong, Diệp
Truyền Hoa, Trần Hữu Cầm, Triệu Đại Độn Có thể nói đây là những người đi
đầu trong việc tạo ra đỉnh cao thơ hiện đại và thơ cổ ở cả hai thập niên 60 và
70.Giai đoạn này có khá nhiều tác phẩm được xuất bản, như Thập nhị thi tập,
Tượng Nham cốc thi diệp, Thuỷ thủ, Kiếp Dư ngâm thảo, Thính Vũ lâu thi thảo,
Long Trai thi tập, Diệp Truyền Hoa thi tập, Hiến cấp ngã đích ái nhân, Thuỷ
chi mê, Bút luỹ, Phong xa, Trung học sinh, Mê phong…. Về thành tựu đa dạng
phong phú của văn học ở giai đoạn này, trước mắt vẫn chưa có một công trình
nghiên cứu nào xoáy vào nội dung nêu trên, lại thêm các công trình trên phần
nhiều thất lạc, hiện chúng tôi chỉ tìm lại được khoảng 50% số tài liệu nêu trên.
Giai đoạn thứ tư, giai đoạn tiềm tàng của văn học Hoa văn. Sau giải
phóng miền Nam năm 1975 đến trước ngày đất nước bắt đầu mở cửa, văn học
Hoa văn ở trạng thái lắng xuống bởi giáo dục Hoa văn bị đình trệ suốt hơn 10
năm, hình thành một thời văn hóa trống rỗng của người Hoa. Nhìn chung cũng
vì kinh tế khó khăn nên những người chấp bút đành phải gác bút để tìm kế sinh
nhai, không ai còn tâm trí dành cho việc sáng tác. Một bộ phận giới trí thức và
nhân sĩ trung lưu ngày trước cũng lần lượt tìm đường ra nước ngoài định cư.
Những nhân tố kể trên cùng với nhiều lý do khác khiến cho văn học Hoa văn
không còn được như trước nữa.
Giai đoạn sau khi nước ta cải cách mở cửa đến nay, trước mắt ở thành
phố Hồ Chí Minh chỉ còn có một tờ báo Hoa văn là báo Sài Gòn Giải Phóng, từ
năm 1987 báo này đã thành lập “Câu lạc bộ Văn hữu” (Câu lạc bộ bạn văn),
câu lạc bộ này đã tiếp nhận tất cả các bạn văn ở tờ phụ san Văn nghệ vốn định
kỳ hàng tuần phát hành, tạo không khí cho các văn sĩ chấp bút và sáng tác. Từ
năm 1990, hoạt động văn học Hoa văn phát triển mạnh trở lại. Ở giai đoạn này,
ngoài những cây bút đã nổi danh trước giải phóng sau một thời gian dài gác bút

nay “tái xuất giang hồ”, như Ngân Phát 銀髮, Ông Nghĩa Tài 翁義才,Lý Chí
Thành 李志成,Trần Quốc Chính 陳國正,Thu Mộng 秋夢,Thạch Linh 石
15
羚…; còn xuất hiện không ít những cây bút mới nổi, như Dư Vấn Canh 余問耕,
Tuyết Bình 雪萍,Phương Phương 方方,Khâu Lăng 丘淩,Ngọc Hoa 玉華,
Trường Phong 長風…; sự tích cực tham gia của thế hệ các văn, nhà thơ thuộc
thế hệ trước, đã cổ vũ tinh thần các bạn văn, khiến họ không ngừng tích cực
tham gia vào văn đàn đương đại.
Mặt khác, ngày nay với những đổi mới về kinh tế chính trị, không ít
người Hoa ra nước ngoài định cư thường quay lại Việt Nam để thăm hỏi bạn
bè, gia quyến, hoạt động giao lưu văn hóa của đồng bào người Hoa thành phố
với các nước lân cận vì thế không ngừng mở rộng thêm. Vì thế trình độ văn
hóa của người Hoa ngày càng cao, việc này hiển nhiên kích thích một bộ phận
văn sĩ người Hoa tái cầm bút sáng tác. Những năm lại đây, ngoài Câu lạc bộ
Văn hữu của báo Sài Gòn Giải Phóng, Hội Văn học Hoa văn cũng được Hội
Văn học Nghệ thuật các dân tộc thành phố Hồ Chí Minh ráo riết chuẩn bị cho
việc thành lập. Hai tổ chức này kết hợp với Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc và
một số nhà xuất bản khác không ngừng ấn hành một số sách vở Hoa văn, trong
đó quan trọng có thể kể đến Mê giang nhã ngâm 湄江雅吟

Việt Nam hiện đại
thi sao 越南現代詩淩

Hướng dương tập 向陽集

Minh Đạo thi từ tập 明道
詩詞集

…và gần đây còn có Đặc san Văn học nghệ thuật Hoa Việt 華越文學
藝術特刊 (đến nay đã ra được 7 số) của các tác giả Chợ Lớn và các tác giả

dùng chữ Hán sáng tác trên khắp toàn cầu. Ngoài ra, các nhà văn người Hoa
còn có cơ hội tham dự Hội nghị văn học Hoa văn thế giới tổ chức ở khắp mọi
nơi trên thế giới.
16
Chương II
CÁC TÁC GIẢ TÁC PHẨM VĂN HỌC HOA VĂN
2.1. Các tác giả tác phẩm văn học Hoa văn trước khi Pháp đánh chiếm
miền Nam
Văn học Hoa văn trong thời gian này phát triển hết sức rực rỡ, tiêu biểu
nhất có Gia Định Sơn hội 嘉定山淩. Gia Định Sơn hội hoạt động vào khoảng
cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, thành phần gồm có các nhà thơ: Chỉ sơn
Trịnh Hoài Đức 止山鄭懷德, Nhữ sơn Ngô Nhân Tĩnh 汝山吳人靜, Kì sơn
Diệp Minh Phụng 祁山葉明鳳, Phục sơn Vương Kế Sanh 伏山王繼生, Hội
sơn Huỳnh Ngọc Uẩn 淩山黃玉淩. Bạch Mai thi xã thì do sư trụ trì chùa Cây
Mai là Hoằng Ân Sang 殷弘創 lập ra, có rất nhiều người Việt Nam và người
Minh Hương tham gia sáng tác Nôm văn và Hán văn. Theo cuốn “Địa chí văn
hóa Thành phố Hồ Chí Minh” cuốn 1, Cao Tự Thanh đã phân tích: sự xuất hiện
của Sơn hội đã đóng góp một phần quan trọng trong tiến trình văn hóa từ đó về
sau của Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Ngày nay, các
tác phẩm của các thi nhân trong Sơn hội và một số thi nhân giai đoạn sau còn
tồn tại như: Gia Định tam gia thi 嘉定三家淩 thu thập thơ ca của Trịnh Hoài
Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhân Tĩnh; Gia Định thành thông chí 嘉定城通
誌 , Cấn Trai thi tập 艮淩詩集 , Gia Định tam thập cảnh 嘉定三十景 của
Trịnh Hoài Đức; Nhất thống địa dư chí 一統地輿誌 , Hoa Nguyên thi thảo 淩
原淩草 của Lê Quang Định; Thập Anh thi tập 拾英詩集, Thập Anh văn tập 拾
英文集 của Ngô Nhân Tĩnh, Trương Mộng Mai thi tập 淩淩梅淩集 hay Mộng
Mai đình thi thảo 夢梅梅亭詩草 của Trương Hảo Hợp,… nghiễm nhiên được
coi là di sản Việt Nam.
17
2.1.1. Gia Định tam gia thi 嘉定三家詩 do Trịnh Hoài Đức khắc in,

sách đã mất nhưng hiện còn lời tựa cho tập này của Trịnh Hoài Đức. Sách gồm
ba tập thơ của ba tác giả in độc lập vào những thời điểm khác nhau, theo thứ tự:
2.1.1.1. Cấn Trai thi tập toàn biên mục lục 艮齋詩集全編 Ngoài lời
tựa Nguyễn Định Cát, Ngô Thời Vị và Cao Huy Diệu ở đầu, bài tự tự ở phần
cuối, thứ tự tập thơ được xếp theo thứ tự:
- Thoái thực truy biên thi, gồm 127 bài thơ.
- Quan Quang tập thi , gồm 152 bài thơ
- Khả dĩ tập thi, gồm 48 bài thơ.
2.1.1.2. Hoa Nguyên thi thảo 華原詩草 : Ngoài 77 bài thơ còn có bài
tựa của Lê Bá, tức Thanh Hoa Lê Lương Thận, giữ chức Hàn lâm viện chế cáo
viết vào tháng 8 năm Gia Long thứ sáu (1807).
2.1.1.3. Thập Anh đường thi tập 拾英堂詩集 : Ngoài 187 bài thơ còn
có ba bài tựa của Trần Tuấn Viễn, Nguyễn Địch Cát và Bùi Dương Lịch được
khắc in ở phần đầu.
2.1.2. Cấn Trai thi tập 艮斋斋集: Trịnh Hoài Đức hiệu Cấn Trai biên soạn
và viết lời tựa khi khắc in năm Gia Long 18 (1819). Phần đầu có lời tựa của
Nguyễn Địch Cát, bài bạt của Ngô Thì Vị và Cao Huy Diệu. Sách hiện do thư
viện thựôc Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, gồm 2 bản in (A.780,
A.1392), 1 bản viết (A.3139). Sách gồm ba tập, sắp theo thứ tự như sau:
Thoái thực truy biên , 127 bài thơ soạn năm Nhâm dần (1782).
Quan quang tập, 152 bài thơ do tác giả làm trong dịp đi sứ Trung Quốc
(1802).
Khả dĩ tập, 48 bài thơ mang nội dung tặng đáp, thù tạc….
Sách này hiện thư viện Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh
cũng lưu giữ 1 bản, nhưng đã rách nát.
2.1.3. Thập Anh đường thi tập 拾英堂詩集 , 187 bài thơ của Ngô Nhân
Tĩnh khi làm quan và khi đi sứ Trung Quốc. Sách do thư viện Viện Nghiên cứu
18
Hán Nôm Hà Nội điển tàng, bản in, ký hiệu A.779. Phần sau sách này có phụ
thêm Hoa Nguyên thi thảo 淩原淩草 của Lê Quang Định.

2.1.4. Thập Anh văn tập 拾英文集 , văn tập gồm 187 bài kinh nghĩa
của Ngô Nhân Tĩnh. Sách do thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển
tàng, bản viết tay, ký hiệu A.1679.
2.1.5. Mộng Mai đình thi thảo 斋梅亭斋草, gồm 170 bài thơ do Trương
Hảo Hợp hiệu Lượng Trai sáng tác khi đi sứ Trung Quốc. Sách do thư viện
Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, bản viết tay, ký hiệu A. 1529.
2.2. Các tác giả tác phẩm văn học Hoa văn từ những năm 40 đến
những năm đầu thập niên 70
Chợ Lớn đương thời có khoảng 16 tờ báo Hoa văn lớn nhỏ, mỗi tờ phụ
san báo giấy đều lập ra trang “văn nghệ” là nơi để các tác giả Hoa văn thi triển
tài năng. Các thi xã, văn xã cũng dần dần thành lập, có vài thi xã chỉ có một hai
người, có nhà thơ cùng lúc tham gia nhiều thi xã. Ví dụ như, Tồn tại thi xã 存
在詩社 trong những năm 70 có các thành viên: Ngân Phát 銀髮 , Trọng Thu 仲
秋 , Ngã Môn 我門 (Huỳnh Kỷ Nguyên 黃紀原), Dược Hà 藥河 (Trần Bổn
Minh 陳本銘), Cổ Huyền 古弦 và Tạ Nguyệt 射月; Hải Vận văn xã 海韻文社
có Từ Trác Anh 徐卓英 , Hà Dã 淩野, Thôn Phu 村夫, Lê Khải Khanh 黎淩淩,
Mộng Linh 夢玲; Đào Thanh văn xã 濤聲文社 có Duẫn Linh 尹玲, Tư Băng
斯淩, Hiển Huy 顯輝, Dư Huyền 餘弦, Hữu Ái Linh 友愛玲, Xuân Mộng 春
夢, Trần Quốc Chính 陳國正; Tư Tập văn xã 思集文社 có Thu Mộng 秋夢,
Hoài Ngọc Tử 懷玉子, Thi Hán Uy 施漢威, Dật Tử 逸子; Bôn Lưu thi xã 奔
流詩社 có Dũ Dân 淩民, Lý Hy Kiện 李希健, Phiêu Bạc 飄泊, Hồng Phụ
Quốc 洪輔國; Phiêu Phiêu thi xã 飄飄詩社 có Lý Chí Thành 李志成, Trần
Hằng Hạnh 陳恒行, Tây Mục 西牧, Thi Minh Đông 施明東; Thư Sinh văn xã
19
書生文社 có Lô Siêu Hồng 盧超虹, Ngải Hồng 艾虹, Hiểu Tinh 曉星; Văn
Nghệ xã 文藝社 có Tạ Chấn Dục 謝振煜… Ngoài ra có bộ phận tác giả không
tham gia một thi xã hay văn xã nào, như: Đỗ Phong Nhân 杜風人, Kỳ Dị 奇異,
Ngạc Lục 淩綠, Kiếm Minh 劍鳴, Thái Dương 太陽, Ngô Kiện Phù 吳健孚,
Trần Tuyết Anh 陳雪英, Dục Nhật 浴日, Khí Như Hồng 氣如虹, Trần Mộng
Thơ 陳夢詩, Trần Xuyên Chiết 陳川浙, Huỳnh Quảng Cơ 黃廣基 . Đầu thập

niên 70, các thi xã văn xã khác bỗng xuất hiện nhiều, như: Phong Địch thi xã
風 笛 詩 社 , Dã Thanh 野聲 , Đài Phong 颱風 , Hướng Nhật Quỳ 向 日 葵,
Trường Hà 長河, Nam Phong 南風, Sinh Mệnh 生命, Trung Nghệ 中藝, Nghệ
Hải 藝海. Trong thời gian này họ cũng xuất bản rất nhiều sách và thơ, kể đến
như: Thập nhị nhân thi tập 十二人詩輯

Tượng Nham cốc thi diệp 象岩谷詩


Thủy thủ
水手
, Diệp Hoa thi tập 葉花詩集

Gửi tặng người tình của tôi
獻給我的愛人

Thủy chi mê 水之湄

Lũy bút 筆壘

Xe gió 風車

Học sinh
Trung học 中學生,Mê Phong 湄風

Long Trai thi tập 龍齋詩集 …
2.2.1. Long Trai thi tập 龍齋詩集 , Đường về cố quốc xa vời vợi 故國
路遙 - Lý Văn Hùng
Tác giả Lý Văn Hùng 李 文雄 sinh thời luôn tận tâm vào việc nghiên
cứu tinh thông văn hóa Trung Việt, về thanh vận, văn tự, văn chương tam học,

từ những năm 40 trở đi đã xuất bản nhiều cuốn từ điển, tự điển, sách giáo khoa,
truyện, thơ ,… Ông từng đi chu du khắp nước Việt Nam, qua nhiều danh lam
thắng cảnh, đến đâu cũng
có đề vịnh, tổng hợp thành
túi sách một cách ung
dung tự tại. Tập thơ Long
trai thi tập ra đời năm
20
1960, tập hợp những bài thơ, đề vịnh đã ghi dấu bước chân ông trên khắp đất
nước và những bài bạn bè ông sáng tác. Đường về cố quốc xa vời vợi là cuốn
tiểu thuyết được Lý Văn Hùng viết và in năm 1951. Ngoài ra ông còn xuất bản
hàng loạt sách công cụ và sách khảo cứu khác. Hình 1: Long
Trai thi tập (bản photo)
2.2.2. Diệp Hoa thi tập 葉花詩集 – Diệp Truyền Hoa
Tác giả Diệp Truyền Hoa 葉傳華 sinh ngày 14/9/1918 ở Hội An (Quảng
Nam). Năm 1993 về Trung Quốc học ở trường Bồi Chính Quảng Châu đến
năm 1937 thì trở lại Hội An. Năm 1938, trong thời kỳ kháng Nhật, ông đã
thành lập Đoàn Thanh niên Hoa kiều ở Hội An, tiến hành công việc cứu nước.
Sau kháng chiến thắng lợi ông trở lại Hội An và kết hôn ở đó. Ông từng học
Trường Đại học Thanh Hoa, thi vào khoa Triết học Trường Đại học Liên hợp
Tây Nam, từng giảng dạy ở trường công học Trung Hoa… Về Việt Nam ông
từng nhận công tác giảng dạy ở khoa Ngoại ngữ trường Đại học Sư phạm và
khoa Triết học trường Đại học Văn khoa ở Sài Gòn, sau đó cũng nhận dạy ở
Đại học Văn Khoa Thuận Hóa…. Ngày 05/11/1970 ông bệnh và qua đời ở
bệnh viện Nguyễn Văn Học (Sài Gòn).
Tác phẩm Diệp Hoa thi tập được xuất bản bởi Cục in ấn Đạt Hưng, số
64 đường Tản Đà, Chợ Lớn, năm 1971; đã tập hợp tất cả các sáng tác của Diệp
Truyền Hoa trong suốt 26 năm, từ khi cầm bút đến khi qua đời. Tập được sắp
xếp thành các chương:
Tiểu thi (những bài thơ ngắn bày tỏ tâm tư cảm xúc của bản thân tác giả,

ngay cả nhan đề tác phẩm của mình Diệp Truyền Hoa cũng chỉ dành một chữ
để đặt); Tân thi ( những bài thơ viết theo lối mới, dài hơn, tự do hơn, các bài
tản văn; những sáng tác này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của văn
đàn thơ đương đại và sau này); Thơ hiện đại ( gồm những bài thơ, tản văn lối
văn trang nhã phóng khoáng, kế thừa và phát triển thêm từ những vần thơ Tân
thi). Trọn Diệp Hoa thi tập có tất cả là 108 bài thơ và tản văn.
2.2.3. Gửi tặng người vợ của tôi
獻給我的愛人
– Tạ Chấn Dục
21
Tạ Chấn Dục 謝振煜 sinh năm 1936 tại Nha Trang, bắt đầu làm thơ từ
năm 1943, số lượng bài thơ ông sáng tác cũng tương đối khá, hầu như năm nào
ông cũng có ít nhất 1 bài, nhiều thì 23 bài, trong 13 năm ông đã sáng tác 160
bài thơ. Phần lớn các bài thơ ông viết được đăng trên báo, tạp chí. Sau khi biên
soạn, chỉnh lý lại còn được 76 bài, thế nhưng đây vẫn chưa thỏa nguyện tác giả.
Ngoài thơ ông còn viết tản văn, truyện ngắn, tạp văn và phê bình văn học. Ông
tiếp tục lao động nghệ thuật cho ra thêm nhiều tác phẩm nữa. Ông cũng từng
viết các tác phẩm như Hai cô con gái 兩個女兒 (1963), Triều Dương mới 新
生的朝陽

Khúc đợi chờ 期待曲

Con khóc rồi 孩子

淩哭了


Tập thơ Gửi tặng người tình của tôi gồm 77 bài thơ Tạ Chấn Dục viết
tặng cho người vợ của mình, thay lời cảm tạ, lời yêu thương gửi tới người đã vì
ông theo ông bên cuộc đời. Tập thơ được hoàn thành vào ngày 25 tháng 11

năm 1960 và được xuất bản năm 1961.
Sự nghiệp sáng tác của Tạ Chấn Dục khá phong phú, ngoài tác phẩm
nêu trên, ông còn Hiếu biện tập (tập phê bình thơ, 1963), Tản- Cổ quái-Hiện
đại thi (1975), Song sinh nhật (2008); ông còn là dịch giả của rất nhiều tác
phẩm dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Trung và tiếng Trung sang tiếng Việt.

Hình 2: Gửi tặng người tình của tôi
22
2.2.4. Kiếp dư thi thảo 劫斋斋草 , 197 bài thơ cổ thể, cận thể của Giáo sư
Trần Hữu Cầm, tên hiệu Kiếp Dư sinh. Phần đầu sách có lời tựa của Phùng
Trác Huân người đất Nam Hải, phần sau có lời tự bạt của tác giả vào năm
1973. Sách do báo Tân Luận Đàn in tháng 1 năm 1974.
2.2.5. Thính Vũ lầu thi thảo 斋雨斋斋草 , 146 bài thơ cổ thể, cận thể của
Triệu Đại Độn sáng tác. Phần đầu có lời tựa của Hà Kiếm Bình, Lý Du, Trương
Tác Mai, Lý Ích Bá. Sách in tháng 10 năm 1969.
2.2.6. Lan Hiên ngâm thảo 蘭軒吟草 tác giả La Sở Nam 羅楚楠 được
xuất bản năm 1972 gồm 435 bài thơ, phú, ngâm vịnh. Phần đầu có lời đề từ của
Trần Sĩ Minh, Dương Tôn Hiền.
2.2.7. Trương Nhân Thơ nam du tập 張斋詩南遊集,
Tác giả Trương Nhân Thơ là
một nữ sĩ tài hoa không những có tài
ứng đối thơ văn rất tài tình mà còn là
một nghệ sĩ vẽ hoa mẫu đơn rất sắc
sảo, nữ giới đương thời ở Chợ Lớn
không ai sánh bằng. Đây là tập viết
tay của tác giả, đầu tập có lời đề của
Thuận Đức Chu Ích Bá.
Hình 3: Trương Nhân Thơ nam du tập
2.2.8. Sài Gòn Mậu Thân 1968 西貢 1968 年戊申之戰
23

Tác giả Nguyễn Văn Tào 阮 文曹 sinh năm 1928 ở làng Long Phước,
huyện Châu Thành, Đồng Nai, là người huyện Hải Phong 海 淩 tỉnh Quảng
Đông 廣東, Trung Quốc. Tháng tám năm
1945 tốt nghiệp trung học Pháp văn, ông
đã cùng nhân dân thông Long Phước cầm
gậy gộc, tầm vông hòa vào dòng chảy của
nhân dân Ba Tri đứng lên cướp chính
quyền ở tỉnh Ba Tri
Hình 4:
Sài Gòn Mậu Thân 1968
24
2.3. Văn học Hoa văn từ cuối thập niên 70 đến nay
2.3.1. Việt Nam hiện đại thi sao 越南現代詩斋
Lục Tiến Nghĩa chủ biên, Nxb Văn hóa Dân tộc Hà Nội, tháng 12/1993,
in tại báo Sài Gòn Giải Phóng bản Hoa văn.
Cuốn này đã tập hợp 72 sáng tác của 36 tác giả với 72 tác phẩm, là
những cảm xúc chân thật về cuộc sống, về quê hương, bạn bè…. Cũng ở trong
tập Việt Nam hiện đại thi sao này, đã tập hợp được các tác phẩm của không ít
tác giả kì cựu của giai đoạn văn học Hoa văn những năm 50 đến đầu nhưng
năm 70 như Ngải Hồng, Thi Hán Uy, Ngân Phát, Lý Chí Thành,… Chúng tôi
đã liệt kê tên tác giả và tác phẩm theo bảng bên dưới:
STT TÁC GIẢ SL TÊN TÁC PHẨM
1 Phàm Bút
凡筆
3
- Sơn Thành hành 山成行
- Dạ xuất 夜出
- Ký ngôn 寄言
2 Đại Thang
大湯

1 Ký ngôn
寄言
3 Văn Cẩm Ninh
文錦寧
2
- Thủ 手
- Giao tiếp điểm 交接點
4 Phương Hồ
方乎
1
Tháng tám 八月
5 Ngải Hồng
艾虹
1
Không đề 不題
6 Thạch Linh
石羚
2
- Đổi mới 革新
- Sơ du 初游
7 Đông Mộng
冬夢
3
- Mẹ hiền 母親
- Nhớ 思念
- Đắp cát vùi thơ có được chăng? 堆個
25

×