Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng việt nam về quốc phòng và an ninh trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.57 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

HOÀNG THỊ LINH

PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƢỢC “DIỄN
BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC
THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG
VIỆT NAM VỀ QUỐC PHÒNG VÀ AN
NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

HÀ NỘI – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

HOÀNG THỊ LINH

PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƢỢC “DIỄN
BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC
THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG
VIỆT NAM VỀ QUỐC PHÒNG VÀ AN
NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. Hoàng Xuân Vinh



HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, em còn
nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo ThS. Hoàng Xuân
Vinh.
Đồng thời, em còn nhận được sự giúp đỡ của các thầy giáo trong Trung
tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội 2, sự động viên, khích lệ của gia đình và
những người thân trong suốt quá trình tìm hiểu và nghiên cứu.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý
báu đó.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành là kết quả
nghiên cứu và do sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
Nội dung khóa luận tốt nghiệp này không trùng với các kết quả nghiên
cứu của các tác giả khác. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Hoàng Thị Linh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT


Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

DBHB

Diễn biến hòa bình

2

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

3

QP&AN

Quốc phòng và an ninh

4

LLVT

Lực lượng vũ trang



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 2
4. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 3
5. Phạm vi nhiên cứu ............................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
6.1. Phương pháp lí luận ....................................................................................... 3
6.2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử .................................................................... 3
6.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm ............................................................... 3
6.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp............................................................... 3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................... 3
7.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................... 3
7.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 4
8. Kết cấu khóa luận .............................................................................................. 4
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƢỢC “DIỄN BIẾN
HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ CÁCH
MẠNG VIỆT NAM ............................................................................................. 5
1.1. Những nhận thức chung về chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế
lực thù địch. ........................................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm “diễn biến hòa bình” .................................................................. 5
1.1.2. Đặc trưng của chiến lược “diễn biến hòa bình” .......................................... 7


1.2. Chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá cách
mạng Việt Nam ..................................................................................................... 8
1.2.1. Mục tiêu chống phá của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt
Nam ....................................................................................................................... 8

1.2.1.1. Xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, thay thế bằng tư tưởng tư sản ở các
nước xã hội chủ nghĩa chống phá cách mạng Việt Nam ...................................... 8
1.2.1.2. Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản thực hiện “đa nguyên
chính trị”, “đa đảng đối lập” ở các nước xã hội chủ nghĩa chống phá cách
mạng Việt Nam ..................................................................................................... 9
1.2.1.3. Gây mất ổn định về chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa để chống
phá cách mạng Việt Nam .................................................................................... 10
1.2.1.4. Làm suy yếu, chệch hướng phát triển của nền kinh tế, tiến tới chi
phối, khống chế nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa. .................................... 11
1.2.1.5. Chuyển hóa văn hóa, đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa theo giá trị
phương Tây. ........................................................................................................ 11
1.2.1.6. “Phi chính trị hóa” để “vô hiệu hóa” Quân đội và Công an. ................. 12
1.2.2. Âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế
lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam ..................................................... 12
1.2.2.1. Thủ đoạn về chính trị ............................................................................. 12
1.2.2.2. Thủ đoạn về kinh tế ................................................................................ 13
1.2.2.3. Thủ đoạn về tư tưởng - văn hóa ............................................................. 13
1.2.2.4. Thủ đoạn về tôn giáo - dân tộc............................................................... 14
1.2.2.5. Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại ........................................................... 14
1.2.2.6. Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh ......................................... 15
1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, phương châm ........................................... 15
1.3.1. Mục tiêu..................................................................................................... 15
1.3.2. Nhiệm vụ ................................................................................................... 16


1.3.3. Quan điểm chỉ đạo .................................................................................... 16
1.3.4. Phương châm............................................................................................. 18
Chƣơng 2. CHIẾN LƢỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ
LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRÊN
LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ................................................... 20

2.1. Một số khái niệm .......................................................................................... 20
2.1.1. Khái niệm quốc phòng .............................................................................. 20
2.1.2. Khái niệm về an ninh ................................................................................ 21
2.1.3. Mối quan hệ giữa quốc phòng và an ninh ................................................. 21
2.2. Tình hình cách mạng Việt Nam trước những thách thức mới ..................... 22
2.3. Âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù
địch trên lĩnh vực quốc phòng và an ninh ........................................................... 24
2.3.1. Chủ nghĩa đế quốc chủ động ve vãn, móc nối, lôi kéo ta tham gia các
hoạt động hợp tác quân sự, an ninh để tìm kiếm sự có mặt trở lại của lực
lượng quân sự của chúng tại Việt Nam ............................................................... 24
2.3.2. Chúng chủ trương thông qua liên kết làm ăn kinh tế với các doanh
nghiệp, đơn vị quân đội và hợp tác đào tạo để xâm nhập vào các lĩnh vực
quân sự nhằm khai thác tin tức tình báo, chuyển giao công nghệ lạc hậu và
chuyển hóa chính trị lực lượng vũ trang ta ......................................................... 26
2.3.3. Chủ nghĩa đế quốc tích cực hỗ trợ, chỉ đạo bọn phản động trong nước
và ở nước ngoài phối hợp chống phá làm suy yếu lực lượng vũ trang ta ........... 27
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƢỢC “DIỄN BIẾN
HÒA BÌNH” TRÊN LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CỦA
ĐẢNG, NHÀ NƢỚC TA .................................................................................. 30
3.1. Biện pháp phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực
quốc phòng và an ninh ở nước ta hiện nay ......................................................... 30


3.1.1. Quán triệt, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện thắng lợi chiến lược bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới ............................................................................... 30
3.1.2. Xây dựng Quân đội và Công an vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới .................................................................... 33
3.1.3. Thực hiện nghiêm ngặt những yêu cầu về quốc phòng, an ninh trong
các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế .................................................................. 35
3.1.4. Đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội và Công

an của các thế lực thù địch .................................................................................. 35
3.1.5. Phối hợp chặt chẽ giữa Quân đội và Công an đập tan mọi âm mưu
chống phá của các thế lực thù địch ..................................................................... 38
3.2. Sinh viên ngành giáo dục quốc phòng và an ninh trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 trong đấu tranh phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”
của các thế lực thù địch trên lĩnh vực quốc phòng và an ninh. ........................... 39
3.2.1. Ra sức học tập, rèn luyện để trở thành một công dân tốt một giáo viên
Giáo dục quốc phòng và an ninh mẫu mực ......................................................... 39
3.2.2. Phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng tích cực, chủ
động làm tốt công tác tuyên truyền về âm mưu thủ đoạn của kẻ thù chống phá
cách mạng Việt Nam trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” ............................... 40
3.2.3. Tuyệt đối tin tưởng vào đường lối, quan điểm và biện pháp đấu tranh
phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của Đảng và Nhà nước góp
phần đấu tranh, ngăn ngừa và đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù
trong chiến lược “diễn biến hòa bình” ................................................................ 41
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 47


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, sự chống phá chủ nghĩa xã hội của các thế lực thù địch bằng
việc thực hiện chiến lược “diễn biễn hòa bình” (DBHB) đã và đang diễn ra
ngày càng phức tạp. Chúng thực hiện chiến lược “DBHB” với âm mưu, thủ
đoạn rất tinh vi, xảo quyệt để xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) và
Việt Nam là một trong những trọng điểm chống phá của chúng.
Với âm mưu xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, xóa bỏ sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó thiết lập một trật tự thế giới mới theo quan
điểm dân chủ và giá trị phương Tây luôn là mục tiêu chiến lược cơ bản của
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch mà đứng đầu là đế quốc Mỹ.

Để thực hiện âm mưu đó, chúng đẩy mạnh chống phá trên tất cả các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng - văn hóa, tôn giáo - dân tộc, quốc phòng
an ninh và đối ngoại. Đối với Việt Nam việc thực hiện “DBHB” trên lĩnh vực
quốc phòng và an ninh (QP&AN) là khâu then chốt trong âm mưu, thủ đoạn
của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Trong những năm qua, chúng
tập trung xuyên tạc, phủ nhận đường lối, quan điểm QP&AN của Đảng, chủ
trương chính sách QP&AN của nhà nước ta. Chúng tìm mọi cách “phi chính
trị hóa” Quân đội và Công an, tuyên truyền chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng,
nhà nước với Quân đội và Công an, gây mâu thuẫn trong nội bộ của lực lượng
vũ trang (LLVT). Trong khi nhân dân ta đang nỗ lực đẩy mạnh công cuộc đổi
mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng cường QP&AN, đấu tranh chống
“DBHB” thì chúng lại tăng cường chống, phá bằng chiến lược “DBHB”.
Từ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, Đảng ta đã xác
định phương hướng và đưa ra các giải pháp phòng, chống chiến lược
“DBHB” trên tất cả các lĩnh vực để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo

1


vệ nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng của nước ta, là trách nhiệm của
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong việc thực hiện chiến lược mục tiêu
“ Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
Đảng và nhân dân ta vừa phải đấu tranh phòng, chống “DBHB” vừa
phải ra sức khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, đặc biệt là những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ. Đấu tranh phòng, chống “DBHB” hiện nay là một cuộc đấu tranh mang
tính chất sống còn đối với chế độ XHCN và độc lập dân tộc, chủ quyền quốc
gia của nước ta. Vì vậy, trong cuộc đấu tranh đó ta phải giành được thắng lợi
hoàn toàn để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài: “Phòng chống chiến lƣợc

“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt
Nam về quốc phòng và an ninh trong giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu
làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “DBHB”;
những biện pháp phòng, chống chiến lược “DBHB”, nhất là âm mưu thủ đoạn
của các thế lực thù địch chống phá về QP&AN, từ đó xác định trách nhiệm
của sinh viên trong đấu tranh phòng chống âm mưu thủ đoạn chống phá của
các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những nội dung cơ bản của chiến lược “DBHB” của các
thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam.
Nghiên cứu những nội dung và biện pháp đấu tranh phòng, chống chiến
lược “DBHB” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam về
QP&AN.
Xác định trách nhiệm của sinh viên trong phòng, chống chiến lược
“DBHB” của các thế lực thù địch.

2


4. Đối tƣợng nghiên cứu
Nội dung phòng, chống chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch
chống phá cách mạng Việt Nam về QP&AN.
5. Phạm vi nhiên cứu
Phòng chống chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch chống phá
cách mạng Việt Nam về QP&AN trong giai đoạn hiện nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp lí luận
Tổng hợp và phân tích tài liệu liên quan đến “DBHB”, đặc biệt là nội

dung phòng chống chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch chống phá
cách mạng Việt Nam về QP&AN.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử
Nghiên cứu các tư liệu lịch sử, các phim tài liệu về phòng, chống chiến
lược “DBHB” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam về
QP&AN trong giai đoạn hiện nay.
6.3. Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu tiến hành tổng hợp lại những nội dung
về phòng, chống chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch chống phá cách
mạng Việt Nam về QP&AN trong giai đoạn hiện nay.
6.4. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp
Nghiên cứu các sách chuyên khảo, giáo trình và các tài liệu khác để
phân tích tổng hợp hệ thống những thông tin có liên quan đến đề tài.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học
Đóng góp khung lí luận về nội dung phòng, chống chiến lược “DBHB”
của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt nam về QP&AN.

3


7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần vào việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững
mạnh toàn diện để bảo vệ Tổ quốc và chống lại chiến lược “DBHB”.
Là tài liệu để học sinh, sinh viên, giáo viên tham khảo vận dụng trong
quá trình học tập, giảng dạy ở trường THPT.
8. Kết cấu khóa luận
Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về chiến lược “DBHB” của các thế

lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam.
Chương 2: Chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch chống phá
cách mạng Việt Nam trên lĩnh vực quốc phòng và an ninh.
Chương 3: Biện pháp phòng chống chiến lược “DBHB” trên lĩnh vực
quốc phòng và an ninh của Đảng, Nhà nước ta.

4


Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƢỢC
“DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG
PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1.1. Những nhận thức chung về chiến lƣợc “diễn biến hòa bình” của các
thế lực thù địch.
1.1.1. Khái niệm “diễn biến hòa bình”
Theo Từ điển tiếng Việt: “DBHB” là diễn biến dần dần, cuối cùng đi
đến một chế độ chính trị khác, không qua bạo lực; chiến lược không dùng
chiến tranh mà dùng hàng loạt phương thức và thủ đoạn, nhằm tạo ra một quá
trình diễn biến hòa bình để lật đổ chế độ chính trị ở nước khác.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “DBHB” là chiến lược của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, được thực hiện dưới một
phương thức, thủ đoạn mới để chống phá, đẩy lùi và đi đến xóa bỏ chủ nghĩa
xã hội.
Thuật ngữ “DBHB” xuất hiện lần đầu tiên trong đời sống chính trị quốc
tế vào năm 1949. Ngoại trưởng Mỹ lúc đó, Dean Akison, trong một bức thư
gửi tổng thống Truman, đã sử dụng khái niệm “DBHB” để chỉ sự chuyển hóa
các nước XHCN thành tư bản chủ nghĩa. Sau đó, khái niệm này đã trở thành
phổ cập trên thế giới. “DBHB” do các nhà hoạch định chiến lược phương Tây
soạn thảo từ cuối những năm 40, sau được tiếp tục bổ sung; cuối thập kỷ 80
được nâng lên hoàn chỉnh thành chiến lược. Trong điều kiện mới của so sánh

lực lượng trên thế giới, chiến lược “DBHB” được tiến hành chủ yếu bằng các
thủ đoạn phi quân sự, nhằm “chuyển hóa hòa bình” các nước XHCN theo tư
bản chủ nghĩa.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản
Việt Nam đã chỉ rõ: Nhận thức rõ bản chất, mục đích trên của chiến lược

5


“DBHB”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã vạch trần: “Thế lực chống
CNXH và độc lập dân tộc luôn chĩa mũi nhọn vào Đảng. Thủ đoạn của họ
thường dùng là xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, thổi phồng
sai lầm, khuyết điểm của Đảng, đòi thực hiện nhân quyền và dân chủ kiểu tư
sản, đòi phi chính trị hóa bộ máy nhà nước, đòi đa nguyên, đa đảng nhằm
tước bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Họ lợi dụng những kẻ cơ hội, phản bội về
chính trị hoặc tha hóa về phẩm chất, đạo đức để chia rẽ, làm suy yếu phá hoại
Đảng từ bên trong”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã
tiếp tục khẳng định: “Chủ động phòng ngừa, làm thất bại âm mưu “DBHB”,
hoạt động gây rối, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch”.
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhấn mạnh: “DBHB” là
một trong những chiến lược có ý nghĩa và phạm vi toàn cầu của chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực phản động được hình thành từ những năm cuối thập kỷ 40
đầu thập kỷ 50 và hoàn chỉnh ở thập kỷ 80 của thế kỷ XX nhằm chống phá
các nước XHCN, phong trào độc lập dân tộc và phong trào cách mạng tiến bộ
trên thế giới”.
Như vậy, chiến lược “DBHB” là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ
chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN từ bên trong bằng
biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành.
Nội dung chính của chiến lược “DBHB” là kẻ thù đã sử dụng mọi thủ

đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh,… kết
hợp với răn đe quân sự để ngầm phá hoại từ bên trong, tạo ra các lực lượng
chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền; kích động
mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, chủng tộc; truyền bá mô hình chính trị, kinh tế,
tư tưởng và lối sống của chủ nghĩa tư bản; khuyến khích tư nhân hóa về kinh
tế và đa nguyên chính trị; triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai

6


sót của nhà nước hiện hành, làm trầm trọng thêm quá trình khủng hoảng kinh
tế - xã hội tạo nên sức ép ngày càng lớn buộc lãnh đạo nhà nước phải từng
bước chuyển hóa thay đổi đường lối chính trị, nhường quyền lãnh đạo cho
nhà nước đối lập, làm cho thể chế chính trị tiến bộ, cách mạng bị thủ tiêu.
1.1.2. Đặc trưng của chiến lược “diễn biến hòa bình”
Một là, sử dụng các biện pháp phi vũ trang để chống phá các nước XHCN
và phong trào độc lập dân tộc. Bằng phương thức hòa bình, từng bước gây ảnh
hưởng có lợi tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN, dập tắt các phong trào cách mạng,
phong trào độc lập dân tộc. Đây là cuộc chiến tranh không đại bác, xe tăng, máy
bay, tàu chiến, không mùi thuốc súng nhưng cực kì nguy hiểm.
Hai là, thông qua các “công cụ mềm” như ngoại giao, kinh tế, văn hóa
rồi đến chính trị để làm sụp đổ các nước XHCN. Các thế lực thù địch sử dụng
các biện pháp, thủ đoạn “phi quân sự” là chủ yếu để tác động làm suy yếu và
sụp đổ chế độ XHCN nhưng chúng vẫn coi trọng sức mạnh quân sự để răn đe,
làm áp lực hậu thuẫn cho các thủ đoạn trên.
Ba là, sự tác động của bên ngoài tạo sự chuyển hóa, diễn biến từ bên
trong. Khác với các cuộc chiến tranh thông thường bằng vũ lực, “DBHB”,
chủ yếu dùng lực lượng con người, phương tiện của đối phương đánh phá từ
trong nội bộ đối phương với sự hỗ trợ từ bên ngoài làm cho đối phương mơ
hồ, mất cảnh giác, ngộ nhận về bản chất phản động của chủ nghĩa đế quốc,

làm cho đối phương tự diễn biến, biến đổi, suy yếu, sụp đổ nhanh chóng.
Bốn là, không phá hoại, hủy diệt của cải vật chất một cách rầm rộ bằng
vũ lực. Các thế lực thù địch thực hiện ý đồ chiến lược một cách khôn khéo,
che đậy bằng nhiều thủ đoạn lắt léo, tinh vi, xảo quyệt, bằng cách mua chuộc
vật chất, núp dưới danh nghĩa viện trợ nhân đạo, từ thiện, đòi mở rộng dân
chủ, tự do không giới hạn, thực hiện đa nguyên, đa đảng, xâm nhập, thao
túng, khống chế về kinh tế để làm mục rỗng nội bộ, sụp đổ chế độ XHCN.

7


Năm là, chiến lược “DBHB” mang tính toàn cầu, không giới hạn về
thời gian, không gian. Chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch chống
phá các nước XHCN và phong trào độc lập dân tộc mang tính toàn cầu, là
chiến lược phá hoại toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, quân sự,… và không có giới hạn thời gian, không gian, đẩy đối phương
suy yếu dẫn đến rối loạn nội bộ rồi sụp đổ.
1.2. Chiến lƣợc “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá
cách mạng Việt Nam
1.2.1. Mục tiêu chống phá của các thế lực thù địch chống phá cách
mạng Việt Nam
1.2.1.1. Xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, thay thế bằng tư tưởng tư sản ở
các nước xã hội chủ nghĩa chống phá cách mạng Việt Nam
Mục đích cuối cùng của chiến lược “DBHB” là xóa bỏ các nước
XHCN. Để đạt tới mục đích đó, chủ nghĩa đế quốc đặt ra những mục tiêu sau:
Con đường đi của Việt Nam được xác định rõ là vẫn kiên định tiến lên
chủ nghĩa xã hội, kiên định học thuyết Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ sự khắc nghiệt của ý thức hệ từ tham vọng xác lập vị trí thống trị
toàn cầu của chủ nghĩa tư bản, họ luôn luôn mong muốn các nước XHCN
phải sụp đổ, phải chuyển hóa sang chế độ tư bản chủ nghĩa. Việt Nam với vị

trí chiến lược luôn là một trọng điểm của chiến lược “DBHB” nhằm xóa bỏ
chủ nghĩa xã hội.
Các thế lực thù địch đã ráo diết tiến hành nhiều hoạt động nhằm làm
cho Việt Nam sụp đổ và chuyển hóa. Nhưng tất cả âm mưu và thủ đoạn đều bị
thất bại Việt Nam vẫn đứng vững và liên tục phát triển kiên định với chủ
nghĩa xã hội kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin.
Những nhà lý luận của chiến lược “DBHB” đều cho rằng tư tưởng là
lĩnh vực có tầm quan trọng hàng đầu, tước bỏ vũ khí tư tưởng của đối phương

8


là khâu đột phá của chiến lược “DBHB”. Muốn xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trước
hết cần xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa đế quốc đặt mục tiêu đầu
tiên và là mục tiêu hết sức quan trọng của “DBHB” chống chủ nghĩa xã hội là
xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin. Đi đôi với việc tìm cách xóa bỏ chủ nghĩa Mác
- Lênin, chủ nghĩa đế quốc đẩy mạnh tư tưởng tư sản, làm cuộc đảo chính hòa
bình về tư tưởng ở các nước XHCN.
1.2.1.2. Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản thực hiện “đa
nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” ở các nước xã hội chủ nghĩa chống phá
cách mạng Việt Nam
Các thế lực thù địch thường xuyên tuyên truyền kích động các quan
điểm “Đa nguyên, đa đảng” “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” để xóa bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Họ Muốn biến người dân Việt
Nam muốn có dân chủ muốn có độc lập, muốn cho xã hội phát triển thì phải
đa nguyên chính trị đa đảng đối lập. Thực chất luận điểm “đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập” mang tích chất mị dân, rất dễ gây nên sự ngộ nhận nhất là
những người có nhận thức hạn chế, từ đó có thể gây nên sự mơ hồ, lẫn lộn
hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với cách mạng
Việt Nam. Các luận điểm “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” lái nền dân

chủ XHCN ở nước ta sang nền dân chủ tư sản gây nên những khó khăn trong
quá trình phát triển của xã hội Việt Nam nhất là làm cho chính trị xã hội
không ổn định, kinh tế suy giảm, văn hóa xuống cấp, các mâu thuẫn xung đột
xã hội ngày càng gia tăng phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc.
Trong chiến lược “DBHB”, chủ nghĩa đế quốc tập trung chống đảng
cộng sản lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo xã hội ở các nước XHCN. Chúng
thường đưa ra các luận điệu: Đảng cộng Sản độc quyền lãnh đạo là “độc tài”,
“bóp nghẹt dân chủ”… Vì vậy, phải thực hiện “đa nguyên lợi ích”, “đa
nguyên chính trị” tức là chế độ chính trị đa đảng đối lập mà thực chất là hạ

9


thấp vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhen nhóm các lực lượng phản động
chống đối, đi đến xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, giành lại quyền thống trị xã
hội cho giai cấp tư sản phản động.
1.2.1.3. Gây mất ổn định về chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa để
chống phá cách mạng Việt Nam
Âm mưu và sự chống phá Đảng cộng sản Việt Nam, chống phá Nhà
nước XHCN Việt Nam của các thế lực thù địch thông qua chiến lược
“DBHB” suy cho cùng hòng làm cho tình hình chính trị ở Việt Nam mất ổn
định. Sự bất ổn về chính trị xảy ra ở một số quốc gia vùng lãnh thổ trên thế
giới trong những năm qua là nguyên nhân sâu xa để “khởi nguồn” từ việc
tranh giành quyền lực chính trị , mâu thuẫn giữa các đảng phái hoặc ngay nội
bộ của đảng cầm quyền. Chiêu thức nhằm xóa bỏ vai trò của Đảng cộng sản
Việt Nam mà các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tiến hành là tập trung thực
hiện các đòn chiến tranh tâm lí, xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng những yếu kém trong quản lí xã
hội và những vấn đề bức xúc trong đời sống nhân dân để lôi kéo, kích động
gây ra sự bất ổn ở cơ sở. Chúng tác động vào nhận thức, tình cảm của một bộ

phận nhân dân vói nhiều chiêu bài như “hỗ trợ kinh phí để thực hiện việc
khiếu kiện”; “hỗ trợ nhân đạo kèm theo những điều kiện bắt buộc như tham
gia hội hè, tham gia tọa đàm, hội thảo…”. Tóm lại các thế lực thù địch cơ hội
chính trị tập trung lợi dụng nhận thức hạn chế của nhân dân; kích động gây
bức xúc hoặc lợi dụng sự bức xúc trong đời sống của một bộ phận cán bộ
đảng viên; dùng các thủ đoạn tác động vào lợi ích trước mắt để mua chuộc
lòng tham của con người, hòng đạt tới mục tiêu gây ra sự bất ổn chính trị, gây
ra sự hoài nghi vị trí vai trò khả năng lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam,
từng bước hạ thấp vai trò của Đảng phủ nhận lịch sử tiến đến xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam từ đó thay đổi chế độ chính trị, nhằm

10


tạo ra cơ hội chính trị và lợi ích cho chính bản thân họ mà không hề mang lại
lợi ích cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Chủ nghĩa để quốc và các thế lực thù địch rất quan tâm đến việc gây
mất ổn định chính trị ở các nước XHCN. Đối với đảng cộng sản cầm quyền
và chính quyền nhà nước, chúng tác động làm suy yếu, đổi màu tổ chức và
cán bộ, từ đó dẫn đến chệch hướng về đường lối chính sách. Chúng tác động
vào những cán bộ, đảng viên thiếu rèn luyện tu dưỡng, từng bước tha hóa họ
thành người cộng sản “đỏ vỏ xanh lòng” có thể dùng “cộng sản lật cộng sản”.
Chúng bỏ nhiều công sức và tiền bạc để lôi kéo “những người có chính kiến
bất đồng”, chống chủ nghĩa xã hội, chống sự lãnh đạo của đảng cộng sản
trong các nước XHCN, dùng họ làm nội ứng cho “DBHB” về chính trị. về
quần chúng nhân dân thì chúng kích động những vấn đề “dân chủ”, “nhân
quyền”, ”dân tộc”, “tôn giáo”, tạo ra tâm trạng không thiết tha, gắn bó với chủ
nghĩa xã hội, gây mâu thuẫn nội bộ, làm mất sự đồng thuận xã hội và khi có
thời cơ sẽ lôi kéo quần chúng vào những cuộc bạo loạn chính trị.
1.2.1.4. Làm suy yếu, chệch hướng phát triển của nền kinh tế, tiến tới

chi phối, khống chế nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa.
Kẻ thù của chủ nghĩa xã hội rất quan tâm đến phá hoại nền kinh tế các
nước XHCN thông qua “DBHB”. Mục tiêu của chúng là bằng nhiều thủ đoạn,
tác động từng bước, làm suy yếu tiềm lực kinh tế, xâm nhập, chi phối, lũng
đoạn kinh tế - tài chính, chuyển hóa nền kinh tế chệch định hướng XHCN.
Khi nền kinh tế đã bị chệch hướng theo con đường tư bản chủ nghĩa thì sẽ
chuyển hóa xã hội và sớm muộn chính trị cũng bị chuyển hóa theo.
1.2.1.5. Chuyển hóa văn hóa, đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa theo
giá trị phương Tây.
Đặc trưng văn hóa, đạo đức, lối sống cũng là một tiêu chí phân biệt hai
chế độ xã hội đối lập nhau. Trong chiến lược “DBHB”, chủ nghĩa đế quốc đặt

11


mục tiêu không kém phần quan trọng là xóa bỏ nền văn hóa, đạo đức, lối sống
tư bản. Từ đó làm tha hóa con người , tha hóa cả một xã hội. Chủ nghĩa đế
quốc đã dần dần chuyển hóa văn hóa, đạo đức, lối sống của nhân dân ta theo
giá trị phương Tây.
1.2.1.6. “Phi chính trị hóa” để “vô hiệu hóa” Quân đội và Công an.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch biết rằng Quân đội và Công
an là công cụ bạo lực sắc bén, để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ chủ nghĩa xã
hội. Vì vậy muốn lật đổ chế độ XHCN phải “vô hiệu hóa” lực lượng này.
Chúng cũng cho rằng, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ của Quân đội
và Công an bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Muốn “vô hiệu hóa”
phải “ phi chính trị hóa” Quân đội và Công an, trước hết và quyết định là phải
xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Chúng hi vọng rằng khi các lực lượng
phản động được chủ nghĩa đế quốc chỉ đạo, tiếp tay đứng lên lật đổ chế độ
XHCN, Quân đội và Công an sẽ “ đứng trung lập”, “án binh bất động” mặc
cho XHCN sụp đổ. Những mục tiêu cơ bản này có mối quan hệ tác động lẫn

nhau, nếu kẻ thù thực hiện được tất yếu dẫn đến mục đích cuối cùng chúng
theo đuổi là xóa bỏ XHCN.
1.2.2. Âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam
1.2.2.1. Thủ đoạn về chính trị
Các thế lực thù địch kích động đòi thực hiện chế độ “đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập” “tự do hóa” “mọi mặt của đời sống xã hội, từng bước xóa
bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, chế độ XHCN ở Việt Nam.
Chúng tập hợp, nuôi dưỡng các tổ chức, thành phần phản động trong nước và
ngoài nước, lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn
giáo” để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân và khối đại đoàn kết dân
tộc, làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng. Tận dụng sơ hở trong đường lối

12


của Đảng, chính sách của nhà nước ta, sẵn sàng can thiệp trắng trợn bằng sức
mạnh quân sự để lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam.
1.2.2.2. Thủ đoạn về kinh tế
Hiện nay các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề kinh tế để thúc đẩy
“Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” và tiến tới thực hiện chiến lược “DBHB”
với tốc độ nhanh hơn. Chúng muốn chuyển hóa nền kinh tế thị trường định
nghĩa XHCN ở Việt Nam dần dần theo quỹ đạo kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa. Khích lệ thành phần kinh tế tư nhân phát triển, từng bước xem nhẹ, hạ
thấp và làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Lợi dụng sự
giúp đỡ, viện trợ kinh tế, đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam để
đặt ra các điều kiện và gây sức ép về chính trị, từng bước chuyển hóa Việt
Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Một biểu hiện nữa trong “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trên lĩnh vực
kinh tế là một bộ phận ra sức xuyên tạc, công kích, đòi thay đổi đường lối

chính sách kinh tế của Đảng, nhà nước theo hướng tư bản chủ nghĩa và cho
rằng như thế mới khắc phục được sự mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường với định
hướng XHCN. Tiếp theo họ muốn phá hoại các chủ trương, đường lối, chính
sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước. Cố tình không nhìn nhận những
thành quả trong phát triển kinh tế, xã hội, một mực đổ lỗi cho Đảng, Nhà nước
về những khó khăn trong phát triển kinh tế đất nước, sự tụt hậu của nền kinh tế
và sự nghèo đói của một bộ phận người dân. Mặt khác họ tìm đủ mọi cách phá
hoại hoặc ngăn cản các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế ở tầm vĩ mô và
vi mô. Lực lượng “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” đã đồng lõa với các thế lực
thù địch để chống phá cách mạng của nước ta trên lĩnh vực kinh tế.
1.2.2.3. Thủ đoạn về tư tưởng - văn hóa
Chúng thực hiện nhiều hoạt động nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh. Phá vỡ nền tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam. Ra

13


sức truyền bá tư tưởng tư bản vào các tầng lớp nhân dân. Lợi dụng xu thế mở
rộng hợp tác quốc tế, du nhập những sản phẩm văn hóa đồi trụy, lối sống
phương tây, để kích động lối sống tư bản trong thanh niên từng bước làm phai
mờ bản sắc văn hóa và giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Chúng từng
bước phá vỡ, đẩy lùi lí luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ra
khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng, đời sống tinh thần của xã hội với thủ đoạn
tuyên truyền: “Chủ nghĩa Mác - Lênin đã thuộc về quá khứ mà không thuộc
về hiện tại và tương lai”. “Tư tưởng Hồ Chí Minh không còn phù hợp với
điều kiện mới của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, nên không thể lấy tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng”. Đồng thời tăng cường, công kích, xuyên
tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, con đường độc lập của dân
tộc gắn với chủ nghĩa xã hội mà dân tộc ta đã lựa chọn.
1.2.2.4. Thủ đoạn về tôn giáo - dân tộc

Chúng lợi dụng những khó khăn ở những vùng đồng bào dân tộc ít
người, những tồn tại do lịch sử để lại, trình độ dân trí của một bộ phận đồng
bào còn thấp và những khuyết điểm trong thực hiện chính các sách dân tộc,
tôn giáo của một bộ phận cán bộ để kích động tư tưởng đòi ly khai, tự quyết
dân tộc.
Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, nhà nước ta để truyền
đạo trái phép thực hiện âm mưu tôn giáo hóa dân tộc, từng bước gây mất ổn
đinh xã hội và làm chệch hướng chế độ XHCN ở Việt Nam.
1.2.2.5. Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại
Các thế lực thù địch chủ trương Việt Nam mở rộng hội nhập quốc tế,
mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới để tuyên truyền và hướng
Việt Nam đi theo quỹ đạo chủ nghĩa tư bản. Hạn chế sự mở rộng quan hệ hợp
tác của Việt Nam đối với các nước lớn trên thế giới, tìm cách ngăn cản những
dự án đầu tưu quốc tế vào Việt Nam. Đặc biệt, chúng rất coi trọng việc chia rẽ

14


tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam, Lào, Campuchia và các nước XHCN, hạ
thấp uy tín nước ta trên trường quốc tế.
1.2.2.6. Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh
Hiện tượng “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” không chỉ diễn ra trên
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,.. mà còn diễn ra trên lĩnh vực QP&AN.
Chúng một lần nữa phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và
cho rằng sức mạnh QP&AN của đất nước ta có nhiều hạn chế, yếu kém, khó
có khả năng bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nhất là
việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Mặt khác, các thế lực thù địch lợi dụng xu
thế mở rộng, hợp tác quốc tế, thực hiện xâm nhập, tăng cường hoạt động tình
báo thu thập bí mật quốc gia. Chúng kích động đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo
của Đảng trong QP&AN và đối với LLVT. Đối với Quân đội và Công an, các

thế lực thù địch chủ trương vô hiệu hóa sự lãnh đạo của Đảng với luận điểm
“phi chính trị hóa”làm cho các lực lượng này xa rời mục tiêu chiến đấu.
1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, phƣơng châm
1.3.1. Mục tiêu
Mục tiêu chính của chiến lược “DBHB” mà các thế lực thù địch tiến
hành ở Việt Nam là làm chuyển hóa chế độ XHCN ở nước ta theo con đường
tư bản chủ nghĩa. Xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin thay thế bằng tư tưởng tư
sản ở các nước XHCN. Xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản thực hiện “Đa
nguyên chính trị”, “Đa Đảng đối lập”. Chống phá, gây mất ổn định chính trị,
thúc đẩy “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa”. Làm suy yếu và chệch hướng nền
kinh tế, sau đó chi phối nền kinh tế của nước ta. “Phi chính trị hóa” để “vô
hiệu hóa” Quân đội và Công An ở các nước XHCN. Lợi dụng chống phá quan
hệ đối ngoại. Chuyển hóa đạo đức, lối sống XHCN theo giá trị phương Tây.
Tập hợp nuôi dưỡng các tổ chức, phần tử phản động trong nước và ngoài
nước, lợi dụng các vấn đề “Dân chủ”, “Nhân quyền”, “Dân tộc”, “Tôn giáo”

15


để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và khối đại đoàn kết dân tộc,
làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng. Tận dụng những sơ hở trong đường lối
của Đảng, chính sách của Nhà nước ta, sẵn sàng can thiệp trắng trợn bằng sức
mạnh quân sự để lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam.Vì vậy, vấn đề đặt ra cho
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là phải làm thất bại âm mưu thủ đoạn trong
chiến lược “DBHB” của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam. Giữ vững ổn định
chính trị - xã hội của đất nước, tạo môi trường hòa bình để đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ Quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
và nền văn hóa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc.
1.3.2. Nhiệm vụ

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam
khẳng định kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn “DBHB”. Đây là
nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ QP&AN hiện nay, đồng thời,
còn là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài. Chủ động phát hiện âm mưu, thủ
đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với nước ta, kịp thời tiến công
ngay từ đầu. Xử lý nhanh chóng, hiệu quả khi có bạo loạn xảy ra và luôn bảo
vệ tốt chính trị nội bộ.
1.3.3. Quan điểm chỉ đạo
Đảng ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp để nhận thức rõ âm mưu và
hoạt động “DBHB” của các thế lực thù địch. Năm 1994, hội nghị kiểm điểm
giữa nhiệm kỳ khóa VII lần đầu tiên xác định “DBHB” của các thế lực thù
địch là một trong 4 nguy cơ của Đảng. Văn kiện Đại hội VIII của Đảng đã đề
ra nhiệm vụ “Phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch”, “uốn
nắn những nhận thức lệch lạc, những quan điểm mơ hồ, những biểu hiện dao
động về tư tưởng, suy giảm niềm tin vào XHCN, vào sự lãnh đạo của Đảng”.
Đại hội IX của Đảng xác định phải “Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và

16


×