Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC của BỆNH NHÂN về BỆNH LUPUS BAN đỏ hệ THỐNG và các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến BỆNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.93 KB, 45 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythromatosus-SLE) là bệnh
lý hay gặp nhất trong nhóm bệnh tự miễn. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa
dạng, ở nhiều cơ quan khác nhau như da, khớp, thận, tim, phổi… Bệnh tiến
triển mạn tính, xen kẽ giai đoạn ổn định là các đợt bùng phát bệnh nặng hơn.
Chiến lược điều trị bệnh là làm giảm nhẹ các triệu chứng của các đợt
bùng phát bệnh, theo dõi chức năng các cơ quan nội tạng, dùng thuốc hợp
lý. Điều trị bệnh cụ thể bao gồm điều trị dợt tiến triển, duy trì, và dự phòng
các đợt bùng phát bệnh. Việc điều trị cần phải có chiến lược quản lý, theo
dõi lâu dài.
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi dứt điểm bệnh SLE.
Một số phương pháp điều trị mới, hiện đại vẫn đang được nghiên cứu. Tuy
nhiên, việc có chiến lược điều trị, quản lý, theo dõi hợp lý là điều hết sức
quan trọng góp phần làm tăng hiệu quả điều trị, kéo dài thời gian sống thêm
cho bệnh nhân. Để làm được điều này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy
thuốc và bệnh nhân, trong đó sự hiểu biết của bệnh nhân về bệnh SLE và rõ
các yếu tố nguy cơ làm cho bệnh nặng hơn có vai trò hết sức quan trọng.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng lên như: thai nghén, ánh
nắng, stress tâm lý, nhiễm khuẩn, do dùng thuốc không hợp lý…Ánh nắng
mặt trời là nguyên nhân đã được biết đến từ lâu làm cho bệnh nặng hơn và
khởi phát bệnh. Thai nghén là yếu tố nguy cơ quan trọng làm ảnh hưởng tới
sự tiến triển của bệnh và làm tăng tỷ lệ tử vong. Trên 90% tổng số bênh nhân
bị SLE là nữ, phần lớn ở trong độ tuổi trẻ, nhu cầu sinh con cao. Những hiểu
biết của bệnh nhân về các biện pháp tránh thai an toàn và chọn thời điểm sinh


2


con có ý nghĩa rất quan trọng. Biết và khống chế được các yếu tố nguy cơ này
sẽ giúp cho cả bệnh nhân và thầy thuốc điều trị bệnh có hiệu quả hơn.
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá kiến thức của
bệnh nhân về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và các yếu tố ảnh hưởng đến
bệnh” nhằm các mục tiêu sau:
1. Khảo sát kiến thức của bệnh nhân về bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
2. Đánh giá hiểu biết của bệnh nhân về một số yếu tố ảnh hưởng đến
bệnh lupus ban đỏ hệ thống.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Lịch sử bệnh Lupus [1][2]
“Lupus” đã được y học biết đến từ đầu thế kỷ XIX, nhưng mới chỉ được
coi là bệnh ngoài da không nguy hiểm. Năm 1828, Biehe miêu tả “ban đỏ rải
rác” đối xứng và phân biệt lupus “tổn thương sâu” với “tổn thương bề mặt”.
Năm 1845, Hebra mô tả tổn thương ngoài da như hình cánh bướm ở mặt.
Danh từ “lupus ban đỏ” được Cazenave đưa ra năm 1851 với hai thể: thể nhẹ
tổn thương ngoài da và thể nặng kèm theo các tổn thương nội tạng.
Đến năm 1872, Kaposi chia SLE thành hai thể lâm sàng: lupus dạng đĩa
và lupus dạng lan toả. Ở dạng lan toả mà Kaposi miêu tả ngoài những biểu
hiện ngoài da còn có các tổn thương khác như máu, thần kinh, nội tạng… kèm
theo sốt mà ông gọi là sốc nhiễm độc.
Năm 1895 - 1904, Osler là người đầu tiên mô tả những biểu hiện toàn
thân của bệnh lupus ban đỏ: viêm khớp, viêm phổi và các biểu hiện ở thận, ở
hệ thần kinh… đồng thời ông cũng thông báo những tổn thương nội tâm mạc
và ngoại tâm mạc trong nhóm bệnh đặc biệt có ban đỏ xuất hiện.

Nửa đầu thế kỷ XX ghi nhận những biểu hiện mô học của bệnh: các tổn
thương cầu thận được thấy trên 23 ca bệnh và tới năm 1942 Klemperer và
Bachs đã đưa hướng nghiên cứu theo bệnh tạo keo.
Năm 1948, Hargraves và cộng sự đã phát hiện ra tế bào LE. Năm 1950,
Hassik tìm ra yếu tố miễn dịch có vai trò quan trọng trong sự hình thành tế
bào LE, quan điểm về một bệnh tự miễn được hình thành.


4

Cuối cùng sự phát hiện kháng thể kháng nhân do Coons và Frion năm
1957 đã dẫn đến sự tìm ra một loạt các tự kháng thể khác, đánh dấu một mốc
quan trọng khẳng định lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn.
Sự xuất hiện và tác dụng tốt của corticoid đã kéo dài đời sống bệnh nhân
và giúp cho tiên lượng của bệnh nhân thay đổi rất nhiều (Henoch 1948 1949), Dubois đưa ra định nghĩa: bệnh lupus là một hội chứng nguyên nhân
không rõ, đặc trưng bởi tổn thương nhiều cơ quan nội tạng, có những đợt tiến
triển nặng xen kẽ đợt lui bệnh. Chẩn đoán bệnh dựa trên sự có mặt của các
kháng thể kháng nhân và tế bào Hargraves trong huyết thanh của bệnh nhân.
Năm 1968 Hội khớp học Hoa Kỳ (ARA) đưa ra 14 tiêu chuẩn chẩn đoán và
ngày nay chỉ còn 11 tiêu chuẩn. Chỉ cần có 4/11 tiêu chuẩn là chẩn đoán
dương tính.
Tỉ lệ mắc bệnh lupus hàng năm rất khó xác định. Theo một số tài liệu
nghiên cứu, tỉ lệ đó giao động từ 1 đến 10 ca mới trong 100.000 dân (19551975) tại Mỹ và các nước Bắc Âu.
1.2. Nguyên nhân [3][4]
Chưa rõ nguyên nhân. Tuy vậy vai trò của yếu tố di truyền, nội tiết, miễn
dịch và môi trường đã được xác định.


5


Gen

Bất thường đáp ứng
miễn dịch

Môi trường

Thiếu hụt hệ
thống ức chế
Ban đỏ, viêm
thận, viêm khớp

Ánh sáng
Giới tính

Tổn thương

Viêm

Phức hợp miễn dịch

Suy thận, xơ hóa
phổi, xơ hóa động
mạch, đột quỵ

Nhiễm trùng

Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh của SLE
1.2.1. Yếu tố di truyền
Nghiên cứu trên anh em sinh đôi cùng trứng cho thấy có tỷ lệ cùng mắc

cao, gần 50%, đồng thời, họ hàng quan hệ bậc một cũng dễ cùng mắc bệnh.
Các gen được tìm thấy có mối tương quan với lupus là HLA - DR2, HLA


6

-DR3, HLA - B8, DQA1, DQB1. Sự thiếu đồng hợp tử của các gen C1q, C2,
C4, CR1 cũng là yếu tố nguy cơ phát sinh bệnh lupus.
Các biến đổi về di truyền, yếu tố gia đình gặp 5 - 10% trong số các
trường hợp. Các tác giả đã quan sát thấy có sự thay đổi trên HLA b8, DR2,
DR3, DRW52, DQW1, DQW2, thiếu hụt C19, C2.


7

1.2.2 Yếu tố môi trường
- Virus, thuốc và độc chất được tìm thấy có vai trò trong cơ chế bệnh
sinh của lupus. Các chất này được coi là siêu kháng thể, gắn kết và kích hoạt
tế bào lympho T, B khiến chúng hình thành đáp ứng miễn dịch tự miễn.
- Vai trò của virus trong căn nguyên sinh bệnh lupút ban đỏ hệ thống đã
được nghi ngờ từ lâu, quan sát trên kính hiển vi điện tử người ta thấy các hạt
màu đậm giống hạt virus ở thận, da, tuy nhiên chưa có bằng chứng chắc chắn.
Một số trường hợp gia tăng kháng thể chống virus Epstein - Barr, Herper
zoster virus, cytomegalovirus.
- Nguyên nhân do thuốc: một số trường hợp bệnh xuất hiện sau khi
dùng hydralazine, thuốc chống co giật, isoniazide, procainamide, gọi là hội
chứng lupus đỏ do thuốc.
- Tia cực tím không chỉ làm tăng tổn thương da. Có thể tia cực tím còn
kích thích tế bào keratin khiến tế bào này tiết quá nhiều IL - 1, kích thích
lympho B tăng sản xuất kháng thể, thay đổi chuyển hóa phospholipid ở màng

tế bào, thúc đẩy bệnh tiến triển.
1.2.3. Yếu tố miễn dịch
Việc xuất hiện tự kháng thể và phức hợp miễn dịch là 2 cơ chế sinh bệnh
chính trong lupus. Lympho T không kiểm soát được lympho B dẫn đến rối
loạn sinh ra các tự kháng thể (autoantibodies) lắng đọng ở các mô nhất là mô
liên kết có collagen gây ra hiện tượng bệnh lý.
Yếu tố nội tiết: nữ trẻ tuổi thường mắc bệnh, cho thấy có mối tương
quan giữa hormon estrogen và lupus, do estrogen có vai trò hoạt hoá tế bào
lympho B.


8

1.3. Cơ chế bệnh sinh [5][6][7][8]
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn có sinh bệnh học miễn dịch phức
tạp. Tiến bộ gần đây trong miễn dịch học đã tập trung vào cơ chế kích hoạt hệ
miễn dịch bẩm sinh và tiếp theo là quá trình tự miễn dịch. Tương tác giữa các
gene nhảy cảm và yếu tố môi trường dẫn đến những bất thường trong đáp ứng
miễn dịch, bao gồm:
Kích hoạt miễn dịch bẩm sinh (tế bào gai) trong phức hợp miễn dịch.
Hạ thấp ngưỡng kích hoạt của những tế bào đáp ứng miễn dịch (kháng
nguyên đặc hiệu của tế bào lympho T và B).
Ức chế và điều phối không hiệu quả CD4 và CD8 của tế bào T.
Giảm sự thanh lọc của tế bào chết và phức hợp miễn dịch.
Tự kháng nguyên (protein nucleosomal DNA, protein RNA trong Sm,
Ro và LA, phospholipids) lưu hành và được hệ miễn dịch phát hiện trên
bề mặt của tế bào chết, vì vậy kháng nguyên, tự kháng thể và phức hợp
miễn dịch tồn tại được trong thời gian dài, khiến hiện tượng viêm và bệnh
tiến triển.
Kích hoạt miễn dịch của những tế bào lưu hành trong hệ tuần hoàn hoặc

gắn kết với mô đi liền vời sự tăng tiết TNF và IFN cytokin của tế bào B, chất
kích thích tế bào BLyS và IL - 10.
Kết quả của những bất thường này được duy trì bởi các tự kháng thể sinh
bệnh và phức hợp miễn dịch, nhưng chất này khi gắn với tế bào đích sẽ kích
hoạt bổ thể và tế bào thực bào làm phóng khích chemotaxins, cytokins,
chemokins, peptids vận mạch và enzymes.


9

Trong quá trình hình thành tình trạng viêm mãn tính, sự tích trữ của yếu
tố tăng trưởng và những phân tử oxy hoá mãn dẫn đến tình trạng suy thận, tổn
thương động mạch chủ, phổi và một số mô khác.
1.4. Triệu chứng lâm sàng [1][2][7]
1.4.1. Triệu chứng toàn thân
Yếu mệt (gặp tới 75%), sốt (50%) thường sốt thành đợt. Sụt cân (50%),
nhiễm khuẩn rất thường gặp.
1.4.2. Biểu hiện tổn thương cơ xương khớp
Đau khớp, viêm khớp gặp 90% bệnh nhân lupus. Các khớp hay viêm là
ngón tay, bàn tay, cổ tay, gối. Các khớp có thể bị là khuỷu tay, vai, háng. Có
triệu chứng cứng khớp buổi sáng nhưng chỉ trong ít phút chứ không đến hàng
giờ như trong viêm khớp dạng thấp. Biến dạng khớp hiếm gặp, do tổn thương
tổ chức cạnh khớp (Jaccoud’s arthropathy), đặc biệt khi bệnh đã tiến triển kéo
dài. Viêm bao hoạt dịch gân khoảng 10-13%. Tràn dịch khớp ít gặp và nếu có
thường ít.
Yếu cơ, viêm cơ, đau cơ thường gặp ở người bệnh.
1.4.3. Biểu hiện tổn thương thận
Biểu hiện lâm sàng viêm thận lupus gặp khoảng 30% số người bệnh và
là yếu tố tiên lượng quan trọng hàng đầu. Sự hiện diện của các loại tế bào và
trụ tế bào trong nước tiểu cho thấy bệnh đang tiến triển. Trong các đợt bộc

phát thường thấy các triệu chứng của hội chứng cầu thận cấp, hội chứng thận
hư và suy thận tiến triển. Xét nghiệm sinh thiết thận cần thiết để quyết định
chẩn đoán cũng như tiên lượng bệnh.
1.4.4. Rối loạn huyết học
Các rối loạn về huyết học xảy ra ~75% các trường hợp lupus.


10

Thiếu máu do nguyên nhân do tán huyết, xét nghiệm Coombs dương tính.
Giảm bạch cầu máu thường số lượng dưới 4.500 bạch cầu /mm³, thường
là giảm lympho tự miễn, giảm neutrophil ít gặp.
Tự kháng thể kháng tiểu cầu gây giảm tiểu cầu mãn tính cũng gặp trong
bệnh lupus tiến triển.
Bệnh nhân hay bị xuất huyết hoặc huyết khối tĩnh mạch, động mạch.
1.4.5. Biểu hiện ở da, niêm mạc
Tổn thương da thường gặp nhất là ban cánh bướm ở mặt, khu trú ở hai
gò má và trên sống mũi. Ngoài ra còn gặp tổn thương da dạng đĩa, ít gặp hơn
là phát ban dạng sẩn và tình trạng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
Thường có tình trạng rụng tóc, tóc mỏng, dễ gãy.
Các ổ loét ở da và niêm mạc thường gặp. Ổ loét ở chi dưới thường thấy ở
gần các mắt cá cổ chân gây đau. Ổ loét ở niêm mạc thường ở miệng, lưỡi, dễ
nhiễm trùng .
1.4.6. Biểu hiện ở hệ tim mạch
Tràn dịch màng ngoài tim phát hiện trên siêu âm gặp trong khoảng 50%
các trường hợp, nhưng viêm màng ngoài tim có biểu hiện lâm sàng chỉ gặp
trong khoảng 20% các trường hợp. Tràn dịch gây chèn ép tim hiếm gặp.
Viêm cơ tim (biểu hiện bằng rối loạn dẫn truyền, loạn nhịp, suy tim)
thường ít gặp và đáp ứng tốt với điều trị corticosteroid.
Mặc dù viêm động mạch vành có thể gặp ở những trường hợp nặng, biểu

hiện bằng đau ngực, nhồi máu cơ tim và suy tim. Nhưng nguyên nhân thường
hơn của nhồi náu cơ tim chính là xơ vữa động mạch do điều trị corticosteroid.
Tăng huyết áp hay gặp, đặc biệt khi có viêm thận, bệnh thận mạn đi
kèm. Tăng huyết áp góp phần thúc đẩy bệnh mạch vành nặng hơn.


11

Viêm nội tâm mạc không do vi trùng (Libman-Sacks endocarditis) có
thể đi kèm với thuyên tắc não, rối loan chức năng van tim.
1.4.7. Biểu hiện ở phổi
Tràn dịch màng phổi gặp trong 30% trường hợp.
Viêm phổi cấp do lupus khó phân biệt với nhiễm trùng cấp ở phổi trên
bệnh nhân lupus, X quang phổi cho thấy thâm nhiễm 1 hoăc 2 bên phổi,
thường thiếu triệu chứng đàm mủ. Có thể có viêm phổi mô kẽ lan toả.
Ho ra máu xảy ra là dấu hiệu của viêm mạch máu phổi. Viêm động
mạch phổi gây tăng áp động mạch phổi.
1.4.8. Biểu hiện thần kinh
Gặp ở hầu hết bệnh nhân lupus. Bệnh nhân thường bị nhức đầu, rối loạn
nhận thức, kém trí nhớ, trầm cảm, lo âu. Ở những giai đoạn nặng có thể
gặp co giật, bệnh thực thể ở não. Đột qụy có thể gặp, thường thứ phát sau
xuất huyết, tắc mạch, kháng thể kháng phospholipid, tăng huyết áp và
giảm tiểu cầu.
Tổn thương dây thần kinh ngoại vi biểu hiện bằng rối loạn cảm giác, rối
loạn vận động.
1.4.9. Biểu hiện ở đường tiêu hoá
Mặc dù buồn nôn, nôn ói, đau bụng thường gặp trên bệnh nhân lupus,
nhưng xét nghiệm chẩn đoán thường không tìm thấy nguyên nhân.
Viêm mạch máu ở ruột có thể gây nhồi máu, thủng ruột và xuất huyết
tiêu hoá.

Viêm tuỵ do lupus hoặc corticosteroid, viêm gan hoặc viêm dạ dày do
NSAIDs có thể xảy ra.


12

1.5. Chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh SLE của Hội Thấp học Hoa Kỳ 1997.
Tiêu chuẩn
1.

Ban cánh bướm

Định nghĩa
Ban đỏ cố định, phẳng hoặc gồ lên mặt da, ở
vùng má, vắt qua sống mũi, trừ rãnh mũi má.

2.

Ban dạng đĩa

Dát đỏ, có dày sừng, teo da.

3.

Nhạy cảm ánh sáng

Phát ban sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt
trời, do bệnh nhân kể hoặc bác sĩ xác định.


4.

Loét miệng

Vết loét ở niêm mạc miệng, không đau, ghi
nhận bởi thầy thuốc

5.

Viêm khớp

viêm khớp không hủy xương ở >= 2 khớp
ngoại vi, với đặc điểm có sưng, đau, hoặc tràn
dịch khớp.

6.

Viêm thanh mạc

A. Viêm màng phổi (đau màng phổi, nghe có
tiếng cọ màng phổi).
Hoặc
B. Viêm màng ngoài tim (chẩn đoán bằng
điện tim hoặc có tiếng cọ màng ngoài tim,
hoặc có tràn dịch màng ngoài tim).

7.

Tổn thương thận


A. Protein niệu kéo dài ở mức lớn hơn
0,5g/ngày hoặc trên 3+ hoặc


13

Tiêu chuẩn

Định nghĩa
B. Có trụ tế bào (bất kể loại nào) trong nước
tiểu

8.

Tổn thượng thần kinh

A. Co giật (với điều kiện không có các
nguyên nhân khác)
Hoặc
B. Loạn thần (với điều kiện không có các
nguyên nhân khác)

9.

Rối loạn huyết học

A. Thiếu máu tán huyết hoặc
B. Giảm BC< 4000/mm3 ở ít nhất 2 lần xét
nghiệm hoặc
C. Giảm lympho<1500/mm3 ở ít nhất 2 lần

xét nghiệm hoặc
D. Giảm tiểu cầu< 100,000/mm3 không do tác
dụng phụ của thuốc

10. Rối loạn miễn dịch

A. Có kháng thể kháng a xít nhân tế bào.
hoặc chuỗi kép DNA
B. Có kháng thể kháng Smith hoặc
C. Tìm thấy những kháng thể kháng
phospholipid dựa trên:
Nồng độ IgG hoặc IgM kháng thể kháng
cardiolipin ở máu tăng. Hoặc:


14

Tiêu chuẩn

Định nghĩa
Test chống đông lupus dương tính (dùng
phương pháp chuẩn). Hoặc:
Test huyết thanh giang mai dương tính giả ít
nhất 6 tháng bằng bất hoạt Treponema
pallidum hoặc test hấp thụ kháng thể
treponema huỳnh quang.

11. Kháng thể kháng nhân: Tăng hiệu giá kháng thể kháng nhân bằng
cách thử miễn dịch huỳnh quang hoặc test
tương đương ở bất kỳ thời gian nào trong khi

không được dùng các thuốc có thể gây hội
chứng lupus.
Chẩn đoán xác định khi bệnh nhân có 4 trong 11 tiêu chuẩn trên. Nếu
bệnh nhân chỉ có 3 trong 11 tiêu chuẩn thì gọi là có khả năng lupus.
1.6. Điều trị [1][2]
1.6.1. Nguyên tắc điều trị
Giáo dục bệnh nhân tránh những điều có hại như thuốc lá, tránh ánh
nắng mặt trời trực tiếp hoặc gián tiếp, kế hoạch hóa gia đình, tránh lạm
dụng thuốc.
Chỉ định điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh:
- Thể nhẹ
Tổn thương da - khớp.
Loại thuốc dùng: Aspirine và kháng viêm nonstéroid, thuốc chống sốt rét
tổng hợp.


15

Hydroxychloroquine: 400mg/ngày trong nhiều năm.
Tác dụng điều trị tổn thương da và khớp, tác dụng dự phòng xuất hiện
các đợt mới, có khả năng chống huyết khối.
Theo dõi mắt đều đặn: thị lực, nhìn màu sắc, điện võng mạc đồ.
Các tác dụng phụ khác hiếm: mất bạch cầu hạt, bệnh thần kinh cơ hoặc
bloc nhĩ thất khi điều trị kéo dài.
Với điều trị như trên, các triệu chứng khớp vẫn tồn tại, có thể hỗ trợ
thêm prednisone < 0,3 mg/kg/ ngày.
- Thể nặng
Tổn thương các nội tạng.
Liệu pháp corticoid
Prednisone: 1mg/kg/ngày trong thể tổn thương nhiều tạng (bệnh thận tăng

sinh, tổn thương thần kinh lan tỏa, giảm tiểu cầu hoặc tan máu nặng) và
0,5mg/kg/ngày trong những thể nhẹ hơn. Liệu pháp corticoide tấn công được chỉ
định trong 4 tuần. Sau đó giảm liều dần (giảm 10% liều /mỗi 10 - 15 ngày).
Trong

những

đợt

nặng:

thường

bắt

đầu

dưới

dạng

bolus.

Methylprednisolone 1gam truyền tĩnh mạch trong 90 phút (sau khi kiểm tra
kali máu và điện tâm đồ) trong 3 ngày liên tiếp. Sau đó dùng đường uống.
Liệu pháp corticoid duy trì (0,15 - 0,25mg/kg/ngày) thường được chỉ
định lâu dài, phụ thuộc vào độ trầm trọng ban đầu hoặc các tái phát trước đây.
Thuốc ức chế miễn dịch
Điều trị loại thuốc này là vấn đề còn tranh luận, dù lợi ích của chúng đã
được thừa nhận trong các bệnh thận tăng sinh. Nó đáp ứng 2 mục đích: cải



16

thiện bệnh trong những thể đề kháng corticoide, cho phép giảm lượng
corticoide.
Nguy cơ tiềm tàng, nhất là nhiễm trùng và sinh u làm hạn chế chỉ định
trong một số tổn thương tạng nặng. Hai loại thuốc thường dùng là:
Cyclophosphamide: Hiện nay ít dùng bằng đường uống vì có nhiều tác
dụng phụ, mà thường dùng bằng đường tĩnh mạch gián đoạn với liều 0,5 0,8gam/m2 phụ thuộc chức năng thận và lượng bạch cầu.
Azathioprine: 2 - 4mg/kg/ngày bằng đường uống.
Khác với cyclophospharnide là không đe dọa chức năng sinh dục.
Đa số tác giả điều trị thuốc ức chế miễn dịch phối hợp với liệu pháp
corticoide trong các bệnh thận tăng sinh và các tổn thương thần kinh trung
ương không thiếu máu, đặc biệt là trong trường hợp tái phát. Phác đồ thường
dùng là truyền tĩnh mạch cyclophosphamide mỗi tháng trong 6 tháng, rồi mỗi
3 tháng trong 2 năm. Đối với azathioprine thời gian dùng từ 12 - 24 tháng.


17

Các can thiệp miễn dịch khác
Chỉ chiếm một vị trí hạn chế trong điều trị SLE.
Methotrexate: Kết quả không như trong điều trị viêm khớp dạng thấp, có
lợi trong một số trường hợp tổn thương thận và viêm cơ.
Lọc huyết tương: Kết quả đạt được trái ngược nhau trong viêm thận
Lupút. Lợi ích không được chứng minh trong điều trị tấn công các bệnh
thận nặng.
Immunoglobuline tĩnh mạch hiện nay chỉ dùng trong một số trường hợp
giảm tiểu cầu nặng.

1.7. Tiên lượng
SLE là một bệnh tự miễn, diễn biến mạn tính, tổn thương nhiều cơ quan.
Các thể nhẹ và trung bình có diễn biến nhẹ, dễ điều trị. Nhìn chung, theo tài
liệu Hoa Kỳ 90 - 95% bệnh nhân còn sống sau 2 năm, 82 – 90% còn sống sau
5 năm, 71 – 80% còn sống tới 10 năm và 63 – 70% sống tới 20 năm. Những
yếu tố sau cho biết tiên lượng xấu:
 Suy thận mất bù
 Tăng huyết áp
 Có hội chứng thận hư
 Thiếu máu rõ
 Giảm bổ thể máu
 Giảm tiểu cầu
 Có kháng thể kháng phospholipid.


18

Nguyên nhân tử vong của bệnh nhân SLE chủ yếu do các bệnh nhiễm
trùng và suy thận nặng.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương được
chẩn đoán xác định là lupus ban đỏ hệ thống theo ACR 1997.
Tiêu chuẩn chọn BN
- Bệnh nhân chẩn đoán xác định là SLE theo tiêu chuẩn của ACR
1997:
1. Ban đỏ ở mặt: dát đỏ ở má, bằng phẳng hoặc hơi gờ cao, vắt qua sống
mũi, không bao gồm rãnh mũi má.

2. Ban dạng đĩa: dát đỏ hình tròn hoặc bầu dục, trên có vảy sừng và nút
sừng; những thương tổn cũ có thể có sẹo teo da.
3. Nhạy cảm ánh sáng: ban đỏ ở da sau khi tiếp xúc với ánh nắng, đã có
trong tiền sử hoặc quan sát hiện tại của bác sỹ.
4. Loét miệng: loét niêm mạc miệng hoặc mũi họng, thường không đau.
5. Viêm khớp không hủy hoại khớp: ở hai hoặc nhiều khớp ngoại vi, đặc
trưng bởi sưng khớp hoặc tràn dịch.
6. Viêm màng phổi hoặc màng tim:
- Viêm màng phổi: tiền sử có đau kiểu màng phổi; tiếng cọ màng phổi
hoặc có bằng chứng tràn dịch màng phổi, hoặc:
- Viêm màng tim: thay đổi trên điện tâm đồ, tiếng cọ màng tim hoặc
bằng chứng tràn dịch màng tim.


19

7. Tổn thương thận:
- Protein niệu dai dẳng trên 0,5 g/ngày hoặc trên (3+) nếu không định
lượng được, hoặc:
- Cặn tế bào: có hồng cầu, huyết sắc tố, trụ hạt, trụ ống hoặc hỗn hợp.
8. Tổn thương tâm thần kinh:
Động kinh hoặc rối loạn tinh thần mà không phải do thuốc, rối loạn
chuyển hóa như ure máu cao, toan máu hoặc rối loạn điện giải.
9. Rối loạn huyết học:
- Thiếu máu có tăng hồng cầu lưới, hoặc:
- Giảm bạch cầu: ≤ 4000/ mm3 trong hai lần trở lên, hoặc:
- Giảm bạch cầu Lympho: ≤ 1500/ mm3 trong hai lần trở lên, hoặc:
- Giảm tiểu cầu: ≤ 100 000/ mm3 không do thuốc.
10. Rối loạn miễn dịch:
- Kháng thể kháng DNA có nồng độ bất thường, hoặc:

- Kháng thể kháng Smith dương tính, hoặc:
- Kháng thể kháng phospholipid dương tính dựa vào:
+ Kháng thể IgM hoặc IgG kháng cardiolipin ở nồng độ bất thường, hoặc:
+ Kháng thể chống đông Lupus dương tính bằng phương pháp chuẩn, hoặc:
+ Phản ứng huyết thanh chẩn đoán giang mai dương tính giả từ 6 tháng
trở lên và được khẳng định lại bằng phương pháp bất động xoắn khuẩn hoặc
hấp thụ kháng thể huỳnh quang.
11. Kháng thể kháng nhân dương tính bằng phương pháp miễn dịch
huỳnh quang (hoặc một kỹ thuật tương đương) ở bất kỳ thời điểm nào và
không liên quan đến thuốc.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu


20

Tiêu chuẩn loại trừ
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu


21

2.3. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, tiến cứu.
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Phỏng vấn, đánh giá theo thang điểm của bộ câu hỏi (phụ lục).
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: cỡ mẫu thuận tiện.
2.3.3. Các bước tiến hành
- Lấy bệnh nhân theo tiêu chuẩn trên
- Hỏi bệnh: xác định các yếu tố về tuổi, giới, tuổi khởi phát, thời gian
mắc bệnh; các dấu hiệu triệu chứng trong tiền sử cũng như hiện tại về triệu
chứng toàn thân (sốt, gầy sút, mệt mỏi…), da và niêm mạc (dát đỏ, hiện tượng

Raynaud, loét miệng, rụng tóc...), khớp (đau, sưng khớp, cứng khớp buổi
sáng…)…
- Khám lâm sàng: đánh giá tổn thương da, niêm mạc.
- Đánh giá hiểu biết của bệnh nhân về bệnh SLE và các yếu tố ảnh
hưởng đến bệnh (phụ lục)
2.4. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Da liễu Trung ương
2.5. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 5 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014.
2.6. Xử lý số liệu
Số liệu được mã hóa và xử lý theo chương trình SPSS 16.0.
- Các số liệu định lượng được biểu hiện dưới dạng X ± SD.
- Các số liệu định tính được biểu hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm
- Kiểm định so sánh:
+ Đối với biến định tính, so sánh giữa hai nhóm: sử dụng test χ2Chi-square.


22

+ Đối với biến định lượng, so sánh các giá trị bằng T test giữa hai mẫu
độc lập.
+ Các so sánh có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
2.7. Cách khống chế sai số trong nghiên cứu
- Dựa vào các xét nghiệm chuẩn đã được Bộ Y tế thông qua.
- Công cụ thu thập thông tin được thiết kế thích hợp theo mục tiêu
nghiên cứu.
- Thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
2.8. Đạo đức nghiên cứu
- Các bệnh nhân được tư vấn và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Các thông tin cá nhân của bệnh nhân được giữ kín.
- Nghiên cứu này được sự đồng ý của Bệnh viện Da liễu Trung ương.



23

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu
Có 98 bệnh nhân SLE tham gia vào nghiên cứu của chúng tôi. Tuổi trung
bình của các bệnh nhân là 32,1±12,2 (thấp nhất: 8 tuổi, cao nhất: 70 tuổi).

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới tính (n = 98)
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nữ là 94,9%, cao hơn nhiều lần so với nam
(5,1%).
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi (n = 98)
Nhóm tuổi

n

%

≤ 10

1

1,0

11-20

20


20,4

21-30

28

28,6

31-40

22

22,4

41-50

20

20,4

51-60

6

6,1

≥ 61

1


1,0

Tổng

98

100


24

Nhận xét: Các nhóm tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 21-30 (28,6%), 31-40
(22,4%), 11-20 (20,4) và 41-50 (20,4). Các nhóm tuổi còn lại chiếm tỷ lệ thấp
(1%; 6,1%).
Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp (n = 98)
Nghề nghiệp

n

%

Nông dân

27

27,6

Công nhân

4


4,1

Văn phòng

11

11,2

Học sinh-sinh viên

22

22,4

Khác

34

34,7

Tổng

98

100

Nhận xét: nhóm nghề nghiệp nông dân chiếm 27,6%, nhóm học sinhsinh viên chiếm 22,4%, nhóm công nhân chỉ chiếm 4,1%, nhóm văn phòng
chiếm 11,2%. Các nghề nghiệp khác chiếm 34,7%.


Biểu đồ 3.2. Thời gian bị bệnh (n = 98)
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh từ trên 1 năm tới 5 năm là 54,1%,
dưới 1 năm chiếm 23,5%, trên 10 năm chiếm 20,4%. Thời gian bị bệnh từ trên
5 năm đến 10 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất (2%).


25

Bảng 3.3. Một số đặc điểm liên quan tới việc phát hiện và
điều trị bệnh (n = 98)
Đặc điểm
Thời điểm được chẩn đoán bệnh
Lần đầu tiên
Trong vòng 1 năm
Trên 1 năm
Triệu chứng đầu tiên của bệnh
Da
Cơ quan khác
Cả da và cơ quan khác
Nơi chẩn đoán bệnh
Bệnh viện tỉnh
Bệnh viện trung ương
Cơ sở y tế tư nhân
Y học cổ truyền
Nơi khác

n

%


45
14
39

45,9
14,3
39,8

61
3
34

62,2
3,1
34,7

11
82
2
0
3

11,2
83,8
2,0
0
3,0

Nhận xét:
Thời điểm được chẩn đoán bệnh: đa số bệnh nhân tham gia nghiên cứu

được chẩn đoán bệnh lần đầu tại thời điểm phỏng vấn, chiếm 45,9%. Tỷ lệ
bệnh nhân được chẩn đoán trong vòng 1 năm trước đó và trên 1 năm lần lượt
là 14,3% và 39,8%.
Triệu chứng đầu tiên của bệnh: có 62,2% bệnh nhân xuất hiện triệu
chứng đầu tiên của bệnh là ở da, ở cơ quan khác chiếm 3,1%, vừa ở da vừa ở
cơ quan khác chiếm 34,7%.
Nơi chẩn đoán bệnh: đa số bệnh nhân SLE được chẩn đoán ở bệnh viện
tuyến trung ương (83,8%), ở tuyến tỉnh chiếm 11,2%, ở cơ sở y tế tư nhân chỉ
chiếm 2%.
3.2. Kiến thức của bệnh nhân về bệnh SLE
Bảng 3.4. Hiểu biết chung về điều trị bệnh


×