ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ TÂY SƠN
Chuyên đề 1: Đặc trưng về truyền thống đoàn kết của phong trào Tây Sơn.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam mỗi phong trào đấu tranh của quần chúng nhân
dân bao giờ cũng có tính đoàn kết.
Chủ tịch Hồ Chí minh cũng đã nhấn mạnh yếu tố đoàn kết trong quá trình kháng chiến
chống Pháp và Mỹ bằng câu nói: Dễ trăm lần không dân cũng chịu; khó vạn lần dân
liệu cũng xong. Sức mạnh của nhân dân được nhân lên gấp bội khi thực hiện được khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng tạo nên sức mạnh vô địch của
cách mạng Việt Nam. Người khẳng định: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành
công, thành công, đại thành công"… sự thật yếu tố đoàn kết là yếu tố sống còn của bất
kỳ một phong trào đấu tranh nào:
“Một cây làm chẳng lên non.
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”
Vậy đoàn kết là gì?
Đoàn kết : Đoàn có nghĩa là qui tụ, tập hợp nhiều đơn vị, nhiều cá nhân.
Kết là những tập hợp các cá nhân, các đơn vị cùng kết lại tạo lên sức
mạnh của tập thể.
Đoàn kết là một truyền thống quý báu trong lịch sử dân tộc; đoàn kết để chống
ngoại xâm, đoàn kết để xây dựng đất nước, trong lịch sử Việt nam thì đoàn kết luôn
được nhân dân tiến hành một cách sâu sắc và mãnh liệt, tạo lên sức mạnh của toàn dân
chống kẻ thù xâm lược, dù rằng kẻ thù đó lớn và mạnh hơn mình rất nhiều.
Ngay ở những năm cuối của thế kỷ XVIII thì anh em nhà Tây Sơn đã vận dụng
linh hoạt, đầy sáng tạo trong tính đoàn kết các lực lượng tham gia khởi nghĩa để thực
hiện những sứ mệnh lịch sử của mình. Đặc biệt trong phong trào đấu tranh của anh em
nhà Tây sơn thì tính đoàn kết được thể hiện rất rõ nét và xuyên suốt trong quá trình đấu
tranh và phát triển của phong trào.
Như vậy đoàn kết trong phong trào Tây Sơn là tập hợp quy tụ các thành phần lại
với nhau.
Tính đoàn kết trong phong trào Tây Sơn là sự kế thừa và phát huy truyền thống
của dân tộc nhưng nó biểu hiện một cách khác biệt: Đoàn kết trong phong trào Tây Sơn
thể hiện đa dạng, phong phú, có ý nghĩa tích cực lẫn tiêu cực. Để lại nhiều bài học kinh
nghiệm lịch sử được rút ra.
Đặc trưng về truyền thống đoàn kết trong phong trào Tây Sơn được biểu hiện cụ
thể như sau:
Thứ nhất là tính đa dạng, phong phú:
- tính đa dạng , phong phú được thể hiện ngay từ những buổi đầu của phong trào
với khẩu hiệu “Đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn
Phúc Dương” anh em nhà Tây Sơn đã qui tụ được nhiều đối tượng khác nhau tham gia
lực lượng của nghĩa quân, trong đó nó bao gồm cả những tầng lớp thấp kém trong xã
hội có thành phần xuất thân từ nghề kép hát, thương nhân và cả những tầng lớp thống
trị, dân tộc thiểu số ít người cư trú ở vùng núi cao. Nhờ vậy trong những buổi đầu khó
khăn có rất nhiều nhà giàu, thổ hào như Huyền Khê, Nguyễn Thông … đã bỏ tiền của
ra giúp nghĩa quân. Hào mục bản thổ đua nhau nổi dậy hưởng ứng với quân Tây Sơn.
1
- Để huy động được tối đa nguồn lực anh em nhà Tây Sơn đã nêu cao khẩu hiệu:
“lấy của nhà giàu chia cho người nghèo” với khẩu hiệu này thì đông đảo nông dân miền
ngược, miền xuôi đã nô nức tòng quân (anh em Tây Sơn được sự ủng hộ của nữ chúa
chàm tên là Thị Hỏa, sự ủng hộ của Tập Đình và Lý Tài…) và trở thành lực lượng chủ
lực, họ là những người có sức khỏe, dẻo dai, trung thành của nghĩa quân trong thời gian
đầu ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Từ đây phong trào đã phát triển rầm rộ và lan rộng
khắp khu vực Đàng trong, tiến đến lật đổ chế độ thối nát của chúa Nguyễn.
+ Trong cuộc chiến đấu của phong trào Tây Sơn nhằm lật đổ chế độ phong kiến
thối nát của chúa Nguyễn, anh em Tây sơn đã chạm trán với những quan lại nhà
Nguyễn. Tây Sơn đã khuyên và mời họ về phía quân khởi nghĩa như việc quy nạp Vũ
Văn Nhậm, do mếmn tài Nguyễn Nhạc đã gả con gái và phong tước cho Nhậm. đây là
một trong những việc thực hiện tập hợp và xây dựng khối đoàn kết.
- Điều đặc biệt nữa trong đặc trưng đoàn kết của phong trào Tây Sơn còn thể
hiện rõ sự tinh tế và khôn khéo của anh em Tây Sơn trong việc biết tranh thủ, thêm bạn
bớt thù tạo điều kiện củng cố lực lượng ngày một lớn mạnh và đưa nghĩa quân thoát
khởi nguy cơ bị tiêu diệt như: trong trận chiến đấu với quân của chú Nguyễn ở Bến Ván
thì lực lượng của quân Tây Sơn đã bị kẹp giữa phía bắc là quân của Chúa Trịnh, Phía
Nam là quân của chúa Nguyễn. Trước thế nguy hiểm đó Nguyễn Nhạc kịp thời thay đổi
sách lược, một mặt lo củng cố căn cứ ở miền núi Quy Nhơn, một mặt tạm hòa hoãn với
quân trịnh để tập trung lực lượng tấn công quân Nguyễn. Như vậy với sự khôn khéo và
biết lựa thời thế, anh em Tây Sơn đã biết tranh thủ thêm bạn, bớt thù để có điều kiện
củng cố lực lượng và rảnh tay triệt tiêu bớt đi kẻ thù, thú đẩy phong trào đấu tranh của
nghĩa quân ngày một phát triển với quy mô rộng hơn, mục tiêu lớn hơn.
+ Sau khi làm chủ toàn bộ khu vực Đàng trong nghĩa quân Tây Sơn đã tiến ra
Đàng ngoài để lật đổ tập đoàn thống trị Lê -Trịnh. Quân Tây Sơn đã chiêu nạp Nguyễn
Hữu Chỉnh vốn là môn hạ của Hoàng Ngũ Phúc. Chính Chỉnh đã khuyên Tây Sơn đem
gấp quân ra chiếm Phú Xuân, nhờ vào mối quan hệ của Chỉnh tạo ra mâu thuẫn nội bộ
quân Trịnh ở Phú Xuân mà Tây Sơn đã nhanh chóng chiếm được được thành Phú
Xuân.
+ Trong khi tiến quân ra Bắc để phân hóa đối phương và kêu gọi nhân dân hưởng
ứng và ủng hộ thì Nguyễn Huệ đã phát hịch: “Phù Lê diệt Trịnh”. Khi đã tiêu diệt được
lực lượng của chúa Trịnh thì Nguyễn Huệ đã thực hiện đúng như mục đích ban đầu là
trả quyền hành ở Đàng ngoài cho vua Lê . Điều này đã tạo niềm tin và kéo sự ủng hộ
của dân chúng về phía nghĩa quân ngày càng lớn hơn.
- Bên cạnh những yếu tố trên thì việc biết quy tụ nhân tài từ nhiều nguồn khác
nhau cũng là một trong những nét đặc trưng riêng biệt của Phong trào Tây Sơn. Cụ thể
là việc ban chiếu cầu hiền.
+ Từ rong quá trình lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nguyễn Huệ rất chú ý tới việc thu
nạp nhân tài, nhờ vậy đã tập hợp được nhiều sỹ phu có năng lực, thành tâm theo đuổi sự
nghiệp của phong trào như: giải nguyên Trần Văn Kỷ, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích và
đặc biệt thái độ “cầu hiền” mềm dẻo của Nguyễn Huệ trong việc 3 lần mời Nguyễn
Thiếp (La Phu Tử) ra giúp việc. Với thái độ “cầu hiền” chân thành của Nguyễn Huệ đã
tranh thủ được sự đóng góp của nhiều lứa tuổi khác nhau, nhiều nguồn gốc xã hội khác
nhau đặc biệt là các sỹ phu quan lại thời Lê – Trịnh, Nguyễn.
2
- Với việc chiêu mộ hiền tài và trọng dụng những người có tâm huyết như Ngô
Thì Nhậm và Nguyễn Thiếp đã tạo ra thế mạnh “thần tốc” của nghĩa quân Tây Sơn, đưa
nghĩa quân từ chiến thắng này đến chiến thắng khác.
Thứ hai: Đoàn kết trong phong trào Tây Sơn mang tính tích cực lẫn tiêu cực cụ
thể:
- Đoàn kết tích cực: Với tất cả những nỗ lực của Anh em Tây Sơn trong việc đưa
ra các khẩu hiệu phù hợp với tính thời đại để lôi kéo và cuốn hút tất cả các lực lượng
quy tụ và ủng hộ cho nghĩa quân, xây dựng lên khối đoàn kết vững mạnh, tạo lên một
Tây Sơn hùng mạnh và “Thần tốc”, chiến thắng bất cứ kẻ thù nào dù kẻ thù đó rất mạnh
như quân xâm lược Xiêm, Thanh.
Bên cạnh đó với những kế sách chiêu mộ nhân tài và trọng dụng họ để tạo tiền đề
thuận lợi cho việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của dân tộc là lật đổ chế độ phong kiến
thối nát Lê – Trịnh và Nguyễn đồng thời đánh đuổi ngoại xâm, tiến tới xây dựng đất
nước với một chế độ quân chủ tiến bộ.
- Xong bên cạnh những điểm tích cực của nó thì chúng ta không thể không nói
đến những mặt tiêu cực và hạn chế trong phong trào đó là sự bất hòa giữa hai anh em
Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ cụ thể :
+ Khi Nguyễn Huệ chiếm Phú Xuân rồi ra Bắc đánh đuổi bè lũ Trịnh Khải.
Nguyễn Nhạc lo ngại khó kiềm chế Nguyễn Huệ đã vội vã ra Thăng Long lấy cớ viện
binh cho em nhưng thực chất lò thăm dò tình hình và hai anh em cùng về Nam. Sau khi
ở Bắc Hà trở về dẫn đến cuộc xung đột gay gắt giữa Nhạc và Huệ. Sự xung đột này đã
làm cho mâu thuẫn giữa anh em Tây Sơn tồn tại mãi về sau, vết thương máu mủ khó
hàn gắn lại.
+ Cũng từ mâu thuẫn trên anh em Tây Sơn đã tạo điều kiện cho những lực lượng
phản động trong nươc có điều kiện gây thêm khó khăn cho nghĩa quân như việc
Nguyễn Hữu Chỉnh làm phản, rồi tới Vũ Văn Nhậm. Đặc biệt là những tàn dư của chúa
Nguyễn ở Đàng trong là Nguyễn Ánh đã có điều kiện để xây dựng lực lượng quay lại
tấn công nghĩa quân và lật đổ triều đại Tây Sơn sau này.
+ Nhưng mặc dù có những mâu thuẫn nội bộ và và lợi ích cá nhân xong anh em
nhà Tây Sơn đã nhanh chóng gạt bỏ những hiềm khích nội bộ để cùng nhau sát cánh
khi có chiến tranh xảy ra.
=> Như vậy với đặc trưng đoàn kết rất mang nét riêng biệt của cuộc khởi nghĩa
nông dân Tây Sơn đã nói lên vai trò của tinh thần đoàn kết dân tộc, với sự đoàn kết sẽ
tạo lên sức mạnh thần kỳ và chiến thắng bất cứ kẻ thù nào. Xong để trường tồn mãi mãi
trong mỗi một triều đại thì cần phải làm tốt được mâu thuẫn nội bộ, điều này là một
trong những nhân tố dẫn đến sự lụi tàn và suy vong của các triều đại và mâu thuẫn đó
đã được chứng minh một cách cụ thể trong phong trào Tây Sơn.
3
Chuyên đề 2: Đặc trưng về truyền thống yêu nước:
-> Đặc trưng là nét riêng biệt và tiêu biểu, được xem là dấu hiệu để phân biệt với những
sự vật khác, hoặc để chỉ những thuộc tính bên trong của sự vật. giúp phân biệt giữa sự
vật này với sự vật khác.
Như vậy đặc trưng yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Dân
tộc Việt Nam là một dân tộc trong hàng ngìn năm nay đã luôn luôn minh chứng một
cách hùng hồn lòng yêu nước của những người con trên mảnh đất này. Từ năm 1975
trở về trước, dân tộc chúng ta phải đi qua hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh
khác. Nếu không có lòng yêu nước của con người Việt Nam, dân tộc chúng ta đã không
đi tới độc lập tự do. Trong bất cứ cuộc chiến tranh vệ quốc nào, chúng ta đều được
chứng kiến lòng yêu nước kỳ diệu của con người Việt Nam từ một em bé cho tới một
cụ già. Hàng triệu người Việt Nam luôn luôn sẵn sàng dâng hiến cả cuộc sống của cá
nhân mình cho Tổ quốc. Bởi thế mà tất cả những đội quân xâm lược hùng bạo nhất trên
thế giới đều gục ngã trên mảnh đất Việt Nam, một mảnh đất mà con người ngàn năm
nay luôn luôn bày tỏ khát vọng hòa bình, lòng nhân ái, yêu cái đẹp và tự do.
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã hun đúc, tạo lập cho
dân ta một nền văn hoá phong phú, đa dạng và thống nhất bền vững với những giá trị
truyền thống tốt đẹp, cao quý, trong đó chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là nấc thang cao
nhất của văn hoá Việt Nam.
Đây cũng là tài sản có giá trị nhất trong hành trang của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
người đã đúc kết: “Dân tộc ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu
của dân tộc..” và đây cũng là cơ sở xuất phát, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng của Người, là động lực giúp Người vượt qua mọi gian nan thử thách,
hiểm nguy. Đây là nguồn gốc, là một cơ sở quan trọng để hình thành nên một Hồ Chí
Minh vĩ đại.
Điều đặc biệt là ở những năm 70 của thế kỷ XVIII thì phong trào nông dân Tây
Sơn đã kế thừa sâu sắc truyền thống đó một cách linh hoạt và đầy tính sáng tạo, đây là
điểm nổi bật và riêng biệt của phong trào Tây Sơn và được thể hiện cụ thể như sau:
Biểu hiện của lòng yêu nước trong phong trào tây Sơn mang nét đặc trưng rõ rệt và
riêng biệt đó là phát triển theo mô hình:
+ Từ thấp đến cao: Như chúng ta cũng biết năm 1771 phong trào Tây Sơn nổ ra ở
ấp Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo; với xuất
phát điểm của phong trào chỉ là một cuộc đấu tranh giai cấp giữa nông dân và giai cấp
thống trị phong kiến đàng trong. Nhưng càng về sau phong trào càng thay đổi cả về
chất và lượng. Từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ diễn ra ở ấp Tây Sơn, phong trào đã từng
bước lan rộng ra phạm vi cả nước với những sứ mệnh lịch sử ngày một cao hơn đó là
tiến tới xóa bỏ giới tuyến sông Gianh, nối liền lãnh thổ thiêng liêng của quốc gia.
+ Từ đơn giản đến phức tạp: yếu tố này được biểu hiện ở mục tiêu của cuộc khởi
nghĩa. Năm 1771 cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bắt đầu nổ ra với khẩu hiệu “ lấy của nhà
giàu chia cho người nghèo” như vậy xuất phát điểm của cuộc khởi nghĩa chỉ là mục tiêu
đơn giản là về kinh tế và cụ thể là cơm, áo, gạo tiền là chính; nhưng càng về sau thì
mục tiêu của phong trào càng có sự biến đổi theo chiều hướng phát triển của thời khắc
lịch sử như: với khẩu hiệu: “đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn
4
Nguyễn Phúc Dương”. Đến đây thì mục tiêu của cuộc khởi nghĩa đã thay đổi sang một
góc cạnh khác, đó là mục tiêu chính trị nhằm tấn công vào giai cấp thống trị trực tiếp.
- Khi chuyển hướng ra Đàng Ngoài thì phong trào Tây Sơn lại phát hịch “Phù Lê
diệt Trịnh” phong trào đã chuyển hướng tấn công vào giai cấp thống trị Lê – Trịnh, một
thế lực cản trở chính trong việc khôi phục quốc gia thống nhất.
- Với những trận tấn công thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn đã làm cho các thế lực
phong kiến dần bị thất bại nặng nề, chúng đã phải cầu viện các thế lực bên ngoài như:
Nguyễn Ánh thì cầu viện quân Xiêm, nhà Lê thì cầu viện quân Thanh; và đây là nguyên
nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn chuyển sang những bước tiến phức tạp hơn đó
là đương đầu với hai kẻ thù xâm lược hùng mạnh: Xiêm, Thanh qua trận Rạch Gầm-
Xoài Mút năm 1785 và đại phá quân Thanh năm 1789.
+ Đạt đến đỉnh cao: Trong suốt thời gian tồn tại từ (1771 – 1792) phong trào Tây
Sơn đã tiến từ xuất phát điểm thấp đến đỉnh cao của những sứ mệnh lịch sử dân tộc đó
là.
- Từ đấu tranh chống giai cấp phong kiến thống trị Đàng Trong – Đàng Ngoài
phong trào đã tiến tới xóa bỏ giới tuyến Sông Gianh, nối liền lãnh thổ thiêng liêng của
quốc gia và cao hơn nữa là đấu tranh đánh đuổi các thế lực ngoại Xâm là quân Xiêm và
Thanh bảo vệ độc lập dân tộc. Điều này đã phản ánh sự hoàn tất quá trình chuyển hóa
“từ một đội quân nông dân thành đội quân dân tộc”.
- Đặc biệt đỉnh cao của cuộc khởi nghĩa là đấu tranh bảo tồn và xây dựng đất nước
về mọi mặt (kinh tế, quân sự, chính trị, tâm lý xã hội, luật pháp, ngoại giao …), đã hé
mở lối thoát mới cho xã hội, tạo thế bản lề cho lịch sử sang trang.
- Như vậy tư tưởng yêu nước trong phong trào Tây Sơn và điển hình đó là vai trò
của lãnh tụ Nguyễn Huệ, ông đã bước ra khỏi mọi ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo
vốn dĩ đã ít nhiều xâm nhập vào tư tưởng tình cảm của nhân dân ta bấy giờ. Ông đã tiến
hành những cải cách như: Đưa chữ Nôm vào sử dụng trong học tập và ban hành chiếu
chỉ của triều đình; thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, chính sách cầu hiền nhằm chiêu
mộ và trọng dụng những người có tài để góp sức cho đất nước; Xây dựng quân đội
mạnh nhằm bảo vệ chủ quyền của dân tộc; với tất cả những việc làm này cũng xuất
phát từ lòng yêu nước cao cả của Nguyễn Huệ trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Với những việc làm trên đã minh chứng cho chúng ta thấy được lòng yêu nước
trong phong trào Tây Sơn đã được đưa lên cao hơn bao giờ hết đó là: Đặt lợi ích dân
tộc, lợi ích nhân dân lên trên. Qúa trình này được thể hiện rõ trong bài Hịch Tây Sơn:
“Giận quốc phó ra lòng bội thượng
Nên tây Sơn xướng nghĩa cần vương
Trước là ngăn cột đá giữa dòng, kẻo đảng nghịch đặt mưu ngấp ghé
Sau là tưới mưa dầm khi hạn, kẻo cùng nhân sa chốn lầm than
Ví lòng trời còn nền nếp Phú Xuân …”
- Bên cạnh đó yêu nước trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn không chỉ là bảo vệ đất
nước mà còn xây dựng và bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc như: "Đánh cho để dài tóc,
đánh cho để đen răng, đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất
hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ..."
Tóm lại: Chính lòng yêu nước đó biến thành sức mạnh vật chất giúp phong trào đạt
được từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ một cuộc khởi nghĩa nông dân đã chuyển
hóa thành một phong trào dân tộc, đánh đuổi ngoại xâm bảo vệ tổ quốc ghi thêm vào
lịch sử Việt Nam những trang chói lọi.
5