Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

đề cương giới và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.8 KB, 49 trang )

ĐỀ CƯƠNG GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN ( 2 tín)
Câu 1: Định nghĩa về giới và giới tính ? phân tích sự khác biệt giữa
giới và giới tính? Ý nghĩa của sự phân biệt này trong nghiên cứ XHH
giới?
Câu 2: Phân tích các biểu hiện của giới tính và giới? liên hệ thực tiễn
các biểu hiện giới ở VN?
Câu 3: Phân tích sự giống và khác nhau giữa phụ nữ học , khoa học
nghiên cứu về giới và XHH giới
Câu 4: Trình bày và phân tích 5 quan điểm của LHQ về vấn đề giới
trong thập kỉ LHQ vì phụ nữ.

Câu 9: Phân tích Bạo lực gia đình là gì? Các hình thức bạo lực gia
đình? Phân tích nguyên nhân của bạo lực gia đình? Liên hệ thực tiễn
Việt Nam hoặc địa phương anh/chị sinh sống.
Câu 10. Phân tích một trong các chiến lược truyền thông thành công
trên thế giới về bình đẳng giới (Soul city in South Afica;
Breakthrough in Indian; Coaching boys into men; Men Care; Chiến
dịch #Metoo). Khả năng áp dụng các chiến lược này ở Việt Nam.
Liên hệ thực tiễn

Câu 1: Định nghĩa về giới và giới tính ? phân tích sự khác biệt giữa
giới và giới tính? Ý nghĩa của sự phân biệt này trong nghiên cứ XHH
giới?


 Định nghĩa về giới và giới tính:
- Giới: Chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các
mối quan hệ xã hội.
- Giới tính: Chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ.
 Sự khác biệt giữa giới và giới tính
- Giới: Là đặc trưng xã hội; do học tập, nghiên cứu mà có; nó


mang tính đa dạng, phong phú và có sự khác biệt giữa các
vùng/miền, vị trí địa lý,… do các yếu tố xã hội tác động có thể
thay đổi được
- Giới tính: Là đặc trưng sinh học; mang tính bẩm sinh/có sẵn;
đồng nhất ở mọi nơi; bất biến và không thay đổi theo thời gian,…
do yếu tố sinh học chi phối

 Ý nghĩa của sự phân biệt này?
- Là cơ sở cho BĐG , mỗi con người sinh ra đều không có quyền
lựa chọn giới tính của mình vì vậy mà xã hội phải thay đổi suy
nghĩ về sự phân biệt đối xử về vẫn đề giới tính
- Ngưng kì thị với những người trong cộng đồng LGBT vì họ
cũng là những con người bình thường , giới tính không quyết
định đến phẩm chất , trình độ của con người mà giới mới quyết
định điều đó
- Bất kì một giới tính nào cũng có quyền được sống, được làm
việc, sáng tạo, và không ngừng cống hiến


- Xã hội chỉ phát triển khi tư duy con người và xã hôi thay đổi
chứ không phải do giới tính qđ
(phần ý nghĩa t chém đấy nhé )
Câu 2: Phân tích các biểu hiện của giới tính và giới? liên hệ thực tiễn
các biểu hiện giới ở VN?
*GIỚI:
 Các đặc tính giới không mang tính di truyền , bẩm sinh mà mang
tính tập nhiễm
 Giới biểu hiện ở 3 phương diện:
- Biểu hiện qua tính cách và phẩm chất:
+ tính cách nam, nữ

+ quá trình tiếp nhận các thông điệp vs khuôn mẫu giới( trường
học , bạn bè, gđ, ttđc..)
+ tên gọi và nghề nghiệp
- Biểu hiện qua tư tưởng:
+ Nho giáo: đề cao nam giới, đàn ông có thể bỏ vợ khi (không
con, lẳng lơ, không thờ cha mẹ chồng, lắm điều, trộm cắp ,
ghen tuông, bệnh hiểm nghèo…)
+ Phật giáo : phật giáo VN thiên về tính nữ ( quan thế âm bồ tát,
phật mẫu, bà chúa….)
+ Hồi giáo:


Y phục: phụ nữ phải mặc che kín hoàn toàn , không được để lộ
một phần nào của thân thể trước mặt bất cứ người đàn ông nào,
bao gồm cả mặt và tay
Đàn ông có quyền với đàn bà , được phép lấy nhiều vợ
Đàn bà tốt phải biết vâng lời đàn ông, chỉ đc lấy 1 chồng
+ Thiên chúa giáo:
Đàn ông không được che đầu vì là hình ảnh vinh quang của
Chúa còn đàn bà là vinh quang của đàn ông
Phụ nữ phải dữ im lặng trong nhà thờ , vì họ không được phép
nói, nếu họ muốn biết một điều gì đó thì hãy hỏi chồng họ lúc
về nhà
- Biểu hiện qua phân công lao động:
+ Lao động sản xuất:
Sản xuất: ( nghề nghiệp, tỉ lệ lao động qua đào tạo, thu nhập bình
quân giữa nam và nữ…)
Tái sản xuất: là lĩnh vực sản xuất ra con người, duy trì nòi giống,
lao động này đòi hỏi ng phụ nữ không chỉ khỏe về thể chất và tinh
thần mà còn trình độ hiểu biết, kiến thức nặng nhọc nhưng lại

không đc trả lương , chưa đc nhìn nhận đúng vai trò . Vị trí của
người phụ nữ phụ thuộc sinh con trai hay gái, quan niệm kiêng
không đến thăm khi phụ nữ ở cữ, sinh con tính mạng ng phụ nữ bị
đe dọa….
- Tái sản xuất xã hội:


+ Làm tất cả công việc nhà
+ Công việc xã hội
+ cường độ lao động liên tục, tốn nhiều time
+ thời gian làm các công việc của nam và nữ khác nhau
 Các đặc điểm của giới mang tính di truyền, bẩm sinh do yêu tố sinh
học chi phối và không thể thay đổi được.
 Biểu hiện của giới tính.
+ Bộ phận sinh dục
+ Hooc môn
+ Hình dáng , giọng nói
+ ghen : nữ XX, nam XY
Một số ví dụ về định kiến giới:
- Tình dục ở phụ nữ chỉ là để phục vụ cho nam giới.
- Nam giới có quyền chủ động trong tình yêu, tình dục.
- Việc không sinh được con trai hoàn toàn là do phụ nữ không biết đẻ.
- Thiên chức của phụ nữ là sinh đẻ, nuôi con và làm nội trợ.
- Để phụ nữ chăm sóc người ốm là thích hợp nhất.
- Để phụ nữ thực hiện tránh thai là phù hợp vì họ liên quan đến việc
sinh đẻ, nuôi con nhiều hơn nam giới.


- Nam giới có thể vào quán bia thư giãn vào buổi chiều còn phụ nữ thì
phải về nhà nấu cơm và dọn dẹp.

- Nam giới có đầu óc quyết đoán, do vậy họ là những người ra quyết
định; còn phụ nữ cần phục tùng các quyết định cũng như yêu cầu của nam
giới.
Một số ca dao, tục ngữ mang định kiến giới:
Đàn ông nông nổi giêng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.
Đàn ông rộng miệng thì sang
Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà “.
Khôn ngoan cũng thể đàn bà
Dẫu rằng vụng dại cũng là đàn ông”.
100 con gái không bằng cái… của con trai”.
Gái goá lo việc triều đình “.
Gà mái gáy thay gà trống”.

Câu 3: Phân tích sự giống và khác nhau giữa phụ nữ học , khoa học
nghiên cứu về giới và XHH giới
Khái niệm:
 Xã hội học về giới:
Là lĩnh vực vận dụng tri thức lý luận, phương pháp và kĩ năng xã
hội học vào để nghiên cứu các mối quan hệ giữa nam và nữ trong
xã hội.


Nghiên cứu các đạc điểm, yếu tố, tính chất làm nảy sinh , biến đổi
và phát triển vị trí, vai trò của mối tương quan giữa nam và nữ.
 Khoa học nghiên cứu về giới:
Là lĩnh vực nghiên cứu khoa học về mối quan hệ tương quan giữa
giới nam và giới nữ trong xã hội
Nhằm nâng cao sự công bằng xã hội giữa nam và nữ
Đối tượng: quy luật, đặc điểm và tính chất của mối quan hệ giới

hay tương quan giới trong xã hội.
Giống nhau:
 Mục tiêu nghiên cứu
- Phụ nữ học xuất hiện với tư cách là lĩnh vực nghiên cứu
của phụ nữ, chủ yếu do phụ nữ thực hiện để giải quyết
những vấn đề liên quan đến phong trào phụ nữ, các vấn
đề lợi ích chính trị- xã hội, văn hoá của phụ nữ.
- Khoa học về giới xuất hiện như một cành nhánh của cây
phụ nữ học, chứ khống phải một giai đoạn phát triển tiếp
theo của phụ nữ học.
- Hiện nay đang tồn tại cả hai lĩnh vực khoa học về phụ nữ
và về giới liên quan mật thiết và hữu cơ với nhau.
- Hướng giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống xã hội
hiện đại, đó là vấn đề bình đẳng nam nữ.
 Phương pháp nghiên cứu:
Coi trọng yếu tố lịch sử vấn đề, yếu tố định tính, tình huống và đặc
biệt là những trải nghiệm của khách thể nghiên cứu.
Khác nhau
 Các lý thuyết phụ nữ học đều bắt nguồn bằng phân biệt khái niệm
giống


 Các lý thuyết giới nhấn mạnh nội dung bản sắc xã hội của mối
quan hệ tương quan.
 Khác biệt về cách đặt trọng tâm chú ý:
- PNH nhấn mạnh đến bất bình đẳng giữa nam và nữ, cải
thiện vị trí của nữ trong xã hội.
- PNh cung cấp một hệ thống những lý thuyết, khái niệm và
cách tiếp cận khoa học về giới nữ và nam.
- Lý thuyết giới nhấn mạnh mối quan hệ xã hội – tương tác xã

hội giữa nam và nữ.
 Từ việc phan biệt khái niệm về giới và giới tính , lkhoa học về
giới giải thích nguyên nhân, cơ chế và mức độ biểu hiện của mối
quan hệ trong tương tác giữa nam và nữ.
Câu 4: Trình bày và phân tích 5 quan điểm của LHQ về vấn đề giới
trong thập kỉ LHQ vì phụ nữ.
1. Phúc lợi: Có sớm nhất (1950 - 1970)
- Đưa phụ nữ vào sự phát triển với tư cách người mẹ tốt hơn (công
nhận vai trò sinh sản).
- Tìm cách đáp ứng nhu cầu thực tế, thực dụng: phân phát viện trợ
lương thực, chống suy dinh dưỡng, thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
Quan điểm này rất phổ biến và không bị chỉ trích. Phụ nữ coi như
người hưởng thụ thụ động các kết quả phát triển.
2. Bình đẳng: Dùng trong thập kỷ phụ nữ.
- Giành quyển bình đẳng cho phụ nữ trong quá trình phát triển (công
nhận 3 vai trò của phụ nữ: là vợ, mẹ và công dân).


- Tìm cách đáp ứng nhu cầu chiến lược thông qua sự can thiệp trực
tiếp của Nhà nước và các tổ chức quốc tế trao quyền tự trị về kinh tế và
chính trị cho phụ nữ.
Quan điểm này không được phổ biến trong các Chính phủ, đặc biệt là
đạo Hồi và bị chỉ trích là chủ nghĩa nữ quyền phương Tây. Phụ nữ được coi
như người tích cực tham gia vào sự phát triển.
3. Chống nghèo khổ: Quan điểm thứ hai của thập kỷ phụ nữ.
Quan điểm này giải thích về sự bình đẳng dịu hơn quan điểm trên.
- Đảm bảo cho phụ nữ nghèo tăng năng suất lao động.
- Tình trạng nghèo khổ của phụ nữ được coi là một vấn đề của tình
trạng kém phát triển chứ không phải là tình trạng phụ nữ phải chịu địa vị
thấp kém (công nhận vai trò sản xuất to lớn của phụ nữ).

- Tìm cách đáp ứng nhu cầu thực dụng của giới là có thu nhập đặc biệt
tà trong các dự án có quy mô nhỏ. Quan điểm này phổ biến trong các tổ chức
NGO.
4. Hiệu quả: Quan điểm thứ ba của thập kỷ phụ nữ.
- Đảm bảo phong trào thực sự và có hiệu quả của phụ nữ.
- Công nhận sự đóng góp về kinh tế của phụ nữ.
- Sự tham gia của phụ nữ gắn với vấn đề bình đẳng.
- Đáp ứng các nhu cầu thực dụng của giới.
Quan điểm này phổ biến và chiếm ưu thế, đặc biệt là từ cuộc khủng
hoảng kinh tế năm 1980.


5. Giành quyền lực: Quan điểm mới nhất do phụ nữ thế giới thuộc
thế giới thứ ba nêu ra.
- Phụ nữ có quyền lực thông qua sự tự tin và sự hợp tác có thiện chí
của các Chính phủ và nam giới.
- Vị trí thấp kém của phụ nữ được coi là vấn đề lớn của con người, là
hậu quả của sự áp bức của thực dân cũ và mới.
- Đáp ứng nhu cầu chiến lược của giới thông qua việc vận động từ cơ
sở lên. Công nhận 3 vai trò của phụ nữ.
Quan điểm này là phổ biến trong các tổ chức NGO của phụ nữ thuộc
thế giới thứ 3.
Câu 5:Phân tích quan điểm “phụ nữ trong phát triển” với “giới và phát triển”
phân tích sự khác biệt của 2 quan điểm này?
Phương pháp tiếp cận “Phụ nữ trong phát triển”
Phụ nữ trong phát triển (Women in development - WID) là một phương pháp
tiếp cận xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX, sau khi cuốn sách “Vai
trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế” của E. Bô-sơ-ấp được xuất bản.
Cuốn sách tập trung phân tích ảnh hưởng của các dự án phát triển đối với
phụ nữ ở các nước đang phát triển. Một phát hiện quan trọng của E. Bô-sơấp là hầu hết các dự án phát triển, đặc biệt là các dự án về kỹ thuật tinh xảo

đều bỏ qua vai trò của người phụ nữ, hạn chế các cơ hội và sự tự chủ về kinh
tế của phụ nữ. Các dự án này hầu như chỉ cải thiện cơ hội và kiến thức cho
nam giới và làm giảm sự tiếp cận của phụ nữ tới kỹ thuật hiện đại và cơ hội
việc làm. Các kết quả này đã đi ngược lại với quan điểm trước đó cho rằng,
những lợi ích từ các dự án phát triển sẽ tự động mang lại lợi ích cho phụ nữ


và làm tăng cường bình đẳng giới ở các quốc gia phát triển. Sau đó, thuật
ngữ “Phụ nữ trong phát triển” được Ủy ban phụ nữ của Mỹ sử dụng nhằm
kêu gọi sự chú ý của các nhà làm chính sách Mỹ đối với khái niệm này và
vận động hành lang đối với Chính phủ Mỹ trong việc gây ảnh hưởng tới các
tổ chức chính sách phát triển kinh tế.
Phương pháp tiếp cận WID bao gồm các biện pháp xây dựng các dự án tín
dụng và đào tạo dành riêng cho phụ nữ. WID chú trọng vào phụ nữ, vào các
vấn đề của phụ nữ nảy sinh trong quá trình phát triển như: cơ hội có việc
làm, được học hành, bình đẳng tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội
và được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đời sống. WID đã tập trung
vào việc làm thế nào để phụ nữ có thể được tham gia tốt hơn vào các sáng
kiến phát triển hiện có. WID nhấn mạnh vai trò quan trọng của phụ nữ trong
quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đề cao vai trò của phụ nữ trong
việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực, coi đó như là một cách thức quan
trọng để giúp họ có thể thoát khỏi sự lệ thuộc vào nam giới, cải thiện vị trí
của mình trong xã hội. Tuy nhiên, WID chủ yếu thúc đẩy sự tham gia của
phụ nữ với tư cách là người thụ hưởng chứ chưa phải là tác nhân của công
cuộc phát triển, là một chủ thể của công cuộc phát triển, vì vậy, hạn chế khả
năng phát huy tính chủ động, sáng tạo của phụ nữ. WID mới chỉ tập trung
vào phụ nữ, còn những vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa lại được
xem xét một cách độc lập hoặc tách biệt. Do đó, vô hình chung đã tách phụ
nữ ra khỏi quá trình ra quyết định của chính quyền.
Một số nội dung chủ yếu của WID bao gồm: Tuyệt đại đa số các dự án đều

có sự kỳ thị đối với phụ nữ, sự tham gia của phụ nữ vào trong lĩnh vực kinh
tế và sự hưởng thụ lợi ích của phụ nữ rất hạn chế; Các vai trò thực tế của phụ
nữ hầu như không nhận được sự đánh giá cao của các quá trình chính sách;


Phụ nữ bị nghèo đói hóa và “ngoài lề hóa”. WID nhấn mạnh vai trò của phụ
nữ trong lĩnh vực kinh tế, nhưng không tán đồng việc theo đuổi các lợi ích
một cách đơn thuần, vì như thế đồng nghĩa với việc tạo thêm gánh nặng
công việc cho phụ nữ.
WID đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong thời kỳ đầu của công cuộc
đấu tranh vì sự bình đẳng nam nữ của toàn nhân loại. Nhờ có WID mà các
vấn đề về giới thu hút được sự quan tâm của cả các nhà chính trị và các nhà
khoa học. WID thúc đẩy các cơ quan phát triển và chính phủ các nước đưa
phụ nữ hòa nhập vào quá trình phát triển.
Trong những năm qua, ở Việt Nam xuất hiện nhiều dự án phát triển xã hội có
mục tiêu hướng tới việc tăng cường khả năng tiếp cận và kiểm soát các
nguồn lực của phụ nữ. Các dự án này bao gồm việc cung cấp các gói tín
dụng cho phụ nữ, trang bị kiến thức về khoa học kỹ thuật, trang bị kỹ năng
nghề nghiệp… nhằm giúp cho phụ nữ có thể độc lập và tự chủ về mặt kinh
tế, thoát khỏi sự lệ thuộc vào nam giới. Các dự án này ban đầu được thực
hiện bởi các tổ chức quốc tế tại Việt Nam dưới ảnh hưởng của cách tiếp cận
WID và cho đến nay vẫn tiếp tục được thực hiện.
Các dự án hỗ trợ phụ nữ hiện nay không đơn giản chỉ dừng lại ở lĩnh vực
kinh tế, trong lĩnh vực chính trị, nhiều dự án nâng cao năng lực dành riêng
cho nữ ứng cử viên Quốc hội, nữ ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân
các cấp, nữ cán bộ, công chức cũng đã được triển khai thực hiện nhằm nâng
cao tỷ lệ và thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong chính trị.
Phương pháp tiếp cận “Phụ nữ và phát triển”



Vào nửa sau những năm 70, khái niệm “Phụ nữ và phát triển” (Women and
development) nổi lên từ một bài phê bình lý thuyết hiện đại hóa và phương
pháp tiếp cận WID. Khái niệm này dựa trên nhận định rằng, phụ nữ luôn là
một phần của các quá trình phát triển. Phụ nữ và tiến trình phát triển có mối
liên hệ với nhau và trên thực tế, không phải là không có biện pháp để đưa
phụ nữ vào trong chiến lược của quá trình phát triển.
Chương pháp tiếp cận này cho rằng phụ nữ luôn là một tác nhân kinh tế
quan trọng trong xã hội, công việc mà phụ nữ thực hiện cả trong gia đình và
ngoài gia đình đóng vai trò trung tâm trong việc duy trì xã hội, nhưng sự hòa
nhập này chỉ góp phần duy trì cơ cấu của sự bất bình đẳng hiện nay trên bình
diện quốc tế. Tình trạng bất bình đẳng của phụ nữ hiện nay ở cấp độ quốc tế.
Nếu như trên bình diện quốc tế, vấn đề bình đẳng được cải thiện thì địa vị
của phụ nữ sẽ được nâng lên. Trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và kết cấu
xã hội đều thiếu hụt sự đại diện của phụ nữ, con đường để giải quyết vấn đề
này, đó là thông qua việc xây dựng các chiến lược có sự tham dự của phụ
nữ, chứ không phải là thông qua biện pháp biến đổi căn bản các quan hệ
giới.
Cũng giống như WID, WAD đã quá chú trọng vào lĩnh vực sản xuất, chú
trọng vào chiến lược tham dự và việc triển khai các hoạt động tạo thu nhập
mà không xem xét đến việc thực hiện các chiến lược này sẽ tạo thêm áp lực
và gánh nặng cho phụ nữ. Các quan điểm của WAD bị phê phán là đã không
coi lao động gia đình như một giá trị kinh tế và WAD đã áp dụng các thành
kiến và các giả định của phương Tây vào các nước đang phát triển.
Ở Việt Nam, trong những năm qua, mặc dù bình đẳng giới và sự tiến bộ của
phụ nữ đã đạt được những thành tựu to lớn, tuy nhiên trong hầu hết các lĩnh


vực, phụ nữ vẫn chưa có được địa vị tương xứng với tiềm năng và đóng góp
thực tế của họ. Trong lĩnh vực chính trị, tỷ lệ phụ nữ tham gia các cấp ủy
đảng còn thấp (ở nhiệm kỳ khóa XII, tỷ lệ này ở cấp Trung ương là 10%, cấp

tỉnh là 13,3%, cấp huyện là 14,3% và cấp xã là 19,69%. Tỷ lệ nữ tham gia
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp cũng không cao, ở nhiệm kỳ 2016 2021, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội là 26,72%, tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp cụ thể như sau: cấp tỉnh là 26,4%, cấp huyện là 27,5%, cấp xã là
26,7%).
Phương pháp tiếp cận “Giới và phát triển”
Theo kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm từ các phương pháp tiếp cận WID
và WAD, vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, người ta ngày càng nhận
thấy rằng, rào cản đối với sự bình đẳng chủ yếu do các yếu tố xã hội tạo nên
và tồn tại bởi một loạt những di chứng lịch sử, tư tưởng, văn hóa, kinh tế và
tôn giáo. Những rào cản này ăn sâu và khó thay đổi. Song, một số bằng
chứng lại cho thấy, những ảnh hưởng này có thể thay đổi được. Sự bất bình
đẳng của phụ nữ thường do nhiều yếu tố kết hợp lại (xã hội, kinh tế, chính trị
và văn hóa), tác động tới đời sống của phụ nữ và nam giới một cách khác
nhau. Do đó, cần phải hệ thống và lý giải mối quan hệ giữa phụ nữ và nam
giới trong các bối cảnh xã hội khác nhau và xây dựng các chiến lược thay
đổi có tính đến các mối quan hệ này.
GAD quan niệm, phụ nữ và nam giới cùng có vai trò trong xây dựng và duy
trì xã hội, cùng quyết định phân công lao động xã hội. Tuy nhiên, họ lại
không bình đẳng trong việc hưởng thụ lợi ích và trong việc đối mặt với
những khó khăn, điều này là do phụ nữ là nhóm yếu thế, vv́ vậy, cần phải tập
trung sự quan tâm dành cho phụ nữ. Mặc dù giữa phụ nữ và nam giới có mối


quan hệ nương tựa vào nhau, tuy nhiên phương thức và phạm vi hoạt động
của họ trong xã hội lại không giống nhau, có những vai trò khác nhau trong
những lĩnh vực xã hội khác nhau. Vì vậy, mỗi giới đều có những vấn đề ưu
tiên riêng, có cách nhìn nhận sự vật riêng. Trong quan hệ vai trò giới, nam
giới có thể hạn chế hoặc mở rộng những khó khăn của phụ nữ. Phát triển có
ảnh hưởng khác nhau tới phụ nữ và nam giới, đồng thời, nam giới và phụ nữ
cũng có những ảnh hưởng khác nhau đối với các dự án sản xuất, để thúc đẩy

lợi ích và phúc lợi của xã hội, phụ nữ và nam giới phải có cùng cách nhìn
nhận về các vấn đề và cùng tìm ra phương thức để giải quyết các vấn đề đó.
Phương pháp tiếp cận GAD cung cấp cơ sở lý luận cho việc xem xét vai trò
của phụ nữ trong mối tương quan với vai trò của nam giới trong phát triển
cộng đồng trên các lĩnh vực hoạt động khác nhau. GAD xem phụ nữ như là
chủ thể của quá trình biến đổi chứ không coi phụ nữ như nhóm đối tượng thụ
hưởng bị động. Phương thức thực hiện là thông qua trao quyền, tăng cường
sức mạnh nội tại của phụ nữ, thực hiện năng lực cải tạo xã hội của phụ nữ.
Để thực hiện trao quyền, nội dung căn bản nhất là lập kế hoạch giới, GAD
nhấn mạnh trong thực hiện các dự án phát triển quốc tế, phát triển đất nước,
phát triển khu vực cần phải thực hiện tổng hợp yếu tố giới. Vấn đề công
bằng phải được thể hiện trong thực tiễn chứ không phải chỉ trên khẩu hiệu.
GAD đã phát triển một số khái niệm cơ bản như: lập kế hoạch giới, lợi ích
giới, nhu cầu giới (bao gồm nhu cầu giới chiến lược và nhu cầu giới thực
tiễn).
Trong công trình “Sự lệ thuộc dai dẳng của phụ nữ trong tiến trình phát
triển” (năm 1978), Whitehead chỉ ra rằng, nghiên cứu phụ nữ và phát triển
không thể chỉ đứng trên quan điểm xem xét các vấn đề của phụ nữ, mà phải


xem xét cả phụ nữ và nam giới, đặc biệt phải chú trọng xem xét mối quan hệ
giữa hai giới.
Một đại biểu tiêu biểu khác của GAD là K. Young, đã tổng kết các vấn đề lý
luận của GAD trên sáu phương diện:
Một là, lý luận của GAD là khi các vấn đề liên quan đến phụ nữ xuất hiện,
chúng ta không phải bàn đến các vấn đề của phụ nữ mà phải quan tâm đến
mối quan hệ giới. Mối quan hệ này luôn bị các nhà xã hội học gọi là mối
quan hệ phụ thuộc, vị trí quan hệ này được quyết định trong gia đình hoặc
trong hệ thống xã hội phụ hệ (như quan hệ cha con hoặc quan hệ hôn nhân),
cũng có một số quan hệ được hình thành từ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị,

xã hội. Hai loại quan hệ này có mối liên hệ lẫn nhau dưới ảnh hưởng của các
yếu tố như giai cấp, chủng tộc, dân tộc và tôn giáo.
Hai là, lý luận của GAD không coi phụ nữ như những đối tượng thụ hưởng
một cách bị động mà coi phụ nữ như là những thành phần chủ động tham gia
vào quá trình phát triển, nhưng không giả định rằng, phụ nữ hiểu biết một
cách đầy đủ và toàn diện về địa vị xã hội của họ. Lý luận của GAD giả định,
phụ nữ hoàn toàn biết được địa vị phụ thuộc của họ nhưng không giải thích
được căn nguyên của sự kì thị và phụ thuộc. Lý luận của GAD cũng cho
rằng, nam giới biết được vị trí chủ đạo của họ trong xã hội, nhưng không
phải tất cả nam giới đều cố gắng nỗ lực để dành và giữ lấy vị trí chủ đạo đó.
Không phải tất cả hành vi và mục tiêu của phụ nữ đều là đúng đắn, không
nghi ngờ, cũng không phải tất cả nam giới đều là những người “gian ác”.
Nhưng GAD cho rằng, nếu như không có sự nỗ lực tuyên truyền, vận động,
nam giới sẽ không sẵn sàng ủng hộ sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ,


Ba là, lý luận của GAD có được cái nhìn toàn diện. GAD đã đứng trên tổng
thể kinh tế, chính trị, tổ chức của xã hội để giải thích từng phương diện, từng
vấn đề của xã hội. Ví dụ, để tìm hiểu mô hình đời sống của phụ nữ, GAD
không chỉ quan tâm đến vai trò sinh sản của phụ nữ (vai trò làm mẹ, chăm
sóc con cái của phụ nữ). Hay khi phân tích đời sống kinh tế - xã hội, GAD
không chỉ đơn giản quan tâm đến từng công việc, như trao đổi và sản xuất
các sản phẩm, các loại dịch vụ của các công xưởng hay các bệnh viện. Mà
GAD đã quan tâm đến mối quan hệ giữa gia đình, các công việc gia đình và
các hình thức tổ chức kinh tế… Nói một cách cụ thể hơn, đứng dưới góc độ
giới, chỉ khi thấu hiểu các lĩnh vực, các vấn đề trong gia đình mới có thể giải
thích được cơ chế cơ bản để các công việc hằng ngày của lĩnh vực sản xuất
có thể hoàn thành.
Bốn là, GAD nhìn nhận phát triển như là một quá trình phức tạp của tiến bộ
văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội của cá nhân và xã hội. Ở đây tiến bộ để chỉ

trong mỗi bối cảnh lịch sử nhất định, các thành viên được thỏa mãn đầy đủ
về nhu cầu vật chất, tình cảm và năng lực sáng tạo. Để kiểm chứng ảnh
hưởng của phát triển kinh tế đối với mỗi xã hội, GAD sẽ quan tâm đến các
vấn đề: Ai là người được hưởng lợi ích? Ai là người phải chịu ảnh hưởng,
thiệt thòi? Tiến hành giao dịch như thế nào? Quyền lợi và nghĩa vụ của phụ
nữ và nam giới và sự cân bằng giữa các nhóm xã hội đặc thù như thế nào?
Năm là, lý luận của GAD cho rằng, phúc lợi, chống nghèo đói và bình đẳng
không phải là ba vấn đề đối lập, không thể đồng thời lựa chọn. Mà ngược
lại, phúc lợi và chống nghèo đói chính là tiền đề của bình đẳng. Điều then
chốt của cách tư duy này là làm thế nào để các cách thức thực hiện phúc lợi
có thể phục vụ được cho mục tiêu bình đẳng. Cách tư duy này đã tiến thêm
một bước: thông qua cải cách để có thể đạt được mục đích, hoặc tất yếu phải


thông qua biến đổi xã hội một cách cấp tiến mới có thể đạt được mục đích
trên. Bất luận lựa chọn cách nào ở trên đều phải tiến hành một loạt các lựa
chọn và quyết sách, mà những lựa chọn và quyết sách này đều gặp phải
những ảnh hưởng từ những bối cảnh chính trị, lịch sử nhất định.
Sáu là, về mặt chiến lược, GAD tập trung quan tâm đến việc phụ nữ trở
thành những cá thể hay những nhóm có thu nhập. GAD có thái độ không
tích cực đối với vai trò phân phối lợi ích của thị trường. GAD nhấn mạnh,
phụ nữ cần được liên kết thành các tổ chức nhằm tăng cường năng lực
thương thuyết của mình trong hệ thống kinh tế. Cụ thể hơn, việc liên kết
thành các tổ chức sẽ giúp cho phụ nữ tăng cường uy tín. GAD nhấn mạnh
vai trò của tổ chức, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các tổ chức của riêng phụ
nữ nhằm nâng cao quyền lực chính trị cho phụ nữ trong các hệ thống kinh tế.
Có thể nói, trong các nghiên cứu về phụ nữ ở Việt Nam, đặc biệt trong
những năm gần đây, phương pháp tiếp cận GAD có những ảnh hưởng tới
nhiều tác giả và nhiều công trình nghiên cứu. Các nghiên cứu về phụ nữ
không chỉ đơn thuần là mô tả các vấn đề của phụ nữ mà thường xuyên đặt

các vấn đề của phụ nữ trong mối tương quan với các vấn đề của nam giới để
thấy được sự khác biệt và chỉ ra những vấn đề, những bất bình đẳng, những
thiệt thòi và cả những áp lực mà phụ nữ đang thật sự phải đối mặt. Từ kết
quả của các công trình nghiên cứu này và dưới tác động của các nhà nghiên
cứu về phụ nữ, các nhà nghiên cứu giới, nội dung của GAD đã hiện diện
trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, chẳng hạn như lĩnh vực
ban hành và thực thi chính sách xã hội… Các khái niệm trao quyền cho phụ
nữ, lập kế hoạch giới và lồng ghép giới hiện nay đã trở nên khá phổ biến ở
Việt Nam. Trong quá trình xây dựng chính sách, luật pháp và xây dựng các
dự án đều phải xem xét yếu tố giới. Về mặt nguyên tắc, việc lồng ghép giới,


bảo đảm cơ hội bình đẳng cho cả phụ nữ và nam giới trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội trở thành yếu tố bắt buộc trong quy trình xây dựng
và thực thi chính sách ở Việt Nam. Nghị quyết 23-NQ/TW về phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh, ngày 12-03-2003, của Ban Bí thư Trung ương Đảng nêu
rõ: “tiếp tục nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về
công tác phụ nữ và vấn đề bất bình đẳng giới, khẩn trương cụ thể hóa các
chủ trương của Đảng thành luật pháp, chính sách, lồng ghép giới trong quá
trình xây dựng và hoàn thiện các chương trình, kế hoạch chung… Tạo điều
kiện để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ
quan lãnh đạo và quản lý các cấp”.
Để cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, năm 2006, Luật Bình
đẳng giới đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực. Việc ra đời của Luật
Bình đẳng giới là một dấu mốc quan trọng, thể hiện sự quyết tâm của Đảng
và Chính phủ trong việc thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ Việt
Nam. Đảng và Chính phủ luôn tạo mọi điều kiện cho phụ nữ được tham gia
và phát huy năng lực của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong
đó có lĩnh vực chính trị.

Mặc dù đã đạt được những bước tiến dài trong lĩnh vực bình đẳng giới, tuy
nhiên do tác động của nhiều nguyên nhân, bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực chính
trị. Để phụ nữ có thể khẳng định được vai trò, vị trí và phát huy hết tiềm
năng của mình cho xã hội, xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách giới đòi hỏi sự nỗ
lực không ngừng của toàn xã hội trong thời gian tiếp theo./.


Câu 6: Phân tích Bình đẳng giới là gì? Đặc điểm của bình đẳng giới?
Nội dung của bình đẳng giới và chính sách bình đẳng giới ở VN.
- Quan điểm bình đẳng khi chưa có nhận thức giới.
- Quan điểm bình đẳng khi có nhận thức giới.
Quan điểm bình đẳng khi chưa có nhận thức về giới: Theo Từ điển Bách
khoa Việt Nam (1995) tập I thì: Bình đẳng là sự được đối xử như nhau về
các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, không phân biệt thành phần và địa vị xã
hội, trong đó trước tiên và cơ bản nhất là bình đẳng trước pháp luật. Theo
đó, bình đẳng giới sẽ được hiểu là sự đối xử như nhau giữa nam và nữ trên
mọi phương diện, không phân biệt, hạn chế, loại trừ quyền của bất cứ giới
nam hay giới nữ. Quan điểm trên, sau này được nhiều nhà nghiên cứu về
giới cho rằng là một loại “bình đẳng giới mà không tôn trọng sự khác biệt về
giới tính”.
Nguyên tắc đối xử như nhau, không phân biệt là điều hết sức cần thiết,
song có lẽ chưa đủ để phụ nữ được bình đẳng thực sự. Ở nhiều quốc gia trên
thế giới trong đó có Việt Nam, xuất phát từ vấn đề quyền con người, hiến
pháp đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ trên mọi phương diện.
Điều đó là một sự tiến bộ lớn, tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mức độ này, phụ
nữ vẫn chưa được bình đẳng thực sự. Thực tế cho thấy, trong quá trình phát
triển, giữa nam và nữ đã không có cùng một điểm xuất phát, cho nên cơ hội
mở ra như nhau nhưng phụ nữ khó nắm bắt được như nam giới. Ví dụ, khi
cơ hội tìm việc làm, có thu nhập cao mở ra cho cả nam và nữ thì phụ nữ khó

có thể đón nhận được cơ hội đó như nam giới (vì lý do sức khoẻ, công việc
gia đình, các quan niệm cứng nhắc trong phân công lao động); ngay cả khi
có điểm xuất phát như nhau (do đã được tạo điều kiện) thì quá trình phát


triển tiếp theo của phụ nữ cũng gặp nhiều khó khăn, cản trở hơn so với nam
giới.
Ví dụ, hai sinh viên nam và nữ cùng tốt nghiệp đại học, mười năm sau, trình
độ, khả năng thăng tiến giữa họ lại rất khác nhau. Trong thời gian này, nam
giới cớ thể chuyên tâm vào học tập, nâng cao trình độ, còn phụ nữ lại phải
chi phối hơn cho việc sinh đẻ và nuôi con nhỏ. Vậy là đối xử như nhau
không thể đem lại sự bình đẳng giữa hai giới nam và nữ vốn rất khác nhau
về mặt tự nhiên và xã hội (do lịch sử để lại).
Quan điểm bình đẳng với nhận thức giới: Theo chúng tôi, khi đã thừa nhận
phụ nữ có những khác biệt cả về tự nhiên và xã hội so với nam giới, thì đối
xử như nhau sẽ không đạt được bình đẳng. Cho nên, bình đẳng giới không
chỉ là việc thực hiện sự đối xử như nhau giữa nam và nữ trên mọi lĩnh vực
xã hội, theo phương châm phụ nữ có thể có quyền làm tất cả những gì nam
giới có thể và có quyền làm. Bình đẳng giới còn là quá trình khắc phục tình
trạng bất bình đẳng giữa hai giới nhưng không triệt tiêu những khác biệt tự
nhiên giữa họ, thông qua các đối xử đặc biệt với phụ nữ. (Trong Luật Bình
đẳng giới hiện nay đã có các quy định cụ thể về những điều khoản “đặc biệt
tạm thời” mà không coi là phân biệt giới để thực hiện bình đẳng giới).
Quan điểm bình đẳng có nhận thức về giới đưa ra sự tiếp cận đúng đắn, công
nhận sự khác biệt và thực tế là phụ nữ đang ở vị trí bất bình đẳng do sự phân
biệt đối xử trong quá khứ và hiện tại. Mô hình này không chỉ quan tâm đến
cơ hội bình đẳng mà còn quan tâm đến kết quả của sự bình đẳng, sự đối xử
bình đẳng, tiếp cận bình đẳng và lợi ích bình đẳng.
Tóm lại: Bình đẳng giới có nghĩa là nam giới và phụ nữ được trải nghiệm
những điều kiện ngang nhau để phát huy đầy đủ các tiềm năng của mình, có



cơ hội để tham gia, đóng góp và hưởng lợi như nhau từ các hoạt động phát
triển của quốc gia về kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội.
Bình đẳng giới còn là quá trình khắc phục tình trạng bất bình đẳng giữa hai
giới nhưng không triệt tiêu những khác biệt tự nhiên giữa họ, thông qua các
đối xử đặc biệt với phụ nữ. Để đạt tới bình đẳng giới trong một môi trường
mà cơ hội, điều kiện và vị trí xã hội của phụ nữ còn thấp hơn nam giới thì
việc đối xử đặc biệt với phụ nữ, ưu tiên cho phụ nữ trên một số mặt, chính là
cơ sở để tạo lập sự bình đẳng thực sự.
Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc xây dựng khung chính sách
và pháp luật cho công tác thúc đẩy bình đẳng giới và quyền của phụ nữ.
Theo Điều 26 Hiến pháp năm 2013, “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi
mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.”
Điều 26 cũng nghiêm cấm phân biệt đối xử giới. Các biện pháp cụ thể để
bảo đảm việc thúc đẩy bình đẳng giới được quy định trong Luật Bình đẳng
giới. Luật yêu cầu các cơ quan chính phủ phải thực hiện trách nhiệm về bình
đẳng giới và bảo đảm rằng các vi phạm phải bị xử lý. Các nghị định và văn
bản hướng dẫn thi hành phân định rõ trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức
trong việc tổ chức thực hiện Luật Bình đẳng giới, bao gồm những chính sách
và biện pháp như Chiến lược Quốc gia và Kế hoạch Hành động Quốc gia về
Bình đẳng Giới, cũng như việc xây dựng/sửa đổi các luật khác đặc biệt quan
trọng đối với việc thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền và lợi ích của
phụ nữ.
Lồng ghép giới trong các văn bản pháp luật
Năm 2014, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 17/2014/TT-BTP quy định về
lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật. Thông tư yêu cầu bảo đảm sự tham gia của đại diện Bộ LĐTBXH, và



Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đồng thời bảo đảm sự tham gia bình đẳng
của nam và nữ trong Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến bình đẳng giới
Khung pháp lý bảo đảm bình đẳng giới và không phân biệt đối xử
Là một nước thành viên tham gia Công ước CEDAW, Việt Nam có nghĩa vụ
tôn trọng, bảo vệ và thực thi quyền của phụ nữ không bị phân biệt đối xử và
được thụ hưởng bình đẳng. Phần dưới đây sẽ đánh giá tóm tắt mức độ đáp
ứng của khung pháp lý của Việt Nam đối với các nghĩa vụ của nước thành
viên theo công ước CEDAW.
Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực thi
Nghĩa vụ bảo vệ
 Tiếp cận của phụ nữ với công lý và hệ thống pháp lý đa kênh
 Tiếp cận trợ giúp pháp lý
Nghĩa vụ thực hiện
Câu 7: Lồng ghép giới là gì? Nêu và phân tích các bước trong chu trình
lồng ghép giới. Liên hệ thực tiễn và có ví dụ minh họa
Lồng ghép giới là khái niệm đã được định nghĩa trong Kết luận của ủy ban
Kinh tế - Xã hội của LHQ tháng 2/1997 như sau: Lồng ghép giới là quá trình
đánh giá những tác động đối với phụ nữ và nam giới của bất kỳ quá trình
hoạch định chính sách nào, bao gồm cả luật pháp, chính sách hay chương
trình trong tất cả các lĩnh vực và tất cả các cấp độ. Đó là chiến lược để đưa
những mối quan tâm và kinh nghiệm của cả phụ nữ và nam giới thành một
bộ phận không thể tách rời của công tác thiết kế, thực hiện, kiểm tra, đánh
giá các chính sách, chương trình ở mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội với
mục đích phụ nữ cũng như nam giới được tham gia và thụ hưởng một cách


bình đẳng và công bằng những thành quả đạt được và sự bất bình đẳng sẽ
không còn tồn tại. Mục đích cuối cùng là đạt được bình đẳng giới.
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (Lồng ghép giới) là biện pháp nhằm thực

hiện mục tiêu bình đẳng giới. Đó là việc tính đến nhu cầu và mối quan tâm
của nữ giới và nam giới trong quá trình xây dựng, thực hiện và kiểm tra,
giám sát từng chính sách, chương trình, dự án, hoạt động nhằm xóa bỏ bất
bình đẳng giới.
TIẾN TRÌNH LỒNG GHÉP GIỚi
Để lồng ghép giới vào chính sách, chương trình, hoạt động cần thực hiện các
bước Phân tích giới, Lập kế hoạch giới và Thực hiện, giám sát và đánh giá
lồng ghép giới.
1. Phân tích giới
a) Thu thập số liệu về nhóm đối tượng tách biệt theo giới tính, khi phân tích
vấn đề, phân tích tình hình;
b) Phân tích số liệu thu thập được để xác định các xu hướng bất bình đẳng;
c) Xác định sự phân chia lao động và khả năng tiếp cận và kiểm soát các
nguồn lực và lợi ích;
d) Hiểu được nhu cầu, khó khăn và cơ hội của nam giới và phụ nữ;
e) Rà soát năng lực của các tổ chức liên quan trong việc thúc đẩy bình đẳng
giới.
2. Lập kế hoạch giới


Khi phân tích giới cho thấy vị thế và tình trạng của nam giới và phụ nữ
tương đối bình đẳng, cần duy trì. Nhưng khi thấy nguy cơ bất bình đẳng
giới, cần lập kế hoạch giới để xoá bỏ bất bình đẳng. Lập kế hoạch giới gồm:
a) Xác định mục tiêu của lồng ghép giới
b) Xác định các biện pháp để ngăn ngừa hoặc giải quyết vấn đề bất bình
đẳng, dựa theo các chiến lược lồng ghép giới
c) Thay đổi tổ chức: là hoạt động tác động tới cơ quan thực hiện nhằm nâng
cao năng lực thực hiện kế hoạch lồng ghép giới và thúc đẩy bình đẳng giới
cho họ.
3. Thực hiện, giám sát và đánh giá lồng ghép giới


Bước này nhằm triển khai kế hoạch giới đã được xây dựng và giám sát đánh giá việc thực hiện lồng ghép giới, bao gồm các hoạt động như:

a)

Thực hiện kế hoạch lồng ghép giới;
b) Giám sát và đánh giá quá trình và kết quả thực hiện lồng ghép giới;
Câu 8: Phân tích vấn đề giới trong phân công lao động theo giới hiện
nay? Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
1.1. Phân công lao động theo giới
Bảng 1. Mô hình phân công lao động theo giới
(Dựa vào mô hình 24 giờ trong ngày)

Hoạt động
Công việc sản xuất

Phụ nữ/ trẻ em gái
8 tiếng

Nam giới/ trẻ em trai
8 tiếng


×