Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp ở dương xá gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 76 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và một thời
gian thực tập, nghiên cứu dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của
các thầy cô giảng viên trong khoa Môi trường- Trường Đại học nông nghiệp
Hà Nội và sự giúp đỡ của mọi người trong phòng thí nghiệm Bộ môn Hóa,
em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: ‘‘Đánh giá chất lượng
nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp ở Dương Xá- Gia Lâm- Hà Nội’’.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Bộ môn
Hóa học- Khoa Môi trường đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS. Phan Trung Quý đã
tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này.
Em xin cảm ơn các cán bộ, chuyên viên trong phòng thí ngiệm của
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá
trình thực tập.
Trong thời gian học tập dưới mái trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và
thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ, động viên của gia đình, thầy cô, bạn bè và tập thể lớp MTB- K55.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và ghi nhận những tình cảm quý báu này.
Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2013
Sinh viên

Chu Thị Hải

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................v
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu......................................................................................2
1.2.1. Mục đích..................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu....................................................................................................2
PHẦN II: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.......................................3
2.1. Tài nguyên nước trong tự nhiên.................................................................3
2.2. Tài nguyên nước mặt lục địa......................................................................4
2.2.1. Tài nguyên nước mặt lục địa trên Thế Giới............................................5
2.2.2. Tài nguyên nước mặt ở Việt Nam...........................................................7
2.3. Vai trò của nước đối với con người và sản xuất nông nghiệp....................9
2.3.1. Đối với con người....................................................................................9
2.3.2. Đối với sản xuất nông nghiệp................................................................11
2.4. Đánh giá chất lượng nước dùng cho sản xuất nông nghiệp.....................12
2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước dùng cho sản xuất nông nghiệp.......12
2.4.2. Các bộ tiêu chuẩn quy định cho nước sản xuất nông nghiệp................14
2.5. Tình hình ô nhiễm nguồn nước mặt.........................................................15
2.5.1. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt trên Thế Giới...............................15
2.5.2. Tình hình ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam..............................................17
2.5. Nguồn gốc gây ô nhiễm tài nguyên nước.................................................20
2.5.1. Nguồn gốc tự nhiên...............................................................................20
ii


2.5.2. Nguồn gốc nhân tạo...............................................................................21
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................27
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................27
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................27

3.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................27
3.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................27
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...................................................27
3.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp....................................................28
3.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa.............................................................28
3.3.4. Phương pháp lấy mẫu............................................................................28
3.3.5. Phương pháp phân tích mẫu..................................................................28
3.3.6. Phương pháp xử lí số liệu......................................................................29
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................30
4.1. Điều kiện tự nhiên của xã Dương Xá.......................................................30
4.1.1. Vị trí địa lí.............................................................................................30
4.1.2. Địa hình, địa mạo..................................................................................30
4.1.3. Khí hậu, thời tiết....................................................................................31
4.1.4. Thủy văn................................................................................................32
4.1.5. Cảnh quan môi trường...........................................................................33
4.2. Tình hình sử dụng đất đai.........................................................................33
4.3. Điều kiện Kinh Tế- Xã Hội......................................................................37
4.3.1. Khái quát về phát triển kinh tế..............................................................37
4.3.2. Dân số và lao động................................................................................39
4.3.3. Văn hóa, giáo dục, y tế..........................................................................41
4.3.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn....................42
4.3.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.......................................................42

iii


4.4. Các áp lực và thách thức đối với chất lượng nước đoạn mương nghiên
cứu...................................................................................................................44
4.5. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước đoạn mương nghiên cứu...............46
4.5.1. Đánh giá theo cảm quan........................................................................46

4.5.2. Đánh giá chất lượng nước thông qua các chỉ tiêu lý hóa học...............47
4.6. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nước phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp khu vực nghiên cứu....................................................................56
4.6.1. Giải pháp quản lí...................................................................................57
4.6.2. Giải pháp kĩ thuật..................................................................................58
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................60
5.1. Kết luận....................................................................................................60
5.2. Kiến nghị..................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................62
PHỤ LỤC.......................................................................................................64

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân bố nước trên Trái Đất...............................................................3
Bảng 2.2: Lượng dòng chảy sông theo lục địa..................................................6
Bảng 2.3: Lượng mưa trung bình năm thời kì 1997- 2008 trong các hệ thống
sông...................................................................................................................7
Bảng 2.4: Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm..............24
Bảng 2.5: Lượng thuốc trừ sâu sử dựng qua các năm.....................................24
Bảng 4.1: Diễn biến các yếu tố khí hậu tại Gia Lâm- Hà Nội.........................31
Bảng 4.2:Tình hình sử dụng đất nông nghiệp xã Dương Xá (2007- 2013).....35
Bảng 4.3: Nguồn và lượng phân chuồng sản xuất hàng năm..........................37
Bảng 4.4: Biến động dân số và mật độ dân số xã Dương Xá qua các năm.....40
Bảng 4.5: Sự chuyển biến trong cơ cấu sản xuất của xã qua các năm............40
Bảng 4.6: Chất lượng cảm quan của nước đoạn mương nghiên cứu lần 1ngày
21/02/2014 (1).................................................................................................46
Bảng 4.7: Chất lượng cảm quan của nước đoạn mương nghiên cứu trong ngày
19/02/2014 (2).................................................................................................46

Bảng 4.8: Kết quả phân tích chất lượng nước khu vực nghiên cứu (i)...........47
Bảng 4.9 : Kết quả phân tích chất lượng nước khu vực nghiên cứu (ii).........48

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 : Đồ thị biểu hiện tỷ lệ sử dụng đất của xã Dương Xá năm 2013....34
Hình 4.2: Đồ thị thể hiện sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất của xã qua 2 năm
2007 và 2013...................................................................................................35
Hình 4.3: Mô tả sự thay đổi giá trị DO ở (i) qua 2 lần lấy mẫu......................49
Hình 4.4: Mô tả sự thay đổi DO ở (ii) qua 2 lần lấy mẫu...............................49
Hình 4.5: Sự thay đổi nồng độ BOD5 tạ (i) qua 2 lần lấy mẫu.......................50
Hình 4.6: Sự thay đổi nồng độ BOD5 tại (ii) qua 2 lần lấy mẫu.....................50
Hình 4.7: Sự thay đổi NH4+ tại vị trí khảo sát (i) qua 2 lần lấy mẫu.............52
Hình 4.8: Sự thay đổi NH4+ tại vị trí khảo sát (ii) qua 2 lần lấy mẫu............52
Hình 4.9: Sự thay đổi hàm lượng Zn2+ tại (i) qua 2 lần lấy mẫu...................53
Hình 4.10: Sự thay đổi hàm lượng Zn2+ tại (ii) qua 2 lần lấy mẫu................54
Hình 4.11: Sự thay đổi hàm lượng Pb tại (i) qua 2 lần lấy mẫu......................55
Hình 4.12: Sự thay đổi hàm lượng Pb tại (ii) qua 2 lần lấy mẫu.....................55

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Từ viết tắt


1

DO

Hàm lượng oxy hòa tan

2

COD

Hàm lượng oxy hóa học

3

BOD5

Hàm lượng oxy sinh hóa đo ở 200C trong 5 ngày

4

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

5

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


6

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

7

BVTV

Bảo vệ thực vật

8

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc

9

CNH

Công nghiệp hóa

10

HĐH

Hiện đại hóa


11

ĐTH

Đô thị hóa

12

KCN

Khu công nghiệp

13

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

14

CN- XD-DV

Công nghiệp- Xây dựng- Dịch vụ

15

NN& PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


16

TCMT

Tổng cục môi trường

17

CHLB

Cộng hòa Liên ban

Ngoài ra còn có:
(i)

là nguồn nước trong mương do hệ thống NTTS cung cấp hòa trộn
với nước thải

(ii)

nguồn nước trong muơng do ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt.

vii


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1.


Đặt vấn đề
Nước là tác nhân của sự sống trên Trái Đất. Không có nước là không có

sự sống tồn tại. Trên Trái Đất của chúng ta có 3/4 là nước.Tuy nhiên, nước
không phải là nguồn tài nguyên vô hạn. Trong tổng lượng nước trên Trái Đất
thì có tới 97% là nước muối, chỉ có 3% là nước ngọt là con người có thể sử
dụng được nhưng 2% trong đó lại tồn tại ở dạng băng nên nó vô cùng quý giá
đối với đời sống và sản xuất của con người. Con người sẽ không thể sống
được nếu không có lương thực cũng giống như cây trồng sẽ không sống được
nếu không có nước. Không có nước không có lương thực nuôi sống con
người.Nước vô cùng cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp. Với nền nông
nghiệp lâu đời là sản xuất lúa nước như nước ta cho thấy nước giữ vai trò
quan trọng nhất trong sản xuất.
HIện nay, nước ta đang trong thời kì hội nhập và phát triển kinh tế nên
áp lực ngày càng lớn đối vời tài nguyên nước trong nhiều vùng lãnh thổ. Hệ
thống xử lí nước thải trước khi đổ ra ngoài môi trường và ý thức bảo vệ môi
trương nước của người dân còn nhiều hạn chế và khiến cho chất lượng nước
mặt ngày càng suy giảm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, thông qua đó
ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Cùng với xu thế cả nước, xã Dương Xá cũng đang tiến tới quá trình
CNH- HĐH. Việc giáp với hai khu công nghiệp Phú Thị, khu công nghiệp
Như Quỳnh vừa là thuận lợi vừa là khó khăn cho xã. Xã thu hút đựơc một
lượng lớn công nhân đổ về sinh sống làm việc đem lại một nguồn thu lớn từ
dịch vụ nhà ở, thương mại cho xã. Nhu cầu sinh hoạt, nhu cầu lương thực,
thực phẩm tăng nhanh trong khi quỹ đất hạn chế gây áp lực lên nguồn nước
địa phương. Vì vậy, em xin lựa chọn đề tài: ‘‘Đánh giá chất lượng nước mặt
phục vụ sản xuất nông nghiệp ở Dương Xá- Gia Lâm- Hà Nội’’.
1



1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá chất lượng nước mặt dùng cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp ở xã Dương xá ở khu vực giáp khu công nghiệp Gia Lâm.
1.2.2. Yêu cầu
-Tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa bàn.
-Tìm hiểu sự phát triền kinh tế xã hội ở địa phương ảnh hưởng như thế
nào đến chất lượng nước ở đây.
-Xác định một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nước như: DO, COD,
BOD, NH3, Cl-, PH, NO3- , NH4+, SO42-,Cu2+, Pb,…
-So sánh với QCCVN quy định về chất lượng nước dùng trong hoạt
động sản xuất nông nghiệp với chất lượng nước khu vực nghiên cứu.

2


PHẦN II
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1. Tài nguyên nước trong tự nhiên
Nước là nguồn tài nguyên rất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất. Nó
tồn tại trong khắp sinh quyển: trong các thủy vực, trong đất, trong không khí
và trong tất cả các cơ thể sống. Như vậy, tài nguyên nước là tổng lượng nước
tạo nên thủy quyển, tồn tại dưới mọi trạng thái: rắn, lỏng, hơi…Theo sự tồn
tại người ta chia nguồn nước thành hai loại: nguồn nước dưới đất và nguồn
nước mặt. Tổng lượng nước trong tự nhiên tại một thời điểm đều có giá trị
như nhau và bằng khoảng 1,45 tỷ km 3. Sự phân bố của nước trên hành tinh
nêu trong bảng 2.1. [3]
Bảng 2.1: Phân bố nước trên Trái Đất
Phần thủy quyển
1. Đại dương

2. Nước ngầm
Trong đó ở vùng trao đổi
3. Băng hà
4. Nước hồ
5. Nước thổ nhưỡng
6. Hơi nước trong khí quyển
7. Nước sông, suối
Tổng cộng
Nguồn: Trần Đức Hạ, 2009

Khối lượng, 103 km3
1.370.323
60.000

Tỷ lệ, %
94,20
4,12

4.000
24.000
280
85
14
1,2
1.454.702,2

1,65
0,019
0,006
0,001

0,0001
100

Qua đó ta nhận thấy: Tổng lượng nước trên Thế Giới rất lớn, nếu sử
dụng được tất cả thì chắc chắn không có vấn đề gì khó khăn cần bàn cãi.
Nhưng, theo PGS.TS. Phạm Ngọc Dũng, không phải bất kì loại nước nào
cũng có thể dùng được ngay ở trạng thái tự nhiên của nó mà phải trải qua
khâu gia công, chế biến, vận chuyển như các tài nguyên khác. Nước dùng

3


trong nông nghiệp, công nghiệp, hay sinh hoạt đều phải đảm bảo một yêu cầu
nhất định.
Trong tổng lượng nước trên hành tinh, lượng nước biển và đại dương
chiếm 94,2% và bao phủ gần ¾ bề mặt Trái Đất với độ sâu trung bình gần
4000 m. Tuy nhiên, nước biển và đại dương mặn (độ mặn 3,5%), nếu ở trang
thải tự nhiên nói chung là không dùng được. Nước ngầm có tỷ lệ muối hòa tan
cao quá mức độ nào đó cũng không dùng được.
Để đưa nước tới nơi tiêu thụ, cần phải tạo đầu nước bằng cách bơm,
xây dựng đập ngăn nước…và phải có công trình dẫn nước như kênh mương,
máng, đường ống… Nước được đưa tới nơi tiêu thụ có một giá thành nhất
định và cuối cùng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm công nghiệp. Vì lí do
kinh tế nên phạm vi sử dụng nước bị hạn chế rất nhiều. Nhiều nhà khoa học
đã nghiên cứu gây mưa nhân tạo, làm ngọt nước biển và đã nghiên cứu thành
công về mặt kỹ thuật, nhưng về mặt kinh tế các biện pháp này còn quá đắt
chưa thể thực hiện đươc.
Trong nhiều thế kỉ qua, nguồn nước có thể sử dụng vẫn là nước mặt và
nước ngầm, nhưng chủ yếu là nước mặt, vì nước mặt sử dụng thuận tiện, rẻ và
có thể sử dụng được một cách tổng hợp (phát điện, sản xuất nông nghiệp, vận

tải thủy…). [1]
Vậy, nguồn tài nguyên nước mặt có ý nghĩa rất lớn.
2.2. Tài nguyên nước mặt lục địa
Trên phạm vi lục địa, nước mặt bao gồm nước băng tuyết ở các địa cực,
núi băng (chiếm 98,83% trữ lượng nước mặt lục địa), nước hồ (1,15%), nước
đầm lầy (0,015%) và nước sông (0,005%). [3]

4


2.2.1. Tài nguyên nước mặt lục địa trên Thế Giới
Theo PGS.TSKH. Trần Hữu Uyển năm 2000 thì:
Trên Trái Đất, khối lượng nước băng tuyết chiếm tỷ lệ tuyệt đối lớn (99%), và nếu
giả thiết khối băng hà tan thành nước thì mực nước đại dương có thể dâng lên
66,4m. Lượng nước băng tuyết bằng tổng dòng chảy sông trong sáu trăm năm.
Tuy nhiên, trong thực tế đây là lượng nước ngọt vĩnh cửu nên khả năng
sử dụng chúng còn rất hạn chế. Ngược lại nước sông và hồ tuy chiếm tỷ lệ rất
nhỏ (≈1,2%), song do tham gia vào chương trình tuần hoàn vận động rất tích
cực nên chúng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã
hội của con người.
Hồ là những lòng chảo trong đất liền bị ngập nước. Tùy theo các điều
kiện địa chất, địa lí và khí hậu khu vực mà có rất nhiều loại hồ khác nhau. Sơ
bộ ước tính có 2,8 triệu hồ tự nhiên. Hồ tự nhiên phổ biến là hồ nhỏ và đầm.
Song cũng có nhiều hồ diện tích lớn ở châu Á và châu Mĩ, điển hình là hồ
Baical (CHLB Nga) là hồ nước nhạt chứa 2.300 km 3 nước và độ sâu tối đa tới
1.741m, hồ Caspi ở Trung Á diện tích 371.000 km 2, sâu 995 m, mực nước
thấp hơn mực nước đại dương 28m. Ngoài hồ tự nhiên, trên lục địa người ta
còn xây dựng đến hơn 10 nghìn hồ chứa nước nhân tạo nhằm giải quyết các
nhu cẩu sử dụng nước mặt (điều tiết, khai thác dòng chảy các sông). Trong số
các hồ nhân tạo có trên 30 hồ lớn với dung tích trên 10 km 3 nước. Lớn nhất là

hồ Oden- Fols và Victoria trên sông Nil ở châu Phi có dung tích 205 km 3 và
diện tích là 76.000 km2. Tổng dung tích hữu ích của hồ nhân tạo ước tính gần
5.000 km3 (1,78%) [3].
Nước đầm lầy ước tính 11.470km 3 với tổng diện tích 2.682km2, chủ yếu
nằm ở Nam Mĩ và châu Âu. Cụ thể hơn trên lãnh thổ châu Âu là 925km 2,
Nam Mĩ là 1332km2, châu Phi 341km2 và châu Úc 4km2.
Đa số các dòng sông nhận được nước từ các dòng suối. Suối được tạo
tành từ những nơi nước ngầm chảy lộ ra trên bề mặt Trái Đất. Nước sông luôn
5


vận động, tuần hoàn và vì vậy mà phục hồi nhanh chóng. Thể tích chưa nước
của các sông suối trên lục địa chỉ 1.200km 3 nhưng lượng dòng chảy đạt tới
41.500km3/năm. Điều này làm tăng khả năng khai thác nước sông cho các
mục tiêu sinh hoạt và sản xuất của con người. Lượng dòng chảy sông trên các
châu lục được giới thiệu trong bảng 2.3.
Bảng 2.2: Lượng dòng chảy sông theo lục địa

Lượng dòng chảy bình quân năm
Bình quân diện Bình quân đầu
Diện tích
Tổng
số
Tên lục địa
tích
người
(103km2)
(km3)
(103km2/km3)
(103m3/ ngày)

Châu Á
44.363
13.400
302
4,6
Nam Mỹ
17.834
11.500
645
49,8
Bắc Mỹ
24.247
6.322
269
18,1
Châu Phi
30.319
4.042
133
8,9
Châu Úc
8.511
1.890
222
75,6
Châu Âu
10.507
3.140
299
6,8

Toàn cầu
148.817
41.500
279
9,02
Nguồn : Bododavtrenco II và những người khác. Bảo vệ nguồn nước. NXB
Xây dựng, Matxcơva, 1979.
Theo PGS.TSKH. Trần Đức Hạ, 2009: Lưu lượng nước trong sông
thường dao động mạnh, phụ thuộc vào các điều kiện địa lí và điều kiện khí
tượng như: lượng mưa, nhiệt độ không khí... Chất lượng nước sông phụ thuộc
vào khu vực bổ cập nước. Sông là nguồn nước ngọt trao đổi chủ yếu trên lục
địa. Nước sông có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động sống
của con người và sinh vật trên lục địa cũng như sự phát triển kinh tế xã hội
của từng quốc gia.

6


2.2.2. Tài nguyên nước mặt ở Việt Nam.
Trong các nhân tố địa lí tự nhiên thì khí hậu là nhân tố cơ bản, đóng vai
trò quan trọng trong quá trình hình thành và diễn biến dòng chảy sông ngòi.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm của nước ta, mưa là hình thức nước rơi
duy nhất. Do đó, số lượng và tính chất của nước mưa cùng với sự bốc hơi từ
lưu vực đã quyết định tiềm năng của dòng chảy sông ngòi. Xét trên toàn bộ
lãnh thổ Việt Nam thì lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 1960mm
(bảng 2.3).
Bảng 2.3: Lượng mưa trung bình năm thời kì 1997- 2008 trong các hệ thống sông (trên phần lưu
vực trong lãnh thổ Việt Nam)

Lượng mưa trung bình

Th

Hệ thống sông/ sông độc lập

ứ tự
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Diện tích lưu
vực trong

Sông Kỳ Cùng- Bằng Giang
Sông Thái Bình
Sông Hồng
Sông Mã
Sông Cả
Sông Thu Bồn
Sông Ba
Sông Đồng Nai
Sông Mê Công
Các sông khác
Cả nước

Tạp chí khí tượng Thủy văn 03/2012

nước (km2)
11280
15180
73812
17600
17730
10350
13900
37400
68880
65080
331212

năm thời kì 1997- 2008
mm
km3
1490
1590
1870
1630
1940
2970
1740
2290
2018
1960
1960


16,81
24,14
138,00
28,69
34,40
30,74
24,19
85,65
139,00
127,56
649,18

So với lượng mưa trung bình cùng vĩ độ thì nước ta có lượng mưa khá
dồi dào, gấp 2,5 lần. Tuy nhiên, sự phân bố lượng mưa trong năm là không
đều theo không gian và thời gian trên toàn lãnh thổ do yếu tố độ cao địa hình
và hướng của sườn đón gió, các khối không khí tương phản nhau giữa Bắc và
Nam. Nên hình thành các trung tâm mưa lớn như Bắc Quang và Bạch Mã đạt
5013mmm, trung tâm mưa nhỏ như Ninh Thuân, Bình Thuận với lượng mưa
7


nhỏ nhất cả nước (500- 600mm)… với hai mùa rõ rệt và điểm bắt đầu, kết
thúc hai mùa ở hai miền.
Hệ thống sông ngòi nước ta chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu và
đặc trưng địa hình chia cắt nên khá dày đặc. Nếu tính các sông có chiều dài
trên 10km thì nước ta có tới 2500 con sông (miền Bắc có gần 1300 con sông),
với tổng chiều dài lên tới 52000km. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là từ mưa
nên chế độ thủy văn dòng chảy của sông quan hệ chặt chẽ với chế độ mưa.
Sông Việt Nam có thể chia làm 3 nhóm đặc trưng đó là: nhóm 1 gồm
những sông bắt nguồn và kết thúc trọn vẹn trong lãnh thổ Việt Nam (sông Thu

Bồn, Thái Bình, Nhật Lệ…); nhóm 2 gồm những con sông bắt nguồn từ Việt
Nam và chảy sang nước láng giềng (sông Cao Lạng, Nậm Rốn, Xê San…);
nhóm 3 gồm những con sông bắt nguồn từ nước láng giếng qua Việt Nam đổ
ra biển (sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Mê Công). Trong đó, nhóm 1
chiếm đa số về số lượng, nhưng theo quy mô thì sông nhóm 3 lại có tính áp
đảo (diện tích lưu vực, lượng dòng chảy…) [12].
Tài nguyên nước mặt của Việt Nam chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng
chảy của các sông trên Thế Giới trong khi diện tích đất liền chỉ chiếm khoảng
1,35%. Chứng tỏ nước ta có một nguồn tài nguyên nước mặt khá phong phú.
Tổng lượng nước sông bình quân trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong
một năm khoảng 2,522 triệu m3/ năm. Lượng nước này đủ cung cấp cho dân
só hiện nay với khoảng 9512m 3/ người/ năm. Nếu chỉ tính nước lượng nước
nội địa, thì lượng nước sản sinh ra tương ứng là 1,002 triệu m 3/ km2.năm và
đủ cung cấp cho 3779 m3/ người.năm. Nếu xét trên mức đảm bảo nước trên 1
km2 thì diện tích thì mức bảo đảm nước của nước ta gấp 8 lần so với mức đảm
bảo nước trung bình trên toàn Thế Giới.
Theo hội Nước Quốc Tế (IWRA), nước nào có mức đảm bảo nước dưới
4000 m3/người.năm thì thuộc loại hiếm nước. Theo tiêu chí này, nếu xét
chung cho cả nước thì nước ta không thuộc loại thiếu nước, nhưng không ít
8


vùng và khu vực sông hiện nay đã thuộc loại thiếu nước và hiếm nước như
vùng ven biển Ninh Thuận- Bình Thuận, hạ lưu sông Đòng Nai. Đó là chưa
xét đến khả năng một phần đáng kể nguồn nước được hình thành ở nước
ngoài sẽ bị sử dụng và tiêu hao đáng kể trong phần lãnh thổ đó. Hơn nữa,
nguồn nước sông tự nhiên trong mùa cạn lại khá nhỏ, chiếm khoảng 10- 40%
tổng lượng nước toàn năm, thậm chí bị cạn kiệt và ô nhiễm, nên mức bảo đảm
nước trong mùa cạn nhỏ hơn nhiều so với mức bảo đảm nước trung bình cả
năm [16].

2.3. Vai trò của nước đối với con người và sản xuất nông nghiệp
Trên Trái Đất ¾ diện tích là nước. Nước có vai trò vô cùng quan trọng
đối với mọi sinh vật trên Trái Đất. Nước là nền tảng của sự sống, là điều kiện
đầu tiên xác định sự tồn tại của sự sống, nó được coi như máu sinh học của
Trái Đất. Có thể nói, ở đâu có nước ở đó có sự sống [22].
Tuy nhiên, theo giáo sư Hô- e- xtra của Hà Lan thì nước ngọt là nguồn
tài nguyên hiếm hoi. Trên thực tế, 97% nguồn nước dự trữ là nước biển, chỉ
3% còn lại là nước ngọt nhưng 2%lượng nước này tồn tại ở dạng băng không
dùng được. Do đó nhân loại chỉ còn lại 1% lượng nước sử dụng được [24].
Vậy, nước là một tài nguyên vô cùng quý giá.
2.3.1. Đối với con người
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời
sống con người. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên Thế Giới cho
thấy con người chúng ta có thể sống nhịn ăn được 5 tuần nhưng không thể
nhịn uống quá 5 ngày và nhịn thở không quá 5 phút. Nước là nhu cầu không
thể thiếu của con người [23].
Để biết chắc một người đã chết hay chưa, người xưa đặt một tấm
gương trước mũi họ. Nếu thấy hơi nước không đọng lại trên gương thì biết
người ấy đã qua đời. Hơi nước thoát ra từ phổi là chứng nhận cuối cùng của
hoạt động sống. Cơ thể con người giống như một khối bọt biển, ở đàn ông
9


nước chiếm 64% khối lượng cơ thể, còn ở phụ nữ là 70%. Nước nuôi dưỡng
và làm sạch cở thể con người. Ngay cả tư duy của chúng ta cũng phụ thuộc và
nước : không có nước thì không có năng lượng nên không tạo ra sự hoạt đợng
của hệ thần kinh. Phương pháp dùng gương để xác định xác chết ở trên là có
căn cứ : Khi trong tất cả các yếu tố cấu tạo nên con người chúng ta, nước giữ
vaia trò quan trọng nhất. Nó quan trọng trước hết do khối lượng. Bình quân ở
một người cân nặng 70kg, cơ thể có chứa khoảng 45kg nước (gần bằng 2/3

trọng lượng). Ở não nước chiếm tỉ lệ 85%, ở da 70% ; tim gần 80%. Ngay cả
xương- biểu tượng của sự rắn chắc trong cơ thể cũng có tỉ lệ nước lên tới
20%. Ở nơi rắn nhất là răng cũng có nước, chiếm 0,2%. Nước hiện diện trong
mạch máu, lan tỏa khắp cơ thể con người.Qua mạch máu, nước đưa năng
lượng đến các cơ quan nội tạng để chúng hoạt động. Nói cách khác, nước
chuyên chở các thức ăn (mỡ, đường) đến các bắp thịt. Nước tham gia chuyến
hóa thức ăn, biến chúng thành năng lượng sẵn sàng để cơ thể con người sử
dụng. Kế đó, nước loại các chất thải qua nước tiểu, mồ hôi và cả hơi thở ;
Nước còn có chức năng vô cùng quan trọng khác là tạo nên cấu trúc cơ thể.
Cơ thể được hợp thành bởi một lượng vô cùng lớn các tế bào, mỗi tế bào có
một màng bao bọc. Không có nước, các tế bào sẽ bị biến dạng, vẹo vọ đi, cấu
trúc bị lung lay. Không có nước, ezym sẽ mất hình dạng và do đó không thể
hoàn thành chức năng của chúng. Tế bào sẽ chết,…Vậy, nước là yếu tố sống
còn của cơ thể con người [19].
2.3.2. Đối với sản xuất nông nghiệp
Dân gian có câu : ‘‘ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống’’, qua đó ta
có thể thấy được vai trò của nước trong nông nghiệp. Theo FAO, nước và
phân bón là 2 yếu tố quyết định hàng đầu là nhu câu thiết yếu, làm cho tốc độ
tăng sản lượng lượng thực vượt quá tốc độ tăng dân số Thế Giới. Nhất là nước

10


ta, với nền nông nghiệp lúa nước thì nước là yếu tố vô cùng cần thiết đối với
sản xuất.
Tuy, hàm lượng nước trong thực vật không giống nhau, thay đổi theo
từng loài, từng thời kỳ sinh trưởng của cây nhưng nó là thành phần bắt buộc
của tế bào sống. Việc thỏa mãn nhu cầu nước cho cây là điều kiện quan trọng
nhất đối với sự sống bình thường của cây.
Nước là thành phần cấu tạo nên chất nguyên sinh (>90%). Nếu như

hàm lượng nước giảm thì chất nguyên sinh từ trạng thái sol chuyển thành gel
khiến cho hoạt động sống của cây sẽ giảm sút. Các quá trình trao đổi chất đều có
nước tham gia. Nước nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến chiều hướng và cường độ của
quá trình trao đổi chất. Sự vận chuyển các chất vô cơ và hữu cơ đều ở trong môi
trường nước. Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định.
Do nước chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ trương của tế bào
cho nên làm cho thực vật có một hình dáng nhất định. Nước có tác dụng hòa tan
chất dinh dưỡng để nuôi cây, nước tham gia vào quá trình quang hợp của cây. Do
đó, nước ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Theo kết quả nghiên cứu của viện Khoa Học Thủy Lợi và trường Đại
Học Nông Nghiệp Hà Nội cho thấy lượng nước cần dùng cho một cụ đối với
các loài câu trồng là rất lớn: Cây lúa cần 4000- 6500m 3/ha, cây ngô 19002300m3/ha, khoai lang 1200- 1500m3/ha, bắp cải 3000- 4500m3/ha [8]
Lợi ích của việc tưới nước rất lớn, nó không chỉ cho phép tăng diện tích canh
tác, tăng vụ, tăng sản lượng mà tăng cả sản phẩm nông nghiệp, nhất là vùng
khô hạn thiếu nước. [11]
Theo nghiên cứu của các nhà Khoa học thì : ‘‘Tất cả các cơ thể sống
đều chịu ảnh tác động của các yếu tố môi trường sống ’’. Hay nói cách khác,
cây trồng bị các chất gây ô nhiễm hoặc các chất tự nhiên có nhiều trong môi
trường tác động. Chúng sẽ tích lũy các chất trong mô tế bào. Chính vì vậy,
tình trạng nước sử dụng để tưới sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng. [2]
11


2.4. Đánh giá chất lượng nước dùng cho sản xuất nông nghiệp
2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước dùng cho sản xuất nông
nghiệp
Nước được dùng trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là để tưới.Chất
lượng nước tưới có vai trò rất lớn trong việc quyết định đến chất lượng nông
sản, nước tưới không đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sản phẩm, làm
giảm giá trị nông sản, giảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và

gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sử dụng nông sản không đảm
bảo chất lượng. Do đó việc đánh giá chất lượng nước tưới có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong hoạt động trồng trọt.
Một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nước tưới đó là:
Độ khoáng của nước tưới biểu thị bằng lượng muối hòa tan trong 1 lít
nước (g/l).

Độ khoáng hóa lớn hay nhỏ và thành phần cụ thể của các loại

muối trong nước có ảnh hưởng quyết định đến khả năng hút nước của cây
trồng, quá trình mặn hóa và thoái hóa đất đai.
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng. Mỗi loại cây trồng, mỗi giai đoạn phát
triển của cây có yêu cầu về nhiệt độ, không khí, nước, dinh dưỡng khác nhau
và chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Nhiệt độ hợp lí của nước tưới là 20300C. Khi mùa đông lạnh hay gặp nước ngầm lạnh phải đợi nước ầm lên mới
tháo vào ruộng. Ngược lại, khi nhiệt độ quá cao phải đợi chiều tối khi nhiệt độ
nước hạ xuống mới đưa nước vào ruộng.
pH là một trong những thông số quan trọng, dùng để đánh giá mức độ
ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng nước thải. Sự thay đổi pH dẫn tới sự
thay đổi thành phần hóa học của nước. Giá trị pH thấp hay cao đều ảnh hưởng
đến thủy sinh vật. Giá trị pH của nước góp phần quyết định phương pháp xử lí
nước. Giá trị pH của nước theo quy chuẩn Việt Nam quy định giá trị pH đối
với nguồn nước dùng cho mục đích thủy lợi là 5.5- 9.0 [QCVN 08: 2008/
BTNMT cột B1].
12


Oxy hòa tan DO: Là nồng độ oxy hòa tan có mặt trong nước, một mặt
được hòa tan từ oxy trong không khí, một mặt sinh ra từ các phản ứng tổng
hợp quang hóa của tảo và các thực vật sống trong nước. Các yếu tố ảnh hưởng
đến sự hòa tan oxy vào nước là nhiệt độ, áp suất khí quyển, dòng chảy, đặc

điểm địa hình,… Giá trị DO trong nước phụ thuộc vào tính chất vật lí, hóa
học và các chất hoạt động sinh học xảy ra trong đó. Các dòng sông, ao hồ có
hàm lượng DO cao thường có nhiều loại sinh vật sinh sống. Khi DO thấp khả
năng sinh trưởng của động vật thủy sinh giảm, thậm chí mất một số loài nếu
DO giảm đột ngột. Do vâỵ, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô
nhiễm của nước [5].
Nhu cầu oxy hóa học (COD): Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn
toàn các chất hữu cơ khi mẫu nước được xử lí với chất oxy hóa mạnh, trong
điều kiện nhất định. COD là chỉ tiêu để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước
(nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt) kể cả chất hữu cơ dễ phân hủy và khó
phân hủy sinh học [5].
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD): Là lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật để
oxy hóa và ổn định các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong nước, trong những điều
kiện nhất định. BOD gián tiếp chỉ ra mức độ ô nhiễm do các chất có khả năng
bị oxy hóa sinh học mà đặc biệt là các chất hữu cơ. BOD 5 là một thông số
được sử dụng phổ biến nhất chính là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất
hữu cơ trong 5 ngày ở nhiệt độ 200C [5].
Một số kim loại nặng: Hg, Cd, As, Pb, Fe, Cu, Zn,… có ảnh hưởng trực
tiếp tới sự sống của cây trồng. Các kim loại này có ích ở nồng độ thấp nhưng
rất độc nếu ở nồng độ cao. Đối với các thực vật có khả năng tích lũy thì các
kim loại này sẽ đi vào cơ thể người thông qua dây chuyền thực phẩm tích lũy
trong cơ thể người và gây độc với tích chất bệnh lí rất phức tạp [5].
2.4.2. Các bộ tiêu chuẩn quy định cho nước sản xuất nông nghiệp.

13


Hiện nay trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã ban hành
biện pháp, công cụ quản lí môi trường để góp phần đảm bảo chất lượng nguồn
nước trong đó có các công cụ quản lí môi trường để góp phần đảm bảo chất

lượng nguồn nước trong đó có các công cụ pháp lí. Công cụ pháp lí là cộng cụ
quản lí trực tiếp, đây là loại công cụ được sử dụng phổ biến từ lâu ở nhiều
quốc gia trên Thế giới và là công cụ được các nhà quản lí hành chính ủng hộ.
Luật Bảo Vệ Môi Trường được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm
1993 là đạo luật đầu tiên về BVMT của nước ta.
Năm 1995, Việt Nam đưa ra tiêu chuẩn 5492- 1995 về yêu cầu chất
lượng nước mặt, trong tiêu chuẩn này đã đề cập tới 31 thông số cần đảm bảo
chất lượng nước mặt như: BOD, COD, NH 3, NO3-, Cl-, As, Pb, Cu, Cr, Ph,
DO, coliform,… (phụ lục 1). Trong đó nước tưới sản xuất nông nghiệp được
quy định ở cột B.
Năm 2000, Việt Nam đưa ra tiêu chuẩn 6773- 2000 để đánh giá chất
lượng nước dùng trong thủy lợi. Tiêu chuẩn này làm cơ sở để lựa chọn chất
lượng nguồn nước thủy lợi phù hợp, nhằm tránh gây ô nhiễm và suy thoái môi
trường đất, nước dưới đất và bảo vệ cây trồng. Tiêu chuẩn 6773- 2000 đã đề
cập đến giới hạn cho phép 14 thông số như: Tổng chất rắn hòa tan; tỷ số SAR
của nước tưới; Oxy hòa tan; pH; Clorua; Hóa chất trừ cỏ; Hg; Cd; As; Pb; Cr;
Zn; Coliform (phụ lục 2).
So với TCVN 5942- 1995 thì TCVN 6773- 2000 đã có những chỉ tiêu
mà TCVN 5942- 1995 chưa đề cập đến như: Tổng chất rắn hòa tan; Tỷ số
SAR; Bo. Một số thông số quy định chặt chẽ hơn như pH: 5.5- 8.5 (TCVN
5942- 1995 là 5.5- 9.0); Cd: 0.005- 0.01 mg/l (TCVN 5942- 1995 là 0.02
mg/l); Hg: <= 0.001 mg/lm (TCVN 5942- 1995 là 0.002 mg/l).
Như vậy, TCVN 6773- 2000 đã bổ sung và có quy định chặt chẽ, cụ thể
những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thủy lợi, góp phần vào việc sử dụng
nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp sạch.
14


Năm 2008 Việt Nam đưa ra QCVN 08: 2008/ BTNMT để đánh giá chất
lượng nước mặt. Quy chuẩn này được ban hành với 32 thông số như: pH; DO;

TSS; COD; BOD; NH4+; Cl-; Cu; Zn; Ni; Fe; Hg; Chất hoạt động bề mặt;
Tổng dầu mỡ; Hóa chất trừ cỏ; Hóa chất BVTV Clo hữu cơ; Hóa chất BVTV
photpho hữu cơ; Phenol; Tổng hoạt độ phóng xạ α; Tổng hoạt độ phóng xạ β,
…(phụ lục 3). Quy chuẩn đưa ra và phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh
giá và kiểm soát chất lượng nước phục vụ mục đích sử dụng nước khác nhau.
So với TCVN 6773- 2000 thì QCVN 08: 2008/ BTNMT đã có những chỉ tiêu
mới và một số chỉ tiêu đã được loại bỏ như tỷ số SAR. Quy chuẩn này đã bổ
sung các thông số và quy đinh chặt chẽ hơn về chất lượng nước tưới hướng
tới sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn.
2.5. Tình hình ô nhiễm nguồn nước mặt
2.5.1. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt trên Thế Giới
Theo Hoàng Thi Duyên năm 2009:
Ô nhiễm môi trường hiện nay đang là mối đe dọa lớn cho sự tồn tại, phát triển
của loài người và trở thành mối quan tâm chung của toàn nhân loại. Trong đó,
môi trường nước có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và sinh
vật, song chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm ngày càng mạnh
mẽ, với tốc độ lan rộng khá nhanh.
Nhìn chung, chất lượng nước trên Thế Giới bị suy giảm một cách
nhanh chóng kể từ thập niên 60. Đây là giai đoạn mà sự tiến bộ khoa học kĩ
thuật của con người được phát triển nhanh chóng với các ngành công nghiệp,
nông nghiệp hóa chất, sự hình thành các thành phố và các khu đô thị lớn. Tất
cả đã làm cho tốc độ ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ
đáng lo ngại. Tộc độ ô nhiễm nước phản ánh một cách chân thực tốc độ phát
triển kinh tế của quốc gia. Xã hội càng phát triển thì càng xuất hiện nhiều
nguy cơ. Hiện nay, Nhật Bản là một nền kinh tế đứng thứ ba Thế Giới cũng là
một trong những nước ô nhiễm nhiều nhất trên Thế Giới. Có thể nói, ô nhiễm
15


nước cũng là một trong những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng nhất ở Nhật Bản

mà 4 nguyên nhân chính là: CNH nhanh chóng, ĐTH nhanh chóng, sự tụt hậu
trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội như hệ thống thoát nước, cũng
như chính sách một thời coi trọng phát triển kinh tế hơn là sức khỏe nhân dân
và môi trường trong sạch. Các con sông và đường biển tại khu vực đô thị bị ô
nhiễm nặng nề do các chất hữu cơ và sinh vật phù du. Nhiều nhà máy điện
được xây dựng với quy mô ngày càng lớn và nhiệt thải ra là mối đê dọa đối
với sinh vật biển cũng như ngư nghiệp… [25]
Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đang phát triển vượt trội và tình
trạng ô nhiễm nước ở đây đã lên đến mức báo động. Theo Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (OECD) ở Paris, Pháp thực hiện cho thấy 1/3 chiều dài của
các con sông, 75% các hồ lớn và 25% bờ biển Trung Hoa bị ô nhiễm cao vì
nước thải gia dụng, nông nghiệp và kĩ nghệ được xả thẳng vào nguồn nước.
Theo nghiên cứu thì hệ thống sông ở đây đang bị ô nhiễm trầm trọng:
86% thủy lộ đô thị không đạt tiêu chuẩn nguồn nước; Trong một đoạn dài
2000 km của sông Huai cho thấy 78.7% không đạt tiêu chuẩn nước uống,
79.7% không đạt tiêu chuẩn để nuôi cá, 32% không đủ tiêu chuẩn để canh tác.
Ở Xiditou, hàng chục nhà máy hóa chất ở địa phương xả thải trực tiếp vào
sông Feng Chan khiến nước sông đen ngòm như mực và đầy rác…Tình trạng
ô nhiễm xảy ra ở khắp mọi nơi trong cả nước. [15]
Ở Anh vào đầu thế kỷ XIX, sông Tamise rất sạch nhưng cho tới nay đã
trở thành một ống thoát nước lộ thiên vào cuối thế kỷ này…
Bên cạnh đó, quá trình CNH, ĐTH ồ ạt đã khiến cho nguồn nước cung
cấp cho sinh hoạt hàng ngày của người dân trở nên tồi tệ, có đến hơn 1 tỷ
người sống ở các nước đang phát triển không có cơ hội sử dụng nước sạch và
1,7 tỷ người sống trong điều kiện thiếu vệ sinh [10].
Theo thống kê tình hình ô nhiễm nước trên Thế Giới cho thấy tại Châu
Âu các sông ngòi có nồng độ muối nitrat vượt quá 2,5 lần tiêu chuẩn cho phép
16



(100mg), nồng độ Photphat cao gấp 2,5 lần tiêu chuẩn cho phép. Hàng năm,
các con sông này mang vào đại dương 320 tấn canxi; 6,5 triệu tấn Photphat và
khoảng 10 triệu tấn dầu mỡ, 700 tấn Thủy ngân [18]
Có thể thấy tình trạng ô nhiễm nước trên Thế Giới ngày cáng có xu hướng gia
tăng với quy mô và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân chủ
yếu là do con người đã đưa những chất ô nhiễm vào nước thông qua hoạt
động sống và sản xuất của mình.
2.5.2. Tình hình ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam
Nhìn chung, môi trường nước Việt Nam đang bị ảnh hưởng mạnh của
sự gia tăng dân số, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai thác khoáng sản
với tốc độ cao, đặc biệt là các lưu vực sông lớn như sông Hồng, sông Đồng
Nai- Sài Gòn, sông Cửu Long và dải ven biển miền Trung. Ở các khu vực này,
mật độ dân cư cao nhưng chưa có hệ thống xử lí nước thải, chất thải và phân
lớn chúng được thải trực tiếp ra sông gây ô nhiễm nguồn nước [17].
Mặc dù, các cấp các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện
chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường nhưng tình hình ô nhiễm nước là
vấn đề đáng lo ngại.
 Ở thành thị và các khu sản xuất:
Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công
nghiệp và các đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra
ở nhiều nơi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau (Cao Liêm và Trần Ðức
Viên, 1990).
Tốc độ CNH và ĐTH khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực nặng
nề đối với tài nguyên nước trong lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị,
khu công nghiệp làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và
chất rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây
ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lí chất thải. Ô
nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.
17



Theo Nguyễn Đình Mạnh, Phan Châu Thùy (2009) thì cả nước ta có 76
khu công nghiệp và khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 16 trạm xử lí
nước thải tập trung hoạt động với công suất 41.800m 3/ngày. Công nghệ xử lý
nước thải nước thải chủ yếu là sinh học hoặc hóa học kết hợp với sinh học.
Lượng nước thải công nghiệp được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường còn
rất thấp (mới chiếm 4,26%).
Theo Cục Bảo vệ môi trường: Khu công nghiệp và khu đô thị của Việt
Nam mỗi ngày thải khoảng 3.110.000m 3 nước thải sinh hoạt và nước sản xuất
xả trực tiếp vào nguồn nước mặt.
Cùng với các loại chất thải nêu trên, khoảng 1000 bệnh viện và trung tâm y
tế (tình đến cấp huyện) mỗi ngày thải ra hàng tram nghìn m 3 nước thải chưa qua
xử lí không đạt tiêu chuẩn môi trường. Khoảng 1.450 cũng tạo nên một lượng chất
thải xả vào môi trường gây ô nhiễm trầm trọng môi trường tại nhiều điểm, nhất là
làng nghề sản xuất giấy, giết mổ gia súc, dệt nhuộm…Đây là nguồn thải chứa
nhiều thành phần nguy hiểm gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường.
Cũng theo Nguyễn Đình Mạnh và Phạm Châu Quỳnh, Hà Nội tổng
lượng nước thải sinh hoạt xả mỗi ngày khoảng 450.000m 3/ ngày đêm; nước
thải từ các cơ sở sản xuất, dịch vụ đổ vào hệ thống thoát nước thành phố
khoảng 260.000m3/ ngày đêm. Thành phố Hồ Chí Minh với khoảng 1000 xí
nghiệp công nghiệp và hơn 22000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong
đó nhiều đơn vị không có hệ thống xử lí nước thải dẫn đến môi trường nước
mặt bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh.
Theo thông tin từ Cục BVMT (Bộ TN&MT): Hệ thống các ao, hồ,
kênh, rạch ở các thành phố lớn đều ở tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng vượt
quá mức tiêu chuẩn cho phép 5- 10 lần; Các hồ trong nội thành các thành phố
lớn hiện nay như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế phần lớn ở trạng thái
phú dưỡng, nhiều hồ bị phú dưỡng hóa đột biến và tái nhiễm bẩn hữu cơ [6].

18



×