Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Đánh giá hiện trạng và giải pháp quản lý ô nhiễm môi trường làng nghề sơn mài cát đằng xã yên tiến huyện ý yên – tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“Đánh giá hiện trạng và giải pháp quản lý ô nhiễm
môi trường làng nghề sơn mài Cát Đằng xã Yên Tiến
huyện Ý Yên – tỉnh Nam Định”

Người thực hiện : HOÀNG THỊ THẢN
Lớp

: CDK2MTA

Khoá

: K55

Ngành

: CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn :TS. NGUYỄN THỊ BÍCH YÊN
Địa điểm thực tập : Phòng TN – MT huyện Ý Yên – tỉnh Nam Định
Bộ môn

: Sinh thái môi trường

Hà Nội - 2013



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới
T.S Nguyễn Thị Bích Yên, Khoa tài nguyên và môi trường, trường Đại Học
Nông Nghiệp Hà Nội, người trực tiếp hướng dẫn tôi, trực tiếp chỉ bảo định
hướng cho tôi trong suốt quá trình thực tập để tôi có thể hoàn thành bài khóa
luận.
Tôi xin cảm ông Hoàng Văn Huấn trưởng phòng Tài Nguyên Môi Trường
huyện Ý Yên tỉnh Nam Định và các cán bộ làm việc tại phòng đã tạo điều kiện
cho tôi được thực tập tại phòng
Tôi xin trân trọng cảm ơn ông Đinh Văn Hùng cán bộ phụ trách về môi
trường tại xã Yên Tiến huyện Ý Yên tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện cho tôi
trong việc thu thập số liệu liên quan và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực
tập tại địa phương.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong khoa Tài Nguyên Môi
Trường, trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội những người đã truyền dạy kiến
thức và kĩ năng cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh giúp
đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình học
tập để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận này.
Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2013
Sinh viên

Hoàng Thị Thản

i


MỤC LỤC

ii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

CBLTTP

Chế biến lương thực thực phẩm

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

CTR

Chất thải rắn

DN

Doanh nghiệp

ĐBSCL

Đồng băng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng


ONMT

Ô nhiễm môi trường

KLN

Kim loại nặng

KT

Kinh tế

PTBV

Phát triển bền vững

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SXSH

Sản xuất sạch hơn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN – MT


Tài nguyên-môi trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VLXD

Vật liệu xây dựng

iii


DANH MỤC BẢNG

iv


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Một số mô hình Phát triển bền..........Error: Reference source not found
Hình 2.2. Sự phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực......Error: Reference
source not found
Hình 4.1. Lọ hoa và âu các loại được làm từ nứa.......Error: Reference source not
found
Hình 4.2. Bụi và qúa trình sơn lót lên sản phẩm.........Error: Reference source not

found
Hình 4.3. Đánh giá của người dân về tình hình môi trường không khí (n=40)
..........................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.4. Nguồn nước ngâm tre nứa đều đổi màu và bốc mùi khó chịu.......Error:
Reference source not found
Hình 4.5. Mô hình tổ chức quản lý vệ sinh môi trường....Error: Reference source
not found
Sơ đồ 4.1. Quy trình sản xuất hàng sơn mài và nguồn gốc phát sinh ô nhiễm môi
trường..................................................................................................................42

v


Phần I
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp
cho cho nền kinh tế của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói
riêng. Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát
triển với quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầu
trong nước mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn.
Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các làng nghề
là vấn đề môi trường và sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư
đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất của các làng nghề.
Những năm gần đây, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của Nhà nước
cũng như các nhà khoa học nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển
bền vững các làng nghề. Đã có nhiều làng nghề thay đổi phương thức sản xuất
cũng như quản lý môi trường và thu được hiệu quả đáng kể. Song, đối với không
ít làng nghề, sản xuất vẫn đang tăng về quy mô, còn môi trường ngày càng ô
nhiễm trầm trọng.

Ô nhiễm môi trường hiện nay đang là một trong những vấn đề bức xúc
nhất ở các làng nghề sơn mài truyền thống. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường
chủ yếu được biết đến là do tình trạng các hộ sản xuất sơn mài làm nghề ngay tại
nhà vẫn còn khá phổ biến. Các cơ sở tập trung làm ô nhiễm trầm trọng nguồn
nước và không khí do khí thải, nước thải, hóa chất và tiếng ồn. Ý thức của người
dân về bảo vệ môi trường còn rất thấp. Bên cạnh đó họ cũng không chú trọng đề
phòng tính độc của các chất phụ gia và một số công đoạn của làm nghề như
phun sơn và mài.
Cũng giống như các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Hồng, Nam Định là
một tỉnh có nền sản xuất nông nghiệp đi đôi với làng nghề sản xuất thủ công
1


truyền thống. Theo thống kê năm 2002 toàn tỉnh có 90 làng nghề với 32.906 hộ
tham gia sản xuất nghề phụ, thủ công chiếm 7,97% tổng số hộ, ngoài ra các làng
nghề còn góp phần tạo việc làm cho hơn 66.739 lao động trực tiếp và gần 1.000
lao động phụ như thu gom phế liệu, cung ứng than củi.
Làng nghề Cát Đằng thuộc Xã Yên Tiến, huyện Ý Yên tỉnh Nam Định nổi
tiếng khắp miền bắc với nghề sơn mài truyền thống. Làng có bề dày lịch sử từ
rất lâu đời. Theo sử sách có ghi lại nghề sơn mài làng Cát Đằng có từ khoảng thế
kỉ thứ 11, do hai ông Ngô Dũng và Ngô Ba (từng làm quan trong triều thời vua
Đinh ) đến làng ở và truyền dạy nghề cho trai tráng trong làng (UBND xã Yên
Tiến,2013)
Sản phẩm của làng hiện nay là các loại quả, hộp, tráp, thúng...Ngoài ra
còn các vật dụng trang trí nội thất. Các sản phẩm sơn mài được làm từ nguyên
liệu chính là nứa. Ngay từ việc chọn mua nứa, người thợ cũng phải chọn những
cây nứa bánh tẻ, không quá non cũng không quá già. Khi đem về phải mang
ngâm dưới nước ít nhất là 2-3 tháng để sản phẩm sau này không bị mối mọt, có
độ bền lâu. Việc pha nứa, pha nan, vót và đánh bóng nan cũng phải thực hiện
công phu, cẩn thận. Đặc biệt, khâu pha chế và phun sơn là khó nhất (UBND xã

Yên Tiến, 2013)
Nhờ sự phát triển của nghề mà đời sống kinh tế của người dân làng Cát
Đằng xã Yên Tiến huyện Ý Yên tỉnh Nam Định, có những bước phát triển để
đưa Yên Tiến trở thành một trong những xã dẫn đầu toàn huyện và là xã mạnh
về kinh tế của toàn tỉnh.Tuy nhiên bên mặt mạnh về kinh tế người dân Yên Tiến
đang phải trả giá đắt về môi trường và khu vực xung quanh từ đó ảnh hưởng tới
sức khỏe của người dân.
Xuất phát từ nguy cơ ô nhiễm môi trường làng nghề sơn mài Cát Đằng, tôi đã
tìm hiểu và chọn: “Đánh giá hiện trạng và giải pháp quản lý ô nhiễm môi
trường làng nghề sơn mài Cát Đằng xã Yên Tiến – huyện Ý Yên – tỉnh Nam
Định” làm đề tài nghiên cứu thực tập.
2


1.2. Mục đích – yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và quản lý môi trường đất, nước và không
khí tại làng nghề sơn mài Cát Đằng xã Yên Tiến, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường của làng nghề hướng tới sự phát triển bền
vững.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí tại làng
nghề Cát Đằng .
- Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại làng nghề.
- Đề xuất các giải pháp quản lý làng nghề nhằm cải thiện tình hình môi
trường tại làng nghề

3



Phần II
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận và pháp lý
2.1.1. Cơ sở lý luận
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của toàn cầu, không
chỉ là sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà môi trường mà còn là của người
dân. Nguồn gây ô nhiễm từ các làng nghề đang là vấn đề cần phải được quan
tâm nhiều hơn nữa vì nó là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của
con người và môi trường. Cuộc sống của con người ngày càng bị đe dọa bởi môi
trường nước và không khí ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng.
Tìm hiểu về hiện trạng môi trường làng nghề và có các giải pháp quản lý
thích hợp góp phần giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình ô nhiễm làng nghề
như thế nào, các ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến các nguồn đất, nước,
không khí...Đặc biệt là nguồn nước sông do việc ngâm tre, nứa trong khoảng
thời gian lâu và với số lượng lớn đã làm cho môi trường của nguồn nước bị thay
đổi cả về số lượng và chất lượng.Một trong những mục tiêu quan trọng của việc
xây dựng bản báo cáo này là việc cung cấp thông tin nhằm nâng cao nhận thức
hiểu biết của cộng đồng về vấn đề môi trường, khuyến khích và thúc đẩy việc
xây dựng, triển khai và nhân rộng các mô hình cộng đồng tham gia vào bảo vệ
môi trường, nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
Để hiểu rõ hơn về tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề, hiện trạng
môi trường làng nghề như thế nào trước tiên chúng ta cần phải tìm hiểu một số
khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề bao gồm:
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường
Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có
ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người
như: Không khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loài người…(Ngô Ngọc Ánh, 1997)
4



2.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng suy giảm chất lượng môi trường quá
một giới hạn cho phép, đi ngược lại với mục đích sử dụng môi trường, làm ảnh
hưởng tới sức khỏe con người và sinh vật. (Đặng Kim Chi, 2005)
Các dạng ô nhiễm môi trường:
- Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu
không khí
- Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước
rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
- Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm
lượng vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt động chủ động của con
người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa
học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm.
- Ô nhiễm phóng xạ.
- Ô nhiễm tiếng ồn bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp.
2.1.1.3. Khái niệm tiêu chuẩn môi trường
Theo Luật Bảo Vệ Môi Trường (2005) của Việt Nam: “ Tiêu chuẩn môi
trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ
để quản lý môi trường.
Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền
vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa
học liên nghành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và
tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu
chuẩn môi trường bao gồm các nhóm chính sau:
- Những quy định chung.
- Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và
ven biển, nước thải…
- Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khì thải, các chất thải…
5



- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong
sản xuất nông nghiệp.
- Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen động, thực vật đa dạng
sinh học.
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử,
văn hóa.
- Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản
trong lòng đất ngoài biển. (Luật Bảo vệ Môi Trường, 2005)
2.1.1.4. Các thông số môi trường liên quan đến ô nhiễm môi trường
Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật
chất khác. Tương ứng với mỗi thành phần môi trường này có các thông số biểu
thị giá trị chất lượng môi trường. Một số các thông số môi trường được trình bày
ở Bảng 2.1.

6


Bảng 2.1. Các thông số môi trường liên quan
Môi trường không khí

Nước mưa

Tiếng ồn giao thông

Bụi lơ lửng, khí SO2, CO, NO2, H2S, hơi axit, chì.
pH, độ dẫn điện (EC), NO2, SO42-, NO3-, Cl-, NH4+, Na+,
Ca2+, Mg2+,

K+, PO43(Các thông số khí hậu như: tốc độ và hướng gió, nhiệt độ,
độ ẩm, áp suất khí quyển).
Mức ồn trung bình tương đương và cực đại của tiếng ồn
(Đếm số lượng xe chạy trên đường phố, phân loại thành 4
loại xe (taxi và xe ca nhỏ, xe khách, xe vận tải, xe môtô).

Nhiệt độ, pH, hàm lượng cặn lơ lửng, độ đục, độ dẫn điện,
Môi trường nước mặt lục
tổng độ khoáng hoá, oxy hoà tan DO, BOD 5, COD, NH4+,
địa
NO3-, NO2-, PO43-, Cl-, tổng lượng sắt, tổng số Coliform,
thuốc trừ sâu, một số kim loại nặng.
Môi trường biển ven bờ

Nhiệt độ, độ muối, độ dẫn điện, pH, độ đục, NO 3-, NO2-,
NH4+, PO43-, SiO32-, CN-, độ phóng xạ, sinh vật phù du, dầu
trong nước, kim loại nặng trong nước
(Các thông số khí tượng biển như nhiệt độ, độ ẩm, gió).

Quan trắc hoạt độ phóng
Các đồng vị phóng xạ trong không khí, nước, đất, sinh vật
xạ
chỉ thị.

Môi trường đất

PHH20, pHKCl, hữu cơ tổng số, %N, %P2O5, %K2O, NH4+,
NO3-, P2O5 dễ tiêu, K2O dễ tiêu, CEC, %BS, Ca2+, Mg2+,
K+, Fe3+, Al3+, bốn chỉ tiêu kim loại nặng: Cu, Cd, Pb, Hg,
8 chỉ tiêu thuốc trừ sâu, tổng các loại vi sinh vật, vi sinh

vật có hại.

Ô nhiễm bụi, hoá chất độc, tiếng ồn, các thông số vi khí
hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động (nhiệt độ, độ
ẩm, tốc độ gió, độ chiếu sáng), chất lượng nước thải (pH,
Môi trường lao động và
độ đục, cặn lơ lửng, DO, COD, BOD5 và các thông số ô
những tác động tới sức
nhiễm đặc trưng), chất lượng nước sinh hoạt (giếng khoan,
khoẻ và môi trường
nước ngầm),
Khám bệnh nghề nghiệp và đánh giá rối loạn chức năng
tâm sinh lý, điều tra sức khoẻ cộng đồng.
Rác thải

Tổng lượng rác thải trong ngày của mỗi thành phố, tổng
lượng rác thải thu gom được, tổng lượng phân tươi, tổng
lượng rác thải độc hại.

(Thông số và dữ liệu quan trắc Môi Trường, 2009)
7


2.1.2. Cơ sở pháp lý
Sự phát triển của các làng nghề sẽ kéo theo vấn đề ô nhiễm môi trường
ngày một nghiêm trọng, để giữ được sự cân bằng hài hòa giữa phát triển làng
nghề và môi trường đòi hỏi chính phủ ta phải ban hành một số chính sách về
môi trường, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị tham gia hoạt động cụ thể
như sau:
a. Biện pháp quản lý

- Luật được quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông
qua ngày 27/12/1993 và chủ tịch nước kí sắc lệnh ban hành ngày 10/01/1994. Luật
BVMT ra đời đáp ứng yêu cầu thực tế, góp phần đáng kể vào việc BVMT của đất
nước. Các hoạt động bảo vệ môi trường được xúc tiến nhanh, các cơ sở sản xuất kinh
doanh và cộng đồng nhận thức cao hơn nữa về trách nhiệm BVMT chung.
- Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của chính phủ về hướng dẫn thi hành.
- Luật BVMT làng nghề nông thôn, đây là cơ sở quan trọng để tiến hành
công tác điều tra, khảo sát môi trường nông thôn, thể hiện qua các điều 4, 5 của
nghị đinh.
- Nghị định 26/CP ngày 26/04/1996 của chính phủ về quy định xử phạt vi
phạm hành chính về BVMT.
- Chỉ thị 36/CP – TW ngày 25/06/1998 của Ban chấp hành trung ương
Đảng về việc tăng cường công tác BVMT thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước.
- Quyết định 132/2000/QĐ – TTg ngày 24/11/2000 của thủ tướng chính phủ về
một số chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn gắn với BVMT.
- Chỉ thị số 200 – TTg ngày 29/04/1994 của thủ tướng chính phủ về đảm
bảo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Quyết định 273/1998/QĐ – TTg ngày 03/12/1998 của thủ tướng chính
phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch vệ sinh môi
trường nông thôn và bản chiến lược Quốc gia cấp nước sạch vệ sinh môi trường
8


đến năm 2020 do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn soạn thảo được thủ
tướng chính phủ phê duyệt theo quyết định 104/2000/QĐ – TTg ngày 25/08/2000.
Ngoài ra còn nhiều văn bản khác liên quan đến việc cải thiện môi trường
ở các làng nghề Việt Nam cũng được áp dụng triệt để.
b.


Biện pháp kĩ thuật

Hiện nay các nhà khoa học đã tìm ra một số giải pháp công nghệ xử lý ô
nhiễm môi trường các làng nghề: Làng nghề chế biến NSTP, làng nghề dệt
nhuộm, làng nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghề tái chế giấy, làng nghề tái chế
kim loại. (PGS.TS Đặng Kim Chi, 2005)
2.2. Khái quát chung về làng nghề trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Trên thế giới
- Trung Quốc: Là nước có nhiều làng nghề truyền thống phát triển. Từ xa
xưa nó đã thật sự nổi tiếng với các sản phẩm của nghề dệt, gốm, giấy, nghề đúc
kim loại, trải qua những biến đổi trong các thời kỳ lịch sử nhiều nghề thủ công
truyền thống vẫn còn tồn tại và phát triển. Những năm đầu thế kỉ XX lực lượng
lao động thủ công làm việc trong các làng nghề là trên 10 triệu hộ lao động dưới
hình thức kinh doanh hộ gia đình.
Đến năm 1978 trên cả nước có trên 1,5 triệu doanh nghiệp và trên 16
triệu lao động làm trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Công
nghiệp nông thôn chiếm 30% giá trị sản xuất của các công xã nhưng hiệu quả
kinh tế lại thấp. Thời kì Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa các
làng nghề thủ công truyền thống và các làng nghề được quan tâm, phát triển các
nghành: Chế biến nông sản, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và giao thông,
vận tải,và dịch vụ thương nghiệp.
Giai đoạn 1980 – 1990 ở các làng nghề tồn tại kĩ thuật thủ công, quy mô
nhỏ và phân tán, năng suất và chất lượng kém, nguyên liệu chất đốt cung cấp
không đủ. Hầu như hàng năm đều xảy ra tình trạng tranh giành mua nguyên vật
liệu lại thêm hệ thống thông tin rất hạn chế nên sản xuất sản phẩm ra hầu hết
9


không đáp ứng được nhu cầu thị trường về chất lượng mẫu mã sản phẩm.Để
khắc phục tình trạng trên Trung Quốc đã đề ra chương trình “Đốm Lửa” nhằm

chuyển giao khoa học và công nghệ cho các vùng nông thôn. Liên kết giữa các
nhà khoa học, nhà sản xuất, nhà phân phối và lưu thông hàng hóa.Việc quy
hoạch tập trung các làng nghề đã giúp cho làng nghề Trung Quốc phát triển, bền
vững cả về kinh tế - xã hội – môi trường. (Nguyễn Hoài , 2004)
- Hàn Quốc : Sau chiến tranh Mỹ - Triều (1953), chính phủ Hàn Quốc đã
trú trọng đến CNH nông thôn, trong đó có các làng nghề thủ công và làng nghề
truyền thống. Đây là một chiến lược quan trọng để phát triển nông thôn. Các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiểu thủ công nghiệp phục vụ dịch vụ và xuất
khẩu, CBLTTP, theo công nghệ cổ truyền được sản xuất tập trung. Chương trình
phát triển làng nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn tạo công việc cho nông dân
từ năm 1967. Chương trình này tập trung vào các nghề lao động thủ công, công
nghệ đơn giản và nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, sản xuất quy mô
nhỏ. Ngành nghề phát triển đã thu hút nhiều lao động hoạt động theo hình thức
tại gia đình là chính. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Hàn Quốc đã coi việc
xây dựng cơ sở hạ tầng bước khởi đầu. Tiếp đó là nâng cao thu nhập nông thôn
tích lũy khả năng tài chính cho việc quản lý môi trường. (Nguyễn Hoài , 2004)
- Nhật Bản : Là nước giàu truyền thống dân tộc, là nước đầu tiên thực
hiện CNH – HĐH ở châu Á những năm cuối của thế kỉ XIX. Tuy công nghiệp
hóa diễn ra nhanh và mạnh song công nghiệp hóa vẫn tồn tại, các nghề thủ công
vẫn phát triển.. Các ngành nghề ở Nhật Bản bao gồm: CBLTTP, đan lát, dệt
chiếu dệt lụa…Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản có 867 ngành nghề thủ công vẫn còn
hoạt động. Năm 1974, “Luật phát triển làng nghề thủ công truyền thống” của
Nhật Bản đã được ban hành. Đây là bộ luật đặc biệt nhằm khôi phục làng nghề
thủ công truyền thống vốn bị coi nhẹ trong các chính sách trước đó. Trong đó
đáng chú ý vào năm 1979 ở tỉnh Ôita (miền tây nam Nhật Bản) đã có phong trào
“mỗi nhân viên một sản phẩm” nhằm phát triển làng nghề cổ truyền trong nhân
10


dân do đích thân ông tỉnh trưởng phát động và tổ chức. Kết quả cho thấy ngay

những năm đầu tiên họ đã sản xuất được 143 loại sản phẩm thu được 1,2 tỷ USD
trong đó 378 triệu USD thu được từ bán rượu đặc sản SaKê của địa phương, 114
triệu USD thu từ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Phong trào này đã nhanh
chóng lan rộng khắp cả nước .(Nguyễn Hoài , 2004)
Qua kinh nghiệm của các nước cho thấy để đảm bảo cho làng nghề phát
triển một cách bền vững thì vấn đề đảm bảo môi trường phải được tiến hành
song song với quá trình sản xuất. Từ thực tế ta thấy làng nghề nước ta hiện nay
đang gặp những vấn đề của làng nghề các nước 15 năm về trước. Vậy nên chúng
ta cần phải củng cố những kinh nghiệm này để vận dụng vào quá trình sản xuất.
2.2.2. Ở Việt Nam
a. Khái quát chung về làng nghề ở Việt Nam.
Các làng nghề thủ công truyền thống là nét đặc trưng của nhiều vùng nông
thôn Việt Nam. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của KT – XH nhiều
làng nghề thủ công truyền thống đã được khôi phục, phát triển mạnh. Hiện nay
sản phẩm của làng nghề không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn ra
thị trường bên ngoài đã thu về nguồn vốn lớn cho đất nước góp phần cải thiện
đời sống của dân cư nông thôn.
Trong thời gian qua xác định vai trò quan trọng của các làng nghề, ngành
nghề nông thôn. Đảng và nhà nước đã tập trung chỉ đạo và ban hành nhiều chính
sách như Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của chính phủ về chính
sách phát triển làng nghề nông thôn, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH–HĐH, giải quyết việc làm tại trỗ,
nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập của người dân tăng cường hoạt động
xuất khẩu.
b. Làng nghề và phát triển làng nghề theo hướng bền vững.
- Từ xa xưa, người nông dân Việt Nam đã biết sử dụng thời gian nông
nhàn để sản xuất những sản phẩm thủ công, phi nông nghiệp phục vụ cho nhu
11



cầu đời sống như: các công cụ lao động nông nghiệp, giấy, lụa, vải, thực phẩm
qua chế biến… Các nghề này được lưu truyền và mở rộng qua nhiều thế hệ, dẫn
đến nhiều hộ dân có thể cùng sản xuất một loại sản phẩm. Bên cạnh những
người chuyên làm nghề, đa phần lao động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm
nghề, hoặc làm thuê (nghề phụ). Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hóa, các nghề
mang tính chất chuyên môn sâu hơn, được cải tiến kỹ thuật hơn và thường được giới
hạn trong quy mô nhỏ (làng), dần dần tách hẳn nông nghiệp để chuyển hẳn sang
nghề thủ công. Như vậy, làng nghề đã xuất hiện có thể hiểu làng nghề “là làng nông
thôn Việt Nam có ngành nghề thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số
lao động và thu nhập so với nghề nông” (Đặng Kim Chi, 2005)
- Sản xuất sạch hơn giúp làng nghề truyền thống phát triển bền vững.
Theo Báo cáo kết quả giám sát về môi trường của khu kinh tế, làng nghề
trong năm 2011, cả nước có hơn 3.000 làng nghề, trong đó có hơn 1.200 làng
nghề truyền thống, đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế địa phương, giải
quyết việc làm cho hàng chục triệu lao động nông thôn. Tuy nhiên, hoạt động
sản xuất của các làng nghề đã và đang tạo ra những áp lục lớn đối với chất lượng
môi trường tại các vùng nông thôn
Muốn đi đúng hướng bản chất và mục tiêu của phát triển bền vững
(PTBV) trước hết chúng ta cần nắm được khái niệm về phát triển cũng như mối
quan hệ giữa tự nhiên, kinh tế với con người trong quá trình phát triển kinh tế xã
hội của loài người. Xã hội loài người không ngừng phát triển qua các nền văn
minh và các chế độ xã hội.
Phát triển kinh tế xã hội là “quá trình nâng cao điều kiện sống vật chất và
tinh thần của người dân bằng phát triển lực lượng sản xuất, thay đổi quan hệ sản
xuất, quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa”. Nhưng, quá trình
này lại là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, làm giảm chất lượng của môi trường. Nếu phát triển không gắn với bảo vệ
môi trường thì phát triển sẽ dần suy thoái. Còn nếu không có phát triển kinh tế thì
12



bảo vệ môi trường sẽ thất bại. Như vậy, giữa con người, phát triển và môi trường có
mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Xã hội loài người muốn tồn tại và
phồn thịnh thì việc tiến tới sự phát triển bền vững là xu thế tất yếu. “Phát triển bền
vững là sự phát triển sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường hiện có
để thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ con người đang sống nhưng phải đảm bảo cho
các thế hệ tương lai các điều kiện tài nguyên và môi trường cần thiết để họ có thể
sống tốt hơn ngày hôm nay” (WCED, 1987). Sự bền vững về phát triển của một xã
hội được đánh giá bằng các chỉ tiêu nhất định trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội; tài
nguyên thiên nhiên và môi trường. Các chỉ tiêu này lại có sự khác nhau ở các quốc
gia có trình độ phát triển khác nhau. Nhưng nhìn chung, để có được sự phát triển bền
vững thì phải có được sự cân đối, hài hòa giữa cả 3 mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi
trường. Đây là điều không dễ gì đối với việc phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc
gia hay của cộng đồng nói chung. (Trương Quang Hải, 1987). Một số mô hình phát
triển bền vững (năm 1987) thể hiện ở hình 2.1

13


Kinh tế

Xã hội

Kinh tế
Xã hội

Môi trường

Môi trường


MÔ HÌNH PTBV THẤP

Mục tiêu
kinh tế

MÔ HÌNH PTBV CAO

PTBV
Mục tiêu
sinh thái

Mục tiêu
xã hội
MÔ HÌNH PTBV CỦA WB

Hình 2.1. Một số mô hình Phát triển bền

(Trương Quang Hải, 1987)

14


2.2.2.1. Vai trò của làng nghề đối với phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
a. Vai trò
Ngày nay trong thời kì CNH – HĐH của đất nước nói chung và khu vực
nông thôn nói riêng, các làng nghề có vai trò rất lớn đối với sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.Trong
nông thôn Việt Nam, số hộ, cơ sở ngành nghề gắn liền với sự hình thành và phát
triển của cơ chế thị trường có sự định hướng của nhà nước, biểu hiện ở sự đa
dạng của cơ cấu ngành nghề và cơ cấu sản phẩm. (TS. Mai Thế Hởn , 2004)

Có hơn 90% sản phẩm của ngành nghề nông thôn tiêu thụ ở trong nước,
sản phẩm tham gia xuất khẩu chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay đã có
mặt ở 100 nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gia dụng
năm 2000 ước đạt khoảng 300 triệu USD, năm 2006 ước đạt khoảng 600 triệu
USD . (TS. Mai Thế Hởn, 2004)
Với tốc độ phát triển 8% tính theo giá trị đầu ra, sự phát triển làng nghề
đã nâng cao thu nhập của người dân làng nghề gấp 3 – 4 lần so với hoạt động
sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở tạo ra việc làm, tăng thêm thu nhập, làng nghề
nông thôn được coi là động lực làm chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng
gia tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, nâng cao phúc lợi cho người dân. Các làng
nghề ở nông thôn phát triển đã tạo ra một khối lượng hàng hóa đáng kể, đáp ứng
kịp thời nhu cầu đa dạng của đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào việc
phát triển kinh tế địa phương và tăng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường trong
nước và ngoài nước được mở rộng đã có tác dụng kích thích sản xuất và phát
triển. Nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất trong làng nghề đã kinh doanh đúng
pháp luật, có hiệu quả và tạo ra nhiều loại sản phẩm đảm bảo chất lượng, có uy
tín cao trên thị trường trong và ngoài nước như đồ gỗ Đồng Kỵ, tái chế sắt Đa
Hội, chạm bạc Đồng Xâm… Mặt khác, hàng năm các làng nghề tạo ra việc làm
tại chỗ cho hàng vạn lao động và thu hút hàng trăm lao động nông nhàn ở các
vùng phụ cận. (Trần Minh Yến, 2004)
15


Các làng nghề góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mở
rộng nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Nhiều vùng nông thôn có làng nghề phát
triển đã có nhiều thay đổi về đời sống, gần như 100% các xã có làng nghề đều
có điện lưới, đường ô tô tới trung tâm xã, có điện thoại, trạm y tế xã, phổ cập
giáo dục tiểu học, nhà ngói, nhà mái bằng… Đời sống nhân dân được cải thiện
rõ rệt so với nhân dân ở vùng thuần nông. (TS. Mai Thế Hởn, 2004)
Nói chung, các làng nghề phát triển đã giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông thôn thay đổi theo hướng mới, góp phần cải thiện đời sống của
nhân dân, đảm bảo sự phát triển bền vững nhằm hướng tới sự nghiệp CNH –
HĐH đất nước.
b. Phân bố các làng nghề trên cả nước
Chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, ĐKTN, phân
bố dân cư, ĐKKT-XH, truyền thống lịch sử, sự phân bố và phát triển làng nghề
giữa các vùng của Việt Nam là không đồng đều, thông thường tập chung vào
những khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất sản xuất nông nghiệp, nhiều
lao động dư thừa lúc nông nhàn.Với các chỉ tiêu đã đề ra, đến nay, Việt Nam có
khoảng 2017 làng nghề, thuộc 11 nhóm ngành nghề khác nhau, trong đó gồm 1,4
triệu hộ tham gia sản xuất (cả hộ kiêm), thu hút hơn 11 triệu lao động. Nhiều tỉnh
có số lượng các làng nghề lớn như Hà Tây (cũ) với 280 làng nghề, Bắc Ninh
(187), Hải Dương (65), Hưng Yên (48)… với hàng trăm ngành nghề khác nhau,
phương thức sản xuất đa dạng. Tuy nhiên, sự phân bố và phát triển các làng nghề
lại không đồng đều trong cả nước. Các làng nghề ở miền Bắc phát triển hơn ở
miền Trung và miền Nam, chiếm gần 70% số lượng các làng nghề trong cả nước
(1594 làng nghề), trong đó tập trung nhiều nhất và mạnh nhất là ở vùng đồng
bằng sông Hồng. Miền Trung có khoảng 111 làng nghề, còn lại ở miền Nam hơn
300 làng nghề (Hình 2.2). (Hiệp Hội làng nghề Việt Nam, 2009)

16


Hình 2.2. Sự phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực
Hiện nay, quá trình phát triển kinh tế của đất nước, nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm của thị trường trong và ngoài nước thay đổi do đó mà những làng nghề
phù hợp với thị trường có xu thế phát triển mạnh còn những làng nghề không
thích ứng có khả năng suy thoái hoặc không phát triển được nữa.
Bảng 2.2. Các xu thế phát triển của làng nghề Việt Nam đến năm 2015
Loại hình


Dệt nhuộm,
ươm tơ,
thuộc da

CBLTTP,
chăn nuôi,
giết mổ

Tái chế
phế liệu

Thủ công
mỹ nghệ

VLXD.kh
ai thác đá

Vùng KT
Tây nguyên

1

0

0

2

1


Tây bắc

1

1

0

1

0

Nam trung bộ

2

2

1

2

1

Đông nam bộ

1

1


1

2

-1

ĐBSH

2

1

2

2

-1

ĐBSCL

1

1

1

2

-1


Đông bắc

1

1

0

1

0

Bắc trung bộ

1

2

1

2
1
(Đề tài KC 08-09, 2005)

Ghi chú:
-1: suy thoái; 0: duy trì, không phát triển; 1: phát triển vừa; 2: phát triển mạnh

17



Bảng 2.2 cho thấy nghề ươm tơ, dệt nhuộm, thuộc da đang dần phát triển
ở hầu hết các vùng trong cả nước và phát triển mạnh ở vùng Nam trung bộ cũng
như vùng ĐBSH. Ngành thực phẩm được duy trì mức bình thường ở Tây
Nguyên, phát triển mạnh tại Nam Trung Bộ, còn các vùng khác phát triển vừa.
Ngành tái chế phế liệu vẫn duy trì ở mức vừa chỉ riêng ở vùng đồng bằng sông
Hồng thì phát triển mạnh. Tại nước ta với tay nghề khéo léo tỷ mỷ nên ngành
thủ công mỹ nghệ đã phát triển rất mạnh ở hầu hết các vùng trong cả nước và
được mở rộng trong quy mô cụ thể. Bên cạnh đó nghề vật liệu xây dựng lại là
thế yếu của nước ta với các vùng Đông nam bộ, ĐBSCL và ĐBSH thì lại đang
dần rơi vào tình trạng suy thoái, còn các vùng khác duy trì ở mức hiện tại.
c. Đặc điểm về làng nghề thủ công mỹ nghệ
Lịch sử phát triển hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam luôn gắn bó với
làng nghề phố nghề; sản phẩm (đồ đồng,đồ đá, đồ gốm, đồ gỗ, sơn mài,đan lát,
v.v..) là sản phẩm hàng hóa mang đặc trưng kinh tế, văn hóa của dân tộc song
đồng thời cũng là những tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn của các nghệ nhân,
mang tên các làng nghề làm ra nó. Một số mặt hàng như đồ gỗ chạm khảm được
coi như đạt tới chuẩn mực văn hóa truyền thống, xen lẫn với tín ngưỡng. Với
tổng số 618 làng nghề, chiếm 42% tổng số làng nghề cả nước, quy trình sản xuất
gần như không thay đổi nên yêu cầu tay nghề càng phải được nâng cao để đáp
ứng nhu cầu thị trường.
Bảng 2.3. Số lượng làng nghề của nghành thủ công mỹ nghệ
STT
1
2
3
4
5
6


Phân nghành thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
Sơn mài, chạm vàng bạc, khảm trai, đúc đồng….
Gốm,sành , sứ, thủy tinh…
Thêu ren
Chế biến gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ
Mây tre đan
Chạm khắc đá mỹ nghệ

Số lượng
33
52
106
44
367
16

(Làng nghề Việt Nam và môi trường – Đặng Kim Chi, 2005)
18


Qua bảng 2.3 cho chúng ta thấy các làng nghề mây tre đan chiếm tỷ lệ rất
lớn (khoảng 59,4%) trong tổng số 618 làng nghề và đã tạo ra những sản phẩm tư
mây tre mang tính nghệ thuật cao và đã trở thành các làng nghề chuyên sản xuất
đồ mỹ nghệ. Nghề thêu ren chiếm (khoảng 17,15%) và hiện đang là ngành đóng
góp tỷ trọng lớn cho nền kinh tế, sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao cả về giá trị
lẫn thẩm mỹ. Còn lại 2,6-8,5%là các nghề gốm sứ, sơn mài, chế biến gỗ và
chạm khắc đá tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại có đóng góp lớn vào giải quyết công
ăn việc làm không chỉ cho người dân địa phương mà còn đóng góp cho các vùng
khác, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.2.2.2. Ảnh hưởng của phát triển làng nghề đối với môi trường

Chất lượng môi trường làng nghề hầu hết không đạt tiêu chuẩn, các nguy
cơ mà người lao động tiếp xúc trong quá trình lao động là khá cao: 95% tiếp xúc
với bụi; 85,9% tiếp xúc với nhiệt; 59,6% tiếp xúc với hóa chất. Theo khảo sát
gần đây thì ô nhiễm tại các làng nghề có nguy cơ gia tăng cao ở tất cả các thành
phần môi trường. (Làng nghề Việt Nam và môi trường – Đặng Kim Chi, 2005).
Một số những đặc trưng ô nhiễm do sản xuất làng nghề gây ra ở Việt Nam được
thể hiện ở Bảng 2.4.

19


×