Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa xã phù đổng – gia lâm – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.76 KB, 98 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa ở xã
Phù Đổng – Gia Lâm – Hà Nội” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu độc lập
và nghiêm túc. Các số liệu trong bài báo cáo được thu thập từ thực tế có nguồn gốc ro
ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực khách quan và chưa hề được sử dụng để bảo
vệ một học vị nào.
Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tôi luôn
chấp hành đúng mọi quy định của nơi thực tập.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Tính

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới
tất cả các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng nhất đến TS Tô Thế
Nguyên, đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn và những
chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành
đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa xã Phù Đổng – Gia Lâm
– hà Nội”.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới ban lãnh đạo, nhân viên và các đồng
chí trong đoàn cơ sở xã đã tạo điều kiện tốt cho tôi khi thực tập tại xã Phù Đổng.


Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, những người
luôn động viên, khuyến khích, sát cánh bên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Tính

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Được sự phân công của Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn – Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam và sự hướng dẫn của thầy TS. Tô Thế Nguyên, tôi lựa chọn thực
hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa xã Phù Đổng – Gia Lâm
– Hà Nội”.
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục đích phân tích những yếu tố ảnh
hưởng, thống kê chi phí chăn nuôi để từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
bò sữa xã Phù Đổng – Gia Lâm – Hà Nội. Trên cơ sở đó ta đề xuất các giải pháp,
phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, mở rộng quy mô và nâng cao thu nhập
cho người dân của xã trong thời gian tới.
Để đạt được những kết quả nghiên cứu cần có những mục tiêu cụ thể sau: Hệ
thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễ về đánh giá hiệu quả kinh tế; Đánh giá thực trạng
chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã và ở các hộ điều tra trên địa bàn xã; Đánh giá hiệu
quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa tại xã Phù Đổng; Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến chăn nuôi bò sữa và phát triển kinh tế ở xã Phù Đổng; Từ đó đề xuất giải pháp,
phương hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa ở xã Phù Đổng – Gia
Lâm- Hà Nội.
Để làm ro mục tiêu đề ra, tôi tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng là những

hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Phù Đổng – Gia lâm – Hà Nội theo 3 nhóm chính
là: quy mô chăn nuôi nhỏ, vừa và lớn.
Để nắm ro được cơ sở lý luận của đề tài, tôi đưa ra một số khái niệm lien quan
đến hiệu quả kinh tế, hệ thống quan điểm của hiệu quả kinh tế, bản chất của hiêu quả
kinh tế. Bên cạnh đó, tôi còn đưa ra tầm quan trọng của phát triển chăn nuôi bò sữa
bao gồm: Cung cấp thực phẩm; Mang lại thu nhập cao cho người dân. Và cuối cùng là
nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa, gồm: Giống và cơ cấu
giống; Chuồng trại, phòng và dịch bệnh; Các yếu tố môi trường; Yếu tố về diện tích
đất trồng cỏ, nguồn nước; Yếu tố về đầu tư thâm canh (Thức ăn gia súc, lao động và
trình độ lao động); Yếu tố thị trường (giá sữa và nhu cầu thị trường tiêu thụ).

iii


Để thấy được cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi bò sữa, tôi tiến hành tìm
hiểu thực tiễn tình hình chăn nuôi bò sữa trên Thế giới và của Việt Nam. Trong đó về
tình hình chăn nuôi bò sữa trên Thế giới tôi xem xét, đánh giá lượng đàn bò và sự phân
bố ở các nước trên Thế giới. Đối với tình hình chăn nuôi ở Việt Nam tôi đánh giá tổng
đàn bò và sản lượng sữa phân theo từng vùng và cả nước, để từ đó thấy được tầm quan
trọng và sự phát triển của ngành chăn nuôi Bò sữa Việt Nam.
Để thấy được đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành tìm hiểu điều kiện tự
nhiên của xã; Đặc điểm địa hình; Đặc điểm khí hậu, thời tiết, lượng mưa; Điều kiện
kinh tế - xã hội của xã.
Về phương pháp nghiên cứu áp dụng trong đề tài, bao gồm:
+ Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.
+ Phương pháp thu thập số liệu (Số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp).
+ Phương pháp phân tích và xử lý số liệu (phương pháp thống kê mô tả;
phương pháp phân tích so sánh, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp phân tích
lợi ích – chi phí).
+ Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất; chỉ

tiêu phản ánh quy mô chăn nuôi; chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả).
Qua quá trình nghiên cứu tôi rút ra một số kết quả như sau:
- Về thực trạng chăn nuôi bò sữa ở xã Phù Đổng
Tổng số hộ chăn nuôi bò sữa cũng như tổng đàn bò trong xã trong 3 năm 2013
– 2015 luôn tăng. Cụ thể: Năm 2013 có 630 hộ trên tổng đàn là 1768 con bò thì sang
năm 2014 tăng lên 785 hộ chăn nuôi trên 1969 con, số hộ tăng 24,6% và tổng đàn tăng
1,91% so với năm 2013. Năm 2015 số hộ nuôi bò là 800 hộ tăng 1,91% so với năm
2014 và tổng đàn bò là 1988 con tăng 0,96% so với năm trước.
Về sản lượng sữa hàng ngày qua 3 năm lien tục tăng do nhiều hộ gia đình mở rộng
quy mô sản xuất: Năm 2013 đạt 14700kg/ngày, năm 2014 đạt 15800kg/ngày tăng 7,48% so
với năm 2013 và đến năm 2015 đạt 16200kg/ngày tăng 2,53% so với năm 2014.

iv


+ Về quy mô đàn bò sữa
Quy mô chăn nuôi của xã còn phân tán nhỏ lẻ, không đồng bộ, chủ yếu là chăn
nuôi theo hộ gia đình từ 3 – 4 con là chính, cụ thể năm 2013 là 392 con chiếm 62,22%,
năm 2014 là 520 con chiếm 66,24% và năm 2015 là 490 con chiếm 61,25%.
+ Cơ cấu giống đàn bò sữa
Số lượng và cơ cấu giống đang dần ổn định và phát triển, cụ thể: Năm 2013 bò
HF2 là 688 con chiếm 38,91% tổng đàn bò, năm 2014 là 696 con chiếm 35,35% tổng
đàn, tăng 1,16% so với năm 2013. Sang năm 2015 số lượng bò HF2 là 730 con chiếm
36,7% tổng đàn và tăng 4,89% so với năm 2014.Đối với dòng HF3 cũng vậy, có xu
hướng tăng, năm 2013 có 602 con chiếm 34,05% tổng đàn, năm 2014 có 621 con
chiếm 34,54% tổng đàn, tăng 3,16% so với năm 2013; Năm 2015 có 680 con chiếm
34,19% tăng 9,5% so với năm 2014.
+ Về năng suất và sản lượng sữa bò
Năm 2013 có 986 con bò khai thác cho sản lượng sữa là 4410 tấn/năm; Năm
2014 là 1012 con cho sản lượng là 4470 tấn/năm; Năm 2015 số bò khai thác sữa là

1020 con, cho sản lượng sữa 5876,2 tấn/năm. Với giá bình quân dao động từ 12,5 – 13
nghìn đồng/lít.
- Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa tại xã Phù Đổng
Giá trị sản xuất GO ở những hộ có quy mô nhỏ là 83,143 triệu đồng, trong khi
chi phí trung gian MI là 5,888 triệu đồng, giá trị sản xuất gấp 14,12 lần chi phí trung
gian. Đối với hộ quy mô vừa giá trị sản xuất GO đạt 141,882 triệu đồng gấp 14,88 lần
chi phí trung gian là 9,537 triệu đồng. Còn ở các hộ có quy mô lớn, giá trị sản xuất cao
đạt 228 triệu đồng gấp 13,65 lần chi phí trung gian (16,739 triệu đồng). Qua đây, ta
thấy những hộ có quy mô càng lớn thì giá trị sản xuất càng cao, chi phí trung gian cao
và tỷ lệ GO/IC thay đổi không đáng kể, có khi còn giảm (QMLhiện những hộ có quy mô càng lớn thì họ có kinh nghiệm trong việc hạch toán chi phí
chăn nuôi sao cho chi phí là thấp nhất và giá trị thu được là cao nhất.
Giá trị gia tăng cũng tăng theo quy mô, những hộ có quy mô càng lớn thì có giá
trị gia tăng càng lớn. Hộ có quy mô nhỏ bình quân giá trị gia tăng đạt 77,255 triệu
đồng gấp 13,12 lần chi phí trung gian, hộ có quy mô vừa có giá trị gia tăng đạt
132,345 triệu đồng gấp 13,88 lần chi phí trung gian, và đối với hộ có quy mô lớn thì

v


giá trị gia tăng VA đạt 211,261 triệu đồng gấp 12,62 lần so với chi phí trung gian mà
hộ chăn nuôi bỏ ra để phục vụ sản xuất chăn nuôi.
Về thu nhập hỗn hợp MI, những hộ quy mô càng lớn có thu nhập hỗ hợp càng
cao. Với quy mô nhỏ đạt 70,071 triệu đồng, quy mô vừa đạt 120,437 triệu đồng và với
quy mô lớn đạt 194,770 triệu đồng.
Về chỉ tiêu MI/IC thì nhóm hộ chăn nuôi có quy mô nhỏ cứ bỏ ra một nghìn
đồng chi phí thì nhóm hộ thu về 11,9 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp, nhóm hộ có quy
mô vừa thu về 12,63 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp và nhóm hộ có quy mô lớn thu về
11,64 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp.
Về chỉ tiêu MI/LĐGĐ thì nhóm hộ chăn nuôi có quy mô nhỏ cứ một công lao

động gia đình bỏ ra thu được 29,53 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp, nhóm hộ chăn nuôi
có quy mô vừa thu được 34,73 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp và nhóm hộ có quy mô
chăn nuôi lớn thu thu về 62,05 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp.
Qua đấy ta thấy, nếu các hộ chăn nuôi với quy mô vừa đủ thì hiệu quả kinh tế
chăn nuôi cao hơn, tăng được thu nhập cho hộ chăn nuôi, có thể tận dụng được nguồn
lực của hộ. Nếu chăn nuôi với quy mô lớn thì hộ phải phân bổ nguồn lực, sản xuất
không tập trung nên hiệu quả kinh tế đạt được không cao.
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và phát triển chăn nuôi bò sữa
xã Phù Đổng
Phù Đổng là một xã nông nghiệp, đang trên đà phát triển, và ngành chăn nuôi
bò sữa tại xã đang dần khẳng định vị thế của mình, góp phần lớn vào quá trình phát
triển kinh tế xã hội của xã. Số hộ chăn nuôi bò sữa ngày càng gia tăng, lượng đnà bò
cũng gia tăng và dẫn theo sản lượng sữa cũng tăng theo. Chính điều này đã đóng góp
rất lớn vào tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của xã. Nhưng bên cạnh đó chăn
nuôi cũng gặp rất nhiều rủi ro và khó tránh khỏi những tác nhân ảnh hưởng, sau đây là
một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa của xã:
+ Vốn đầu tư chăn nuôi
+ Thị trường
+ Diện tích đất trồng cỏ
+ Yếu tố về giống
+ Yếu tố về đầu tư thâm canh
+ Yếu tố về dịch vụ thú y
+ Trình độ, kinh nghiệm của người chăn nuôi

vi


Định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi của xã
Phù Đổng
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, khoa học công nghệ hiện đại

phát triển, các sản phẩm về sữa đa dạng, phong phú hơn và giá cả phải chăng đã và
đang cạnh tranh với nhau trên thị trường sữa, làm ảnh hưởng đến công tác chăn nuôi
cũng như quản lý chăn nuôi bò sữa của các hộ chăn nuôi. Để có thể đưa ngành chăn
nuôi bò sữa phát triển thì xã Phù Đổng nói chung và các hộ chăn nuôi nói riêng cần :
+ Thường xuyên nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật chăn nuôi.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm sữa.
+ Chăm sóc đàn bò, vệ sinh chuồng trại và thường xuyên khử trùng chuồng trại
tránh trường hợp dịch bệnh lan truyền ảnh hưởng đến đàn bò.
+ Tìm hiểu thêm nhiều thị trường tiêu thụ.
+ Hộ chăn nuôi cần tiêm phòng định kỳ bệnh lở mồm long móng, tụ huyết
trùng, giám sát chặt chẽ dịch tễ ở bò.
+ HTX Bò sữa cần mở nhiều lớp tập huấn chăn nuôi hơn để phục vụ người chăn
nuôi, cung cấp lý thuyết, truyền tải chuyên môn đến người chăn nuôi chính xác và hiệu
quả nhất.
+ Hỗ trợ vay vốn mua con giống đối với người chăn nuôi mới tham gia và sản
xuất chăn nuôi. Thúc đẩy chăn nuôi bò sữa phát triển.
+ Các cơ quan chức năng có liên quan, các cấp chính quyền địa phương quan
tâm hơn nữa tới bà con nông dân, thường xuyên giúp đỡ, hướng dẫn các kỹ thuật về
chăn nuôi. Đồng thời phát huy cao độ các nguồn lực tự nhiên nhằm phát triển ngành
chăn nuôi bò sữa trên địa bàn.
Để đạt được những mục tiêu đề ra a cần thực hiện một số giải pháp sau:
+ Nâng cao chất lượng thức ăn được sử dụng
+ Sử dụng nguồn giống tin cậy và đảm bảo chất lượng
+ Lựa chọn quy mô chăn nuôi hợp lý
+ Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa, thống
nhất cơ chế điều tiết giá sữa, chất lượng sữa giữa 3 chủ thể: Công ty thu mua, nhà thu
gom sữa và hộ chăn nuôi.
vii



+ Thường xuyên dọn vệ sinh, khử trùng chuồng trại luôn đảm bảo chuồng trại
khô thoáng để không cho mầm bệnh phát triển.
+ Cần có những chính sách hỗ trợ nông dân vay vốn để phát triển chăn nuôi bò
sữa.Các hộ chăn nuôi ở địa bàn chủ yếu là những hộ làm nông nghiệp nên vốn cho
nuôi là rất khó khăn và việc vay vốn trở nên càng khó khăn.
+ Giải pháp về thị trường.

viii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN............................................................................................iii
MỤC LỤC.................................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................xii
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................xiii
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
1.2 Mục tiêu...................................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung.....................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................2
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu............................................................................2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.................................4
2.1 Cơ sở lý luận............................................................................................................4
2.1.1 Các khái niệm liên quan........................................................................................4
2.1.2 Tầm quan trọng của phát triển chăn nuôi bò sữa...................................................6

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa.........................................8
2.2 Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................13
2.2.1 Tình hình chăn nuôi bò sữa trên Thế giới............................................................13
2.2.2 Tình hình chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam..............................................................14
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU............................................................................................................................ 19
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................................19
3.1.1 Điều kiện tự nhiên...............................................................................................19
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của xã.........................................................................20
ix


3.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................28
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................................28
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu..............................................................................29
3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu..............................................................30
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................31
3.2.5 Chỉ tiêu phân tích và cách tính cho các hộ nông dân...........................................33
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................35
4.1 Tình hình chăn nuôi bò sữa ở xã Phù Đổng...........................................................35
4.1.1 Thực trạng chăn nuôi bò sữa tại xã Phù Đổng.....................................................35
4.1.2 Quy mô đàn bò sữa.............................................................................................38
4.1.3 Cơ cấu giống đàn bò của xã................................................................................40
4.1.4 Năng suất và sản lượng sữa bò............................................................................42
4.1.5 Dịch vụ thú y, chăm sóc và nuôi dưỡng..............................................................44
4.1.6 Khai thác sữa và các kênh tiêu thụ sữa của các hộ chăn nuôi tại xã Phù Đổng...46
4.2 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa tại xã Phù Đổng.....................................48
4.2.1 Đặc điểm của các hộ chăn nuôi bò sữa...............................................................48
4.2.2 Tình hình đầu tư chi phí cho chăn nuôi bò sữa tại các hộ nông dân....................56
4.2.3 Kết quả, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa theo quy mô...........................59

4.3 Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn bò tại xã........60
4.3.1 Một số thuận lợi..................................................................................................60
4.3.2 Một số tồn tại và khó khăn..................................................................................61
4.4 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và phát triển chăn nuôi bò
sữa xã Phù Đổng..........................................................................................................63
4.3.1 Vốn đầu tư chăn nuôi..........................................................................................63
4.3.2 Thị trường...........................................................................................................63
4.3.3 Diện tích đất trồng cỏ..........................................................................................64
4.3.4 Yếu tố về giống...................................................................................................65
4.3.5 Yếu tố về đầu tư thâm canh.................................................................................67
4.3.6 Yếu tố về dịch vụ thú y.......................................................................................67
4.3.7 Trình độ và kinh nghiệm của người chăn nuôi bò sữa.........................................67
x


4.5 Định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi của xã Phù Đổng.......68
4.5.1 Định hướng phát triển chăn nuôi của xã Phù Đổng.............................................68
4.5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển chăn nuôi bò sữa tại xã Phù
Đổng trong những năm tới...........................................................................................70
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................76
5.1 Kết luận.................................................................................................................76
5.2 Kiến nghị...............................................................................................................78
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương.........................................................................78
5.2.2 Đối với hộ chăn nuôi bò sữa...............................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................81
PHỤ LỤC................................................................................................................... 84

xi



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1

Năng suất sữa của các nhóm bò sữa Việt Nam.................................................9

Bảng 2.2

Sản lượng đàn bò sữa Việt Nam qua thời kỳ 2001-2015...............................15

Bảng 2.3

Tổng số hộ chăn nuôi bò sữa và lượng đàn bò trên cả nước và một số vùng
phân bố năm 2015..............................................................................................17

Bảng 2.4

Tổng đàn và sản lượng sữa từng vùng sinh thái của nước ta năm 2015......18

Bảng 3.1

Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2013-2015...............................22

Bảng 3.2

Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2013-2015.........................24

Bảng 3.3

Tình hình cơ sở hạ tầng của xã.........................................................................25


Bảng 3.4

Tình hình phát trển kinh tế - xã hội của xã qua 3 năm 2013-2015...............27

Bảng 4.1

Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa của xã Phù Đổng qua 3 năm 20132015......................................................................................................................36

Bảng 4.2

Quy mô đàn bò sữa của xã Phù Đổng..............................................................39

Bảng 4.3

Số lượng và cơ cấu đàn bò sữa của xã Phù Đổng qua 3 năm.......................41

Bảng 4.4

Năng suất và sản lượng sữa bò của xã qua 3 năm..........................................43

Bảng 4.5

Nhu cầu về dinh dưỡng trong ngày của bò sữa..............................................46

Bảng 4.6

Tình hình chung về hộ điều tra của xã Phù Đổng..........................................49

Bảng 4.7


Điều kiện cơ cấu sản xuất trong các hộ chăn nuôi tại xã Phù Đổng...........50

Bảng 4.8

Tình hình trang thiết bị phục vụ cho CNBS....................................................55

Bảng 4.9

Chi phí trung bình trong phát triển chăn nuôi bò sữa....................................57

Bảng 4.10 Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi theo quy mô...................59
Bảng 4.11 Diện tích đất trồng cỏ của xã Phù Đổng qua 3 năm.......................................65
Bảng 4.12 Sự phát triển các giống bò sữa của xã năm 2015..........................................66

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Sự phát triển của đàn bò sữa và hộ chăn nuôi của xã Phù Đổng......................37
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện quy mô đàn bò sữa xã Phù Đổng qua 3 năm.........................40
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu giống đàn bò sữa xã Phù Đổng...................................41
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện năng suất sữa bò qua 3 năm.....................................................44
Hình 4.5 Trình độ học vấn đối với 3 quy mô chăn nuôi....................................................50
Hình 4.6 Diện tích đất bình quân hộ chăn nuôi sử dụng...................................................51
Hình 4.7 Số nhân khẩu và số lao động bình quân trong CNBS........................................53
Hình 4.8 Số vốn bình quân người chăn nuôi dùng trong sản xuất chăn nuôi.................54
Hình 4.9 Điều kiện trang thiết bị phục vụ chăn nuôi bò sữa với 3 quy mô....................56

xiii



DANH MỤC VIẾT TẮT
CNBS
HTX
QMN
QMV
QML
HQKT
CC
SL

Chăn nuôi bò sữa
Hợp tác xã
Quy mô nhỏ
Quy mô vừa
Quy mô lớn
Hiệu quả kinh tế
Cơ cấu
Số lượng

xiv


PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp, kinh tế chủ yếu dựa vào
chăn nuôi và trồng trọt. Trong đó, chăn nuôi bò sữa ở nước ta có vai
trò to lớn trong việc cung cấp các loại thực phẩm có chất lượng cao,
đáp ứng nhu cầu của xã hội. Mặt khác, phát triển chăn nuôi bò sữa là
một giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo

hướng sản xuất hàng hóa. Phát triển chăn nuôi bò sữa sẽ tạo ra khả
năng phát triển công nghiệp chế biến, từ đó tạo điều kiện thu hút lao
động thừa ở nông thôn, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho
người dân, đồng thời cho zhép sủ dụng tài nguyên đất đai, điều kiện
tự nhiên và nguồn nhân lực một cách hiệu quả.
Theo số liệu thống kê tính đến ngày 1/4/2014 đàn bò sữa cả nước Việt Nam đạt
khoảng 200,4 ngàn con. Tỷ lệ sữa tươi sản xuất trong nước so với tổng lượng sữa chế
biến tiêu dùng trong cả nước hiện nay mới chỉ đạt khoảng 28% (Cục chăn nuôi, Bộ
NN&PTNT, 2014)
Mặc dù, chăn nuôi bò sữa có chu kỳ sản xuất dài, thời gian sinh trưởng, phát
triển và thu hoạch lâu, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế tạo nên nguồn thu nhập lớn và
thường xuyên cho người chăn nuôi. Ngoài ra, bên cạnh thịt lợn, thịt gà, thịt cá ... nhu
cầu về thịt bò, sữa bò trong thị trường tăng cao đòi hỏi sự cấp thiết phải đáp ứng nhu
cầu đó. Nắm bắt được điều đó, nông dân xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội đã
mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ trồng lúa nước, hoa màu,... sang chăn nuôi bò
sữa. Chính vì thế, thu nhập của người dân địa phương tăng lên đáng kể, đời sống vật
chất và tinh thần được nâng cao thúc đẩy cho việc phát triển nông thôn mới trên địa
bàn toàn xã.
Như cổng thông tin điện tử huyện Gia Lâm đã viết: “Nói đến Phù Đổng người
ta nghĩ đến ngay chăn nuôi bò sữa, hiện nay xã có 1.814 con trâu bò, trong đó có 805
con bò sữa cho thu nhập hàng năm trên 30 tỷ đồng (số liệu năm 2011). Bên cạnh đó
với nỗ lực không ngừng của cán bộ và nhân dân xã Phù Đổng, hằng năm tổng sản
lượng lương thực của xã trung bình đạt 5400-5600 tấn, tổng giá trị thu nhập toàn xã
1


năm qua đạt 50 tỷ đồng, hộ khá gàu tăng từ 30% lên 38,5% mỗi năm giảm hơn 20 hộ
nghèo. Hiện xã còn 1,75 hộ nghèo”.
Để phát triển kinh tế, Phù Đổng có chủ trương duy trì các ngành kinh tế mũi
nhọn, mở rộng mô hình kinh tế mới, tăng cường huy động vốn tích cực chuyển giao

ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế tập thể.
Bên cạnh đó, trên địa bàn xã còn rất nhiều khó khăn về quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp. kỹ thuật canh tác chăn nuôi, sự phân bố chưa được đồng đều dẫn đến tình
trạng thiếu hiệu quả trong chăn nuôi. Trên cơ sở đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA XÃ PHÙ ĐỔNG
– GIA LÂM – HÀ NỘI” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
1.2 Mục tiêu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa xã Phù Đổng – Gia Lâm – Hà
Nội. Từ đó đề xuất các giải pháp, phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, mở
rộng quy mô và nâng cao thu nhập cho người dân của xã trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sơ lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Thực trạng chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã và ở các hộ điều tra trên địa bàn xã.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa tại xã.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chăn nuôi bò sữa và phát triển kinh tế ở địa
phương.
- Đề xuất giải pháp, phương hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
bò sữa.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng chăn nuôi bò sữa ở xã Phù đổng – Gia Lâm hiện nay ra sao ?
- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa ở địa
phương?
- Người dân phát triển chăn nuôi bò sữa theo mô hình như thế nào?
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa ở xã Phù Đổng
– Gia Lâm – Hà Nội.
- Đối tượng điều tra: Tập trung vào các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa và các
vấn đề liên quan đến chăn nuôi bò sữa ở xã.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

2


- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi bò sữa ở xã Phù Đổng – Gia Lâm – Hà Nội
- Không gian: Nghiên cứu tại địa bàn toàn xã Phù Đổng – Gia Lâm – Hà Nội.
- Thời gian:
+ Thời gian thu thập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2013-2015 và
nguồn sơ cấp : điều tra vào năm 2016.
+ Thời gian thực hiện đề tài: 1/2016 – 6/2016.

3


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1.1 Lý luận về hiệu quả kinh tế
 Các quan niệm về hiệu quả kinh tế (HQKT)
Có rất nhiều các quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng nhìn chung
chúng ta có thể nói hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, nó liên quan
trực tiếp tới nền sản xuất hàng hóa dịch vụ và với tất cả các phạm trù, quy luật kinh tế
khác. Mặt khác, hiệu quả kinh tế cũng là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt lượng của
các hoạt động kinh tế, nó phản ánh trình độ các nguồn lực trong quá trình sản xuất
kinh doanh.
Cụ thể đối với ngành nông nghiệp, hiểu quả kinh tế được hiểu là mối tương
quan so sánh với lượng hiệu quả thu được và lượng chi phí bỏ ra trong một thời gian
nhất định của một phương án sản xuất nhất định, hay một cây trồng, một gia súc nào

đó đạt được trong tương quan so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra trong điều kiện
sản xuất khác nhau, như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của ngành sản xuất nào đó.
Theo quan niệm của LN CARIMOP (kinh tế chính trị Mác – Leenin) cho rằng:
“Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hóa trên cơ sở những
nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc doanh, bằng cách so sánh hiệu quả sản
xuất với chi phí hoặc nguồn dự trữ sử dụng”.
Theo Farrel (1957): HQKT đạt được khi đạt được đồng thời cả hiệu quả kỹ
thuật (TE) và hiệu quả phân bổ (AE)
HQKT (EE) = TE * AE
 Hiệu quả kỹ thuật (TE) là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn
vị chi phí đầu vào hay nguồn lưc sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ tể về
kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến
phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản
xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
 Hiệu quả phân bổ (AE) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó giá sản phẩ và giá đầu
vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu được trên một đồng chi phí đầu
vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến
các yếu tố về giá của đầu vào và đầu ra, chính vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá.

4


Theo định nghĩa của Koopman (1951): “Một nhà sản xuất được coi là có hiệu
quả kinh tế nếu một sự gia tăng trong bất kỳ đầu ra đòi hỏi một sự giảm xuống của ít
nhất một đầu ra khác hoặc một sự gia tăng của ít nhất một đầu vào”

Quan điểm I: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt
được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan điểm này cho phép chúng ta
xác định được các chỉ tiêu tương đối của hiệu quả kinh tế bằng cách so sánh kết quả
với chi phí cần thiết để đạt được hiệu quả đó

H=
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả sản xuất
K là tổng chi phí sản xuất

Quan điểm II: Hiệu quả kinh tế đo bằng hiệu số những giá trị sản xuất
đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
HQKT = KQSX – CPSX ( H = Q – K )
Quan điểm này cho phép xác định được các chỉ tiêu tuyệt đối của hiệu quả kinh tế.
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế heo quan điểm này thì phản ánh ro nét về quy mô sản xuất của
các đơn vị kinh tế, cơ sở sản xuất nào có quy nô sản xuất lớn sẽ đạt được tác động của từng
yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh đến hiệu quả sản xuất.

Quan điểm III; Xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động giwuax chi
phí và kết quả sản xuất. Như vậy, hiệu quả kinh tế biểu hiện ở tỷ lệ giữa phần tăng them của
chi phí để đạt được kết quả đó hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung
H=
Trong đó: H là tỷ suất kết quả sản xuất bổ sung
K là kết quả bổ sung
C là tổng chi phí bổ sung
Theo tác giả Lê Thị Thụ (Vũ khí cạnh tranh thị trường – tạp chí thống kê Hà
Nội năm 1992) cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu tổng hợp nhất về chất lượng
của sản xuất kinh doanh. Nội dung của nó so sánh kết quả thu được và chi phí bỏ ra”
Với đề tài nghiên cứu này chúng tôi xác định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
bò sữa của các hộ bằng việc so sánh giữa kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra. Hai phạm
trù được quan tâm sẽ là thu và chi, tiến hành hạch toán các chi phí và tổng thu từ bò
sữa.

5



2.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế
Thước đo của hiệu quả kinh tế chính là mức độ tối đa hóa trên một đơn vị hao phí
lao động xã hội tối thiểu. Nói cách khác hiệu quả kinh tế chính là sự tiết kiệm tối đa các
nguồn lực cần có. Đó là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản
ánh trình độ sử dụng nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu mà doanh ngiệp đã đề ra.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm
lao động xã hội. Đây là hai mặt của một vấn đề về hiệu quả kinh tế. Hai mặt này có
mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã
hôi, là quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian .
Tóm lại, bản chất của hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả của lao động xã hội và
được xác định bằng tương quan so sánh giữa lực lượng kết quả thu được vưới lượng
hao phí lao động xã hội bỏ ra.
2.1.2 Tầm quan trọng của phát triển chăn nuôi bò sữa
2.1.2.1 Cung cấp thực phẩm
Sản phẩm chính của bò sữa là sữa bò. Có rất nhiều ngộ nhận về sữa: Người thi
sợ uống sữa vì cho rằng nó là nguyên nhân gây ra tăng cân, béo phì, tiêu chảy và cũng
có người vì sợ bị loãng xương mà phình bụng uống sữa. Vậy, sữa bò có tác dụng như
thế nào đối với dinh dưỡng trong cơ thể con người?
Theo Cục Dinh dưỡng Việt Nam, ta biết: Một ly sữa tươi cung cấp gần 30%
lượng canxi và hơn 23% photpho cần thiết mỗi ngày. Ở các nước phát triển, sữa tươi
được xem là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất từ thiên
nhiên, rất tốt cho cơ thể. Sữa tươi không những được sử dụng thường xuyên như một
loại thức uống hàng ngày mà còn dùng dưới nhiều hình thức khác nhau từ pha chế,
trộn với trái cây, làm bánh và thêm vào các món ăn.
Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích người tiêu dùng uống
sữa tươi 100% thiên nhiên vì không chỉ để dễ uống, mùi vị thơm ngon, sữa tươi còn dễ
hấp thu và có thể uống thường xuyên, liên tục dễ dàng với các hình thức bao bì đóng
gói tiện dụng.
Sữa bò có tác dụng rất tốt đối với ngũ tạng, thanh nhiệt trừ khát. Vitamin B1 có

chứa trong sữa bò có thể làm tăng cảm giác them ăn, trợ giúp cho quá trình tiêu hóa,
rất tốt cho màu sắc của da, phòng trừ da bị lão hóa. Vitamin B2 có thể thúc đẩy quá
trình trao đổi chất mới của da, bảo vệ da và sự hoàn chỉnh của niêm mạc. Uống sữa bò
còn có thể bổ sung canxi phòng chống bệnh loãng xương.
6


Vì thế mỗi ngày nên uống 1-2 cốc sữa bò để có thể hạ thấp tỷ lệ phát các loạt
bệnh ung thư, nâng cao sữa khỏe con người và cho một ngày dài năng động.
2.1.2.2 Mang lại thu nhập cao cho người dân
Việt Nam là một nước đang phát triển, khoa học công nghệ vẫn còn lạc hậu và
người dân sống chủ yếu vẫn là nghề làm nông, người nông dân bươn trải trên cánh
đồng để thu hoạch từng thóc, ngô, khoai, sắn… để sao cho vụ này thu hoạch được
nhiều, không bị mất mùa. Và đã rất nhiều nơi khu công nghiệp được xây dựng và người
dân không còn mặn mà với nghề nông nữa mà chuyển sang làm công nghiệp. Nhưng bên
cạnh đó, một số xã, huyện, đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập.
Và chăn nuôi bò sữa hiện nay đang mở hướng làm giàu cho người dân.
Theo như Báo Dân Trí đã viết: “Nông dân làm giàu từ nuôi bò sữa: Thu nhập
150-160 triệu/ tháng”. Với giá sữa ổn định, mà diện tích đất nông nghiệp vẫn còn đấy,
người dân chuyển đổi cây trồng, trồng toàn bộ lau cỏ để làm nguồn thức ăn cho chăn
nuôi, vào những mùa khô, ngoai thức ăn tinh, thô bà con chủ động ủ chua, lên men các
nguồn thức ăn từ cỏ, ngô… có sẵn trước đó để dự trữ nguồn thức ăn cho đàn bò. Trung
bình 1 con bò sản xuất ra được 25 lít sữa/ 1 lần vắt, một ngày bò cho sữa 2 lần với giá
13.000 đồng/ lít, bình quân mỗi ngày người nông dân thu được 650.000 đồng đối với
một con bò cho sữa. Còn ngày lương bình quân một ngày của người dân Việt Nam là
150000 đồng/ ngày, chưa tính phụ cấp và làm tăng ca. So với việc cấy cầy, trồng dâu
nuôi tằm như xưa, giờ người nông dân tích cực trong chăn nuôi bò sữa hơn vì nó thu
được lợi nhuận cao và nguồn vốn bỏ ra cũng không phải ít, họ đầu tư vào khoa học
công nghệ để giảm bớt sức nặng trong sản xuất như đầu tư mua máy vắt sữa, máy cắt
cỏ, máy phay cỏ….

Chăn nuôi bò sữa tuy mất nhiều thời gian nhưng sau khi bò vào chu kỳ cho sữa
thì gánh nặng sẽ bớt đi, khó khăn chỉ là lúc nuôi dưỡng bò từ bé tới thời kỳ bò cho sữa,
vì thời gian đó người nông dân vừa bỏ một lượng vốn mua giống cộng với thời gian
chăm sóc sẽ vất vả hơn.
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa
2.1.3.1 Giống và cơ cấu giống

Trong chăn nuôi, bất kỳ một loài gia súc gia cầm nào đó thì yếu tố tiên
quyết để phát triển chăn nuôi chính là giống. Đối với chăn nuôi bò sữa thì công tác
chọn đúng giống, giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng là yếu tố

7


quyết định đến năng suất sữa ( Con giống quyết định sản lượng sữa 40%, thức ăn 30%,
nuôi dưỡng chăm sóc 30%)

Khi chọn giống bò, ta chọn những con không bệnh tật, khỏe mạnh và cầ
căn cứ vào những tiêu chuẩn sau:
- Đặc điểm ngoại hình
Bò có ngoại hình cân đối (chiều dài, rộng, sâu). Bầu vú roogj, đều và mềm, đầu
thanh nhẹ, bốn chân săn chắc.
- Tầm vóc và khối lượng
+ Đối với bò Hà Lan thuần 3 – 4 tuổi, P: 450-500 kg
+ Bò Hà – Việt 3 – 4 tuổi, P: 350-390 kg
+ Bò lai Sind 3 – 4 tuổi, P: 280-320 kg
- Di truyền
Giống bố mẹ tốt, sản lượng sữa cao, chu kỳ cho sữa dài, khỏe mạnh.
- Khả năng cho sữa
Chu kỳ khai thác sữa:

+ Bò Hà – Việt: 270 – 300 ngày
+ Bò Lai Sind: 240 – 270 ngày
Năng suất sữa trung bình:
+ Bò Hà – Việt: 8 – 10 kg/ngày
+ Bò lai Sind: 6 -8 kg/ngày
Bảng 2.1 Năng suất sữa của các nhóm bò sữa Việt Nam

Nhóm giống
Lai Sind
HF thuần
Lai HF
F1(50%HF)
F2(75%HF)
F3(87.5%HF)


Sản lượng
(kg/chu kỳ)
1000-1500
3600-4300

Chu kỳ vắt sữa
(ngày)
2770
305

Mỡ sữa
(%)
4.81
3.1-3.35


Kg/ngày vắt
sữa
3.7-6.0
11.85-14.6

2830-2970
2520-3220
2650-3250

287-288
3.24
9.9-10.4
263-290
3.36
9.6-11.0
290-298
3.18
8.9-11.2
Nguồn: PGS.TS Đinh Văn Cải 2001
Cơ cấu về giống bò là HF thuần chiếm phần lớn trong tổng số đàn bò cả

nước. Đàn bò lai HF nuôi trong hộ và một số cơ sở chăn nuôi của các đơn vị nghiên
cứu, hay các trang trại, trung tâm khuyến nông….
2.1.3.2 Chuồng trại, phòng và dịch bệnh
 Chuồng trại:
Chuồng trại nuôi bò sữa là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất
lượng sữa, nhất là trong khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nắng nóng, mùa đông giá
lạnh, độ ẩm cao quanh năm, hơn nữa đàn bò sữa chủ yếu lại nuôi nhốt, nên chuồng trại
trong phát triển chăn nuôi bò sữa càng có ý nghĩa quan trọng. Do vậy, khi xây dựng

8


chuồng trại chăn nuôi phải lựa chọn vị trí xây dựng hợp lý, đảm bảo mỹ quan, tách biệt
nơi sinh hoạt của con người, không bị gió lùa, thuận tiện cho quá trình chăm sóc, nuôi
dưỡng, xử lý chất thải….
Chuồng bò phải được xây dựng ở một nơi thoáng mát, tránh ánh sang trực tiếp
vào chuồng và thức ăn, hệ thống xử lý chất thải phải hợp lý. Phải vệ sinh chuồng trại
thường xuyên để chuồng luôn khô ráo và thoáng mát.
 Mùa bệnh và chăm sóc:
- Vệ sinh ăn uống: Thức ăn phải sạch không bị thối, chua, mốc, nước uống sạch
không dùng nước có nguồ dịch bệnh.
- Vệ sinh thân thể: Tắm chay cho bò thường xuyên, định kỳ phun thuốc diệt ve
cho bò. Sau một thời gian nếu nhờn thuốc có thể luân phiên thay đổi thuốc khác.
- Tiêm phòng một số bệnh: Tụ huyết trùng, lở mồm long móng, tế bào xôma..
- Định kỳ kiểm tra: Thường xuyên kiểm tra để phát hiện bệnh, nhất là các bệnh
truyền nhiễm dễ lây lan cho người.
 Các dịch vụ về thú y
Trong chăn nuôi bò sữa công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh là rất quan trọng.
Đôi khi chỉ sơ suất trong phòng trừ bệnh mà ảnh hưởng đến tạo giống và chất lượng,
sản lượng sữa ở bò. Như ta biết nuôi bò sữa thì thu nhập chính là thu nhập từ sữa bò,
và khi lượng sữa bò không được đảm bảo có thể người nông dân sẽ mất trắng con bò
nếu không được chữa trị kịp thời.
Hộ chăn nuôi nên lưu ý phải kiểm tra định kỳ sức khỏe và có lịch tiêm phòng
các bệnh chính theo quy định hiện hành, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (lao, ký
sinh trùng đường máu…)
2.1.3.3 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
 Dinh dưỡng:
Bò sữa rất nhạy cảm với điều kiện dinh dưỡng, mức độ dinh dưỡng quá thấp sẽ
không đủ năng lượng và nguyên liệu cho quá trình tổng hợp sữa, nhưng nếu cho ăn

quá dư so với hàm lượng mà bò hấp thụ sẽ làm cho bò sữa béo phì, đẫn đến kìm hãm
khả năng tạo sữa của bò cái. Hàm lượng protein thô trong khẩu phần bò lai nằm trong
giới hạn 13-15% so với vật chất khô trong khẩu phần. Sự mất cân đối các tỷ lệ dinh
dưỡng như: tỷ lệ E/P, hàm lượng xơ, tỷ lệ CA/P, K/Na, S/N,… đều làm giảm khả năng
tạo sữa của bò cái.(Theo nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa – Viện
Chăn Nuôi)
 Thời tiết khí hậu, môi trường:

9


Sức sản xuất của sữa bò chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của điều kiện
nhiệt độ không khí, độ ẩm, gió, bức xạ mặt trời, áp suất khí quyển,… Song sản lượng
sữa không bị ảnh hưởng trong phạm vi nhiệt độ không khí từ 5-21 oC. Nhiệt độ thấp
hơn 5oC hoặc cao hơn 21oC sản lượng sữa sẽ giảm từ từ. Nhiệt độ cao hơn 27 oC sản
lượng sữa sẽ giảm ro rệt. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp tối đa và tối thiểu cho sức sản
xuất sữa ở mỗi giống bò có khác nhau.(Theo nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản
lượng sữa – Viện Chăn Nuôi)
Khí hậu, thời tiết còn ảnh hưởng tới sản xuất và cung cấp thức ăn, tình hình
dịch bệnh và tình hình tiêu thụ sữa. Do đó, thường vào vụ thu đông hộ chăn nuôi
thường tích góp cây ngô, cỏ … để ủ chua cho mùa hanh khô tránh trường hợp thiếu
chất thô cho bò. Nếu khí hậu ôn hòa thì mọi sự vật đều phát triển, nhưng khi vào mùa
đông thời tiết hanh khô cây cỏ dần dần chết và làm thiếu đi nguồn thức ăn xanh cho
bò. Chính vì vậy, trong chăn nuôi bò sữa quan trọng nhất là thời điểm nuôi dưỡng sao
cho đảm bảo được nguồn thức ăn thô và tinh để không bị giảm chất lượng và sản
lượng sữa.
2.1.3.4 Yếu tố về diện tích đất trồng cỏ, nguồn nước
Trong chăn nuôi bò sữa, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế
được. Chính vì vậy, đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chăn nuôi bò sữa. Đối
với chăn nuôi bò sữa, đất đai không chỉ dùng để xây dựng chuồng trại, chăn thả mà

còn để trồng các loại cỏ cung cấp thức ăn cho bò sữa. Do đó, để phát triển chăn nuôi
bò sữa cần có một diện tích đất nông nghiệp đủ lớn theo quy mô chăn nuôi. Quy mô
đất, diện tích đất có ảnh hưởng ro rệt tới mức độ đầu tư, khả năng áp dụng cơ giới hóa
vào sản xuất từ đó ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa.
Nguồn nước cũng có ảnh hưởng tới sức sản xuất của bò sữa. Nhu cầu về nước
đối với bò sữa là rất lớn, bình quân mỗi ngày con bò cái cần 60-80 lít nước uồng (Theo
Cục dinh dưỡng Chăn nuôi). Ngoài ra, nước còn dùng để vệ sinh chuồng trại, tắm chải
cho bò… Nên nguồn nước sử dụng cho chăn nuôi bò sữa phải là nguồn nước ngọt,
sạch.
2.1.3.5 Yếu tố về đầu tư thâm canh
 Thức ăn gia súc
Thức ăn là một yếu tố cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động sản
xuất. Con người hàng ngày cũng cần một lượng thức ăn vừa đủ để duy trì sự sống và

10


sức hoạt động của mình, trong hoạt động chăn nuôi cũng vậy, những vật nuôi, gia súc,
gia cầm cũng cần một lượng thức ăn bổ sung cho cơ thể để duy trì hoạt động sản xuất
của bản thân. Đặc biệt trong chăn nuôi bò sữa, thức ăn quyết định sự tăng trưởng và
phát triển của bò, quan trọng hơn cả thức ăn quyết định cho quá trình tiết sữa của bò,
sản lượng sữa cao hay thấp là do số lượng và chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn cung
cấp.
 Lao động và trình độ lao động
Chăn nuôi bò sữa ở nước ta hiện nay đang phát triển theo quy mô hộ gia đình,
chăn nuôi nhỏ lẻ, trung bình từ 2-6 con/hộ. Vì thế, lao động trong chăn nuôi bò sữa
chủ yếu là người trong gia đình. Tất cả các công việc trong công tác chăn nuôi có thể
nhiều người làm và phân chia lao động theo thời gian nhàn rỗi của từng người.
Trong công tác chăn nuôi bò sữa hiện nay ngoài một số ít người có trình độ cả
chuyên môn cũng như kinh nghiệm chăn nuôi thì đa phần các hộ chăn nuôi vẫn chưa

có chuyên môn về chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác sữa, chọn giống và đặc biệt là về
thú y…. Chính vì vậy hiệu quả chăn nuôi của nhiều hộ gia đình chưa được cao, chăn
nuôi vẫn thường gặp nhiều rủi ro.
2.1.3.6 Thị trường
 Giá sữa
Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên đáng
kể. Theo thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam: nhu cầu sữa tươi nguyên liệu
tăng khoảng 61%, từ 500 triệu lít ( năm 2010) lên đến 805 triệu lít (năm 2015).
Sau vụ sữa nhiễm melamine năm 2008 thị trường sữa hiện nay đang trên đà ổn
định, tuy nhiên cục an toàn thực phẩm đang có chính sách cơ cấu lại chất lượng sữa,
những hộ gia đình đã ký kết hợp đồng với công ty thu mua mới được vinamilk chấp
nhận và thu mua. Chính vì vậy đã làm hộ chăn nuôi bò sữa hoang mang và giá sữa
cũng lay động trong thời gian gần đây. Về cơ bản giá sữa vẫn cân bằng ở 12.500 đồng/
lít, dao động đến 14.000 đồng/ lít đối với loạt sữa có chất lượng tốt, đảm bảo.(Điều tra
năm 2016)
 Nhu cầu thị trường tiêu thụ
Là quốc gia đông dân với mức tăng trưởng dân số cao, khoảng 1,2%/ năm, Việt
Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các hãng sản xuất sữa. Với tỷ lệ tăng
trưởng GDP 6-8%/ năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14,2%/ năm cùng với xu
hướng cải thiện sức khỏe và tầm vóc của ngời Việt khiến nhu cầu sử dụng các loại sữa
11


×