Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

XÂY DỰNG PHẦN mềm QUẢN lý và TRAO đổi THÔNG TIN học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ TÀI:
XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ VÀ
TRAO ĐỔI THÔNG TIN HỌC SINH

Sinh viên thực hiện

: PHÙNG THỊ THẮM

Lớp

: K54THO

Msv

: 543277

Ngành

: TIN HỌC

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. TRẦN THỊ THU HUYỀN

HÀ NỘI – 2014



GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt năm năm học tập, nghiên cứu tại trường Đại Học Nông
Nghiệp Hà Nội em đã được Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
cùng toàn thể các thầy cô đã quan tâm, tận tình dạy bảo.
Qua quá trình làm luận văn tốt nghiệp, trước hết em xin chân thành cảm
ơn các thầy cô Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Công Nghệ
Thông Tin đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu trong những
năm học tại trường.
Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn Th.S
Trần Thị Thu Huyền - Bộ môn Khoa Học Máy Tính – Khoa CNTT – Trường
Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã hết sức tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn
thành luận văn một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường Trung học cơ sở
Liên Phương - Tp Hưng Yên - Hưng Yên đã hết lòng giúp đỡ tạo điều kiện để
em thu thập những thông tin cần thiết cho chuyên đề tốt nghiệp này.
Cuối cùng em xin gửi lời biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp
đỡ em về mặt tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực tập.
Mặc dù em dã cố gắng hoàn thành đề tài thực tập với tất cả sự lỗ lực
nhưng với điều kiện thời gian có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế, khóa luận
không tránh khỏi những thiều sót nhất định. Em mong được sự góp ý của thầy
cô và các bạn để đưa chương trình áp dụng vào thực tiễn. Em xin chân thành
cảm ơn !
Hà nội ngày 10 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Phùng Thị Thắm

SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54


i


GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

MỤC LỤC
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu...............................................................................5
2.1 Nội dung nghiên cứu........................................................................................................5
Địa điểm và thời gian thực tập...............................................................................................6
2.1.1 Cách tính điểm cho học sinh...................................................................................17
2.1.2 Cách thức xếp loại học lực......................................................................................18
2.1.3 Tiêu chí xếp loại hạnh kiểm....................................................................................19
2.1.4 Xét công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến......................................................21
2.1.5 Xét lên lớp hoặc không lên lớp...............................................................................21
2.1.6 Xét kiểm tra lại các môn.........................................................................................21
1.2 Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm....................................................................46

SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

ii


GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt

Từ đầy đủ


1

DHK

2

TBMHK

3

TBMCN

4

TBM

5

TBHK

6

TBCN

7

THPT

8


GD&ĐT

9

HĐH

Hiện đại hóa

10

CNH

Công nghiệp hóa

11

CNTT

Công nghệ
thông tin

Điểm học kỳ
Trung bình môn
học kỳ.
trung bình môn
cả năm
Trung bình môn
Trung bình học
kỳ
Trung bình cả

năm
Trung học phổ
thông
Giáo dục và đào
tạo

Extensible
12

XML

Markup
Language

13

HTML

Ý nghĩa

“ Ngôn ngữ Đánh dấu Mở rộng ”
là ngôn ngữ đánh dấu với mục đích
chung do W3C đề nghị, để tạo ra
các ngôn ngữ đánh dấu khác.

HyperText

Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu vǎn bản):

Markup


Ngôn ngữ được sử dụng để tạo ra

SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

iii


GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

các trang World Wide Web với các
Language

siêu liên kết và đánh dấu cho khuôn
dạng vǎn bản.
là một ngôn ngữ lập trình kịch bản

14

PHP

Hypertext
Preprocessor

hay một loại mã lệnh chủ yếu được
dùng để phát triển các ứng dụng viết
cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng
cho mục đích tổng quát.
kiểu thiết kế sử dụng nhiều lớp định
dạng chồng lên nhau. Cách đơn giản


15

CSS

Cascading Style
Sheet

nhất để hiểu CSS là coi nó như một
phần mở rộng của HTML để giúp
đơn giản hóa và cải tiến việc thiết kế
cho các trang web.

SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

iv


GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ
của CNTT. CNTT đã ở một bước phát triển cao đó là số hóa tất cả các dữ liệu
thông tin, luân chuyển mạnh mẽ và kết nối tất cả chúng ta lại với nhau. CNTT
đến với từng người dân, từng người quản lý, nhà khoa học, người nông dân, bà
nội trợ, học sinh tiểu học….Không có lĩnh vực nào, không có nơi nào không có
mặt của CNTT. Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất
của sự phát triển. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm
góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc,

thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế,
tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân,
đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng
lợi sự nghiệp CNH, HĐH.
CNTT đã được áp dụng cho nhiều lĩnh vực rộng rãi. Trong thực tế nó đã
trở thành một công cụ làm việc không thể thiếu được, lợi ích của nó thực sự lớn
và không thể tính được. Giáo dục cũng là một trong các lĩnh vực không nằm
ngoài xu thế phát triển và ứng dụng của công nghệ thông tin. Điều đó đã mở ra
cuộc cách mạng lớn trong công cuộc cải thiện chất lượng và hiệu quả của hệ
thống giáo dục. Ngày nay với sự liên kết mạng toàn cầu, cả giáo viên và học
sinh có thể tìm tòi mở mang kiến thức của họ. Hơn nữa thông qua mạng mối
quan hệ giữa giáo viên ,gia đình và học sinh trở lên gần gũi hơn.
Hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới có rất nhiều phần mềm được
sử dụng cho các trường học như sổ liên lạc điện tử, thư viện điện tử, các trang
mạng trường, các diễn đàn giáo dục, … Với từng lĩnh vực cụ thể, các sản phẩm
công nghệ thông tin nói trên đều có những thế mạnh riêng của mình và đều
SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

1


GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

hướng tới mục tiêu chung là tăng cao khả năng quản lý, trao đổi và hỗ trợ trong
giáo dục. Tuy nhiên, để có thể đi sâu vào một công việc cụ thể như quản lý quá
trình học tập của học sinh, trao đổi thông tin giữa gia đình - nhà trường, giữa học
sinh – học sinh, … thì không phải lúc nào các phần mềm đã có có thể đáp ứng
được. Với nhu cầu thực sự và thiết thực đó em đã quyết định chọn đề tài “ XÂY
DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN HỌC SINH

” làm khóa luận tốt nghiệp của mình với sự hướng dẫn của ThS.Trần Thị Thu
Huyền – Bộ môn Khoa Học Máy Tính – Khoa CNTT – Trường Đại học Nông
Nghiệp Hà Nội.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1 Mục đích
- Quản lý được toàn bộ quá trình học tập cũng như thông tin của học sinh
tại trường.
- Tạo cầu nối giữa gia đình – giáo viên - học sinh, cho phép phụ huynh
nắm bắt được tình hình học tập mới nhất của con em như điểm kiểm tra, hạnh
kiểm, học lực… một cách nhanh nhất nhằm nâng cao khả năng giám sát của gia
đình tới quá trình học tập của học sinh.
- Nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, phụ huynh sẽ dễ dàng liên
lạc, trao đổi với thầy cô giáo khi có một sự kiện nào đó xảy ra với con em mình.
- Học sinh dễ dàng trao đổi, nắm bắt được các thông tin của lớp của
trường.
2.2 Yêu cầu
- Sử dụng phần mềm đơn giản và hiệu quả.
- Không cần bất kỳ thiết bị tin học nào, chỉ cần 01 máy tính có kết nối với
Internet .
- Thời gian cài đặt và hướng dẫn sử dụng ngắn.
- Tạo ra kênh giao tiếp giữa nhà trường - gia đình nhanh

SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

2


GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Có thể nhận thấy rằng, Internet ngày càng thể hiện được vai trò to lớn của
mình trong mọi mặt đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Trong mấy thập niên gần đây, đổi mới giáo dục đào tạo đã trở thành xu
thế toàn cầu. Khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão, tạo ra
những bước tiến nhảy vọt, đặc biệt trong các lĩnh vực điện tử - viễn thông, tin
học và công nghệ thông tin.
Tại Việt Nam, ứng dụng những thành tựu mới nhất về khoa học và công
nghệ, cụ thể là Internet vào công cuộc dạy và học, nhằm thích ứng với sự phát
triển của giáo dục thời đại trong bối cảnh kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ
như hiện nay đang trở thành một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu.
Thông qua công nghệ, các thầy cô giáo dễ dàng tiếp cận các bài giảng, tri thức
bằng cách truy cập hoặc liên hệ trực tiếp với các đồng nghiệp. Nhờ vào công
nghệ thông tin, học sinh và bản thân các thầy cô giáo còn có thể xem xét và
đánh giá năng lực giảng dạy và học tập trên toàn quốc.
- Ở nước ta trên thị trường đã có một số phần mềm được xây dựng để
quản lý học sinh như SSM, Edu-BS, F-school…
+ Phần mềm Quản lý học tập nhà trường Edu-BS online :
Ưu điểm: là phần mềm phục vụ cho công tác quản lý giảng dạy, quản lý
hồ sơ, quản lý các kỳ thi và điều hành của Sở GD&ĐT, phần mềm này nó xử lý
một khối lượng công việc rất lớn cho toàn trường.
Nhược điểm: chưa quản lý chặt chẽ tới từng lớp, cá nhân học sinh.
+ Phần mềm quản lý trường học F-School :
Ưu điểm: quản lý học sinh, giáo viên, sổ điểm điện tử,… cho tất cả hệ
thống trường học cấp 1, 2 và 3. Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ tổ chức thực hiện

SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

3



GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

các kỳ thi khảo sát, thi thử tốt nghiệp và thi thử Đại học - cao đẳng (đối với
trường THPT) .
Nhược điểm: tuy phần mềm đã có rất nhiều chức năng kể cả việc quản lý
học sinh cho từng lớp nhưng việc trao đổi, tạo cầu nối giữa giáo viên – phụ
huynh – học sinh còn hạn chế, chưa có sự trao đổi thông tin giữa các thành viên.
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của chúng hết sức to lớn của những
phần mềm nêu trên nhưng trong một số trương hợp nó vẫn còn một số hạn chế
như chưa gần gũi và đi sâu vào tình hình học tập với học sinh cũng như sự trao
đổi thông tin giữa Giáo viên – phụ huynh – học sinh.
2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Số lượng người sử dụng Internet trên thế giới ngày càng tăng nhanh.
Trong lĩnh vực Giáo dục, đào tạo việc ứng dụng CNTT đã góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học ở các cấp, các bậc học, mở rộng thêm nhiều loại hình đào
tạo như đào tạo từ xa, phối hợp liên kết giữa các trường trên tất cả các Quốc gia
trên thế giới.
Ở các nước phát triển việc ứng dụng CNTT vào trong lĩnh vực quản lý đào
tạo, quản lý điểm học sinh đã được áp dụng trong một thời gian dài và thu được
nhiều thành công. Chính vì thế ở các nước đang phát triển như nước ta cần phải
có những mục tiêu, chính sách, kế hoạch đúng đắn cho lĩnh vực CNTT trong quá
trình phát triển đất nước.

SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

4


GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”


PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là :
+ Học sinh – phụ huynh.
+ Giáo viên.
+ Các luồng công việc trong công tác quản lý học sinh: thông tin học sinh,
điểm, đánh giá,…
+ Các thông tin trao đổi giữa các thành viên trong diễn đàn.
+ Các bộ phận có liên quan….
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu phần mềm Xampp, Adobe Dreamweaver CS5.5…..
- Tìm hiểu các ngôn ngữ hỗ trợ lập trình web như PHP, Html, Css,…
- Khảo sát, phân tích, thiết kế hệ thống.
- Tìm hiểu cách thức xây dựng phần mềm ứng dụng web.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu bằng lý luận
- Thu thập, phân tích, tổng hợp, xử lý dữ liệu liên quan đến đề tài.
2.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu bằng thực tiễn
- Tham khảo tài liệu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ
trong trường (các phần mềm tương tự nếu có).
- Tham khảo ý kiến của bạn bè, hướng dẫn của thầy cô, kết hợp với sự mày
mò, sáng tạo ý tưởng của bản thân.

SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

5



GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

2.2.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
- Tra cứu tài liệu và sử dụng mạng Internet.
- Khảo sát, phân tích, thiết kế hệ thống.
- Viết chương trình.
- Kiểm thử, thực nghiệm.
Địa điểm và thời gian thực tập
- Bộ môn Khoa Học Máy Tính, Khoa CNTT, trường ĐH Nông Nghiệp Hà
Nội.
- Thời gian nghiên cứu từ ngày15/01/2014 đến 30/05/2014.

SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

6


GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1.

Cơ sở lý thuyết

1.1 Ngôn ngữ lập trình PHP
1.1.1 Giới thiệu chung
PHP là gì ?
PHP viết tắt của Hypertext Preprocessor, là một ngôn ngữ lập trình được
kết nối chặt chẽ với máy chủ. Nói một cách đơn giản không theo thuật ngữ khoa

học thì một quá trình xử lý PHP được thực hiện trên máy chủ ( Windowns hoặc
Unix ). Khi một trang Web muốn dùng PHP thì phải đáp ứng được tất cả các quá
trình xử lý thông tin trong trang Web đó, sau đó đưa ra kết quả như ngôn ngữ
HTML. Vì quá trình xử lý này diễn ra trên máy chủ nên trang Web được viết
bằng PHP sẽ dễ nhìn hơn ở bất kì hệ điều hành nào.
Cũng giống như hầu hết các ngôn ngữ lập trình khác, PHP có thể nối trực
tiếp với HTML. Mã PHP tách biệt với HTML bằng các thực thể đầu và cuối.
Khi một tài liệu được đưa ra phân tích, quá trình xử lý PHP chỉ được thực hiện ở
những điểm quan trọng, rồi sau đó đưa ra kết quả .
Nhưng trớ trêu thay PHP cũng có khả năng tách biệt mã hoàn toàn với
HTML. Nói rộng hơn, việc đưa ra sự kết hợp này rất chi là lý tưởng bởi vì nó
cho phép các nhà thiết kế có thể làm việc trên trang Web đã được bố trí theo kế
hoạch mà không bị cản trở bởi các mã.
* Lịch sử ra đời của PHP
PHP được giới thiệu năm 1994 như một bộ sư tập của một ngôn ngữ lập
trình chưa chặt chẽ và dựa vào Perl và các dụng cụ của trang chủ. Tác giả của
cuốn ngôn ngữ lập trình này, ông R.Lerdoft đã làm cho tất cả phải giật mình bởi
đã sáng tạo ra nó.
Tới năm 1998 việc công bố phiên bản 3 thì PHP mới chính thức phát triển
theo hướng tách riêng của mình giống như C và Perl, PHP là một ngôn ngữ lập
SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

7


GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

trình có cấu trúc và tính năng đa dạng. Chính vì những điểm giống nhau này đã
khuyến khích các nhà thiết kế Web chuyên nghiệp chuyển qua sử dụng PHP. Với
phiên bản 3 này PHP cũng cung cấp một số lượng cơ sở dữ liệu khá đồ sộ gồm

cả MySQL, mSQL,OPBC và Oracle. Nó cũng có thể làm việc với các hình ảnh
các file dữ liệu, FTP, XML và host của các kĩ thuật ứng dụng khác.
Cho đến nay thì PHP đã được công bố tới phiên bản 4 và càng ngày càng
hoàn hảo và dễ sử dụng.
Đến nay PHP vẫn là một dịch vụ hàng đầu miễn phí. Tuy nhiên không
giống như một số ngôn ngữ khác càng ngày nó càng trở thành một xu hướng vì
rất nhiều các trang Web hiện nay được làm bằng PHP.
Tại sao nên dùng PHP ?
Không còn xa lạ gì khi có rất nhiều sự lựa chọn các ngôn ngữ lập trình
khác ngoài PHP như ASP, Perl ... và một số loại khác. Trong mỗi ngôn ngữ lập
trình này đều có cấu hình và tính năng khác nhau thì chúng vẫn có thể đưa ra
một kết quả giống nhau.
1.1.2 Đặc điểm chung
Rất đơn giản đối với những người còn xa lạ với chương trình này đây là
sự lôi cuốn mạnh mẽ nhất. Thậm chí là rất ít hoặc không có một chương trình
nào có thể tạo ra một tốc độ đáng kinh ngạc trong việc phát triển bành trướng
như PHP. Bởi vì nó được thiết kế đặc biệt trong các ứng dụng Web, PHP xây
dựng được rất nhiều tính năng để đáp ứng những nhu cầu chung nhất.
PHP là một mã nguồn thông tin mở: Bởi vì mã nguồn của PHP sẵn có nên
cộng đồng các nhà phát triển Web luôn có ý thức cải tiến nó, nâng cao để khắc
phục các lỗi trong chương trình này.
PHP rất ổn định và tương hợp, mới đây PHP đã vận hành khá ổn định trên
các hệ điều hành gồm cả Unix, windown... Đồng thời nó cũng nối với một số
máy chủ như IIS hay Apache.

SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

8



GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

1.2 Phần mềm Xampp

Môi trường phát triển : trên hệ điều hành Windows XP với phần mềm
XAMPP for Windows phiên bản 1.7.7 . Phần mềm này tích hợp các công cụ :
trình dịch PHP 5.3.8 , My SQL ,….
XAMPP 1.7.7- đối với hầu hết những người lập trình, các nhà phát triển
ứng dụng web trực tuyến, ứng dụng này đã trở thành một phần không thể thiếu.
Thao tác trên phần mềm đơn giản,dễ hiểu.

SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

9


GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

1.3 Hệ soạn thảo trong quá trình lập trình Adobe Dreamweaver CS5.5

Người dùng không chuyên chỉ việc cần tìm cho mình một mẫu trang web
vừa ý trên Internet, dùng công cụ soạn thảo thông thường để chỉnh sửa hay thêm
bớt một số thành phần, rồi tạo ra một Template để áp dụng cho toàn bộ Website.
Ngoài những tính năng kéo thả để xây dựng trang web, Dreamweaver còn
cung cấp một môi trường viết mã với đầy đủ chức năng bao gồm các công cụ
viết mã (như tô màu mã, bổ sung thẻ tag, thanh công cụ mã), hỗ trợ các ngôn
ngữ lập trình thông dụng HTML, CSS, Javascript, ASP VBScript, PHP hay XML.
Nếu muốn xây dựng các ứng dụng web động chạy trên công nghệ máy
chủ ASP.NET, ASP, JSP và PHP thì Dreamweaver hoàn toàn có thể đáp ứng
được các dự án lớn này.

Giao diện sử dụng được bố trí trực quan và thân thiện với người sử dụng,
khu vực soạn thảo đoạn mã được đánh số thứ tự ở các dòng và có tô màu theo
từng thẻ giúp tiện cho việc theo dõi, kiểm tra. Ngoài giao diện mặc định, chương
trình còn hỗ trợ nhiều dạng giao diện với cách bố trí ví trí thanh công cụ khác
nhau, tại tính năng Designer (đối với phiên bản Dreamweaver CS5).
SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

10


GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

1.4 Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình HTML
HTML là ngôn ngữ dùng để xây dựng trang web, nó mô tả cách thức mà
dữ liệu được hiển thị thông qua tập ký hiệu đáng dấu thường được gọi là tag.
Các tag này được bao quanh bởi các dấu "<" ">", ví dụ : <HTML> , </body>...là
các tag thông dụng.
Một trang web thông thường gồm có 2 thành phần chính đó là : dữ liệu
của trang web ( văn bản, hình ảnh, âm thanh...), và các tag HTML dùng để mô tả
cách thức mà các dữ liệu này được hiển thị. Khi một trang web được tải về trình
duyệt, trình duyệt sẽ căn cứ vào các tag HTML để định dạng dữ liệu được hiển
thị.
Hầu hết các tag của HTML đều có tag bắt đầu và kết thúc tương ứng, tag
kết thúc tương ứng với một tag chỉ khác ở chỗ có thêm ký tự "/".
Các tag không phân biệt chữ thương và chữ hoa, nghĩa là các tag <html>
và <HTML> là như nhau.
Trong quá trình đọc trang web đ63 hiển thị, trình duyệt sẽ bỏ qua các
khỏang trắng thừa và các dấu ngắt dòng giữa các văn bản và các tag.
Khi bắt đầu sọan thảo một trang web, các tag cơ bản sau sẽ đóng vai trò là
khung cho việc định nghĩa một trang HTML :

<HTML>
<HEAD><TITLE>Title of the web page</TITLE></HEAD>
<BODY>
An example of a simple web page
</BODY>
</HTML>

Thành phần của HTML
Các dạng thẻ HTML
Thẻ HTML dùng để viết lên những thành tố HTML
Thẻ HTML được bao quanh bởi hai dấu lớn hơn < và > nhỏ hơn.
SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

11


GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

Những thẻ HTML thường có một cặp giống như <b> và </b>
Thẻ thứ nhất là thẻ mở đầu và thẻ thứ hai là thẻ kết thúc.
Dòng chữ ở giữa hai thẻ bắt đầu và kết thúc là nội dung.
Những thẻ HTML không phân biệt in hoa và viết thường, ví dụ dạng <b>
và <B> đều như nhau,
Thành phần HTML
Nhớ lại ví dụ ở trên của chúng ta về HTML
<html>
<head>
<title>Viet Photoshop</title>
</head>
<body>

www.vietphotoshop.com and www.bantayden.com. <b>Photoshop and web
design resources </b>
</body>
</html>
<b>Photoshop and web design resources </b>
Thành phần của HTML bắt đầu với thẻ: <b>
Nội dung của nó là: Photoshop and web design resources
Thành phần của HTML kết thúc với thẻ: </b>
Mục đích của thẻ <b> là để xác định một thành phần của HTML phải được
thể hiện dưới dạng in đậm
Đây cũng là một thành phần của HTML:
<body>
www.vietphotoshop.com and www.bantayden.com. <b>Photoshop and web
design resources </b>
</body>

SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

12


GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

Phần này bắt đầu bằng thẻ bắt đầu <body> và kết thúc bằng thẻ kết thúc
</body>. Mục đích của thẻ <body> là xác định thành phần của HTML bao gồm
nội dung của tài liệu.
1.5 Tìm hiểu về Css
CSS (Cascading style sheets) được hiểu một cách đơn giản đó là cách mà
chúng ta thêm các kiểu hiển thị (font chữ, kích thước, màu sắc...) cho một tài
liệu Web

Một số đặc tính cơ bản của CSS
CSS quy định cách hiển thị của các thẻ HTML bằng cách quy định các
thuộc tính của các thẻ đó (font chữ, màu sắc). Để cho thuận tiện bạn có thể đặt
toàn bộ các thuộc tính của thẻ vào trong một file riêng có phần mở rộng là ".css"
CSS nó phá vỡ giới hạn trong thiết kế Web, bởi chỉ cần một file CSS có
thể cho phép bạn quản lí định dạng và layout trên nhiều trang khác nhau. Các
nhà phát triển Web có thể định nghĩa sẵn thuộc tính của một số thẻ HTML nào
đó và sau đó nó có thể dùng lại trên nhiều trang khác.
Có thể khai báo CSS bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể đặt đoạn CSS
của bạn phía trong thẻ <head>...</head>, hoặc ghi nó ra file riêng với phần mở rộng
".css", ngoài ra bạn còn có thể đặt chúng trong từng thẻ HTML riêng biệt
Tuy nhiên tùy từng cách đặt khác nhau mà độ ưu tiên của nó cũng khác
nhau. Mức độ ưu tiên của CSS sẽ theo thứ tự sau.
Style đặt trong từng thẻ HTML riêng biệt
Style đặt trong phần <head>
Style đặt trong file mở rộng .css
Style mặc định của trình duyệt
Mức độ ưu tiên sẽ giảm dần từ trên xuống dưới.
CSS có tính kế thừa
Cú pháp của CSS được chia làm 3 phần. phần thẻ chọn (selector), phần
thuộc tính (property), phần nhãn (value).
SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

13


GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

Làm sao chèn CSS vào trang Web
Bạn đã có một file CSS của bạn, bây giờ công việc tiếp theo là làm thế

nào để chèn những đoạn CSS của bạn vào trong trang, Và xem chúng hoạt động
như thế nào. Trong phần này chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về cách chèn một
đoạn style trong trang HTML hay liên kết tới một file CSS viết sẵn.
Khi trình duyệt đọc đến CSS, thì toàn bộ Website sẽ được định dạng theo các
thuộc tính đã được khai báo trong phần CSS. Có ba cách cho phép chúng ta chèn
định dạng CSS vào trong Website.
- CSS được khai báo trong file riêng.
Toàn bộ mã CSS được chứa trong file riêng có phần mở rộng .css là một ý
tưởng được dùng khi một file CSS sẽ được áp dụng cho nhiều trang khác nhau.
Bạn có thể thay đổi cách hiển thị của toàn bộ site mà chỉ cần thay đổi một file
CSS. Trong cách này thì file CSS sẽ được chèn vào văn bản HTML thông qua
thẻ <link>...</link>. Ta có cú pháp như sau:
Code:
<html>
<head>
medial=” all " />
</head>
<body>
</body>
</html>
Trình duyệt sẽ đọc toàn bộ các định dạng được quy định trong file
mystyle.css và định dạng cho văn bản HTML.
File CSS có thể được soạn thảo bằng một số trình duyệt khác nhau. Trong
file không được chứa mã HTML, khi ghi lại chúng ta bắt buộc phải ghi lại với
SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

14



GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

phần mở rộng là .css. Giả sử chúng trong file mystyle.css ở trên chứa đoạn mã
sau:
Code:
hr {color: sienna}
p {magin-left: 20px}
body {background-image:
url(" />Không bao giờ sử dụng khoảng trắng trong nhãn, giả sử rằng nếu bạn
dùng margin-left: 20 px; thay cho margin-left: 20px; thì IE6 sẽ hiểu còn các
trình duyệt như Firefox, Opera sẽ không hiểu
Chèn CSS trong tài liệu HTML
Chèn thẳng CSs trong tài liệu được áp dụng trong trường hợp những định
dạng CSS này chỉ giành riêng cho tài liệu HTML đó. Khi bạn chèn trực tiếp thì
đoạn mã của bạn phải đặt trong thẻ <style> và đặt trong phần <head>.
Code:
<head>
<style type="text/css">
hr {color: sienna}
p {margin-left: 20px}
body {background-image:
url(" /></style>
</head>
Có một số trình duyệt cũ sẽ không hiểu thẻ <style>, nó sẽ bỏ qua thẻ này.
Tuy nhiên thì nội dung trong thẻ <style> vẫn hiển thị ra trang HTML. Vì vậy mà
chúng ta sẽ phải dùng định dạng chú thích trong HTML để chứa phần nội dung
của thẻ <style>.
Code:

SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54


15


GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

<head>
<style type="text/css">
p {margin-left: 20px}
body {background-image:
url(" />-->
</style>
</head>
Chèn trực tiếp vào thẻ của HTML(inline style)
Inline style được sử dụng nhiều trong trường hợp một thẻ HTML nào đó
cần có style riêng cho nó.
Inline style được áp dụng cho chính thẻ HTML đó, cách này sẽ có độ ưu tiên
lớn nhất so với hai cách trên. Dưới đây là một ví dụ mà chúng ta dùng Inline style
Code:


This is a paragraph


Nhiều Stylesheet
Trong trường hợp mà có một số thẻ có cùng định dạng, chúng ta có thể
gộp chúng lại với nhau. Giả sử như sau:
Code:
h1, h2, h3 {
margin-left: 10px;
font-size: 150%;

...
}
Giống đoạn mã trên thì cả ba thẻ h1, h2, h3 đều có cùng 3 thuộc tính như trên.

SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

16


GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

2. Khảo sát yêu cầu bài toán
Khảo sát
2.1 Cách đánh giá, xếp loại cho học sinh
Quy chế đánh giá xếp loại cho học sinh Trung học cơ sở và trung học phổ
thông.
Theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ giáo dục và đào tạo như sau
2.1.1 Cách tính điểm cho học sinh
Bước 1: Giáo viên bộ môn kiểm tra và lấy điểm hệ số 1, điểm hệ số 2 và
hệ số 3. Sau đó tính điểm trung bình môn học kỳ (TBMHK) là điểm trung bình
cộng của các bài kiểm tra và được tính như sau:
Tổng số điểm hệ số 1 + (Tổng số điểm hệ số 2)*2 + (DHK*3)
TBMHK =
Số đầu điểm hệ số 1+ (Số đầu điểm hệ số 2)*2 + 3
Bước 2: Điểm trung bình môn học cả năm (TBMCN) là điểm trung bình
cộng của điểm TBMHK1 và TBMHK2, trong đó điểm TBMHK2 nhân hệ số 2.
Điểm TBMCN được tính bằng công thức sau:
TBMHKI + TBMHKII*2
TBMCN =

3
Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm tính điểm trung bình các môn học kỳ
(TBHK) là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ của tất cả các môn
với hệ số riêng của từng môn học. Ta tính như sau:
Do môn Toán và Văn có hệ số II.
(TBMHKToán + TBMHKVăn)*2 + TBMHKLý + ……
TBHK =
Tổng các hệ số
SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

17


GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

Bước 4: Điểm trung bình các môn cả năm (TBCN) là điểm trung bình là
trung bình cộng của điểm trung bình cả năm của tất cả các môn với hệ số của
các môn học. Điểm TBCN được tính như sau:
(TBMCNToán + TBMCNVăn)*2 + TBMCNLý + ……
TBCN =
Tổng các hệ số
Chú thích:
+ DHK: Là điểm kiểm tra học kỳ.
+ TBMHK: Điểm trung bình môn học kỳ.
+ TBMCN: Điểm trung bình môn cả năm.
+ TBM: Là điểm trung bình môn học.
+ TBHK: Là điểm trung bình học kỳ I.
+ TBCN: Là điểm trung bình cả năm.
2.1.2 Cách thức xếp loại học lực
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình
của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên.
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5.
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ (đạt).
2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình
của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên.
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ (đạt).
3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình
của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên.
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

18


GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ (đạt).
4. Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn
học nào điểm trung bình dưới 2,0.
5. Loại kém: Các trường hợp còn lại.
6. Nếu điểm TBHK hoặc điểm TBCN đạt mức của từng loại quy định tại
các Khoản 1, 2 điều này nhưng do kết quả của một môn học nào đó thấp hơn
mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh
như sau:
a) Nếu điểm TBHK hoặc điểm TBCN đạt mức loại giỏi nhưng do kết quả
của một môn học nào đó mà phải xuống loại trung bình thì được điều chỉnh xếp

loại khá.
b) Nếu TBHK hoặc TBCN đạt mức loại giỏi nhưng do kết quả của một
môn học nào đó mà phải xuống loại yếu thì được điều chỉnh xếp loại trung
bình.
c) Nếu TBHK hoặc TBCN đạt mức loại khá nhưng do kết quả của một
môn học nào đó mà phải xuống loại yếu thì được điều chỉnh xếp loại trung
bình.
d) Nếu TBHK hoặc TBCN đạt mức loại khá nhưng do kết quả của một
môn học nào đó mà phải xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại yếu.
2.1.3 Tiêu chí xếp loại hạnh kiểm
1. Loại tốt:
a) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, chấp hành tốt luật pháp, quy
định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông, tích cực tham gia đấu tranh
với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
b) Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi, thương yêu và giúp
đỡ các em nhỏ tuổi, có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu.
c) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị,
khiêm tốn, chăm lo giúp đỡ gia đình.
SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

19


GVHD:Th.S Trần Thị Thu Huyền –“ Phần mềm quản lý trao đổi thông tin học sinh”

d) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực
trong cuộc sống, trong học tập.
đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
e) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường
tổ chức, tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ

Chí Minh, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.
g) Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống
theo nội dung môn Giáo dục công dân.
2. Loại khá:
Thực hiện được những quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đạt đến
mức độ của loại tốt, còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo,
cô giáo và các bạn góp ý.
3. Loại trung bình:
Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều
này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng, sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp
thu, sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.
4. Loại yếu:
Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau
đây:
a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc
thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa.
b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên,
nhân viên nhà trường, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người
khác.
c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi.
d) Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi
phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.

SVTH: Phùng Thị Thắm – THOK54

20


×