Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đông hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 124 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG........................................................................................v
DANH MỤC BIỂU..........................................................................................1
PHẦN I - MỞ ĐẦU.........................................................................................1
1.1. Sự cần thiết của đề tài...............................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung.......................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................2
1.3. Đối tương, phạm vi nghiên cứu................................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................3
PHẦN II – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ..........................................................................4
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử...............................4
2.1.1. Một số khái niệm liên quan.....................................................................4
2.1.1.1 Khái niệm ngân hàng điện tử................................................................4
2.1.1.2. Dịch vụ ngân hàng điện tử là gì?..........................................................5
2.1.1.3 Khái niệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử...................................6
2.1.2. Vai trò của phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.....................................6
2.1.3. Nội dung phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.......................................7
2.1.3.1 Call centre ( Trung tâm cuộc gọi)..........................................................8
2.1.3.2 Phone banking ( Ngân hàng qua điện thoại).........................................8
2.1.3.3 Mobile banking/SMS banking ( Ngân hàng qua mạng di động)...........8
2.1.3.4 Home banking ( Ngân hàng tại nhà).....................................................9
2.1.3.5 Ngân hàng trên mạng internet (Internet banking).................................9
2.1.3.6 Kiosk ngân hàng..................................................................................10
i


2.1.4. Các chỉ tiêu liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử..........10


2.1.4.1 Mở rộng quy mô dịch vụ Ngân hàng điện tử......................................10
2.1.4.2 Hợp lý hóa bằng cơ cấu sản phẩm.......................................................10
2.1.4.3 Chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử...............................................10
2.1.4.4 Kiểm soát rủi ro trong hoạt động dịch vụ NHĐT...............................10
2.2. Cơ sở thực tiễn phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay tại các nước
trên thế giới và Việt Nam................................................................................11
2.2.1. Thực tiễn phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số nước trong khu
vực và trên thế giới..........................................................................................11
2.2.1.1 Tổng quan chung về thực tiễn phát triển dich vụ ngân hàng điện tử ở
một số nước trong khu vực và trên thế giới.....................................................11
2.2.1.2 Các dịch vụ chủ yếu của ngân hàng điện tử đang sử dụng ở một số
nước trong khu vực và trên thế giới................................................................15
2.2.2. Cơ sở thực tiễn phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam hiện nay.....17
2.2.2.1 Tổng quan chung về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam.....17
2.2.2.2 Một số dịch vụ chủ yếu của ngân hàng điện tử đang áp dụng tại Việt
Nam hiện nay...................................................................................................19
PHẦN III - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....26
3.1. Đặc điểm ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông
Hà Nội.............................................................................................................26
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NH TMCP Công Thương Việt
Nam – CN Đông Hà Nội.................................................................................26
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của NH TMCP Vietinbank – CN Đông Hà Nội...........27
3.1.3. Tinh hình hoạt động những năm gần đây của Vietinbank – CN Đông Hà
nội....................................................................................................................30
3.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................32
3.2.1. Khung phân tích....................................................................................32
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu................................................................33
ii



3.2.3. Phương pháp phân tích, thông kế, mô tả...............................................34
3.2.4. Phương pháp so sánh.............................................................................35
PHẦN IV - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –
CN ĐÔNG HÀ NỘI.......................................................................................36
4.1. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – CN Đông Hà Nội......................................36
4.1.1. Dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –
CN Đông Hà Nội..............................................................................................36
4.1.1.1 Dịch vụ Vietinbank ipay......................................................................44
4.1.1.2 Dịch vụ VBH2.0.................................................................................47
4.1.1.3 Dịch vụ SMS Banking.........................................................................49
4.1.1.4 Ví điện tử Momo.................................................................................51
4.1.1.5 Dịch vụ Mobile Banking ( BankPlus).................................................53
4.1.1.6 Dịch vụ thẻ..........................................................................................54
4.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam – CN Đông Hà Nội..................................................69
4.2.1 Đánh giá những kết quả đạt được từ dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân
hàng TMCP Công Thương - CN Đông Hà Nội...............................................69
4.2.1.1 Đánh giá về kết quả đạt được của dịch vụ Thẻ...................................69
4.2.1.2 Đánh giá về kết quả đạt được của một số dịch vụ..............................72
4.2.2. Kết quả khảo sát....................................................................................76
4.2.2.1 Đối với nhân viên ngân hàng:.............................................................77
4.2.2.2 Đối với khách hàng.............................................................................85
4.3. Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – CN Đông Hà Nội........................................97
4.3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng điện tử
Vietinbank Đông Hà Nội.................................................................................97
iii



4.3.2. Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam – CN Đông Hà Nội..................................................98
4.3.2.1. Nâng cao năng lực quản trị điều hành................................................99
4.3.2.2 Hoàn thiện mô hình tổ chức..............................................................100
4.3.2.3. Tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực............101
4.3.2.4. Hoàn thiện, tăng cường, nâng cao ứng dụng công nghệ..................102
4.3.2.5 Truyền thông và Marketing...............................................................103
4.3.2.6 Phát triển sản phẩm...........................................................................104
4.3.2.7 Chú trọng công tác chăm sóc khách hàng.........................................105
PHẦN V - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................106
5.1. Kết luận..................................................................................................106
5.2. Kiến nghị................................................................................................110
5.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ...............................................................110
5.2.1.1 Chính phủ cần xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh nhanh tốc độ phát
triển của hệ thống CNTT – TT, phổ biến công nghệ thông tin rộng rãi trong
mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội............................................................110
5.2.1.2 Hoàn thiện khung pháp lý về NHĐT.................................................110
5.2.1.3 Phát triển thương mại điện tử............................................................111
5.2.1.4 Tăng cường sự tự nguyện sử dụng NHĐT........................................111
5.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước...............................................111

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Chuyển đổi mô hình tín dụng tại Vietinbank – Đông Hà Nội........28
Bảng 3.2. Hiệu quả kinh doanh của Vietinbank – CN Đông Hà Nội..............31

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức Vietinbank – Chi nhánh Đông Hà Nội theo mô hình mới...29

Biểu đồ 4.1. Số lượng thẻ ATM của Vietnbank so với các đối thủ cạnh tranh
chủ yếu............................................................................................................74

v


PHẦN I - MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Sự phát mạnh mẽ của công nghệ thông tin và quá trình hội nhập toàn
cầu của nền kinh tế các nước trên thế giới đã tác động rất lớn tới đời sống,
xã hội làm thay đổi nhận thức và phương pháp sản xuất kinh doanh của con
người. Các phương pháp kinh doanh truyền thống được thay thế bằng
phương pháp mới, đó chính là thương mại điện tử. Thương mại điện tử và
những ứng dụng của nó ngày càng đem lại nhiều lợi ích cho xã hội nói
chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Việc ứng dụng thương mại
điện tử vào cung cấp dịch vụ ngân hàng đã tạo ra một kênh phân phối sản
phẩm mới, giúp ngân hàng ngày càng đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng
phạm vi hoạt động của mình. Phương thức này được coi là một hướng đi
trực tiếp trong việc trao đổi thông tin, hàng hoá, dịch vụ và mở rộng thị
trường không biên giới. Chính cuộc cách mạng trong thương mại đã dẫn tới
cuộc cách mạng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hướng tới một hệ
thống thanh toán phù hợp với yêu cầu của thị trường thương mại điện tử.
Đó chính là ngân hàng điện tử với những dịch vụ ngân hàng mới.

Đối

với Việt Nam quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, các ngân hàng thương
mại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế phát triển chung của thương
mại điện tử thế giới, trong đó có Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
– Vietinbank nói chung và Vietinbank Chi nhánh Đông Hà Nội nói riêng.

Là NHTM quốc doanh mới tiến trình cổ phần hoá, Vietinbank gặp không ít
khó khăn khi triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử, song thực tiễn trong
những năm qua cho thấy Vietinbank đã đạt được những thành công nhất
định, mở rộng mạng lưới, phát triển thị phần và nâng cao khả năng cạnh
tranh. Tuy nhiên, do triển khai ngân hàng điện tử tương đối muộn so với
1


các Chi nhánh khác trong hệ thống nên Vietinbank - Chi nhánh Đông Hà
Nội còn những hạn chế và vướng mắc. Việc tìm ra giải pháp nhằm hoàn
thiện và phát triển ngân hàng điện tử tại Vietinbank – Chi nhánh Đông Hà
Nội trong giai đoạn tới là hết sức cần thiết để Vietinbank – Chi nhánh Đông
Hà Nội góp phần cùng toàn hệ thống đạt được mục tiêu là tập đoàn tài
chính hàng đầu Việt Nam và trong khu vực.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài‘ Phát
triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội” để làm đề tài luận văn thạc sỹ QTKD.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Khái quát tình hình dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietinbank – Chi
nhánh Đông Hà Nội, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ
ngân hàng điện tử tại Vietinbank – Chi nhánh Đông Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ Ngân hàng điện tử tại các
NHTM.
- Phân tích thực trạng, những thành công, thuận lợi cũng như khó
khăn trong quá trình phát triển ngân hàng điện tử tại Vietinbank – Chi
nhánh Đông Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển ngân hàng điện tử
tại Vietinbank – Chi nhánh Đông Hà Nội.

1.3. Đối tương, phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở 3 mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài, đối tượng nghiên
cứu tập trung vào dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Vietinbank – Chi nhánh
Đông Hà Nội.
2


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi
nhánh Đông Hà Nội.
- Thời gian: Trong khoảng thời gian từ 2010- 2013.
- Nội dung: Những sản phẩm ngân hàng điện tử triển khai tại
Vietinbank – Chi nhánh Đông Hà Nội.

3


PHẦN II – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Khái niệm ngân hàng điện tử
Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện (NHĐT) tử được xuất phát từ khái
niệm thương mại điện tử (TMĐT), theo tài liệu đào tạo về TMĐT của Microsoft
(Fundamentals of E-business), khái niệm TMĐT được hiểu như sau:
TMĐT là kinh doanh trên môi trường điện tử nhằm kết hợp người bán
và người mua. Nó tích hợp dữ liệu, liên lạc điện tử và dịch vụ bảo mật để tạo
thuận lợi cho công việc kinh doanh. TMĐT là một tập hợp công nghệ, ứng
dụng và quy trình kinh doanh nhằm liên kết các tổ chức, khách hàng và cộng

đồng thông qua những giao dịch điện tử. Nhìn chung TMĐT là các dạng của
giao dịch thương mại dựa trên quả trình xử lý và chuyển giao số liệu số hoá
bao gồm cả văn bản, âm thanh và hình ảnh.
Sự phát triển của TMĐT gây ảnh hưởng vô cùng lớn tới hệ thống ngân
hàng. Công nghệ thông tin đặc biệt là internet tạo ra một hệ thống thanh toán
rộng khắp, tiến tới một thế giới không dùng tiền mặt, thanh toán nhanh gọn an
toàn và chính xác, từ đó dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời.
Dịch vụ ngân hàng điện tử (Enectronic Banking viết tắt là E-Banking),
hiểu theo nghĩa trực quan đó là một loại dịch vụ ngân hàng được khách hàng
thực hiện nhưng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng.
Hiểu theo nghĩa rộng hơn đây là sự kết hợp giữa một số hoạt động dịch vụ
ngân hàng truyền thống với công nghệ thông tin và điện tử viễn thông. EBanking là một dạng của thương mại điện tử ứng dụng trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng. Cũng có thể hiểu cụ thể hơn, E-Banking là một hệ thống
phần mềm tin học cho phép khách hàng có thể tìm hiểu thông tin hay thực
4


hiện một số giao dịch ngân hàng thông qua phương tiện điện tử (công nghệ
thông tin, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện
từ hoặc công nghệ tương tự). Ngân hàng điện tử tiếng anh là electronic banking viết tắt là E -banking, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về “Ngân
hàng điện tử”. Song nhìn chung “ Ngân hàng điện tử” được hiểu là một loại
hình thương mại về tài chính, ngân hàng với sự trợ giúp của công nghệ thông
tin. Điều này cho phép khách hàng có thể truy nhập từ xa các thông tin, thực
hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các tài khoản lưu ký tại ngân
hàng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã định nghĩa về dịch vụ ngân
hàng điện tử là: “Các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng hiện đại và đa tiện ích
được phân phối đến khách hàng bán buôn và bán lẻ một cách nhanh chóng
(trực tuyến, liên tục 24h/ngày và 7 ngày/tuần, không phụ thuộc vào không
gian và thời gian) thông qua kênh phân phối (Internet và các thiết bị truy nhập
đầu cuối khác như máy tính, máy ATM, POS, điện thoại để bàn, điện thoại di

động…) được gọi là dịch vụ ngân hàng điện tử”.
Theo hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA) thì Ngân hàng điện tử
được định nghĩa như sau:
“Ngân hàng điện tử” được định nghĩa như một phương thức cung cấp
các sản phẩm mới và sản phẩm truyền thống đến khách hàng thông qua các
kênh phân phối điện tử tương tác. Như vậy:
“ Ngân hàng điện tử” là hình thức thực hiện các giao dịch tài chính,
ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử.
2.1.1.2. Dịch vụ ngân hàng điện tử là gì?
Dịch vụ ngân hàng điện tử được giải thích như là khả năng của một
khách hàng có thể truy nhập từ xa vào một ngân hàng nhằm: thu thập các
thông tin; thực hiện các giáo dịch thanh toán tài chính dựa trên các tài khoản
lưu ký tại ngân hàng đó; đăng ký sử dụng các dịch vụ mới.

5


Một cách khác, dịch vụ ngân hàng điện tử là một hệ thống phần mềm vi
tính cho phép khách hàng tìm hiểu hay mua dịch vụ ngân hàng thông qua việc
nối mạng máy vi tính của mình với ngân hàng.
2.1.1.3 Khái niệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều
hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế
cái lạc hậu.
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là sự tăng trưởng quy mô cung
ứng dịch vụ NHĐT và gia tăng tỷ trọng thu nhập từ các dịch vụ này trên tổng
thu nhập của ngân hàng, nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ bảo
đảm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng trên cơ sở
kiểm soát rủi ro và gia tăng hiệu quả kinh doanh phù hợp với mục tiêu và

chiến lược kinh doanh của ngân hàng qua từng thời kỳ.
2.1.2. Vai trò của phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
Ngân hàng điện tử khai thác thế mạnh của CNTT và viễn thông tạo
ra các phương tiện giao tiếp mới giữa ngân hàng và khách hàng, bổ sung
cho phương tiện giao tiếp truyền thống dựa vào mạng lưới chi nhánh và
quầy giao dịch.
Việc phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tiên tiến giúp quá trình chu
chuyển vốn nhanh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, làm
cho luồng tiền trong xã hội chảy vào các ngân hàng và điều hoà với hệ số lợi
ích cao, làm thay đổi cơ cấu tiền trong lưu thông, chuyển nền kinh tế từ tiền
mặt qua nền kinh tế chuyển khoản.
Thông qua hệ thống ngân hàng điện tử, các ngân hàng có thể kiểm soát
hầu hết các chu chuyển tiền tệ, hạn chế rửa tiền, chuyển tiền bất hợp pháp và
tham nhũng....

6


Mạng thông tin điện tử giúp cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân
hàng chặt chẽ hơn, đảm bảo an toàn hệ thống. Việc quản lý in ấn tiền, điều
hành văn phòng, hồ sơ nhân sự, đào tạo nghiệp vụ.... đểu có thể thực hiện
qua những ứng dụng của mạng thông tin giúp giảm thiểu chi phí và tiết
kiệm thời gian.
Với nguồn dữ liệu điện tử được truy nhập kịp thời, chính xác qua hệ
thống mạng, NHTW có thể phân tích, lựa chọn các công cụ kiểm soát, điểu
tiết chính sách tiền tệ nhằm điều hoà luồng tiền đối nội, đối ngoại, đánh giá
tình hình cán cân thanh toán, cán cân thương mại và tốc độ phát triển của nền
kinh tế.
Đầu tư tín dụng cũng có những thay đổi tích cực nhờ vào ngân hàng
điện tử. Các thông tin dự án được chào mời thông qua mạng thông tin, sự tính

toán của máy tính cho phép nhà đầu tư lựa chọn các dự án tối ưu. Bên cạnh đó
thông tin về thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái, thị trường chứng khoản
cũng được cung cấp trên mạng giúp nhà đầu tư có thể hoạch định chính sách
và hoạt động kinh doanh phù hợp.
Ngân hàng điện tử đóng vai trò to lớn trong hệ thống ngân hàng, tác
động đến việc sáp nhập, hợp nhất, hình thành các ngân hàng lớn, trang bị
công nghệ thông tin hiện đại, nâng cao vốn tự có, tạo khả măng cạnh tranh
cho các ngân hàng trong điều kiện hội nhập. Nó cũng thúc đảy quá trình hợp
tác, liên kết các ngân hàng trong và ngoài nước, tạo mạng lưới rộng khắp,
phát triển các nghiệp vụ kinh doanh mới như: Tư vấn tài chính, rủi ro, tư vấn
pháp luật, kiểm toán, liên kết đào tạo, các hoạt động tài trợ cho các sự kiện
văn hoá, xã hội...
2.1.3. Nội dung phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
Nội dung phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử chính là đi phát triển các
sản phẩm dịch vụ của ngân hàng điện tử.

7


Trong nhưng năm gần đây nhờ sự phát triển như vũ bão của công nghệ
thông tin đã ảnh hưởng rỏ nét đến sự phát triển của công nghệ ngân hàng,
hiện nay ở nhiều nước trên thế giới dịch vụ ngân hàng điện tử đã phát triển
khá phổ biến, đa dạng về dịch vụ và chủ yếu bao gồm các loại sau:
2.1.3.1 Call centre ( Trung tâm cuộc gọi)
Call centre là một dịch vụ cung cấp thông tin do dịch vụ này quản lý dữ
liệu tập trung nên khách hàng có tài khoản tại bất kỳ chi nhánh nào vẫn gọi về
một số điện thoại cố định của trung tâm này để được cung cấp mọi thông tin
chung và cá nhân. Khác với Phone banking chỉ cung cấp các loại thông tin lập
trình sẵn, Call centre có thể linh hoạt cung cấp thông tin hoặc trả lời các thắc
mắc cho khách hàng, tuy nhiên, nhược điểm của Call centre là phải có ngườ

trực 24/24 giờ.
2.1.3.2 Phone banking ( Ngân hàng qua điện thoại)
Phone banking là loại sản phẩm cung cấp thông tin ngân hàng qua điện
thoại hoàn toàn tự động, do tự động nên các loại thông tin được ấn định trước,
bao gồm thông tin về tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá chứng khoán, thông tin cá
nhân cho khách hàng như số dư tài khoản, liệt kê năm giao dịch cuối cùng
trên tài khoản, các thông báo mới nhất,…Hệ thống cũng tự động gửi fax khi
khách hàng yêu cầu cho các loại thông tin nói trên. Hiện nay qua dịch vụ
Phone banking, thông tin được cập nhật, khác với trước đây khách hàng chỉ
có thông tin của cuối ngày hôm trước.
2.1.3.3 Mobile banking/SMS banking ( Ngân hàng qua mạng di động)
Cùng với sự phát triển của mạng điện thoại di động, các ngân hàng
thương mại đã nhanh chóng ứng dụng những công nghệ mới này vào dịch vụ
ngân hàng.
Mobile banking/SMS banking cho phép khách hàng có thể thực hiện
các dịch vụ qua điện thoại di động. Các dịch vụ hiện đang cung cấp qua kênh
này bao gồm:
8


- Truy vấn thông tin tài khoản, thông tin ngân hàng
- Chuyển khoản nội bộ
- Thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại,…
- Thanh toán thẻ tín dụng
2.1.3.4 Home banking ( Ngân hàng tại nhà)
Ứng dụng, phát triển home-banking là bước phát triển chiến lược của
các Ngân hàng thương mại Việt Nam trước sức ép lớn của tiến trình hội nhập
Home banking được xây dựng trên nền tảng là phần mềm ứng dụng
( Software base) và nền tảng công nghệ Web (Web base) thông qua hệ thống
máy chủ, mạng internet, máy tính con của khách hàng, thông tin tài chính sẽ

được thiết lập, mã hoá, trao đổi và xác nhận.
Home banking cung cấp các dịch vụ ngân hàng thông qua kết nối
đường truyền trực tiếp từ khách hàng đến ngân hàng. Các dịch vụ tương tự
như cung cấp trên internet banking, ngoại trừ dịch vụ thanh toán trực tuyến.
Loại hình này thường chỉ phục vụ đối tượng khách hàng doanh nghiệp.
2.1.3.5 Ngân hàng trên mạng internet (Internet banking)
Internet banking cung cấp các dịch vụ ngân hàng qua internet, đây cũng
là kênh phân phối rông khắp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tới khách
hàng. Với máy tính kết nối internet khách hàng có thể truy cập vào website
của ngân hàng để được cung cấp các thông tin, hướng dẫn sử dụng sản phẩm,
dịch vụ, hiện các ngân hàng chủ yếu cung cấp các dịch vụ sau:
- Vấn tin thông tin tài khoản (số dư hiện tại, lịch sử giao dịch, in sao kê,
…), thông tin ngân hàng (lãi suất, tỷ giá, phí, địa chỉ chi nhánh, ATM,…).
- Chuyển tiền trong và ngoài hệ thống
- Thanh toán hóa đơn (điện, nước, điện thoại, phí bảo hiểm,…)
- Thanh toán trực tuyến (mua hàng trên mạng và thanh toán qua hệ thống
internet banking hoặc mobile banking của các ngân hàng).
- Các dịch vụ khác như: mua ngoại tệ, tra soát giao dịch, gửi thắc mắc,
khiếu nại,…
9


2.1.3.6 Kiosk ngân hàng
Kiosk ngân hàng là sự phát triển của dịch vụ ngân hàng hướng tớ việc
phục vụ khách hàng với chất lượng cao nhất và thuận tiện nhất, ngân hàng sẽ đặt
các post làm việc với đường kết nối Internet tộc độ cao, khi khách hàng cần thực
hiện giao dịch hoặc yêu cầu dịch vụ, họ chỉ cần truy cập cung cấp số chứng nhận
cá nhân và mật khẩu để sử dụng dịch vụ của hệ thống ngân hàng phục vụ.
2.1.4. Các chỉ tiêu liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
2.1.4.1 Mở rộng quy mô dịch vụ Ngân hàng điện tử

Các chỉ tiêu phản ánh về mở rộng quy mô dịch vụ NHĐT là:
- Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ
- Doanh số sản phẩm, dịch vụ NHĐT
- Doanh thu từ dịch vụ NHĐT, tỷ trọng thu từ hoạt động NHĐT trên
tổng thu nhập của ngân hàng.
- Thu nhập từ dịch vụ NHĐT
- Tốc độ tăng trưởng của những chỉ tiêu trên
2.1.4.2 Hợp lý hóa bằng cơ cấu sản phẩm
Các chỉ tiêu phản ánh về hợp lý hóa cơ cấu sản phẩm là thị phần dịch
vụ NHĐT của ngân hàng, tốc độ gia tăng thị phần, sự phát triển của hệ thống
ATM, điểm bán hàng chấp nhận thẻ (pos).
2.1.4.3 Chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử
Chất lượng dịch vụ NHĐT cần lưu tâm đến các chỉ tiêu sau:
- Thủ tục đơn giản, nhanh chóng
- Độ thỏa mãn của khách hàng
- Độ chính xác
2.1.4.4 Kiểm soát rủi ro trong hoạt động dịch vụ NHĐT
Độ an toàn của dịch vụ NHDDT gồm:
- An toàn đối với số tiền trên tài khoản của khách hàng
- An toàn trong thanh toán cho khách hàng
10


2.2. Cơ sở thực tiễn phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay tại các
nước trên thế giới và Việt Nam.
2.2.1. Thực tiễn phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số nước trong
khu vực và trên thế giới
2.2.1.1 Tổng quan chung về thực tiễn phát triển dich vụ ngân hàng điện tử ở
một số nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay, thương mại điện tử đang là một xu thế phát triển tất yếu trên

thế giới, thương mại điện tử đang phát triển nhanh và làm biến đổi sâu sắc các
phương thức kinh doanh, thay đổi hình thức, nội dung hoạt động kinh tế, văn
hóa, xã hội của loài người.
Để thúc đẩy quá trình hội nhập, thu hút khách hàng cũng như tìm kiếm
cơ hội trong kinh doanh, hầu hết các ngân hàng trên thế giới đang không
ngừng tăng cường và đưa ra các dịch vụ tiện lợi, nhanh gọn và được hỗ trợ
mạnh mẽ của công nghệ hiện đại như máy giao dịch tự động ( ATM), máy
thanh toán tại các điểm bán hàng ( POS), mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân
hàng thông qua mạng điện thoại, máy tính cá nhân,… Với sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, của khoa học kỹ thuật, của công
nghệ mới như Internet, mạng điện thoại di động, Web,….mô hình ngân hàng
làm việc theo cách thông thường của các ngân hàng cũng dần được thay đổi.
Khẳng định bằng những thành công trong những năm qua, ngân hàng điện tử
đã có những bước phát triển vượt bậc và trở thành mô hình tất yếu cho hệ
thống ngân hàng trong thế kỷ 21.
Trên thế giới hiện nay, đi đầu phải kể đến các nước như Mỹ, các nước
Châu Âu, Australia và tiếp sau đó là các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật
Bản, Hàn Quốc, Singapore,…., các ngân hàng ngoài việc đẩy mạnh phát triển
hệ thống thanh toán điện tử còn mở rộng phát triển các kênh giao dịch điện tử
( E- banking) như: các loại thẻ giao dịch qua máy rút tiền tự động ATM, các
loại thẻ tín dụng Smart Card, Visa, Master Card,…, và các dịch vụ ngân hàng
11


trực tuyến như: Internet banking, Mobile banking, Telephone banking, Home
banking. Theo thống kê của Stegman, năm 2001 ở Mỹ có trên 14 triệu khách
hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Ở Anh, theo khảo sát của
BACS (Bankers Automated Clearing Services) vào năm 2002, số người thanh
toán hóa đơn và chuyển tiền qua internet hoặc qua điện thoại đã tăng mạnh.
Trong năm 2002 đã có 7,2 triệu người thanh toán các loại chi phí và chuyển

khoản theo đường này tăng 44% so với năm 2001 và đã có tổng cộng 72 triệu
lượt thanh toán trực tuyến, trong đó số người sử dụng thẻ tín dụng chiếm hơn
một nửa.
Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Singapore và Hồng Kông đã
phát triển các dịch vụ NHĐT từ rất sớm. Tại Hồng Kông, dịch vụ NHĐT có
từ năm 1990, còn các ngân hàng ở Singapore cung cấp dịch vụ ngân hàng qua
Internet từ năm 1997. Dịch vụ Internet Banking ở Thái Lan hoạt động từ năm
2001. Trung Quốc mới tham gia hoạt động ngân hàng trực tuyến từ năm 2000
nhưng đã có rất nhiều cải cách về chính sách cũng như chiến lược để phát
triển lĩnh vực này. Theo một khảo sát của IDC, đến năm 2002, có 16,8 triệu
khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở tám nước và vùng
lãnh thổ là Trung Quốc, Australia, Hồng Kông, Ấn Độ, Malaysia, Singapore,
Đài Loan.
Tại Mỹ, những ngân hàng lớn tham gia kinh doanh trực tuyến ngày
càng nhiều, theo báo cáo cảu FDIC (Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ), số ngân
hàng có tài sản dưới 100 triệu USD có cung cấp dịch vụ NHĐT chỉ chiếm
khoảng 5%, trong khi đó số ngân hàng có tài sản lớn hơn 100 tỷ USD có dịch
vụ NHĐT chiếm tới 84%.
Kể từ giai đoạn có mặt trên mạng tới khi cung cấp đầy đủ dịch vuuj
trực tuyến là cả một quá trình, vào thời điểm năm 2000, trong số Top 100
ngân hàng của Mỹ chỉ có 36% không có mặt trên mạng, 41% chỉ cung cấp
thông tin và còn lại 23% là cung cấp đầy đủ dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
12


Cũng trong năm này đã có khoảng 1.100 ngân hàng lớn nhỏ tại Mỹ cung cấp
đầy đủ mọi dịch vụ ngân hàng qua mạng, con số này tăng lên 1.200 vào cuối
năm 2003 và đạt tới hơn 3.000 vào cuối năm 2005.
Trong những năm vừa qua, NHĐT đã phát triển lớn mạnh và nhanh
chóng, theo nghiên cứu cảu Jupiter Media, tổng số các giao dịch qua mạng

của toàn bộ các ngân hàng tại Mỹ đã tăng 77,6% chỉ trong vòng một năm từ
tháng 7/2000 tới 7/2001, trong khi đó, cùng thời gian lưu lượng giao thông
trao đổi thông tin qua hệ thốngWorld Wide Web chỉ tăng 19,8% trong cùng
kỳ. Một cơ quan nghiên cứu trên mạng: Datamonitor đã báo cáo cho giai đoạn
2002 cho đến hết năm 2003 số lượng tài khoản NHĐT tại Châu Âu tăng trung
bình 34%/năm và tăng từ 14,3 triệu tài khoản năm 2002 lên xấp xỉ 43,2 triệu
tài khoản vào cuối năm 2005, và số lượng người sử dụng dịch vụ NHĐT sẽ
tăng lên nhanh chóng. Giao dịch qua NHĐT vào năm 2005 chiếm từ 5 – 10%
tổng khối lượng giao dịch của các ngân hàng bán lẻ ở Mỹ và Châu Âu. Tại
Pháp, số lượng tài khoản NHĐT đã tăng 75%/năm, một tốc độ tăng khá cao.
Theo số liệu mới nhất, sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử ở
Mỹ từ năm 2008 trở về đây đã có những bước phát triển thần tốc, cụ thể:
Theo nhóm nghiên cứu Aite, khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng di
động ở Mỹ đã tăng mạnh từ mức không đáng kể của năm 2006 lên 1,7 triệu
người vào cuối năm 2007 và đạt mức hơn 8 triệu vào cuối năm 2008. Nhóm
này ước tính đến năm 2010 sẽ có khoảng 35 trieuej người Mỹ sử dụng các
dịch vụ nhiều tiện ích này. Nhưng một nghiên cứu của Gartner được
Computerworld Singapore trích dẫn cho biết dự kiến trong năm 2008 có
khoảng 33 triệu người sử dụng cách thanh toán qua điện thoại trên toàn thế
giới, trong đó khu vực Châu Á – Thái Bình Dương dẫn đầu với 28 triệu.
Gartner thậm chí dự báo đến năm 2011, số người thanh toán qua điện thoại di
động sẽ tăng gấp ba, lên khoảng 103,9 triệu. Hiện có 9/10 ngân hàng hàng đầu
cảu Mỹ cung cấp dịch vụ ngân hàng di động. Tuy nhiên, theo các chuyên gia
13


phân tích của nhóm Aite, cung cấp và ứng dụng công nghệ mới chỉ là bước
đầu, để tiến xa hơn, các ngân hàng cần phải củng cố uy tín và công nghệ.
Trong một báo cáo được công ty phân tích thị trường Tower Group
công bố ngày 27/5/2009, số lượng người dùng dịch vụ ngân hàng di động

(Mobile Banking) tại Mỹ được dự báo tăng gấp 5 lần vào năm 2013. Chỉ
trong năm 2009, số người dùng dịch vụ ngân hàng di động tại Mỹ được dự
báo tăng gấp đôi, đạt 10 triệu người (so với mức 4,9 triệu người dùng trong
năm 2008). Tower Group dự báo năm 2013 sẽ có 53,1 triệu người Mỹ sử dụng
dịch vụ ngân hàng di động trên smartphone và các thiết bị khác. Khảo sát của
Tower Group cho biết 10% số khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực
tuyến đang sử dụng dịch vụ ngân hàng di động cá biệt có ngân hàng có 25%
khách hàng trực tuyến sử dụng dịch vụ này. Đầu năm 2008, ngân hàng Mỹ
(BOA) cho biết đã có gần 2 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng di
động, tăng gấp đôi con số 9 tháng trước đó.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc cho biết ngày 6/5/2010, về tình hình
sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet banking) của Hàn Quốc đã
tăng 11,4% trong quý I với số liệu của ba tháng đầu năm. Giá trị giáo dịch
trực tuyến đạt mức trung bình 33 triệu won/ngày trong giai đoạn từ tháng một
đến tháng ba, theo ngân hàng Hàn Quốc cho biết giá trị giao dịch trực tuyến
đã tăng mạnh so với con số 29,7% của quý IV năm 2009. Con số này dựa trên
số lượng người giao dịch đăng nhập vào tài khoản trực tuyến để kiểm tra lưu
trữ tài khoản, chuyển khoản, vay và trả nợ thông qua Internet. Tuy vậy, lượng
giao dịch sử dụng dịch vụ ngân hàng cung cấp qua điện thoại đi động vẫn chỉ
chiểm 7% đây như một lời ngỏ cho thị trường cung cấp.
Theo hang Juniper Research nghiên cứu, đến năm 2011 thị trường dịch
vụ ngân hàng trực tuyến sẽ thu hút được khoảng 816 triệu người dùng và ước
tính tổng giá trị giao dịch thông qua dịch vụ này trên toàn cầu sẽ đạt tới con
số 37 tỉ USD – tăng hơn 13 lần so với con số của năm 2007 (2,7 tỉ USD).
14


Juiper dự báo Trung Quốc và khu vực viễn Đông sẽ là những thị trường có số
lượng người dùng dịch vụ ngân hàng di động nhiều nhất thế giới, đứng ở vị trí
tiếp theo là Tây Âu và Ấn Độ.

2.2.1.2 Các dịch vụ chủ yếu của ngân hàng điện tử đang sử dụng ở một số
nước trong khu vực và trên thế giới
Hiện nay, mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng đã trở nên chặt
chẽ và thân thiết hơn, với mức độ cạnh tranh ngày càng cao hơn trong lĩnh
vực ngân hàng, bên cạnh việc nỗ lực xây dựng ngày càng nhiều những dịch
vụ mới, xu hướng chung hiện nay của các ngân hàng là thắt chặt quan hệ và
phục vụ từng sản phẩm cá biệt phục vụ cho từng như cầu của mỗi khách hàng
khác nhau. Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện nay ngày càng phong phú
và đa dạng, sự phát triển của khoa học công nghệ gần như đã ‘biến cái không
thể thành cái có thể’ mạng lại sự nhanh chóng, thuận tiện với chất lượng dịch
vụ tốt nhất cho khách hàng.
Dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay rất đa dạng, ngày càng phát triển
nhằm mang đến những tiện ích tối đa cho người sử dụng, bên cạnh đó hoàn
thiện những sản phẩm dịch vụ truyền thống, các ngân hàng luôn hướng tới
việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử phong phú, đa dạng, thuận tiện
cho khách hàng. Nhìn chung, hiện nay các ngân hàng trên thế giới đã cung
cấp những dịch vụ ngân hàng điện tử sau:
1. Dịch vụ cung cấp thông tin về tài khoản cho khách hàng
Dịch vụ này cho phép khách hàng thực hiện thực hiện các giao dịch
trực tuyến sau:
- Tóm lược các sản phẩm, dịch vụ sử dụng của ngân hàng
- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ đã giao dịch, tình trạng các tài
khoản, các thẻ ghi nợ, ghi có, tình trạng séc đã phát hành có được thanh toán
hay bị từ chối.

15


2. Dịch vụ ngân hàng điện toán ( Computer banking )
Là dịch vụ cho phép khách hàng giao dịch với ngân hàng thông qua

việc sử dụng mạng internet kết nối với máy chủ của ngân hàng để thực hiện
nhận và thanh toán hoá đơn...
3. Dịch vụ thẻ
* Thẻ ghi nợ (Derbit card)
Thẻ thanh toán qua các máy ATM, máy POS, hoặc các máy thanh toán
khác, cho phép khách hàng nhận lương hoặc thanh toán hàng hoá dịch vụ
bằng cách ghi nợ trực tiếp vào tài khoản của họ.
* Thẻ ghi có (Credit card)
Một hình thức ngân hàng cho khách hàng vay, khách hàng sử dụng hạn
mức vay của mình trên thẻ để thanh toán hàng hoá dịch vụ
4. Dịch vụ ghi nợ uỷ quyền trước
Hình thức khách hàng uỷ quyền cho ngân hàng tự động trích nợ tài
khoản để thanh toán các hoá đơn có tính chất định kỳ của khách hàng vào một
ngày cụ thể với số tiền cụ thể.
5. Dich vụ ngân hàng tự phục vụ
Cho phép khách hàng tự thực hiện các giao dịch của mình thông qua
máy thanh toán tự phục vụ, đó là những máy ATM (Automatic Teller
Machines) với nhiều chức năng như rút tiền, nộp tiền, thanh toán hàng hoá,
đầu tư tài chính...
6. Dịch vụ thanh toán trực tiếp (Direct payment)
Thanh toán trực tiếp là hình thức thanh toán cho phép khách hàng tự
động thanh toán các hóa đơn hay lương, trợ cấp cho nhân viên bằng cách
chuyển tiền điện tử. Các khoản chi trả được chuyển điện tử từ tài khoản của
họ đến tài khoản người thụ hưởng, các mẫu tin về người hưởng có thể được
cài sẵn trước nếu cần.

16


7. Dịch vụ gửi và thanh toán hóa đơn điện tử ( Electronic bill presentment

and payment – EBPP)
Đây là một hình thức hóa đơn thanh toán được gửi trực tuyến đến
khách hàng bằng e – mail hoặc bằng một thông báo trên tài khoản ngân hàng
điện tử. Sau đó khách hàng sẽ ra thông báo đồng ý chi trả, việc thanh toán
được điện tử hóa trực tiếp từ tài khoản khách hàng.
8. Dịch vụ thẻ lương (Payroll Card)
Thẻ lương là một loại thẻ tích trữ giá trị (stored – value card) được phát
hành bởi các doanh nghiệp thay cho việc thanh toán lương trực tiếp, với thẻ
lương cho phép người làm công nhận lương trực tiếp tại máy ATM hay sử
dụng máy thanh toán tại các điểm bán hàng, lương công nhân được các doanh
nghiệp chuyển vào thẻ.
9. Dịch vụ đầu tư (Investment Services)
Dịch vụ đầu tư cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ đầu tư tài
chính trực tuyến như: đầu tư chứng khoán (Electronic Security Application),
mở tài khoản tiết kiệm qua mạng,…
10. Dịch vụ cho tự động
Với dịch vụ này khách hàng có thể vay tiền của ngân hàng thông qua
các máy cho vay tự động ALM (Automated Loan Machines), việc duy nhất
mà khách hàng phải làm là nhập vào máy các thông tin cần thiết và trả lời một
số câu hỏi do máy đưa ra.
2.2.2. Cơ sở thực tiễn phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam
hiện nay
2.2.2.1 Tổng quan chung về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, ngân hàng điện tử tại
Việt Nam cũng đã có được những bước tiến quan trọng, tuy nhiên, do tính
chất còn quá mới mẻ và do khách hàng cũng chưa thực sự quan tâm lắm tới
những dịch vụ này, nên các NHTM tại Việt Nam vẫn đang rất thận trọng và dè
17



dặt khi đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới. Để phục vụ cho hệ thống thanh
toán cho TMĐT, công ty phần mềm và truyền thông VASC đã xây dựng cổng
thanh toán VASC Payment để làm cơ sở cho hệ thông thanh toán qua mạng
Internet và hệ thống quản lý chứng từ chỉ sổ - VASC CA (Certificate
Authority), để cung cấp chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử làm cơ sở pháp
lý cho giao dịch điện tử, tạo niềm tin cho khách hàng cũng như nhà cung cấp
dịch vụ, là xương sống cho sự phát triển TMĐT.
Với công nghệ khá giống nhau cho phép bảo mật hai lớp (OTP), hàng
loạt ngân hàng trong năm 2009 đã tung ra dịch vụ thanh toán trực tuyến qua
internet. Tính đến nay, thậm chí có những ngân hàng như Techcombank,
Vietcombank, Vietinbank, MB,…, đã bắt đầu ứng dụng công nghệ cho phép
khách hàng thanh toán qua điện thoại di động.
Trên thực tế, dịch vụ internet banking hay rộng hơn là dịch vụ ngân
hàng điện tử đã được nhiều ngân hàng triển khai khá sớm từ khoảng 7 năm trở
lại đây, tuy nhiên, trong thời gian đầu mức độ ứng dụng dịch vụ này khá hạn
chế, chỉ cho phép khách hàng theo dõi số dư tài khoản, tra cứu thông tin giao
dịch,.., qua mạng internet hoặc tin nhắn qua điện thoại di động. Bước phát
triển tiếp theo của dịch vụ ngân hàng điện tử là thanh toán qua internet chỉ bắt
đầu vào năm 2008. Techcombank khi đó là ngân hàng đi tiên phong triển khai
đại trà dịch vụ thanh toán qua internet với mọi đối tượng khách hàng, ‘Công
ty nghiên cứu thị trường Cimigo’, ngày7/4/2010 đã công bố bản báo cáo
NetCitizens Việt Nam về tình hình sử dụng và tốc độ phát triển của mạng
internet, và mối liên hệ với việc phát triển dịch vụ trực tuyến tại thị trường
này. Khảo sát cho thấy ngân hàng trực tuyến đang dần trở nên phổ biến với
mức tăng trưởng từ 7% đến 11% ở Hà Nội và TP. HCM trong vòng ba năm
2007 – 2009.
Sự mở rộng các dịch vụ ngân hàng điện tử trong thời gian qua cho tới
nay mới chỉ là bước khởi đầu, nó cho thấy một điều, các ngân hàng đã ý thức
18



rất rõ sức mạnh công nghệ trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng
thị trường. Thói quen giao dịch trực tiếp của khách hàng chắc chắn sẽ chưa
thể nhanh chóng thay đổi, nhưng khi những giao dịch hiện đại được các ngân
hàng phát triển nhiều hơn nữa thì chắc chắn thói quen đó sẽ dần bị thay thế, ví
dụ như dịch vụ thẻ thanh toán, lúc đầu khi số lượng ATM, POS còn ít, số
lượng ngân hàng phát hành thẻ chưa nhiều thì mức độ phổ cập thấp, nhưng
khi các liên minh thẻ kết hợp cho phép thẻ rút tiền tại nhiều ATM khác nhau,
các dịch vụ tài khoản được cung ứng rộng rãi thì số lượng thẻ được phát hành
đã tăng hàng vài triệu thẻ mỗi năm.
2.2.2.2 Một số dịch vụ chủ yếu của ngân hàng điện tử đang áp dụng tại Việt
Nam hiện nay.
Từ năm 2000 trở đi, những sản phẩm mang dấu ấn ngân hàng hiện đại
mới được hình thành, cho đến nay, hầu hết các ngân hàng đều đã mở các
Website riêng để giới thiệu về các dịch vụ của mình như thủ tục chuyển tiền,
mức phí chuyển tiền, thủ tục và điều kiện vay vốn, tỷ giá hàng ngày, biểu lãi
suất đang áp dụng. Tháng 3 năm 2001 ngân hàng Á Châu (ACB) khai trương
dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home banking) thông qua mạng Internet. Để làm
nghiệp vụ này ACB đã hợp tác với công ty phát triển phần mềm và truyền
thông VASC ký kết ‘ứng dụng chứng chỉ số trong giao dịch ngân hàng điện
tử’, khách hàng được quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trong giao dịch với
ngân hàng. Với dịch vụ Home banking, khách hàng có tài khoản tại ACB có
thể dùng tiền trên tài khoản của mình để thực hiện tất cả các giao dịch thanh
toán như: chuyển khoản (Funds transfer) cho phép khách hàng chuyển tiền từ
tài khoản tiền gửi thanh toán của mình đến các tài khoản khác trong cùng hệ
thống ngân hàng ACB; thanh toán hóa đơn (Bill payment) cho phép thanh
toán các hóa đơn điện, điện thoại, nước, internet,.., có đăng ký trước với ngân
hàng; chuyển tiền (Money transfer) cho phép chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi
thanh toán mở tại ACB đến người nhận bằng chứng minh thư nhân dân,
19



pasport,.., trong hoặc ngoài hệ thống; Tra cứu thông tin, liệt kê giao dịch. Mỗi
doanh nghiệp sẽ được sử dụng hai user, một để soạn thảo lệnh, một để xác
nhận lệnh có mã số truy cập, mật khẩu khác nhau, VASC bảo mật và bảo đảm
an toàn các chữ ký điện tử trong thanh toán cho khách hàng. Từ cuối năm
2002 VASC cũng đã phối hợp với ACB phát triển và đưa vào thử nghiệm dịch
vụ này chính thức được đưa vào hoạt động qua số 997, theo đó, tất cả khách
hàng có điện thoại di động, mở tài khoản tại ACB được cấp mã số truy cập và
mật khẩu là có thể thực hiện thanh toán tiền mua hàng hóa và dịch vụ ở bất kỳ
nơi nào có phủ song điện thoại di động với nội dung tin nhắn ngắn gọn: mã số
đại lý nơi thanh toán tiền, số tiền sẽ trả, mật mã của khách hàng.
Cho đến nay, nhìn chung nhiều ngân hàng thương mại ở nước ta đã chú
ý phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, bên cạnh hai ngân hàng đi đầu là ACB
và Vietcombank, nhiều ngân hàng khác cũng đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng
công nghệ thông tin, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển dịch vụ
ngân hàng điện tử. Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương đã lắp đặt và
triển khai phần mềm Globus, giải pháp công nghệ ngân hàng hiện đại của
hãng Temenos Holding NV Thụy Sĩ được triển khai tại các chi nhánh của
ngân hàng này, các sản phẩm đang và sẽ được thiết lập là: Tài khoản thấu chi,
thẻ thanh toán Fast Access, bên cạnh đó Techcombank đang cung ứng hai dịch
vụ ngân hàng điện tử là Telebank và Homebanking. Telebank là hệ thống dịch
vụ thanh toán trực tuyến từ xa cho phép khách hàng có tài khoản tiền gửi tại
Techcombank thực hiện thanh toán điện tử với ngân hàng ngay tại nơi làm
việc của mình, Telebank có độ bảo mật cao vì sử dụng công nghệ sinh mãn
ngẫu nhiên duy nhất có tên Certificate của Microft, được thiết kế theo dạng
một phần mềm ứng dụng được cài đặt vào máy khách hàng. Phần mềm này
kết nối với ngân hàng qua đường truyền Dial – up, làm việc được ở cả hai chế
độ, chế độ Offline cho phép xem thông tin để duyệt điện trước khi chuyển


20


×