ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
VŨ THỊ THANH HUYỀN
DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG “MÙI CỦA KÍ ỨC”
VÀ “TRONG NGÔI NHÀ CỦA MẸ”
CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Thái Nguyên – 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
VŨ THỊ THANH HUYỀN
DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG “MÙI CỦA KÍ ỨC”
VÀ “TRONG NGÔI NHÀ CỦA MẸ”
CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:TS. NGUYỄN THỊ THANH NGÂN
Thái Nguyên – 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận
văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn
Vũ Thị Thanh Huyền
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm
ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn
học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo
đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên
hướng dẫn Ts. Nguyễn Thị Thanh Ngân đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã
giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn
Vũ Thị Thanh Huyền
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu .............................................................. 10
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 11
5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 12
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 12
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 12
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................... 14
1.1. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hoá ..................................................... 14
1.1.1. Các khái niệm ........................................................................................ 14
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa- văn học ...................................................... 18
1.1.3. Nghiên cứu văn học hiện đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa ............... 21
1.2. Vùng văn hóa Bắc Bộ và quá trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang
Thiều................................................................................................................ 22
1.2.1. Vùng văn hóa Bắc Bộ ........................................................................... 22
1.2.2. Quá trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Thiều ......................... 25
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 28
Chương 2: DẤU ẤN VĂN HÓA VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG
“MÙI CỦA KÍ ỨC” VÀ “TRONG NGÔI NHÀ CỦA MẸ” CỦA NGUYỄN
QUANG THIỀU .............................................................................................. 29
2.1. Dấu ấn văn hóa vật thể ............................................................................. 29
2.1.1 Kiến trúc nhà ở ....................................................................................... 29
iv
2.1.2. Trang phục............................................................................................. 34
2.1.3. Ẩm thực ................................................................................................. 36
2.2. Dấu ấn văn hóa phi vật thể ...................................................................... 41
2.2.1. Phong tục, tập quán ............................................................................... 42
2.2.2. Văn hóa ứng xử ..................................................................................... 56
2.2.3. Văn hóa tâm linh ................................................................................... 66
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 72
Chương 3:NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG “MÙI
CỦA KÍ ỨC” VÀ “TRONG NGÔI NHÀ CỦA MẸ” CỦA NGUYỄN
QUANG THIỀU ............................................................................................. 74
3.1. Không gian, thời gian nghệ thuật ............................................................. 74
3.1.1. Không gian nghệ thuật .......................................................................... 74
3.1.2. Thời gian nghệ thuật ............................................................................. 82
3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................................ 86
3.2.1. Ngôn ngữ giản dị đời thường ................................................................ 87
3.2.2. Ngôn ngữ biểu cảm, giàu tính tạo hình ................................................. 88
3.3. Giọng điệu nghệ thuật .............................................................................. 90
3.3.1. Giọng điệu trữ tình- hoài niệm .............................................................. 91
3.3.2. Giọng điệu triết lý ................................................................................. 96
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 98
KẾT LUẬN………………………………………………………………… 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 102
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa là hướng nghiên cứu, tiếp
cận ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt trong thời đại
hội nhập quốc tế như hiện nay. Bởi lẽ văn học là một phận quan trọng của nền
văn hóa đậm đà bản sắc mà mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia đều nỗ lực gìn giữ,
phát huy với mong muốn được khẳng định trên bản đồ văn hóa của toàn thế
giới. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn này giúp ích cho việc khai thác sâu giá
trị nội tại của tác phẩm, khiến độc giả có cái nhìn bao quát, sâu sắc toàn diện
đời sống văn hóa của cả một cộng đồng dân tộc. Hơn nữa, hướng tiếp cận này
cũng mang ý nghĩa giáo dục lớn lao, giúp người đọc trân quý hơn những giá
trị truyền thống, từ đó góp phần bồi dưỡng lòng yêu nước.
1.2. Nguyễn Quang Thiều là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền
văn học đương đại Việt Nam với những đóng góp không nhỏ trong sáng tạo
nghệ thuật, thể hiện ở nhiều thể loại như thơ, tiểu thuyết, trường ca, truyện
ngắn, tản văn, tiểu luận…Trong văn xuôi, tác giả “Mùa hoa cải bên sông”
luôn để lại dấu ấn đậm nét về quê hương với những trầm tích văn hóa đặc
trưng đã lắng đọng bao đời. Đặc biệt, những tác phẩm mới ra mắt độc giả
trong những năm gần đây được coi là những mảnh ghép ấn tượng, tạo nên bức
tranh văn hóa của một vùng đồng bằng châu thổ.
1.3. Ra đời trong những năm gần đây, “Mùi của ký ức” và “Trong ngôi
nhà của mẹ” được độc giả đón nhận nồng nhiệt. “Mùi của kí ức” như một nén
hương được nhà văn thắp lên để tưởng nhớ ông bà, cha mẹ và những người
làng Chùa đã khuất. Nhà văn đưa người đọc du hành bằng tâm tưởng đi qua
miền nhớ, miền thương để thưởng thức những món đặc sản của làng Chùa
quê hương tác giả. “Trong ngôi nhà của mẹ” là dòng hồi ức chân thành cảm
2
động về gia đình một người bạn trong nhóm nhân sĩ Hà Đông được tác giả ghi
lại bằng cả trái tim. Cả hai tác phẩm đều để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn
độc giả bởi những rung cảm thiêng liêng về tình cảm gia đình và dấu ấn văn
hóa của vùng đồng bằng châu thổ dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Quang
Thiều. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều công trình lấy sáng tác của
nhà văn, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều làm đối tượng nghiên cứu.Tuy nhiên,
chưa có công trình nào xem xét văn xuôi của ông từ góc nhìn văn hóa một
cách toàn diện, sâu sắc. Do vậy, chúng tôi cho rằng đề tài Dấu ấn văn hóa
trong “Mùi của ký ức” và “Trong ngôi nhà của mẹ” nằm trong số những
đề tài cấp thiết hiện nay.
Chọn Dấu ấn văn hóa trong “Mùi của ký ức” và “Trong ngôi nhà của
mẹ” làm đề tài nghiên cứu chúng tôi mong muốn sẽ đem đến cách nhìn mới
giúp người đọc nhận ra những giá trị văn hóa- vẻ đẹp tiềm ẩn trong những
trang viết tài hoa của Nguyễn Quang Thiều. Đồng thời chúng tôi cũng muốn
góp một phần nhỏ bé vào việc bồi đắp tình yêu trong tâm hồn mỗi người con
đất Việt đối với văn hóa dân tộc qua những thông điệp giản dị, sâu lắng mà
nhà văn muốn gửi đến bạn đọc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Vào những năm đầu thế kỉ XX, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm tới
mối quan hệ giữa văn hóa và văn học như Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai,
Hoài Thanh… Càng ngày, vấn đề này càng trở thành đề tài bàn luận sôi nổi
của các học giả.
Giáo sư Trần Đình Sử trong bài viết Vai trò của văn học trong sáng tạo
văn hoá khẳng định “Văn học là bộ phận quan trọng của văn hoá, sự giàu có
của nó về nội dung và hình thức trực tiếp làm giàu cho văn hoá” [20, tr.3].
3
Tác giả Trần Nho Thìn trong bài Xác lập phương pháp tiếp cận văn hóa cho
việc nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam trung cận đại [27] trên cơ sở
phân tích “Truyện Kiều” bàn luận về sự chi phối của văn hóa tới phong cách
quan niệm về con người của đại thi hào Nguyễn Du. Quan hệ văn hóa và văn
học từ cái nhìn hệ thống và Tiếp cận văn học từ hệ thống văn hóa là hai bài
viết của tác giả Đỗ Lai Thúy thể hiện những đánh giá thấu đáo sâu sắc về mối
quan hệ tương hỗ giữa văn hóa và văn học và đề xuất cách tiếp cận mới phê
bình văn học từ góc nhìn văn hóa. Bài viết Quan hệ giữa văn chương và văn
hóa Việt Nam của tác giả Phan Ngọc khẳng định “cái tư tưởng gần như bất
biến làm nền tảng cho nền văn hoá ấy. Tư tưởng ấy theo tôi là tinh thần yêu
nước, đoàn kết của những đứa con trong cùng một gia đình, tuy thân phận có
thể khác nhau, người sang kẻ hèn, người giàu kẻ nghèo, nhưng đều phải đoàn
kết nhau, chia ngọt sẻ bùi để cùng sống cho độc lập dân tộc”[52]. Theo tác
giả nền tảng của văn hóa chính là tinh thần yêu nước. Đó chính là chiều sâu
làm nên những giá trị vĩnh hằng của văn hóa trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Nhiều công trình mạnh dạn áp dụng phương pháp tiếp cận văn học từ
góc nhìn văn hóa đã có sự thành công đáng ghi nhận. Công trình Văn học
trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (Trần Nho Thìn, NXBGD, 2003)
gồm ba phần: Phần một- Một số vấn đề lí luận của văn học trung đại
Việt Nam nhìn từ góc độ văn hóa; Phần hai- Tiếp cận văn hóa với một số tác
giả tác phẩm văn học trung đại; Phần ba- Văn học đầu thế kỉ XX nhìn từ văn
hóa trung đại [26]. Các công trình Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa (
Lê Nguyên Cẩn) [2], Truyện ngắn Nam Cao từ góc nhìn văn hóa nông thôn
(Cao Thị Thu Hằng), Truyện ngắn Kim Lân từ góc nhìn văn hóa ( Tăng Thị
Xuân), Tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa (Cao
Thành Dũng), Truyện ngắn Trần Thùy Mai từ góc nhìn văn hóa ( Phạm Thị
Thu Hương), Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của
4
Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng ( Đặng Thị Huy Phương), Văn xuôi
Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa ( Nguyễn Thị Xuân Quỳnh)…cung cấp
những khía cạnh khác nhau thông qua việc khai thác tác phẩm của những tác
giả cụ thể. Các công trình này đều tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa
đem đến một cái nhìn toàn diện cách đánh giá khoa học chân xác hơn đối với
với những giá trị văn học truyền thống, mở ra một hướng nghiên cứu mới vừa
phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới vừa giữ gìn được bản sắc
truyền thống văn hóa.
2.2. Những công trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Quang Thiều
Là gương mặt nổi bật trong nền văn học đương đại dân tộc, Nguyễn
Quang Thiều được mệnh danh là cây bút đa năng và sung sức ghi dấu ấn với
nhiều thể loại (thơ, văn xuôi, tiểu luận, ký, dịch thuật…) Tác phẩm của ông
nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu. Ông đã giành được
nhiều giải thưởng danh giá như giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993
cho tập thơ Sự mất ngủ của lửa, giải thưởng Final danh giá của Mỹ cho tập
thơ Những người đàn bà gánh nước sông (The Women Carry River Water)
của The National Literary Translators Association năm 1998, giải thưởng văn
học quốc tế Changwon KC International Literary Prize - một giải văn học
danh giá của Hàn Quốc nhằm tôn vinh những nhà văn, nhà thơ của Hàn Quốc
và người nước ngoài đã có những đóng góp cho văn học thế giới năm 2018.
Một loạt bài viết, nhận định thể hiện những đánh giá đa chiều về gương
mặt thơ Nguyễn Quang Thiều: Bài viết Về tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều
[45] trên Tạp chí sông Hương tác giả Đông La đề cao sự tìm tòi, sáng tạo, vẻ
đẹp tư duy thơ của thi sĩ làng Chùa, nhà phê bình Mai Văn Phấn trong bài
Hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều và lộ trình cách tân đã khẳng định giá
trị của thơ ca Nguyễn Quang Thiều “Bóng dáng thời đại và cách tân thi pháp
là hai vấn đề lớn và quan trọng trong suốt hành trình sáng tạo của Nguyễn
5
Quang Thiều (…) Thơ ông, dù viết về đời thường dung dị vẫn ẩn chứa tài
năng, tài hoa và sự tinh tế của một cây bút giàu nội lực” [53]. Tác phẩm
Nguyễn Quang Thiều cũng khơi nguồn cảm hứng cho nhiều đề tài nghiên cứu
trong các trường đại học có chuyên ngành khoa học xã hội. Luận văn Nguyễn
Quang Thiều trong tiến trình đổi mới thơ Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Thị
Hiền đã hướng tới những cách tân của thơ Nguyễn Quang Thiều trong tiến
trình thơ ca Việt Nam đương đại. Luận văn Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn
Quang Thiều của Lý Thị Nhiên [16] khai thác vẻ đẹp cái tôi trữ tình và các
đặc sắc nghệ thuật thể hiện điều này trong thơ ông.
Không chỉ trong lãnh địa của thơ, trên lĩnh vực truyện ngắn, những trang
viết của Nguyễn Quang Thiều cũng thu hút sự chú ý của nhiều nhà phê bình.
Tác giả Hoài Khánh trong bài Ra mắt tuyển thơ Nguyễn Quang Thiều in trong
Tác phẩm và dư luận ngày 26/1/2011 đã khẳng định:“Nguyễn Quang Thiều
không chỉ là nhà thơ tiên phong với trào lưu hiện đại mà còn là cây bút văn
xuôi giàu cảm xúc”. PGS.TS Đinh Trí Dũng trong bài Mạch trữ tình trong
truyện ngắn thế hệ nhà văn sau 1975, đã hướng tới ngòi bút Nguyễn Quang
Thiều và khẳng định đây là cây bút văn xuôi trữ tình tiêu biểu “Những cây
bút tiêu biểu đưa chất thơ vào truyện ngắn là Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn
Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, Nguyên Hương, Quế Hương, Đỗ Bích Thúy...
Chất thơ thấm đẫm trong các truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều ngay từ tiêu
đề: Chiều hoa tầm xuân, Giấc mơ hoa cỏ trắng, Lời hứa của thời gian, Người
nhìn thấy trăng thật, Khúc hát của dòng sông… Truyện ngắn của anh, dù viết
về làng quê, tình yêu hay số phận những người phụ nữ, đều hòa trộn tài tình
cái ảo vào cái thực, thể hiện sâu đậm chất cổ tích giữa đời thường. Dõi theo
dòng chảy bất tận của cuộc đời, truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều luôn phản
ánh những mâu thuẫn, nghịch lý của đời sống, nhưng luôn tràn đầy hy vọng
và niềm tin vào những điều tốt đẹp” [38]. Nhận định trên đã thể hiện đánh giá
6
rất sâu sắc về chất thơ điều làm nên chiều sâu, sự ngân vang và sức truyền
cảm của những trang văn trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều.
Trong bài Những thành tựu truyện ngắn sau năm 1975 nhà nghiên cứu
Nguyễn Bích Thu cũng khẳng định vị trí của nhà văn trong dòng chảy văn
học hiện đại “Nguyễn Quang Thiều với nhiều nhà văn khác Tạ Duy Anh, Y
Ban, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Thị Thu Huệ… đã tạo nên một diện mạo
mới cho văn học Việt Nam thời kì đổi mới” [29].
Tác giả Thiên Sơn trong bài Hộp đen- Nguyễn Quang Thiều in trên báo
văn nghệ số 17+18 ( năm 2012) có những lời đánh giá ý nghĩa về đặc điểm
nổi bật của truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều đó là chất thơ, vẻ đẹp nhân văn
cùng những triết lí nhẹ nhàng sâu sắc: “Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều
hấp dẫn bởi chất thơ, bởi những chi tiết độc đáo và màu sắc kì ảo, chiều sâu
nhân văn và triết lí” [57].
Văn xuôi Nguyễn Quang Thiều đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu
trong các trường đại học có chuyên ngành khoa học xã hội: Luận văn Truyện
ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại của Tăng Thị Hoàn [11]
khảo sát toàn bộ những đặc điểm bút pháp nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn
Quang Thiều. Luận văn Chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều [
31] tìm hiểu về chất thơ- một vẻ đẹp làm nên sự quyến rũ của văn xuôi
Nguyễn Quang Thiều. Luận văn Truyện ngắn, tản văn Nguyễn Quang Thiều
từ góc nhìn phê bình sinh thái, Nguyễn Thị Thu Hằng [9]. Luận văn Sự giao
thoa giữa thơ và văn xuôi trong truyện ngắn và tản văn Nguyễn Quang Thiều
[7] nghiên cứu về sự giao thoa giữa các thể loại văn học, điểm nhấn là vẻ đẹp
chất thơ trong văn xuôi Nguyễn Quang Thiều. Các công trình trên đều được
khơi nguồn cảm hứng từ truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều đem đến cái nhìn
toàn diện, sâu sắc về tác phẩm của ông trong dòng chảy của văn học Việt
Nam hiện đại và tạo cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu luận văn này.
7
Đặc biệt, các tác phẩm văn xuôi Nguyễn Quang Thiều khi được dịch và
xuất bản ở nước ngoài đã thu hút sự chú ý của độc giả và nhận được những
lời đánh giá sâu sắc từ báo chí Pháp: “Những truyện ngắn bình dị nhưng đẹp
và xót xa. Mỗi trang viết ngừng lại trước một hình ảnh, hiện ra giữa vùng
sáng một Việt Nam của hôm nay, một mảng ghép hài hòa một cách lạ lùng
giữa truyền thống và hiện đại ( Alexia Lorca- Lire) [43] hay “ Với phong
cách viết nhẹ nhàng, trong sáng chảy xuyên yên ả như sông Đáy chở ta đi
giữa dòng yêu thương, tươi mát và tràn đầy xúc cảm, tác giả tìm kiếm một nơi
ẩn ngụ thanh bình…” ( Denis Billaboz), Asie Magazine lại cảm nhận trong
thế giới nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều “ Một mảng hiện thực dịu ngọt
chan chát của Việt Nam” [43]. Qua đây, chúng ta có thể thấy văn xuôi
Nguyễn Quang Thiều không chỉ khơi nguồn cảm hứng cho những độc giả
trong nước mà còn để lại ấn tượng sâu sắc với nhiều độc giả nước ngoài bởi
những dấu ấn văn hóa ẩn trong trang viết của ông.
Như vậy trong hành trình sáng tác của mình, Nguyễn Quang Thiều đã
để lại dấu ấn tài năng, sự sáng tạo và khơi nguồn cảm hứng cho nhiều cây bút
của các học giả, học viên, bạn đọc. Tuy nhiên nghiên cứu tác phẩm của ông từ
góc nhìn văn hóa đặc biệt là hai tác phẩm “Mùi của kí ức” và “Trong ngôi
nhà của mẹ” thì chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu hệ thống, công
phu. Vì lẽ đó, trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả mà nhiều người đi
trước đã đạt được, chúng tôi mở rộng, khơi sâu và làm rõ những giá trị văn
hóa trong “Mùi của kí ức” và “Trong ngôi nhà của mẹ” của Nguyễn Quang
Thiều. Nếu tiếp cận hai tác phẩm trên từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi hi vọng
sẽ giúp người đọc có dịp khai thác sâu giá trị nội tại của tác phẩm, góp thêm
tiếng nói khẳng định vị trí xứng đáng của Nguyễn Quang Thiều trong dòng
chảy văn học Việt Nam hiện đại.
2.2. Những bài phê bình về Mùi của kí ức và Trong ngôi nhà của mẹ
2.2.1. Mùi của kí ức
8
Mùi của kí ức đã khơi nguồn cảm hứng cho bài viết của tác giả Nguyễn
Thành Linh trong bài Những khắc khoải về làng quê trong “Mùi của kí ức”
[49].Với Nguyễn Thành Linh “Tập tản văn “Mùi của ký ức” của nhà thơ
Nguyễn Quang Thiều như một áng khói lam chiều bình yên nơi góc bếp, mà ai
đọc cũng sẽ thấy nỗi buồn đọng nơi đáy mắt khi tiếc thương cho một thủa
làng quê với bao bữa ăn quê nhà chỉ còn là một thời quá vãng”. Bài viết đã
khơi dậy những nét đẹp văn hóa bình dị của một làng quê Bắc Bộ và tình yêu
quê hương thầm kín điều làm nên sự ngân vang kì diệu của Mùi của ký ức
trong tâm hồn độc giả.
Tác giả Quỳnh Vân trong bài viết Mùi của những sợi khói lam chiều đã
khẳng định “Chẳng phải điều gì lạ lẫm đâu mà đó là sự thật, rằng bên trong
những ngôi làng cổ luôn ẩn chứa rất nhiều bí mật, những bí quyết đời này rỉ
tai đời sau, các thế hệ cứ nối tiếp nhau mà trân trọng gìn giữ, trong đó cả
công thức nấu những món ăn, mà chỉ cần bước qua cổng làng thôi, là vĩnh
viễn chẳng bao giờ gặp lại ở trên đời này. Làng Chùa cũng không phải là
ngoại lệ ”[62]. “Mùi của ký ức” gợi cho người đọc nhiều liên tưởng, đôi khi
là cả sự ám ảnh. Từ cảm xúc về những món ăn dân dã mang đậm hồn quê, tác
giả bày tỏ suy ngẫm sâu sắc của mình về những món ăn thời hiện đại, những
triết lí sâu sắc từ nghệ thuật ẩm thực“ Sự vô cảm sẽ giết chết tất cả những cái
gì thuộc về vẻ đẹp. Bởi lẽ, để tìm lại ký ức và để cho ký ức đó sống lại thì con
đường duy nhất chỉ có thể là… cảm xúc” [62].
Hoàng Thu Phố trong bài viết Trở về cùng “Mùi của ký ức” đã viết
những lời văn giàu cảm xúc “Món ăn trong kí ức, hẳn là món ngon nhớ lâu
nhất trong đời người, dù bây giờ cuộc sống cho chúng ta những trải nghiệm
ẩm thực phong phú hơn. Vì thế đọc Mùi của ký ức là một hành trình trở về:
Về quê. Về làng. Về với mẹ với cha. Về với bản thể chính mình…”[54]. Theo
tác giả, Mùi của ký ức mở ra cuộc hành trình của tâm tưởng để con người trở
về quê hương cội nguồn qua văn hóa ẩm thực.
9
“Mùi của ký ức” là niềm thương nhớ, niềm tự hào của người con làng
Chùa về hương vị của những món ăn xưa cũ mang đậm dấu ấn một vùng đồng
bằng châu thổ. Cuộc hành trình của nhà văn về miền kí ức đã thu hút sự chú ý
của nhiều độc giả, nhà phê bình với những lời văn giàu cảm xúc. Sự hòa quyện
giữa ẩm thực và tình quê làm nên sự sâu lắng của tản văn trong lòng người đọc.
Những bài viết trên cũng đem đến những cảm nhận sâu sắc về giá trị của
tác phẩm dưới góc nhìn văn hóa tạo tiền đề cho việc nghiên cứu luận văn này.
2.2.2. Trong ngôi nhà của mẹ
Tác giả Nguyễn Thành Linh người tự nhận mình bén duyên với văn
Nguyễn Quang Thiều từ cuốn “Mùi của ký ức” một lần nữa lại bị chinh phục
bởi nhà văn làng Chùa khi đến với “Trong ngôi nhà của mẹ”. Trong bài Đọc
văn Nguyễn Quang Thiều ông viết “Trong ngôi nhà của mẹ là một trong
những tác phẩm hết sức cảm động của Nguyễn Quang Thiều. Từ những câu
chuyện được anh bạn thân kể lại, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã chắp bút
viết nên câu chuyện về người mẹ sống âm thầm ở một ngôi nhà nhỏ ở một
làng quê ít người biết đến. Một câu chuyện vô cùng hấp dẫn mà cũng sống
động lạ thường tái hiện hình ảnh một làng quê Bắc Bộ trong những năm
tháng nghèo đói…” [48]. Cuốn sách đã khiến tác giả nhiều lần rơi nước mắt
vì sự hi sinh tần tảo của người mẹ quê. Và theo tác giả câu chuyện lay động
tâm thức mỗi người con đất Việt bởi những nét đẹp văn hóa từ con người đến
không gian quê hương, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của một gia đình
một làng quê Bắc Bộ.
Tác giả Nguyễn Quang Hưng trong bài viết “Trong ngôi nhà của mẹ
của Trịnh Văn Sĩ và Nguyễn Quang Thiều” đã thể hiện những cảm xúc sâu
lắng của mình về vẻ đẹp của tác phẩm “Trong ngôi nhà của mẹ là chuyện
đời một người phụ nữ, một người mẹ khổ đau nhiều hơn sướng vui cứ thế mở
ra nhiều câu chuyện khác ở làng quê Đa Sỹ còn lưu giữ nhiều nếp sinh hoạt
10
cổ truyền, những tập quán được bảo lưu hàng trăm năm, hàng loạt điều kiêng
kỵ và những câu chuyện kỳ dị được truyền miệng qua nhiều thế hệ người làng.
(…) Và cuốn sách trở nên một ghi chép văn hóa, qua một gia đình để thấy
nhiều hoàn cảnh khác, qua một hai không gian làng, để ngẫm tới nhiều không
gian, vùng đất lớn hơn”[44].
“Trong ngôi nhà của mẹ- Câu chuyện cảm động về tình mẫu tử” của
tác giả Mai An thể hiện cảm nhận sâu sắc của tác giả về giá trị văn hóa –chiều
sâu của tác phẩm “Với Trong ngôi nhà của mẹ, tác giả đã tái hiện cả một
vùng văn hóa, qua đó tái hiện ra rất nhiều câu chuyện liên quan đến phong
tục, tập quán, lối sống rất đáng đọc... Đồng thời, nó cũng phản ánh những lề
thói của một vùng quê, rất có ích để thông qua cuốn sách có thể nhìn thấy đời
sống văn hóa của dân tộc Việt...Đến với cuốn sách người đọc không chỉ mong
muốn được quay trở về với những ký ức tuyệt vời về mẹ mà còn khiến cho mỗi
người đều mong muốn được sống tốt hơn nữa với người thân yêu ”[36].
Mỗi bài viết trên cũng đem đến những cảm nhận sâu sắc về giá trị của
tác phẩm dưới góc nhìn văn hóa. Đây chính là tiền đề quan trọng giúp người
đọc trong quá trình nghiên cứu luận văn Dấu ấn văn hóa trong “Mùi của kí
ức” và “Trong ngôi nhà của mẹ” của Nguyễn Quang Thiều. Tuy nhiên các
bài viết mới chỉ dừng lại ở một phương diện nào đó của tác phẩm. Đến nay
vẫn chưa có những công trình nghiên cứu “Mùi của kí ức” và “Trong ngôi
nhà của mẹ” một cách hệ thống đặc biệt là tiếp cận tác phẩm dưới góc nhìn
văn hóa. Trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều đây vẫn là miền
đất mới khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho độc giả. Đến với đề tài này chúng
tôi hi vọng sẽ cố gắng đưa ra những cách nhìn mới để giúp người đọc khám
phá vẻ đẹp tiềm ẩn trong tác phẩm Nguyễn Quang Thiều.
3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
11
Luận văn tập trung vào việc tìm hiểu những dấu ấn văn hóa được thể
hiện trong tác phẩm “Mùi của kí ức” và “Trong ngôi nhà của mẹ” của
Nguyễn Quang Thiều
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đặt mục tiêu chỉ ra những giá trị văn hóa được thể hiện trong
tác phẩm “Mùi của kí ức” và “Trong ngôi nhà của mẹ” của Nguyễn Quang
Thiều, từ đó góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật và đóng góp của
Nguyễn Quang Thiều đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Thông qua đó,
luận văn ít nhiều đóng góp cho lý luận về văn học dưới góc nhìn văn hóa.
4. Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài: “Mùi của kí ức” và “Trong ngôi nhà của mẹ” của
Nguyễn Quang Thiều chúng tôi xác định những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa và văn học.
- Nêu bật ảnh hưởng của vùng văn hóa Bắc Bộ đến sáng tác Nguyễn
Quang Thiều.
- Làm rõ những giá trị văn hóa trong “Mùi của kí ức” và “Trong ngôi
nhà của mẹ” trên các phương diện tư tưởng, nội dung, nghệ thuật.
- Khẳng định sáng tạo nghệ thuật của nhà văn
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Khảo sát, thống kê các ngữ liệu mang
dấu ấn văn hóa vật thể và phi vật thể trong hai tác phẩm “Mùi của kí ức” và
“Trong ngôi nhà của mẹ”.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích những biểu hiện cụ thể
của giá trị văn hóa, những biểu hiện nghệ thuật từ đó tổng hợp, khái quát nâng
12
lên thành giá trị văn hóa tiêu biểu.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh những giá trị văn hóa được
phản ánh trong “Mùi của kí ức” và “Trong ngôi nhà của mẹ” với những tác
phẩm khác của Nguyễn Quang Thiều và của một số nhà văn khác.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: tìm hiểu hoàn cảnh văn hóa - lịch
sử ảnh hưởng đến nhà văn và tác phẩm.
5. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khai thác các dấu ấn văn hóa văn hóa vật thể và phi vật thể
trong “Mùi của kí ức” và “Trong ngôi nhà của mẹ” của nhà văn Nguyễn
Quang Thiều.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về lý luận
Luận văn có đóng góp vào lý luận văn học ở các khía cạnh
- Chỉ ra những giá trị văn hóa kết tinh và thể hiện trong tác phẩm từ đó
góp phần nào đó giáo dục ý thức tự hào, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc
trong bối cảnh giao lưu và hội nhập văn hóa hiện nay.
- Khẳng định sáng tạo nghệ thuật và tài năng của Nguyễn Quang Thiều
trong nền văn học Viêt Nam đương đại.
6.2. Về thực tiễn
Kết quả luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng
dạy học tập cho giảng viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung
học phổ thông.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển
13
khai thành 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. Dấu ấn văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ trong “Mùi của kí
ức” và “Trong ngôi nhà của mẹ” của Nguyễn Quang Thiều
Chương 3. Nghệ thuật thể hiện dấu ấn văn hóa trong “Mùi của kí ức” và
“Trong ngôi nhà của mẹ” của Nguyễn Quang Thiều
14
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hoá
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Văn hóa
Văn hóa (Culture) là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách
hiểu khác nhau. Văn hóa liên quan đến mọi mặt trong đời sống vật chất và
tinh thần của con người. Đó là “tổng thể nói chung những giá trị vật chất,
tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” [32]. Cụ thể hóa
định nghĩa được nêu trong từ điển, giáo sư Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở
văn hóa Việt Nam nhấn mạnh:“ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội” [21, tr.10]. Theo đó, nội hàm khái niệm văn hóa bao gồm: Thứ nhất
đó là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm thỏa
mãn nhu cầu của con người và vì con người. Thứ hai, theo quan niệm tác giả
những giá trị mà con người sáng tạo ra phải mang giá trị nhân sinh. Trong lịch
sử nhân loại có những sáng tạo không có giá trị văn hóa, không mang tính
người bởi nó hủy hoại cuộc sống con người và không được chấp nhận bởi
cộng đồng như bom nguyên tử, vũ khí giết người, chủ nghĩa khủng bố…Như
vậy, theo tác giả Trần Ngọc Thêm, văn hóa phải có tính hệ thống, tính giá trị,
tính nhân sinh, tính lịch sử.
Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, văn hóa vừa là
sản phẩm sáng tạo của con người, vừa là môi trường nhân tạo để nuôi dưỡng
đời sống vật chất và tinh thần của con người. Cùng với thiên nhiên thứ nhất
do tạo hóa tạo nên, văn hóa trở thành môi trường sống của con người, được
15
nhìn nhận là động lực của sự tiến bộ xã hội. Cần phải khắc phục nhận thức
phiến diện về văn hóa, đồng nhất văn hóa với một vài hoạt động thuộc lĩnh
vực tinh thần và xem nhẹ vai trò, chức năng xã hội của nó.
Đồng quan điểm nêu trên, UNESCO- Tổ chức khoa học và giáo dục
Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa văn hóa trên cơ sở thống nhất từ hơn 200
định nghĩa khác nhau: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa hôm nay có thể coi
là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm
quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn
hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản
của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tín ngưỡng” [ 33, tr 2324 ]. Theo đó, văn hóa cũng được coi là tổng thể những giá trị văn hóa vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Và UNESCO đặc biệt nhấn mạnh
vai trò của văn hóa trong việc tác động đến tính cách của một xã hội. Đó là
những giá trị tinh thần trong kiến trúc thượng tầng của một xã hội. Nó biểu
trưng cho sự phát triển của loài người qua các thế hệ. Một đất nước giàu
truyền thống văn hóa là một đất nước giàu có về tinh thần.
Trên cơ sở ấy, UNESCO đã có quan điểm khá thống nhất khi phân loại
di sản văn hóa. Theo đó, văn hóa vật thể (hữu thể- tangible) gồm kiến trúc
(như đình đền, chùa, miếu, lăng, mộ, nhà sàn…, trang phục (quần, áo, váy),
ẩm thực (món ăn, thức uống/ hút)….Văn hóa phi vật thể (vô hình- intangible)
“gồm các biểu hiện tượng trưng và “không sờ thấy được” của văn hóa được
lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo, trùng tu của
cộng đồng rộng rãi….” [33,tr.24] gồm âm nhạc, múa, truyền thống, văn
chương truyền miệng, ngôn ngữ, huyền thoại, tư thế, nghi thức, phong tục tập
quán, y dược, lễ hội, bí quyết - quy trình công nghệ của các nghề truyền
thống…
Như vậy, văn hóa là sản phẩm của loài người được tạo ra và phát triển
16
trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Văn hóa có một vai trò quan
trọng trong việc tạo nên con người và duy trì sự bền vững của trật tự xã hội.
Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình con người hành động và
tương tác với xã hội. Văn hóa cũng chính là thước đo cho trình độ phát triển
của con người và xã hội. Nó được biểu hiện trong các kiểu hình thức tổ chức
đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất, tinh thần
do con người tạo ra. Vì vai trò quan trọng như vậy nên Đảng và Nhà nước ta
luôn khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện trình độ
phát triển của dân tộc và chủ trương xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc để tạo cơ sở cho sự phát triển của đất nước.
1.1.1.2. Văn học
Văn học“là một hình thái ý thức xã hội bắt nguồn từ đời sống bày tỏ một
quan điểm, một cách nhìn, một tình cảm đối với đời sống. Nhưng văn học nói
riêng cũng như nghệ thuật nói chung, không giống các hình thái ý thức xã hội
khác khi có những đặc thù riêng mang tính thẩm mĩ về đối tượng, nội dung và
phương thức thể hiện” [5, tr.8]. Nội dung văn học là toàn bộ đời sống đã được
ý thức, cảm xúc, đánh giá phù hợp với một tư tưởng về đời sống, một cảm
hứng và lí tưởng thẩm mĩ trong một xã hội nhất định. Văn học là một hoạt
động tinh thần không chỉ của người sáng tạo mà cả người tiếp nhận, thưởng
thức. Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt thuộc thượng tầng kiến
trúc của xã hội. Nó tác động đến đời sống xã hội theo con đường riêng của
mình qua chức năng của mình như giải trí, nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ.
Trước tiên, có thể khẳng định văn học mang tới kho tri thức bách khoa
về hiện thực đời sống cho con người. Đó là những tri thức phong phú về thế
giới thiên nhiên, vũ trụ và đời sống xã hội. Chức năng nhận thức của văn học
không chỉ thể hiện ở việc khám phá bề rộng hiện thực đời sống mà còn giúp
người đọc đi vào chiều sâu những khám phá thẩm mĩ về con người. Bởi con
17
người là trung tâm của văn học. Đúng như Mắc- xim Gooc-ki đã từng nói “
Văn học là nhân học”. Vai trò quan trọng nhất của văn học là giúp con người
nhận thức về chính mình, khám phá những giá trị năng lực vô tận của bản
thân để hướng tới sự phát triển và hoàn thiện.
Văn học không chỉ có giá trị nhận thức mà còn có chức năng giáo dục. Đó
là chức năng cải tạo, tác động quan điểm tư tưởng, đạo đức của con người. Văn
học có một con đường giáo dục riêng của mình- con đường tình cảm. Nghệ
thuật lay động trái tim, cuốn người đọc vào thế giới kì diệu của tình người, tình
đời trong tác phẩm. Trong quá trình ấy văn học hiện ra như một người đồng
hành giúp người đọc tự soi vào bản thân mình, tự đối thoại để nhận ra phần
thiện và phần ác, cái cao cả và sự thấp hèn…trong chính bản thân mình. Đó
chính là sự chuyển hóa kì diệu từ giáo dục thành tự giáo dục của nghệ thuật.
Chính nghệ thuật đã khơi dậy những nguồn cảm xúc, đạo đức tích cực, làm
phong phú hơn đời sống tình cảm và hướng con người tới sự hoàn thiện về
nhân cách. Đây cũng chính là sứ mệnh thiêng liêng của văn học.
Chức năng quan trọng nhất của văn nghệ là sáng tạo cái đẹp. Chức năng
thẩm mĩ thể hiện trong việc văn chương làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ, phát
triển năng lực, thị hiếu thẩm mĩ của con người. Văn học đem đến cho con
người sự hưởng thụ thẩm mĩ bằng cách miêu tả phản ánh cái đẹp trong đời
sống hiện thực. Văn học là nghệ thuật ngôn từ nên tác phẩm văn học không
chỉ giúp con người cảm nhận vẻ đẹp của đời sống mà còn khơi dậy trong sâu
thẳm tâm hồn người đọc những khoái cảm trước vẻ đẹp của các phương thức,
phương tiện nghệ thuật…Với những giá trị của mình, văn học góp phần bồi
đắp tâm hồn làm cho con người vươn tới thế giới của ước mơ, lí tưởng và
hoàn thiện nhân cách.
Văn học luôn song hành cùng lịch sử với sứ mệnh thiêng liêng của nghệ
thuật ngôn từ. Nó xứng đáng là vũ khí tinh thần của nhân loại. Văn học nghệ
18
thuật với tư cách là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, nó không chỉ phản
ánh mà còn sáng tạo ra thế giới khách quan. Bất kì tác phẩm văn học lành
mạnh nào cũng có ý nghĩa nâng cao con người hướng con người tới chân,
thiện, mĩ và chức năng giáo dục, xây dựng con người vẫn là thiên chức cao
quý nhất của văn học nghệ thuật muôn đời.
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa- văn học
Văn học là một bộ phận của văn hóa. Văn học cùng với triết học, chính
trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục tập quán là các thành tố tạo nên văn hóa. Bàn
về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học tác giả Đỗ Thị Minh Thúy đã cho
rằng “ Đặt văn học trong văn hóa tức là nhấn mạnh sự tác động tổng thể của
văn hóa tới văn học, như vậy các nhân tố xã hội, kinh tế, chính trị…tác động
đến toàn bộ văn hóa nói chung, thông qua văn hóa tác động đến văn học, ở
quan hệ đặc biệt này, văn học trở thành một trong những tiêu điểm của văn
hóa, đóng vai trò nhân tố đại diện cho văn hóa” [30, tr.239]. Theo định nghĩa
trên, văn học và văn hóa có mối quan hệ gắn bó khăng khít. Văn học là tấm
gương phản chiếu đời sống xã hội và văn hóa của một dân tộc và “nhà văn là
người thư kí trung thành của thời đại”( Balzac). Mỗi tác phẩm văn học đều
soi bóng thời đại mà nó ra đời. Nhà văn là người tiếp nhận những thành tố
văn hóa và tạo nên dấu ấn văn hóa trong sáng tác của mình.
Tác giả Đỗ Lai Thúy cho rằng “Nếu văn học chỉ là một bộ phận của
văn hóa, một yếu tố trong hệ thống văn hóa thì nó không thể và không có
quyền "vượt mặt" hệ thống để tiếp xúc hoặc tác động trực tiếp đến hệ thống
xã hội, mà phải gián tiếp qua hệ thống văn hóa [60]. Đồng quan điểm trên, tác
giả Trần Lê Bảo nhấn mạnh“ Văn học là sự tự ý thức văn hóa. Văn học chẳng
những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối ảnh hưởng trực tiếp của
văn hóa mà còn là một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa.
Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hóa thời đại và truyền
19
thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý
văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc” [37]. Như vậy,
theo tác giả văn học là một phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa thời đại
cũng như truyền thống độc đáo của một dân tộc. Văn hóa là những gì còn lại
sau khi thời gian đã sàng lọc tất cả. Bản sắc văn hóa Việt Nam được hiện hình
rõ nét qua văn học. Bằng sứ mệnh thiêng liêng của nghệ thuật ngôn từ, văn
học tái hiện khá đầy đủ đời sống văn hóa dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử
với những giá trị vật chất và tinh thần do con người Việt Nam sáng tạo nên.
Văn học luôn là lực lượng xung kích trên mặt trận văn hóa.
Những ý kiến trên đều khẳng định văn học là tấm gương phản chiếu văn
hóa dân tộc. Trong văn học hiện đại Việt Nam, những nét văn hóa đặc trưng
của mỗi vùng miền lại được tái hiện sinh động thông qua cách nhìn nhận và
phản ánh của tác giả. Đó là vẻ đẹp phong tục đồng quê trong truyện ngắn Đôi
chim thành, Con mã mái, Đuổi tà… của nhà văn Kim Lân. Đó còn là vẻ đẹp
những nhã thú văn hóa cổ truyền của một thời vang bóng dưới ngòi bút tài
hoa của Nguyễn Tuân. Người đọc cũng không thể quên văn hóa mảnh đất
kinh kì trong những sáng tác của Thạch Lam (Hà Nội băm sáu phố phường,
Nắng trong vườn) ,Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội, Miếng lạ Miền Nam,
Thương nhớ mười hai). Thế giới truyện ngắn Trần Thùy Mai lại đưa người
đọc đến với nét đẹp văn hóa đặc trưng của xứ Huế trầm mặc, cổ kính, mộng
mơ qua những lời văn nhẹ nhàng sâu lắng: Khói trên sông Hương, Gió thiên
đường, Thập tự hoa…
Văn học luôn là tấm gương phản chiếu hiện thực. Lịch sử văn hóa dân
tộc đã in dấu đậm nét trong những tác phẩm văn học. Người nghệ sĩ chân
chính như con ong cần mẫn chắt chiu những giọt mật cuộc đời và in bóng
dáng thời đại, vốn sống, văn hóa trong sáng tác văn chương. Có thể nói, văn
hóa là yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của tác phẩm, bởi những