Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Tiểu luận Xây dựng chương trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa trên nhóm chỉ tiêu tổng hợp cho Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 49 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC HÌNH

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tăt

Diễn giải

VCSH

Vốn chủ sở hữu

TTPH

Thông tin phản hồi

KQKD

Kết quả kinh doanh

KQHĐKD

Kết quả hoạt động kinh doanh



3


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng và
phong phú hơn. Do đó việc phân tích quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay. Kết quả phân tích không chỉ giúp cho doanh
nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty mà còn dùng để đánh giá dự án
đầu tư, tính toán mức độ thành công trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng. Ngoài ra, việc
phân tích tình hình hoạt động kinh doanh còn là một trong những lĩnh vực không chỉ
được quan tâm bởi các nhà quản trị mà còn nhiều đối tựơng kinh tế khác liên quan đến
doanh nghiệp. Dựa trên những chỉ tiêu kế hoạch, doanh nghiệp có thể định tính trước
khả năng sinh lời của hoạt động, từ đó phân tích và dự đoán trước mức độ thành công
của kết quả kinh doanh. Qua đó, hoạt động kinh doanh không chỉ là việc đánh giá kết
quả mà còn là việc kiểm tra, xem xét trước khi bắt đầu quá trình kinh doanh nhằm
hoạch định chiến lược tối ưu. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh,
các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp
sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh
nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng
nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích
kinh doanh. Từ những cơ sở về phân tích hoạt động kinh doanh nên em chọn đề tài:"
Xây dựng chương trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa trên nhóm
chỉ tiêu tổng hợp cho Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng – Hà Nội" là một đề
tài phù hợp với công ty hiện nay. Nó góp phần giúp cho công ty hiểu được khả năng
hoạt động kinh doanh của mình và từ đó có kế hoạch hoạch định chiến lược kinh
doanh tốt trong thời gian tới.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu hệ thống những lý luận cơ bản về phân tích hoạt động sản xuất kinh

doanh. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đánh giá và đề
xuất những kiến nghị để hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Phạm vi nghiên
cứu công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng – Hà Nội.

4


3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng – Hà
Nội
Phương pháp: Phương pháp so sánh.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, lời cảm ơn đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh
Chương 2: Khảo sát và phân tích thiết kế cho chương trình phân tích hoạt động
kinh doanh tại Công ty CP xây dựng Sông Hồng
Chương 3: Xây dựng chương trình phân tích hoạt động kinh doanh

5


Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1. Khái niệm, ý nghĩa và đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng
trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”
“Phân tích hoạt động kinh doanh (PTKD) là quá trình nghiên cứu để đánh giá
toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai
thác ở doanh nghiệp (DN), trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao

hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN”
Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô nhỏ,
yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân tích
thường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch toán. Khi sản
xuất kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản trị càng nhiều, đa
dạng và phức tạp. PTKD hình thành và phát triển như một môn khoa học độc lập, để
đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị.
Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và là cơ
sở cho việc ra quyết định. PTKD như là một ngành khoa học, nó nghiên cứu một cách
có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất những giải pháp
hữu hiệu cho mỗi DN.
Như vậy, PTKD là quá trình nhận biết bản chất và sự tác động của các mặt của
hoạt động kinh doanh, là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một
cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng DN và phù hợp với
yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả năng

tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh.
- Thông qua phân tích hoạt động DN chúng ta mới thấy rõ được các nguyên

nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh
hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý

6


sản xuất. Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.
- PTKD giúp DN nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những


hạn chế trong DN của mình. Chính trên cơ sở này các DN sẽ xác định đúng đắn mục
tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
- PTKD là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra các

quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức năng kiểm tra,
đánh giá và điều hành hoạt động SXKD trong DN.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và

ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
- Tài liệu PTKD còn rất cần thiết cho các đối tượng bên ngoài, khi họ có các

mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với DN, vì thông qua phân tích họ mới có thể có
quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay...đối với DN nữa hay không?
1.1.3. Ðối tượng
Với tư cách là một khoa học độc lập, PTKD có đối tượng riêng:
“Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả của hoạt
động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết
quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế”
Kết quả kinh doanh mà ta nghiên cứu có thể là kết quả của từng giai đoạn riêng
biệt như kết quả mua hàng, kết quả sản xuất, kết quả bán hàng... hay có thể là kết quả
tổng hợp của quá trình kinh doanh, kết quả tài chính...v.v
Khi phân tích kết quả kinh doanh, người ta hướng vào kết quả thực hiện các
định hướng mục tiêu kế hoạch, phương án đặt ra.
Kết quả kinh doanh thông thường được biểu hiện dưới các chỉ tiêu kinh tế. Chỉ
tiêu là sự xác định về nội dung và phạm vi của các kết quả kinh doanh. Nội dung chủ
yếu của phân tích kết quả là phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh mà DN đã đạt
được trong kỳ, như doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, giá thành, lợi nhuận...Tuy
nhiên, khi phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh chúng ta phải luôn luôn đặt trong
mối quan hệ với các điều kiện (yếu tố) của quá trình kinh doanh như lao động, vật tư,
tiền vốn, diện tích đất đai...vv. Ngược lại, chỉ tiêu chất lượng phản ánh lên hiệu quả

kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng các yếu tố kinh doanh như giá thành, tỷ suất chi
phí, doanh lợi, năng suất lao động...vv.

7


Dựa vào mục đích phân tích mà chúng ta cần sử dụng các loại chỉ tiêu khác
nhau, cụ thể: Chỉ tiêu số tuyệt đối, chỉ tiêu số tương đối, chỉ tiêu bình quân. Chỉ tiêu số
tuyệt đối dùng để đánh giá quy mô kết quả kinh doanh hay điều kiện kinh doanh. Chỉ
tiêu số tương đối dùng trong phân tích các mối quan hệ giữa các bộ phận, các quan hệ
kết cấu, quan hệ tỷ lệ và xu hướng phát triển. Chỉ tiêu bình quân phản ánh trình độ phổ
biến của các hiện tượng.
Tuỳ mục đích, nội dung và đối tượng phân tích để có thể sử dụng các chỉ tiêu
hiện vật, giá trị, hay chỉ tiêu thời gian. Ngày nay, trong kinh tế thị trường các DN
thường dùng chỉ tiêu giá trị. Tuy nhiên, các DN sản xuất, DN chuyên kinh doanh một
hoặc một số mặt hàng có quy mô lớn vẫn sử dụng kết hợp chỉ tiêu hiện vật bên cạnh
chỉ tiêu giá trị. Trong phân tích cũng cần phân biệt chỉ tiêu và trị số chỉ tiêu. Chỉ tiêu
có nội dung kinh tế tương đối ổn định, còn trị số chỉ tiêu luôn luôn thay đổi theo thời
gian và địa điểm cụ thể.
Phân tích kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh
thông các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. Một cách chung nhất, nhân tố là những yếu tố
bên trong của mỗi hiện tượng, quá trình...và mỗi biến động của nó tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp ở một mức độ và xu hướng xác định đến các kết quả biểu hiện các chỉ
tiêu.
Ví dụ: Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào lượng bán hàng ra, giá cả bán ra và
cơ cấu tiêu thụ. Ðến lượt mình, khối lượng hàng hoá bán ra, giá cả hàng hoá bán ra,
kết cấu hàng hoá bán ra lại chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như khách quan,
chủ quan, bên trong, bên ngoài...vv.
Theo mức độ tác động của các nhân tố, chúng ta có thể phân loại các nguyên

nhân và nhân tố ảnh hưởng thành nhiều loại khác nhau, trên các góc độ khác nhau.
Trước hết theo tính tất yếu của các nhân tố: có thể phân thành 2 loại: Nhân tố khách
quan và nhân tố chủ quan.
Nhân tố khách quan là loại nhân tố thường phát sinh và tác động như một yêu
cầu tất yếu nó không phụ thuộc vào chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Kết quả
hoạt động của mỗi DN có thể chịu tác động bởi các nguyên nhân và nhân tố khách
quan như sự phất triển của lực lượng sản xuất xã hội, luật pháp, các chế độ chính sách

8


kinh tế xã hội của Nhà nước, môi trường, vị trí kinh tế xã hội, về tiến bộ khoa học kỹ
thuật và ứng dụng. Các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá, giá cả chi phí, giá cả dịch
vụ thay đổi, thuế suất, lãi suất, tỷ suất tiền lương...cũng thay đổi theo.
Nhân tố chủ quan là nhân tố tác động đến đối tượng nghiên cứu phụ thuộc vào nỗ
lực chủ quan của chủ thể tiến hành kinh doanh. Những nhân tố như: trình độ sử dụng lao
động, vật tư, tiền vốn, trình độ khai thác các nhân tố khách quan của DN làm ảnh hưởng
đến giá thành, mức chi phí thời gian lao động, lượng hàng hoá, cơ cấu hàng hoá...vv.
Theo tính chất của các nhân tố có thể chia ra thành nhóm nhân tố số lượng và
nhóm các nhân tố chất lượng.
Nhân tố số lượng phản ánh quy mô kinh doanh như: Số lượng lao động, vật tư,
lượng hàng hoá sản xuất, tiêu thụ... Ngược lại, nhân tố chất lượng thường phản ánh
hiệu suất kinh doanh như: Giá thành, tỷ suất chi phí, năng suất lao động...Phân tích kết
quả kinh doanh theo các nhân tố số lượng và chất lượng vừa giúp ích cho việc đánh
giá chất lượng, phương hướng kinh doanh, vừa giúp cho việc xác định trình tự
sắp xếp và thay thế các nhân tố khi tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
kết quả kinh doanh.
Theo xu hướng tác động của nhân tố, thưòng người ta chia ra các nhóm nhân
tố tích cực và nhóm nhân tố tiêu cực.
Nhân tố tích cực là những nhân tố tác động tốt hay làm tăng độ lớn của hiệu quả

kinh doanh và ngược lại nhân tố tiêu cực tác động xấu hay làm giảm quy mô của kết
quả kinh doanh. Trong phân tích cần xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng tổng
hợp của các nhân tố tích cực và tiêu cực.
Nhân tố có nhiều loại như đã nêu ở trên, nhưng nếu quy về nội dung kinh tế thì
có hai loại: Nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh và nhân tố thuộc về kết quả kinh
doanh. Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh như: Số lượng lao động, lượng
hàng hoá, vật tư, tiền vốn...ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô kinh doanh. Các nhân tố
thuộc về kết quả kinh doanh ảnh hưởng suốt quá trình kinh doanh từ khâu cung ứng
vật tư đến việc tổ chức quá trình sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm và từ đó ảnh
hưởng đến kết quả tổng hợp của kinh doanh như nhân tố giá cả hàng hoá, chi phí, khối
lượng hàng hoá sản xuất và tiêu thụ.
Như vậy, tính phức tạp và đa dạng của nội dung phân tích được biểu hiện qua

9


hệ thống các chỉ tiêu kinh tế đánh giá kết quả kinh doanh. Việc xây dựng tương đối
hoàn chỉnh hệ thống các chỉ tiêu với cách phân biệt hệ thống chỉ tiêu khác nhau, việc
phân loại các nhân tố ảnh hưởng theo các góc độ khác nhau không những giúp cho DN
đánh giá một cách đầy đủ kết quả kinh doanh, sự nỗ lực của bản thân DN, mà còn tìm
ra được nguyên nhân, các mặt mạnh, mặt yếu để có biện pháp khắc phục nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh.
Khi phân tích kết quả kinh doanh biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế dưới sự tác
động của các nhân tố mới chỉ là quá trình “định tính”, cần phải lượng hoá các chỉ tiêu
và nhân tố ở những trị số xác định với độ biến động xác định. Ðể thực hiện được công
việc cụ thể đó, cần nghiên cứu khái quát các phương pháp trong phân tích kinh doanh.
1.2. Các phương pháp phân tích tình hình tài chính
1.2.1. Phương pháp chung
Là phương pháp xác định trình tự bước đivà những nguyên tắc cần phải quán
triệt khi tiến hành phân tích một chỉ tiêu kinh tế nào đó.

Với phương pháp này là sự kết hợp triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của triết học Mác- LêNin làm cơ sở. Đồng thời phải dựa vào các chủ trương, chính
sách của Đảng trong từng thời kỳ. Phải phân tích đi từ chung đến riêng và phải đo
lường được sự ảnh hưởng và phân loại ảnh hưởng.
Tất cả các điểm trên phương pháp chung nêu trên chỉ được thực hiện khi kết hợp nó
với việc sử dụng một phương pháp cụ thể. Ngược lại các phương pháp cụ thể muốn phát
huy tác dụng phải quán triệt yêu cầu của phương pháp chung.
1.2.2. Các phương pháp cụ thể
Đó là những phương pháp phải sử dụng những cách thức tính toán nhất định.
Trong phân tích tình hình tài chính, cũng như phạm vi nghiên cứu của luận văn, em
xin được đề cập một số phương pháp sau:
1.2.2.1. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu
hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải
quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh
được các chỉ tiêu tài chính. Như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính
chất và đơn vị tính toán. Đồng thời theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh.

10


- Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu số gốc để
so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trước (nghĩa là năm nay so với năm trước) và có thể
được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.
- Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch.
- Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian.
Trên cơ sở đó, nội dung của phương pháp so sánh bao gồm:
+ So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng hay giảm
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về xu hướng thay
đổi về tài chính của doanh nghiệp.

+ So sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, số liệu của doanh nghiệp với số
liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác để thấy mức độ phấn đấu của doanh
nghiệp được hay chưa được.
+ So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so
sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ của
các khoản mục theo thời gian.
1.2.2.2. Phương pháp cân đối
Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn tại
mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng.
Phương pháp cân đối thường kết hợp với phương pháp so sánh để giúp người
phân tích có được đánh giá toàn diện về tình hình tài chính.
Phương pháp cân đối là cơ sở sự cân bằng về lượng giữa tổng số tài sản và tổng
số nguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các loại tài sản trong
doanh nghiệp. Do đó sự cân bằng về lượng dẫn đến sự cân bằng về sức biến động về
lượng giữa các yếu tố và quá trình kinh doanh.
1.2.2.3. Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa
trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài
chính.
Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và
phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo
từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấp

11


đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạt
các tỷ lệ như:
+ Tỷ lệ về khả năng thanh toán : Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các
khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

+ Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu này
phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính.
+ Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh : Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho
việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp
nhất của doanh nghiệp.
Kết luận: Các phương pháp trên nhằm tăng hiệu quả phân tích. chúng ta sẽ sử
dụng kết hợp và sử dụng thêm một số phương pháp bổ trợ khác như phương pháp liên
hệ phương pháp loại trừ nhằm tận dụng đầy đủ các ưu điểm của chúng để thực hiện
mục đích nghiên cứu một cách tốt nhất.
1.3. Hệ thống báo cáo tài chính
1.3.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng thể, là bảng tổng hợp - cân đối
tổng thể phản ánh tổng hợp tình hình vốn kinh doanh của đơn vị cả về tài sản và nguồn
vốn hiện có của đơn vị ở một thời điểm nhất định. Thời điểm quy định là ngày cuối
cùng của một kỳ báo cáo.
Thực chất của bảng cân đối kế toán là bảng cân đối giữa tài sản và nguồn hình
thành tài sản của doanh nghiệp cuối kỳ hạch toán. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán
cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản , nguồn
vốn, và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán,
ta có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

12


1.3.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh
tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và
chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp.
1.3.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là báo cáo ngân lưu hay báo cáo lưu kim, là
báo cáo tài chính cần thiết không chỉ đối với các nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính
của doanh nghiệp. Kết quả phân tích ngân lưu giúp doanh nghiệp điều phối lượng tiền
mặt một cách cân đối giữa các lĩnh vực : Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và
hoạt động tài chính. Nói một cách khác, báo cáo ngân lưu chỉ rac các hoạt động nào
tạo ra tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền, khả năng thanh toán,lượng tiền thừa thiếu và thời
điểm cần sử dụng để hiểu quả cao nhất, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn.
1.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính
Báo cáo thuyết minh là báo cáo được trình bày bằng lời văn nhằm giải thích chi
tiết về nội dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà các dữ liệu bằng số trong báo cáo
tài chính không thể được hết.
1.4. Phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.4.1. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán
Khi phân tích bảng cân đối kế toán, chúng ta sẽ xem xét và nghiên cứu các vấn
đề cơ bản sau:
- Xem xét sự biến động của tổng tài sản và của từng loại tài sản. Qua đó thấy
được quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của công ty.
- Xem xét cơ cấu có hợp lý không? Cơ cấu vốn có tác động như thế nào đến quá
trình kinh doanh.
- Khái quát xác định mức độ độc lập (hoặc phụ thuộc) về mặt tài chính của doanh
nghiệp.
- Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chi tiêu, các khoản mục.

13


- Phân tích các chi tiêu phản ánh khả năng thanh toán và cấu trúc tài chính
1.4.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta sẽ xem xét và
nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:
- Xem xét sự biến động từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa năm này với năm
trước. Đặc biệt chú ý đến doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần,
lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.
- Tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí,
kết quả kinh doanh của công ty.
1.5. Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính
1.5.1. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Đây là các chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm : các ngân hàng, nhà đầu tư,
nhà cung cấp...Trong mọi quan hệ với doanh nghiệp, họ luôn đặt ra những câu hỏi liệu
doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn không? Để trả lời câu hỏi
trên, các chỉ tiêu sau đây thường được sử dụng.
a, Khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh
nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả bảo gồm : nợ ngắn hạn và nợ dài
hạn.
Công thức tính :

b, Khả năng thanh toán ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đo lường khả năng mà các tài sản ngắn
hạn có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này
cao, có thể đem lại sự an toàn về khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị của tài sản ngắn
hạn. Điều đó thể hiện tiềm năng thanh toán cao so với nghĩa vụ phải thanh toán. Tuy
nhiên, một doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn quá cao cũng có
14


thể doanh nghiệp doanh nghiệp đó đã đầu tư quá đáng vào tài sản hiện hành, một sự
đầu tư không mang lại hiệu quả. Mặt khác, trong toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanh

nghiệp, khả năng chuyển hóa thành tiền của các bộ phận là khác nhau. Khả năng
chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho là chậm nhất. Do vậy để đánh giá khả năng
thanh toán một cách khắt khe hơn, có thể sử dụng hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Công thức :

c, Khả năng thanh toán nhanh.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi các tài sản lưu động, không kể hàng tồn kho.
Doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán
nhanh cao nhưng vẫn không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh
toán do các khoản thu chưa thu hồi được hàng tồn kho chưa chuyển hóa được thành tiền.
Bởi vậy, muốn biết khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp tại thời điểm xem xét, ta
có thể sử dụng công thức sau:

d, Khả năng thanh toán dài hạn.
Để đánh giá khả năng này ta cần dựa trên năng lực tài sản cố định hình thành từ vốn
vay và mức trích khấu hao căn bản hàng năm, xem xét xem mức trích khấu hao căn bản
hàng năm có đủ trả nợ các khoản vay dài hạn đến hạn trả không.
Công thức tính :

15


1.5.2. Phân tích cơ cấu vốn, tính ổn định và khả năng trả nợ
a, Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của doanh
nghiệp.Nó cho ta biết về tỷ lệ giữa hai nguồn vốn cơ bản ( nợ và vốn chủ sở hữu ) mà
doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động kinh doanh.

Hệ số nợ nói lên trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn từ bên

ngoài ( từ các chủ nợ ) là bao nhiêu phần hay trong tổng số tài sản hiện có của doanh
nghiệp, có bao nhiêu phần do vay nợ mà có.
b, Hế số nợ so với tài sản
Hệ số nợ so với tài sản đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp để tài trợ
cho tài sản. Điều này có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện nay của doanh nghiệp được
tài trợ mấy phần trăm là nợ phải trả.
Công thức tính :

c, Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản
Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản dùng để đánh giá khả năng doanh nghiệp có
thể trang trải tài sản dài hạn bằng các nguồn vốn ổn định dai hạn
Công thức tính:

16


d, Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu
Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu dùng để đánh giá mức độ ổn định của
việc đầu tư vào tài sản cố định.Hệ số này càng nhỏ càng tốt.
Công thức tính :

1.5.3. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn và khả năng sinh lời
a, Hiệu suất sử dụng tài sản
Tỷ số này còn gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó cho biết hiệu quả sử dụng toàn
bộ tài sản các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc có thể là một đồng vốn đầu tư vào
doanh nghiệp đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Nếu như trong các giai đoạn, tổng mức tài sản của doanh ngiệp đều tương đối ổn
định, ít thay đổi thì tổng mức bình quân có thể dụng mức bình quân tài sản đầu kỳ và
tài sản cuối kỳ. Nếu mức tổng tài sản có sự thay đổi biến động lớn thì phải tính theo tài
liệu tỉ mỉ hơn đồng thời khi tính mức quay vòng của tổng tài sản thì các trị số phải lấy

cùng một thời điểm.
Mức quay vòng của tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiểu suất sử dụng tổng hợp toàn bộ
tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ cùng một tài sản mà thu được
mức lợi ích càng nhiều, do đó trình độ quản lý tài sản càng cao thì năng lực thanh toán
và năng lực thu lợi của doanh nghiệp cao. Nếu ngược lại thì chứng tỏ các tài sản của
doanh nghiệp chưa được sử dụng hiệu quả.
Công thức tính:

17


b, Vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số này cho biết doanh nghiệp lưu hàng tồn kho,gồm nguyên vật liệu và hàng
hóa trong bao nhiêu tháng. Để duy trì hoạt động kinh doanh thì hàng hóa cần được lưu
trữ lại ở một mức nhất định nào đó. Tuy nhiên lưu trữ hàng với một số lượng lớn thì
đồng nghĩa với việc sử dụng vốn kém hiệu quả ( dòng tiền sẽ giảm đi do sử dụng vốn
kém và như vậy lãi vay sẽ tăng). Điều này làm tăng chi phí giữ hàng tồn kho và tăng
rủi ro khó tiêu thụ hàng tồn kho này do có thể không phù hợp với nhu cầu của thị
trường.Do vậy tỷ số này cần xem xét để xác định thời gian tồn kho có hợp lý theo chu
kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mứcđộ bình quân chung của ngành cũng
như mức độ hợp lý đảm bảo cung cấp được bình thường.
Công thức tính:

c, Kỳ thu tiền bình quân
Phát sinh nợ phải thu khách hàng cũng là điều không thể tranh khỏi trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bán hàng trả chậm là một
trong những biện pháp để thu hút khách hàng, tăng cường doanh thu cho doanh
nghiệp. Tuy nhiên, nếu khách hàng nợ nhiều trong thời gian dài sẽ chiếm dụng nhiều
vốn của doanh nghiệp, vì vậy, ảnh hưởng không tốt tới dòng tiền và suy giảm khả năng
thanh toán của doanh nghiệp.

Kỳ thu tiền bình quân, hay còn gọi số ngày của một vòng quay nợ phải thu khách
hàng. Được xác định bởi công thức sau:

18


d, Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tài sản (ROA)
Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so
với tài sản của nó. Tỷ suất này sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng
tài sản để kiếm lời. Tỷ suất được tính bằng cách chia thu nhập hàng năm cho tổng tài
sản, thể hiện bằng con số phần trăm.
Công thức tính như sau:

e, Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất này nói lên với một trăm đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư mang lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Công thức tính :

f. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu thể hiện trong một trăm đồng doanh thu mà doanh
nghiệp thực hiện được trong kỳ kinh doanh có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận được xác định bao gồm là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh,
lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế hay lợi nhuận sau thuế.
Công thức tính :

19


Chương 2.
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ CHO CHƯƠNG TRÌNH PHÂN TÍCH

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG SÔNG
HỒNG

2.1. Khảo sát thực trạng công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng
 Hình thức sở hữu vốn
Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng là công ty cổ phần được thành lập theo
Quyết định số 257/QĐ-BXD ngày 21/02/2006 và Quyết định số 747/QĐ-BXD ngày
09/05/2006 (sửa đổi Quyết định 257/QĐ-BXD) của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Giấy
đăng ký doanh nghiệp số 0100107042 ngày 17/04/2006 (thay đổi là thứ 8 ngày
17/09/2010) do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp.
Vốn điều lệ của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là:
200.000.000.000 đồng (Hai trăm tỷ đồng chẵn).
Trụ sở chính của Công ty tại số 164 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà
Nội.
 Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là xây dựng.
 Ngành nghề kinh doanh
• Thiết kế kết cấu công trình dân dụng, công nghiệp; Thiết kế kiến trúc tổng mặt
bằng nội, ngoại thất: đối với công trình dân dụng công nghiệp;
• Thiết kế quy hoạch chung; quy hoạch tổng thể, chi tiết đối với khu đô thị, khu dân
cư; Thiết kế san nền hệ thống thoát nước, đường nội bộ vào khu đô thị, khu dân cư,
khu công nghiệp;
• Thiết kế quy hoạch điện đô thị, nông nghiệp, xí nghiệp; Thiết kế cấp điện, chống
sét đối với công trình xây dựng, dân dụng công nghiệp; Giám sát thi công xây dựng
công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp; Khảo sát địa chất công trình xây dựng;
• Tư vấn thẩm tra, thẩm định, quy hoạch dự án đầu tư, kỹ thuật, bản vẽ thi công và
tổng dự toán các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, kỹ thuật hạ
20



tầng đô thị và nội, ngoại thất; Kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm xây dựng
• Thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng
kỹ thuật, công trình ngầm, công trình và hệ thống điện, viễn thông và các công trình
kỹ thuật khác, hoàn thiện công trình xây dựng
• Khoan phá bê tông, phá dỡ công trình xây dựng, di chuyển nhà cửa; Tư vấn đầu tư
(không bao gồm du lịch)
• Đầu tư kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng. Kinh doanh ăn uống. Kinh doanh
lữ hành và các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh vũ
trường, quán bar, phòng hát karaoke)
• Đầu tư kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê. Môi giới, đấu giá
bất động sản (không bao gồm dịch vụ tư vấn giá đất) Kinh doanh thiết bị dân dụng,
công nghiệp, y tế, nguyên liệu, than, chất đốt; Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm
gốm sứ, vật liệu xây dựng, sắt thép
• Kinh doanh vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy, và các hoạt động hỗ trợ cho
vận tải; Cho thuê phương tiện vận tải, cho thuê thiết bị xây dựng hoặc thiết bị phá dỡ
có kèm người điều khiển
• Sữa chữa lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, cung cấp phụ tùng thay thế máy móc, thiết bị
phục vụ ngành công, nông nghiệp, giao thông, vận tải, khai thác mỏ, cơ khí, thủy
lợi, thủy điện, tự động hóa;
• Khai thác và chế biến khoáng sản, nông, lâm sản, thực phẩm, đồ gỗ dân dụng và
công nghiệp, khai thác quặng kim loại đen phục vụ luyện gang thép, khai thác đá,
cát, sỏi, đất sét và cao lanh (trừ loại khoáng sản Nhà nước cấm);
• Kinh doanh nhập khẩu các loại hàng hóa, thiết bị vật tư, vật liệu xây dựng, y tế,
văn hóa, thể dục thể thao, nông, lâm sản, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát có cồn
và có ga;
• Sàn giao dịch bất động sản; Định giá bất động sản; Tư vấn bất động sản; Quảng
cáo bất động sản; Quản lý bất động sản;
• Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính: các dịch vụ ủy thác, giám sát trên cơ sở phí và
hợp đồng
 Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường

-

Hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của Công ty là 12 tháng
21


-

Chu kỳ sản xuất kinh doanh bình quân của ngành, lĩnh vực: 12 tháng

 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty

Hình: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty CP xây dựng Sông Hồng
 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán có ảnh hưởng đến
báo cáo tài chính hợp nhất
Trong kỳ kế toán, hoạt động của Công ty không có đặc điểm đáng kể nào có
ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính. Hoạt động của Công ty diễn ra bình thường ở tất
cả các kỳ trong năm.
 Cấu trúc doanh nghiệp
Đến thời điểm 30/06/2017, Công ty hoạt động tại 164 Lò Đúc, quận Hai Bà
Trưng, thành phố Hà Nội.

22


Nguyên nhân: Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính hợp nhất, Công ty Cổ phần
Xây dựng Sông Hồng không thu thập được Báo cáo tài chính của Công ty liên kết
này, do đơn không lập BCTC quý và bán niên. Tuy nhiên, Ban Tổng giám đốc Công
ty cam kết rằng việc hợp nhất các Công ty này có ảnh hưởng không trọng yếu đến
Báo cáo tài chính hợp nhất của toàn Công ty và hiệntại các Công ty này đều đang

trong quá trình đầu tư, không có các vấn đề có thể ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả
kinh doanh hợp nhất. Do đó khoản đầu tư này được trình bày theo phương pháp giá
gốc trên Báo cáo tài chính hợp nhất.
 Chuẩn mực kế toán và chế độ áp dụng
-

Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban
hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và thông tư số
53/TT-BTC ngày 21/03/2016sửa đổi, bổ sung thông tư 200/2014/TT-BTC của
Bộ Tài chính Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp.

-

Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực và Chế độ kế toán: Công ty đã áp dụng
các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do
Nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng
mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực
và Chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng.

23


2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm
Tình hình hoạt động kinh doanh theo quý của công ty trong năm 2017

Hình: Các chỉ tiêu tài chính của bốn quý năm 2017
Theo bảng thống kê cho thấy, do đặc thù hoạt động kinh doanh tập trung vào
các tháng đầu năm và cuối năm khi các dự hoàn thành và bàn giao cho khách hàng.
Nên dù lợi nhuận giữa năm có bị âm, nhưng tỉnh tổng cả năm kết quả kinh doanh
vẫn tốt.


24


 Bảng chi tiêu tài chính của công ty Sông Hồng qua các năm 2013 - 2016

Hình: Các chỉ tiêu tài chính từ năm 2013 - 2016

Hình: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của các chỉ số tài chính từ năm 2013 - 2016
Các chỉ tiêu được thể hiện trong hình gồm có:
 Chỉ số EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) tính trên 1 cổ phiếu,
hay Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu.
25


×