Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Báo cáo nghiên cứu khả thi: Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinatax

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 21 trang )

oCÔNG TY TAXI VIỆT NAM (VINATAXI)
-----------    ----------

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHẢ THI

DỰ ÁN ĐẦU TƯ HỆ THỐNG
ĐỊNH VỊ TẠI VINATAXI

Địa điểm hoạt động : Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Đơn vị đề xuất

: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

Đơn vị thực hiện

: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

Đơn vị đầu tư

: Tập đoàn ComfortDelGro (Singapore)

Tp.Hồ Chí Minh - Tháng 5 năm 2006


CÔNG TY TAXI VIỆT NAM (VINATAXI)
-----------    ----------

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHẢ THI


DỰ ÁN ĐẦU TƯ HỆ THỐNG
ĐỊNH VỊ TẠI VINATAXI
ĐƠN VỊ ĐỀ XUẤT DỰ ÁN

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

CÔNG TY TAXI VIỆT NAM
(VINATAXI)

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH

(Tổng Giám đốc)

(Phó Tổng Giám đốc)

CHIA CHUEN HUEI

NGUYỄN BÌNH MINH

Tp.Hồ Chí Minh - Tháng 5 năm 2006


Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi

Báo cáo nghiên cứu khả thi

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ ...................................................................1
1.1. Giới thiệu về dự án.......................................................................................................................1

1.2. Các đơn vị chịu trách nhiệm về dự án .........................................................................................1
1.3. Căn cứ pháp lý .............................................................................................................................2
CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN ..................................................................................3
2.1. Nhu cầu sử dụng Taxi hiện nay ...................................................................................................3
2.2. Những khó khăn trong hoạt động quản lý điều hành hệ thống Taxi............................................4
2.3. Giải pháp GPS trong quản lý xe taxi ...........................................................................................5
2.3.1. Tính năng của công nghệ GPS ............................................................................................5
2.3.2. Cấu trúc hệ thống ................................................................................................................5
2.4. Tình hình ứng dụng công nghệ GPS trong quản lý taxi tại Việt Nam .........................................8
2.5. Kết luận sự cần thiết đầu tư .........................................................................................................8
CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN .........................................................................................................9
3.1. Danh mục máy móc thiết bị cần đầu tư .......................................................................................9
3.2. Tiến độ thực hiện dự án ...............................................................................................................9
CHƯƠNG IV: HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH KHI ĐẦU TƯ HỆ THỐNG GPS .........................................11
4.1. Giá trị đầu tư ..............................................................................................................................11
4.1.1. Giá trị đầu tư .....................................................................................................................11
4.2. Nguồn vốn thực hiện dự án ........................................................................................................11
4.2.1. Tiến độ thực hiện dự án ....................................................................................................11
4.2.2. Nguồn vốn thực hiện dự án ...............................................................................................11
4.3. Hiệu quả tài chính dự án ............................................................................................................11
4.3.1. Lợi ích đạt được khi đầu tư hệ thống GPS........................................................................11
4.3.2. Báo cáo lãi lỗ trong hoạt động ..........................................................................................14
4.3.3.Báo cáo ngân lưu ...............................................................................................................15
4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội dự án .....................................................................................17
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN .....................................................................................................................18

Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

Trang i



Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi

Báo cáo nghiên cứu khả thi

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ
1.1. Giới thiệu về dự án
 Tên dự án

: Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi

 Địa bàn hoạt động

: Thành phố Hồ Chí Minh

 Mục tiêu dự án
: Đầu tư hệ thống định vị GPS vào việc quản lý hoạt động kinh
doanh tại Vinataxi từ đó nhằm:

+ Giảm chi phí nhân sự
+ Hỗ trợ quản lý chuyên nghiệp
+ Chống thất thoát doanh thu
+ Hỗ trợ điều hành
+ Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng
+ Nâng cao ý thức của lái xe.
 Hình thức đầu tư

: Tập đoàn ComfortDelGro (Singapore) đầu tư 100% vốn

 Hình thức quản lý


: Thông qua Ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập

 Giá trị đầu tư GPS

: 4,818,848,000 đồng (tương đương 372,975S$)

 Hiệu quả tài chính

: NPV = 1,182,125,000 đồng > 0; IRR = 25% >> re = 18%

 Dự án mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư.
 Tiến độ thực hiện
: Dự án được triển khai từ tháng 8 năm 2006 và đưa vào sử
dụng đầu năm 2007, dự kiến sẽ hoàn thiện dần trong năm 2008.
1.2. Các đơn vị chịu trách nhiệm về dự án
 Đơn vị đầu tư

: Tập đoàn ComfortDelGro (Singapore)

 Đơn vị đề xuất

: Công ty Taxi Việt Nam (Vina Taxi)

 Đơn vị thực hiện

: Công ty Taxi Việt Nam (Vina Taxi)

Vina Taxi là liên doanh giữa Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải
(Tracodi) và ComfortDelGro (Singapore), được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số

411022000346 ngày 24/10/2008
Tên tiếng Anh: VIETNAM TAXI CO., LTD.
Tên giao dịch: VINATAXI
Địa chỉ: Khu công nghiệp Tân Bình, Đường số 4, Lô 4-15B, phường Tây Thạnh, quận Tân
Phú, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84 8) 38155152 - 38155153
Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

Trang 1


Báo cáo nghiên cứu khả thi

Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi

Fax: (84 8) 38155158
Có lợi thế cạnh tranh nổi bật khi có đội ngũ tài xế giàu kinh nghiệm, quản lý chi phí hiệu
quả và đạt hiệu quả kinh tế từ lợi thế về quy mô. Do đó, Vinataxi được kỳ vọng sẽ tiếp tục giữ
được vị thế nhà cung cấp dịch vụ taxi được yêu thích nhất, đặc biệt là ở khu vực phía Nam.
Như vậy, chúng tôi tin rằng Vinataxi sẽ có tốc độ tăng trưởng doanh thu ổn định, hiệu quả sử
dụng vốn tăng.
1.3. Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật giao thông đường bộ;
- Công văn số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về ban hành chế độ quản
lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.


Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

Trang 2


Báo cáo nghiên cứu khả thi

Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi

CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN
2.1. Nhu cầu sử dụng Taxi hiện nay
Ngành dịch vụ taxi hiện là một trong những ngành có khả năng tăng trưởng khả quan nhất
trong tình hình kinh tế vĩ mô trong nước hiện tại. Chúng tôi ước tính thị trường taxi sẽ tăng
trưởng ổn định đặc biệt là ở những thành phố lớn do:
(1)

Lưu lượng hành khách sử dụng giao thông đường bộ tăng khá đều với tốc độ
trung bình ở mức 9%/năm xuất phát từ nhu cầu đi lại của người dân cũng như sự
gia tăng của lượng hành khách quốc tế tới Việt Nam. Hơn nữa, các chỉ số tăng
trưởng về lưu lượng đường bộ và số lượng khách quốc tế trong 5 tháng đầu năm
2006 đã có sự bứt phá mạnh mẽ so với 2005. Do vậy, chúng tôi tin rằng dịch vụ
taxi sẽ tăng trưởng nhanh hơn do thị trường vận tải, tăng trưởng mạnh cả về quy
mô (lưu lượng giao thông) và số hành khách.

(2)

Nguồn: Tổng cục Thống kê
(2) Thu nhập của người dân tăng lên, việc đi lại trong mùa mưa và sự phát triển chưa đủ
mạnh của các phương tiện giao thông công cộng khác như xe buýt, xe ôm… khiến người dân
hướng đến sử dụng dịch vụ taxi nhiều hơn vì những dịch vụ và tiện ích của nó.

Tóm lại, ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân được nâng cao về
vật chất lẫn tinh thần. Nhu cầu ăn, mặc, thẩm mỹ, kể cả các phương tiện đi lại của người dân
ngày càng được chú trọng. Bên cạnh việc xuất hiện những chiếc xe máy, xe hơi, xe buýt là
phương tiện đi lại chủ yếu của người dân thì nhu cầu sử dụng taxi ngày nay trở nên phổ biến.
Nhu cầu sử dụng phương tiện taxi cũng giữ một vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày vì
Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

Trang 3


Báo cáo nghiên cứu khả thi

Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi

taxi là phương tiện giao thông tiện lợi, nhanh chóng, nó giúp ta tiết kiệm được thời gian và an
toàn.
2.2. Những khó khăn trong hoạt động quản lý điều hành hệ thống Taxi
Hiện nay các công ty taxi thực hiện công việc điều hành chủ yếu theo cách thủ công:
khách hàng gọi điện đến điện thoại viên, thông tin sẽ được ghi nhận vào giấy, sau đó chuyển
đến bộ phận tổng đài sẽ tung lên bộ đàm để cho các xe nhận. Song song đó với số lượng lớn về
người và xe, việc điều hành – quản lý cũng như giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan
gặp rất nhiều khó khăn, có thể kể đến những khó khăn sau:
(1) Điều xe tại tổng đài:
- Việc điều xe chủ yếu dựa vào bộ đàm, do không xác định được vị trí của xe nên nhân
viên Tổng đài phải phụ thuộc hoàn toàn vào phản hồi của tài xế khi đi và đến điểm. Nhiều tài
xế cố tình báo sai số xe, báo tầm xa hoặc không báo về cho Tổng đài.
- Tại các điểm xếp tài truyền thống, các tài xế tự quản thứ tự tài dẫn đến tình trạng độc
quyền, lựa chọn điểm, lựa chọn khách, ép khách đi theo giá thỏa thuận không qua đồng hồ….
- Ngoài ra, khi khu vực xếp tài hết xe, nhân viên Tổng đài không biết trước được nên
không thể chủ động gọi xe về hoặc phản hồi cho khách hàng khi họ gọi xe dẫn đến việc khách

phải gọi lại nhiều lần để nhắc xe.
(2) Giải quyết khiếu nại và mất đồ của khách hàng:
- Việc điều tra, kiểm tra các thông tin để phản hồi cho khách hàng chủ yếu dựa vào việc
thông báo trên bộ đàm để tài xế tự giác báo về.
- Nhân viên giải quyết các khiếu nại chủ yếu dựa vào kinh nghiệm vì vậy các phản hồi cho
khách hàng đều không có tính thuyết phục cao, dẫn đến nhiều khiếu nại sau đó.
- Tỉ lệ giải quyết thành công các trường hợp mất đồ hoặc khiếu nại của khách hàng rất
thấp (<50%).
(3) Khoanh ca kinh doanh cho tài xế:
- Việc khoanh ca rất khó khăn, không chính xác và thiếu khách quan vì việc xác nhận thời
gian ngưng kinh doanh chủ yếu phụ thuộc vào việc báo cáo của tài xế và ghi nhận của một số
nhân viên.
- Nhiều tài xế và nhân viên lợi dụng việc này để trục lợi gây thiệt hại cho công ty.
(4) Thu hồi xe thiếu nợ doanh thu:
- Nhân viên đi thu hồi xe thiếu nợ doanh thu rất khó khăn, mất nhiều thời gian vì không
thể biết được xe đang ở đâu.

Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

Trang 4


Báo cáo nghiên cứu khả thi

Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi

- Tài xế thiếu nợ doanh thu thì tìm mọi cách để lẩn trốn như: tự thay đổi số thứ tự tài hoặc
mang xe đi dấu ở nhiều nơi.
(5) Phát hành hoá đơn VAT cho khách hàng và giải quyết khiếu nại của khách thẻ
- Nhiều tài xế thông đồng với khách hàng trong việc xin cấp hoá đơn VAT bằng cách báo

đi tỉnh nhưng thực chất là không đi.
- Một số tài xế khác thì hợp tác với người sử dụng thẻ taxi để cà thẻ khống.
2.3. Giải pháp GPS trong quản lý xe taxi
2.3.1. Tính năng của công nghệ GPS
Việc ứng dụng công nghệ GPS trong các bài toán quản lý phương tiện giao thông đang trở
nên phổ biến trên thế giới và đây là một dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao dựa trên công
nghệ viễn thông, công nghệ thông tin, nền tảng hệ thống thông tin địa lý (GIS). Ngày nay nó
được áp dụng phổ biến trong ngành vận tải trên toàn thế giới. Việc sử dụng ứng dụng này
nhằm giám sát, theo dõi và quản lý xe nhằm tăng hiệu quả sử dụng cũng như tiết kiệm các chi
phí không cần có.
Hệ thống cung cấp các tính năng chính như sau:


Giám sát, theo dõi thông số vận tốc, hướng di chuyển, trạng thái tắt mở máy



Theo dõi và mô phỏng lại lộ trình di chuyển của xe



Thống kê quãng đường, thời gian sử dụng, ước tính nhiên liệu tiêu hao



Cảnh báo vượt quá tốc độ, di chuyển ra ngoài khu vực hoặc tuyến đường cho phép.

2.3.2. Cấu trúc hệ thống
 Hệ thống gồm 04 thành phần chính:
Server điều phối xe: nằm trên Cloud server. Hệ thống này dùng chung cho các doanh

nghiệp taxi.


Call center server: hệ thống server lưu trữ dữ liệu khách hàng và luật điều phối xe. Mỗi
công ty taxi sẽ có server riêng.



Phần mềm điều xe: mỗi nhân viên điều xe sẽ có một phần mềm điều phối xe riêng.

Thiết bị gắn trong xe taxi: mỗi taxi có một thiết bị GPS có màn hình gắn trong xe giúp
xác định vị trí xe và thông tin liên lạc giữa trung tâm với tài xế.


Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

Trang 5


Báo cáo nghiên cứu khả thi

Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi

Hình: Cấu trúc hệ thống quản lý taxi bằng công nghệ GPS

 Các bước điều xe

1. Khách hàng gọi điện thoại đến tổng đài taxi yêu cầu xe.
2. Phần mềm của điều phối viên sử dụng sẽ gởi địa chỉ khách hàng đang chờ xe cho máy
chủ điều phối.

3. Máy chủ tìm kiếm những xe gần khách hàng nhất và gởi thông báo đón khách (luật điều
phối xe được cấu hình riêng theo yêu cầu của khách hàng).

Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

Trang 6


Báo cáo nghiên cứu khả thi

Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi

4. Khi tài xế taxi xác nhận trên máy là chấp nhận đồng ý đi đón khách, thông tin này sẽ
được chuyển về cho điều phối viên.
5. Điều phối viên sẽ thông báo cho khách hàng biết xe số mấy, trong khoảng thời gian bao
lâu sẽ đến đón.
6. Tài xế sẽ thông báo tình trạng như đang trên đường đi đón, đã đến nơi, đã đón khách,
khách đã xuống xe để tổng đài có thể nắm được tình trạng xe.
 Ưu điểm của hệ thống
So với phương pháp cũ là dùng bộ đàm, hệ thống mới có các ưu điểm sau:
+ Với điều xe tại tổng đài:
- Tổng đài xác định được vị trí của xe trên bản đồ, thấy được đoạn đường xe di chuyển,
thấy được tình trạng của xe (xe không khách hoặc có khách) nên việc điều xe có hiệu quả hơn
nhiều. Nhân viên Tổng đài có thể chủ động gọi điện thoại hoặc bộ đàm yêu cầu tài xế đi điểm,
hướng dẫn đường cho tài xế đến điểm sau đó phản hồi cho khách hàng về số xe đang đi, thời
gian xe đến và yêu cầu khách chờ.
- Khi xếp tài định vị, thứ tự tài là do hệ thống tự động cập nhật, tài xế buộc phải nhận
khách theo đúng thứ tự tài đã xếp, không được lựa chọn hay từ chối phục vụ khách. Song song
đó, hệ thống giúp chấm dứt tình trạng độc quyền, cho phép một tài xế có thể đăng ký xếp tài ở
nhiều khu vực.

- Thông qua bảng xếp tài định vị, Tổng đài quản lý các khu vực xếp tài tốt hơn như: biết
được số luợng xe của từng khu vực, hết xe hay còn nhiều xe, loại xe (4 hay 7 chỗ, xe mới hay
cũ), số xe và tình trạng xe sau khi nhận điểm (có bấm đồng hồ hay chưa)…từ đó nhân viên chủ
động thông báo cho tài xế đưa xe về xếp tài ở những khu vực hết xe, giúp xe phân bố đều hơn,
phục vụ khách hàng tốt hơn, giảm đáng kể việc khách hàng phải gọi lại để nhắc xe nhiều lần.
+ Với việc giải quyết khiếu nại và mất đồ của khách hàng
- Các cuốc xe điều bằng định vị đều hiển thị số xe, thời gian và đoạn đường khách đi nên
hầu hết tài xế đều có trách nhiệm hơn với cuốc xe của mình. Nhiều tài xế chủ động quay lại trả
đồ cho khách hoặc tự giác thông báo về Tổng Đài khi phát hiện đồ để quên của khách.
- Với các cuốc xe không điều bằng định vị, nhân viên vẫn có thể tìm ra số xe và kiểm tra
các thông tin cần thiết để xử lý thông qua các công cụ tìm kiếm, hỗ trợ của hệ thống định vị.
+ Với việc khoanh ca kinh doanh cho tài xế
- Nhân viên có thể dễ dàng kiểm tra và xác nhận thời gian ngưng kinh doanh của xe một
cách chính xác và khách quan.
- Hạn chế được nhiều tiêu cực và giảm thiểu đáng kể tổng số ca khoanh nợ.
+ Thu hồi xe thiếu nợ doanh thu
Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

Trang 7


Báo cáo nghiên cứu khả thi

Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi

- Vị trí của xe thể hiện rõ trên bản đồ định vị do đó nhân viên dễ dàng đến thu hồi xe về.
- Với các xe cố tình tắt định vị tại thời điểm thiếu nợ, nhân viên vẫn có thể tìm ra vị trí tài
xế thường đậu xe trước đây thông qua các công cụ tìm kiếm, hỗ trợ của hệ thống định vị.
+ Phát hành hoá đơn VAT cho khách hàng và giải quyết khiếu nại của Khách thẻ:
- Nhân viên Phòng Thẻ có thể kiểm tra tính xác thực của các cuốc xe thông qua việc kiểm

tra lộ trình của xe tại thời điểm ghi trên biên lai.
- Ngăn chặn được nhiều vi phạm và gian lận của tài xế cũng như khách hàng.
2.4. Tình hình ứng dụng công nghệ GPS trong quản lý taxi tại Việt Nam
Trên thế giới, thiết bị định vị GPS đã được ứng dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực,
đặc biệt đối với ngành giao thông vận tải; tuy nhiên tại Việt Nam, dịch vụ định vị chỉ mới bắt
đầu được khai thác với một số ứng dụng đơn giản nhất và hiện nay trên thị trường taxi cả
nước, chưa có một doanh nghiệp nào ứng dụng công nghệ GPS vào việc quản lý và điều hành.
Ứng dụng GPS là điều cần thiết cho các hoạt động vận tải. Để phát triển hệ thống giao
thông công cộng, Nhà nước cần có sự đầu tư tập trung cho giải pháp này vì hiệu quả đạt được
sẽ vô cùng to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. Nếu để các đơn vị tư nhân tham gia hoặc tự
ứng dụng sẽ khó và chậm vì chi phí đầu tư cho hệ thống điều hành khá lớn.
2.5. Kết luận sự cần thiết đầu tư
Như phía trên chúng tôi đã phân tích, nhu cầu sử dụng taxi của người dân Việt Nam ngày
càng tăng và đó là cơ hội cho sự phát triển của Vinataxi cũng như các doanh nghiệp taxi khác
trong cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động hầu như tất cả các doanh nghiệp taxi đều
xuất hiện những bất cập cũng như khó khăn trong quản lý và điều hành.
Nhận thấy những lợi ích mà công nghệ GPS đem lại, Vinataxi quyết định đề xuất Tập
đoàn ComfortDelGro (Singapore) đầu tư hệ thống định vị này vào việc quản lý, điều hành tại
Vinataxi. Công nghệ GPS sẽ giúp Vinataxi:
+ Giảm chi phí nhân sự
+ Hỗ trợ quản lý chuyên nghiệp
+ Chống thất thoát doanh thu
+ Hỗ trợ điều hành
+ Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng
+ Nâng cao ý thức của lái xe.
Tóm lại, nếu đầu tư ngay bây giờ, Vinataxi sẽ là đơn vị kinh doanh taxi đầu tiên ở Việt
Nam ứng dụng công nghệ GPS vào quản lý và đây sẽ là lợi thế cạnh tranh của Vinataxi so
với các đối thủ trên thị trường. Do đó, Vinataxi khẳng định việc đầu tư hệ thống định vị tại
Vinataxi là một sự đầu tư cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.


Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

Trang 8


Báo cáo nghiên cứu khả thi

Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi

CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN
3.1. Danh mục máy móc thiết bị cần đầu tư
STT
Mô tả
1
Bản đồ giao thông TP.HCM
2
Advance Tech 48 pin universes program & adaptor
3
Oracle Database Standard Edition
4
HP-UX server
5
Citrix presentation server
6
GPS Receiver
7
MDT/MCU & accessories
8
PC
9

GPRS modem & GPS antenna
10
HP SQL sever
11
Lan Swich
12
UPS (bộ lưu trữ điện dự phòng)
13
Firewall (tường lửa)
14
Rack & accessoies

Số lượng
1
1
5
1
1
1
1000
6
950
1
1
2
1
1

3.2. Tiến độ thực hiện dự án
Dự án được triển khai từ tháng 8 năm 2006 và đưa vào sử dụng đầu năm 2007, dự kiến sẽ

hoàn thiện dần trong năm 2008.

Hạng mục công việc
T8 T9
1

Kiểm định và kiểm tra hệ thống GPS và kết nối

2

Thiết lập mạng lưới cơ sở dữ liệu (bản đồ và địa chỉ)

3

Thiết lập trung tâm điều hành cuộc gọi

4

Thiết lập và triển khai hệ thống truyền dữ liệu

5

Nâng cao ứng dụng MDT cho hệ thống GPS

6

Năm
2007

Năm 2006


x

T10

x

x

x

x

T11

T12

T1

x

x

x

x

x

x


x

x

x

x

x

x

x

x

x

Mua dịch vụ GPS

x

x

7

Thiết lập hệ thống Server (HP-UNIX) và hệ thống
server Window


x

x

8

Thiết lập hệ thống hỗ trợ MDT và nhóm bảo trì

x

x

9

Huấn luyện tài xế trong việc sử dụng MDT

Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

x

x

x
Trang 9


Báo cáo nghiên cứu khả thi

Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi


10 Mua hệ thống GPRS

x

x

11 Thỏa thuận và kí hợp đồng

x

x

Mua Server PC & Window cho trung tâm điều hành
12 cuộc gọi

x

x

Huấn luyện trong việc hỗ trợ và bảo trì hệ thống
13 CNTT

Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

x

Trang 10


Báo cáo nghiên cứu khả thi


Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi

CHƯƠNG IV: HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
KHI ĐẦU TƯ HỆ THỐNG GPS
4.1. Giá trị đầu tư
4.1.1. Giá trị đầu tư
Giá trị đầu tư mới hệ thống GPS: 4,818,848,000 VND (tương đương 372,975S$)
4.2. Nguồn vốn thực hiện dự án
4.2.1. Tiến độ thực hiện dự án
Dự án được triển khai từ tháng 8 năm 2006 và đưa vào sử dụng đầu năm 2007, dự kiến
sẽ hoàn thiện dần trong năm 2008.
1

Kiểm định và kiểm tra hệ thống GPS và kết nối

2

Thiết lập mạng lưới cơ sở dữ liệu (bản đồ và địa chỉ)

3

Thiết lập trung tâm điều hành cuộc gọi

4

Thiết lập và triển khai hệ thống truyền dữ liệu

5


Nâng cao ứng dụng MDT cho hệ thống GPS

6

Mua dịch vụ GPS

7

Thiết lập hệ thống Server (HP-UNIX) và hệ thống server Window

8

Thiết lập hệ thống hỗ trợ MDT và nhóm bảo trì

9

Huấn luyện tài xế trong việc sử dụng MDT

10 Mua hệ thống GPRS
11 Thỏa thuận và kí hợp đồng
12 Mua Server PC & Window cho trung tâm điều hành cuộc gọi
13 Huấn luyện trong việc hỗ trợ và bảo trì hệ thống CNTT
4.2.2. Nguồn vốn thực hiện dự án
Toàn bộ giá trị cần đầu tư mua hệ thống định vị GPS là 4,818,848,000 VNĐ tương
đương 372,975S$ được dùng từ nguồn vốn vay không tính lãi của công ty
COMFORTDELGRO CORPORATION LTD.
4.3. Hiệu quả tài chính dự án
4.3.1. Lợi ích đạt được khi đầu tư hệ thống GPS
Ngoài những giá trị vô hình mà hệ thống GPS mang lại khi đầu tư cho hoạt động của
Vinataxi thì chúng tôi còn nhận thấy hiệu quả mang lại trong hoạt động kinh doanh như sau:

Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

Trang 11


Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi

Báo cáo nghiên cứu khả thi

+ Hiệu quả tăng doanh thu trong hoạt động taxi
Nhờ có hệ thống GPS, chất lượng dịch vụ tăng lên vì thế tạo sẽ lòng tin cho khách hàng
khi sử dụng dịch vụ của Vinataxi, góp phần làm tăng doanh thu trong những năm sau. Số xe
đầu tư ban đầu là 452 chiếc, dự kiến năm sau sẽ tăng khoảng 15% số lượng xe nâng tổng số xe
hoạt động là 520 chiếc. Như vậy số lượng xe tăng lên sau khi đầu tư hệ thống GPS là 68 chiếc
đã giúp phản ảnh một phần hiệu quả trong doanh số, tăng khả năng cạnh tranh với các hãng
taxi khác trong thành phố.
Năm
Hạng mục
Doanh thu từ hoạt động taxi
Số ngày hoạt động
Tổng số xe tăng thêm
1
Xe chạy FC
5% Phí hằng ngày
15% Số xe
2
Xe chạy SPP
Phí hằng ngày
Số xe
3

Xe chạy khoán
Phí hằng ngày
Số xe
Doanh thu tăng thêm
TT

Năm
Hạng mục
Doanh thu từ hoạt động taxi
Số ngày hoạt động
Tổng số xe tăng thêm
1
Xe chạy FC
5% Phí hằng ngày
15% Số xe
2
Xe chạy SPP
Phí hằng ngày
Số xe
3
Xe chạy khoán
Phí hằng ngày
Số xe
Tổng doanh thu tăng thêm

2007
1
300
68
990,000

165
20
1,920,000
320
20
2,940,000
350
28
5,850,000
2011
5
300
68
1,071,608
179
20
2,078,270
346
20
3,182,351
379
28
6,332,228

Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

2008
2
300
68

1,009,800
168
20
1,958,400
326.4
20
2,998,800
357
28
5,967,000
2012
6
300
68
1,093,040
182
20
2,119,835
353
20
3,245,998
386
28
6,458,873

ĐVT: 1,000 vnđ
2009
2010
3
4

300
68
1,029,996
172
20
1,997,568
333
20
3,058,776
364
28
6,086,340
2013
7
300
68
1,114,901
186
20
2,162,232
360
20
3,310,918
394
28
6,588,050

300
68
1,050,596

175
20
2,037,519
340
20
3,119,952
371
28
6,208,067
2014
8
300
68
1,137,199
190
20
2,205,476
368
20
3,377,136
402
28
6,719,811

Trang 12


Báo cáo nghiên cứu khả thi

Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi


+ Lợi ích thu được từ tiết kiệm chi phí lương cho nhân viên điều phối
Nếu mỗi xe taxi không gắn hệ thống định vị GPS, thì cần phải có nhân viên điều phối
tại mỗi khu vực. Vinataxi hoạt động trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phân thành 26 khu
để quản lý, mỗi khu trung bình cần ít nhất 1 nhân viên, mức lương cơ bản trung bình là
2,800,000 đồng/người và các khoản trợ cấp cho nhân viên khoảng 500,000 đồng/người.
 Lợi ích thu được từ tiết kiệm chi phí nhân viên/năm = 3,300,000đồng/tháng/người x
26người x 13 tháng = 1,115,400,000 đồng.
+ Lợi ích thu được từ giảm chi phí bảo dưỡng, thay thế phụ tùng trong năm
Hệ thống GPS giúp cho việc điều xe sẽ trở nên hiệu quả hơn, tránh tình trạng nhiều xe
cùng đến một nơi, gây lãng phí thời gian, nhiên liệu cũng như quãng đường đi. Vì thế sẽ tiết
kiệm được số lần bảo dưỡng, chi phí thay phụ tùng trong năm. Với thời gian trung bình mỗi xe
đi 5000 km bảo dưỡng 1 lần và trung bình 6 tháng thay vỏ xe 1 lần.
Chi phí trung bình 1 lần bảo dưỡng, thay thế phụ tùng = 1,050,000 đồng/xe/lần
Số lần bảo trì trung bình/năm trước khi có GPS = 12 lần/năm
Số lần bảo trì trung bình/năm khi gắn GPS = 6 lần/năm
 Lợi ích thu được từ việc giảm chi phí bảo dưỡng, thay thế phụ tùng = 1,050,000
đồng/xe/lần x 520 xe x (12-6) lần = 3,274,740,000 đồng.
TT
1

2

Lợi ích khi đầu tư GPS

2007

2008

ĐVT: 1,000 vnđ

2009
2010

Tiết kiệm chi phí nhân viên điều phối tại
mỗi khu vực
26
26
26
26
Số lượng nhân viên tiết kiệm
3,300
3,465
3,638
3,820
Mức lương trung bình/người/tháng
Lợi ích thu được từ tiết kiệm chi phí thuê nhân 1,115,400 1,171,170 1,229,729 1,291,215
viên
Chi phí bảo trì, thay thế phụ tùng xe
520
520
520
520
Số lượng xe
Chi phí trung bình bảo dưỡng, thay thế phụ
1,050
1,050
1,050
1,050
tùng/xe
Số lần bảo trì trung bình/năm trước khi gắn

12
12
12
12
GPS
6
6
6
6
Số lần bảo trì trung bình/năm sau khi gắn GPS
Lợi ích thu được từ tiết kiệm chi phí bảo 3,274,740 3,274,740 3,274,740 3,274,740
dưỡng, thay thế phụ tùng xe
4,390,140 4,445,910 4,504,469 4,565,955
Tổng lợi ích

TT

Lợi ích khi đầu tư GPS

1

Tiết kiệm chi phí nhân viên điều phối tại
mỗi khu vực

Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

2011

2012


2013

2014

Trang 13


Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi

Báo cáo nghiên cứu khả thi

2

26
26
26
26
Số lượng nhân viên tiết kiệm
4,011
4,212
4,422
4,643
Mức lương trung bình/người/tháng
Lợi ích thu được từ tiết kiệm chi phí thuê nhân 1,355,776 1,423,564 1,494,743 1,569,480
viên
Chi phí bảo trì, thay thế phụ tùng xe
520
520
520
520

Số lượng xe
Chi phí trung bình bảo dưỡng, thay thế phụ
1,050
1,050
1,050
1,050
tùng/xe
Số lần bảo trì trung bình/năm trước khi gắn
12
12
12
12
GPS
6
6
6
6
Số lần bảo trì trung bình/năm sau khi gắn GPS
Lợi ích thu được từ tiết kiệm chi phí bảo trì, 3,274,740 3,274,740 3,274,740 3,274,740
thay thế phụ tùng xe
4,630,516 4,698,304 4,769,483 4,844,220
Tổng lợi ích

4.3.2. Báo cáo lãi lỗ trong hoạt động
 Chi phí hoạt động
 Chi phí quản lý doanh nghiệp: chiếm 20% doanh thu
 Chi phí bảo dưỡng và thay thế phụ tùng xe: khoảng 1,050,000 đồng/xe/lần, mỗi năm
khoảng có khoảng 6 lần kiểm tra bảo dưỡng.
 Chi phí vận hành: 10% doanh thu
 Chi phí quản lý bán hàng: 21% doanh thu

 Chi phí khấu hao
Áp dụng theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Thời gian khấu hao áp dụng
theo công văn số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về ban hành chế độ quản lý,
sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Bảng trích khấu hao TSCĐ
III

Khấu hao tài sản cố định

III.1

Hệ thống GPS

8

III.2

Taxi

8

Thời gian khấu hao

Bảng lợi ích – chi phí
Năm
Hạng mục
Lợi ích (B)
1. Doanh thu tăng thêm
2. Lợi ích khác
Chi phí (C)

Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

2007
1
10,240,140
5,850,000
4,390,140
9,014,256

ĐVT: 1,000 vnđ
2008
2009
2
3
10,412,910
10,590,809
5,967,000
6,086,340
4,445,910
4,504,469
9,086,778
9,160,879

2010
4
10,774,022
6,208,067
4,565,955
9,236,594


Trang 14


Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi

Báo cáo nghiên cứu khả thi

3.Chi phí hoạt động
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí bảo dưỡng và thay thế phụ tùng xe
+ Chi phí vận hành
+ Chi phí quản lý bán hàng
4. Chi phí khấu hao hệ thống GPS
5. Chi phí khấu hao xe
Lợi nhuận trước thuế (B - C) (EBT)
Thuế TNDN (25%)
Lợi nhuận sau thuế (EAT)

3,411,900
1,170,000
428,400
585,000
1,228,500
602,356
5,000,000
1,225,884
306,471
919,413

3,484,422

1,193,400
441,252
596,700
1,253,070
602,356
5,000,000
1,326,132
331,533
994,599

3,558,523
1,217,268
454,490
608,634
1,278,131
602,356
5,000,000
1,429,930
357,482
1,072,447

3,634,238
1,241,613
468,124
620,807
1,303,694
602,356
5,000,000
1,537,427
384,357

1,153,071

Năm
Hạng mục

2011
5
10,962,744
6,332,228
4,630,516
9,313,960
3,711,604
1,266,446
482,168
633,223
1,329,768
602,356
5,000,000
1,648,783
412,196
1,236,588

2012
6
11,157,177
6,458,873
4,698,304
9,393,014
3,790,658
1,291,775

496,633
645,887
1,356,363
602,356
5,000,000
1,764,163
441,041
1,323,122

2013
7
11,357,533
6,588,050
4,769,483
9,473,794
3,871,438
1,317,610
511,532
658,805
1,383,491
602,356
5,000,000
1,883,739
470,935
1,412,804

2014
8
11,564,031
6,719,811

4,844,220
9,556,338
3,953,982
1,343,962
526,878
671,981
1,411,160
602,356
5,000,000
2,007,693
501,923
1,505,770

Lợi ích (B)
1. Doanh thu tăng thêm
2. Lợi ích khác
Chi phí (C)
3. Chi phí hoạt động
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí bảo dưỡng và thay thế phụ tùng xe
+ Chi phí vận hành
+ Chi phí quản lý bán hàng
Chi phí khấu hao hệ thống GPS
Chi phí khấu hao xe
Lợi nhuận trước thuế (B - C) (EBT)
Thuế TNDN (25%)
Lợi nhuận sau thuế (EAT)

4.3.3. Báo cáo ngân lưu
Phân tích hiệu quả dự án hoạt động trong vòng 8 năm với suất chiết khấu là WACC =

18% được tính theo giá trị trung bình có trọng số chi phí sử dụng vốn của các nguồn vốn.
Lợi ích ròng hằng năm = lợi ích (B) – chi phí (C)
Tổng lợi ích của việc đầu tư hệ thống GPS bao gồm: doanh thu từ hoạt động taxi, các
khoản tiết kiệm giảm chi phí từ việc đầu tư hệ thống GPS.
Tổng chi phí bao gồm: chi phí khấu hao hệ thống GPS, khấu hao 68 chiếc xe, chi phí
hoạt động.
Kết quả phân tích hiệu quả đầu tư
Đơn vị: 1,000 vnđ
Năm

2006

Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

2007

2008

2009

2010
Trang 15


Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi

Báo cáo nghiên cứu khả thi

Hạng mục
0

NGÂN LƯU VÀO
Doanh thu
Tiết kiệm được chi phí nhân viên
điều phối
Tiết kiệm chi phí bảo trì, thay thế
phụ tùng
4,818,848
NGÂN LƯU RA
4,818,848
Đầu tư hệ thống GPS
Đầu tư thêm xe
Chi phí hoạt động
(4,818,848)
Ngân lưu ròng trước thuế
Thuế TNDN
(4,818,848)
Ngân lưu ròng sau thuế

1
10,240,140
5,850,000
1,115,400

Năm
Hạng mục
NGÂN LƯU VÀO
Doanh thu
Tiết kiệm được chi phí nhân viên
điều phối
Tiết kiệm chi phí bảo trì, thay thế

phụ tùng
NGÂN LƯU RA
Đầu tư hệ thống GPS
Đầu tư thêm xe
Chi phí hoạt động
Ngân lưu ròng trước thuế
Thuế TNDN
Ngân lưu ròng sau thuế

2012
2013
2014
6
7
8
11,157,177 11,357,533 11,564,031
6,458,873 6,588,050 6,719,811
1,423,564 1,494,743 1,569,480

2011
5
10,962,744
6,332,228
1,355,776

2
3
4
10,412,910 10,590,809 10,774,022
5,967,000 6,086,340 6,208,067

1,171,170 1,229,729 1,291,215

3,274,740

3,274,740

3,274,740

3,274,740

8,411,900

8,484,422

8,558,523

8,634,238

5,000,000
3,411,900
1,828,240
609,525
1,218,715

5,000,000
3,484,422
1,928,488
620,645
1,307,844


5,000,000
3,558,523
2,032,286
631,954
1,400,331

5,000,000
3,634,238
2,139,783
643,457
1,496,326

3,274,740

3,274,740

3,274,740

3,274,740

8,711,604

8,790,658

8,871,438

8,953,982

5,000,000
3,711,604

2,251,139
655,156
1,595,984

5,000,000
3,790,658
2,366,519
667,054
1,699,465

5,000,000
3,871,438
2,486,095
679,153
1,806,942

5,000,000
3,953,982
2,610,049
691,457
1,918,592

HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN

TT

Chỉ tiêu

1


Giá trị đầu tư hệ thống GPS

2

Giá trị hiện tại thuần NPV

3

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (%)

Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

Giá trị
4,818,848,000 vnđ
(372,975S$)
1,182,125,000 vnđ
25%

Trang 16


Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi

Báo cáo nghiên cứu khả thi

TT
4

Chỉ tiêu
Thời gian hoàn vốn

Đánh giá

Giá trị
4 năm
Hiệu quả

Phân tích hiệu quả của dự án trong thời gian 8 năm
Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết
quả cho thấy:
Hiện giá thu nhập thuần của dự án là: NPV = 1,182,125,000 đồng > 0
Suất sinh lời nội bộ của dự án là: IRR = 25% >> re = 18%
Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án
mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư.
4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội dự án
Sau thời gian phân tích hiệu quả hoạt động đầu tư trong thời gian 8 năm cho thấy việc
đầu tư hệ thống GPS vào quá trình hoạt động và quản lý của Công ty Vinataxi là hiệu quả, phù
hợp với chiến lược phát triển lâu dài của Công ty.
Đứng trước tiềm năng phát triển kinh tế trong nước, việc chúng tôi đầu tư để hoàn thiện
hệ thống quản lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ là một điều cần thiết mang lại giá trị bền
vững cho thương hiệu Vinataxi.

Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

Trang 17


Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi

Báo cáo nghiên cứu khả thi


CHƯƠNG V: KẾT LUẬN
“Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi” do Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi) chúng
tôi đề xuất là một dự án mang tính khả thi về mặt công nghệ, thị trường và tài chính, đồng thời
mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn. Sau khi đưa dự án vào thực hiện, hoạt động kinh
doanh của Vinataxi sẽ đảm bảo quản lý điều hành chuyên nghiệp hơn.
Vì vậy, để phát huy được hiệu quả dự án, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của Tập đoàn
ComfortDelGro (Singapore).
Trân trọng.

Tp.HCM, ngày

tháng

năm 2006

ĐƠN VỊ ĐỀ XUẤT
CÔNG TY TAXI VIỆT NAM
(VINATAXI)
(Tổng Giám đốc)

CHIA CHUEN HUEI

Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)

Trang 18



×