Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

“Sử dụng phần mềm proshow producer và microsoft powerpoint để nâng cao chất lượng môn sinh học 8 ở trường thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 34 trang )

MỤC LỤC
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI..................................................................................................................1
II. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI............................................................................................................3
III. PHƯƠNG PHÁP..................................................................................................................4
1. Khách thể nghiên cứu..............................................................................................................4
2. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................................................5
3. Quy trình nghiên cứu..............................................................................................................6
4. Đo lường và thu thập dữ liệu.................................................................................................6
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ..........................................................7
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................9
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................10
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN TRƯỚC TÁC ĐỘNG............................31
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH SAU TÁC ĐỘNG.......................32



I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia đều đứng trước những thời cơ và thách
thức to lớn, đó là sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng
khoa học – công nghệ, dẫn đến sự hình thành xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức.
Trong đó, trình độ dân trí, tiềm lực khoa học – công nghệ trở thành một trong những
nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia. Do đó, việc tập trung đầu tư
cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo là chiến lược quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là với giáo dục. Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã cụ thể hóa tinh thần này bằng công văn số “Công văn số 4622/BGDĐTCNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2016 – 2017”; quyết
định số 6200 “Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo”; quyết định 117 “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”
nhằm đưa thế hệ trẻ nước nhà theo kịp với tốc độ của cuộc cách mạng công nghiệp lần


thứ tư trên toàn thế giới. Một trong 4 mục tiêu đặt ra là “Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học
theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho
đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”.
Hiện nay, một trong những hướng nghiên cứu về phương pháp và phương tiện
dạy học đó là: ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế và sử dụng các mô hình trong dạy
học. Ngoài các mô hình, tranh vẽ, các thí nghiệm thì phần mềm tin học đã thể hiện tính
ưu việt của nó trong dạy học. Sử dụng phần mềm trong dạy học có tác dụng kích thích
tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học, giúp thực hiện tốt việc phân hoá, cá thể
hoá trong dạy học, học sinh cũng sẽ thuận lợi trong việc lĩnh hội trọn vẹn kiến thức
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, với con đường hình thành kiến thức, kĩ
năng thông qua quan sát thực tế và quan sát các thí nghiệm sinh lý và tìm hiểu cấu tạo
và tập tính, khái quát thành đặc điểm chung. Thí nghiệm sinh học về sinh lý thúc đẩy
các em tích cực áp dụng kiến thức của mình vào đời sống. Để phát huy tính tích cực
hoạt động nhận thức của học sinh phải tăng cường sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong
dạy học nói chung và Sinh học nói riêng để đạt được mục tiêu của quá trình dạy học.
Proshow Producer là một phần mềm cho phép người sử dụng tạo những đoạn
phim hay những đoạn flash dưới dạng những slide ảnh. Phần mềm rất thích hợp để tạo
các bộ album video ảnh với các hiệu ứng chuyển cảnh đẹp và độc đáo. Có thể tạo 1
video từ những hình ảnh, những đoạn clip dễ dàng và chỉnh sửa nó như cắt, căn chỉnh,
xoay theo ý thích, ghi nội dung vào hình ảnh. Đây là một trong những phần mềm tạo
Slide ảnh từ video được nhiều người dùng nhất hiện nay.
Microsoft powerpoint là một công cụ trợ giúp để tạo và trình diễn các bài giảng,
các bài thuyết trình. Có các tính năng hiện đại cho phép tạo và thay đổi nội dung một
1


cách nhanh chóng thuận tiện. Cho phép tạo các bài giảng đa phương tiện bằng cách hỗ
trợ văn bản, hình vẽ động tĩnh, âm thanh. Microsoft powerpoint cho phép tiết kiệm
thời gian soạn bài, tăng tính sinh động hấp dẫn của bài giảng; cho phép người xem tiếp

cận vấn đề sâu hơn và nhanh hơn.
Một bài giảng khi thiết kế trên thanh công cụ của proshow producer thời lượng
chỉ cần từ 10-15 phút có thể ứng cho một tiết học 45 phút thực tế. Từ đó sẽ giúp cho
giáo viên tiết kiệm khá nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị bài giảng để lên lớp và có
thể tìm tòi, sáng tạo nhiều hơn nữa các bài giảng phong phú khác.Khi giáo viên dùng
proshow producer làm công cụ chính để soạn giảng thì file lưu dưới dạng video cho
phép người dùng chỉ cần sử dụng một usb nhỏ gọn mà vẫn trình chiếu ở các nơi. Tuy
nhiên với proshow producer lại gặp yếu điểm về các hiệu ứng trình chiếu word không
bằng bài giảng chuyên nghiệp microsoft powerpoint. Các bài giảng powerpoint rất
mạnh trong vấn đề đưa người nghe tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất và dễ hiểu
nhất nhờ những hiệu ứng trình chiếu logic, tư duy thích hợp với khả năng tiếp thu kiến
thức của học sinh. Cho nên sử dụng proshow producer để đẩy mạnh ưu thế về phần
nghe, phần nhìn, thời gian, đơn giản hóa công cụ khi giáo viên đứng lớp đồng thời kết
hợp với microsoft powerpoint đẩy mạnh ưu thế về hiệu ứng trình chiếu lần lượt theo
thứ tự sẽ tạo thành một bài giảng khoa học, hấp dẫn, sinh động và vô cùng hiệu quả.
Thực tế trong quá trình dạy ở trường THCS Nguyễn Trung Trực cho thấy:
Trong chương trình sinh học lớp 8 chủ yếu là về cấu tạo cơ thể người tương đối
phức tạp nhiều bài mang tính lý thuyết nên việc truyền thụ kiến thức rất dễ gây cảm
giác nhàm chán, không hứng thú, hiệu quả truyền đạt không cao, giáo viên chủ yếu sử
dụng phương pháp diển giảng, học sinh lười biếng khai thác thông tin kiến thức, chỉ
tiếp thu thụ động một chiều, không có ý thức tìm tòi sáng tạo nên các em không chủ
động tham gia giải quyết vấn đề bằng chính khả năng của mình từ đó dẫn đến hệ quả
không hứng thú trong môn học. Nhiều em có suy nghĩ Sinh học là một môn phụ nên
các em ít có hứng thú, học tập thụ động, thiếu tích cực
Từ những lí do trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Sử dụng phần mềm
proshow producer và microsoft powerpoint để nâng cao chất lượng môn sinh học 8
ở trường thcs nguyễn trung trực.”
Nghiên cứu này được tiến hành trong hai lớp là các học sinh lớp 8/1 và lớp 8/2
tại trường THCS Nguyễn Trung Trực. Tôi tiến hành kiểm tra kết quả học tập của các
em trước tác động và khảo sát sau tác động. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng

rõ rệt đến kết quả kiểm tra 1 tiết: Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn so với lớp
đối chứng. Trung bình các bài kiểm tra đạt được điểm cao của lớp thực nghiệm là: 8,0;
của lớp đối chứng là: 5,9. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có
sự khác biệt lớn giữa trung bình lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng
minh rằng, việc sử dụng phần mềm proshow producer và microsoft powerpoint trong
quá trình giảng dạy sinh học 8 đã làm nâng cao chất lượng các bài kiểm tra và hứng
thú trong học tập của học sinh.
2


II. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Hiện nay, ứng dụng CNTT trong giảng dạy, không chỉ phát triển mạnh ở các
thành phố lớn, mà còn phát triển ở nhiều tỉnh nông thôn. Các trường đều trang bị
phòng máy, phòng đa năng, màn chiếu nối mạng Internet. Kỹ năng ứng dụng CNTT
trong việc soạn giảng của GV cũng có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận, giáo án được thiết
kế và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian
hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, những hình ảnh, âm thanh sống
động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh. Thông qua các phương tiện hỗ
trợ, giáo viên có điều kiện làm cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những
khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh
chóng làm thay đổi cách làm việc, tư duy trong dạy và học của đội ngũ GV và HS.
Việc đưa công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục
và đào tạo được đánh giá là bước đầu đã đạt những kết quả khả quan. Tuy nhiên,
những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những
thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, chẳng hạn:
- Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy-học vẫn còn nhiều bất cập. Những
bài giảng với giáo án điện tử còn mang tính hình thức. Một số giáo viên tuy ứng dụng
CNTT nhưng chỉ đơn giản là trình chiếu bài giảng mà không có sự đổi mới, phương
pháp dạy vẫn theo lối truyền thụ một chiều, áp đặt kiến thức. Chưa kể, có không ít giáo
viên sử dụng CNTT qua loa, không chú ý đến đối tượng học sinh, dẫn đến việc học

sinh không thể theo kịp bài.
- Phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi. Việc dạy học
tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học
sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng
định mình đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học, đồng thời
phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này, làm hạn chế những nhược điểm của
phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được
đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu
quả của nó.
- Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được
nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi
lạm dụng nó.
- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu;
sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền.
- Qua quá trình giảng dạy và tham khảo kinh nghiệm của các đồng nghiệp tôi
nhận thấy học sinh tại trường trình độ tiếp thu kiến thức và khả năng nhận thức của các
học sinh không đồng đều, các em còn e dè, mặc cảm, ngại phát biểu ý kiến xây dựng
bài dẫn đến thiếu tự tin, thụ động trong học tập.

3


Từ kết quả đó, để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã chủ động
tìm tòi và đưa ra phương pháp nâng cao chất lượng môn Sinh học lớp 8 là sử dụng
phần mềm proshow producer và microsoft powerpoint vào một số bài dạy qua đó giúp
cho học sinh năng động, tích cực, tự lực tìm hiểu bài.
Giải pháp thay thế: Tôi nghiên cứu và tìm ra cách thu hút học sinh tham gia quá
trình học tập trên lớp và rèn luyện đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Bắt đầu bằng
việc kết hợp sử dụng phần mềm proshow producer và microsoft powerpoint để thiết kế
một số bài môn Sinh lớp 8 tại trường THCS Nguyễn Trung Trực

Việc sử dụng phần mềm để thiết kế bài dạy đã có nhiều bài viết được trình bày
trong các sáng kiến kinh nghiệm liên quan. Ví dụ:
+ Sáng kiến kinh nghiệm : Ứng dụng phần mềm proshow producer để nâng nao
chất lượng bài viết trên website – Phạm Hồng Vui (trên mạng internet)
+ Sáng kiến kinh nghiệm: kết hợp sử dụng proshow producer và microsoft
powerpoint để nâng cao tiện ích và hiệu quả trong dạy học hóa học 12 – Nguyễn Thị
Thu Oanh (trên mạng internet)
Các đề tài này đều đề cập đến những kỹ năng sử dụng phần mềm nhưng chưa
đưa ra được cách sử dụng cụ thể, phương pháp thực hiện. Nhiều báo cáo kinh nghiệm
và đề tài khoa học của các thầy cô giáo trường cũng chưa đề cập đến vấn đề này.
Các đề tài trên chủ yếu bàn về việc sử dụng phần mềm nói chung mà chưa có
tài liệu nào đi sâu vào việc sử dụng phần mềm như thế nào để có hình ảnh động , thí
nghiệm ảo ở chương trình Sinh học lớp 8.
Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá hiệu quả hơn việc
sử dụng phần mềm proshow producer và microsoft powerpoint nâng cao chất lượng
bài dạy môn Sinh học 8 thông qua việc và sử dụng các thuộc tính, kĩ năng của phần
mềm để tạo ra các bài dạy sinh động, qua đó giáo viên và học sinh chủ động hơn trong
giờ dạy. Đồng thời, cũng tự khám phá ra kiến thức khoa học, ứng dụng công nghệ
thông tin để bổ sung vào những kiến thức kĩ năng của mỗi giáo viên
Vấn đề nghiên cứu: việc sử dụng phần mềm proshow producer và microsoft
powerpoint có đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng bài dạy môn Sinh
học 8 tại trường THCS Nguyễn Trung Trực không?
Giả thuyết nghiên cứu: sử dụng phần mềm proshow producer và microsoft
powerpoint vào một số bài sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học 8
tại trường THCS Nguyễn Trung Trực.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Tôi thực hiện nghiên cứu trên hai nhóm học sinh lớp 8 của trường THCS
Nguyễn Trung Trực vì bản thân tôi đang công tác ở đó nên có điều kiện thuận lợi cho
việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

4


Về phía học sinh tôi chọn hai nhóm để tham gia nghiên cứu có nhiều điểm
tương đồng nhau về giới tính, thành tích học tập năm học 2016- 2017 như sau:
Bảng 1. Giới tính và kết quả học tập của HS lớp 8 trường THCS Nguyễn Trung Trực:
Số HS các nhóm
Kết quả năm học 2016 - 2017
Trung
Tổng số Nam
Nữ
Giỏi Khá
Yếu
Kém
bình
Nhóm 1 (TN)

29

18

11

14

10

5

0


0

Nhóm 2 (ĐC)

29

17

12

16

10

4

0

0

Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động.
Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số
môn Sinh
2. Thiết kế nghiên cứu
Chọn hai nhóm của 2 lớp: nhóm học sinh lớp 8/1 là nhóm thực nghiệm và nhóm
học sinh lớp 8/2 là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra để kiểm tra chất lượng học
tập của học sinh trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai
nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng
sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.

Kết quả:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng
Giá trị trung bình
5,62
p
0,408

Thực nghiệm
5,72

p = 0,408 > 0,05; từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương
đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương (được mô tả ở bảng 3)
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
KT trước
Nhóm
Tác động

Có sử dụng phần mềm proshow producer
Thực nghiệm (8/1)
O1
và microsoft powerpoint trong quá trình
giảng dạy
Không sử dụng phần mềm proshow
Đối chứng (8/2)
O2
producer và microsoft powerpoint trong

quá trình giảng dạy

KT sau

O3

O4

5


3. Quy trình nghiên cứu
Đối với lớp thực nghiệm: tôi trực tiếp soạn giảng các bài dạy có thể áp dụng
được phần mềm proshow producer và microsoft powerpoint như các bài cần đến các
hình ảnh động. Sau đó tiến hành giảng dạy rồi rút ra các giải pháp để nâng cao chất
lượng bài dạy. Cuối cùng, rút ra các bài dạy có thể áp dụng được phần mềm vì không
phải bài nào cũng có thể áp dụng được. Qua kết quả các bài kiểm tra sau khi trực tiếp
giảng dạy cũng như nghiên cứu thêm thông tin trên internet, bản thân tôi cũng rút ra
kinh nghiệm và tác động ngay đến bài dạy nào cần áp dụng để đạt hiệu quả cao hơn
trước. Sau đó, tổ chức họp chuyên môn trong tổ để báo cáo kết quả đạt được và những
mặt hạn chế, đồng thời đề ra biện pháp để khắc phục.
Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm theo thời
khóa biểu, lịch báo giảng và kế hoạch năm học
Đối với lớp đối chứng: tiến hành các hoạt động bình thường.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1 tiết theo phân phối chương trình
sinh học 8, bài kiểm tra 50% trắc nghiệm, 50% tự luận. Còn bài kiểm tra sau tác động
là bài kiểm tra 1 tiết do tôi thiết kế sau khi tiến hành giảng dạy xong. Bài kiểm tra sau
tác động, bài kiểm tra 50% trắc nghiệm, 50% tự luận
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài

4.1. Tôi tiến hành bài kiểm tra 1 tiết trước khi tác động (nội dung đề và đáp án
trình bày ở phần phụ lục III, điểm kết quả khảo sát phần phụ lục V)
Nhóm thực nghiệm (8/1)
Mốt
6
Trung vị
6
Giá trị trung bình
5,7
Độ lệch chuẩn
1,79

Nhóm đối chứng (8/4)
Mốt
Trung vị
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn

6
6
5,6
1,59

4.2. Sau hơn một tháng vận dụng phần mềm vào một số bài dạy tôi tiến hành
kiểm tra 1 tiết (nội dung đề và đáp án trình bày ở phần phụ lục IV, điểm kết quả khảo sát
phần phụ lục VI)
Nhóm thực nghiệm (8/3)
Nhóm đối chứng (8/4)
Mốt
8

Mốt
6
Trung vị
8
Trung vị
6
Giá trị trung bình
8,0
Giá trị trung bình
5,9
Độ lệch chuẩn
1,21
Độ lệch chuẩn
1,19
Giá trị p
0,0000000061
Giá trị p
Mức độ ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng
Để kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu, tôi tiến hành kiểm tra nhiều lần trên cùng
một nhóm vào các thời điểm gần nhau. Kết quả cho thấy, sự chênh lệch về điểm số
không cao, điều đó chứng tỏ dữ liệu thu được là đáng tin cậy.
6


Để kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu, tôi dùng phương pháp kiểm tra độ giá trị
nội dung. Câu hỏi tôi đưa ra kiểm chứng khái quát được vấn đề tôi nghiên cứu. Tôi
nhờ tổ trưởng chuyên môn có kinh nghệm trong lĩnh vực nghiên cứu đề thi đánh giá ,
kiểm tra. Được đánh giá là câu hỏi có nội dung cụ thể phản ảnh đầy đủ, rõ ràng quá
trình nghiên cứu, gắn liền với nội dung kiến thức môn học.

Qua kiểm chứng độ tin cậy và giá trị đã thể hiện được tính chất của lượng dữ
liệu chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Sau hơn một tháng vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong quá trình
giảng dạy tôi thấy kết quả học tập khả quan hơn. Đa số các học sinh hào hứng giơ tay
phát biểu sôi nổi, chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan và cố gắng giải quyết các
câu hỏi thực tế..
Qua kết quả trên đây, hy vọng lên lớp 9 các em sẽ có hứng thú hơn đối với môn
sinh học và tạo nguồn lực để thi học sinh giỏi cấp huyện
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị P của phép kiểm chứng T-test
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD

Đối chứng
Thực nghiệm
5,93
8,03
1,19
1,21
0,000000006139
1,76

Trước tác động cả hai nhóm là tương đương, sau kiểm tra kiểm chứng chênh
lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả P = 0,000000006139 cho thấy sự chênh
lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa tức là
chênh lệch điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối
chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động mà có.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = (8,0 – 5,9)/1,19 = 1,76

Đối chiếu bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,76 >1 cho
thấy mức độ ảnh hưởng của việc vận dụng phần mềm proshow producer và microsoft
powerpoint trong bài dạy giúp học sinh nâng cao kết quả học tập rất lớn.
Để xác định mối liên hệ giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng tôi dùng
phương pháp biểu đồ phân tán:

7


Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Vậy giả thuyết của đề tài “Nâng cao chất lượng bài học môn sinh 8 thông qua
sử dụng phần mềm proshow producer và microsoft powerpoint trong dạy học ở trường
THCS Nguyễn Trung Trực.” đã được kiểm chứng.
Bàn luận
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình
cộng bằng 8,0 và kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng có điểm trung
bình cộng bằng 5,9 tính ra độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 2,1 nghĩa là điểm
số trung bình cộng của hai nhóm có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm
trung bình cao hơn nhóm đối chứng.
Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của bài kiểm tra là SMD = 1,76 đối
chiếu ta thấy mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn. Dùng phép kiểm chứng T-test
độc lập cho biết chênh lệch giá trị điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai
nhóm là P = 0,000000006139 < 0,05. Kết quả khẳng định sự chênh lệch giá trị điểm
trung bình của hai nhóm là do tác động mà có thiên về nhóm thực nghiệm chứ không
phải là ngẫu nhiên.
Hạn chế
Nghiên cứu này thể hiện vệc thay đổi phương pháp dạy học tích cực của giáo
viên theo hướng sử dụng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
làm tăng hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh, bên cạnh những ưu điểm

thì phương pháp này còn có một số hạn chế:
Một là cơ sở vật chất phục vụ cho việc áp dụng phần mềm chưa đảm bảo
Hai là còn quá ít tài liệu nghiên cứu và sản phẩm để giáo viên có thể tham khảo
và áp dụng
8


Ba là phần mềm tương đối khó sử dụng đối với giáo viên không chuyên về Tin
học. Hơn nữa để làm video cần phải đầu tư nhiều thời gian, công sức.
Nghiên cứu này thực hiện cần có sự phối hợp thật chủ động giữa lãnh đạo nhà
trường, giáo viên bộ môn Sinh học và Tin học là giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có
hiệu quả cần phải nhiệt tình, kiên trì, phải có nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, có kỹ
năng thiết kế các phương pháp phù hợp, hợp lý.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Nghiên cứu của tôi là bước đầu trong việc khám phá các hoạt động dạy học
mang lại sự cải thiện trong học tập. Tôi đã áp dụng chu trình nghiên cứu:
. Suy nghĩ: Phát hiện vấn đề và đề xuất giải pháp thay thế.
. Thử nghiệm: Thử nghiệm giải pháp thay thế trong lớp học
. Kiểm chứng: Tìm xem giải pháp thay thế có hiệu quả hay không.
Việc thu thập dữ liệu tập trung vào kết quả các bài kiểm tra của học sinh. Sử
dụng phần mềm proshow producer và microsoft powerpoint vào một số bài dạy đã
nâng cao chất lượng giảng dạy sinh học 8 đó là làm tăng hứng thú và nâng cao kết quả
học tập của học sinh.
Cuối cùng để việc thiết kế và sử dụng các bài giảng có sử dụng công nghệ
thông tin trong dạy học đạt kết quả tốt, tôi đề nghị một số ý kiến sau:
• Bài giảng phải được nghiên cứu kĩ trước khi thiết kế để phù hợp với khả năng
nhận thức của học sinh.
• Bài giảng được thiết kế rõ ràng, có tính khoa học, chính xác và tính thẩm mĩ cao.
• Hình thức tổ chức chủ yếu khi sử dụng bài giảng này là hoạt động nhóm. Vì
vậy, giáo viên cần phải chú ý phân chia các nhóm phù hợp, có sự đồng đều về mức độ

nhận thức giữa các nhóm học sinh, hướng dẫn học sinh một số nguyên tắc khi thảo
luận, trình bày một vấn đề…
• Giáo viên có thể sử dụng các phiếu học tập, bảng phụ,…để hoạt động trong
tiết học thêm hiệu quả.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia
sẻ, có thể ứng dụng vào từng đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục của
đơn vị.
Duyệt của Hiệu Trưởng

Vạn Khánh, ngày 28/02/2018
Chủ nhiệm đề tài

Võ Thị Kim Oanh
9


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Phúc Chỉnh,Phạm Đức Hậu, Ứng dụng tin học trong nghiên cứu
khoa học giáo dục và dạy học Sinh học, NXB Giáo dục Hà Nội.
[2]. Nguyễn Hải Phúc, Thiết kế thí nghiệm ảo trong dạy học phần thực hành
Sinh học trung học phổ thông, LVTN Đại học.
[3]. Trần Bá Hoành, Phát triển các phương pháp học tập tích cực trong bộ môn
Sinh học, NXBGD, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng, Dạy
và học tích cực- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư Phạm, 2010
[5].. Mạng internet: , ,
, ...

10



PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC I –
SƠ LƯỢC VỀ PROSHOW PRODUCER KẾT HỢP MICROSOFT
POWERPOINT
Khi giáo viên muốn thiết kế một bài giảng có sử dụng 2 công cụ này, giáo viên
cần phân chia rõ ràng nguyên tắc sử dụng. Đối với những thước phim, ảnh, hình vẽ, trò
chơi làm trên công cụ Proshow producer, còn nội dung bài học, nội dung từng phần,
các bảng graph, sơ đồ tư duy…làm trên công cụ Microsoft powerpoint.
+. Sơ lược về cách sử dụng phần mềm Proshow producer
● Các thao tác cơ bản:
- Cài đặt chương trình: tương tự như các phần mềm khác.
- Các thao tác: đóng, mở, lưu tương tự trong Microsoft Office.
Cách tạo một bài giảng:
Bước 1: Mở ứng dụng
- Trên màn hình Window chọn Start/Proshow producer.
- Sau khi mở chương trình, nhấn vào New để tạo sơ đồ mới.
- Giao diện chính của chương trình như sau:

Bước 2: Thiết lập tài liệu trên proshow producer

11


- Để chèn hình ảnh vào phần mềm Proshow Producer, chọn thư mục chứa hình
ảnh trong máy tính trong box Folder list, khi đó các hình ảnh trong thư mục sẽ được
hiển thị ngay box File list bên dưới. Để chọn một hình ảnh nào đó vào slide, click
chuột phải vào hình ảnh đó và chọn Add to show. Nếu chọn Add all files to show thì
toàn bộ hình ảnh trong thư mục đó sẽ được add vào phần mềm.
- Để chèn video vào phần mềm Proshow Producer, tương tự như đưa hình ảnh

vào. Ngoài ra đối với hình ảnh cũng như video, phải đảm bảo rằng định dạng phải
đúng vì nếu định dạng sai thì khi chèn vào phần mềm sẽ bị lỗi và không thể đưa vào
slide được.
- Để chèn nhạc vào phần mềm Proshow Producer, tại slide muốn chèn nhạc, chỉ
cần click đúp vào hình ảnh sau đó ở phần background + sound, các bạn chọn slide
sound. Tiếp đến nhìn sang bên phải, ở phần current slide sound, browse tới một bài
hát nào đó trong máy tính và chọn Open. Lưu ý các bài hát phải đổi tên thành tiếng
Việt không dấu thì phần mềm Proshow Producer mới có thể nhận được.
- Bước 3: Hiệu chỉnh proshow producer
- Hiệu ứng ở một slide bất kì chỉ cần click đúp chuột vào slide đó. Sau khi click
đúp chuột, một cửa sổ hiện lên có thể chọn hiệu ứng cho hình ảnh của mình. Ở
phần layer, chọn hình ảnh của mình, tiếp đến click vào slide style trong phần slide

12


options để tạo hiệu ứng. Sau đó chọn các hiệu ứng đẹp mà mình thích và nhấn apply
style.
- Hiệu ứng chữ: sau khi đã chèn chữ vào phần mêm Proshow Producer, cần tạo
hiệu ứng cho nó để video thêm sinh động hơn, đẹp hơn. Click vào ô Color để tạo màu
cho chữ, tick vào b và shadow để tạo chữ đổ bóng hoặc tạo viền cho chữ theo màu yêu
thích. Ngoài ra có thể phóng to chữ, tạo chữ nghiêng, xoay... tùy ý theo ở phần
caption placement.
- Hiệu ứng chuyển cảnh: khi add nhiều ảnh vào video trong phần mềm
Proshow, cần tạo hiệu ứng chuyển cảnh trong phần mềm để video thêm đẹp, thêm sinh
động hơn. Để làm được điều này, nhấn vào biểu tượng "AB" giữa hai hình ảnh, khi đó
một cửa sổ hiện lên có thể tạo hiệu ứng chuyển cảnh cho video. Sau khi đã lựa chọn
được một hiệu ứng ưng ý, nhấn vào apply để add hiệu ứng này vào video của mình.
- Bước 4: Xem và trình bày Proshow producer
- Nhấn nút Play ở bên phải màn hình, nơi thanh công cụ.

- Bước 5: Lưu bài giảng trên Proshow producer
- Bước 6: Xuất file video trên Proshow producer
- Sau khi hoàn thành bài soạn muốn xuất bài giảng có một số mục chính quan
trọng như sau:
+ Mục DVD: Ghi trực tiếp ra đĩa DVD. ( Yêu cầu phải có ổ DVD ReWrite).
+ Mục YouTube: dùng cho việc upload file lên YouTube. Lưu ý là phải có tài
khoản trên You Tube thì mới thực hiện được việc này.
+ Mục Flash: Dùng để upload video lên các trang web.
+ Mục Video File: Ghi thành file Video ở nhiều định dạng khác nhau để lưu
trong ở cứng. Chủ yếu giáo viên sẽ ghi bài giảng trong mục này.
+ Mục Create Autorun CD: Ghi thành file Autorun cho đĩa CD
- Sơ lược về cách nối file từ Microsoft powerpoint sang Proshow producer
- Các thao tác cơ bản:
- Các thao tác: soạn, giảng nội dung bài học trong powerpoint như giáo viên
đã từng làm.
- Sau khi soạn xong nội dung bài giảng, giáo viên xuất file: Menu/ file/ export/
create a Video

13


- Dùng video mới chuyển ghép vào phần mềm Proshow producer rồi xuất
chung thành một file tạo thành bài giảng hoàn chỉnh.
+ Mục PC Executable: Ghi thành file (exe) chạy trực tiếp mà không liên quan
đến phần mềm hỗ trợ nào.
+ Mục Create Screen Saver: lưu thành file để chạy khi màn hình không dùng
đến (chế độ bảo vệ màn hình).
+ Mục Create Web show: Tạo show để xem trên mạng Internet
Ngoài ra còn một số cách cho ra file nữa hiển thị sẵn có trên khung điều chỉnh.


14


PHỤ LỤC II
PHÂN TÍCH VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA 2 CÔNG CỤ PROSHOW
PRODUCER VÀ MICROSOFT POWERPOINT

Tuần 12: Tiết 23: Bài 22: VỆ SINH HÔ HẤP
I/ Mục tiêu
1/ Kiến thức
- Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác
hại của thuốc lá.
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập TDTT đúng cách từ đó đề ra
các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh
2/ Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức liên quan giải thích hiện tượng thực tế
- Hoạt động nhóm, xử lí tình huống.
- Quan sát phân tích tranh, hình phát hiện kiến thức.
3/ Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ , giữ gìn cơ quan hô hấp, có ý thức bảo vệ môi trường.
4/ Phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học
- Năng lực chuyên biệt: kiến thức sinh học
* Tích hợp biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai
Học sinh nắm được hậu quả của chặt phá cây xanh, phá rừng và các chất thải
công nghiệp (khí, bụi...) đối với hô hấp gia tăng thiên tai-> Giáo dục ý thức học sinh
bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng, giảm thiểu chất thải độc vào không khí; có ý thức
sử dụng các phương tiện giao thông hợp lí để giảm phát thải khí CO 2 vào không khí ->
giảm hiệu ứng nhà kính.
II. Kĩ năng sống cần thực hiện trong bài

- Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi gây hại đường hô hấp cho chính bản
thân và những người xung quanh.
- Hợp tác, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm.
- Tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
III/ Phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực
- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan
15


- Dạy học theo nhóm
- Giải quyết vấn đề
IV/ Phương tiện :
- GV chuẩn bị:
+ Tạo video từ phần mềm proshow producer
+ Phiếu học tập, bảng phụ
Phiếu học tập nhóm
1) Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại và nêu tác
dụng của từng biện pháp?
STT Biện pháp
Tác dụng
1
2
3
- Học sinh chuẩn bị: Xem trước nội dung bài, tìm hiểu các tác nhân gây ô nhiễm
gây hại cho hệ hô hấp và cách phòng tránh.
V/ Tiến trình lên lớp
1/ Ổn định (1’) Kiểm tra sĩ số học sinh
2/ Kiểm tra bài cũ (3’)
1. Sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào diễn ra như thế nào?

- Sự trao đổi khí ở phổi: O 2 khuếch tán từ không khí ở phế nang vào máu, CO 2
khuếch tán từ máu vào không khí phế nang
- Sự trao đổi khí ở tế bào: O 2 khuếch tán từ máu vào tế bào, CO 2 khuếch tán từ tế
bào vào máu
2. Trao đổi khí ở phổi và tế bào có mối quan hệ như thế nào?
Tiêu tốn oxi ở tế bào thúc đẩy sự trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi tạo điều
kiện cho trao đổi khí ở tế bào.
3/ Bài mới
- Hoạt động 1: (2 phút) GV bắt đầu bài giảng khi hướng dẫn học sinh nhìn lên
màn hình

Phân tích và tổ chức hoạt động của 2 công
cụ Proshow producer và powerpoint

Kết quả

16


- Trên công cụ Proshow producer: dùng intro mở đầu gây sự chú ý học sinh lên màn hình
• Intro 1: bằng đồng hồ thời gian đếm ngược 3 giây (với kích thước số càng ngày
càng lớn)

• Intro 2: tiếp theo là đoạn video thực hiện trên proshow producer, GV yêu cầu Hs
hãy kể tên các căn bệnh hô hấp thường gặp, chèn vào powerpoint

- Dùng intro mở màn gây sự chú ý của học
sinh
- Dùng đoạn video kể tên các căn bệnh hô
hấp thường gặp


-Hs nhận thấy các căn bệnh hô hấp
thường gặp
-GV dẫn dắt vào bài: Các bệnh hô hấp
thường gặp: viêm đường hô hấp, viêm
phổi, lao phổi, ung thư phổi, hen, Vậy
nguyên nhân gây ra bệnh về đường hô
hấp đó là gì? Biện pháp khắc phục như
thế nào? Luyện tập ra sao để có một hệ hô
hấp khỏe mạnh. Chúng ta sẽ tìm hiểu
trong tiết học hôm nay.

17


- Hoạt động 2: (1 phút) GV giới thiệu nội dung bài giảng: vệ sinh hô hấp
Phân tích và tổ chức hoạt động của 2 công cụ
Kết quả
Proshow producer và powerpoint
- Trên công cụ Powerpoint, giáo viên thiết kế nội dung bài “vệ sinh hô hấp” với hiệu ứng
xuất hiện tuần tự theo thứ tự 1, 2

- Dùng 1 slide trong powerpoint

- Hs biết được nội dung bài học gồm 2
phần, những hình ảnh cơ bản liên quan đến
từng phần. Hs dễ nhớ và nắm vững kiến
thức trọng tâm của toàn bài.
Hoạt động 3: 16’ Tìm hiểu các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, biện pháp bảo vệ


Phân tích và tổ chức hoạt động của 2 công cụ
Kết quả
Proshow producer và powerpoint
Trên công cụ Proshow producer: GV tạo một đoạn video về các tác nhân có hại cho hệ hô
hấp

18


- Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin trong - HS: Tự thu thập thông tin trong bảng
bảng 22, quan sát video và yêu cầu Hs trả lời. 22 và làm việc độc lập 1 – 2 phút
1.Không khí có thể bị ô nhiễm và gây tác hại - Tác nhân gây hại cho hệ hô hấp:
tới hoạt động hô hấp từ những loại tác nhân + Bụi
nào?
+ Các khí độc : Nitơ ôxit (NOx), Lưu
huỳnh ôxit (SOx); Cacbon ôxit (COx)
+ Chất độc hại (nicotin, nitrozamin)
+ Các VSV gây bệnh
-Các tác nhân này có nguồn gốc từ đâu và tác
hại như thế nào, yêu cầu HS đọc thông tin
bảng 22, cho biết:
3. Bụi, khí độc, chất độc hại, VSV gây bệnh có - HS dựa vào bảng 22 trả lời.
nguồn gốc từ đâu, và gây tác hại như thế
nào?
Phân tích và tổ chức hoạt động của 2 công cụ
Kết quả
Proshow producer và powerpoint
Trên công cụ powerpoint: GV tạo một đoạn slide về các tác nhân có hại cho hệ hô hấp,
nguồn gốc và tác hại.


19


GV: trước tình hình ô nhiễm không khí Hs tiến hành thảo luận theo nhóm
nặng nề như vậy gây hại cho đường hô
hấp như vậy. Hãy đề ra các biện pháp bảo
vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại và
nêu tác dụng của từng biện pháp?
-GV tiến hành thảo luận nhóm hoàn thành Đại diện nhóm trình bày, đại diện nhóm
phiếu học tập
khác nhận xét và bổ sung
Phân tích và tổ chức hoạt động của 2 công cụ
Kết quả
Proshow producer và powerpoint
Trên công cụ powerpoint: GV tạo một đoạn slide về các biện pháp và tác dụng đối với hệ
hô hấp

20


GV: so sánh với kết quả, chấm điểm mỗi -Hs chú ý lăng nghe, so sánh
nhóm
-Phân tích các biện pháp và tác dụng đối
với hệ hô hấp
Phân tích và tổ chức hoạt động của 2 công cụ
Kết quả
Proshow producer và powerpoint
Trên công cụ Proshow producer: GV tạo một đoạn video về tác hại của thuốc lá, ghi thêm
các thông tin dưới mỗi hình ành


- Qua đoạn video trên các em thấy được HS tự rút ra cho bản thân
những điều gì?
GV giáo dục: Các em chưa đủ 18 tuổi, lại -Hs chú ý lăng nghe,
còn đang đi học, còn đang ngồi trên ghế
nhà trường, hút thuốc lá vi phạm nội quy
nhà trường, cơ thể các em đang phát triển,
nếu hút thuốc có thể ảnh hưởng đến sức
khỏe, tương lai sau này. Vì vậy các em
phải cương quyết nói không với thuốc lá.
Hoạt động 4:. 16 phút: Luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh
Phân tích và tổ chức hoạt động của 2 công cụ
Kết quả
Proshow producer và powerpoint
Trên công cụ powerpoint: GV tạo slide về nội dung luyện tập để có hệ hô hấp khỏe mạnh

21


- Gv: Y/c hs đọc thông tin trong SGK và
cho hs thảo luận các câu hỏi sau:
1. Dung tích sống là gì?
- Gv: Có thể mở rộng thêm: Vì dung tích
sống phụ thuộc vào tổng dung tích phổi và
dung tích khí cặn.
+ Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích
lồng ngực, mà dung tích lồng ngực lại phụ
thuộc vào sự phát triển của khung xương
sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi
phát triển sẽ không phát triển nữa.
+ Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả

năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này
cần luyện tập từ bé. Như vậy chúng cần
luyện tập thường xuyên.
1.Vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách
thường xuyên từ bé thì sẽ có được dung
tích sống lí tưởng?
2. Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số
nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu
quả hô hấp?
3. Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có
hệ hô hấp khỏe mạnh ?
4.Theo em những bài tập thể dục nào giúp

-Tự thu thập thông tin và trao đổi nhóm
thống nhất ý kiến.
-Hs nhớ lại kiến thức

- HS: Vì sẽ có được tổng dung tích của
phổi là tối đa và lượng khí cặn là tối thiểu.
- HS: Làm cho tỉ lệ khí hiệu ích tăng lên và
tỉ lệ khí trong đường dẫn khí (khoảng chết,
khí vô ích) giảm xuống.
- HS: Cần luyện tập TDTT đúng cách,
thường xuyên đều đặng từ bé sẽ có dung
tích sống lí tưởng.
- Bài tập thể dục có ích cho phát triển lồng
22


em phát triển lồng ngực?Vì sao?

- GV liên hệ: Dung tích sống là một trong
những chỉ tiêu phản ánh trình trình trạng
sức khỏe, dung tích sống lớn là cơ sở của
sức khỏe tốt hơn.
GV: thuyết trình; Trong 500ml khí lưu
thông, có tới 150ml nằng trong đường dẫn
khí( nơi không xảy ra sự trao đổi khí)- còn
được gọi là khoảng chết, chỉ có 350ml nằm
trong phế nang mới tham gia tra đổi khí.
Hãy tính lượng khí hữu ích và vô ích trong
2 trường hợp sau:
- TH1: Một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi
nhịp hít vào 500 ml khí
- TH2: Nếu người đó thở sâu 12 nhịp/phút,
mỗi nhịp hít vào 750 ml khí

ngực: Bài thể dục phát triển chung( đặc
biệt là các động tác vươn thở, tay- ngực),
các bài tập chạy. Vì chúng giúp máu nhiều
oxi, giúp sự trao đổi chất ở phổi tăng khiến
lồng ngực nở ra.
- HS chú ý quan sát

- Học sinh làm được:
+ Lượng khí lưu thông/phút 500 ml kk
500 x 18 = 9.000 ml
+ Khí vô ích ở khoảng chết:
150 x 18 = 2700 ml
+ Khí hữu ích tới phế nang
9.000 – 2700 = 6.300 ml kk

- Nếu người đó thở sâu 12 nhịp/phút, mỗi
nhịp hít vào 750 ml khí
750 x 12 = 9.000 ml kk
+ Khí vô ích ở khoảng chết:
150 x 12 = 1.800 ml kk
+ Khí hữu ích tới phế nang:
9.000 – 1.800 = 7.200 ml kk.

Như vậy: Khi thở sâu và giảm số nhịp thở
trong 1 phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp.
GV hỏi:
+ Hãy đề ra biện pháp gì tập luyện để có Học sinh tự rút ra kết luận.
hệ hô hấp khỏe mạnh?
Phân tích và tổ chức hoạt động của 2 công cụ
Kết quả
Proshow producer và powerpoint
Trên công cụ proshow producer: GV tạo video về thành tích vận động viên Nguyễn Thị
Ánh Viên và quá trình luyện tập

23


×