Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

THỪA KẾ THEO DI CHÚC TRONG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.32 KB, 17 trang )

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề tài:

THỪA KẾ THEO DI CHÚC TRONG
LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
Nhóm sinh viên thực hiện: 07-A
Mã môn học: GELA220405
NHÓM 38 THỨ 2 TIẾT 9-10

- TP.HCM, Tháng 12 Năm 2017-


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
1. Nguyễn Ngọc Nhiệm(C)

-

16141218

2. Nguyễn Thành Đạt

-

16141132

3. Trương Tuấn Anh



-

16141105

4. Lê Tuấn

-

16141327

Điểm:
Nhận xét của giáo viên
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
.
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
.……………………………………………………………………………………
.……………………………………………………………………………………

Chữ ký của giáo viên



MỤC LỤC
 MỞ ĐẦU…………………………………………………….…...1
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………....…1
2. Lịch sử nghiên cứu………………………………………….........1
3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………...…1
4. Mục đích nghiên cứu……………………………………...….......2
5. Phạm vi nghiên cứu…………………………………...............….2

 NỘI DUNG.....................................................................................3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO DI
CHÚC……………………………………………………………...……..3
1. Khái niệm thừa kế………………………………………………..3
2. Khái niệm thừa kế theo di chúc………………………………....3
3. Điều kiện có hiệu lực của di chúc……………………………..…4
4. Chia thừa kế theo di chúc………………………………………..5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ
THEO DI CHÚC…………………………………………………...……6
1. Tình huống 1………………………………………………..…......6
 Tình huống đưa ra
 Giải quyết tình huống
2. Tình huống 2…………………………………………….……..….9
 Tình huống đưa ra
 Giải quyết tình huống
 KẾT LUẬN………………………………………………………...…13
 Danh mục tài liệu tham khảo


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong bất cứ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí
quan trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ
các quyền của công dân. Chính vì vậy, thừa kế đã trở thành một nhu cầu không
thể thiếu đối với đời sống cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Mỗi nhà nước
dù có xu thế chính trị khác nhau nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ bản của
công dân và được ghi nhận trong Hiến pháp.
Ở Việt Nam việc người chết để lại di sản cho nhân thân thừa kế xảy ra hàng
ngày hàng giờ và việc lập di chúc để chia tài sản không đơn giản chỉ là một tờ
giấy, mà di chúc đó có được thực hiện đúng như tâm nguyện của người đã khuất
hay không còn phụ thuộc vào pháp luật. Vậy làm sao để thực hiện di chúc vừa
với tâm nguyện của bản thân vừa đúng với pháp luật quy định ? Đó là một câu
hỏi mà chắc chắn ai cũng muốn biết được câu trả lời.
Chính vì vậy mà chúng tôi đã chọn đề tài “ Thừa kế trong Luật dân sự Việt
Nam ” để tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc về vấn đề thừa kế theo di chúc.
2. Lịch sử nghiên cứu
Luật thừa kế đã có từ những ngày đầu mới dựng nước dưới các triều đại Lý,
Trần, Lê. Pháp luật thành văn về thừa kế ở nước ta, lần đầu tiên được quy định
trong chương “ Điền sản” của Bộ Luật Hồng Đức dưới triều vua Lê Thái Tổ.
Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta,
các quy định đã được ghi nhận, mở rộng và phát triển. Đặc biệt, sự ra đời của Bộ
luật Dân sự năm 1995 và sau đó là Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đánh dấu bước
phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng
trong đó có thừa kế theo di chúc.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Từ cơ sở lý luận đó


đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phân tích, đối
chiếu, bình luận…

4. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thế nào là thừa kế, thừa kế theo di chúc, di sản thừa kế, thời gian
mở thừa kế, điều kiện có hiệu lực của di chúc, chia di sản theo di chúc. Sự thừa
kế, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác là một yếu tố khách quan, nhưng các
quan hệ thừa kế ở mỗi chế độ xã hội được giải quyết thế nào là do con người
quyết định. Quyền sở hữu cá nhân là cơ sở khách quan về thừa kế. Vì vậy, quyền
thừa kế trong điều kiện nước ta hiện nay được thể hiện như một phương tiện để
củng cố sở hữu của công dân, củng cố quan hệ hôn nhân và gia đình, bảo vệ lợi
ích của người chưa thành niên hoặc thành niên nhưng không có khả năng lao
động.
Đánh giá được tầm quan trọng của thừa kế có ý nghĩa như thế nào trong việc
thực hiện các chức năng vai trò xã hội. Từ đó nhận thức được pháp luật có vai
trò gì trong đời sống xã hội con người và hiểu được tại sao lại có pháp luật.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận nghiên cứu những quy định về thừa kế nói
chung và thừa kế theo di chúc nói riêng trong Luật dân sự ở Việt Nam. Qua đó
nắm bắt được các quy định để trang bị cho mình những kiến thức pháp luật tốt
hơn.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC
1. Khái niệm thừa kế
Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, thừa kế được hiểu là
việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết cho người còn sống theo truyền
thống, phong tục tập quán của từng dân tộc. Người hưởng tài sản có nghĩa vụ
duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và truyền thống, tập quán mà
hệ trước để lại. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh
của pháp luật, Nhà nước điều chỉnh quan hệ thừa kế nhằm đạt được những mục
đích nhất định.

Quan hệ thừa kế tồn tại song song với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với
sự phát triển của xã hội loài người. Mặt khác, quan hệ sở hữu là quan hệ giữa
người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, trong quá trình
sản xuất, lưu thông phân phối của cải vật chất.Sự chiếm hữu vật chất này thể
hiện giữa người này với người khác, giữa tập đoàn người này với tập đoàn người
khác, đó là tiền đề để làm xuất hiện quan hệ thừa kế.Sở hữu cũng là một yếu tố
khách quan xuất hiện ngay từ khi có xã hội loài người và cùng với thừa kế,
chúng phát triển cùng với xã hội loài người.
2. Khái niệm thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch di sản thừa kế của người chết cho
những người còn sống theo sự định đoạt của người có tài sản còn sống. Di chúc
là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm di chuyền tài sản của mình cho người khác
sau khi chết. Di chúc phải được lập thành văn bản hoặc có thể di chúc bằng
miệng trong các trường hợp khẩn thiết.
Người lập di chúc có các quyền sau:
Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản.
Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.


3. Điều kiện có hiệu lực của di chúc
Để di chúc có hiệu lực và đưa vào áp dụng, đảm bảo quyền lợi của người
hưởng thừa kế thì di chúc đó phải là di chúc hợp pháp. Theo đó, di chúc hợp
pháp là di chúc tuân thủ các quy định pháp luật về ý chí, nội dung, hình thức,
trình tự thủ tục. Cụ thể Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 quy định :
Điều 630. Di chúc hợp pháp có đủ các điều kiện sau đây:
Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa
dối, đe dọa, cưỡng ép.

Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức
xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải
được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về
việc lập di chúc.
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ
phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng
thực.
Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp
pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 BLDS.
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí
cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi
người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại,
cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di
chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc
cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người
làm chứng (Điều 630).
Để di chúc hợp pháp thì nội dung của di chúc cũng phải tuân thủ quy định tại
Điều 631 BLDS, cụ thể: Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
Ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di
sản.
Ngoài các nội dung nêu trên, di chúc có thể có các nội dung khác như căn
dặn của người có di sản với con cháu, chỉ định nghĩa vụ với người hưởng di
sản...


Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều
trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của
người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc
người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Đối với di chúc có người làm chứng thì pháp luật quy định mọi người đều có
thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. (Điều 632).
Trong trường hợp di chúc có người làm chứng mà người lập di chúc không
tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết
hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng.
Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người
làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di
chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định
về nội dung di chúc và điều kiện của người làm chứng theo quy định của pháp
luật.
4. Chia thừa kế theo di chúc
Điều 684. Phân chia di sản theo di chúc
Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu
di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều
cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận
khác.
Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người
thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó
hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia
di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền
yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với
tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn

vào thời điểm phân chia di sản.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO
DI CHÚC
1. Tình huống 1
Bạn Nguyễn Thị N (15 tuổi) đã tham gia một cuộc thi vẽ tranh và được
thưởng 5000 đô la. Ngay sau đó bạn lại phát hiện mình bị mắc bệnh hiểm nghèo
nên bạn đã lập di chúc để lại toàn bộ số tiền đó cho một quỹ từ thiện. Di chúc
này được lập văn bản và có 2 người làm chứng. Khi N qua đời, quỹ từ thiện
được nhắc đến trong di chúc yêu cầu nhận số di sản trên nhưng bố mẹ N không
đồng ý chia di sản theo di chúc.
Hỏi:
- Theo anh/chị di chúc trên có hiệu lực không. Tại sao?
- Di sản thừa kế của N sẽ được chia như thế nào biết ngoài số tiền thưởng
5000 đô la, N còn có tài sản khác khoảng 50 triệu đồng. N còn có 2 người em
trai ruột, ông bà nội ngoại ruột.

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
a) Di chúc trên có hiệu lực không? tại sao?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 thì di
chúc của bạn Nguyễn Thị N không có hiệu lực. Vì trong khoản 2 Điều 630 quy
định: Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải
được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về
việc lập di chúc. Di chúc của bạn Nguyễn Thị N không được sự cho phép của
cha mẹ nên di chúc hoàn toàn không có hiệu lực.


b) Di sản thừa kế của N sẽ được chia như thế nào biết ngoài số tiền
thưởng 5000 đô la, N còn có tài sản khác khoảng 50 triệu đồng ?

Bởi vì di chúc không có hiệu lực nên tiền thừa kế sẽ không chia theo di
chúc mà chia theo pháp luật.
* Gia đình của bạn Nguyễn Thị N có thể tóm lược như sau:
Giả sử ông bà ngoài lần lượt là: O,OX
Giả sử ông bà nội lần lượt là : X,XO
Giả sử ba và mẹ lần lượt là: A,B
Giả sử hai em ruột là: C,D
O

+

OX

X + XO

|

|
A

+
/
N

|
C

B
\
D


Theo điều 651 BLDS:
Hàng thừa kế thứ 1
Gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết.
-Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng và ngược lại.
-Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và ngược lại.
-Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại.


-Quan hệ thừa kế giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế.
Hàng thừa kế thứ hai
Gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, am ruột của
người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông
ngoại, bà ngoại.
- Quan hệ thừa kế giữa ộng nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại
với cháu ngoại và ngược lại.
- Quan hệ thừa kế giữa anh chị ruột với em ruột và ngược lại.
Hàng thừa kế thứ ba
Quan hệ thừa kế giữa cụ nội với chắt nội, giữa cụ ngoại với chắt ngoại và
ngược lại.
Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, cô ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột
và ngược lại.
 Dựa vào gia đình của Nguyễn Thị N :
-Hàng thừa kế thứ nhất là: ba, mẹ của Nguyễn Thị N.
-Hàng thừa kế thứ hai là: ông bà nội ngoại và 2 đứa em ruột.
-Hàng thừa kế thứ ba: không có vì trong tình huống không nhắc đến cụ nội
ngoại, cháu chắt, cô, dì, chú, bác,...
 Chia theo pháp luật :
Theo quy định Điều 652 Thừa kế thế vị thì: Trường hợp con của người để lại

di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu
cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt
được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.


Vì vậy, ông bà nội ngoại và hai em ruột không được hưởng tiền thừa kế. trừ
trường hợp cha me của bạn Nguyễn Thị N mất thì khi đó tiền thừa kế sẽ để lại
cho hàng thừa kế thứ hai tức là ông bà nội ngoại và hai em ruột của N.
Số tiền mà bố, mẹ của N được nhận theo quy định của pháp luật là:
-Tiền của cha N: 5000 / 2= 2500đô la
-Tiền của mẹ N: 5000 – 2500 = 2500 đô la
Ngoài số tiền 5000 đô la N còn có 50 triệu tiền riêng. Số tiền này được
chuyển hoàn toàn qua hàng thừa kế thứ nhất tức là ba me của N:
- Cha N: 50/2=25 triệu đồng
- Mẹ N: 50-25=25 triệu đồng
 Kết luận:
Cha của N được hưởng số tiền là : 2500*22677 + 25000000=81692500 VND
Mẹ của N được hưởng số tiền là : 2500*22677 + 25000000=81692500 VND

2. Tình huống 2
– Năm 2001 mẹ Bình có lập di chúc cho ông anh đất sản xuất 4000m2 và đất thổ
cư 350m2, và có chứng thực.
– Năm 2006 mẹ tôi chuyển nhượng đất sản xuất 4000m2 cho người khác. Để lại
350m2, không chuyển nhượng.
– Năm 2009 anh Bình làm nhà cấp 4 trên mảnh đất trên, mẹ Bình không cho,
ông anh cứ làm nhà.
– Năm 2012 mẹ Bình ra Phòng Công Chứng số 3 tặng cho đứa em út số đất thổ
cư 500m2 (350m2 nằm trong thửa 500m2). Mẹ Bình có ra Uỷ ban nhân dân xã
hủy di chúc, nhưng di chúc này ông anh lấy lúc nào không biết, nên hủy không

được, Phòng công chứng chuyển 1 thửa thì được.
– Năm 2015 mẹ Bình qua đời.


– Năm 2016 ông anh thưa ra Tòa đòi lại 350m2 mà mẹ Bình đã làm di chúc cho
ông anh.
1) Giấy chứng nhận quyền sử dụng mà Phòng công chứng là đúng pháp luật
không? Có hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
2) Ông anh thưa kiện đòi lại 350m2 đó đúng không? Đúng-sai ở điểm nào?
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1) Thứ nhất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà phòng công chứng
cấp cho người em út của Bình là đúng.
Trước hết, chúng ta cùng nhau xem xét di chúc mà mẹ Bình để lại cho anh
Bình. Bản chất của di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân người lập di chúc
nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do vậy, mọi việc
phân chia tài sản, sử dụng tài sản của người lập di chúc cho những người thừa kế
theo di chúc chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế, tức là thời điểm người
lập di chúc qua đời. Trường hợp này, mẹ Bình lập di chúc vào năm 2001, trong
di chúc ghi là sẽ cho anh Bình 4000m2 đất sản xuất và 350m2 đất thổ cư. Tuy
nhiên, điều đó không có nghĩa là tại thời điểm có di chúc đó, anh bạn đã là chủ
sở hữu đối với phần tài sản trong di chúc mà mình được hưởng. Vì mẹ Bình vẫn
còn sống nên mẹ Bình vẫn là chủ sở hữu đối với mảnh đất này. Do vậy, mẹ Bình
được quyền sử dụng, khai thác, định đoạt đối với mảnh đất này. Cụ thể, bà đã
chuyển nhượng 4000m2 đất sản xuất cho người khác vào năm 2006. Hơn nữa,
trong thời gian bà còn sống, bà có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di
chúc.
Điều 662 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:
“Điều 662. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ
lúc nào.

2. Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và
phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập
và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.


3. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di
chúc trước bị hủy bỏ”.
Như vậy, trong trường hợp này, mẹ Bình hoàn toàn có quyền hủy bỏ di chúc
đã lập cho người anh, khi đã hủy bỏ di chúc thì nội dung trong bản di chúc trước
sẽ không có hiệu lực pháp luật. Trong thời gian mẹ Bình còn sống, bà không cho
phép anh Bình làm nhà trên phần đất 350m2 nhưng anh Bình vẫn làm nhà, điều
này là không đúng theo quy định của pháp luật. Vì tại thời điểm đó (năm 2009)
mẹ Bình vẫn là chủ sở hữu mảnh đất chứ không phải anh Bình, nên bà có quyền
định đoạt cho phép có được làm nhà hay không làm nhà trên đất.
Năm 2012, mẹ bạn có đến UBND xã để hủy di chúc, nhưng anh Bình đã lấy
di chúc lúc nào không hay, dẫn tới mẹ Bình không hủy được di chúc. Việc
UBND xã để cho người anh lấy đi di chúc là không làm đúng quy định của pháp
luật về gửi giữ di chúc. Cụ thể, điều 665 Bộ luật dân sự 2005 quy định về Gửi
giữ di chúc như sau:
“Điều 665. Gửi giữ di chúc
1. Người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng lưu giữ hoặc gửi người
khác giữ bản di chúc.
2. Trong trường hợp cơ quan công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản,
giữ gìn theo quy định của pháp luật về công chứng.
3. Cá nhân giữ bản di chúc có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giữ bí mật nội dung di chúc;
b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải
báo ngay cho người lập di chúc;
c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di
chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành

văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của hai
người làm chứng”.
Do mẹ Bình khi lập di chúc đã yêu cầu gửi giữ di chúc tại Phòng công chứng
của UBND xã, vì vậy, Phòng công chứng của UBND xã phải có trách nhiệm bảo


quản, giữ gìn di chúc, không được tự ý giao di chúc cho người khác. Việc để cho
người anh lấy đi di chúc là đã vi phạm quy định của pháp luật về gửi giữ. Do
vậy, trường hợp này, mẹ Bình vẫn có thể yêu cầu Phòng công chứng giải quyết
tìm lại hoặc tiến hành hủy bỏ di chúc cũ.
Đối với việc để tặng cho mảnh đất 500m2 cho người em út, vì điều này xuất
phát từ ý muốn của chủ sở hữu quyền sử dụng đất là mẹ Bình nên bà hoàn toàn
có quyền để tặng cho cho con út của mình mà không ai có quyền ngăn cản. Vì
pháp luật cho phép chủ sở hữu được tự do định đoạt tài sản, trong đó có quyền
tặng cho. Do vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho người em út là
đúng, hợp pháp và không phải hủy giấy chứng nhận.
2) Thứ hai: Về việc khởi kiện đòi lại đất của người anh.
Theo như trên đã phân tích, do người anh tự ý lấy đi di chúc, hơn nữa, mẹ
Bình đã có ý muốn hủy di chúc phần thừa kế cho người anh và tiến hành tặng
cho đất cho con út của mình nên người anh hoàn toàn không có quyền gì đối với
mảnh đất 350m2 kia, nên không thể kiện đòi lại đất được

KẾT LUẬN
Sau quá trình nghiên cứu ta thấy được tầm quan trọng của thừa kế trong Luật
dân sự và đặc biệt thừa kế theo di chúc, giúp giải quyết các tình huống trong đời
sống xã hội. Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của
công dân được pháp luật của nhiều nước trên thế giới quan tâm và bảo hộ. Việt
Nam là quốc gia đang phát triển có nền văn hóa với các truyền thống đạo đức
lâu đời được truyền từ đời này sang đời khác. Do đó, đối với người Việt Nam
hiện nay, việc coi trọng các phong tục tập quán, tình cảm cha con,vợ chồng, anh



em gắn bó keo sơn… đã khiến không ít người bỏ qua việc đảm bảo quyền thừa
kế của mình bằng cách thảo một bản di chúc. Bên cạnh có những người lập di
chúc nhưng lại chưa hiểu rõ về pháp luật làm cho những bản di chúc này không
rõ rang và phải nhờ đến pháp luật (đưa ra tòa) làm giảm sút đi mối quan hệ than
thuộc vốn có.Do đó, việc nghiên cứu về thừa kế trong Luật dân sự ở Việt Nam
nhằm giúp mọi người nắm bắt thực trạng của quy định về thừa kế, để mọi công
dân đều được đảm bảo quyền lợi công bằng trong các mối quan hệ về tài sản nói
chung và quyền thừa kế nói riêng… hướng đến ổn định xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />

5. />6. PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – TS. LÊ MINH HOÀNG – NHÀ XUẤT
BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA



×