Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn của HĐND quận Thanh Khê 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.67 KB, 13 trang )

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ VIẾT SÁNG KIẾN HOÀN THIỆN

Kính gửi: Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở quận Thanh
Khê
- Họ và tên: Trần Hùng
- Chức vụ: Chủ tịch Hội Nông dân
- Đơn vị: UBND phường An Khê

1. Tên giải pháp:
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn của HĐND cấp
phường thuộc quận Thanh Khê.
2. Chủ đầu tư tạo ra giải pháp:
Trần Hùng: Chủ tịch Hội Nông dân phường An Khê.
3. Lĩnh vực áp dụng:
Lĩnh vực hành chính
4. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
……………………………………………………………………………….
5. Mô tả giải pháp:

a) Thực trạng trước khi áp dụng giải pháp
Trong những năm qua, số lượng và chất lượng đại biểu HĐND các phường
trên địa bàn quận Thanh Khê cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; các vị Đại
biểu HĐND đã thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm là người đại diện của Nhân dân,
phát huy vai trò tích cực của mình trong hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri; đã kiên
trì kiến nghị đến khi có kết quả, thể hiện bản lĩnh, tâm huyết trong hoạt động của
mình.


Hiệu quả hoạt động của HĐND, trước hết được đánh giá thông qua chất lượng
kỳ họp. Một kỳ họp thành công là một kỳ họp mà ở đó tất cả các khâu được chuẩn


bị chu đáo, nghiêm túc. Công tác tổ chức kỳ họp, việc điều hành kỳ họp của
Thường trực Hội đồng nhân dân các phường đã có nhiều cải tiến, linh hoạt như:
giảm thời gian trình bày báo cáo, tăng thời gian cho thảo luận, chất vấn, trả lời chất
vấn;
Nhưng qua đó ta có thể thấy ở một mức độ nào đó hoạt động chất vấn của đại
biểu vẫn còn một số hạn chế như:
Thứ nhất, nội dung chất vấn: Có thể thấy, trong quá trình thực hiện hoạt
động chất vấn, vẫn còn hiện tượng đại biểu HĐND chất vấn hời hợt, không thực tế,
không trúng và đúng những vấn đề xã hội và dư luận quan tâm, hiện tượng đại biểu
HĐND ngại va chạm, né tránh, nhiều vấn đề xã hội quan tâm bị chất vấn nhiều lần
nhưng không được giải quyết triệt để khiến cử tri không hài lòng. Phần lớn đại biểu
HĐND hoạt động không chuyên trách, không chuyên nghiệp, không thường xuyên,
lại biến động sau mỗi nhiệm kỳ bầu cử; đại biểu được hình thành từ nhiều nguồn
khác nhau, trình độ khác nhau và điều kiện tham gia vào hoạt động HĐND cũng
không giống nhau trong khi hoạt động của đại biểu HĐND đòi hỏi nhiều kỹ năng
như: Tiếp xúc cử tri; chất vấn; thu thập, phân tích và xử lý thông tin; giám sát;
đánh giá; xây dựng chương trình hoạt động. Do vậy, người đại biểu phải lựa chọn
câu hỏi chất vấn hết sức thận trọng, câu hỏi đúng trọng tâm, khúc chiết và dứt
khoát, những bằng chứng, thông tin, dữ liệu trong câu chất vấn phải mang tính xác
thực, có địa chỉ rõ ràng, đúng với đối tượng bị chất vấn. Trước khi chất vấn vấn đề
gì, nội dung gì, người đại biểu phải tìm hiểu thật kỹ vấn đề, nội dung cần chất vấn,
thu thập các thông tin, các bằng chứng xác thực. Câu hỏi, chất vấn của đại biểu
thường gắn với hệ quả pháp lý, buộc đối tượng bị chất vấn phải giải trình rõ ràng
cái đúng, cái sai và xác định rõ hệ quả pháp lý trước HĐND trước cử tri và trước
đại biểu.
Hoạt động chất vấn chỉ đạt được mục tiêu và hiệu quả giám sát khi các đại biểu

HĐND ý thức được đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình, có khả năng sử dụng đúng


và tối đa thẩm quyền mà mình được trao, có kỹ năng chất vấn và có thái độ kiên
quyết trong quá trình thực hiện hoạt động chất vấn. Đây cũng chính là thước đo khả
năng đại diện và mức độ thực hiện chức năng đại diện của đại biểu HĐND với cử
tri. Từ một khía cạnh khác có thể thấy, chính hoạt động chất vấn đến lượt nó tác
động trở lại tới đại biểu HĐND ở chỗ nếu câu hỏi chất vấn thể hiện đại biểu HĐND
đã sâu sát vấn đề, tìm hiểu kỹ càng vấn đề, đưa ra được những câu hỏi buộc người bị
chất vấn phải giải trình làm rõ, phải có biện pháp giải quyết để tạo sự chuyển biến
cho vấn đề trên thực tế, thỏa mãn yêu cầu của cử tri thì khi đó đại biểu HĐND đã thể
hiện rõ được vai trò, trách nhiệm của mình trước nhân dân, mới được coi là hoàn
thành trọng trách được cử tri giao phó và giành được sự tín nhiệm của nhân dân.
Hoạt động của các đại biểu không đơn thuần chỉ dự các kỳ họp, tiếp xúc cử
tri, mà cần có quỹ thời gian nhất định để nghiên cứu chủ trương, nghị quyết của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nắm tình hình kinh tế - xã hội, đời sống
nhân dân, các yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để hoạt động của
mỗi vị đại biểu tại các kỳ họp, tại các buổi tiếp xúc cử tri và nhất là trong hoạt
động chất vấn đạt chất lượng cao hơn, bảo đảm thực hiện tốt chức năng quyết định
các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội của địa phương và chức năng giám sát
hoạt động của các cơ quan, người đứng đầu các cơ quan nhà nước ở địa phương.
Thứ hai, vai trò của đại biểu:
Hoạt động chất vấn chỉ đạt được mục tiêu và hiệu quả giám sát khi các đại biểu
HĐND ý thức được đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình, có khả năng sử dụng đúng
và tối đa thẩm quyền mà mình được trao, có kỹ năng chất vấn và có thái độ kiên
quyết trong quá trình thực hiện hoạt động chất vấn. Đây cũng chính là thước đo khả
năng đại diện và mức độ thực hiện chức năng đại diện của đại biểu HĐND với cử
tri. Từ một khía cạnh khác có thể thấy, chính hoạt động chất vấn đến lượt nó tác
động trở lại tới đại biểu HĐND ở chỗ nếu câu hỏi chất vấn thể hiện đại biểu HĐND
đã sâu sát vấn đề, tìm hiểu kỹ càng vấn đề, đưa ra được những câu hỏi buộc người bị



chất vấn phải giải trình làm rõ, phải có biện pháp giải quyết để tạo sự chuyển biến
cho vấn đề trên thực tế, thỏa mãn yêu cầu của cử tri thì khi đó đại biểu HĐND đã thể
hiện rõ được vai trò, trách nhiệm của mình trước nhân dân, mới được coi là hoàn
thành trọng trách được cử tri giao phó và giành được sự tín nhiệm của nhân dân.
Hoạt động của các đại biểu không đơn thuần chỉ dự các kỳ họp, tiếp xúc cử
tri, mà cần có quỹ thời gian nhất định để nghiên cứu chủ trương, nghị quyết của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nắm tình hình kinh tế - xã hội, đời sống
nhân dân, các yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để hoạt động của
mỗi vị đại biểu tại các kỳ họp, tại các buổi tiếp xúc cử tri và nhất là trong hoạt
động chất vấn đạt chất lượng cao hơn, bảo đảm thực hiện tốt chức năng quyết định
các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội của địa phương và chức năng giám sát
hoạt động của các cơ quan, người đứng đầu các cơ quan nhà nước ở địa phương.
Thứ ba, Số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách chiếm tỷ lệ thấp,
còn có nhiều đại biểu trong khối cơ quan hành chính mà chưa có nhiều đại biểu
thuộc các khối Đảng, đoàn thể, và nhân dân dẫn đến trong nhiều trường hợp, các
đại biểu chưa thực hiện nhiệm vụ một cách công tâm, trách nhiệm cao. Nguyên
nhân một phần là do việc xác định cơ cấu đại biểu chưa hợp lý, chú trọng cơ cấu
mà ít chú trọng vào tiêu chuẩn. Phần khác là do các đại biểu HĐND, nhất là các đại
biểu ở cơ sở năng lực hạn chế, nặng về nhiệm vụ chuyên môn ở cơ quan, kiến thức
pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu để có thể phân tích, đánh giá, nghiên cứu chính
sách, pháp luật, nghị quyết.
Kinh nghiệm cho thấy, muốn chất vấn thành công, nội dung chất vấn cũng
được tập hợp từ tình hình nêu trên, nhiều đại biểu đã gửi trước các câu chất vấn
về Thường trực Hội đồng nhân dân, có những câu chất vấn được đặt ra sau khi
nghe Ủy ban nhân dân báo cáo tại kỳ họp hoặc thảo luận, nảy sinh tại phiên chất
vấn. Trước đó, Thường trực Hội đồng nhân dân cùng lãnh đạo các Ban xem xét
và chọn lọc những câu chất vấn mang tính cụ thể của vấn đề nhưng liên quan đến



nhiều người và là bức xúc của cử tri như quy hoạch treo, các công trình chậm tiến
độ, thi công kéo dài gây khó khăn trong sinh hoạt người dân, thất thoát, lãng phí,
thủ tục hành chính, ngập nước, ô nhiễm môi trường…
Xuất phát từ thực trạng còn bất cập của HĐND các phường trên địa bàn quận
Thanh Khê đòi hỏi phải khắc phục nhằm mục đích cho hoạt động chất vấn ngày
một tốt hơn tôi nêu ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn của
HĐND cấp phường thuộc quận Thanh Khê như sau:
Thứ nhất, xuất phát từ quy định của pháp luật về hoạt động chất vấn.
Để thực hiện quyền chất vấn mà Hiến Pháp đã quy định cụ thể tại Điều 96.
Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định Quyền chất vấn của đại biểu
Hội đồng nhân dân.
Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp, đại biểu Hội đồng nhân dân gửi chất
vấn đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời
trước Hội đồng nhân dân tại kỳ họp đó.
Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân, chất vấn của đại biểu Hội
đồng nhân dân được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp để chuyển
đến người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn.
Hiến pháp, Luật đã quy định cụ thể, rõ ràng như vậy, song trong thực tiễn vẫn
còn một số quan niệm chưa đúng về chất vấn và trả lời chất vấn. Đối với người
chất vấn (là các đại biểu HĐND), còn có một số người nhận thức hoặc đơn giản
hoặc phiến diện về quyền chất vấn của các đại biểu. Điều này có thể thấy qua bản
tổng hợp ý kiến chất vấn của đại biểu. Trong đó, nhiều chất vấn chỉ là những câu
hỏi thông thường, với mục đích nhận được thông tin về vấn đề nào đó mà mình
chưa rõ, hoặc để được giải thích rõ hơn về điểm này hay điểm khác trong các báo
cáo công tác hoặc các đề án do các cơ quan nhà nước trình bày tại kỳ họp; người
chất vấn không nắm được thẩm quyền việc này do ai, cấp nào giải quyết; hoặc hỏi
những câu rất đơn giản, giống như kiến nghị của cử tri… Cá biệt có những đại biểu



suốt cả nhiệm kỳ không một lần thực hiện quyền chất vấn hoặc truy vấn. Một số
đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, bận công tác chuyên môn, ít có thời gian chuẩn bị
cho kỳ họp, nên chất lượng chất vấn không cao.
Thứ hai, xuất phát từ tầm nhìn của người bị chất vấn. Cũng có những người
hiểu chưa đúng về việc này, xem chất vấn của các đại biểu chỉ nặng về mặt phê
bình khuyết điểm, phê phán những hiện tượng tiêu cực; coi đó là sự “soi mói”,
“bới lông tìm vết”, thiên lệch về một phía, bất lợi cho cơ quan và người bị chất
vấn, coi chất vấn chỉ là quyền của riêng của cá nhân đại biểu; từ đó có những ứng
xử chưa đúng như trách móc đại biểu đã chất vấn, hoặc trả lời chất vấn chủ yếu kể
lể thành tích cơ quan, ngành của mình, đổ lỗi cho khách quan, cơ quan khác, ngành
khác làm sai, không có giải pháp cụ thể, hữu hiệu, không cam kết thời gian cụ thể
khi nào giải quyết xong...
Thứ ba, xuất phát từ người trả lời chất vấn. Trả lời chất vấn là vấn đề đặc biệt
quan trọng, có tính quyết định đối với hiệu quả và ý nghĩa của quyền chất vấn. Vì
vậy, việc trả lời chất vấn của đại biểu phải tuân thủ những yêu cầu có tính nguyên
tắc, được bảo đảm về mọi mặt (như trình tự, thủ tục, thời gian, hình thức chất
vấn…); người trả lời chất vấn phải trả lời tất cả các ý kiến mà đại biểu đã chất vấn.
Nếu đại biểu phê bình về tinh thần trách nhiệm, tiến độ giải quyết chậm… thì bình
tĩnh nêu rõ tình hình, những vướng mắc, khó khăn trong quá trình giải quyết. Tiếp
thu nghiêm túc, có thái độ thiện chí, cầu thị, làm rõ trách nhiệm cá nhân, trách
nhiệm tập thể. Nếu hứa giải quyết vấn đề nào đó cần nêu rõ phương án, lộ trình
thực hiện cụ thể, giải pháp cụ thể và thời gian sẽ hoàn thành để đại biểu và cử tri
giám sát. Người trả lời chất vấn phải đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật
(phải là thủ trưởng cơ quan), trường hợp có lý do chính đáng mới ủy quyền cho
cấp phó trả lời thay và phải được HĐND đồng ý.
Thứ tư, Chủ toạ kỳ họp, phải thể hiện là người dẫn chương trình linh hoạt,
trung tâm trong quá trình chất vấn. Khi không khí kỳ họp trầm lắng, chủ tọa tìm


cách gợi mở để các đại biểu tham gia chất vấn trực tiếp tại hội trường, làm cho

không khí phiên họp sôi động. Chủ tọa cũng phải biết cách dừng đúng lúc khi việc
hỏi và trả lời quá nóng hoặc quá lan man, không đi đúng trọng tâm. Phát huy vị trí,
vai trò của người điều hành để bảo đảm cho các phiên chất vấn được thực hiện dân
chủ, cởi mở, thẳng thắn với tinh thần trách nhiệm cao của đại biểu cũng như của
người trả lời chất vấn. Trong mỗi vấn đề chất vấn, chủ tọa có thể đề nghị đại biểu
đưa ra các chứng cứ cụ thể để chứng minh. Chủ tọa cũng cần kiên quyết hơn đối
với tình trạng lợi dụng diễn đàn, chất vấn với động cơ cá nhân, gây không khí căng
thẳng, làm giảm tác dụng của chất vấn. Những vấn đề được nêu ra, chủ tọa phải
kịp thời nắm bắt và thể hiện được chính kiến, thẳng thắn, cụ thể, công tâm, khách
quan. Việc kết luận chất vấn rất quan trọng: tất cả các vấn đề đưa ra tranh luận cuối
cùng phải được kết luận rõ ràng, phân minh, ngắn gọn, đánh giá và nhận xét khái
quát những nội dung đã đạt được và chưa đạt được trong quá trình chất vấn và trả
lời chất vấn, những điểm cần rút kinh nghiệm cho kỳ họp sau; xác định trách
nhiệm rõ ràng, cụ thể của cơ quan, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm
chính trong việc giải quyết vấn đề, thời gian giải quyết vấn đề và yêu cầu thực
hiện; xác định trách nhiệm của UBND, các cơ quan có liên quan, xác định trách
nhiệm của đại biểu HĐND tiếp tục giám sát.
b) Nội dung giải pháp
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động chất vấn và trả
lời chất vấn tại kỳ họp HĐND.
- Cần có những quy định cụ thể hóa về quyền chất vấn của đại biểu HĐND và
trách nhiệm trả lời chất vấn của những người thuộc đối tượng chất vấn. Cần quy
định những tiêu chí cụ thể xác định thế nào là một câu hỏi chất vấn đạt yêu cầu
theo hướng như sau:
Về đặc điểm, tính chất câu hỏi, phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: Không nên
rườm rà, dài dòng mà phải sát với thực tiễn, sát với cuộc sống; Câu hỏi cần ngắn


gọn, dể hiểu, rõ ràng, trúng vấn đề, thẳng thắn; Lựa chọn những vấn đề xác đáng,
vì lợi ích của số đông quần chúng trong xã hội để hỏi và yêu cầu trả lời, không tập

trung truy cứu trách nhiệm, không nặng về ý kiến cá nhân; Những vấn đề đã chất
vấn nhưng chưa được giải quyết so với đã hứa; Đặt vấn đề trách nhiệm với đối
tượng chất vấn; Xác định đúng chủ thể và đối tượng chất vấn; Không đặt câu hỏi
chất vấn trùng lắp, thừa, đã trả lời rồi; tránh sử dụng nguồn thông tin thiếu cơ sở và
cập nhật; tránh sử dụng từ khó hiểu, từ nước ngoài; Thể hiện sự nghiêm túc, xây
dựng và trách nhiệm đối với người hỏi và HĐND nói chung.
Về quy mô câu hỏi: Cần chú ý đến những vấn đề ở tầm vĩ mô, bao quát; nhất
là liên quan các chính sách và việc triển khai thực hiện các chính sách đó. Tốt nhất
chọn một vấn đề để chất vấn sâu, nhằm giải quyết triệt để vấn đề.
Về thời gian câu hỏi: Bảo đảm trong phạm vi thời gian quy định, không kéo
dài.
- Thời gian mỗi phiên chất vấn và thời gian đặt chất vấn, trả lời chất vấn cần
được thay đổi. Cần quy định cụ thể vào Nghị quyết hay các văn bản luật rằng đại
biểu hỏi gì thì người được hỏi phải trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, không lan man,
dài dòng. Có như vậy mới tạo hành lang pháp lý rõ ràng trong chất vấn và trả lời
chất vấn.
Qua thực tiễn hoạt động chất vấn, cần hoàn thiện các quy định pháp luật hiện
hành về quyền chất vấn: Điều 87 Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015
nêu rõ: “HĐND ra Nghị quyết về việc chất vấn và trách nhiệm của người bị chất
vấn khi xét thấy cần thiết”. Vậy phải quy định rõ những trường hợp cần thiết
HĐND ban hành Nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị
chất vấn. Xác định vị trí pháp lý và trách nhiệm của những người tham gia giải
trình trong các phiên họp chất vấn để làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.
Ngoài ra, cần có thủ tục ghi nhận ý kiến của đại biểu HĐND về những vấn đề đã
chất vấn trong kì họp để rút kinh nghiệm cho những kì họp tiếp theo.


Cần quy định chế tài về việc trả lời chất vấn. Hiện nay, trong các văn bản
pháp luật hiện hành chưa quy định chế tài cho hoạt động hậu chất vấn và trả lời
chất vấn. Bên cạnh đó, quy định thời hạn giải quyết những vấn đề đã hứa trong

chất vấn. Tránh tình trạng hứa xuông, hứa rồi để đó, tác giả kiến nghị việc đưa ra
một khoảng thời gian cho từng vấn đề cụ thể, nhằm đảm bảo việc giải quyết những
vấn đề đó.
Thứ hai, cần nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND: Các
đại biểu HĐND cần tìm hiểu, cân nhắc kỹ khi đưa ra câu hỏi chất vấn. Đối với
những vấn đề mà cử tri nêu ra, đại biểu phải nghiên cứu trước, thu thập thông tin
chính xác. Khi hỏi cần rõ ràng, ngắn gọn, đáp ứng yêu cầu, tiêu chí câu hỏi chất vấn
như đã kiến nghị ở trên. Thái độ hỏi tích cực, không gay gắt. Câu hỏi phải có trọng
tâm, liên quan đến những vấn đề quan trọng, nổi cộm của địa phương như xóa đói
giảm nghèo, an toàn giao thông, môi trường,… Để làm được điều này thì việc bồi
dưỡng kỹ năng chất vấn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chất vấn
của đại biểu HĐND, Nội dung bồi dưỡng cần tập trung vào một số kỹ năng như:
Xác định vấn đề chất vấn; cách đặt câu hỏi ngắn gọn, súc tích, có số liệu chứng
minh thuyết phục, lý lẽ rõ ràng, lập luận lôgic; cách chọn thời điểm chất vấn thích
hợp; khả năng tạo được sự thu hút và đồng thuận của nhiều đại biểu khi nêu câu hỏi
chất vấn; kỹ năng phát triển vấn đề và kiểm soát tình huống khi chất vấn.
Với hệ thống hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện, hoạt động của HĐND
nói chung, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn nói riêng đang ngày càng được
nâng cao. Tuy nhiên, muốn để hoạt động chất vấn thể hiện được tính thực quyền
thì công tác nâng cao nhận thức về hoạt động chất vấn cho đại biểu HĐND là vô
cùng cần thiết. Trong quá trình giám sát, với trách nhiệm của mình, đại biểu cần
phải tìm hiểu sâu, kỹ những vấn đề cử tri bức xúc, dư luận xã hội quan tâm. Đồng
thời, cần coi hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND là cơ hội để
HĐND phân tích, mổ xẻ những vấn đề tồn tại, khó khăn vướng mắc để cùng


UBND tìm giải pháp khắc phục.
Thứ ba, cần nâng cao chất lượng trả lời chất vấn của người được chất vấn:
Người trả lời chất vấn nên trả lời ngắn gọn, rõ ràng, tập trung vào vấn đề được hỏi,
không trả lời vòng vo hay xem đây là một cơ hội để giải trình về những khó khăn

hoặc báo cáo thành tích của mình. Ngoài ra, nên tiếp thu ý kiến của đại biểu
HĐND, nắm chắc vấn đề được chất vấn, mạnh dạn nhận trách nhiệm và sửa đổi.
Thực hiện nguyên tắc hỏi ai người đó trả lời, phải đi thẳng vào vấn đề, giải trình
ngắn gọn, đầy đủ theo yêu cầu câu hỏi đặt ra, nêu rõ nguyên nhân, xác định rõ
trách nhiệm, biện pháp và tiến độ khắc phục khả thi. Thủ trưởng cơ quan trả lời
chất vấn phải đề cao vai trò trách nhiệm cá nhân, nhận thức rõ những mặt tích cực
và những thiếu sót để khắc phục, tránh tình trạng trả lời chung chung, đùn đẩy
trách nhiệm.
Thứ tư, Cán bộ HĐND phải là người đủ đức đủ tài, có tinh thần trách nhiệm
với nhân dân, về trách nhiệm của đại biểu HĐND với cử tri, đa số các vị đại biểu
thực hiện phương châm hứa đi đôi với thực hiện, luôn gần gũi và có thái độ
nghiêm túc, trách nhiệm, lắng nghe kiến nghị, giải quyết bức xúc của cử tri. Tuy
nhiên, cũng còn đại biểu HĐND khi hứa thì mạnh mẽ, thực hiện thì yếu ớt, thậm
chí chưa thể hiện trách nhiệm trước cử tri, hoặc tiếp thu, ghi nhận cho qua.
Vậy nên để phát huy được hiệu quả hoạt động của HĐND thì phải tạo nguồn
cán bộ, đồng thời cán bộ HĐND hiện nay kiêm nhiệm quá nhiều vậy nên khó phát
huy được tính độc lập, củng như công bằng trong chất vấn đa số các vụ việc chỉ
sau khi báo chí phanh phui thì đại biểu lúc đó mới có ý kiến, đó mới chỉ là một
phần của tản băng nổi, vậy khả năng còn biết bao nhiêu việc mà đại biểu không ý
kiến hoặc không dám ý kiến. Chính vì vậy cần có một đội ngũ đại biểu hoạt động
độc lập không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ tổ chức quyền lực nào thì chất lượng hoạt
động chất vấn của đại biểu HĐND mới được nâng lên, lúc đó lòng tin của nhân dân
vào tổ chức mới là tuyệt đối. Phải có người dám đứng ra bảo vệ đến cùng quyền và


lợi ích chính đáng của người dân qua thống kê ở tất cả các phường đại biểu là
chuyên trách chỉ có 1 còn lại là kiêm nhiệm trong đó đại đa số là các ngành thuộc
UBND vì vậy không tránh khỏi nể nang nhau trong quá trình chất vấn, kiểm tra,
giám sát.
Thứ năm, Trong cơ cấu đại biểu HĐND nên tăng tỷ lệ quần chúng có năng

lực, tăng số đại biểu chuyên trách, giảm đại biểu là cán bộ quản lý lãnh đạo. bởi
vì hiện nay số đại biểu là cán bộ ở các cơ quan nhà nước, cấp uỷ và đoàn thể đang
chiếm tỷ lệ khá nhiều. có những đại biểu vừa với tư cách là cơ quan quyền lực
nhà nước vừa với tư cách là người đứng đầu cơ quan quản lý. Trong khi đó chất
vấn, buộc người bị chất vấn phải giải thích trước cơ quan quyền lực nhà nước về
những khuyết điểm tồn tại trong hoạt động, công tác của cơ quan, cá nhân đó phụ
trách; trả lời những nguyên nhân, những khuyết điểm đó. Rõ ràng đây là vấn đề
khách quan mà HĐND củng như các đại biểu hội đồng không thể vượt qua.
Thứ sáu, Sau chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân cần
ra thông báo kết luận chất vấn hoặc ra nghị quyết về các nội dung chất vấn nếu
thấy cần thiết. Phải tăng cường giám sát việc thực hiện các “lời hứa” của người trả
lời chất vấn. Những vấn đề người trả lời chất vấn tiếp nhận để giải quyết phải được
giám sát, kết quả thực hiện lời hứa phải được báo cáo bằng văn bản gửi tới kỳ họp
HĐND gần nhất. Hàng năm, HĐND căn cứ và tình hình thực tiễn tổ chức lấy phiếu
tín nhiệm của người có trách nhiệm giải quyết các vấn đề cử tri yêu cầu trả lời.
Thường trực HĐND cần chủ động phối hợp với UBND để thống nhất sự phân
công chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trả lời chất vấn tại kỳ họp, quyết định
những vấn đề gì cần chất vấn tại kỳ họp và gửi câu hỏi chất vấn tới thủ trưởng các
cơ quan liên quan yêu cầu chuẩn bị báo cáo bằng văn bản gửi tới thường trực
HĐND, phối hợp trong việc đôn đốc thực hiện lời hứa trong trả lời chất vấn.
Quy định cụ thể về hình thức chất vấn; trình tự, chủ thể, đối tượng, nội dung
chất vấn... về hậu quả pháp lý của chất vấn; sự tham gia của cử tri, các phương tiện


thông tin đại chúng vào quá trình chất vấn; vấn đề giám sát theo dõi kết quả, trả lời
chất vấn; cơ chế đánh giá những biện pháp khắc phục; HĐND ra nghị quyết về
việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi cần thiết.
c) Khả năng áp dụng của giải pháp
Chỉ cần nghiên cứu qua là có thể áp dụng rộng rãi.
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng

giải pháp (theo ý kiến của tác giả hoặc theo ý kiến của tổ chức, cá nhân tham
gia áp dụng giải pháp)
Có thể khẳng định, chất vấn và trả lời chất vấn là hình thức giám sát quan
trọng nhất, không thể thiếu được trong hoạt động của HĐND các cấp. Đồng thời,
cũng yêu cầu các đại biểu HĐND thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát nói chung, chất vấn
và trả lời chất vấn nói riêng.
Thực tế cho thấy, hoạt động chất vấn đã góp phần khẳng định vai trò, năng
lực, hiệu quả hoạt động của HĐND; tạo nhiều chuyển biến về KT - XH. Thông qua
đối thoại thẳng thắn, nhiều vấn đề bức xúc từng bước được công khai, dân chủ,
minh bạch, tìm giải pháp khắc phục kịp thời. Có được điều đó là tổng hòa của
nhiều yếu tố. Trong đó, sự điều hành của chủ tọa kỳ họp đóng vai trò khá quan
trọng. Thực tế cho thấy, nếu chủ tọa điều hành linh hoạt, mềm dẻo nhưng vẫn kiên
quyết khi xử lý những tình huống phát sinh thì sẽ tạo không khí sôi nổi, thẳng thắn
nhưng vẫn mang tính xây dựng.
Tóm lại, các nhóm giải pháp nói trên đều rất cần thiết, mỗi giải pháp có một
vai trò vị trí riêng, khó có thể đánh giá giải pháp nào quan trọng nhất. Tuy nhiên để
chất vấn có được hiệu quả cao nhất thì phải được thực hiện một cách đồng bộ, hợp
lý và kiên quyết. Thì vai trò của chất vấn mới thực sự là hình thức giám sát quan
trọng nhất để thực hiện 1 trong 2 chức năng của HĐND.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến


Để giải pháp này được đi vào thực tế kính mong Hội đồng nhân dan các cấp
tạo điều kiện cho đại biểu tiếp cận được giải pháp này.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
………., ngày…..tháng…..năm 20…
Xác nhận của Lãnh đạo Phòng/Đơn
vị nơi giải pháp được áp dụng


Người viết sáng kiến
(Ký và ghi rõ họ tên)



×