THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG TRONG NHỮNG NĂM QUA
1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN
THẮNG
1.1. Về xuất nhập khẩu
Tính đến nay hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty đã trải qua gần
15 năm. Trong giai đoạn đầu Công ty rất bỡ ngỡ trước quy luật kinh doanh của nền
kinh tế thị trường, lượng vốn ban đầu còn khiêm tốn… nên hoạt động xuất nhập
khẩu của Công ty còn chưa có gì đáng kể.
Từ năm 1992 trở lại đây, mặc dù có nhiều biến động về chính trị ở Liên Xô (cũ)
và Đông Âu là những thị trường truyền thống của Công ty, nhưng với sự cố gắng
nhất định, để duy trì và phát triển kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty vẫn tăng
một cách đều đặn. Năm 1997, do có nhiều biến động về tài chính ở thị trường trong
nước và châu á làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty chỉ tăng 0,2 triệu
USD nhưng đến năm 1999 đã tăng lên 1,9 triệu USD so với năm 1996. Tính đến
tháng 9 năm 2001, tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty là 7,5 triệu USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty may Chiến Thắng được thể hiện qua
biểu 1 dưới đây
Biểu 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty may Chiến Thắng giai đoạn 1996
đến tháng 9 năm 2001
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Chỉ tiêu
Xuất khẩu nhập khẩu Tổng
1996 4,8 1,6 6,4
1997 5 1,7 6,7
1998 5,8 1,9 7,7
1999 6,7 2,2 8,9
2000 7,9 2,7 10,6
Tháng 9 năm 2001 7,5 2,4 9,9
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty tương đối ổn định cả về số tương đối
và số tuyệt đối trong suốt thời gian từ năm 1996 đến nay. Mặc dù có những thay
đổi nhưng cơ cấu xuất nhập khẩu của Công ty có xu hướng tăng từ 68% năm 1996
lên 85% đến tháng 9 năm 2001
Do tỷ trọng xuất khẩu của Công ty tăng, nên cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của
Công ty cũng tăng theo. Hầu hết các nguyên liệu mà Công ty sử dụng để sản xuất
là nhập khẩu từ nước ngoài. Các loại nguyên liệu của Công ty phần lớn là do khách
hàng đặt gia công. Nếu như trước kia, do kỹ thuật sản xuất ở trong nước còn kém,
nền kinh tế chưa đủ mạnh, trong nước không có phụ liệu để phục vụ cho sản xuất
cho nên phải nhập khẩu nguyên phụ liệu ở nước ngoài, về sản xuất thì đến nay đã
có rất nhiều cơ sở để sản xuất các nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất kinh
doanh của Công ty. Chẳng hạn như trước kia, chúng ta không sản xuất được chỉ,
nhãn mác phục vụ cho sản xuất thì nay đã có nhà máy chỉ, cơ sở sản xuất nhãn mác
ở trong nước. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong hoạt động sản
xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, giảm được kim ngạch nhập khẩu xuống. Năm
1996 kim ngạch nhập khẩu của Công ty là 32% thì đến tháng 9 năm 2001 cơ cấu
mặt hàng giảm xuống còn 15%.
Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty may Chiến Thắng
Biểu 2: Tỷ trọng xuất nhập khẩu của Công ty may Công ty giai đoạn đến tháng 9
năm 2001
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Năm
1996 1997 1998 1999 2000 9/2001
Xuất
khẩu
68 70 76,9 80 83 85
Nhập
khẩu
32 30 23,1 20 17 15
1.2. Về xuất khẩu
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty bao gồm một số mặt hàng chủ lực sau:
đó là sản phẩm may, găng tay da, thảm len và một số quần áo khác.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty giai đoạn 1996 đến tháng 9 năm 2001
được thể hiện qua biểu 3:
Vậy căn cứ vào số liệu ở biểu 3 ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty biến đổi chậm và khá ổn định. Tỷ
trọng các mặt hàng áo Jắc két và thảm len vẫn chiếm nhiều hơn so với các mặt
hàng xuất khẩu của Công ty, trung bình từ 18%- 29%. Tuy nhiên, các mặt hàng
khác như áo váy các loại, găng tay da, găng tay gôn thì chiếm từ 5- 15%. Như vậy,
cơ cấu mặt hàng của công ty tương đối cân bằng và ít biến động qua các năm
Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Công ty không có những thay đổi lớn vì
quy mô Công ty tương đối nhỏ, vốn đưa vào kinh doanh còn hạn chế, mặt khác
trong bước chuyển nền kinh tế đất nước từ quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế thị trường, Công ty đã vấp phải khó khăn rất lớn về thị trường tiêu thụ
nên hầu hết các hợp đồng mà Công ty ký kết có giá trị rất nhỏ. Hơn nữa, những
mặt hàng xuất khẩu của Công ty là mặt hàng may mặc, không có biến động lớn về
cung cầu nhưng lại có nhiều đối thủ cạnh tranh (cả đối thủ trong và ngoài nước như
Trung Quốc, Thái Lan…). Chính điều này đã làm cho Công ty hạn chế nâng cao tỷ
trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của mình.
Thị trường xuất khẩu
Việc đưa hàng hoá xâm nhập vào thị trường nước ngoài là một công việc rất
khó khăn đòi hỏi phải mất nhiều thời gian
Thị trường và kim ngạch xuất khẩu của Công ty từ năm 1996 đến tháng 9 năm
2001 được thể hiện qua biểu 4
Qua biểu 4 đã phản ánh rõ sự phát triển phạm vi bạn hàng xuất khẩu của Công
ty. Từ năm 1990- 1992, do có sự biến động chính trị xã hội của thị trường ở Liên
Xô (cũ) và Đông Âu nên những bạn hàng ở thị trường này Công ty gần như không
có. Hầu hết hoạt động xuất khẩu của Công ty trong thời gian này chỉ là những hợp
đồng gia công với một vài nước ở châu Âu khác. Để từng bước khắc phục tình
trạng đó, Công ty đã có những bước chuyển năng động, nhanh chóng mở rộng hoạt
động nghiên cứu thị trường, tiếp xúc với các bạn hàng, quảng cáo… và nghiên cứu
xúc tiến thâm nhập thị trường các nước quanh khu vực như Nhật Bản, Đài Loan,
Hàn Quốc…
Nhờ có biện pháp tích cực, từ năm 1996 đến nay, tổng kim ngạch xuất khẩu của
Công ty có những biến động lớn. Nếu như năm 1996 đến năm 1998 thị trường
CHLB Đức và Nhật Bản kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất trong các thị
trường của Công ty thì từ năm 2000 đến nay, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu ở thị
trường Hà Lan và thị trường Pháp đang có xu hướng tăng. Vào năm 1996, 1997
không có kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị trường Pháp thì đến tháng 9
năm 2001 đã xuất được 0,7 triệu USD chiếm 9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
Cho đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Công ty có xu hướng tieeu thụ tăng lên
trong những năm 1999, năm 2000 và 2001 ở các thị trường Anh Quốc, Tây Ban
Nha, EU,… Ngoài những thị trường truyền thống, phạm vi xuất khẩu của Công ty
đã được mở rộng ra các nước CH Séc, Italia, Thuỵ Điển, Austraulia, Đan Mạch,
Braxin… Dự kiến đến năm 2005 sản phẩm của Công ty sẽ đến được thị trường có
sức mua lớn ở khu vực Bắc Mỹ và các nước châu Phi.
1.3. Về nhập khẩu
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Ngoài việc tổ chức các nghiệp vụ xuất khẩu các sản phẩm hàng hoá, Công ty
may Chiến Thắng còn tổ chứ nhập khẩu các nguyên phụ liệu với mục đích phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay nguyên liệu mà Công
ty dùng để sản xuất là vải các loại, da thuộc và phụ liệu các loại
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty trong giai đoạn từ năm 1996 đến tháng
9 năm 2001, được thể hiện qua biểu 5.
Qua biểu 5 ta thấy cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty không có sự thay
đổi lớn. Tỷ trọng trung bình của các loại hàng hoá nhập khẩu: nguyên liệu chiếm
85,7%, còn phụ liệu chiếm 14,3%. Như vậy, trong số các mặt hàng nhập khẩu của
Công ty thì việc nhập khẩu nguyên liệu là chủ yếu gấp 7 lần so với việc nhập khẩu
phụ liệu. Trong năm 1996, nhập khẩu phụ liệu chiếm 35% và đến tháng 9 năm
2001 còn 10%, giảm xuống còn 1/3 so với năm 1996. Điều này chứng tỏ rằng các
phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất đã được sản xuất trực tiếp ngay ở trong
nước. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty gia tăng năng suất, nâng cao
năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp cho sản xuất của Công ty có
thể cạnh tranh được với các sản phẩm của các nước trên thế giới
Thị trường nhập khẩu.