Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ TÙNG ANH

KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC THEO
MÔ HÌNH KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐIỆN TỬ
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ TÙNG ANH

KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC THEO
MÔ HÌNH KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐIỆN TỬ
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã Số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KHU THỊ TUYẾT MAI
XÁC NHẬN CỦA
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề tài “Kiểm soát
chi ngân sách nhà nƣớc theo mô hình kho bạc nhà nƣớc điện tử ở Việt Nam” đƣợc
tác giả viết dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Khu Thị Tuyết Mai.
Tôi xin cam đoan bản Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập
của tôi. Trong quá trình viết luận văn, tác giả có tham khảo, kế thừa và sử dụng
những thông tin, số liệu từ một số báo cáo, sách báo, tạp chí chuyên ngành và luận
án, luận văn liên quan… theo danh mục tài liệu tham khảo. Số liệu trong Luận văn
là chính xác và có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy.
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Tùng Anh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình cao học và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời cám ơn và sự biết ơn sâu sắc đến TS. Khu Thị Tuyết Mai, ngƣời

đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ dẫn, định hƣớng và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn “Kiểm soát chi Ngân
sách nhà nƣớc theo mô hình Kho bạc nhà nƣớc điện tử tại Việt Nam”.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận Sau đại học, Trƣờng Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp tại Kho bạc Nhà nƣớc đã
hỗ trợ tôi trong việc thu thập số liệu, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt nghiên cứu
của mình.
Xin trân trọng cảm ơn./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Tùng Anh


MỤC LỤC

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ............................................................................i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC THEO MÔ HÌNH KHO BẠC
NHÀ NƢỚC ĐIỆN TỬ ..............................................................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................5
1.1.1. Chủ thể quản lý.........................................................................................5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ....................................................5
1.1.3 Các công trình nghiên cứu trong nước ...................................................11
1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu .......................................................................13

1.2. Cơ sở lý luận về kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc theo mô hình kho bạc nhà
nƣớc điện tử ..........................................................................................................13
1.2.1. Lý luận chung về kho bạc nhà nước điện tử ...........................................13
1.2.2 Lý luận chung về kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho
bạc nhà nước điện tử ........................................................................................19
1.2.3 Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình
kho bạc nhà nước điện tử và bài học cho Việt Nam .........................................32
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................37
2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin .....................................................................37
2.2 Phƣơng pháp xử lý thông tin ..........................................................................39
2.2.1 Phương pháp xử lý dữ liệu ......................................................................39
2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ...............................................................39
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
THEO MÔ HÌNH KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ...................42


3.1. Phát triển kho bạc nhà nƣớc theo mô hình kho bạc nhà nƣớc điện tử ở Việt
Nam .......................................................................................................................42
3.1.1. Khái quát chung về kho bạc nhà nước điện tử ở Việt Nam ....................42
3.1.2. Quá trình phát triển kho bạc nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước
điện tử ở Việt Nam ............................................................................................44
3.2. Phân tích thực trạng kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc theo mô hình kho bạc
nhà nƣớc điện tử ở Việt Nam................................................................................48
3.2.1. Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu ...............................48
3.2.2. Kiểm soát các điều kiện chi theo chế độ quy định .................................49
3.2.3. Trình độ nhân lực của hệ thống kho bạc nhà nước................................58
3.2.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ........................................................61
3.3. Đánh giá thực trạng kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc theo mô hình kho bạc
nhà nƣớc điện tử ...................................................................................................66
3.3.1. Những kết quả đạt được .........................................................................66

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ..............................69
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM
SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC THEO MÔ HÌNH KHO BẠC NHÀ
NƢỚC ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM ..........................................................................76
4.1. Mục tiêu và định hƣớng hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc theo
mô hình kho bạc nhà nƣớc điện tử ở Việt Nam ....................................................76
4.1.1. Mục tiêu phát triển kho bạc nhà nước điện tử đến năm 2020................76
4.1.2. Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình
kho bạc nhà nước điện tử .................................................................................77
4.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc theo mô hình kho
bạc nhà nƣớc điện tử ở Việt Nam .........................................................................79
4.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách và quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà
nước phù hợp với mô hình kho bạc nhà nước điện tử ......................................79
4.2.2. Hoàn thiện kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu chi ngân
sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ...................................81


4.2.3. Thực hiện việc kiểm soát tính pháp lý của chữ ký điện tử của đơn vị sử
dụng ngân sách khi thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình
kho bạc nhà nước điện tử. ................................................................................82
4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hoàn thiện kiểm
soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ............83
4.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện tốt kiểm soát chi ngân
sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ...................................85
4.2.6. Xây dựng phần mềm kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình
kho bạc nhà nước điện tử .................................................................................91
KẾT LUẬN ...............................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................98



DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TT

Nguyên nghĩa

Ký hiệu

1

AN-QP

An ninh – quốc phòng

2

CCNA

Chƣơng trình đào tạo quản trị mạng

3

CCNP

Chƣơng trình đào tạo quản trị mạng nâng cao

4

CISSP


Chƣơng trình đào tạo an ninh thông tin

5

CKĐT

Chữ ký điện tử

6

CNTT

Công nghệ thông tin

7

CP

Chính phủ

8

CSDL

Cơ sở dữ liệu

9

ĐTKB-LAN


Phần mềm đầu tƣ trong mạng nội bộ KBNN

10

ĐTXDCB

Đầu tƣ xây dựng cơ bản

11

ĐVSDNS

Đơn vị sử dụng ngân sách

12

IMF

International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế

13

INTRANET

Mạng nội bộ sử dụng dịch vụ web

14

KBNN


Kho bạc nhà nƣớc

15

KSC

Kiểm soát chi

16

LAN

Local Area Network – Mạng cục bộ

17

MODULE

Phần mềm con thực hiện một số chức năng

18

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

19

NSNN


Ngân sách nhà nƣớc

20

OCP

Oracle Certified Professional - Chƣơng trình đào tạo
quản trị CSDL

21

ODA

Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển
chính thức

22

SCNP

Sercurity Certified Network Professional - Chƣơng
trình đào tạo an toàn bảo mật cơ bản

23

TABMIS

Treasury And Budget Management Information System
–Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc.


24

TSA

Tài khoản kho bạc duy nhất

25

WAN

Wide Area Network – Mạng diện rộng

i


DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 2.1

Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu

2


Bảng 3.1

Bảng tổng hợp dự toán NSNN qua công tác kiểm soát
chi của KBNN giai đoạn 2009-2015

Trang
38
51

3

Bảng 3.2

Kết quả KSC NSNN đối với chi thƣờng xuyên qua KBNN

57

4

Bảng 3.3

Kết quả KSC NSNN đối với ĐTXDCB

57

5

Bảng 3.4

Trình độ cán bộ, công chức KBNN năm 2016


58

6

Bảng 3.5

Trình độ cán bộ chuyên trách CNTT trong hệ thống
KBNN

61

7

Bảng 3.6

Hệ thống mạng và thiết bị truyền thông KBNN

63

8

Bảng 3.7

Cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin KBNN

64

9


Bảng 3.8

Chƣơng trình ứng dụng trong hệ thống KBNN

65

ii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Biểu đồ

Nội dung

Trang

1

Biểu đồ 3.1

Số đơn vị đƣợc cấp, bổ sung điều chỉnh dự toán NSTW

31

2

Biểu đồ 3.2


Số đơn vị đƣợc cấp, bổ sung điều chỉnh dự toán NSĐP

54

3

Biểu đồ 3.3

Số dự toán đƣợc cấp, bổ sung điều chỉnh thuộc NSTW

55

4

Biểu đồ 3.4

Số dự toán đƣợc cấp, bổ sung điều chỉnh thuộc NSĐP

56

5

Biểu đồ 3.5

6

Biểu đồ 3.6

Cơ cấu trình độ đại học và trên đại học đội ngũ CBCC
KBNN giai đoạn 1990 - 2016

Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT và cán bộ nghiệp vụ

59
60

DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT

Sơ đồ

1

Sơ đồ 3.1

Lộ trình phát triển các ứng dụng tại KBNN

45

2

Sơ đồ 3.2

Sơ đồ hạ tầng truyền thông KBNN

52

3

Sơ đồ 4.1


Mô hình kiến trúc hệ thống CNTT tập trung của KBNN

90

4

Sơ đồ 4.2

Mô hình hệ thống quản lý kiểm soát chi ĐTXDCB

94

Nội dung

iii

Trang


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi Ngân sách nhà nƣớc (NSNN) là vấn đề
đƣợc xã hội, Đảng, nhà nƣớc, các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Quản lý và sử
dụng hiệu quả các khoản chi ngân sách có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt kinh tế và
xã hội, góp phần nâng cao nguồn lực tài chính, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng
thời là biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần ổn định
xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Luật NSNN (đƣợc thông qua tại kỳ họp thứ 9
Quốc hội khóa IX năm 2002 và thay thế bằng luật NSNN 2015) là văn bản pháp lý
cao nhất, đánh dấu bƣớc chuyển biến mới trong công tác quản lý NSNN nói chung,
quản lý chi ngân sách nói riêng. Theo tinh thần Luật NSNN, việc quản lý chi NSNN

chặt chẽ, có hiệu quả là trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, các cơ quan và cá
nhân có liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thuộc NSNN. Thủ
tƣớng Chính phủ đã có quyết định số 861/QĐ-TTg về việc tăng cƣờng kiểm soát chi
(KSC) NSNN và giao nhiệm vụ cho Kho bạc nhà nƣớc (KBNN) thực hiện. Đó là
đảm bảo chi ngân sách đúng mục tiêu, nhiệm vụ, tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời
phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hiện tƣợng gây lãng phí, thất thoát
NSNN [24, 25].
Từ năm 2004, thực hiện luật ngân sách (sửa đổi) công tác kiểm soát chi
NSNN qua KBNN đã có những chuyển biến tích cực. Công tác lập, duyệt, phân bổ
dự toán đƣợc chú trọng hơn về chất lƣợng và thời gian. Việc quản lý điều hành
NSNN cũng đã có những thay đổi lớn và đạt đƣợc thành tựu quan trọng. Tuy vậy,
ngoài những vấn đề thực hiện nhiệm vụ chung của toàn hệ thống, việc quản lý KSC
NSNN vẫn còn nhiều vấn đề chƣa phù hợp và bất cập. Cơ chế quản lý KSC còn bị
động và chậm chạp, nhiều vấn đề cấp bách không đƣợc đáp ứng kịp thời hoặc chƣa
có quan điểm xử lý thích hợp. Công tác điều hành KSC NSNN còn bất cập, vai trò
quản lý KSC vẫn chƣa thực sự phát huy hết hiệu quả. Báo cáo Tổng hợp kết quả
kiểm toán năm 2017 cho niên độ ngân sách 2016 cho thấy có 807 tỷ đồng chi sai
quy định phải thu hồi nộp ngân sách nhà nƣớc[15]. Trong lĩnh vực chi thƣờng

1


xuyên, Kiểm toán nhà nƣớc đã phát hiện nhiều hình thức làm thất thoát, gây sai
phạm nhƣ: lấy ngân sách cho vay, tạm ứng; tự chi các khoản vƣợt thu, tăng thu; sử
dụng ngân sách dự phòng sai qui định; hỗ trợ không đúng chế độ, chi vƣợt tiêu
chuẩn, định mức về mua sắm,...Trong điều kiện nền kinh tế nƣớc ta hiện nay, khi
nguồn thu NSNN còn rất eo hẹp thì việc kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo các
khoản chi đƣợc đủ, đúng mục đích và hiệu quả là một việc rất quan trọng và cực kỳ
cần thiết. Vì vậy KSC NSNN trên mô hình cũ của KBNN cần đƣợc hoàn thiện một
cách khoa học, có hệ thống.

Để quản lý NSNN, đặc biệt là kiểm soát các khoản chi, nhiều nƣớc đã thực
hiện mô hình KBNN điện tử. Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng đã triển
khai áp dụng kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBNN điện tử. Kiểm soát chi
NSNN theo mô hình KBNN điện tử đã và đang đóng vai trò quan trọng, giúp quản
lý NSNN tốt hơn; thời gian xử lý công việc nhanh hơn; giảm bớt áp lực cho các ban
ngành, các cán bộ trực tiếp xử lý; tất cả các nghiệp vụ của hệ thống KBNN đƣợc
thực hiện thông qua máy tính thay cho việc làm thủ công do con ngƣời trực tiếp
thực hiện; các quy trình nghiệp vụ đƣợc công khai trên các cổng thông tin điện tử;
…Tuy nhiên, việc triển khai KSC NSNN qua KBNN điện tử vẫn còn một số hạn
chế và khó khăn xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan cũng nhƣ khách quan. Vì
vậy, nghiên cứu đánh giá thực trạng kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBNN điện
tử trong những năm gần đây, làm rõ những thành tựu, những hạn chế và chỉ ra đƣợc
những nguyên nhân của chúng, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện là vấn đề
có tính thời sự và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Chính trong bối cảnh này, tác giả
chọn đề tài: "Kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình Kho bạc nhà nước
điện tử ở Việt Nam" làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn hƣớng tới trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Thực trạng KSC NSNN
theo mô hình KBNN điện tử ở Việt Nam thời gian qua nhƣ thế nào và cần có những
giải pháp gì để hoàn thiện?
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2


3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích, đánh giá quá trình thực hiện công tác KSC NSNN theo mô hình
KBNN điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2012-2016, trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp nhằm góp phần hoàn thiện KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử trong
thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về KSC NSNN theo mô
hình KBNN điện tử.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên
nhân của những hạn chế của KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử ở Việt Nam
thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần hoàn thiện KSC NSNN
theo mô hình KBNN điện tử trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1 . Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quá trình thực hiện KSC NSNN theo
mô hình KBNN điện tử ở Việt Nam và giải pháp hoàn thiện mô hình này tại KBNN
trung ƣơng.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu KSC NSNN theo mô hình KBNN
điện tử ở cấp Trung ƣơng (tại KBNN trung ƣơng).
- Về nội dung: KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử đƣợc nghiên cứu
theo nội dung KSC, một số tiêu chí và nhân tố tác động chủ yếu.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu
thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về
KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử;

3


Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu;
Chƣơng 3. Thực trạng KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử ở Việt

Nam;
Chƣơng 4. Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện KSC NSNN theo mô hình
KBNN điện tử ở Việt Nam.

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC THEO MÔ HÌNH
KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐIỆN TỬ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, NSNN có vai trò hết sức quan trọng, là công
cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của nhà nƣớc, là công
cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất
nƣớc. Quản lý và sử dụng hiệu quả NSNN nói chung, kiểm soát chi NSNN qua
KBNN nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn và quan trọng về mặt kinh tế cũng nhƣ
xã hội và là đối tƣợng nghiên cứu phổ biến của các công trình khoa học trong và
ngoài nƣớc, từ sách chuyên khảo, bài báo, các đề tài nghiên cứu ở các qui mô, cấp
độ khác nhau đến các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ,…
1.1.1. Chủ thể quản lý
-

Quản lý ngân sách nhà nƣớc.

-

Quản lý các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nƣớc

-


Quản lý con ngƣời có quyền điều hành để sử dụng ngân sách nhà nƣớc.

-

Minh bạch các khoản thu – chi của ngân sách nhà nƣớc.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
1.

Dwight H.Perkins, Steven Radelet, David L.Lindauer, Steven Bloc,

Economics of Development - Kinh tế học phát triển (1983), Tái bản lần 7 (2013)
W.W Norton & Company, New York - London. Nội dung bao gồm 4 phần với 20
chƣơng, bao trùm các vấn đề từ lý thuyết, chiến lƣợc, chính sách đến thực hành; từ
những vấn đề chung của nền kinh tế đến những chuyên đề về từng loại nguồn lực
và lĩnh vực của quá trình phát triển. Chính sách tài khóa và chính sách tài chính
đƣợc đề cập tại chƣơng 11 và 12 phần 3 với các nội dung: Ngân sách nhà nƣớc,
những vấn đề tổng quan; Chi tiêu chính phủ; Chính sách thuế và tiết kiệm công;
Hiệu quả kinh tế và ngân sách; Chức năng của hệ thống tài chính;…Trong đó Chi

5


tiêu chính phủ đƣợc phân tích chi tiết và hệ thống theo từng nhóm chi: Chi thƣờng
xuyên; Tiền lƣơng và tiền công; Mua hàng hóa, dịch vụ, Trợ cấp; Doanh nghiệp
nhà nƣớc; Chuyển nhƣợng của chính phủ [41].
2.

Barry H.Potter and Jack Diamond (1998), Guidelines for Public


Expenditure Management, IMF. Cuốn sách cung cấp một cái nhìn tổng quan về các
nguyên tắc và thực tiễn quản lý chi tiêu công theo ba khía cạnh chính: Lập ngân
sách; Thực hiện ngân sách và Lập kế hoạch tiền mặt. Với mỗi khía cạnh quản lý
chi tiêu công, có hƣớng dẫn riêng rẽ các thông lệ khác nhau theo bốn nhóm quốc
gia: hệ thống các nƣớc Pháp ngữ, hệ thống Cộng đồng chung, Mỹ Latin và các
nƣớc thuộc nền kinh tế chuyển đổi.
Trong phần thực hiện ngân sách, các tác giả hƣớng dẫn rất cụ thể những vấn
đề cần giải quyết nhƣ: Các bƣớc khác nhau trong quy trình thực hiện ngân sách; Ai
chịu trách nhiệm phân bổ ngân sách; Ngân sách phân bổ có thể đƣợc sửa đổi nhƣ
thế nào; Những vấn đề gặp phải trong thực hiện thủ tục ngân sách [42].
3.

Colin Thain and Maurice Wright, The Planing and Control Public

Expenditure, 1976-1993, Oxford: Clarendon Press; New York: Oxford University
Press, 2006. Cuốn sách tập trung nghiên cứu hai khía cạnh; thể chế và quá trình chi
tiêu công, với quan niệm kho bạc là trọng tâm của chính phủ, quyết định mức chi
tiêu và chi tiêu cho cái gì. Với sự hợp tác của các cơ quan thuộc kho bạc nhà nƣớc
và chính phủ Anh, nghiên cứu cho thấy các quyết định quan trọng của việc lập kế
hoạch, phân bổ và kiểm soát chi tiêu công đƣợc thực hiện nhƣ thế nào. Qua tiếp
cận với bộ phận kiểm soát chi của KBNN và các quan chức tài chính cao cấp của
các Bộ ngành liên quan, cuốn sách mô tả khá rõ vai trò, mối quan hệ và các hành
động tƣơng tác của các bên đóng vai trò then chốt trong Chi tiêu Chính phủ khi họ
đối đầu với nhau tại “nghi lễ” Khảo sát Chi tiêu hàng năm. Nó giải thích cách thức,
các quy tắc của “trò chơi chi tiêu” trong những năm 1980 trong nỗ lực tìm kiếm
không ngừng cắt giảm, tiết kiệm chi tiêu, hiệu quả hơn trong việc thiết kế và phân
phối các dịch vụ công và tạo ra nền văn hóa hành chính có tổ chức hơn. Cuốn sách
thảo luận về cách thức và lý do tại sao KBNN hiếm khi có khả năng áp đặt thẩm


6


quyền theo hiến pháp của mình để ngăn chặn trào lƣu tăng chi tiêu công trong
những năm khó khăn dƣới thời thủ tƣớng Thatcher và thủ tƣớng Major. Cuốn sách
cũng cho thấy Kho bạc đã bị khóa vào một hệ thống các mối quan hệ quyền lực bị
ràng buộc lẫn nhau với các bộ của Chính phủ và bắt buộc phải thƣơng lƣợng một
thẩm quyền tùy ý để kiểm soát chi tiêu của họ. Các tác giả đã dành một chƣơng
(Chƣơng 14) để bàn về “Kiểm soát chi tiêu công”. Chƣơng này xem xét KBNN
thực hiện kiểm soát chi tiết về chi tiêu công và những thay đổi khác của hệ thống
nhƣ thế nào; Những khó khăn nảy sinh từ Đạo luật của KBNN về thực hiện kiểm
soát chặt chẽ chi tiêu vì có những giới hạn về hiến pháp và thực tiễn áp đặt lên
trách nhiệm của Kho bạc; Những vấn đề nảy sinh từ tình trạng căng thẳng trong
việc cân bằng giữa kiểm soát tập trung tổng nguồn lực với quyền hạn tùy ý cho các
nhà quản lý trong việc lập và phân bổ ngân sách trong các hệ thống tài chính phân
cấp của các bộ ngành. Các yếu tố hệ thống cũng đƣợc xem xét khi có thêm nguồn
lực do có các quy tắc của trò chơi khi đấu thầu, đàm phán, giám sát và kiểm soát
việc sử dụng ngân sách [45].
4.

Ian Storkye, Government Cash and Treasury Management Reform,

ADB, The Governance Brief, Issue 7-2003. Theo tác giả bài viết, chính phủ các
nƣớc đang phát triển cần cải cách khu vực công để khắc phục sự kém hiệu quả của
quản lý ngân hàng và quản lý tiền mặt và thông qua các thông lệ quốc tế tốt nhất.
Quản lý tiền mặt và quản lý kho bạc chính phủ ở hầu hết các nƣớc đang phát triển
sử dụng quy trình thủ công với thanh toán bằng séc và thanh toán bằng tiền mặt, với
nhiều tài khoản ngân hàng, số dƣ tiền mặt lớn trong khi số dƣ này kiếm đƣợc ít hoặc
hầu nhƣ không có lãi suất. Điều này dẫn đến sự lãng phí hàng năm nhiều chục đến
nhiều trăm triệu USD. Quản lý tiền mặt nghĩa là đảm bảo sao cho có đúng lƣợng

tiền tại đúng địa điểm và đúng lúc để đáp ứng các nghĩa vụ của chính phủ một cách
hiệu quả nhất. Cải cách quản lý tiền mặt và quản lý kho bạc ở một số nƣớc, đặc biệt
là các nƣớc OECD đã tiết kiệm đáng kể chi phí cho chính phủ các nƣớc này. Nghiên
cứu thực tiễn cải cách của các nƣớc nhƣ Úc, Niu Di Lân, Anh và Mỹ bài viết nhận
định, khả năng áp dụng ở các nƣớc đang phát triển không phải dễ dàng do (i) hạn

7


chế về nguồn nhân lực; (ii) sự không sẵn lòng cải cách; (iii) tình trạng công nghệ
không phát triển đủ để đáp ứng yêu cầu; (iv) các phƣơng tiện internet và truyền
thông băng thông rộng có thể không có sẵn do những hạn chế về ngân sách. Tuy
nhiên, tác giả khẳng định cải cách là cần thiết đối với các nƣớc đang phát triển và
đƣa ra sáu khuyến nghị cho các nƣớc này, trong đó khuyến nghị thứ năm nhấn
mạnh sử dụng các quy trình công nghệ mới nhất để chuyển từ quy trình thủ công
sang quy trình điện tử đến mức độ đầy đủ nhất có thể và điều đó sẽ mang lại lợi ích
rất lớn cho các nƣớc này [44].
5.

Sailendra Pattanayak, Expenditure Control: Key Features, Stages, and

Actors. IMF, Fiscal Affairs Department, Technical Notes and Manuals No. 2016/02.
Nghiên cứu này khẳng định kiểm soát chi tiêu hiệu quả là điều kiện tiên quyết của
quản lý tài chính công tốt. Các quy định về ngân sách, kế hoạch ngân sách trung hạn
và ngân sách hàng năm là không có ý nghĩa nếu không thể kiểm soát chi tiêu trong
quá trình thực hiện. Việc thiếu kiểm soát chi tiêu của chính phủ vẫn đang là vấn đề
ở nhiều quốc gia. Hơn hai phần ba các nƣớc có thu nhập thấp và trung bình có hệ
thống kiểm soát chi tiêu yếu đồng thời cũng là những nƣớc có mức nợ rất cao và sự
thiếu tín nhiệm ngân sách. Kiểm soát yếu kém không chỉ đe dọa sự ổn định về kinh
tế vĩ mô và kỷ luật tài chính, mà còn có thể đặt ra vấn đề về tính toàn vẹn của hệ

thống quản lý tài chính công và làm giảm lòng tin vào việc quản lý các nguồn lực
công của chính phủ. Cuốn sách đề cập đến các nội dung chủ yếu sau: (i) Giải thích
bẩy giai đoạn chính của chi tiêu chính phủ; (ii) Mô tả các loại kiểm soát đƣợc áp
dụng ở từng giai đoạn của chuỗi chi tiêu, các mục tiêu và các đặc điểm chính; (iii)
Xem xét ảnh hƣởng của các truyền thống hành chính khác nhau đối với các loại
hình kiểm soát, bao gồm quyền hạn và trách nhiệm của các bên liên quan; (iv) Xác
định các điểm yếu điển hình và các vấn đề liên quan đến các mô hình chi tiêu khác
nhau; (v) Các hành động cụ thể mà các chính phủ có thể thực hiện để giải quyết
những thách thức này. Cuốn sách cũng đƣa ra những hƣớng dẫn hỗ trợ kỹ thuật cho
việc hiện đại hóa hệ thống kho bạc, bao gồm thiết kế và thực hiện hệ thống thông
tin quản lý tài chính dựa trên CNTT [40].

8


6.

Salvatore Schiavo-Compo, Daniel Tommasi, Managing Goverment

Expenditure, Asian Development Bank 1999. Đây là một cuốn sách hƣớng dẫn có
tính toàn diện vừa đƣa ra một khung khổ lý thuyết đầy đủ vừa chú trọng khá chi tiết
đến hoạt động điều hành. Cuốn sách gồm 17 chƣơng, bao quát toàn bộ chu trình
quản lý chi tiêu công - từ lập chƣơng trình chi tiêu ngân sách nhiều năm đến việc
lập kế hoạch, thực hiện, kiểm toán và đánh giá chi tiêu ngân sách.
Trong chƣơng 1-Tổng quan về quản lý chi tiêu công, các tác giả đã nhấn
mạnh ba mục tiêu then chốt của quản lý chi tiêu công tốt là: (i) kỷ luật tài khóa
(kiểm soát chi); (ii) phân bổ nguồn lực phù hợp với ƣu tiên chính sách (phân bổ
“chiến lƣợc”); (iii) quản lý hoạt động tốt, nghĩa là vừa đảm bảo efficiency (giảm
thiểu chi phí) vừa đảm bảo effectiveness (đạt kết quả theo nhƣ dự định) [43, p.3].
Các chƣơng tiếp theo đề cập đến các vấn đề sau: Những vấn đề lý luận chung về

ngân sách (khái niệm, nội dung, các nguyên tắc chung, hệ thống ngân sách, phân
loại chi tiêu ngân sách); Những vấn đề có tính kỹ thuật (quá trình chuẩn bị NS,
những vấn đề tổ chức, quản trị và giám sát thực hiện NS, kiểm soát bên trong, kiểm
toán và đánh giá, báo cáo); Những vấn đề liên quan đến việc cải cách NS (chiến
lƣợc và trình tự, cải cách NS ở một số nƣớc).
Cũng liên quan đến đề tài luận văn, có thể đề cập đến chƣơng 14 bàn về công
nghệ thông tin và liên lạc trong quản trị chi tiêu công. Các tác giả đã chỉ ra 5 lợi ích
mà khả năng của công nghệ thông tin và liên lạc mới có thể mang lại cho các dịch vụ
đƣợc cung ứng bởi các cơ quan công: (i) Giảm chi phí hành chính; (ii) Đáp ứng
nhanh và thích đáng các yêu cầu và các chất vấn, bao gồm cung ứng dịch vụ ngoài
giờ hành chính thông thƣờng; (iii) Tiếp cận các bộ và các cơ quan chính phủ các cấp
từ bất kỳ địa đểm nào-phƣơng thức linh hoạt và thuận tiện cho mọi công dân trong
việc tiếp cận dịch vụ công; (iv) Năng lực quản trị tốt hơn; (v) Hỗ trợ các nền kinh tế
địa phƣơng và nền kinh tế quốc gia thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho giao
diện Chính phủ-Doanh nghiệp, góp phần cải thiện dịch vụ tới các vùng sâu, vùng xa
và nâng cao khả năng cho các dịch vu hỗ trợ khẩn cấp [43].
7.

Richard Allen and Daniel Tommasi (eds.), Managing Public

9


Expenditure-A Reference Book for Transition Countries, OECD, 2001. Công trình
này đƣợc coi là đã lấp đầy khoảng trống trong tài liệu kinh tế về quản lý chi tiêu
công xét cả về chiều sâu và độ bao phủ rộng của nó và định hƣớng nhằm đáp ứng
nhu cầu của các nƣớc chuyển đổi, đặc biệt là các nƣớc Trung và Đông Âu. Với bốn
phần, 15 chƣơng, cuốn sách bao quát toàn bộ các khía cạnh của quản lý chi tiêu
công từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn thực hiện, kiểm soát và kiểm toán. Trong
chƣơng 9 “Chức năng của kho bạc và quản trị tiền mặt” các tác giả đã nhấn mạnh

rằng các chính phủ cần đảm bảo thực hiện hiệu quả ngân sách của mình và quản lý
tốt nguồn lực tài chính. Quản lý tài chính của chính phủ bao gồm rất nhiều hoạt
động: hình thành chính sách tài khóa, lập ngân sách, thực hiện ngân sách, quản lý
các hoạt động tài chính, các quy tắc và kiểm soát kế toán, kiểm toán đánh giá kết
quả tài chính và kết quả của các chính sách và chƣơng trình của chính phủ,…Trong
khung khổ quản lý tài chính rộng lớn này, chức năng của Kho bạc là nhằm đạt
đƣợc các mục tiêu nêu trên. Đặc biệt, liên quan đến quản lý tiền mặt, các tác giả
nhấn mạnh “Kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN phải đảm bảo hiệu quả,
giảm thiểu chi phí vay vốn của chính phủ, tối đa hóa chi phí cơ hội của các nguồn
lực. Kiểm soát tiền mặt là nhân tố then chốt của quản lý kinh tế vĩ mô và quản lý
ngân sách”. Các tác giả khẳng định “…kiểm soát tài chính phải đảm bảo cân đối,
đúng lúc, hiệu quả và phải duy trì thƣờng xuyên, liên tục” [39, p.259]. Cũng theo
nhóm tác giả, kiểm soát tài chính nói chung và kiểm soát chi ngân sách nói riêng là
nhằm góp phần tránh những rủi ro sau: (i) Sử dụng sai, bao gồm cả lãng phí, các
nguồn lực; (ii) Thất bại trong việc thực hiện các quyết định ngân sách và các chính
sách khác một cách thƣờng xuyên và hiệu quả; (iii) Gian lận và sai sót; (iv) Hồ sơ
kế toán không đạt yêu cầu; (v) Không cung cấp thông tin quản lý tài chính và quản
lý nguồn lực kịp thời và đáng tin cậy [39, p.259].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài đƣợc đề cập ở trên đã đặt
nền móng cho các lý thuyết về NSNN, quản lý NSNN qua kho bạc nói chung và
KSC NSNN qua kho bạc nói riêng, trang bị cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc
phân tích, đánh giá quản lý chi NSNN, KSC NSNN qua KBNN. Tuy nhiên, việc

10


ứng dụng vào đánh giá thực trạng và đƣa ra giải pháp hoàn thiện KSC NSNN qua
KBNN ở Việt Nam đòi hỏi phải linh hoạt, phù hợp với bối cảnh thực tiễn và có
những điều kiện nhất định.
1.1.3 Các công trình nghiên cứu trong nước

1.

Đặng Văn Du, Bùi Tiến Hạnh, Quản lý chi ngân sách nhà nước,

NXB Tài chính 2010. Cuốn sách gồm 6 chƣơng: (i) Quản lý chi thƣờng xuyên của
NSNN cho các cơ quan nhà nƣớc; (ii) Quản lý chi thƣờng xuyên của NSNN cho
các đơn vị sự nghiệp công lập; (iii) Quản lý chi đầu tƣ XDCB của NSNN; (iv)
Quản lý các khoản chi đầu tƣ phát triển khác; (v) Quản lý các khoản chi khác của
NSNN; (vi) Cấp phát thanh toán chi NSNN của KBNN. Tại mỗi chƣơng, sau khi
trình bày các vấn đề có tính lý luận cơ bản nhƣ: khái niệm, nội dung, đặc điểm, vai
trò,… của các khoản chi; công tác quản lý chi: nguyên tắc; điều kiện; nội dung;
trình tự; quyết toán;… đƣợc đề cập khá chi tiết. Đặc biệt, cuốn sách đã dành riêng
một chƣơng sáu bàn về cấp phát thanh toán chi NSNN qua KBNN [7].
2.

Lê Ngọc Châu, Một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chi

NSNN qua KBNN trong điều kiện ứng dụng tin học, luận án tiến sỹ, Học viện Tài
chính Ngân hàng, 2010. Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý
luận về: chi NSNN và kiểm soát chi NSNN; ứng dụng tin học trong KSC NSNN
qua hệ thống KBNN những yếu tố tác động đến chất lƣợng, hiệu quả KSC trong
điều kiện ứng dụng tin học. Luận án đã phân tích và làm rõ thực trạng KSC NSNN
qua hệ thống KBNN trong điều kiện ứng dụng tin học ở Việt Nam với các nội
dung: thực trạng KSC NSNN qua hệ thống KBNN ở Việt Nam giai đoạn 19912001; thực trạng ứng dụng tin học trong KSC NSNN qua KBNN. Trên cơ sở phân
tích, đánh giá thực trạng, nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cƣờng KSC NSNN qua
KBNN tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp có ý nghĩa tham khảo tốt cho các
nhà hoạch định chính sách, cho KBNN trong triển khai ứng dụng tin học trong
KSC NSNN nhƣ: Hoàn thiện KSC NSNN qua KBNN theo phƣơng thức quản lý
NSNN truyền thống; theo phƣơng thức quản lý NSNN hiện đại; các điều kiện và lộ
trình triển khai thực hiện;…


11


Tuy nhiên, luận án chƣa đề cập một cách toàn diện các công cụ KSC; việc
tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu từ góc độ đơn vị kho bạc các cấp, đơn vị sử dụng
NSNN, vấn đề ứng dụng tin học vào kiểm soát các nguyên tắc, điều kiện chi
NSNN, kiểm soát hồ sơ chứng từ,…còn hạn chế [4].
3.

Nguyễn Quang Hƣng, Đổi mới KSC NS thường xuyên của chính

quyền địa phương các cấp qua KBNN, luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính, 2015.
Luận án đã hệ thống lại các vấn đề lý luận chung về chi NS thƣờng xuyên và KSC
NS thƣờng xuyên qua KBNN. Phần lý luận chung đã chỉ ra đƣợc 10 nhân tố có ảnh
hƣởng đến KSC NS thƣờng xuyên qua KBNN, đặc biệt nhấn mạnh các nhân tố và
công cụ sử dụng trong KSC, các quy định pháp lý, tổ chức bộ máy, năng lực, trình
độ của đội ngũ cán bộ công chức KSC. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc
gia (Châu Âu: Pháp, Đức, Đan mạch; Châu Á: Malaysia, Singapore, Hàn Quốc) về
KSC NS thƣờng xuyên qua KBNN, luận án đã rút ra một số bài học kinh nghiệm
có thể áp dụng cho Việt Nam, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến cải cách hành
chính; công khai hóa quy trình, thủ tục KSC; hoàn thiện đầy đủ các cơ sở pháp lý
của KSC; làm tốt việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách KSC. Đánh giá
thực trạng công tác KSC NS thƣờng xuyên qua KBNN của các cấp chính quyền địa
phƣơng các cấp, tác giả đã đề xuất sáu giải pháp đổi mới KSC và bẩy kiến nghị
điều kiện để thực hiện các giải pháp đƣợc nêu [14].
4.

Công tác KSC NSNN qua KBNN cũng là đề tài đƣợc lựa chọn để


nghiên cứu của nhiều học viên cao học. Có thể kể đến một số luận văn thạc sỹ đã
đƣợc thực hiện trong vài năm gần đây: Nguyễn Văn Cẩn (2010), Hoàn thiện công
tác KSC NS qua KBNN Quảng Ngãi, luận văn thạc sỹ QTKD, Đại học Đà Nẵng
[10]; Vũ Thị Tƣờng Vi (2013), Tăng cường KSC NSNN qua KBNN tỉnh Đắc Lắk,
luận văn thạc sỹ QTKD, Đại học Đà Nẵng [36]; Trần Thị Hạnh (2015), Tăng
cường KSC NSNN huyện tại Đan Phượng Hà Nội, luận văn thạc sỹ Kinh doanh và
Quản lý, trƣờng Đại học Thăng Long [10]; Trần Thị Hồng (2015), KSC NSNN qua
KBNN Nghệ An, luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Trƣờng ĐHKT ĐHQG Hà Nội
[12]; …

12


5.

Ngoài ra, có thể kể đến một số bài báo đƣợc đăng tải trên các tạp chí

chuyên ngành đề cập đến công tác quản lý NSNN nói chung và KSC NSNN qua
KBNN nói riêng: Lâm Chí Dũng và Phan Quảng Thống “Đổi mới tiêu chí đánh giá
hoạt động quản lý Quỹ ngân sách nhà nước của KBNN” [8]; Đỗ Thị Thoa “Hệ
thống kiểm soát nội bộ KBNN ở một số quốc gia trên thế giới với kiểm soát hoạt
động thu-chi NSNN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”[31]; Nguyễn Văn
Quang “Triển khai quản lý ngân quỹ theo Luật Ngân sách Nhà nước năm
2015”[28]; Vũ Đức Hiệp “Tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân
sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước”[46];…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã đóng góp cho việc hệ
thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN, KSC NSNN qua KBNN, phân tích,
đánh giá thực trạng KSC qua KBNN tại một địa phƣơng, và đƣa ra những giải pháp
nhằm tăng cƣờng, hoàn thiện công tác KSC tại các địa phƣơng này.
1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể khẳng định chƣa có tài liệu nào đề
cập một cách hệ thống và toàn diện về cơ sở lý luận và thực tiễn KSC NSNN theo
mô hình KBNN điện tử, thực trạng và những giải pháp hoàn thiện KSC NSNN theo
mô hình KBNN điện tử ở Việt Nam. Từ khoảng trống trong nghiên cứu nói trên, tác
giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước
theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở Việt Nam”.
1.2. Cơ sở lý luận về kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc theo mô hình kho bạc
nhà nƣớc điện tử
1.2.1. Lý luận chung về kho bạc nhà nước điện tử
1.2.1.1. Kho bạc nhà nước điện tử: khái niệm, đặc điểm
a. Khái niệm kho bạc nhà nƣớc điện tử
Cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời, khi Nhà nƣớc cổ đại xuất hiện, bộ
máy quản lý tài sản của Nhà nƣớc cũng đƣợc hình thành, theo đó, xuất hiện các tổ chức
chuyên quản lý các loại tài sản quý của Nhà nƣớc và các khoản thu nhập công (tô,
thuế). Tổ chức này dần dần hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy để trở

13


thành Ngân khố quốc gia hay KBNN sau này.
Nhiệm vụ chính của KBNN là tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về quản
lý quỹ NSNN, quỹ tài chính Nhà nƣớc và các quỹ khác của Nhà nƣớc đƣợc giao
theo quy định của pháp luật.
KBNN truyền thống thực hiện các nhiệm vụ của mình thông qua việc hạch toán,
ghi chép thủ công trên sổ sách giấy tờ hoặc kết hợp hạch toán, ghi chép thủ công với sự
trợ giúp một phần của máy tính cá nhân với các ứng dụng nhỏ lẻ, phân tán.
Ngày nay, công nghệ thông tin đang làm biến đổi sâu sắc đời sống, kinh tế,
văn hoá xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Phát triển và
ứng dụng CNTT đang là cơ sở hạ tầng cho việc phát triển nền kinh tế quốc dân.
Nghiệp vụ thu, chi NSNN trong hệ thống KBNN ngày càng đƣợc sự hỗ trợ mạnh

mẽ của CNTT, từ đó khái niệm KBNN điện tử đã ra đời.
KBNN điện tử là việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin vào hoạt động
nhằm mục đích cung cấp thông tin, phổ biến cơ chế chính sách, cung cấp các dịch
vụ công cũng nhƣ các hoạt động tƣơng tác giữa hệ thống kho bạc với các doanh
nghiệp, các đơn vị có quan hệ với Ngân sách hoặc các cá nhân có liên quan đến thu,
chi NSNN (sau đây gọi chung là Khách hàng) nhằm mục đích nâng cao hiệu quả
hoạt động của hệ thống KBNN.
Nói cách khác, KBNN theo mô hình điện tử là mô hình KBNN sử dụng công
nghệ điện tử, đặc biệt là công nghệ thông tin, cho các hoạt động của mình, nhằm
đạt hiệu quả tối ưu cho yêu cầu quản lý thu, chi NSNN, mang lại lợi ích thiết thực
cho hệ thống kho bạc cũng như cho khách hàng. KBNN điện tử giúp cho hệ thống
KBNN từ trung ƣơng đến địa phƣơng làm việc hiệu quả hơn, minh bạch hơn, cung
cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho khách hàng
b. Đặc điểm của kho bạc nhà nước điện tử
KBNN điện tử có những đặc điểm đặc thù riêng sau đây:
Một là, tất cả các nghiệp vụ của hệ thống KBNN đƣợc thực hiện thông qua
máy tính thay cho việc làm thủ công do con ngƣời trực tiếp thực hiện ở mô hình KB
truyền thống trƣớc đây.

14


Với mô hình KBNN điện tử, tất cả các hoạt động nghiệp vụ đƣợc đƣa vào
phần mềm tin học, cán bộ KBNN tác nghiệp thông qua các phần mềm tin học này,
không phải ghi chép, hạch toán trên sổ sách giấy tờ nhƣ khi tác nghiệp theo mô hình
KB truyền thống.
Hai là, các quy trình nghiệp vụ, các quy định, thủ tục thu, chi ngân sách, các
hồ sơ tài liệu đƣợc đƣa lên công khai trên cổng thông tin điện tử của hệ thống kho
bạc, khách hàng lập và nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến, giảm thiểu giao
dịch trực tiếp với cán bộ kho bạc.

Ba là, trình độ về CNTT của cán bộ KBNN điện tử cao hơn so với trình độ
về CNTT của cán bộ KBNN theo mô hình truyền thống.
Trình độ CNTT của cán bộ KBNN điện tử là điều kiện tiên quyết bắt buộc
trong quá trình giải quyết các công việc chuyên môn, nếu không có trình độ về
CNTT, cán bộ KBNN không thể hoặc rất vất vả trong việc giải quyết các công việc
chuyên môn hàng ngày do tất cả các hoạt động nghiệp vụ đều đƣợc tin học hóa, đều
có phần mềm ứng dụng cho mỗi công việc chuyên môn, nếu cán bộ KBNN không
có trình độ nhất định về CNTT sẽ không thể sử dụng phần mềm trong công việc
chuyên môn, không thể tận dụng đƣợc những lợi thế mà các phần mềm tin học
mang lại. Do đó khi toàn hệ thống KBNN đã vận hành theo mô hình KBNN điện tử
thì mỗi cán bộ KBNN phải tự vận động, nỗ lực để có đủ trình độ về CNTT mới có
thể tham gia vào bộ máy vận hành của KBNN.
Bốn là, quá trình thực hiện nghiệp vụ nhanh hơn, chính xác hơn, bảo mật
thông tin tốt hơn, giúp lãnh đạo KBNN điều hành ngân sách tốt hơn.
Theo mô hình KBNN truyền thống, các hoạt động nghiệp vụ do con ngƣời
thực hiện dựa trên chế độ chính sách và các tiêu chuẩn định mức trên văn bản giấy
tờ, việc kiểm tra đối chiếu số liệu so với tiêu chuẩn định mức quy định mất một
khoảng thời gian khá lớn. Theo mô hình KBNN điện tử thì chế độ chính sách và các
tiêu chuẩn định mức, số dƣ tài khoản đƣợc đƣa vào phần mềm tin học, khi giải
quyết nghiệp vụ chuyên môn, cán bộ KBNN đăng nhập chƣơng trình và nhập các
dữ liệu vào máy tính, hạch toán trên máy tính, phần mềm máy tính sẽ tự động kiểm

15


×