Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn xã giang sơn, huyện gia bình, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.14 KB, 109 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được bất cứ ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng 6 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tân

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay Khóa luận tốt nghiệp
đã được hoàn thành.
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Ngọc
Thương đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo các phòng Tài nguyên và Môi
trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh, Trạm cấp nước thị trấn Gia Bình, các đồng chí cán bộ xã Giang Sơn và
những hộ gia đình thôn Cổ Thiết, thôn Tiêu Xá và thôn Hữu Ái... đã giúp đỡ
mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu, cung
cấp các thông tin cần thiết giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi
trong thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua.


Mặc dù có nhiều nỗ lực, song do trình độ và thời gian có hạn nên khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp
ý chỉ bảo của các thầy cô giáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 6 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tân

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nước sạch luôn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống, sinh hoạt, sản
xuất và môi trường sống của con người. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển kinh
tế và đô thị hóa nhanh nhiều vùng nông thôn đang đối mặt với sự khan hiếm
và ô nhiễm nguồn nước. Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên Môi
trường năm 2013 trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử
vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Xã Giang Sơn hiện đã có nhà
máy nước sạch Gia Bình cung cấp nước cho thôn Du Tràng từ năm 2014. Tuy
nhiên tỷ lệ số hộ dân chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch chiếm tỷ lệ lớn,
chất lượng nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày chưa đảm bảo. Xuất
phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài ”Nghiên cứu nhu cầu sử
dụng nước sạch của người dân trên địa bàn xã Giang Sơn, huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: (i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân; (ii) Đánh giá thực trạng và

nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân xã Giang Sơn, huyện Gia Bình,
tỉnh Bắc Ninh; (iii) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng
nước sạch của người dân xã Giang Sơn; (iv) Đề xuất một số giải pháp nhằm
thu hút người dân tham gia sử dụng nước sạch, góp phần bảo vệ sức khỏe và
nâng cao điều kiện sống.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: (1) Phương pháp chọn
điểm nghiên cứu; (2) Phương pháp thu thập số liệu (phương pháp thu thập
thông tin sơ cấp, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp); (3) Phương pháp
xử lý số liệu; (4) Phương pháp phân tích số liệu (phương pháp phân tổ,
phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phỏng vấn có sự tham gia); (5)
Phương pháp tạo dựng thị trường (CVM) để nghiên cứu. Phương pháp
CVM là phương pháp sử dụng chính trong đề tài. Đây là phương pháp sử
iii


dụng kỹ thuật điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân. Một thị trường giả định
được xây dựng nhằm tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả của người dân chưa sử
dụng nước sạch nhưng có nhu cầu sử dụng dịch vụ này trong thời gian tới tại
xã Giang Sơn, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Sau quá trình nghiển cứu đề tài đã đạt được một số kết quả: Đề tài đã
nghiên cứu và hệ thống hóa cở lý luận, cơ sở thực tiễn về nhu cầu, về nước
sạch, về mức sẵn lòng chi trả, cơ sở lý luận của phương pháp tạo dựng thị
trường (CVM), phương pháp xác định giá nước sạch, nhu cầu sử dụng nước ở
Việt Nam và thế giới.
Đề tài cũng đã nêu được thực trạng sử dụng nước, chất lượng nước và
hệ thống cấp nước sử dụng trong sinh hoạt cho người dân xã Giang Sơn. Qua điều
tra 60 hộ dân trong xã và các điều kiện về kinh tế - xã hội của hộ đã xác định được
tuổi bình quân của người được phỏng vấn là 43.68 tuổi, số nhân khẩu bình quân là
3.9 khẩu/hộ. Mức chi trả trung bình của các hộ dân là 4.28 nghìn đồng/m 3 nước.
Có thể nhận thấy mức chi trả trung bình là 4.28 nghìn đồng/m3 nước sạch thấp

hơn so với giá bán hiện hành của nhà máy cấp nước là 5.6 nghìn đồng/m 3 nước
sạch.Như vậy mức WTP trung bình nhỏ hơn mức giá của nhà máy là 1.32 nghìn
đồng/m3 nước sạch. Điều này có ý nghĩa rằng nếu muốn thu hút số hộ dân trong
xã sử dụng nước sạch và giúp nhà máy có đủ vốn để duy trì hoạt động của nhà
máy cần có biện pháp hỗ trợ, trợ giá cho người dân.
Qua điều tra cho thấy 100% các hộ điều tra đều có nhu cầu sử dụng
nước sạch với các mức chi trả khác nhau dao động từ 2.500 đến 6.500
đồng/m3 nước sạch. Đa số các hộ bằng lòng chi trả ở mức giá từ 3.500 đến
5.500 đồng/m3 nước sạch. Mức WTP nhỏ nhất là 2.500 đồng/m 3 và mức WTP
cao nhất là 6.500 đồng/m3 nước sạch. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa
chọn các mức chi trả khác nhau trên 1m 3 nước sạch. Trong đó thu nhập là yếu
tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của các hộ dân.Với
mức thu nhập từ 2.1 triệu đến 2.5 triệu đồng/tháng có số hộ lựa chọn nhiều
iv


nhất các mức sẵn lòng chi trả chiếm tới 31.67%. Những người có mức thu
nhập này có mức chi trả trung bình cao nhất là 4.5 nghìn đồng cho 1m 3 nước
sạch. Ngoài thu nhập thì yếu tố độ tuổi và trình độ của người được phỏng vấn
cũng ảnh hưởng khá lớn tới mức sẵn lòng chi trả của hộ. Khi trình độ học vấn
của người dân tăng thì họ sẵn lòng trả tiền để tiêu dùng nước sạch càng lớn,
khi tuổi của người dân càng thấp hoặc càng cao thì mức sẵn lòng tiêu dùng
nước sạch thấp hơn so với độ tuổi trung niên. Ngoài ra các yếu tố về giới tính
và độ tuổi, giá nước, chi phí lắp đặt,thủ tục đăng kí,... cũng ảnh hưởng tới cầu
nước sạch của người dân.
Vì vậy để thu hút người dân trên địa bàn xã Giang Sơn tham gia sử
dụng nước sạch cần nâng cao nhận thức của người dân, nâng cao vai trò, trách
nhiệm của các cấp chính quyền địa phương và nâng cao vai trò của đơn vị cấp
nước trong vấn đề sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân.


v


MỤC LỤC
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................................4

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Hệ số tính giá tiêu thụ nước sạch. .Error: Reference source not found
Bảng 3.1.Tình hình sử dụng đất đai của xã Giang Sơn giai đoạn 2012- 2014....Error:
Reference source not found
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động xã Giang Sơn giai đoạn 2012 -2014. .Error:
Reference source not found
Bảng 3.3. Tình hình phát triển kinh tế xã Giang Sơn giai đoạn 2012 – 2014..Error:
Reference source not found
Bảng 4.1: Hệ thống công trình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn xã
Giang Sơn.....................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.2 Hệ thống nước sinh hoạt của các hộ điều tra.Error: Reference source
not found
Bảng 4.3 Sự hiểu biết của người dân về nước sạch Error: Reference source not
found
Bảng 4.4 Tổng hợp ý kiến của các hộ điều tra về nhu cầu sử dụng nước sạch
trong sinh hoạt..............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.5: Mức sẵn lòng chi trả về sử dụng nước sạch của người dân xã Giang
Sơn................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.6 Mối quan hệ giữa các mức thu nhập khác nhau với mức sẵn lòng chi
trả của người được điều tra...........................Error: Reference source not found
Bảng 4.7 Mối liên hệ giữa nghề nghiệp với mức WTP trung bình............Error:

Reference source not found
Bảng 4.8 Mức sẵn lòng chi trả của người dân theo trình độ học vấn........Error:
Reference source not found
Bảng 4.9 Mối quan hệ giữa mức tuổi với mức sẵn lòng chi trả.................Error:
Reference source not found
Bảng 4.10 Thông tin về giới tính và số khẩu bình quân của hộ điều tra. . .Error:
Reference source not found
ii


Bảng 4.11 Lý do sẵn lòng chi trả của hộ điều tra cho việc sử dụng nước sạch
trong sinh hoạt..............................................Error: Reference source not found

iii


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 2.1 Đường cầu về hàng hóa, dịch vụ. Error: Reference source not found
Đồ thị 4.1 Số hộ bằng lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch................Error:
Reference source not found
Đồ thị 4.2 Mối liên hệ giữa mức WTP trung bình và mức thu nhập.........Error:
Reference source not found
Đồ thị 4.3: Mức sẵn lòng chi trả của người dân theo nghề nghiệp............Error:
Reference source not found
Đồ thị 4.4 Mối liên hệ giữa các nhóm tuổi với mức WTP trung bình.......Error:
Reference source not found

iv



DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, HỘP
Biểu đồ 4.1 Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của hộ điều tra................Error:
Reference source not found
Biểu đồ 4.2 Đánh giá chất lượng nguồn nước đang sử dụng của các hộ điều tra...Error:
Reference source not found
Biểu đồ 4.3 Khối lượng nước mong muốn được sử dụng của các hộ điều tra Error:
Reference source not found

Hình 2.1 Thứ tự sắp xếp nhu cầu của Abraham H.Maslow năm 1943......Error:
Reference source not found
Hình 3.1 Mức sẵn lòng chi trả (WTP) và thặng dư người tiêu dùng (CS) Error:
Reference source not found

Hộp 4.1 Ý kiến của người dân về tình hình lắp đặt hệ thống nước sạch...Error:
Reference source not found

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQ

Bình quân

BYT

Bộ y tế


CC

Cơ cấu

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CN – TTCN

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

CVM

Phương pháp tạo dựng thị trường

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã



Lao động

UBND


Uỷ ban nhân dân

UNICEF

Qũy nhi đồng Liên hợp quốc

SL

Số lượng

TM – DV

Thương mại – dịch vụ

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

WTP

Mức sẵn lòng chi trả

vi


PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống,
đã trở thành vấn đề toàn cầu, thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại nói
chung và với Việt Nam nói riêng. Đây là vấn đề liên quan tới nhiều lĩnh vực,

nhiều vùng miền, nhiều người và có tầm quan trọng đối với sự phát triển bền
vững của một quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập cùng với sự
gia tăng dân số ngày một nhanh như hiện nay thì nhu cầu sử dụng nước sạch
đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện
điều kiện sinh hoạt của người dân.
Sử dụng nước sạch là một trong những nhu cầu cơ bản của con người,
nhưng cho tới nay nhiều cộng đồng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản đó. Với tốc độ phát triển kinh tế
và đô thị hóa nhanh, nhiều nơi nhất là vùng nông thôn người dân vẫn phải đối
mặt với sự khan hiếm nước và ô nhiễm nguồn nước với mức độ nặng nhẹ khác
nhau. Thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng trầm trọng tới sức
khỏe, đặc biệt là sự phát sinh của các bệnh truyền nhiễm như bệnh tả, thương
hàn, lỵ, ỉa chảy, ...và lây nhiễm các bệnh về da, mắt và các bệnh truyền qua
đường phân miệng. Theo thống kê sức khỏe toàn cầu của trường Đại học
Harvard, của Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới thì hàng năm có
khoảng 4 tỷ trường hợp bị ỉa chảy, làm 2.2 triệu người chết (Nguyễn Thị Bích
Thủy, 2014).
Ở nước ta hiện nay nguồn nước người dân sử dụng trong sinh hoạt chủ
yếu lấy từ ao, hồ, sông, suối, nguồn nước mưa, giếng đào, giếng khơi và giếng
khoan. Theo số liệu của Bộ Y tế năm 2012 cho biết, nguồn nước giếng khoan,
giếng khơi chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu nguồn nước ăn uống và sinh hoạt
của nông thôn Việt Nam (33,1% và 31,2%), nước máy chỉ chiếm 11,7%, suối
1


đầu nguồn 7,5%, nước mưa 2% và nước sông, hồ, ao chiếm 11%. Tuy nhiên tỷ
lệ mẫu nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo QCVN 02/2009/BYT của tất cả các
nguồn nước là rất thấp. Nước máy là nguồn nước có tỷ lệ mẫu nước đạt tiêu
chuẩn vệ sinh cao nhất nhưng cũng chỉ ở mức 65.2%. Giếng khơi là nguồn
nước bị ô nhiễm trầm trọng nhất, chỉ với 7.3% số mẫu điều tra đạt tiêu chuẩn

vệ sinh. Các nguồn nước khác như nước mưa, nước mặt và nước giếng khoan
cũng bị ô nhiễm chỉ có 27.3%, 13.8% và 7.7% số mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh
(Vi Oanh, 2014).
Nhận biết được tầm quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe người
dân và sự phát triển bền vững, chính phủ Việt Nam cùng với sự giúp đỡ của các
tổ chức quốc tế như World Bank, UNICEF...đã thực hiện các dự án cung cấp
nước sạch cho người dân.Trong đó quy mô lớn nhất là chiến lược quốc gia về
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2000 – 2020. Đây là một
chương trình xã hội mang tính nhân văn sâu sắc góp phần cải thiện điều kiện
sống và nầng cao nhận thức của người dân nông thôn. Theo thống kê của Bộ Y
tế năm 2002 có hơn 1,5 triệu ca bệnh mỗi năm liên quan tới sử dụng nguồn
nước không an toàn tại Việt Nam. Để góp phần thúc đẩy thúc đẩy phát triển
bền vững ở khu vực nông thôn năm 2002 chính phủ Việt Nam đã thông qua
chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường đến năm 2020 (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2000).
Những năm qua, thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia về Nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tỉnh Bắc Ninh đã đầu tư xây dựng 35
công trình cấp nước sạch tập trung , trong đó 25 công trình đã hoàn thành và
đưa vào sử dụng. Gần đây nhất là trạm cấp nước thị trấn Chờ (thuộc huyện
Yên Phong) và trạm cấp nước Gia Bình (thuộc huyện Gia Bình) đã góp phần
thay đổi tập quán sử dụng nước sông, nước giếng bơm tay, nước mưa và đưa
tỷ lệ người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh
lên tới 90,45% (Lê Phan, 2014).
2


Giang Sơn là một xã thuộc vùng quê chiêm trũng Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh. Nguồn nước người dân sử dụng cho sinh hoạt chủ yếu là nguồn nước
giếng đào và nước giếng khoan nên chất lượng nước không đảm bảo, ảnh
hưởng nhiều tới sức khỏe của người dân. Trên địa bàn xã việc lắp đặt và sử

dụng nước sạch do Nhà máy cấp nước thi trấn Gia Bình cung cấp đã được
triển khai trên địa bàn thôn Du Tràng, 3 thôn còn lại vẫn chưa được sử dụng
nước máy. Số hộ dân sử dụng nguồn nước sạch còn thấp, chất lượng nguồn
nước sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày chưa đảm bảo, việc huy động các
nguồn lực đầu tư cung ứng nước sạch cho người dân còn hạn chế. Tìm hiểu
thực trạng sử dụng nước sạch của người dân, nhu cầu sử sụng nước sạch và
các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân từ đó đưa
ra các giải pháp nhằm tăng tỉ lệ hộ dân sử dụng nước sạch cho sinh hoạt trong
thời gian tới .
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài ”Nghiên cứu
nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn xã Giang Sơn,
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở xác định nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa
bàn xã Giang Sơn, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm thu hút người dân tham gia sử dụng nước sạch trên địa bàn xã Giang
Sơn, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu sử dụng nước sạch
của người dân
- Đánh giá thực trạng và nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân xã
Giang Sơn, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

3


- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng nước sạch của
người dân xã Giang Sơn
- Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút người dân tham gia sử dụng nước

sạch,góp phần bảo vệ sức khỏe và nâng cao điều kiện sống.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề kinh tế - xã hội đặc biệt là những yếu tố ảnh hưởng tới
nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân.
- Nhu cầu của người dân về sử dụng nước sạch trong sinh hoạt trên địa
bàn xã Giang Sơn đặc biệt là các thôn chưa được lắp đặt và cung cấp nước sạch.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung :
Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân tại các thôn
trong xã.
- Phạm vi không gian :
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Giang Sơn, huyện
Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian:
Số liệu được thu thập từ năm 2012 đến năm 2014
Thời gian nghiên cứu đề tài: từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2015

4


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về nghiên cứu nhu cầu
2.1.1.1 Khái niệm nhu cầu
Nhu cầu là sự cần thiết về một cái gì đó, luôn tồn tại trong đời
sống của con người ở mỗi hoàn cảnh và mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì
nhu cầu của con người cũng khác nhau. Hiện có nhiều khái niệm và có nhiều
cách hiểu khác nhau về nhu cầu :

• Theo Kinh tế học: Nhu cầu là sự cần thiết của cá thể về một dịch vụ
hàng hóa nào đó. Khi nhu cầu của tổng các cá thể đối với một hàng hóa trong
một nền kinh tế gộp lại ta có cầu thị trường. Khi nhu cầu của tất cả các cá thể
đối với tất cả các mặt hàng gộp lại ta có tổng cầu.
• Theo Philip Kotle – chuyên gia Marketing hàng đầu thế giới : ” Nhu
cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được ”. Nhu
cầu của con người thường rất đa dạng và phức tạp tùy thuộc vào từng cá nhân,
xã hội và điều kiện sống, từ những nhu cầu thiết yếu cho sinh tồn như ăn,
uống, hít thở, mua sắm, an toàn... đến những nhu cầu về tình cảm, tôn trọng,
tự thể hiện mình.
Nhu cầu hết sức đa dạng, muôn hình muôn vẻ. Đó có thể là nhu cầu về mặt
vật chất (tiền bạc, của cải...) hoặc nhu cầu về mặt tinh thần (giải trí, thư giãn...).
• Theo Thonon Armand: Nhu cầu là toàn bộ mong muốn của con
người để có thể có một số của cải vật chất hàng hóa dịch vụ làm giảm bớt khó
khăn hay tăng phúc lợi cho cuộc sống của họ. Theo ông nhu cầu của con
người có thể chia làm hai loại:
- Nhu cầu về sinh lý
- Nhu cầu về xã hội.
5


2.1.1.2 Đặc điểm của nhu cầu
Theo Maslow (năm 1943) về căn bản nhu cầu của con người được chia
làm 2 nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta
needs).
Nhu cầu cơ bản hay nhu cầu thiết yếu liên quan đến các yếu tố thể lý
của con người như ăn uống, hít thở, nghỉ ngơi, bài tiết...những nhu cầu này
đều là những nhu yếu không thể thiếu hụt vì nếu không được đáp ứng các nhu
cầu này sẽ ảnh hưởng tới sự tồn tại của con người.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên của con người được gọi là

nhu cầu bậc cao. Khi những nhu cầu cơ bản được đáp ứng họ sẽ nghĩ và quan
tâm tới những nhu cầu cao hơn. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh
thần như nhu cầu về vẻ đẹp, cảm xúc, tình cảm, sự tôn trọng, sự công bằng.

Hình 2.1 Thứ tự sắp xếp nhu cầu của Abraham H.Maslow năm 1943
Cấu trúc tháp nhu cầu gồm 5 tầng, trong đó nhu cầu của con người
được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.
+ Tầng 1: Các nhu cầu căn bản nhất (nhu cầu tự nhiên, nhu cầu sinh lý)
Đây là các nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người: nhu
cầu về ăn, uống, ngủ, nghỉ,...

6


+ Tầng 2: Nhu cầu an toàn: Các mong muốn được an toàn về thân thể,
gia đình, sức khỏe, việc làm, tài sản được đảm bảo.
+ Tầng 3: Nhu cầu xã hội về đời sống tình cảm: Mong muốn được
trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn được yêu thương, tin cậy.
+ Tầng 4: Nhu cầu được quý trọng: Mong muốn được tôn trọng, tin
tưởng, kính mến.
+ Tầng 5: Nhu cầu tự thể hiện bản thân: Mong muốn được sáng tạo, thể
hiện khả năng, hoàn thiện bản thân và được công nhận là thành đạt. Đây là
nhu cầu cao nhất của con người, là cái đích mà mỗi cá nhân trong xã hội đều
mong muốn đạt được (Đinh Thị Niên, 2009).
Nhu cầu và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội có mối tương tác qua lại
với nhau. Nhu cầu luôn xuất phát trong các hoạt động của mỗi cá nhân, cộng
đồng nhằm đáp ứng mong muốn của cá nhân hay cộng đồng.
Nhu cầu mang tính đối tượng. Nhu cầu luôn hướng tới một cái gì đó cụ
thể. Đối tượng của nhu cầu chính là động cơ của hoạt động.
2.1.1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhu cầu

Nhu cầu và các quan hệ sản xuất có mối tương tác qua lại với nhau,
thúc đẩy nhau cùng phát triển.Nhu cầu của con người là mục tiêu để các
chương trình, kế hoạch, dự án của Nhà nước ra đời. Xuất phát từ nhu cầu của
cá nhân tổ, tổ chức, cộng đồng mà Đảng và Nhà nước có những chiến lược,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu, mong
muốn của cá nhân, cộng đồng theo hướng nâng cao điều kiện, chất lượng
cuộc sống, tăng thu nhập và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy
nhiên trong thực tế nhiều chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước nhằm phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn không đem lại hiệu quả mà nguyên nhân
chính là nhiều chương trình, dự án được lập ra chưa xuất phát từ nhu cầu thực
tế của địa phương.

7


Do đó việc nghiên cứu nhu cầu của các cá nhân trong xã hội giúp việc
hoạch định chính sách, dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội phù hợp
hơn với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân
và mục tiêu Đảng, Nhà nước đề ra (Phạm Thị Khánh Quỳnh, 2014).
2.1.2 Các lý luận về cầu
2.1.2.1 Một số khái niệm liên quan đến cầu
Theo Trần Văn Đức và Lương Xuân Chính (2006) đã đưa ra khái niệm
về cầu và một số khái niệm liên quan đến cầu như sau:
• Cầu: ”Cầu là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng (người
mua) có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau (mức giá chấp
nhận được) trong phạm vi không gian và thời gian nhất định khi các yếu tố
khác không thay đổi”
• Lượng cầu: Là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng có
khả năng và sẵn sàng mua ở mức giá đã cho trong thời gian nhất định, trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi.

• Cầu cá nhân và cầu thị trường:
Cầu cá nhân: Là ứng xử của một cá nhân khi muốn mua một hàng hóa
hay dịch vụ nào đó trong một thời gian nhất định, trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi.
Cầu thị trường: Là tổng lượng hàng hóa và dịch vụ mà mọi người sẵn
sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời
gian nhất định. Cầu thị trường là tổng hợp của cầu cá nhân.
2.1.2.2 Luật cầu
Đường cầu thị trường của các hàng hóa (ngoại trừ hàng hóa xa xỉ) có
điểm chung là có xu hướng nghiêng xuống dưới về phía bên phải, có nghĩa là
khi giá của hàng hóa và dịch vụ giảm (tăng) thì lượng cầu tăng (giảm). Như
vậy,giá và lượng cầu có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau và theo các nhà
kinh tế gọi đó là luật cầu.

8


Nhu cầu thể hiện mong muốn của con người về việc sử dụng hàng hóa
dịch vụ. Nhu cầu của con người là vô hạn vì con người thường mong muốn
hơn những gì mà họ đang có mà không thỏa mãn được. Trong khi khả năng
thanh toán cho nhu cầu là có hạn vì vậy chỉ có những nhu cầu có khả năng
thanh toán mới trở thành cầu của thị trường.
P
P3
P2
P1
0

D


Q3

Q2

Q1

Q

Đồ thị 2.1 Đường cầu về hàng hóa, dịch vụ
2.1.2.3 Hàm cầu và các nhân tố ảnh hưởng
• Hàm cầu:
Cầu thị trường là một loại hàng hóa dịch vụ phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố. Những yếu tố này thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cầu hàng hóa,dịch
vụ đó. Mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng hàm số được gọi là hàm
cầu (hàm số của cầu):
Dạng tổng quát của hàm cầu :QD (X,t) = f (PX,t; PY,t; I; T; N; E)
Trong đó
- QD(X,t) là cầu hàng hóa X trong thời gian t, đóng vai trò là hàm số cầu.
- PX,t là giá hàng hóa X trong thời gian t
- PY,t là giá hàng hóa Y trong thời gian t (giá hàng hóa thay thế, hàng
hóa bổ sung)
- I là thu nhập của người tiêu dùng
- T là thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng
- N là quy mô dân số
- E là kỳ vọng của người tiêu dùng về sự thay đổi các yếu tố trên
9


Như vậy, từ hàm cầu dạng tổng quát trên có thể thấy các yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến cầu:

 Giá cả chính hàng hóa dịch vụ đó (hàng hóa X) (P X): Với điều kiện
các yếu tố khác không thay đổi, khi giá hàng hóa X tăng thì lượng cầu của nó
giảm và ngược lại. Giá và cầu hàng hóa có mối quan hệ nghịch biến.
 Giá cả hàng hóa liên quan (P Y): Hàng hóa liên quan bao gồm hàng
hóa thay thế và hàng bổ sung. Cầu của hàng hóa dịch vụ nào đó ngoài việc
phụ thuộc vào giá của hàng hóa dịch vụ đó thì cũng phụ thuộc vào giá cả hàng
hóa liên quan:
+ Hàng hóa thay thế: Hai hàng hóa được gọi là thay thế khi người ta có
thể sử dụng hàng hóa này thay thế cho hàng hóa kia và ngược lại mà không
làm thay đổi giá trị sử dụng của chúng. Vì vậy nếu hàng hóa X và hàng hóa Y
là hai hàng hóa thay thế nhau thì quan hệ giữa giá hàng hóa Y(PY) và cầu hàng
hóa X ( QDX) là quan hệ đồng biến.
+ Hàng hóa bổ sung: Hai hàng hóa được gọi là bổ sung khi sử dụng
hàng hóa này phải đi kèm hàng hóa kia. Khi X và Y là hai hàng hóa bổ sung
thì quan hệ giữa giá hàng hóa Y (P Y) và cầu hàng hóa X (QDX) là quan hệ
nghịch biến.
 Thu nhập của người tiêu dùng (I): Thu nhập là yếu tố quan trọng
xác định cầu. Thu nhập là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mua của
người tiêu dùng. Khi thu nhập của người dân tăng lên đồng nghĩa đời sống vật
chất của người dân cũng được nâng cao khi đó nhu cầu tiêu dùng của họ cũng
tăng lên. Nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng thông thường và hàng hóa xa xỉ tăng,
cầu hàng hóa thứ cấp giảm và ngược lại.
 Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng (T): Đó là ý thích và ý muốn
chủ quan của người tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa dịch vụ. Vì vậy nếu một
hàng hóa đang được ưa chuộng thì cầu hàng hóa đó tăng, cầu sẽ giảm khi sự
ưa chuộng hàng hóa đó không còn. Nhìn chung yếu tố này ít thay đổi do thị
hiếu và sở thích của người tiêu dùng rất đa dạng và phức tạp

10



 Quy mô dân số hay số lượng người tiêu dùng (N): Quy mô dân số
ảnh hưởng tới tổng cầu hàng hóa dịch vụ (quy mô thị trường) của từng vùng
và cả quốc gia.
 Kỳ vọng của người tiêu dùng: Kỳ vọng được coi như sự mong đợi dự
đoán của người tiêu dùng về các yếu tố xác định cầu trong tương lai nhưng
ảnh hưởng tới cầu hàng hóa hiện tại. Các hy vọng về thu nhập, thị hiếu hoặc
số lượng người tiêu dùng đều tác động đến cầu hàng hóa.
Ngoài ra còn các yếu tố khác như phong tục tập quán, điều kiện tự
nhiên, chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước cũng ảnh hưởng tới lượng cầu
hàng hóa dịch vụ.
2.1.3 Tổng quan về nước sạch
2.1.3.1 Một số khái niệm
a. Khái niệm về nước, tài nguyên nước
• Nước (water): là một chất không màu, không mùi, không vị. Là một
chất lỏng thông dụng, là thành phần quan trọng và cơ bản của môi trường
sống. Nước là dạng tài nguyên đặc biệt. Nó vừa là thành phần thiết yếu của sự
sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội, vừa có thể
mang tai họa đến cho con người (Lê Anh Tuấn, 2007).
• Tài nguyên nước: Là lượng nước trong sông, ao hồ, biển, đại dương
trong khí quyển và sinh quyển. Trong Luật Tài nguyên nước (sửa đổi và bổ
sung năm 2012) của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định: ”Tài nguyên
nước bao gồm các nguồn nước mặt,nước mưa,nước dưới đất,nước biển thuộc
lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” hay có thể nhận thấy tài nguyên
nước của một lãnh thổ là toàn bộ lượng nước có trong đó mà con người có thể
khai thác, sử dụng được, xét cả về mặt lượng và chất, cho sinh hoạt, sản xuất
trong hiện tại và tương lai.
Trong đó :

11



- Nguồn nước chỉ là các dạng tích tụ tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai
thác sử dụng được bao gồm sông,suối,kênh,rạch,biển,hồ,đầm,ao,các tầng
chứa nước dưới đất,mưa băng tuyết và các dạng tích tụ khác.
- Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
- Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất.
- Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn uống,vệ
sinh của con người.
b. Khái niệm nước sạch
- Theo quy định của Luật Tài nguyên nước (sửa đổi và bổ sung năm 2012)
Nước sạch là nước đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam.
- Nước sạch là nước không màu, không mùi, không vị và không chứa
các chất tan, các vi khuẩn không nhiều quá mức cho phép và tuyệt đối không
có vi sinh vật gây bệnh (theo quan điểm của WHO).
- Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế: Nước sạch là nước dùng cho sinh hoạt
cá nhân và gia đình không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp. Nếu dùng làm
nước ăn uống trực tiếp phải xử lý để đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban
hành theo Quyết định số 1329/QĐ – BYT ngày 18/4/2002 của Bộ Y tế.
c. Các khái niệm liên quan
Theo quyết định 09/2009/QĐ – UBND đã chỉ ra một số khái niệm như sau:
• Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học
và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật về nước sạch của Việt Nam.
• Đơn vị cấp nước là tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả
các hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn và bán lẻ nước sạch.
• Đơn vị cấp nước bán buôn là đơn vị cấp nước thực hiện việc bán
nước sạch cho một đơn vị cấp nước khác để phân phối, bán trực tiếp đến
khách hàng sử dụng nước.
• Đơn vị cấp nước bán lẻ là đơn vị cấp nước thực hiện việc bán nước

sạch trực tiếp đến khách hàng sử dụng nước.
• Khách hàng sử dụng nước là các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình mua
nước sạch của đơn vị cấp nước.

12


• Dịch vụ cấp nước là các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân
trong lĩnh vực bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch .
• Hệ thống cấp nước là tổ hợp các công trình liên quan đến việc khai
thác nguồn nước, thu nước, xử lý nước, các trạm bơm và mạng phân phối
điều hòa nước sạch.
• Bệnh liên quan đến nguồn nước là các dạng bệnh tật sinh ra do sử dụng
hoặc tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm bẩn và nhiễm trùng (Lê Anh Tuấn, 2007).
2.1.3.2 Vai trò của nước sạch
Nước sạch có vai trò quan trọng đối với con người, với môi trường và
với xã hội. Như vậy, nguồn nước mà đặc biệt là tài nguyên nước sạch có vai
trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Nước là một thành phần quan trọng không thể thiếu trên Trái đất cũng
như trong cơ thể mỗi con người chúng ta. Nước chiếm khoảng 70-75% trọng
lượng cơ thể con người. Trung bình mỗi người mỗi ngày cần ít nhất là 1,5 lít
nước uống. Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên
quan đến nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng.
Nước sạch là một trong những nhu cầu căn bản của con người và đang
trở nên cấp thiết đối với việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện đời sống sinh hoạt
cho người dân. Nước sạch không những góp phần nâng cao sức khỏe, giảm
thiểu bệnh tật, tăng sức lao động,cải thiện điều kiện sống mà còn mang lại
cuộc sống văn minh cho con người. Ông Klaus Roland – Giám đốc World
Bank tại Việt Nam cũng đã khẳng định ”Không thể xóa đói giảm nghèo nếu
không đem được nguồn nước sạch đến với người dân”. Bên cạnh đó, nó cũng

đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, nước đóng vai trò
quyết định tới sự tồn tại và phát triển của cây trồng vật nuôi. Đối với Việt
Nam là một quốc gia mà nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp đang ngày một

13


phát triển cùng với đó là nguồn lợi thủy sản phong phú, nuôi trồng thủy hải
sản ngày một phát triển thì nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu.
Ngoài ra, nguồn nước sạch có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt
động y tế và nhiều hoạt động khác như các ngành công nghiệp, giao thông
vận tải, du lịch,...
Đối với môi trường, nước là một phần tất yếu của môi trường. Bởi vậy,
môi trường tự nhiên chỉ có thể được đảm bảo khi tài nguyên nước trong sạch.
Vì vậy có thể thấy nước có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống và
trong sản xuất.Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng nước vẫn còn lãng phí và có
nhiều hành động gây ô nhiễm nguồn nước. Do việc quản lý còn phân tán, quá
trình khai thác và sử dụng chưa hợp lý dẫn tới tình trạng khan hiếm và cạn
kiệt nguồn nước.
Nước sạch là nguồn tài nguyên quý nhưng không phải là vô tận. Cho
nên, việc bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch không chỉ là nghĩa vụ mà còn
là trách nhiệm của mỗi người dân.
2.1.3.3 Các giai đoạn thực hiện chiến lược quốc gia về nước sạch
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề quan trọng
được Đảng, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Để tăng nhanh tỷ lệ dân cư nông
thôn được sử dụng nước sạch và số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, thực
hiện mục tiêu cải thiện điều kiện sống và sức khỏe cho người dân nông thôn,
nhằm góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo và từng bước hiện đại hóa nông

thôn. Từ năm 1999, Việt Nam đã triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu
Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Chương trình đã
hoàn thành 2 giai đoạn và đang bước vào chặng cuối của giai đoạn 3 với kết
quả từng giai đoạn như sau:
* Kết quả thực hiện chương trình giai đoạn 1 (1999 – 2005)
Tính tới cuối năm 2005, có khoảng 62% dân số nông thôn được cấp
nước sinh hoạt; khoảng 50% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh; 17% tổng
14


×