1
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian dài thực hiện, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quy hoạch và
Quản lý Tài nguyên nước với đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp cấp nước để phát
triển bền vững kinh tế xã hội cho huyện Lương Tài - Tỉnh Bắc Ninh” đã được hoàn
thành. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả còn được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận
tình của các thầy cô giáo và các đồng nghiệp, bạn bè.
Đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy hướng
dẫn khoa học PGS.TS. Phạm Việt Hòa - Trường Đại học Thủy lợi đã trực tiếp tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp những tài liệu, những thông tin cần thiết cho
tác giả hoàn thành Luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo, cô
giáo Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, các thầy giáo, cô giáo các bộ môn đã truyền
đạt những kiến thức chuyên môn trong quá trình học tập.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, bạn bè
đã giúp đỡ, cung cấp các tài liệu cần thiết và đóng góp ý kiến cho tác giả hoàn thành
luận văn.
Tuy nhiên do thời gian có hạn, khối lượng tính toán lớn nên những thiếu sót
của luận văn là không thể tránh khỏi. Tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ
bảo giúp đỡ của các thầy cô giáo cũng như những ý kiến đóng góp của bạn bè và
của đồng nghiệp.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn tấm lòng của những người thân
trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ khích lệ tác giả trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả
Đỗ Phương Thúy
2
BẢN CAM KẾT
Tên tác giả: Đỗ Phương Thúy
Học viên cao học: Lớp CH20Q21
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Việt Hòa
Tên đề tài luận văn “Nghiên cứu các giải pháp cấp nước để phát triển bền
vững kinh tế xã hội cho huyện Lương Tài - Tỉnh Bắc Ninh”.
Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn được làm dựa trên các số liệu, tư liệu
được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên báo cáo của các cơ quan Nhà
nước, được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, sách, báo… để làm cơ sở nghiên
cứu. Tác giả không sao chép bất kỳ một luận văn hoặc một đề tài nghiên cứu nào
trước đó.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả
Đỗ Phương Thúy
3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
BẢN CAM KẾT 2
DANH MỤC HÌNH VẼ…………………………………………………………….5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU………………………………………………… 6
MỞ ĐẦU 9
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 9
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 10
III. HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ VÙNG NGHIÊN
CỨU 13
1.1.TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 13
1.1.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước 13
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 16
1.1.3. Tình hình cấp nước cho khu vực huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh 20
1.2. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU: 22
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của hệ thống: 22
1.2.2. Tình hình dân sinh, kinh tế và các yêu cầu phát triển của khu vực huyện
Lương Tài 28
1.2.3. Hiện trạng thủy lợi, nhiệm vụ quy hoạch cải tạo và hoàn chỉnh hệ thống tưới
cho lưu vực. 39
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢI
PHÁP CẤP NƯỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN LƯƠNG TÀI
53
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 53
2.1.1. Phân vùng thủy lợi cấp nước 53
2.1.2. Phân tích đặc điểm về khu nhận nước tưới 54
2.1.3. Phân tích yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng 55
2.1.4. Xác định nhu cầu nước và tính toán cân bằng nước 57
2.1.5. Phân tích đánh giá hiện trạng hệ thống công trình tưới của vùng. 91
4
2.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHO KHU VỰC 93
2.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 93
2.2.2. Phân tích đề xuất giải pháp cấp nước 93
CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHO HUYỆN LƯƠNG TÀI . 98
3.1. GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH 98
3.1.1. Phương pháp lựa chọn giải pháp cấp nước tưới 98
3.1.2. Sử dụng Mike 11 để lựa chọn giải pháp cấp nước 99
3.1.3. Phân tích lựa chọn giải pháp cấp nước 122
3.2. GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH 123
3.2.1. Giải pháp huy động nguồn vốn 123
3.2.2. Giải pháp cơ chế chính sách 124
3.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lý khai thác hiệu quả công trình thuỷ lợi 125
3.2.4. Giải pháp về quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi theo quy hoạch 126
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 128
I. KẾT LUẬN 128
II. KIẾN NGHỊ 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO 131
PHỤ LỤC 132
5
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sự gia tăng tổng lượng nước sử dụng hàng năm và tổng lượng nước sử
dụng hàng năm cho các lĩnh vực dùng nước………………………………………15
Hình 1.2: Bản đồ mạng lưới sông ngòi huyện Lương Tài 28
Hình 1.3. Hiện trạng cơ cấu dân số 29
Hình 3.1: Sơ đồ tính toán thuỷ lực tưới vùng Nam Đuống……………………….103
Hình 3.2: So sánh kết quả mực nước tại hạ lưu cống Báo Đáp………………… 115
Hình 3.3: So sánh kết quả mực nước tại hạ lưu cống Kênh Cầu……………… 115
Hình 3.4: So sánh kết quả mực nước tại hạ lưu cống Bá Thuỷ………………… 116
Hình 3.5: So sánh kết quả mực nước tại hạ lưu cống An Thổ……………………116
Hình 3.6: So sánh kết quả mực nước tại thượng lưu cống Lực Điền…………… 117
Hình 3.7: So sánh kết quả mực nước tại thượng lưu cống Tranh……………… 117
Hình 3.8: Đường quá trình mực nước dọc kênh Bắc – phương án 1…………… 120
Hình 3.9: Đường quá trình mực nước dọc kênh Giữa – phương án 1……………121
Hình 3.10: Đường quá trình mực nước dọc kênh Bắc – phương án 3……………121
Hình 3.11: Đường quá trình mực nước dọc Ngọc Quan – phương án 3………….122
6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình sử dụng nước vùng đồng bằng sông Hồng theo KC-12…… 16
Bảng 1.2: % sử dụng nước ở đồng bằng sông so với tổng lượng nước sử dụng qua
các năm…………………………………………………………………………….16
Bảng 1.3: Mức độ gia tăng lượng nước cho nông nghiệp (lần) so với năm 1990….17
Bảng 1.4: Diện tích hạn thường xuyên trong huyện Lương Tài………………… 22
Bảng 1.5: Tổng hợp diện tích đất tỉnh Bắc Ninh………………………………… 24
Bảng 1.6: Bảng thống kê dân số huyện Lương Tài……………………………… 28
Bảng 1.7: Diễn biến đất, sử dụng đất 2007-2012………………………………… 31
Bảng 1.8: Diện tích – năng xuất – sản lượng các loại cây trồng chính năm 2012 33
Bảng 1.9 : Tổng hợp số lượng gia súc, gia cầm qua các năm…………………… 34
Bảng 1.10: Tổng hợp sản xuất, nuôi trồng thủy sản qua các năm ……………… 34
Bảng 1.11: Hiện trạng trạm bơm tưới khu tưới Kênh Vàng……………………….41
Bảng 1.13: Hệ thống kênh mương chưa được kiên cố hóa của khu tưới Kênh
Vàng……………………………………………………………………………….41
Bảng 1.14: Hệ thống kênh mương được kiên cố hóa của khu tưới Kênh Vàng… 43
Bảng 1.15: Hiện trạng cống tưới khu Kênh Vàng (Phụ lục 2)……………………43
Bảng 1.16: Hiện trạng công trình tưới vùng Ngọc Quan………………………… 43
Bảng 1.17: Bảng thống kê trạm bơm tưới vùng Ngọc Quan (phụ lục 3)………… 44
Bảng 1.18: Hệ thống kênh mương được kiên cố hóa của khu tưới Ngọc Quan… 44
Bảng 1.19: Hệ thống kênh mương được kiên cố hóa của vùng Ngọc Quan……….45
Bảng 1.20: Hiện trạng cống tưới khu Kênh Vàng (Phụ lục 4)……………………46
Bảng 1.21: Hiện trạng trạm bơm tưới vùng ven sông Bùi…………………………46
Bảng 1.22: Bảng thống kê trạm bơm tưới vùng Ngọc Quan (phụ lục 5)………… 46
Bảng 1.23: Hệ thống kênh mương chưa được kiên cố hóa của vùng Ven sông
Bùi………………………………………………………………………………….47
7
Bảng 1.24: Hiện trạng cống tưới khu ven sông Bùi (Phụ lục 6)………………….47
Bảng 2.1: Kết quả phân khu thuỷ lợi chính……………………………………… 54
Bảng 2.2: Định hướng sử dụng đất huyên Lương Tài giai đoạn 2015 – 2020…….56
Bảng 2.3: Dự báo phát triển dân số vùng nghiên cứu…………………………… 58
Bảng 2.4: Cơ cấu đất trồng trọt 2012 và 2015, 2020…………………………… 59
Bảng 2.5: Số lượng gia súc, gia cầm hiện tại, năm 2015 và 2020 của từng vùng…61
Bảng 2.6: Diện tích nuôi trồng thủy sản hiện tại, năm 2015 và 2020…………… 61
Bảng 2.7: Quy mô diện tích các khu công nghiệp…………………………………62
Bảng 2.7: Trạm mưa và Trạm khí tượng đại diện cho các khu dùng nước……… 62
Bảng 2.8: Các yếu tố khí tượng dùng tính toán………………………………… 62
Bảng 2.9: Kết quả tính toán mưa vụ theo tần suất P=85% 62
Bảng 2.10: Thời vụ của các loại cây trồng trong vùng huyện…………………… 65
Bảng 2.11: Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng Kc của các loại cây trồng
khác……………………………………………………………………………… 66
Bảng 2.12: Chiều sâu bộ rễ của các lại cây trồng cạn…………………………… 66
Bảng 2.13: Mức tưới các loại cây trồng……………………………………………71
Bảng 2.14: Hệ số tưới tại mặt ruộng năm 2015 và 2020 P=85% 71
Bảng 2.15: Hệ số tưới thiết kế tại mặt ruộng…………………………………… 71
Bảng 2.16: Nhu cầu nước cho sinh hoạt giai đoạn đến 2012………………………76
Bảng2.17: Nhu cầu nước cho sinh hoạt giai đoạn đến 2015……………………….76
Bảng 2.18: Nhu cầu nước cho sinh hoạt giai đoạn đến 2020………………………76
Bảng 2.19: Nhu cầu nước theo tháng của các loại cây trồng…………………… 77
Bảng 2.20: Nhu cầu nước cho thủy sản đến năm 2012…………………………….78
Bảng 2.21: Nhu cầu nước cho thủy sản đến năm 2015…………………………….78
Bảng 2.22: Nhu cầu nước cho thủy sản đến năm 2020…………………………….79
Bảng 2.23: Nhu cầu nước cho môi trường giai đoạn tương lai ……………………79
8
Bảng 2.24: Nhu cầu nước cho công nghiệp giai đoạn tương lai………………… 80
Bảng 2.25: Tổng hợp nhu cầu các nghành kinh tế giai đoạn hiện tại…………… 81
Bảng 2.26: Tổng hợp nhu cầu các nghành kinh tế giai đoạn 2015……………….82
Bảng 2.27: Tổng hợp nhu cầu các nghành kinh tế giai đoạn 2020……………… 83
Bảng 2.28: Tổng lượng nước yêu cầu tại mặt ruộng theo từng giai đoạn………….85
Bảng 2.29: Lưu lượng nước yêu cầu tại mặt ruộng theo từng giai đoạn………… 85
Bảng 2.30: Tổng lượng nước yêu cầu tại đầu mối theo từng giai đoạn……………86
Bảng 2.31: Lưu lượng nước yêu cầu tại đầu mối theo từng giai đoạn……………86
Bảng 2.32: Phân phối dòng chảy năm thiết kế Q85% , W85% tại trạm Bến Hồ….88
Bảng 2.33: Cân bằng tổng lượng nước theo các giai đoạn tần suất P = 85% 89
Bảng 2.34: Cân bằng lưu lượng nước theo các giai đoạn tần suất P = 85% 90
Bảng 2.35: Cân bằng nước theo khả năng của công trình …………………………91
Bảng 2.36: Giải pháp công trình tưới vùng Lương Tài…………………………….95
Bảng 2.37: Hệ thống kênh tưới cần kiên cố hóa………………………………… 96
Bảng 3.1: Công trình chính trong vùng Nam Đuống…………………………… 100
Bảng 3.2: Sơ đồ kết nối mạng sông tính toán thủy lực tưới Nam Đuống……… 104
Bảng 3.3: Hệ thống nút tưới vùng Nam Đuống………………………………… 105
Bảng 3.4: Địa hình lòng dẫn hệ thống Nam Đuống
………………………………111
Bảng 3.5. Thống kê các trạm dùng để kiểm định mô hình……………………….113
Bảng 3.6: Mực nước lũ lớn nhất tại các trạm trong hệ thống Bắc Hưng Hải…….114
Bảng 3.7: Mực nước tại các vị trí thuộc huyện Lương Tài……………………….118
9
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Huyện Lương Tài là một huyện thuộc tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm, tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh. Khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. Huyện
Lương Tài là huyện thuần nông nên công tác thuỷ lợi chiếm một vị trí quan trọng
trong sự nghiệp ổn định và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Hơn thế nữa, trong những năm gần đây tình hình diễn biến thời tiết rất phức tạp
cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh có những biến động mạnh như:
Quá trình đô thị hoá tăng nhanh, dân số tăng, nhiều khu công nghiệp mới được xây
dựng. Sử dụng diện tích nông nghiệp có nhiều thay đổi, diện tích trồng lúa giảm,
diện tích đồng trũng đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Mức đảm bảo cấp
nước
cho khu công nghiệp và đô thị cần phải cao hơn phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Chính những chuyển biến trên đòi hỏi phải nghiên cứu, điều chỉnh quy
hoạch thuỷ lợi trước đây cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội để trở
thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015. Lợi dụng tổng hợp nguồn nước tối đa nhưng
đồng thời vẫn phải đảm bảo phát triển nguồn nước một cách bền vững là tiêu chí
được đặt lên hàng đầu.
Do sự phân bố không đồng đều giữa nguồn nước và nhu cầu sử dụng cùng với
sự suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đã dẫn đến sự cạnh tranh giữa những người sử
dụng nước, ngành sử dụng nước. Bên cạnh đó công tác quản lý tài nguyên nước còn
hạn chế, yếu kém do thiếu kinh nghiệm, chưa có sự đồng thuận giữa những nhà
quản lý với những nhà khai thác sử dụng.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều
công trình thuỷ lợi đã được xây dựng để phục cấp nước trong vùng, tuy nhiên phần
diện tích tưới hãi còn hạn hẹp. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của
vùng, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cơ sở thủy lợi phục vụ công tác cấp nước cho huyện, để
huyện có thể đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cho hiện tại và cho tương lai.
Việc cấp nước cho vùng phục vụ cho nông nghiệp , sinh hoạt… rất là quan trọng. Vì
10
vậy việc lập: “Nghiên cứu các giải pháp cấp nước để phát triển bền vững kinh tế xã
hội cho huyện Lương Tài - Tỉnh Bắc Ninh ”là rất cần thiết và cấp bách
Trong luận văn nghiên cứu sẽ đánh giá về hiện trạng hệ thống các công trình
thủy lợi trên lưu vực, điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế và định hướng phát triển,
từ đó tính toán cân bằng nước cho hiện tại và tương lai. Qua đó đề xuất các giải
pháp công trình, phi công trình nhằm khai thác, quản lý và sử dụng bền vững, đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cho khu vực huyện Lương Tài .
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình cấp nước và nhu cầu cấp nước của
huyện Lương Tài, đề xuất và lựa chọn giải pháp cấp nước cho huyện, nhằm đảm
bảo chủ động cấp nước để phát triển bền vững kinh tế - xã hội cho toàn huyện.
III. HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng
- Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp cấp nước cho huyện Lương Tài, các
đối tượng cấp nước chính như: Nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi,
thủy sản, môi trường.
- Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ địa bàn huyện Lương Tài – tỉnh Bắc Ninh.
2) Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, công cụ sử dụng
a. Cách tiếp cận :
• Tiếp cận tổng hợp và liên ngành:
Dựa trên định hướng phát triển kinh tế xã hội khu vực huyện Lương Tài –
tỉnh Bắc Ninh; hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế các ngành từ đó rút ra
các giải pháp công trình và phi công trình để phục vụ công tác cấp nước cho vùng.
• Tiếp cận kế thừa:
Trên địa bàn huyện Lương Tài nói riêng và toàn tỉnh Bắc Ninh nói chung đã
có một số các dự án quy hoạch cấp nước cho vùng, các đề tài nghiên cứu về nguồn
nước, vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước. Việc kế thừa có chọn
lọc các kết quả nghiên cứu này sẽ giúp đề tài có định hướng giải quyết vấn đề một
11
cách khoa học hơn.
• Tiếp cận thực tiễn:
Tiến hành khảo sát thực địa, tổng hợp số liệu nhằm nắm rõ chi tiết hiện trạng
và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, hiện trạng các công
trình cấp nước và tình hình hạn hán của toàn huyện.
Các số liệu thực tiễn giúp đánh giá một cách tổng quan về hiện trạng các
công trình cấp nước và tình hình hạn hán của vùng, làm cơ sở đánh giá các tác động
và đề xuất các giải pháp để khắc phục.
• Tiếp cận các phương pháp, công cụ hiện đại trong nghiên cứu:
Đề tài này ứng dụng, khai thác các phần mềm, mô hình hiện đại như mô
hình tính toán thủy động lực học (MIKE 11)
b. Phương pháp
- Kế thừa, áp dụng có chọn lọc sản phẩm khoa học và công nghệ hiện có trên
thế giới và trong nước. Kế thừa các nghiên cứu khoa học, các dự án có liên quan và
các điều tra cơ bản trên khu vực huyện.
- Phương pháp điều tra, thu thập: Tiến hành điều tra, thu thập các tài liệu
trong vùng nghiên cứu bao gồm tài liệu hiện trạng thủy lợi, các công trình tưới, định
hướng phát triển kinh tế - xã hội, tình hình khai thác và sử dụng đất đai, nguồn
nước, các tài liệu địa hình, thủy văn trên khhu vực.
- Phương pháp phân tích thống kê các số liệu đã có.
- Phương pháp ứng dụng các mô hình hiện đai: Các mô hình tính toán thuỷ
lực, thuỷ văn, cân bằng nước, phần mềm xây dựng bản đồ Mapinfo, phần mềm
Mike 11 tính toán cân bằng nước và ứng dụng các công nghệ hiện đại: viễn thám,
GIS…
- Phương pháp chuyên gia: Có sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên
gia về các lĩnh vực.
c. Công cụ sử dụng
12
Khai thác, sử dụng phần mềm tính toán thuỷ lực và chất lượng nước MIKE11
13
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo nhưng cũng
có thể bị cạn kiệt tùy vào tốc độ khai thác của con người và khả năng tái tạo của
môi trường. Ngày nay, sử dụng nước cho mọi hoạt động đã trở nên phổ biến. Tuy
nhiên, việc sử dụng khai thác nguồn tài nguyên này gây ra những hậu quả ảnh
hưởng nghiêm trọng tới nguồn tài nguyên nước. Khi con người bắt đầu trồng trọt và
chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần phát triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu
vực các con sông lớn. Lúc đầu cư dân còn ít và nước thì đầy ắp trên các sông hồ,
đồng ruộng, cho dù có gặp thời gian khô hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cư
không xa lắm là tìm được nơi ở mới tốt đẹp hơn. Vì vậy, nước được xem là nguồn
tài nguyên vô tận và cứ như thế qua một thời gian dài, vấn đề nước chưa có gì là
quan trọng. Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất
hiện và càng ngày càng phát triển như vũ bão. Hấp dẫn bởi nền công nghiệp mới ra
đời, từng dòng người từ nông thôn đổ xô vào các thành phố và khuynh hướng này
vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Ðô thị trở thành những nơi tập trung dân cư quá
đông đúc, tình trạng này tác động trực tiếp đến vấn đề về nước càng ngày càng trở
nên nan giải. Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công
nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo sự ước tính,
bình quân trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp được sử
dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10%cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nhu
cầu nước sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Thí dụ:
Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được s
ử dụng cho công nghiệp, 47% sử dụng cho
nông nghiệp và 9% cho sinh hoạt và giải trí (Chiras, 1991). Ở Trung Quốc thì 7%
nước được dùng cho công nghiệp, 87% cho công nghiệp, 6% sử dụng cho sinh hoạt
và giải trí. (Chiras, 1991). Nhu cầu về nước trong công nghiệp: Sự phát triển càng
ngày càng cao của nền công nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng nhu cầu về
14
nước, đặc biệt đối với một số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy,
luyện kim, hóa chất , chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ ngót 90% tổng lượng
nước sử dụng cho công nghiệp. Thí dụ: cần 1.700 lít nước để sản xuất một thùng bia
chừng 120 lít, cần 3.000 lít nước để lọc một thùng dầu mỏ chừng 160 lít, cần
300.000 lít nước để sản xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép, cần 2.000.000 lít nước để
sản xuất 1 tấn nhựa tổng hợp. Theo đà phát triển của nền công nghiệp hiện nay trên
thế giới có thể dự đoán đến năm 2000 nhu cầu nước sử dụng cho công nghiệp tăng
1.900 km3/năm có nghĩa là tăng hơn 60 lần so với năm 1900. Phần nước tiêu hao
không hoàn lại do sản xuất công nghiệp chiếm khoảng từ 1 - 2% tổng lượng nước
tiêu hao không hoàn lại và lượng nước còn lại sau khi đã sử dụng được quay về
sông hồ dưới dạng nước thải chứa đầy những chất gây ô nhiễm ( Cao Liêm, Trần
đức Viên - 1990 ). Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản
xuất nông nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng
đòi hỏi một lượng nước ngày càng cao. Theo M.I.Lvovits (1974), trong tương lai do
thâm canh nông nghiệp mà dòng chảy cả năm của các con sông trên toàn thế giới có
thể giảm đi khoảng 700 km3/năm. Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa mãn nhờ
mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước sông hoặc
nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô. Người ta ước tính được
mối quan hệ giữa lượ
ng nước sử dụng với lượng sản phẩm thu được trong quá trình
canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500 tấn nước, 1 tấn gạo cần đến
4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần đến 10.000 tấn nước. Sở dĩ cần số lượng lớn
nước như vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của quá trình thoát hơi nước của cây, sự bốc
hơi nước của lớp nước mặt trên đồng ruộng, sự trực di của nước xuống các lớp đất
bên dưới và phần nhỏ tích tụ lại trong các sản phẩm nông nghiệp. Dự báo nhu cầu
về nước trong nông nghiệp đến năm 2000 sẽ lên tới 3.400 km3/năm, chiếm 58%
tổng nhu cầu về nước trên toàn thế giới.
Nhu cầu về nước Sinh hoạt và giải trí: Theo sự ước tính thì các cư dân sinh
sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nước/ người/ ngày. Ngày nay, do sự phát
triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí
15
ngày cũng càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị lớn, nước sinh hoạt
tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần nhiều hơn. Theo sự ước tính đó thì đến năm
2000, nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí sẽ tăng gần 20 lần so với năm 1900, tức
là chiếm 7% tổng nhu cầu nước trên thế giới (Cao Liêm, Trần đức Viên - 1990).
Nước là nhu cầu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bao gồm 3 lĩnh vực
chủ yếu: nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng. Trên thế giới cũng như ở ta nhu cầu
nước cả 3 lĩnh vực trên đều tăng rất nhanh. Theo thống kê của Liên hợp quốc trên
thế giới tình hình trên được minh hoạ như hình 1-1.
Hình 1.1: Sự gia tăng tổng lượng nước sử dụng hàng năm và tổng lượng nước sử
dụng hàng năm cho các lĩnh vực dùng nước
Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy các hoạt động phát triển của con người
ngày càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của chúng ta, đặc biệt
là các khu dân cư ở hạ lưu các lưu vực sông. Do đó, cần thiết phải có những nghiên
cứu chuyên sâu, chi tiết để có thể đánh giá đúng và đầy đủ tác động của các hoạt
động kinh tế đến hệ thống cấp nước nói riêng và đến vấn đề quản lý, bảo vệ và sử
dụng hợp lý, bền vững tài nguyên nước trên thế giới nói chung.
16
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta tình hình sử dụng nước trước mắt và trong tương lai của vùng đồng
bằng sông Hồng như bảng 1-1, 1-2, 1-3.
Như vậy hiện tại cũng như trong tương lai, nhu cầu nước cho nông nghiệp vẫn ở
vị trí chủ yếu. Và sự gia tăng nhu cầu nước vẫn rất đáng kể (gần 2 lần đến năm
2010). Như vậy tuy hệ thống thuỷ nông là hệ thống đa mục tiêu nhưng mục tiêu
nông nghiệp vẫn là chính.
Bảng 1.1: Tình hình sử dụng nước vùng đồng bằng sông Hồng theo KC-12
(triệu m
3
)
Năm 1990
Năm 2000
Năm 2010
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Tổng
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Tổng
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Tổng
10018,0
222,5
537,5
10778,0
11633,0
849
1267
13749,0
12361,0
2531,0
3918,0
19800
Bảng 1.2: % sử dụng nước ở đồng bằng sông Hồng so với tổng lượng nước sử dụng
qua các năm
Năm 1990
Năm 2000
Năm 2010
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Tổng
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Tổng
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Tổng
93
2
5
100
85
6
9
100
66
14
20
100
17
Bảng 1.3: Mức độ gia tăng lượng nước cho nông nghiệp (lần) so với năm 1990
Năm 1990
Năm 2000
Năm 2010
1
1,4
1,97
Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
vào năm 2020; muốn vậy trước hết nông nghiệp và nông thôn phải phát triển lên
một trình độ mới bằng việc đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được
trên một đơn vị diện tích, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; phát triển công
nghiệp, dịch vụ, các làng nghề ở nông thôn, tạo nhiều việc làm mới.
Để đáp ứng những mục tiêu đó, công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông-lâm-
ngư-diêm nghiệp và kinh tế nông thôn đang đứng trước những thời cơ và thách thức
mới. Đó là việc đảm bảo nước để ổn định khoảng 4 triệu ha đất có điều kiện sản
xuất lúa, giữ vững an ninh lương thực với sản lượng lương thực có hạt khoảng 40
triệu tấn vào năm 2010; có các giải pháp thuỷ lợi hiệu quả phục vụ cho 3 triệu ha
cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, khoảng 1,2 triệu ha cây công nghiệp hàng
năm; cung cấp nước cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề
nông thôn, cung cấp nước sạch cho cư dân nông thôn; xây dựng các hệ thống cung
cấp nước để làm muối chất lượng cao và nuôi trồng thuỷ, hải sản với qui mô lớn; xử
lý nước thải từ các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, từ các làng nghề, từ các cơ
sở sản xuất công nghiệp dịch vụ ở nông thôn.
Theo đánh giá của Liên hiệp quốc, trong thế kỷ 20 dân số thế giới tăng lên 3 lần
trong khi tài nguyên nước được khai thác tăng lên 7 lần. Với tốc độ tăng dân số như
hiện nay, dân số thế giới được dự báo là 8 tỷ người năm 2020 và 10 tỷ vào năm
2050. Như vậy, nhu cầu về nước sẽ tăng 650% trong vòng 30 năm tới. Đến năm
2025 sẽ có trên 3,5 tỷ người trên hành tinh sống trong điều kiện khan hiếm nước.
Nước ta có tài nguyên nước ở mức trung bình của thế giới. Lượng nước phát
sinh trên lãnh thổ bình quân đầu người khoảng 4100 m3/năm vào năm 2000. Với
18
tốc độ tăng dân số hiện nay, lượng nước bình quân đầu người tiếp tục giảm 18-20%
sau mỗi thập kỷ.
Do chịu ảnh hưởng mạnh của địa hình và giao lưu giữa 2 hệ thống gió mùa đông
bắc và tây nam, lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian. Mùa
mưa chiếm 75-85% lượng mưa cả năm. Trong khi mùa khô lương mưa rất nhỏ,
nhiều tháng không mưa. Về mặt không gian, có những vùng lượng mưa đạt 3000-
5000mm/năm, trong khi có vùng dưới 1000mm/năm. Sự chênh lệch từ 3-5 lần.
Mưa phân bố không đều nên dòng chảy mặt là sản phẩm của mưa phân bố cũng
không đều. Những vùng mưa lớn có modul dòng chảy 60-80 lít/s/km2 trong khi
những vùng mưa nhỏ chỉ đạt 10 lít/s/km2. Trong mùa mưa lượng dòng chảy chiếm
70-80% lượng dòng chảy năm, trong khi tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất chỉ
chiếm 1-2%.
Tài nguyên nước dưới đất với trữ lượng động thiên nhiên trên toàn lãnh thổ
(chưa kể phần hải đảo) khoảng 50-60 tỷ m3 tương đương 1513 m3/s nhưng cũng
phân bố không đều trên các vùng địa chất thuỷ văn.
Với những đặc điểm về tài nguyên nước, tình trạng hạn hán, thiếu nước vào mùa
khô năm nào cũng xẩy ra với mức độ khác nhau. Và mùa mưa tình trạng úng lụt
cũng thường xuyên xuất hiện. Trong vòng 5 năm gần đây, năm nào Việt Nam cũng
phải đương đầu với thiên tai liên quan đến nước. Năm 1997, 1998 do ảnh hưởng của
Enninô hạn hán nghiêm trọng trên nhiều vùng, đặc biệt là miền trung và tây nguyên.
Năm 1999 hai trận lụt đầu tháng 11 và đầu tháng 12 ở miền trung được đánh giá là
trận lụt lịch sử. Năm 2000, 2001 lụt ở Đồng bằng sông Mê Kông trong đó trận lụt
năm 2000 được đánh giá là lớn nhất trong 70 năm qua cả về đỉnh, lượng và thời
gian lũ. Đầu năm 2002 hạn hán lại xẩy ra trên diện rộng ở Nam Bộ, Duyên hải Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên gây thiệt hại lớn cho nông lâm nghiệp, thuỷ sản. Cháy
rừng tràm ở Kiên Giang và Cà Mau cũng có nguyên nhân cơ bản do hạn hán.
Sau nhiều năm đầu tư, với mục tiêu chủ yếu là đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia tiến tới xuất khẩu. Đến nay, cả nước đã có 75 hệ thống thuỷ lợi vừa và lớn, rất
nhiều hệ thống thuỷ lợi nhỏ với tổng giá trị tài sản cố định khoảng 60.000 tỷ đồng
19
(chưa kể giá trị đất và công sức nhân dân đóng góp). Các hệ thống thuỷ lợi năm
2000 đã đảm bảo tưới cho 3 triệu ha đất canh tác, tiêu 1.4 triệu ha đất tự nhiên ở các
tỉnh bắc bộ, ngăn mặn 70 vạn ha, cải tạo 1.6 triệu ha đất chua phèn ở đồng bằng
sông Cửu Long. Năm 2000, diện tích lúa được tưới cả năm gần 7 triệu ha chiếm
84% diện tích lúa. Các công trình thuỷ lợi còn tưới trên 1 triệu ha rau màu, cây công
nghiệp và cây ăn quả. Lượng nước sử dụng cho nông nghiệp rất lớn. Theo tính toán
năm 1985 đã sử dụng 41 tỷ m3 chiếm 89,8% tổng lượng nước tiêu thụ, năm 1990 sử
dụng 46,9 tỷ m3 chiếm 90% và năm 2000 khoảng trên 60 tỷ m3
Nhờ các biện pháp thuỷ lợi và các biện pháp nông nghiệp khác trong vòng 10
năm qua sản lượng lương thực tăng bình quân 1.1 triệu tấn/năm. Tổng sản lượng
lương thực năm 2000 đạt 34,5 triệu tấn, đưa bình quân lương thực đầu người 330 kg
năm 1990 lên 444 kg năm 2000. Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực đã trở thành
nước xuất khẩu gạo lớn với mức gần 4 triệu tấn/năm.
Tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản nước ta khá lớn, nhiều hệ thống
thuỷ lợi khi xây dựng đã xét đến việc kết hợp cấp nước để nuôi trồng thuỷ sản. Khi
xây dựng các hồ chứa nước vấn đề phát triển thuỷ sản trong hồ chứa cũng được đề
cập đến. Vài năm gần đây do hiệu quả của nuôi trồng thuỷ sản nhất là tôm sú nhiều
vùng đất ven biển đã được xây dựng thành những khu vực nuôi trồng thuỷ sản tập
trung. Tuy nhiên việc xây dựng các hệ thống thuỷ lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất
chưa được quan tâm đúng mức, chưa có qui hoạch và các giải pháp đồng bộ. Hầu
hết đều do dân tự phát, tự tổ chức xây dựng theo kinh nghiệm. Nhiều nơi, đã có hiện
tượng thủy hải sản bị bệnh, tôm chết hàng loạt mà nguyên nhân là do môi trường
nước không đảm bảo liên quan đến hệ thống cấp nước và thoát nước. Một số vùng
đã có tranh chấp giữa nuôi tôm và trồng lúa gắn với nó là ranh giới mặn, ngọt cũng
là vấn đề công tác thuỷ lợi phải xem xét, giải quyết.
Các hệ thống thuỷ lợi đã cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho phần lớn cư dân
nông thôn nhất là trong mùa khô. Với 80% dân số sống ở nông thôn, hầu hết các hệ
thống thuỷ lợi đều tạo nguồn nước sinh hoạt trực tiếp cho dân hoặc nâng cao mực
nước ở các giếng đào. Ngay ở miền núi, đồng bào sống khá phân tán, những nơi
20
đảm bảo nguồn nước sinh hoạt vững chắc là những nơi có hệ thống thuỷ lợi đi qua.
Những công trình thuỷ lợi tạo nguồn nước cho sinh hoạt điển hình như Dầu Tiếng,
Sông Quao, Nam Thạch Hãn, Ngòi Là, Phai Quyền đã tạo nguồn nước sinh hoạt
cho hàng chục triệu dân nông thôn nhất là trong mùa khô.
1.1.3. Tình hình cấp nước cho khu vực huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh
Lương Tài là huyện thuần nông của tỉnh Bắc Ninh, có điều kiện tự nhiên, đất đai
và khí hậu rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ngày 01/09/1999 huyện Lương
Tài được tái lập. Từ ngày tái lập tỉnh đến nay đã được Nhà nước quan tâm đầu tư rất
nhiều các công trình
Là một huyện thuộc tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm, tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Khu vực có
mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. Với khoảng 55% dân số làm
nghề nông nên công tác thuỷ lợi chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp ổn
định và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Hơn thế nữa, trong những năm gần đây tình hình diễn biến thời tiết rất phức tạp
cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh có những biến động mạnh như:
Quá trình đô thị hoá tăng nhanh, dân số tăng, nhiều khu công nghiệp mới được xây
dựng. Sử dụng diện tích nông nghiệp có nhiều thay đổi, diện tích trồng lúa giảm,
diện tích đồng trũng đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản.
Nhằm xác định khả đáp ứng của nguồn nước trong giai đoạn hiện tại cũng như
khả năng đáp ứng của nguồn nước trong giai đoạn tương lai cho các nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội như nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh từ đó xác định và tìm
ra giải pháp về nguồn nước để đảm bảo đủ nguồn nước cho các nhu cầu phát triển
kinh tế- xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại,
dịch vụ và dân sinh.
Đối với cấp nước cho công nghiệp và dân sinh. Tìm đủ nguồn nước, có
phương án phát triển mang tính khả thi cao để đảm bảo đủ nhu cầu nước cho phát
triển các khu, cụm công nghiệp tập trung theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội
của huyện, tỉnh.
21
Đối với các khu dân cư tập trung, các điểm đô thị hiện có và dự kiến phát
triển trong tương lai cũng cần tìm các phương án đáp ứng đủ nguồn nước cho đối
tượng này, đối với các khu vực dân cư nông thôn sống phân tán cũng tính toán bố
trí đủ nguồn cấp với nguồn nước cấp hợp vệ sinh và đạt mức độ cấp nước theo quy
định.
Đối với ngành nông nghiệp của huyện nguồn nước tưới chủ yếu của huyện là
nguồn nước từ sông Bắc Hưng Hải, là nguồn lấy nước tưới chính của các công trình
nằm trong huyện. Trong các năm gần đây 2003, 2004, 2005, 2006 dòng chảy trên
sông Hồng khá cạn kiệt, thiếu hụt so với trung bình nhiều năm rất lớn. Vì vậy việc
lấy nước trên sông Hồng vào hệ thống Bắc Hưng Hải để phục vụ sản xuất cho hệ
thống là rất khó khăn. Vào thời kỳ thiếu nước các trạm bơm chỉ vận hành được 60-
70% công suất. Do đó hàng năm phải tổ chức bơm sớm, bơm kéo dài thời gian đảm
bảo cấp đủ nước cho nông dân gieo cấy trong khung thời vụ.
Các công trình thủy lợi đã xây dựng của huyện nếu làm việc theo đúng nhiệm
vụ thiết kế và trong điều kiện thời tiết bình thường sẽ đảm bảo tưới được hết diện
tích canh tác của hệ thống. Tuy nhiên hiện tượng thiếu nước vẫn thường xuyên xảy
ra, đặc biệt ở các vùng cao, vùng xa, cuối các kênh tưới của các trạm bơm tưới lớn
là do:
+ Các trạm bơm được xây dựng từ 20-30 năm trước, được thiết kế với hệ số tưới
0,6-0,84l/s/ha không đáp ứng được yêu cầu sử dụng nước hiện tại do nhu cầu cấp
nước tăng lên.
+ Các công trình đều được xây dựng từ lâu, qua quá trình khai thác sử dụng nên
hiện nay đã bị xuống cấp: máy móc đã cũ, hư hỏng và lạc hậu, các thiết bị bị hao
mòn, nhà máy xuống cấp. Vì nguồn vốn đầu tư có hạn nên việc duy tu sửa chữa
hàng năm chỉ sửa chữa chắp vá, không triệt để, vì vậy công trình ngày càng xuống
cấp, khả năng phục vụ giảm so với thiết kế ban đầu.
+ Tình trạng rác thải, vật nổi công nghiệp ngày càng tăng trên kênh dẫn nước
vào các trạm bơm đang là tác nhân phá hoại máy móc rất nghiêm trọng đối với các
trạm bơm, làm giảm đáng kể hiệu suất của máy móc thiết bị cơ điện.
22
+Hệ thống kênh tưới của huyện chưa được kiên cố hết, mới có 44950m kênh
tưới được kên cố hóa còn 110510m chưa được kiên cố hóa.
Từ đầu thập kỷ 90 đến nay, diện tích hạn đã giảm đáng kể, diện tích hạn chỉ còn
xẩy ra ở các vùng cao cục bộ và vùng bãi. Diện tích giảm sản do thiếu nước từ 1997
cũng giảm, chỉ có một số năm đột biến như năm 2004, 2001 do thời tiết và mức
nước sông Hồng quá thấp.
Bảng 1.4: Diện tích hạn thường xuyên trong huyện Lương Tài
Khu vực thường xuyên hạn
Diện tích hạn thường
xuyên
Nguyên nhân
Quảng Phủ, Phú Hoà
1000 - 1.200ha
- Các trục tiêu Tuần La - Kênh Vàng bồi lắng,
co hẹp dòng chảy
- Cống môn Quảng và kênh tiếp nước nối
kênh Giữa với kênh Bắc xuống cấp.
Thực tế các công trình cấp nước đều được xây dựng và đi vào hoạt động
nhiều năm, đến nay đều bị xuống cấp nhiều, có một vài công trình đầu mối được tu
sửa nhưng hiệu suất chưa cao. Hệ thống cấp nước không được tu sửa thường xuyên,
thiếu một quy trình điều hành và quản lý chặt chẽ.
Trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện Lương Tài đặt ra trong
tương lai, việc tiếp tục đầu tư củng cố hạ tầng cơ sở thuỷ lợi và xây dựng các công
trình mới theo một quy hoạch chi tiết, thống nhất hợp lý, để đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội cho hiện tại và trong những năm tiếp theo là một nhiệm vụ hết
sức quan trọng.
1.2. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của hệ thống
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Lương Tài - Tỉnh Bắc Ninh là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà
Nội, toàn huyện có diện tích tự nhiên 10.567,00 ha. Bao gồm 14 đơn vị hành chính:
23
Thị trấn Thứa, Quảng Phú, Bình Định, Lâm Thao, Phú Lương, Tân Lãng, Trung
Chính, Phú Hoà, Trừng Xá, Minh Tân, Lai Hạ, Mỹ Hương, An Thịnh, Trung Kênh
Toạ độ địa lý:
- Từ 20
0
57’51” đến 21
0
15’50” vĩ độ Bắc.
- Từ 105
0
54’14” đến 106
0
18’28” kinh độ Đông.
Tỉnh được giới hạn:
- Phía Bắc giáp với huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh.
- Phía Nam giáp tỉnh Hải Dương.
- Phía Đông là sông Thái Bình giáp tỉnh Hải Dương.
1.2.1.2. Giới hạn vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu bao gồm toàn bộ 13 xã và một thị trấn thuộc huyện Lương
Tàivới tổng diện tích tự nhiên là 10.567 ha, dân số đến năm 2012 là 96.580 người.
1.2.1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo
24
Lương Tài có địa hình bằng phẳng, nhưng lại bị chia cắt bởi nhiều sông ngòi.
Mức độ chênh lệch địa hình nhỏ, có độ cao phổ biến từ 1,5÷3m so với mặt biển.
Ngoài ra còn một số khu vực Nghĩa Hương, An Mỹ thuộc xã Mỹ Hương thấp trũng
có cao độ thấp +0,8. Các vùng bãi có cao độ cao phổ biến +3,0 đến +6,0, vì vậy rất
hay bị úng ngập vào mùa mưa, khó tiêu thoát.
1.2.1.4. Đất đai thổ nhưỡng
Theo bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 toàn tỉnh Bắc Ninh do Viện Quy
hoạch và thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 2000 thì trên địa bàn tỉnh có các loại
đất như sau:
Bảng 1.5: Tổng hợp diện tích đất tỉnh Bắc Ninh
TT Loại đất Ký hiệu
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
1 Đất cát ven sông Cb 110,9 0,13
2 Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng P
h
b 2.213,78 2,69
3 Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Thái Bình Pb 630,4 0,77
4 Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng P
h
5.688,02 6,91
5 Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Thái Bình P 1.523,3 1,85
6 Đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng P
h
g 11.148,95 13,55
7 Đất phù sa gley của hệ thống sông Thái Bình Pg 10.916,74 13,27
8 Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng P
h
f 4.047,9 4,92
9 Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Thái Bình Pf 5.146,93 6,26
10 Đất phù sa úng nước Pj 3.285,23 3,99
11 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ B 4.505,8 5,48
12 Đất xám bạc màu gley Bg 952,69 1,16
13 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 126 0,15
25
14 Đất vàng nhạt trên đá cát và dăm cuội kết Fq 764,18 0,92
15 Đất xói mòn trơ sỏi đá, núi đá E 224,25 0,27
Tổng diện tích các loại đất 51.285,07 62,33
Đất ở và đất chuyên dùng 21.092,58 25,63
Sông ngòi, ao hồ 9.893,35 12,14
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
82.271 100.00
Trong đó, đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng (P
h
g) chiếm diện tích chủ
yếu (11.148,95ha), chiếm 13,55% diện tích đất tự nhiên. Đất phù sa gley của hệ
thống sông Thái Bình (Pg) chiếm diện tích lớn thứ hai (10.916,74ha), chiếm
13,27% diện tích đất tự nhiên phân bố dọc hệ thống sông Cầu thuộc các huyện Yên
Phong, Quế Võ. Các loại đất này chủ yếu trồng 2 vụ lúa. Trên địa bàn huyện Lương
Tài có chứa đầy đủ các loại đất trên.
1.2.1.5. Đặc điểm địa chất
Đặc điểm địa chất tỉnh Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa
chất thuộc sụt trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của
cấu trúc mỏng. Tuy nhiên, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc Bộ nên cấu
trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung
Đông Triều vùng Đông Bắc. Toàn tỉnh có mặt các loại đất đá có tuổi từ Cambri đến
đệ tứ, song nhìn chung có thành tạo Kainozoi phủ trên các thành tạo cổ. Đây là
thành tạo chiếm ưu thế về địa tầng lãnh thổ. Các thành tạo Triat phân bố trên hầu
hết các dãy núi, thành phần thạch học chủ yếu là cát kết, sạn kết. Bề dày các thành
tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam. Ở các vùng núi do bị
bóc mòn nên bề dày của chúng còn rất mỏng, càng xuống phía Nam bề dày có thể
đạt tới 100 m, trong khi đó vùng phía Bắc (Đáp Cầu) bề dày chỉ đạt từ 30÷50m.
* Trên địa bàn huyện Lương Tài có các địa tầng sau: