Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn huyện kim bảng, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.58 KB, 139 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học nông nghiệp hà nội




Phạm thị khánh quỳnh

Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nớc sạch của
ngời dân trên địa bàn huyện kim bảng,
tỉnh hà nam

luận văn thạc sĩ kinh tế





Hà nội 2012
Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học nông nghiệp hà nội




Phạm thị khánh quỳnh

Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nớc sạch của
ngời dân trên địa bàn huyện kim bảng,
tỉnh hà nam


luận văn thạc sĩ kinh tế



Chuyên ngành : kinh tế nông nghiệp
M số : 60.31.10

Ngời hớng dẫn khoa học : pgs.ts. nguyễn văn song


Hà nội 2012
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Tác giả luận văn




Phạm Thị Khánh Quỳnh
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


ii

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay Luận văn tốt nghiệp
thạc sỹ “ Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa
bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”đã được hoàn thành.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin bày
tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Văn
Song - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Sau đại học, quý thầy cô
thuộc Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, tổ bộ môn Kinh tế Tài Nguyên Môi
Trường đã giúp tôi hoàn thành quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo các phòng Tài nguyên môi
trường, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà
Nam, các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, xã và những hộ gia đình trên địa bàn
nghiên cứu đã giúp đỡ mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình thu thập số liệu, cung cấp thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.
Xin cám ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành
chương trình học tập và thực hiện luận văn này.

Tác giả luận văn





Phạm Thị Khánh Quỳnh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC ĐỒ THỊ ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT x
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, bản chất và ý nghĩa của nghiên cứu nhu cầu 5
2.1.2 Lý luận chung về cầu 7
2.1.3 Tổng quan về nước sạch 11

2.1.4 Nhu cầu nước cho cuộc sống của con người 16
2.2 Cơ sở thực tiễn 19
2.2.1 Nhu cầu sử dụng nước sạch trên thế giới 19
2.2.2 Nhu cầu sử dụng nước sạch ở Việt Nam 21
2.2.3 Sự quan tâm của thế giới đối với vấn đề nước sạch ở Việt Nam 24
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

iv

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 27
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 27
3.1.1 Vị trí địa lý 27
3.1.2 Địa hình, khí hậu và chế độ thủy văn 27
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 28
3.1.4 Tình hình cấp nước nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện Kim Bảng 36
3.2 Phương pháp nghiên cứu 38
3.2.1 Khung phân tích 38
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 40
3.2.3 Nguồn số liệu 43
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 44
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu 54
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56
4.1 Thực trạng nguồn nước sinh hoạt trong sinh hoạt của người dân huyện Kim Bảng 56
4.1.1 Hệ thống cấp nước sử dụng trong sinh hoạt của người dân huyện Kim Bảng 56
4.1.2 Chất lượng nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt của người dân trên địa
bàn huyện Kim Bảng 59
4.2 Nhu cầu về nước sạch của người dân huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 61
4.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của người được điều tra 61
4.2.2 Nhận thức của người dân về nước sạch 63

4.2.3 Nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân qua điều tra 72
4.3 Đánh giá mức sẵn lòng chi trả (WTP) cho việc sử dụng nước sạch trong
sinh hoạt của người dân qua điều tra 85
4.3.1 Xác định mức sẵn lòng chi trả (WTP) cho việc sử dụng nước sạch trong
sinh hoạt của người dân tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 85
4.3.2 Lý do về mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch trong sinh
hoạt của người dân trên địa bàn huyện Kim Bảng 89
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

v

4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng nước sạch của người
dân 92
4.4.1 Ảnh hưởng của độ tuổi hộ điều tra 93
4.4.2 Ảnh hưởng của thu nhập 96
4.4.3 Ảnh hưởng của nghề nghiệp 98
4.4.4 Giới tính và trình độ học vấn 100
4.4.5 Một số yếu tố khác ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng nước sạch của người
dân 100
4.4.6 Xây dựng quỹ nước sạch trên địa bàn huyện 102
4.5 Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao nhu cầu sử dụng nước sạch
của người dân tại địa bàn nghiên cứu 104
4.5.1 Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường
đến năm 2015 của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 104
4.5.2 Các giải pháp nhằm nâng cao nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân
trên địa bàn huyện Kim Bảng 109
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 115
5.1 Kết luận 115
5.2 Kiến nghị 117
5.2 1 Đối với cơ quan chính quyền tại huyện Kim Bảng 117

5.2.2 Đối với chính quyền xã, thị trấn 118
5.2.3 Đối với người dân 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC 121


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Phân bố và dạng của nước trên Trái đất 12
Bảng 2.2: Sự khác nhau giữa bằng lòng trả (WTP) và bằng lòng chấp nhận
(WTA) 46
Bảng 3.1: Tình hình đất đai của huyện Kim Bảng qua 3 năm 30
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động huyện Kim Bảng qua 3 năm (2008 -
2010) 32
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Kim Bảng qua 3 năm
(2008– 2010) 34
Bảng 4.1: Hệ thống công trình cấp nước sử dụng trong sinh hoạt của người
dân huyện Kim Bảng 56
Bảng 4.2: Hiện trạng cấp nước và sử dụng nước từ công trình cấp nước tập
trung 58
Bảng 4.3: Trình độ học vấn của người được điều tra 61
Bảng 4.4: Đặc điểm cơ bản của người được điều tra 62
Bảng 4.5: Thu nhập của người được điều tra 63
Bảng 4.6: Hệ thống nước sinh hoạt của người dân thông qua điều tra 64
Bảng 4.7: Đánh giá của hộ về nguồn nước đang sử dụng của hộ điều tra 66
Bảng 4.8: Tổng hợp ý kiến của người dân về vấn đề nước sạch sử dụng trong

trong sinh hoạt 70
Bảng 4.9: Đánh giá chung của người dân về công tác xây dựng và lắp đặt
đường ống nước sạch 72
Bảng 4.10: Đóng góp của hộ điều tra cho công tác xây dựng và lắp đặt đường
ống nước 75
Bảng 4.11: Tổng hợp ý kiến của hộ điều tra về nhu cầu sử dụng nước sạch
trong sinh hoạt 78

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

vii

Bảng 4.12: Mối liên hệ giữa khối lượng nước và công suất làm việc của trạm
cấp nước qua các hộ điều tra 81
Bảng 4.13: Mong muốn của hộ điều tra đối với trách nhiệm của chính quyền,
lãnh đạo địa phương trong việc cung cấp nước sạch 84
Bảng 4.14: Mức sẵn lòng chi trả của người dân về sử dụng nước sạch trong
sinh hoạt tại huyện Kim Bảng 86
Bảng 4.15: Lý do sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt
của người được điều tra 89
Bảng 4.16: Lý do người dân không đồng ý chi trả 91
Bảng 4.17: Mối quan hệ giữa các mức tuổi khác nhau với mức sẵn lòng chi trả 94
Bảng 4.18: Mối quan hệ giữa các mức thu nhập khác nhau với mức sẵn lòng
chi trả 96
Bảng 4.19: Mối quan hệ giữa nghề nghiệp khác nhau với mức sẵn lòng chi trả 98
Bảng 4.20: Hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý, vận hành các trạm cấp nước
năm 2011 trên địa bàn huyện 102





Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Đánh giá chất lượng nguồn nước đang sử dụng của các hộ điều
tra 70
Biểu 4.2: Đánh giá chất lượng nguồn nước kém của các hộ điều tra phân theo
địa bàn 70
Biểu đồ 4.3: Đánh giá về mức đóng góp trong xây dựng và lắp đặt đường ống
của các hộ qua điều tra 76
Biểu đồ 4.4: Mong muốn khối lượng nước được sử dụng 83
Biểu đồ 4.5: Mong muốn của hộ điều tra về công suất làm việc của trạm cấp
nước 80
Biểu đồ 4.6: Mối liên hệ giữa khối lượng nước và công suất làm việc của trạm
cấp nước qua các hộ điều tra 82
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

ix

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 2.1 Đường cầu về hàng hóa dịch vụ 8
Đồ thị 2.2 Mức sẵn lòng chi trả (WTP) và thặng dư người tiêu dùng (CS) 45
Đồ thị 4.1: Số hộ bằng lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch 87
Đồ thị 4.2: Đường cầu thể hiện mức sẵn lòng chi trả của người dân 89
Đồ thị 4.3: Mối liên hệ giữa các nhóm tuổi và mức WTP trung bình 96
Đồ thị 4.4: Mối liên hệ giữa mức thu nhập và mức WTP trung bình 97

Đồ thị 4.5: Mối liên hệ giữa nghề nghiệp và mức WTP trung bình 100


































Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

x


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BQ
BQDT
CC
CN – XD
CN – TTCN
CNH – HĐH
CT
DV
ĐVT
GTSX

NN
NL – TS
NS&VSMT
TMDV
UBND
WTP
Bình quân

Bình quân diện tích
Cơ cấu
Công nghiệp – xây dựng
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Công trình
Dịch vụ
Đơn vị tính
Giá trị sản xuất
Lao động
Nông nghiệp
Nông lâm – thủy sản
Nước sạch và vệ sinh môi trường
Thương mại dịch vụ
Ủy ban nhân dân
Willingness to pay
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

1

PHẦN I MỞ ĐẦU
ơ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước sạch và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cơ bản trong đời sống
hàng ngày của con người. Với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay cùng với
nền kinh tế - xã hội đang ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng nước sạch
của người dân đang trở thành đòi hỏi bức thiết trong việc đảm bảo sức khỏe
và cải thiện điều kiện sinh hoạt.
Nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống của người
dân cũng như đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nghị quyết Đại

hội Đảng lần thứ VIII, Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ phải “Cải thiện việc
cấp thoát nước ở đô thị, thêm nguồn nước sạch cho nông thôn”.
Khu vực nông thôn Việt Nam chiếm 75% dân số cả nước và nông nghiệp
luôn là một bộ phận quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân, do đó tập
trung vào phát triển nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân ở nông
thôn luôn được Đảng và Chính phủ Việt Nam đặt lên hàng đầu, là ưu tiên quốc
gia. Đã có rất nhiều chương trình, dự án được triển khai trong nông nghiệp
nông thôn đạt được những kết quả tích cực trong đó có Chương trình mục tiêu
Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Đây là một chương trình
mang tính xã hội nhân văn sâu sắc, góp phần cải thiện điều kiện sống, nâng cao
nhận thức của người dân khu vực nông thôn. Chương trình này bắt đầu được
triển khai từ năm 1998, tính đến nay chương trình đã thực hiện được hai giai
đoạn (giai đoạn I: 1998- 2005; giai đoạn II: 2006-2010) và đang tiếp tục triển
khai giai đoạn III (2011 – 2015). Mục tiêu của chương trình này là:
- Nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện
các dịch vụ cấp nước sạch, vệ sinh, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi
của cộng đồng về bảo vệ môi trường, vệ sinh và vệ sinh cá nhân.
- Giảm tác động xấu do điều kiện cấp nước và vệ sinh kém gây ra đối với
sức khỏe của dân cư nông thôn và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường
trong cộng đồng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

2

Kết thúc giai đoạn II Chương trình quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
(2006-2010), tổng số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên
52,1 triệu người, tăng 13,26 triệu người so với cuối năm 2005; tỷ lệ được sử
dụng nước hợp vệ sinh đạt 83% (thấp hơn 2% so với mục tiêu đề ra), trong đó có
42% được sử dụng nước sinh hoạt đạt theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế [P.V, 2011].
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình triển khai thực hiện nhưng

một số chỉ tiêu trong chương trình đã không đạt được là do phải đối mặt với
những khó khăn, thách thức:
- Chất lượng nước và chất lượng xây dựng các công trình cấp nước còn
thấp, chưa đạt các yêu cầu đặt ra.
- Tính đồng đều trong việc cấp nước sạch ở các vùng, miền còn nhiều hạn
chế: Trong 7 vùng kinh tế - sinh thái thì miền núi phía Bắc có 78% dân nông
thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, Tây Nguyên 74% và là những vùng
có tỷ lệ thấp nhất. Đặc biệt, giữa các tỉnh, thành phố đã tồn tại sự chênh lệch
lớn, có 10/63 tỉnh đạt tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt
trên 90%; 20/63 tỉnh đã đạt 83 - 90%; 20/63 tỉnh đạt 75 - 83%; 13 tỉnh đạt tỷ
lệ dưới 75% [P.V, 2011].
- Tính bền vững của các thành quả đạt được không cao.
- Phương pháp, công nghệ xử lý nước thải, rác thải tập trung ở nông thôn
chưa có giải pháp hữu hiệu
- Đặc biệt, hiện nay người dân nông thôn đang phải đối mặt với tình trạng ô
nhiễm nguồn nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt bởi các chất thải: chất thải
sinh hoạt, chất thải nông nghiệp, công nghiệp… dẫn đến một bộ phận người
dân nông thôn bị nhiễm các bệnh từ việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Kim Bảng là một huyện nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hà Nam. Huyện nằm
gần trục quốc lộ 1A, 21A, 21B, 38B và vùng du lịch nổi tiếng chùa Hương
Tích của Hà Nội ở phía Tây. Đây là điều kiện thuận lợi tạo cho huyện khả
năng phát triển và giao lưu kinh tế văn hoá xã hội, từng bước hoà nhập với
nền kinh tế của tỉnh và khu vực. Trong những năm qua thực hiện đường lối,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

3

chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của huyện đã có nhiều
chuyển biến tích cực: nhiều công ty đã được thành lập, khu tiểu thủ công
nghiệp được xây dựng, sự phát triển một số làng nghề,… đã và đang làm thay

đổi đời sống của người dân nơi đây. Tuy nhiên, mặt trái của việc phát triển
này là tạo ra nhiều rác thải, gây ô nhiễm môi trường làm ô nhiễm nguồn nước
đã gây cản trở trong sinh hoạt của người dân, ảnh hưởng tới sức khỏe của
người dân. Đứng trước những vấn đề trên, một số câu hỏi được đặt ra:
- Thực trạng sử dụng nước trong sinh hoạt của người dân huyện hiện nay như thế nào?
- Nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới nhu cầu của người dân về nước sạch
trong sinh hoạt?
- Đề xuất, đóng góp nào có thể được đưa ra nhằm khuyến khích người dân
sử dụng nước sạch trong sinh hoạt.
Để trả lời được những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn
huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn
huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về nước và nước sạch.
- Tìm hiểu tình hình sử dụng nước trong sinh họat và những mong muốn về sử dụng
nước sạch của người dân trong sinh hoạt trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụngnước sạch của người
dân huyện Kim Bảng
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao nhu cầu sử dụng nước
sạch trong sinh hoạt của người dân.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

4


1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội, đặc biệt là
những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân.
- Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là nhu cầu của người dân về sử dụng
nước sạch trong sinh hoạt trên địa bàn huyện Kim Bảng, đặc biệt ở những xã
chưa được cung cấp nước sạch để sử dụng.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân tại
các xã trên địa bàn huyện.
- Phạm vị không gian:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại một số xã trên địa bàn huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam.
- Phạm vi thời gian:
Thu thập số liệu trong 3 năm: 2008 – 2010
Thời gian thực hiện đề tài: 4/2011 – 3/2012












Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


5

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, bản chất và ý nghĩa của nghiên cứu nhu cầu
2.1.1.1 Khái niệm nhu cầu
Nhu cầu luôn tồn tại trong đời sống của con người dù ở bất cứ hoàn cảnh
nào, ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, ở mỗi lứa tuổi, giới
tính, trình độ,… thì con người lại có những nhu cầu khác nhau. Hiện nay, có rất
nhiều khái niệm về nhu cầu và có nhiều cách hiểu khác nhau về nhu cầu:
Theo Kinh tế học: Nhu cầu là sự cần thiết của một cá thể về một dịch vụ
hàng hóa nào đó. Khi nhu cầu của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng
trong một nền kinh tế gộp lại, ta có nhu cầu thị trường. Khi nhu cầu của tất cả
các cá thể đối với tất cả các mặt hàng gộp lại ta có tổng cầu.
Theo Philip Kotler – chuyên gia Marketing hàng đầu thế giới: “Nhu cầu
là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu của
con người là một tập hợp đa dạng và phức tạp, từ những nhu cầu có tính chất
bản năng sinh tồn như ăn, uống, mặc, ở, an toàn… đến những nhu cầu về tình
cảm tri thức, tôn trọng, tự thể hiện mình. Những nhu cầu đó gắn liền với tình
cảm con người, gắn liền với sự phát triển của xã hội mà mỗi con người sống
trong đó” (Nguyễn Nguyên Cự, 2005).
Như vậy, về cơ bản nhu cầu được hiểu là trạng thái tâm lý mà con
người cảm thấy thiếu hụt và mong muốn thỏa mãn những điều thiếu hụt ấy.
2.1.1.2 Đặc điểm của nhu cầu
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 – 1970) được xem như một
trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn. Theo
ông, nhu cầu là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự
nhiên của con người nói chung.

- Theo Maslow, nhu cầu của con người được sắp xếp theo thứ bậc quan
trọng từ thấp đến cao, được chia làm 5 bậc:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

6

+ Bậc 1: Các nhu cầu căn bản nhất (nhu cầu tự nhiên, nhu cầu sinh lý):
đây là các nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người: nhu
cầu về ăn, mặc, ở, nghỉ ngơi,…
+ Bậc 2: Nhu cầu an toàn: các mong muốn được an toàn thân thể, việc
làm, gia đình, sức khỏe,…
+ Bậc 3: Nhu cầu xã hội về đời sống tình cảm: mong muốn được trong
một nhóm cộng đồng nào đó, muốn được yêu thương, được tin cậy, có cuộc
sống yên ấm…
+ Bậc 4: Nhu cầu được quý trọng, kính mến: mong muốn được tôn
trọng, kính mến, được tin tưởng,…
+ Bậc 5: Nhu cầu thể hiện bản thân, tự khẳng định mình: muốn được
sáng tạo, mong muốn hoàn thiện bản thân và được công nhận là thành đạt.
Đây là nhu cầu cao nhất của con người, là đích mà mỗi cá nhân trong xã hội
đều mong muốn đạt được (Đinh Thị Niên, 2009).
- Nhu cầu và phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa,… có mối tương tác qua lại
với nhau. Nhu cầu kích thích các hoạt động trong xã hội phát triển và ngược lại.
- Nhu cầu theo quan điểm của Alfred Marshall : “Không có số đếm nhu
cầu và ước muốn”(Nguyễn Văn Thủy, 2006).
2.1.1.3 Bản chất của nhu cầu
Về bản chất, nhu cầu là một khái niệm tâm – sinh lý. Nhu cầu luôn xuất
hiện trong các hoạt động đời sống của mỗi cá nhân, cộng đồng,…và các cá
nhân, cộng đồng luôn tìm cách nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó.
Khám phá ra mối quan hệ giữa nhu cầu và hành vi của con người là
D.N. Uznetze – nhà tâm lý học Xô viết đầu tiên nghiên cứu về nhu cầu. Theo

ông, tương ứng với mỗi kiểu hành vi là một nhu cầu khác nhau. Nhu cầu là
một thuộc tính tâm lý đặc trưng giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
hành vi. Ông quan niệm rằng: nhu cầu là yếu tố quyết định tạo ra tính tích
cực, nó xác định xu hướng, tính chất hành vi. Và ông cũng cho rằng: dựa vào
nhu cầu của con người để phân loại hành vi của con người.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

7

Nhu cầu có nguồn gốc từ trong hoạt động thực tiễn là kết luận của
A.N.Leonchiep. Theo ông, nhu cầu thực sự bao giờ cũng có tính đối tượng:
nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì đó. Khi xem xét mối quan hệ
giữa nhu cầu với động cơ, ông cho rằng: khi mà đối tượng của nhu cầu xuất
hiện, cái mà được nhận biết (được cảm nhận, được hình dung hoặc được tư
duy) thì có được chức năng thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động. tức là trở thành
động cơ. Nói cách khác, đối tượng của nhu cầu chính là động cơ của hoạt
động (Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2010).
2.1.1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhu cầu
Như đã nói ở trên, nhu cầu và các hoạt động sản xuất có mối tương tác
qua lại với nhau, chúng thúc đẩy, kích thích nhau cùng phát triển. Nhu cầu của
con người sẽ là mục tiêu để Nhà nước đề ra các chương trình, dự án nhằm thỏa
mãn các nhu cầu đó của con người. Ví dụ, các chương trình xóa đói, giảm
nghèo của Đảng, Nhà nước ban hành và triển khai chính là nhằm thỏa mãn nhu
cầu và mong muốn thoát nghèo của các hộ, người nghèo cả nước. Tuy nhiên,
hiện nay nhiều chương trình, dự án đầu tư của nhà nước nhằm phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn triển khai không đem lại hiệu quả, đó là chưa kể có
những dự án sau khi kết thúc không thu được kết quả. Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân chính là nhiều chương trình, dự án
được lập ra chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương.
Do đó, việc nghiên cứu nhu cầu của các cá nhân trong xã hội sẽ giúp

cho việc hoạch định chính sách, chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội một cách đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng đúng với nhu
cầu của người dân, đồng thời đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Đảng và
Nhà nước đề ra.
2.1.2 Lý luận chung về cầu
2.1.2.1 Các khái niệm
 Cầu: “Cầu là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng (với tư
cách là người mua) có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau (mức
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

8

giá chấp nhận được) trong phạm vi và không gian và thời gian nhất định khi các
yếu tố khác không thay đổi” (Trần Văn Đức và Lương Xuân Chính, 2006).
 Lượng cầu: là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng có
khả năng và sẵn sàng mua ở mức giá đã cho trong thời gian nhất định, trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi.
 Cầu cá nhân và cầu thị trường:
Cầu cá nhân: là ứng xử của một cá nhân khi muốn mua một hàng hóa
hay dịch vụ nào đó trong một thời gian nhất định, trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi.
Cầu thị trường: là tổng lượng hàng hóa và dịch vụ mà mọi người sẵn
sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời
gian nhất định. Cầu thị trường là tổng hợp cầu cá nhân lại với nhau.
2.1.2.2 Luật cầu
Đường cầu thị trường của các hàng hóa (ngoại trừ hàng hóa xa xỉ) có
một điểm chung là có xu hướng nghiêng xuống dưới về phía bên phải), có
nghĩa là khi giá của hàng hóa và dịch vụ giảm (tăng) thì lượng cầu tăng lên
(giảm). Như vậy, giá và lượng cầu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau; và
các nhà kinh tế gọi đây là quy luật cầu.


Đồ thị 2.1 Đường cầu về hàng hóa dịch vụ

Q
1
Q
2
Q
3
Q
0
P
3
P
1

P
P
2
D
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

9

2.1.2.3 Hàm cầu và các nhân tố ảnh hưởng tới cầu
 Hàm cầu:
Cầu thị trường là một loại hàng hóa dịch vụ phụ thuộc rất nhiều yếu tố.
Những yếu tố này thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cầu hàng hóa, dịch vụ
đó. Và mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng hàm số được gọi là hàm
cầu (hàm số của cầu):

Dạng tổng quát của hàm cầu: Q
D
(x,t) = f(P
x,t
; I; P
y,t
; T; N; E)
Trong đó:
- Q
D
(x,t) là cầu hàng hóa X trong thời gian t, đóng vai trò là hàm số cầu
- P
x,t
là giá hàng hóa X trong thời gian t
- P
y,t
là giá hàng hóa Y trong thời gian t (giá hàng hóa thay thế, hàng
hóa bổ sung)
- I là thu nhập của người tiêu dùng
- T là thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng
- N là quy mô dân số
- E là kỳ vọng của người tiêu dùng về sự thay đổi các yếu tố trên
Như vậy, từ hàm cầu dạng tổng quát trên, ta có thể thấy những yếu tố
ảnh hưởng đến cầu:
 Giá cả hàng hóa dịch vụ đang xét (hàng hóa X) (P
X
): Với điều kiện các
yếu tố khác không thay đổi, khi giá hàng hóa X tăng thì lượng cầu của nó giảm
và ngược lại. Nói cách khác giá và cầu hàng hóa X có mối quan hệ nghịch biến.
 Giá cả hàng hóa liên quan (P

Y
): Hàng hóa liên quan bao gồm hàng
hóa thay thế và hàng hóa bổ sung. Cầu của hàng hóa dịch vụ nào đó ngoài
việc phụ thuộc vào giá của hàng hóa dịch vụ đó thì cũng phụ thuộc vào giá cả
hàng hóa liên quan:
+ Hàng hóa thay thế: Hai hàng hóa được gọi là thay thế khi người ta có
thể sử dụng hàng hóa này thay thế cho hàng hóa kia và ngược lại mà không
làm thay đổi giá trị sử dụng của chúng. Như vậy, nếu hàng hóa X và hàng hóa
Y là hai hàng hóa thay thế thì quan hệ giữa giá hàng hóa Y (P
Y
) và cầu hàng
hóa X (Q
D
X
) là quan hệ đồng biến.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

10

+ Hàng hóa bổ sung: Hai hàng hóa được gọi là bổ sung khi sử dụng hàng
hóa này phải đi kèm theo hàng hóa kia. Ví dụ: gas và bếp gas, Khi đó, nếu giá
gas tăng thì cầu về bếp gas sẽ giảm xuống và ngược lại, trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi. Như vậy, khi X và Y là hai hàng hóa bổ sung thì quan hệ giữa
giá hàng hóa Y (P
Y
) và cầu hàng hóa X (Q
D
X
) là quan hệ nghịch biến.
 Thu nhập của người tiêu dùng (I): Thu nhập thể hiện khả năng thanh

toán của người tiêu dùng khi mua hàng hóa dịch vụ. Do đó, sự thay đổi thu nhập
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cầu hàng hóa dịch vụ trên thị trường. Khi thu nhập tăng
thì cầu hàng hóa thông thường tăng, cầu hàng hóa thứ cấp giảm và ngược lại.
 Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng (T): Đó là những ý thích, ý
muốn chủ quan của người tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa dịch vụ. Vì vậy, thị
hiếu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giới tính, dân tộc, tuổi tác, địa vị xã
hội, Nhìn chung, yếu tố này ít thay đổi vì thị hiếu người tiêu dùng vốn rất đa
dạng và phức tạp, nó thuộc yếu tố tâm lý, xã hội nên khi nghiên cứu phải
chọn mẫu đại diện, từ đó có thể lượng hóa và suy rộng cho tổng thể.
 Quy mô dân số hay số lượng người tiêu dùng (N): Cầu thị trường
được tập hợp từ cầu của các cá nhân có tham gia thị trường. Do đó, khi số
lượng người tiêu dùng tăng thì cầu hàng hóa tăng và ngược lại. Mối quan hệ
giữa N và Q
D
X
là mối quan hệ đồng biến.
 Kỳ vọng của người tiêu dùng (E): Cầu hàng hóa sẽ thay đổi vì nó
phụ thuộc vào các kỳ vọng của người tiêu dùng. Kỳ vọng được xem là sự
mong đợi, dự đoán của người tiêu dùng về sự thay đổi các yếu tố xác định cầu
trong tương lai nhưng lại ảnh hưởng tới cầu hàng hóa hiện tại sẽ giảm và
ngược lại. Các kỳ vọng về thu nhập, thị hiếu, hoặc số lượng người tiêu dùng
đều tác động đến cầu hàng hóa đang xét.
Ngoài những yếu tố trên thì còn có các yếu tố khác như điều kiện tự
nhiên, các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến cầu
hàng hóa dịch vụ.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

11


2.1.3 Tổng quan về nước sạch
2.1.3.1 Một số khái niệm
 Nước
Nước là thành phần cơ bản và quan trọng của môi trường sống mà sự có
mặt của nó cấu tạo nên một quyển trên Trái Đất là thủy quyển. Thủy quyển bao
gồm toàn bộ các dạng chứa nước trên hành tinh của chúng ta. Đó là: đại dương,
biển, sông, hồ, các tảng băng và nước ngầm,…
Toàn bộ lượng nước trên Trái Đất khoảng 14.00×10
9
km
3
, trong đó,
khoảng 97% là ở đại dương và biển. Tuy nhiên, do hàm lượng muối cao nên
nước ở đây không được sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của con
người. Trong phần nước còn lại, phần lớn đóng băng ở 2 đầu cực và trong các
tảng băng ( chiếm khoảng 2% tổng lượng nước). Lượng nước này che phủ
khoảng 10% bề mặt Trái Đất hiện tại. Như vậy, chỉ còn khoảng 0,6% nước
ngọt, bao gồm cả nước bề mặt và nước ngầm là có thể sử dụng được. Trong
tổng lượng nước đó, con người thực sự chỉ được sử dụng khoảng 0,3% dưới
dạng nước ngọt phục vụ cho các mục đích khác nhau của mình. Ngoài ra, nước
còn được phân bố trong khí quyển dưới dạng hơi nước khoảng 0,001% tổng
lượng nước (Phạm Ngọc Hồ, Đồng Kim Loan và Trịnh Thị Thanh, 2009).
- Nước (Water): là một chất lỏng thông dụng, nước là một chất không
màu, không mùi, không vị. Nước tinh khiết có công thức cấu tạo gồm hai
nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy. Dưới áp suất khí trời 1 atmosphere,
nước sôi ở 100
o
C và đông đặc ở 0
o
C, nước có khối lượng riêng là 100

kg/m
3
(Lê Anh Tuấn, 2007).
- Nước có mặt trong các cơ thể sống và mang dinh dưỡng đến tất cả các
tế bào sống.


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

12

Bảng 2.1: Phân bố và dạng của nước trên Trái đất

Địa điểm
Diện tích
(km
2
)
Tổng thể
Tích nước (km
3
)

Tổng lượng
nước (%)
Các đại dương và biển
(nước mặn)
361.000.000

1.230.000.000


97.2000

Khí quyển (hơi nước) 510.000.000

12.700

0,0010

Sông, rạch - 1.200

0,0001

Nước ngầm (đến độ sâu
0,8 km)
130.000.000

4.000.000

0,3100

Hồ nước ngọt 855.000

123.000

0,0090

Tảng băng và băng hà 28.200.000

28.600.000


2.1500

(Nguồn: US Geological Survey)
 Nước sạch
Có rất nhiều loại nước, nhưng nước sạch là loại nước mà con người
luôn có nhu cầu muốn được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày nhằm đảm bảo
sức khỏe, hạn chế các dịch bệnh do sử dụng những nguồn nước gây ô nhiễm.
Kỹ sư Lê Quốc Hùng – Tổng giám đốc Công ty công nghệ môi trường OBM,
chuyên gia trong lĩnh vực xử lý nguồn nước cho biết, hiện nay trên thế giới
cũng như ở nước ta khái niệm về nước sạch có hai quan điểm:
+ Quan điểm thứ nhất: Đã là nước sạch thì càng sạch càng tốt, nghĩa là
hàm lượng khoáng càng nhỏ càng tốt (không có các khoáng chất như kim loại
nặng, sắt, canxi,…), vì người ta cho rằng, nước chỉ là dung môi hòa tan các
chất khác, và nhu cầu mỗi người khác nhau nên không có nước nào có thể bổ
sung đầy đủ. Hơn nữa, nếu uống sắt thì sẽ giảm lượng hấp thụ canxi…Đối với
những người bị bệnh thận thì không thể uống nước có hàm lượng natri,
cacbonat cao vì nó làm suy thận, nước có hàm lượng khoáng cao có thể làm
bệnh huyết áp thêm trầm trọng.
+ Theo quan điểm thứ hai thì nước sạch là phải có khoáng trong phạm
vi cho phép, vì cho rằng cơ thể có nhu cầu cần cung cấp các chất đó thì nước
cũng là một giải pháp để cung cấp chất đó.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

13

Theo quan điểm chữa bệnh của y học thì quan điểm thứ hai được số
đông chấp nhận và tán thành vì cho rằng nước cũng là một loại thuốc dùng để
chữa bệnh và còn làm dung môi để hòa tan các chất. Chất khoáng trong nước
chính là một trong các chất dùng để chữa bệnh. (Theo Viện y học cổ truyền

phương Đông – 2004)(Đoàn Mạnh Linh, 2010).
Như vậy, nước sạch là gì hiện nay vẫn chưa có khái niệm rõ ràng, tuy
nhiên chúng ta có thể hiểu: Nước sạch là nước đã qua xử lý vẫn còn các thành
phần sinh hóa học bên trong nhưng ở mức giới hạn cho phép. Ngoài ra, nước
sạch còn được hiểu là: nước được coi là nước sạch khi nó không màu, không
mùi, không vị, trong, không có vẩn đục, không có vi trùng và các chất gây
bệnh; nước sử dụng đạt yêu cầu vệ sinh và an toàn sức khỏe theo tiêu chuẩn
quy định của Bộ Y tế.
Nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân và việc cung cấp nước sạch
cho người dân, đặc biệt là đối với vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, biên
giới hải đảo,… là một điều hết sức cần thiết. Được sử dụng nước sạch trong
sinh hoạt sẽ góp phần nâng cao dân trí, sức khỏe, đời sống cho người dân.
Điều này là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
 Nước thải (Wastewater): nước sau khi sử dụng (nước từ hệ thống
cấp nước, nước mưa, nước mặt, nước ngầm, ,) cho các mục tiêu khác nhau như
sinh hoạt, sản xuất,… có trộn lẫn chất thải, mang ít nhiều chất gây ô nhiễm.
 Nước thải chưa xử lý (Untreated wastewater) là nguồn tích lũy
các chất độc hại lâu dài cho con người và các sinh vật khác. Sự phân hủy các
chất hữu cơ trong nước thải có thể tạo ra các chất khí nặng mùi. Thông
thường, nước thải chưa xử lý là nguyên nhân gây bệnh do nó chưa các loại
độc chất phức tạp hoặc mang lại các chất dinh dưỡng thuận lợi cho việc phát
triển cho các loại vi khuẩn, các thực vật thủy sinh nguy hại.
 Sự ô nhiễm nước (Water pollution) xảy ra khi các chất nguy hại xâm
nhập vào nước lớn hơn khả năng tự làm sạch của chính bản thân nguồn nước.

×