Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

QUẢN lý rác THẢI SINH HOẠT TRÊN địa bàn xã QUẾ NHAM – HUYỆN tân yên TỈNH bắc GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ QUẾ NHAM – HUYỆN TÂN YÊN - TỈNH BẮC GIANG

Tên sinh viên:

NGUYỄN THÙY LINH

Chuyên ngành đào tạo:

QUẢN LÝ KINH TẾ

Lớp:

K60 - QLKT

Niên khóa:

2015 – 2019

Giảng viên hướng dẫn:

Th.S NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2018

0




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu sử dụng trong Luận văn là trung thực và chưa từng được dùng
ở một công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn đã
dược cảm ơn đầy đủ, các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc theo quy định
Hà Nôi, ngày 16 tháng 11 năm 2018
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THUỲ LINH

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S Nguyễn Thị Phương -người trực tiếp hướng dẫn
đã tận tình giúp đỡ và định hướng giúp tôi trong quá trình định hướng và hoàn
thành công trình nghiên cứu của mình.
Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự giúp đỡ quý báu của tập thể các Thầy, Cô
khoa Kinh Tế và Phát Triển nông thôn, Ban Quản lý đào tạo, Ban giám đốc
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới những cán bộ đang công tác tại Uỷ
ban nhân dân xã Quế Nham, cảm ơn một số cá nhân nông dân và cán bộ nhân
viên trong tổ vệ sinh môi trường trên địa bàn xã Quế Nham đã tạo điều kiện
để tôi thực hiện nghiên cứu, điều tra cũng như được tiếp xúc với thực tế nhằm

tìm hiểu, tích lỹ kinh nghiệm và trao đổi, thực hành thực tế những kiến thức
đã được học qua sách vở, qua thầy cô giáo đã giảng dạy trong công tác nghiên
cứu và điều tra tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bạn bè, người thân đã luôn kịp
thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Kính chúc mọi người luôn sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành công
trong cuộc sống !
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2018
Sinh viên

NGUYỄN THUỲ LINH

ii


TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Xã hội ngày càng phát triển , đời sống người dân cũng được cải thiện ,
nhu cầu tiêu dùng của con người cũng tăng lên nhưng kéo theo đó là vấn đề
môi trường đang trong tình trạng báo động. Vấn đề rác thải sinh hoạt ngày
càng gia tăng ở khu vực nông thôn đang là bài toán khó giải quyết.Việc xả rác
bừa bãi không đúng nơi quy định và không có sự quản lý chặt chẽ đã làm cho
môi trường sống ngày càng ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân
dân.Cần đưa ra những đề xuất một số giải pháp cụ thể về quản lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn xã.Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “ Quản lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn xã Quế Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng
quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Quế Nham - huyện Tân Yên - tỉnh
Bắc Giang. Từ đó, đề xuất giải pháp tăng cường quản lý rác thải sinh hoạt của
địa phương trong thời gian tới. Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số

phương pháp trong quá trình nghiên cứu để thu thập thông tin như : Phỏng
vấn điều tra, một số phương pháp thống kê mô tả, so sánh,…
Hiện tại người dân ở xã vẫn chưa có thói quen phân loại rác . Hình thức
xử lý RTSH ở xã dưới dạng đốt, chôn lấp tự phân huỷ. Công tác giám sát,
đánh giá còn lòng lẻo. Công tác quản lý rác thải sinh hoạt xã Quế Nham còn
kém hiệu quả. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rác thải sinh hoạt tại xã
hiện nay là cơ chế quản lý, nhận thức của con người, năng lực của tổ vệ sinh
môi trường, trang thiết bị dụng cụ, nhận thức của cán bộ quản lý. Trong đó,
nhận thức của người dân trên địa phương rất là quan trọng, 60% số hộ được
hỏi đều nhận thức được những tác động chủ yếu ,trực tiếp của ô nhiễm rác
thải đến đời sống, cũng như môi trường hiện nay. Ai cũng biết được đối tượng
phục vụ chính trong công tác quản lý rác thải trên địa bàn hướng tới đó chính
là hộ gia đình, người dân trên địa bàn. Do vậy sự thành công, bền vững của
công tác quản lý rác thải sinh hoạt phần lớn phụ thuộc vào nhận thức của

iii


chính nhận thức của người dân trong cộng đồng. Bên cạnh đó, nguồn kinh
phí hỗ trợ của chính quyền xã là không có, cơ sở vật chất thu gom còn rất
nhiều hạn chế. Kỹ thuật xử lý rác thải còn thô sơ , chính vì vậy gây ảnh hưởng
đến tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại xã.
Muốn thay đổi chúng ta cần một số giải pháp như sau : Tăng cường công
tác giáo dục và tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân là việc
làm vô cùng quan trọng tăng thêm kiến thức cho người dân về môi trường và
bảo vệ môi trường; Hoàn thiện cơ chế trong công tác thu gom RTSH và xử lý
vi phạm; Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý;
Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý; Tăng cường kiểm tra giám sát và xử lý
vi phạm, Quy hoạch lại nơi tập kết rác thải; Ứng dụng KHCN trong quản lý
rác thải; Mức thu phí VSMT; Cân đối thu chi,…

Cung cấp các phương tiện để công tác thu gom, vận chuyển RTSH đạt
hiệu quả hơn. Bổ sung thêm trang thiết bị: số lượng xe chở rác tăng để phục
vụ nhu cầu thu gom rác thải trên địa bàn, tránh tình trạng tồn dộng rác gây
ảnh hưởng sức khoẻ của người dân.
Như vậy sẽ nâng cao được chất lượng quản lý RTSH , nâng cao chất
lượng môi trường, giảm lượng rác thải bừa bãi. Tạo điều kiện để cho xã phát
triển xanh – sạch – đẹp.

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN.............................................................................iii
MỤC LỤC........................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ...................................................................ix
DANH MỤC HỘP..........................................................................................xi
DANH MỤC VIẾT TẮT...............................................................................xii
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................2

1.2.1. Mục tiêu chung......................................................................................2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................2
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................3
1.4.

Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................4

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................5
2.1.

Cơ sở lý luận.........................................................................................5

2.1.1. Một số khái niệm có liên quan..............................................................5
2.1.2. Vai trò của quản lý RTSH......................................................................8
2.1.3. Đặc điểm của rác thải sinh hoạt............................................................9
2.1.4. Các nguyên tắc quản lý RTSH............................................................14
2.1.5. Nội dung quản lý rác thải sinh hoạt....................................................15
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt...........22
2.2.

Cơ sở thực tiễn....................................................................................26

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý rác thải sinh hoạt của một số nước trên............26

v



2.2.2. Hiện trạng quản lý RTSH tại Việt Nam...............................................28
2.2.3. Bài học thực tiễn.................................................................................30
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. . .32
3.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU..............................................32

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên...............................................................................32
3.1.2

Đặc điểm kinh tế- xã hội.....................................................................33

3.2.

Phương pháp nghiên cứu.....................................................................41

3.2.1

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................41

3.2.2

Phương pháp thu thập thông tin..........................................................42

3.2.3

Phương pháp xử lý số liệu...................................................................44

3.2.4


Phương pháp phân tích số liệu............................................................45

3.2.5

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..............................................................45

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................47
4.1.

Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Quế Nham.......47

4.2.

Thực trạng công tác quản lý RTSH trên địa bàn xã Quế Nham..........52

4.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý RTSH trên địa bàn xã Quế Nham.................52
4.2.2. Công tác lập kế hoạch.........................................................................55
4.2.3. Tổ chức thực hiện................................................................................56
4.2.4. Tình hình kiểm tra, giám sát...............................................................65
4.2.5. Đánh giá về công tác quản lý RTSH..................................................66
4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý RTSH trên địa bàn........71

4.3.1. Cơ chế quản lý của chính quyền xã....................................................71
4.3.2. Nhận thức của người dân....................................................................72
4.3.3. Cơ sở vật chất phục vụ thu gom..........................................................77
4.3.4. Năng lực của tổ VSMT.......................................................................78
4.3.5. Nhận thức của cán bộ quản lý.............................................................79

4.4.

Giải pháp tăng cường quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã
Quế Nham..........................................................................................80

vi


4.4.1. Tăng cường công tác giáo dục và tuyên truyền nhằm nâng cao nhận
thức của người dân..............................................................................80
4.4.2. Hoàn thiện cơ chế trong công tác thu gom RTSH và xử lý vi phạm.. 82
4.4.3. Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý.........83
4.4.4. Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý...............................................83
4.4.5. Tăng cường kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm.................................83
4.4.6. Quy hoạch lại nơi tập kết rác thải.......................................................84
4.4.7. Ứng dụng KHCN trong quản lý rác thải.............................................84
4.4.8. Mức thu phí VSMT.............................................................................86
4.4.9. Cân đối mức thu chi............................................................................86
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................87
5.1.

Kết luận...............................................................................................87

5.2.

Kiến nghị.............................................................................................90

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................92
PHỤ LỤC.......................................................................................................93


vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Định nghĩa thành phần RTSH........................................................11
Bảng 3.1 Tình hình đất đai của xã Quế Nham năm 2017.............................34
Bảng 3.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã giai đoạn 2015 - 2017.............40
Bảng 3.4 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.......................................42
Bảng 3.5 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp.........................................43
Bảng 4.1 Nguồn phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã
Quế Nham.....................................................................................48
Bảng 4.2: Tỷ lệ các loại rác thải ở xã Quế Nham từ năm 2015-2017............49
Bảng 4.3: Nguồn hình thành nên rác thải ở địa điểm nghiên cứu..................49
Bảng 4.4. Khối lượng RTSH từ nguồn thu nhập chính của hộ.....................50
Bảng 4.5: Kế hoạch làm việc của tổ VSMT các thôn nghiên cứu.................55
Bảng 4.6 Tình hình phân loại rác thải sinh hoạt của các hộ điều tra............57
Bảng 4.7. Tình hình sử dụng các dụng cụ chứa rác của các hộ gia đình.......59
Bảng 4.8 Tần xuất và thời gian thu gom của các hộ điều tra........................61
Bảng 4.9: Mức phí thu gom vệ sinh môi trường............................................63
Bảng 4.10. Cách xử lý RTSH của người dân trong vùng nghiên cứu.............64
Bảng 4.11 Bảng đánh giá ý kiến của công nhân VSMT trên địa bàn nghiên cứu. 67
Bảng 4.12 Mức phí thu gom vệ sinh môi trường............................................71
Bảng 4.13 Cơ sở vật chất phục vụ thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoat77
Bảng 4.14 Độ tuổi, giới tính , tình trạng sức khoẻ của công nhân vệ sinh môi
trường............................................................................................79

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1:

Hệ thống quản lý..........................................................................6

Sơ đồ 2.2:

Nguồn phát sinh RTSH..............................................................10

Sơ đồ 4.1.

Sơ đồ nguồn phát sinh RTSH tại xã Quế Nham........................47

Sơ đồ 4.2.

Sơ đồ tổ chức quản lý rác thải tại xã Quế Nham.......................53

Sơ đồ 4.3.

Sơ đồ thu gom rác thải...............................................................60

Biểu đồ 4.1: Đánh giá của người dân về tần suất kiểm tra của chính quyền..69
Biểu đồ 4.2 Đánh giá của người dân về tần suất thu gom của chính quyền..70
Biểu đồ 4.3: Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của RTSH...................73
Biểu đồ 4.4: Ý kiến của người dân về trách nhiệm của công tác quản lý RTSH. .74
Biểu đồ 4.5 Đánh giá của người dân về công tác tuyên truyền tại địa phương..76
Biểu đồ 4.6: . Đánh giá của người dân về quá trình làm việc của công nhân
VSMT........................................................................................78

ix



DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Đánh giá của công nhân VSMT về trang thiết bị phục vụ cho
công việc....................................................................................68

Hộp 4.4.

Đánh giá về mức phí thu gom rác thải sinh hoạt.......................71

x


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt
RTSH
VSMT
UBND
CNVSMT

Nghĩa đầy đủ
Rác thải sinh hoạt
Vệ sinh môi trường
Uỷ ban nhân dân
Công nhân vệ sinh môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường


xi


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, với sự phát triển kinh tế xã hội đã làm cho đời sống ở các
vùng quê có nhiều đổi mới. Sự gia tăng dân số và tốc độ phát triển kinh tế xã
hội cao làm tăng các hoạt động sản xuất, tiêu dùng của con người, điều này tác
động mạnh đến môi trường.Tình hình rác thải ở nông thôn đang là vấn đề nan
giải cần được quan tâm để bảo vệ cảnh quan và môi trường sống của dân cư.
Với sự lãnh đạo của các cấp trong những năm gần đây đã có nhiều chủ
trương chính sách, biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường. Đẩy mạnh
công tác giáo dục để bảo vệ môi trường.
Theo số liệu tổng hợp của ngành Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng
CTR phát sinh từ khu vực nông thôn vào khoảng 1.170 tấn/ngày đêm, trong
đó lượng CTR sinh hoạt phát sinh vào khoảng 650 tấn/ngày đêm, chiếm 55
% tổng lượng CTR phát sinh (mức phát thải từ 0, 5 - 0, 7 kg/người/ngày);
lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật phát sinh khoảng 10 tấn/năm. Số liệu trên
không bao gồm CTR phát sinh trong trồng trọt và chăn nuôi. Có thể thấy
những tác hại nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường từ lượng CTR sinh hoạt
đối với sức khỏe con người. CTR sinh hoạt nếu không được quản lý tốt sẽ là
nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống sinh hoạt của con người, làm gia tăng các bệnh như: Đau mắt,
các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương
hàn... Hậu quả của tình trạng rác thải sinh hoạt xả thải bừa bãi ra ven đường, các
dòng sông, hệ thống ao, hồ hoặc rác thải lộ thiên nhưng không được xử lý triệt để
sẽ là nơi ẩn chứa các mầm bệnh nguy hiểm, đồng thời gây mất mỹ quan đối
với môi trường xung quanh.


1


-

Quế Nham là một xã thuộc huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang có vị trí

quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Các hoạt động kinh
doanh, thương mại, dịch vụ với hình thức khác nhau trên địa bàn xã ngày
càng được đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, Chính sách Nông thôn mới đã góp
phần cải thiện bộ mặt của thôn xã một cách nhanh chóng. Cùng với sự phát
triển đó, kéo theo một lượng lớn rác thải từ các cơ quan, trường học, chợ,
quán ăn… Đặc biệt là RTSH từ các hộ gia đình, nguồn phát sinh rác thải trên
địa bàn với sự đa dạng về thành phần được thải ra ngoài môi trường. Mặc dù
đã được chính quyền xã quan tâm trong việc thu gom xử lý rác thải tập trung.
Tuy nhiên, việc quản lý và sử lý rác thải tại xã còn gặp nhiều khóa khăn và
bất cập chưa được giải quyết thỏa đáng. Câu hỏi đặt ra là thực trạng quản lý
RTSH trên địa bàn xã Quế Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ? Đâu là
các yếu tổ ảnh hưởng đến công tác quản lý RTSH trên địa bàn nghiên cứu?
Cần phải làm gì để tăng cường quản lý RTSH ở địa phương trong thời gian
tới? Vì vậy, công tác quản lý và xử lý rác thải trên địa bàn xã đã và đang trở
thành vấn đề cấp bách và nhức nhối của người dân hiện nay. Xuất phát từ thực
tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý rác thải sinh hoạt của
hộ trên địa bàn xã Quế Nham – huyện Tân Yên – Tỉnh Bắc Giang”.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa
bàn xã Quế Nham - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang. Từ đó, đề xuất giải pháp
tăng cường quản lý rác thải sinh hoạt của địa phương trong thời gian tới.

1.2.2.Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý rác thải sinh hoạt.
- Đánh giá thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt của hộ trên địa bàn xã
Quế Nham - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang.

2


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn xã.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn xã Quế Nham-huyện Tân Yên- tỉnh Bắc Giang.
1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Quế
Nham huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang. Chủ thể nghiên cứu :
- Hộ gia đình: Nguồn phát sinh RTSH chủ yếu trên địa bàn xã Quế
Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Cán bộ chịu trách nhiệm về môi trường: Những người chịu trách nhiệm
trong công tác quản lý RTSH trên địa bàn xã.
- Công nhân vệ sinh môi trường: Những người chịu trách nhiệm trực tiếp
thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH trên địa bàn xã.
- Các cơ quan ( UBND các xã, UBND và các phòng ban liên quan của xã):
những chính sách liên quan đến quản lý RTSH ở nông thôn tại địa phương.
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1.Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu công tác quản lý RTSH, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng
và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý RTSH tại
xã Quế Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
1.3.2.2.Phạm vi về không gian

Đề tài được nghiên cứu chỉ thực hiện trên địa bàn xã Quế Nham, huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
1.3.2.3Phạm vi về thời gian
Đề tài được thực hiện từ : 20/6/2018- 5/11/2018
Số liệu thứ cấp : các thông tin được công bố từ năm 2015-2017
Số liệu sơ cấp : các thông tin mới đều điều tra thu thập từ ngày 20/6-5/11

3


1.4.Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng quản lý RTSH trên địa bàn xã Quế Nham, huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang ?
- Đâu là các yếu tổ ảnh hưởng đến công tác quản lý RTSH trên địa bàn
nghiên cứu?
- Cần phải làm gì để tăng cường quản lý RTSH ở địa phương trong thời
gian tới?

4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1.Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1.Khái niệm về rác thải
Rác thải hay còn gọi là chất thải rắn. Nó bao gồm tất cả các chất thải ở
dạng rắn sản sinh do hoạt động của con người và động vật. Đó là các vật liệu
hay hàng hóa không còn sử dụng hay không còn hữu dụng đối với người sử
dụng nên nó bị bỏ đi.

Theo khoản 1, điều 3 nghị định 38/2015/NĐ-CP: Chất thải rắn là chất
thải ở thể rắn hoặc sệt( còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các dịch vụ khác
Theo Vũ Huy Tập ( 2015): Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải
phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn,
được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa.
Vậy có thể hiểu, rác thải là tất cả những gì mà con người đã sử dụng,
không còn dùng được nữa hoặc không muốn dùng nữa vứt bỏ ra môi trường.
2.1.1.2.Khái niệm rác thải sinh hoạt
Theo GS.TS. Lê Văn Khoa( 2010): Rác thải sinh hoạt ( chất thải rắn sinh
hoạt) sinh ra từ mọi người và mọi nơi: Gia đình, trường học, chợ, nơi mua
bán, nơi công cộng, nơi vui chơi giải trí, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất kinh
doanh, bến xe, bến đò, .
Rác thải sinh hoạt

(Chất thải rắn sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh

trong sinh hoạt thường ngày của con người (Khoản 3 Điều 3 Nghị định
38/2015/NĐ-CP Quản lý là sự tác động có tổ chức, hướng tới đích của chủ thể
quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra( Hồ Văn Vĩnh, 2005)

5


2.1.1.3.Khái niệm quản lý rác thải sinh hoạt
a)Khái niệm quản lý
Theo định nghĩa như trên thì các hoạt động quản lý có một số đặc trưng
như sau:
- Quản lý luôn là một cách tác động hướng đích, có mục tiêu.
- Quản lý thể hiện các mội quan hệ giữa hai bộ phận, gồm chủ thể quản

lý( cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) và đối tượng quản
lý ( bộ phận chịu sự quản lý) đây là mối quan hệ giữa ra lệnh- phục tùng,
không đồng cấp và có tính bắt buộc.
- Quản lý bao giờ cũng quản lý con người.
- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan, nhưng phải phù hợp với quy
luật khách quan.
- Quản lý về công nghệ là sự vận động của thông tin.
Chủ thể qua các cơ chế quản lý( nguyên tắc, phương pháp, công cụ) tác
động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu xác định. Mối quan hệ
tác động qua lại giữa chủ thể và đôí tượng quản lý tạo thành hệ thống quản lý(
sơ đồ 2.1)
Chủ thể quản lý
Cơ chế quản lý
Nguyên tắc

Mục tiêu
xác định

Phương pháp
Công cụ

Đối tượng quản lý

Sơ đồ 2.1: Hệ thống quản lý
( Nguồn: Hồ Văn Vĩnh, 2005)
Quản lý được hiểu bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra
giám sát, đánh giá một vấn đề, một lĩnh vực.

6



b)Khái niệm quản lý RTSH
Theo khoản 1, điều 3 nghị định 59/2007/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động quản lý chất thải bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu
tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ,
vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhằm ngăn ngừa,
giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.
Trong quản lý thu gom RTSH cần phải chú ý tới khâu thu gom các chất
thải như thế nào; loại phương tiện nào được sử dụng để thu gom, số lượng
phương tiện bao nhiêu thì đủ; lịch trình thu gom, phương thức thu gom như
thế nào, người chịu trách nhiệm thu gom là ai (Nguyễn Văn Phước, 2008).
Vậy có thể hiểu quản lý thu gom RTSH theo 4 khía cạnh: hệ thống thu
gom, phương thức thu gom, phương tiện và nguồn nhân lực thu gom.
 Một số khái niệm liên quan
Thu gom RTSH: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu trữ tạm
thời chất rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chấp thuận ( Điều 3, nghị định 59/2007/NĐ-CP)
Vận chuyển RTSH: Là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát
sinh, thu gom, lưu trữ, trung chuyển chuyển đến nơi xử lý, tái chế.tái sử dụng
hoặc chôn lấp cuối cùng(Điều 7, nghị định 59/2007/NĐ-CP)
Địa điểm, cơ sở được cấp có thẩm quyền chấp thuận: Là nơi lưu giữ,
xử lý, chôn lấp các loại RTSH được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt (Điều8, nghị định 59/2007/NĐ-CP)
Xử lý RTSH: Theo khoản 9 Điều 3 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP: Xử lý
chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm
giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phân có hại hoặc không có ích trong chất thải
rắn , thu hồi, tái chế, tá sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn.

7



2.1.2.Vai trò của quản lý RTSH
Quản lý RTSH có vai trò to lớn trong việc nâng cao nhận thức của
người dân về vấn đề bảo vệ môi trường, từ đó có những hành động không
những bảo vệ sức khỏe của chính con người mà còn góp phần trong việc phân
loại và tái chế rác thải, góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên (Vương
Văn Ngân, 2014). Những vai trò của quản lý RTSH được thể hiện ở
những khía cạnh sau:
-

Vai trò kinh tế: Tạo nhiều nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân

compost. Nếu biết tận thu rác thực phẩm, xã hội sẽ thu được hàng trăm
tỷ đồng từ việc giảm chi phí chôn lấp rác và bán phân compost. Thu gom rác
thải thực phẩm làm giảm diện tích đất phục vụ cho việc chôn lấp rác cũng sẽ
giảm đáng kể. Bên cạnh đó, giảm bớt được gánh nặng chi phí trong việc xử lý
nước ri rác, xử lý mùi.
-

Vai trò môi trường: Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán được,

việc phân loại chất thải rắn tại nguồn còn mang lại nhiều lợi ích đối
với mỗi trường. Khi giảm được khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải chôn
lấp, khối lượng nước ri rác sẽ giảm. Nhờ đó, các tác động tiêu cực đến môi
trường cũng sẽ giảm đáng kể như: giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước ri
rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm,

nước mặt, ... Diện tích bãi chôn lấp

thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do khí của bãi chôn lấp. Ở các

bãi chôn lấp , các khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính gồm có CH4, CO2,
NH3. Trong đó chủ yếu là CH4, khí có khả năng tác động ảnh hưởng đến
tầng ôzôn cao gấp 21 lần so với CO2. Việc giảm chôn lấp chất thải rắn có thể
phân hủy kéo theo việc giảm lượng khí làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn.Việc tận
dụng các chất thải rắn có thề tái sinh tái chế giúp bảo tồn nguồn tài nguyên
thiên nhiên. Thay vì khai thá c tài nguyên để sử dụng, chúng ta có thể sử dụng
các sản phẩm tái sinh tái chế này như một nguồn nguyên liệu thứ cấp. Chẳng
hạn, chúng ta có thể sử dụng lượng nhôm có trong chất thải rắn sinh hoạt thay

8


vì khai thác quặng nhôm. Nhờ đó, chúng ta vừa hảo tồn được nguồn tài
nguyên, vừa tránh được tỉnh trạng ô nhiễm do việc khai thác quặng nhôm
mang lại.
-

Vai trò xã hội:

Phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần nâng cao

nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Để công tác phân loại
này đạt được hiệu quả như mong đợi, các ngành các cấp phải triệt để thực
hiện công tác tuyên truyền hướng dẫn cho cộng đồng. Lâu dẩn, mỗi người
dân sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải răn sinh hoạt
cũng như tác động của nó đối với môi trường sống. Lợi ích xã hội lớn
nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn mang lại chính là việc
hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trường sống
2.1.3.Đặc điểm của rác thải sinh hoạt
2.1.3.1.Nguồn gốc phát sinh

Cùng với những hoạt động sản xuất của con người và sự phát triển của
các ngành đã tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người,
ngày càng tăng lên, cùng với lượng rác thải sinh hoạt của các hoạt động này
cũng gia tăng
Theo Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu (2007): “Các nguồn
chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
+ Từ các khu dân cư;
+ Từ các trung tâm thương mại;
+ Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng;
+ Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;
+ Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống cống thoát nước của
thành phố;

9


+ Từ các khu công nghiệp
Các hoạt động kinh tế xã hội của con người

Các quá
trình phi
sản xuất

Hoạt
động sống
và tái sinh
của con
người

Các

hoạt
động
quản lý

Các hoạt
động
giao tiếp
và đối
ngoại

Chất thải sinh hoạt
Sơ đồ 2.2: Nguồn phát sinh RTSH
( Nguồn: Nguyễn Trung Việt & Trần Thị Mỹ Diệu (2007))
2.1.3.2.Thành phần rác thải sinh hoạt
Việc xác định được thành phần RTSH tạo điều kiện thuận lợi cho phân
loại thu gom và xử lý rác thải. Góp phần tiết kiệm được những loại rác thải có
thành phần có thể tái chế được, tiết kiệm được thêm chi phí xử lý chúng.
Khác với rác thải, phế thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một tập
hợp không đồng nhất. Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm
soát được của các nguyên liệu ban đầu dùng cho sinh hoạt và thương
mại. Sự không đồng nhất này tạo ra một số đặc tính khác biệt trong thành
phần của rác thải sinh hoạt.
Để đơn giản ta phân tích các thành phần này theo tính chất là rác thải
cháy được và không cháy được.Dưới đây là bảng tổng hợp thành phần RTSH
và định nghĩa của chúng:

10


Bảng 2.1: Định nghĩa thành phần RTSH

Thành phần

Định nghĩa

Ví dụ

1. Các chất cháy được
a) Giấy

Các vật dụng làm từ giấy bột và giấy

Các túi giấy,

b) Hàng dệt

Có nguồn gốc từ sợi

bìa, giấy vệ sinh
Vải, len, nilon, …

c) Thực phẩm

Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm

Cọng rau, vỏ quả, ..

d) Cỏ,

gỗ,


mảnh,

củi, Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ Bàn, ghế, , ..

rơm, rạ

gỗ, tre, rơm, …

e) Chất dẻo

Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ Túi chất dẻo, chai, dây
chất dẻo

diện, …
Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ da Bóng, giày, ví, ..

f) Da và cao su

và cao su
2. Các chất không cháy
a) Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ sắt Hàng rài, dao, ..
mà dễ bị nam châm hủt
b) Các kim loại phi Các vật liệu và sản phẩm không bị Vỏ nhôm, giấy bao
sắt

nam châm hút

gói, …
Các vật liệu và sản phẩm chế tạo thuỷ Chai lọ, đồ đựng bằng


c) Thuỷ tinh

tinh
d) Đá và sành sứ

thuỷ tinh, bóng đèn, …
Bất kì các loại vật liệu không cháy Vỏ chai, ốc , xương ,
khác ngoài kim loại và thuỳ tinh.

gạch, đá, gốm, ….

Tất cả các loại vật liệu khác không
e) Các
hợp

chất

phân loại trong bảng này
hỗn Loại này có thể chia thành 2 phần: Đá cuội, cát, đất, tóc,
kích thước lớn hơn 5mm và loại nhỏ ….
hơn 5mm

( Nguồn: Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu, 2007)

11


2.1.3.3.Ảnh hưởng của RTSH đến môi trường
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của xã hội và sự gia tăng dân số không
ngừng tại Việt Nam đã khiến cho rác thải sinh hoạt ngày càng tăng, làm cho

môi trường sống bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
a)Ảnh hưởng đến môi trường nước
Rác thải sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến cả nguồn nước mặt và nước
ngầm. Rác có thể do người dân đổ trực tiếp hoặc bị cuốn trôi theo nước mưa
xuống sông, ao hồ, cống rãnh… Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác
động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu
vực. Lâu dần lượng rác nhiều lên, sẽ làm giảm diện tích ao, hồ giảm khả
năng tự làm sạch của nước (do hệ sinh thái trong nước bị hủy diệt), gây cản
trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước, làm ô nhiễm nguồn nước mặt,
nước ngầm, gây ra các bệnh nguy hiểm( Trung tâm Truyền thông - GDSK
Nam Định (Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt-2017))
b)Ảnh hưởng đến môi trường đất
Theo Trung tâm Truyền thông - GDSK Nam Định (Ô nhiễm môi trường
từ rác thải sinh hoạt-2017): Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc,
khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học thì những
chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất, làm
cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ
phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay, chúng ta đang sử dụng tràn lan các loại
túi nilon trong sinh hoạt hằng ngày. Các túi nilon này cần tới 50-60 năm mới
phân hủy trong đất. Do đó, chúng tạo thành các bức tường ngăn cách trong
đất, hạn chế quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất
giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.
c)Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một số chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra
sự lan toả mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi ( Wikipedia)

12



Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi
cho các thành phần hữu cơ trong rác thải phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình
lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí
phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.
d)Ảnh hưởng đến cảnh quan sống
Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi, chất động lộn xộn, không thu gom,
vận chuyển đến nơi xử lý, …để lại những hình ảnh làm ảnh hưởng rất
đến vẻ mỹ quan.
Điều này còn ảnh hưởng đến những hoạt động phát triển kinh tế xã hội,
giao thông, …( Wikipedia).
e)Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
Trong rác thải sinh hoạt, thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn. Các
loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn gây hại làm ô
nhiễm, mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe. Khu tập trung rác
là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián, các loại vi
trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong
gia đình. Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu
ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người sống xung quanh.
Những người sống gần bãi rác hoặc tiếp xúc thường xuyên với rác như
những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác, dễ mắc các
bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, bệnh ngoài
da, bệnh phụ khoa… Đặc biệt, các bãi rác công cộng là nguồn mang dịch
bệnh. Trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày,
vi khuẩn lỵ tồn tại 40 ngày, trứng giun đũa tồn tại 300 ngày… Các loại vi
trùng gây bệnh trong rác thải càng trở nên nguy hiểm khi có các vật chủ
trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chuột, ổ ruồi,
muỗi… Một số bệnh điển hình do các vật chủ trung gian truyền bệnh như:
chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng; ruồi, gián

13



×