Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Quy trình thực hiện và xây dựng concept trong tổ chức sự kiện. Nghiên cứu trường hợp của công ty cổ phần Lục giác (Hexagon)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 43 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sự kiện và tổ chức sự kiện chiếm một phần rất quan trọng trong đời sống con
người và đời sống xã hội. Một phần lớn cuộc sống của mỗi con người được tạo nên
nhờ các sự kiện. Tổ chức sự kiện không chỉ đem lại những lợi ích về kinh tế mà nó
cịn mang trong mình những ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần, xã hội, chính trị. Ví dụ
như các lễ hội vừa là nơi vui chơi, giải trí, vừa là nơi lưu giữ, thể hiện và phát triển
những giá trị về văn hóa, nơi gắn kết cộng đồng, củng cố các giá trị tinh thần. Ngày
nay, tổ chức sự kiện đã trở thành một trong những công cụ quan trọng trong hoạt
động tiếp thị và quan hệ công chúng chỉ đứnng sau quảng cáo và nghiên cứu thị
trường. Mỗi cá nhân hay tổ chức, đều nhận thấy được tổ chức sự kiện mang họ đến
với công chúng dễ dàng, ấn tượng hơn. Chính vì vậy, hàng năm có hàng tỷ USD
được chi cho các hoạt động tổ chức sự kiện. Trong việc tổ chức sự kiện, điều cốt lõi
chính là xây dựng sự kiện một cách sáng tạo, độc đáo, gây ấn tượng đối với khách
hàng và công chúng. Tuy ra đời muộn so với một số ngành dịch vụ khác nhưng
khơng vì thế mà ngành tổ chức sự kiện ở Việt Nam lại không bắt kịp nhịp độ kinh tế
thế giới. Thay vào đó là sự cập nhật và đầu tư các trang thiết bị hiện đại tiên tiến của
các công ty nhằm nâng cao mức cạnh tranh mạnh mẽ khiến cho thị trường sôi động
và phong phú hơn bao giờ hết.Ơng Michael Coson, Giám đốc điều hành tập đồn
Maison & Partners, nhà cung cấp và phân phối các sản phẩm và thương hiệu thời
trang cao cấp, nhận xét: “Tôi từng tham dự rất nhiều event của các công ty, và có
thể nói rằng chất lượng tổ chức sự kiện của các công ty ở Việt Nam hiện nay đã thay
đổi một cách rõ rệt.Trước đây, trước khi tôi tham gia các sự kiện hay các buổi diễu
hành, những gì tơi nhìn thấy là ở sự kiện là sự đơn điệu; nhưng giờ đây tôi đã thực
sự thưởng thức, và cảm thấy rất thú vị như thể tôi là một phần của sự kiện đó”.
Tuy có rất nhiều nỗ lực phát triển nhưng ngành Tổ chức sự kiện của Việt
Nam nhưng nhìn vào thực tế có thể thấy rắng ngành tổ chức sự kiện trong nước
nhìn chung phát triển khá chậm và thiếu đột phá. Về hệ thống kiến thức cũng như
cơ sở lý luận cịn hạn chế, chưa có một quy trình chuẩn của một chương trình sự
kiện dẫn đến hiện tượng hàng năm có hàng triệu sự kiện khác nhau diễn ra nhưng
quy trình tổ chức nhìn chung vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm rút ra từ thực tế, do



1


đó dẫn đến hiện tượng, các nhà tổ chức sự kiện nhìn ra vấn đề khi sự kiện đã diễn
ra, khó có thể khác phục. Bên cạnh đó, một hiện tương xảy ra khá phổ biết là việc
lên Concept sự kiện (tạm dịch là Chủ đề, ý tưởng của sự kiện) thiếu tính sáng tạo,
đột phá khiến các sự kiện có sự lặp lại, thiếu tính khác biệt. Đây là những vấn đề rất
cơ bản, cốt lỗi trong ngành tổ chức sự kiện.
Từ những vấn đề trên, Tác giả tiến đến nghiên cứu đề tài “Quy trình thực
hiện và xây dựng concept trong tổ chức sự kiện. Nghiên cứu trường hợp của
công ty cổ phần Lục giác (Hexagon)” làm đề tài nghiên cứu của mình. Nghiên
cứu này được thực hiện nhằm phần nào phân tích các bước cơ bản, cần thiết trong
quy trình tổ chức một chương trình sự kiện. Đồng thời, qua nghiên cứu, có thể làm
rõ hơn một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa vơ cùng quyết định với một chương trình
sự kiện, đó chính là Concept của sự kiện. Có hiểu rõ về concept, mới có thể thành
công trong việc xây dựng, triển khai thực hiện ý tưởng, từ đó mới tạo ra các sản
phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu khách hàng, tạo được sự chú ý, thu hút của
khán giả. Qua đây, tác giả cũng có đóng góp một vài ý kiến, đề xuất, giải pháp thích
hợp trong việc xây dựng quy trình, ý tưởng một chương trình sự kiện nhằm đạt hiệu
quả cao về mặt kinh tế, cải thiện và khắc phục phần nào tình trạng hiện thời của
hoạt động tổ chức sự kiện.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Quy trình, concept trong tổ chức sự kiện. Nghiên cứu trường hợp
tại Hexagon” nhằm mục đích hệ thống, làm rõ các bước trong quy trình tổ chức một
sự kiện, đưa ra cách hiểu đúng đắn về Concept một chương trình sự kiện. Từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm thực hiện khai thác có hiệu quả ngành tổ chức sự kiện.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về sự kiện, tổ chức sự kiện như: Khái niệm về sự kiện, tổ chức

sự kiện, quy trình tổ chức sự kiện và một vài khái niệm liên quan.
- Đánh giá sơ bộ về hiện trạng của ngành tổ chức sự kiện.
- Phân tích quy trình tổ chức sự kiện của công ty cổ phần lúc giác Hexagon.
- Phân tích, làm rõ cách thức triển khai Concept sự kiện bằng các ví dụ tại
cơng ty Hexagon.

2


- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành tổ chức sự kiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các chương trình sự kiện mà cơng ty Hexagon đã
thực hiện, từ đó mở rộng ra là các loại hình sự kiện phổ biến hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về các sự kiện của công ty
Hexagon phục vụ cho việc nghiên cứu, phát triển ngành tổ chức sự kiện tại Việt
Nam.
- Về thời gian: Đề tài tập trung thu thập, phân tích chủ yếu các tài liệu liên
quan đến sự kiện của công ty Hexagon trong giai đoạn 2009 – 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này thuộc lĩnh vực khoa học thực nghiệm, nên tác giả sử dụng chủ yếu
các phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp sưu tầm và nghiên cứu tài liệu
Để nghiên cứu đề rài này cần thu thập rất nhiều tài liệu có liên quan đến nội
dung nghiên cứu. Phân tích và xử lí các tài liệu này để làm sáng tỏ vấn đề nghiên
cứu. Các nguồn tài liệu được khai thác trên cơ sở tổng hợp và phân tích tài liệu thu
thập từ các nguồn khác nhau như:
- Các giáo trình về bộ mơn tổ chức sự kiện được giảng dạy, học tập tại các
trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam.

- Các tài liệu của nước ngoài về tổ chức sự kiện.
4.2. Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh
Nhằm kế thừa nghiên cứu, tri thức đã có, tác giả tiến hành đưa ra cái nhìn
tổng quan, thu thập các tài liệu được công bố về lý luận chung ngành tổ chức sự
kiện và các nội dung liên quan đến hoạt động tổ chức sự kiện.
Thông qua việc khảo sát thực tế và nguồn tư liệu thu thập được sau đó tiến
hành phân tích, so sánh và đưa ra nhận định đánh giá để làm nổi bật lên xu hướng
phát triển của ngành tổ chức sự kiện, nêu lên thực trang của ngành. Từ đó. Đưa ra

3


một số đề xuất nhằm khắc phục những mặt hạn chế, phát huy hết tiềm năng của
ngành, góp phần vào sự phát triển của ngành tổ chức sự kiện.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Đề tài góp phần củng cố cơ sở lý luận về ngành tổ chức sự kiện.
- Đề tài cho thấy rõ thực tiễn của hoạt động tổ chức sự kiện tại Việt Nam trong thời
gian vừa qua, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các chương trình sự
kiện.
6. Bố cục của bài nghiên cứu
Tên đề tài: “Quy trình thực hiện và xây dựng concept trong tổ chức sự kiện.
Nghiên cứu trường hợp của Cơng ty cổ phần lục giác (Hexagon).”
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, hình phụ
luc, phần nội dung nghiên cứu của báo cáo chia thành ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Sự kiện, Tổ chức sự kiện
1.1. Các khái niệm
1.2. Hiện trạng về quy trình và concept trong tổ chức sự kiện trên Thế giới, ở
Việt Nam
1.3. Một số quy trình tổ chức sự kiện đang được áp dụng tại Việt Nam
Chương 2: Nghiên cứu một số chương trình sự kiện tiêu biểu của Hexagon

2.1. Giới thiệu chung về Hexagon :
2.2. Quy trình thực hiện một chương trình sự kiện của Hexagon
2.3. Một số chương trình sự kiện tiêu biểu của Hexagon
2.4. Phân tích các concept tiêu biểu trong sự kiện của Hexagon
Chương 3: Nhận định, đề xuất nhằm xây dựng quy trình thực hiện, concept
trong tổ chức sự kiện.
3.1. Nhận định về quy trình thực hiện, xây dựng concept trong tổ chức sự kiện
3.2 Một số đề xuất nhằm xây dựng quy trình thực hiện, phát triển concept
trong tổ chức sự kiện

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ KIỆN VÀ TỔ
CHỨC SỰ KIỆN
1.1 Một số khái niệm
1.1.1: Khái niệm về sự kiện , tổ chức sự kiện và quy trình tổ chức sự kiện :
1.1.1.1: Sự kiện
- Khái niệm:
Theo từ điển tiếng Việt: Sự kiện đó là sự việc có ý nghĩa quan trọng đang xảy
ra, có ý nghĩa với đời sống xã hội.
Theo ý nghĩa phổ biến trong đời sống xã hội, thì sự kiện là một hiện tương
hoặc một sự cố, biến cố mang tính chất bất thường xuất hiện. Trong lĩnh vực tổ
chức sự kiện hiện nay ở Việt Nam người ta thường quan niệm: sự kiện đó là các
hoạt động diễn ra trong các lĩnh vực như thể thao, thương mại, giải trí, du lịch,…
Tuy nhiện, việc quan niệm hoạt động nào là “sự kiện” cịn có nhiều cách hiểu khác
nhau:
- Có người hiểu sự kiện theo nghĩa chỉ có những hoạt động mang tính xã hội
cao, quy mơ lớn, có những ý nghĩa nhất định trong đời sống kinh tế xã hội (một
thành phố, hay cả nước,) mới được xem là sự kiện. Ví dụ như: SEAGAMES23, giải

chạy báo Hà Nội mới.
- Trong khi đó, có người lại hiểu “sự kiện” theo nghĩa gần gũi với “sự việc” ,
có nghĩa là ngồi cách hiểu như trên, nó cịn bao hàm cả những hoạt động thường
nhật, mang ý nghĩa cá nhân, gia đình, hoặc cộng đồng hẹp trong đời sống xã hội:
đám cưới, sinh nhật,…
Theo tiếng Anh , sự kiện (event) bao hàm các lĩnh vực khá rộng như:
+ Bussiness events: Các sự kiện liên quan đến kinh doanh
+ Corporate events: Các sự kiện liên quan đến doanh nghiệp, ví dụ: lễ kỉ
niệm ngày thành lập công ty, hội nghị khách hàng,…
+ Exhibitions: Triển lãm
+ Trade fairs: Hội chợ thương mại
+Festive events: Lễ hội
+Enteraiment events: Sự kiện mang tính chất giải trí
+ Social and cultural events: Sự kiện về văn hóa, xã hội

5


+ Coventions: Hội nghị
+ Conterences: Hội thảo
Sự kiện dưới góc độ nhìn du lịch:
Sự kiện là hoạt động diễn ra một lần hoặc khơng thường xun, nằm ngồi
các hoạt động thường xuyên được tổ chức. Đối với khách hàng hay khách du lịch,
sự kiện là một dịp để thư giãn, giao lưu xã hội và văn hóa bên ngồi những hoạt
động hàng ngày.
1.1.1.1.2 Phân loại sự kiện :
- Dựa theo loại hình: Trên thực tế, có rất nhiều loại hình sự kiện, tuy nhiên, có
một số loại hình thường diễn ra trong cuộc sống mà ta dễ có thể nhận ra
• Hội nghị, hội thao
• Khai trương, khánh thành, động thổ

• Ra mắt sản phẩm mới
• Triển lãm, hội chợ
• Biểu diễn nghệ thuật
• Teambuilding
• Kỷ niệm thành lập, nhận danh hiệu
• Tiệc chiêu đãi, tiệc ngoại giao
- Dựa theo địa điểm
• Sự kiện trong nhà
• Sự kiện ngồi trời
- Dựa theo chủ thể thực hiện
1.1.1.2: Tổ chức sự kiện
Theo quan điểm về hoạt động tổ chức sự kiện (event management) là các
hoat động liên quan đến thiết kế, tổ chức thực hiện sự kiện.
Theo quan điểm kinh doanh , tổ chức sự kiện bao gồm một số hoặc toàn bộ
các hoạt động từ việc thiết kế (design), triển khai (execusion) đến kiểm soát
(control) các hoạt động của sự kiện nhằm đạt được các mục tiêu nhất định mà sự
kiện đã đề ra.

6


Qua tìm hiểu hoạt động tổ chức sự kiện hiện nay ở Việt Nam, cũng có thể
thấy rằng tổ chức sự kiện cũng bao gồm các hoạt động như nghiên cứu sự kiện, lập
kế hoạch, chương trình cho sự kiện, điều hành các diễn biến của sự kiện, kết thúc sự
kiện,…
Từ những các tiếp cận trên, có thể khái quát: Tổ chức sự kiện là một quá
trình bao gồm sự kết hợp các hoạt động lao động với các tư liệu lao động cùng với
việc sử dụng máy móc, thiết bị, công cụ lao động thực hiện các dịch vụ đảm bảo
tồn bộ các cơng việc chuẩn bị và các hoạt động sự kiện cụ thể nào đó trong một
thời gian và không gian cụ thể nhằm chuyển tới đối tượng tham dự sự kiện những

thông điệp truyền thống theo yêu cầu của chủ sở hữu sự kiện và thỏa mãn nhu cầu
của khách tham sự kiện.
1.1.1.3 : Quy trình tổ chức sự kiện :
Từ khái niệm về sự kiện, tổ chức sự kiện, có thể hiểu quy trình tổ chức sự
kiện bao gồm một số hoặc toàn bộ các công việc : nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng:
lập chương trình, kế hoạch; chuẩn bị các yếu tố cần thiết; và tổ chức, tiến hành diễn
biến của sự kiện trong một thời gian và không gian cụ thể để truyền đạt những
thông điệp nhất định.
1.1.2: Khái niệm về Concept (tạm dịch là chủ đề của sự kiện)
“Concept” là một trong những thuật ngữ được sự dụng nhiều nhất trong
ngành tổ chức sự kiện. Người ta sử dụng rất nhiều thuật ngữ này trong các hoạt
động sự kiện. Đây là một trong những thuật ngữ rất khó đưa ra dịch nghĩa sang
tiếng Việt. Người ta thường tự dịch, coi nghĩa của nó (trong ngành tổ chức sự kiện)
là “chủ đề của sự kiện” hay “ý tưởng của sự kiện”. Tuy nhiên, tác giả cảm thấy
thuật ngữ “Concept” không nên dịch với nghĩa như vậy, và xét cho cùng cũng
không nên dịch sang tiếng Việt. Sở dĩ như vậy, bởi lẽ :
+ Thứ nhất, đối với ngành tổ chức sự kiện, việc sự dụng các thuật ngữ
chuyên môn bằng tiếng Anh đã trở thành quen thuộc và phổ biến vì nó phản ánh
đúng bản chất nội dung cần thông tin.
+ Thứ hai, rất khó có thể dịch hết nghĩa của thuật ngữ “Concept” sang tiếng
Việt. Thực tế cho thấy, có rất nhiều cách hiểu về ý nghĩa của “concept”, người ta
thường hiểu nó như là: ý tưởng của sự kiện, chủ đề của sự kiện, kịch bản của sự

7


kiện. Tuy nhiên, tất cả những các hiểu trên đều chưa thực sự chính xác và sát với
bản chất của thuật ngữ “concept”.
Chính vì vậy, từ đây, tác giả khơng dịch thuật ngữ này sang tiếng Việt mà xin
phép sử dụng nguyên thuật ngữ này bằng tên gọi tiếng Anh.

1.1.3: Những khái niệm liên quan
- Kịch bản sự kiện (event flow): là tồn bộ các hoạt động, cơng việc của
chương trình. Kịch bản chương trình bao gồm các nội dung : thời gian, hạng mục
chương trình, mơ tả chi tiết cơng việc: từ các phần trình diễn, hoạt động cho đến các
trang, thiết bị phục vụ cho sự kiện.
- Chủ đề sự kiện: được hiểu là nội dung ngắn gọn, mang tính khái quát, biểu
tượng, chứa đựng các ý tưởng, mục đích, nội dung của sự kiện. Chủ đề của sự kiện
là cơ sở để xây dựng các ý tưởng (tuy nhiên các ý tưởng cũng chính là cơ sở để điều
chính chủ đề, thậm chí từ ý tưởng cũng có thể xây nên chủ đề).
+ Trong nhiều trường hợp, người ta sử dụng chính chủ để (có thể thu gọn,
khái qt hóa) để làm tên của sự kiện. Chính vì điều này, có những quan điểm đồng
nghĩa tên của sự kiện với chủ đề của sự kiện.
+ Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, tên của sự kiện mang tính biểu tượng
cao hoặc với mục đích gây ấn tương, tạo hiếu kì, thì tên sự kiện được đưa ra ngắn
gọn, ví dụ: Ngày hội Mẹ và Bé, Duyên dáng Việt Nam,… Những tên gọi này không
thể là chủ đề của sự kiện vì nó khơng đủ thơng tn cho việc xây dựng hình ảnh, phát
triển ý tưởng để tổ chức sự kiện.
1.2: Thực tiễn về Quy trình thực hiện một chương trình sự kiện trên Thế giới
và ở Việt Nam
1.2.1: Trên Thế giới:
Ngành tổ chức sự kiện đã phát triển khá lâu trên Thế giới. Theo kết quả khảo
sát năm 2006 của công ty nghiên cứu thị trường FTA thì tổ chức sự kiện là cơng cụ
marketing được sử dụng phổ biến nhất, chỉ đứng sau quảng cáo và nghiên cứu thị
trường. Trung bình hàng năm trên thế giới các doanh nghiệp chi hơn 20 tỉ USD cho
việc quảng bá sản phẩm và 15 tỉ USD cho việc tổ chức các sự kiện khác nhau như
hội nghị khách hàng, giới thiệu và trưng bày sản phẩm,… Ngành tổ chức sự kiện đã
có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu. Trên thế giới, đã có cơ sở lý luận về

8



ngành tổ chức sự kiện cũng như rất nhiều tài liệu, cơng trình nghiên cứu về ngành tổ
chức sự kiện. Từ đó, quy trình tổ chức sự kiện cũng được xây dựng và hình thành.
1.2.2: Tại Việt Nam:
Riêng tại thị trường Việt Nam, ngành tổ chức sự kiện được coi là khá “non
trẻ”. Tuy nhiên, việc tổ chức sự kiện của các công ty đã thay đổi rõ rệt về chất lượng
và cả số lượng. Ngày càng nhiều các công ty tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ chuyên
nghiệp, bởi hok nhận ra việc tổ chức sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
hình ảnh thương hiệu của cơng ty. Tuy có những bước phát triển nhất định, nhưng
ngành Tổ chức sự kiện ở Việt Nam còn gặp phải những khó khăn nhất định. Về quy
trình tổ chức sự kiện, chưa hình thành được một quy trình chuẩn cho các chương
trình sự kiện, dẫn đến hiện tượng các sự kiện được tổ chức khơng có sự thống nhất
về quy trình. Có thể nói, mỗi một loại hình, một chương trình sự kiện được tổ chức
theo những quy trình khác nhau, khơng có sự thống nhất.Quy trình của từng công ty
tổ chức sự kiện là khác nhau, quy trình được khái quát dựa trên các kinh nghiệm
thực tế là chủ yếu.
Ngành tổ chức sự kiện chuyên nghiệp hiện đã bắt đầu phát triển, với sự xuất
hiện của rất nhiều công ty tổ chức sự kiện khác nhau. Trên thực tế, chưa có một quy
trình chuẩn để tổ chức một sự kiện nhưng mỗi công ty đều tự xây dựng quy trình
riêng để áp dụng, triển khai các chương trình sự kiện của mình. Hầu hết các quy
trình đều có những bước cơ bản: lên ý tưởng cho sự kiện, lên kế hoạch thực hiện sự
kiện, tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, việc triển khai các bước của các cơng ty có
những điểm khác nhau, ngồi những bước cơ bản, mỗi cơng ty cịn thêm các bước
nhằm bổ sung vào quy trình của riêng mình.

9


Cơng ty tổ chức Thành Đạt xây dựng quy trình của mình như sau:
Tìm

Tìm ýý tưởng
tưởng thực
thực
hiện
hiện

Thiết
Thiết kế
kế sự
sự kiện
kiện

Lên
Lên kế
kế hoạch
hoạch thực
thực
hiện
hiện

Thực
Thực hiện
hiện công
công
tác
tác chuẩn
chuẩn bị
bị

Tiến

Tiến hành
hành tổ
tổ
chức
sự
kiện
chức sự kiện

Tổng
Tổng kết
kết sau
sau sự
sự
kiện
kiện

Theo Eventchannel, Quy trình tổ chức sự kiện gồm
Nhận yêu cầu từ
khách hàng/ cấp trên
Nắm được những
thông tin về thời giản,
địa điểm, yêu cầu cơ
bản của sự kiện

Hình thành Concept
và Theme
Brianstorming ý
tưởng, xây dựng
concept cho sự kiện


Tổng kết, đánh giá

Tổ chức thực hiện

-- Tổng
Tổng kết,
kết, lập
lập báo
báo cáo
cáo
sau
sự
kiện.
sau sự kiện.

-- Tổ
Tổ chức,
chức, kiểm
kiểm soát
soát sự
sự
kiện
kiện

-- Họp
Họp rút
rút kinh
kinh nghiệm.
nghiệm.


-- Giải
Giải quyết
quyết rủi
rủi roi,
roi, phát
phát
sinh
sinh

10

Lập kế hoạch và báo
giá
Viết kế hoạch, lên thiết
kế cho sự kiện. Lập
bảng báo giá

Thuyết trình kế
hoạch
Thuyết trình để đấu
thầu hoặc để được phê
duyệt


1.3. Hiện trạng về việc xây dựng concept trong tổ chức sự kiện:
1.3.1: Trên thế giới:
Theo các chuyên gia thì xu thế mới nhất hiện nay là tổ chức các event có
“Concept ấn tượng”. Các concept được thu thập dựa trên sự khác biệt về các nền
văn hóa, từ đó, chọn lọc lại thành một bố cục tổng thể cho event, tạo nên một sự
kiện mang tính khác biệt về sáng tạo và thiết kế. Các concept trong sự kiện của Thế

giới luôn được đánh giá cao bởi khả năng gây ấn tượng với khách hàng, yếu tố quan
trọng nằm ở sự khác biệt hóa rất cao. Các concept thể hiện sự sáng tạo không ngừng
với nhiều event trong các lĩnh vực khá nhau.
1.3.1: Tại Việt Nam
Các concept trong sự kiện nói riêng cịn khá nghèo nàn trong ý tưởng xây
dựng, dẫn đến sự lặp lại, sao chép, cũng như các sản phẩm, dịch vụ chưa thực sự
thu hút được khách hàng. Mặc dù xác định được tầm quan trong của concept trong
các sự kiện nhưng các công ty tổ chức sự kiện vẫn không xây dựng được các
concept mới, độc đáo. Điều này cũng địi hỏi các cơng ty luôn phải sáng tạo, đổi
mới tư duy nhằm xây dựng được những concept sự kiện phù hợp, ấn tượng, đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng.
Trong sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành tổ chức sự kiện ngành càng
có vị trí quan trọng và trở thành một trong những công cụ hiệu quả trong quan hệ
công chúng, tiếp thị, góp phần tạo ra giá trị lớn của ngành tổ chức sự kiện. Trong
điều kiện hội nhập hiện nay, Việt Nam khơng đứng ngồi xu hướng chung đó.
Ngành tổ chức sự kiện của Việt Nam cũng đang được quan tâm, chú trọng nghiên
cứu chuyên sâu và tạo điều kiện phát triển.
Trên cơ sở tổng hợp, vận dụng và phân tích. Chương 1 đã đưa ra những trình
bày về một số cơ sở lý luận chung về sự kiện, tổ chức sự kiện, làm rõ các khái niệm,
đặc điểm của quy trình tổ chức sự kiện cũng như cách hiểu đúng về concept trong tổ
chức sự kiện. Điều này tạo nên cơ sở để định hướng cho việc tiếp cận, phân tích,
nghiên cứu các sự kiện cụ thể mà Tác giả đề cập đến ở chương 2.

11


CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH SỰ KIỆN TIÊU
BIỂU CỦA HEXAGON
2.1: Khái quát chung về công ty cổ phần lục giác (Hexagon)
Công ty cổ phần lục giác Hexagon được thành lập năm 2005, với ba lĩnh vực

kinh doanh độc lập: nhưng hỗ trợ nhau một cách toàn diện đã tạo nên sự khác biệt
trong các sản phẩm, dich vụ của mình với các đơn vị khách cùng kinh doanh trong
lĩnh vực Quảng cáo và Truyền thông. Bên cạnh lĩnh vực Thiết kế và sản xuất,
Marketing tổng thể thì Hexagon có một vị thế nhất định trong lĩnh vực tổ chức sự
kiện. Các sản phẩm, dịch vụ của Hexagon trong lĩnh vực này thể hiện ở các hội nghị
khách hàng, những lễ ra mắt sản phẩm, khai trương, triển lãm, những chiến dịch xúc
tiến cho sản phẩm được đặt hàng với nhiều quy mô tổ chức khác nhau. Hexagon đặt
ra sứ mệnh của mình là thể hiện tất cả các mong muốn của khách hàng bằng ý
tưởng độc đáo và đa dạng để từ đó xây dựng những sự kiện khiến khách hàng hài
lòng và tự hào. Với những thế mạnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như
nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và có tính sáng tạo trong cơng việc đã giúp
cho các sản phẩm, dịch vụ của Hexagon khiến khách hàng hài lòng, tin tưởng.
Hexagon tham gia tổ chức khá nhiều loại hình sự kiện, từ các sự kiện được xem là
thế mạnh như tổ chức hội nghị, hội thảo, đến các sự kiện tổ chức biểu diễn nghệ
thuật, ra mắt sản phẩm luôn được khách hàng tin tưởng và ủng hộ.

12


Mơ hình các loại hình sự kiện Hexagon tham gia tổ chức
2.2: Quy trình tổ chức sự kiện do Hexagon xây dựng:
Cũng như nhiều công ty khác, Hexagon cũng vạch rõ quy trình tổ chức sự
kiện, dựa vào đó để triển khai cụ thể, chi tiết các bước nhằm tổ chức hiệu quả, thành
công một sự kiện.

Tiếp
Tiếp nhận
nhận yêu
yêu cầu
cầu

của
khách
hàng
của khách hàng

13


Bảng 1. Quy trình sản xuất sự kiện của cơng ty Hexagon
Hexagon xây dựng một quy trình của riêng mình, quy trình khá chi tiết, tỉ mỉ
để tổ chức một sự kiện. Các bước thực hiện được chia nhỏ nhằm đảm bảo sự chính
xác, đúng với nhu cầu của khách hàng và yêu cầu của phòng tổ chức sự kiện.
- Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu: đây không đơn giản là bước nhận những yêu
cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ. Nếu làm việc nghiêm túc ngay từ lúc tiếp
nhận yêu cầu, nhà tổ chức sự kiện sẽ có được một lợi thế rất quan trọng, đó chính là
hiểu sơ qua về những đòi hỏi của khách hàng, thái độ của khách hàng. Từ đó, nhà tổ
chức sự kiện có them được một cơ sở, mơt nguồn thơng tin để phục vụ cho việc xây
dựng sản phẩm của mình.

14


- Bước 2: Khảo sát và thu thập thông tin. Công việc này năm trong giai đoạn
Chuẩn bị cho sự kiện. Hoạt động đầu tiên của giai đoạn chuẩn bị, nhà tổ chức sự
kiện cần nắm được những thông tin cơ bản, cốt lỗi để xây dựng một chương trình,
bao gồm: thông tin về sản phẩm, về các yêu cầu của khách hàng, về ngân sách cho
chương trình, và cả thông tin về đối thủ cùng tham gia. Việc thu thập thông tin giúp
nhà tổ chức sự kiện hiểu được sơ lược về khách hàng cũng như sản phẩm của mình.
Kết hợp những nhu cầu của khách hàng với việc khảo sát và thu thập thơng tin, nhà
tổ chức có thể dễ dàng hơn trong việc tư vấn thêm cho khách hàng.

- Bước 3: Phân tích thơng tin: Sau khi khảo sát và thu thập thông tin phục vụ
cho những yêu cầu của phía khách hàng. Việc tiếp theo các nhà tổ chức cần làm là
phân tích những thơng tinh đã khảo sát và tìm kiếm nhằm tìm ra những thơng tin có
giá trị về các yếu tố cần để thực hiện, xây dựng sản phẩm, dịch vụ dành cho khách
hàng.
- Bước 4 : Xây dựng Concept sự kiện. Đây là một bước vô cùng quan trọng,
được xem là bước tiên quyết trong quá trình tổ chức sự kiện. Concept của sự kiện
được xây dựng dựa trên rất nhiều yếu tố : các đặc tính của sản phẩm, yêu cầu của
khách hàng, khả năng liên kết với các hoạt động, nội dung khác của sự kiện. Xây
dựng Concept là một trong những việc cần làm trong giai đoạn “Brain storming”.
Bên cạnh việc xây dựng các concept, trong giai đoạn này, nhà tổ chức sự kiện cũng
cần tính đến các vấn đề như: địa điểm tổ chức, lên thiết kế, lên chương trình sự kiện
và các hoạt động PR và truyền thơng. Khi xây dựng được concept của chương trình
cũng coi như tạo được phần khung xương chính của sự kiện. Từ concept đã được
hình thành, nhà tổ chức sự kiện có thể xây dựng tiếp các hạng mục khác của sự
kiện: nội dung của sự kiện, các thiết kế, chương trình sự kiện.
- Bước 5: Duyệt Concept. Có thể nói, quá trình xây dựng Concept là quá
trình phát huy khả năng sáng tạo, thu nhập các ý tưởng, ý kiến đóng góp của các
thành viên trong nhóm sự kiện. Chính vì vậy, trong q trình đó, khơng chỉ có một
concept được hình thành, ngược lại có rất nhiều concept được đưa ra. Tuy nhiên,
mỗi sự kiện chỉ thống nhất đưa ra một concept chính thức. Concept này phải đảm
bảo có thể truyền tải được hết yêu cầu của khách hàng, đặc tính của sản phẩm, dịch
vụ, và có thể link được với các hoạt động của sự kiện cũng như khả thi trong việc

15


thực hiện, lên thiết kế. Chính vì thế, cần đưa ra những đánh giá, nhận định về các
concept. Từ đó, chọn lựa một concept phù hợp nhất.
- Bước 6: Báo giá, hợp đồng: Sau khi chọn lựa được Concept, cần xây dựng

một chương trình sơ lược để gửi tới khách hàng. Khách hàng đồng ý với chương
trình sự kiện đưa ra, nhà tổ chức sự kiện bắt đầu xây dựng báo giá cho chương trình
sự kiện. Báo giá dựa trên……
- Bước 7: Xây dựng chương trình chi tiết. Từ bản chương trình sơ lược gửi
đến cho khách hàng, nhà tổ chức sự kiện cần xây dựng các hoạt động của chương
trình một cách chi tiết, cụ thể. Từ các cơng việc cụ thể, các hoạt động, trang thiết bị,

- Bước 8: Duyệt nội dung chính thức. Đây là cơng đoạn cuối cùng trước khi
bắt tay vào sản xuất chương trình. Các nội dung sự kiện, kịch bản sự kiện và các
hoạt động bên lề sự kiện sẽ được đưa ra để thống nhất và đi đến kết luận chính xác.
Sau khi duyệt nội dung chính thức, sự kiện sẽ được tiến hành sản xuất và thực hiện
như kịch bản đã duyệt, sẽ khơng có nhiều sự thay đổi về mặt nội dung, mà tập trung
vào thực hiện sự kiện. Nội dung chính thức được duyệt bởi đại điện khách hàng và
đại diện của bên tổ chức nhằm đi đến thống nhất cuối cùng.
- Bước 9: Sản xuất. Với đặc thù của Hexagon, có một đội ngũ thiết kế đồ
họa, một nhà xưởng tiến hành thi cơng tồn bộ các thiết kế : sân khấu, décor,
banner, backdrop,…thì bước sản xuất cũng khá quan trọng. Để chuẩn bị cho buổi
chạy chương trinh chính thức, thì các sản phẩm về cơ sở vật chất cần được đảm bảo.
Về mặt hình ảnh, thiết kế, đảm bảo phù hợp với concept, đúng với chương trình sự
kiện đã đưa ra và mang lại hiệu quả cao nhất cho sự kiện.
- Bước 10: Kiểm tra. Song song với hoạt động sản xuất, Hexagon cũng luôn
trú trọng đến công tác giám sát, kiểm tra về sản xuất cũng như triển khai sự kiện.
Để đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và các nhu cầu của phía khách hàng cũng như
nhu cầu mà chương trình đặt ra ban đầu. Công việc kiểm tra về mảng sản xuất là rất
cần thiết, để tránh các sai sót trong sản xuất, tránh lãng phí, khơng đúng u cầu.
Kiểm tra trong việc triển khai sự kiện nhằm đảm bảo tiến độ của sự kiện, việc chuẩn
bị cho sự kiện có đúng với chương trình đã đưa ra ban đầu hay khơng.

16



- Bước 11: Lắp đắp. Sau khi đã sản xuất xong các thiết kế về sân khấu, décor,
… cần tiến hành bước lắp đắt. Để hình thành những hình ảnh ban đầu về mặt thiết
kế. So sánh dựa bản thiết kế và cơng trình lắp đặt thực tế. Từ đó, đưa ra giải pháp,
biện pháp nếu cần thiết. Việc lắp đặt phải đảm bảo hoàn thành trước khi sự kiện
được tổng duyệt, đặc biệt cần kiểm tra xem có đạt u cầu hay khơng.
- Bước 12: Tổng duyệt chương trình. Sau khi đã hoàn thành xong khâu sản
xuất và lắp đặt, đồng thời thực hiện xong các bước chuẩn bị cho chương trình chính
thức. Buộc phải có bước tổng duyệt chương trình, nhằm kiểm tra lại một lần cuối
các khâu thực hiện, các phần trong chương trình. Đây là cơ hội để khách hàng xem
trước sản phẩm, dịch vụ, nếu có điểm nào chưa hài lịng thì vẫn có cơ hội để sửa lại.
Và sau khi tổng duyệt, chương trình sẽ được ấn định và khơng có bất kì thay đổi
cho đến khi kết thúc chương trình chính thức.
- Bước 13: Chạy chương trình: Đây là thời điểm tồn bộ hoạt động của
chương trình diễn ra theo kịch bản. Tất cả các nội dung sẽ diễn ra như kịch bản
chương trình được đưa ra ngay trước chương trình chính thức. Khi chạy chương
trình cũng là lúc mà sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng mua được mang ra tiêu thụ
và cảm nhận.
- Bước 14: Báo cáo. Sau khi chương trình kết thúc, đơn vị tổ chức cần đưa ra
bái cáo về chương trình. Những vấn đề phát sinh nếu có, cũng như báo cáo về kết
quả chương trình đã diễn ra.
- Bước 15: Nghiệm thu và bàn giao:
- Bước 16: Thanh lý – Thanh tốn
Việc đưa ra một quy trình để tổ chức một chương trình sự kiện là việc vơ
cùng cần thiết. Có đưa ra quy trình, nhà tổ chức mới hình dung được các bước, cơng
việc cần phải làm để thực hiện một chương trình sự kiện. Việc đưa ra quy trình cũng
giúp cho việc phân cơng, giám sát thực hiện dễ dàng hơn. Có quy trình, nhà tổ chức
sự kiện có thể dễ dàng xây dựng các chương trình sự kiện. Dù cho các loại hình sự
kiện khác nhau, nhưng suy cho cùng quy trình cũng khơng có sự khác biệt nhiều.
Hexagon xây dựng cho mình một quy trình riêng trong tổ chức sự kiện là một lợi

thế so với các công ty khác. Để xây dựng quy trình riêng cho mình, cần nắm được
những bước cơ bản mà bất kì chương trình sự kiện nào, hay công ty nào cũng phải

17


thực hiện, nhưng bên cạnh đó, quy trình của Hexagon đã nhận ra những khác biệt,
cả những lợi thế của mình từ đó xây dựng một quy trình phù hợp với đặc điểm của
công ty, nhưng vẫn đảm bảo những bước cần thiết trong việc thực hiện một chương
trình sự kiện.
2.3. Một số chương trình sự kiện tiêu biểu của Hexagon:
Như đã phân tích, việc đưa ra Concept của một sự kiện là quyết định vô cùng
quan trọng. Concept cần đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, thể hiện được
các đặc tính của sản phẩm, dịch vụ. Concept được triển khai ở phương diện nội
dung lẫn hình ảnh của một sự kiện. Phần nội dung bao gồm các hoạt động của sự
kiện, cách thức tổ chức cũng như các tiết mục trong sự kiện phải thống nhất và làm
nổi bật concept đã đưa ra. Đặc biệt, trong tổ chức sự kiện, phần khơng thể bỏ qua,
và có ý nghĩa quyết định đến việc có thu hút được sự quan tâm của khán giả, khách
hàng hay khơng, đó chính là phần hình ảnh của một chương trình sự kiện. Nó bao
gồm cả hình ảnh 2D hoặc 3D phục vụ cho một sự kiện. Hình ảnh 2D được thể hiện
tờ rơi, poster, banner, backdrop, … Hình ảnh 3D phục vụ chính cho việc thiết kế sân
khấu, dựng phối cảnh của sự kiện. Tuy nhiên, ở mỗi loại hình sự kiện khác nhau, thì
việc xây dựng, triển khai Concept lại khác nhau.
2.3.1: Sự kiện Hội nghị, hội thảo
Những khuôn mẫu định sẵn trong một chương trình Hội nghị, Hội thảo làm
cho chúng có chiều hướng kém thu hút với quần chúng. Thách thức đối với nhà tổ
chức sự kiện Hội nghị, Hội thảo là biến chúng thốt ra vẻ ngồi khơ khan để tiếp
cận với khán giả một cách nồng nhiệt và yêu mến. Bằng sự sáng tạo trong xây dựng
Concept, những chương trình sự kiện Hội nghị, Hội thảo do Hexagon thực hiện
thường được xúc cảm hóa thơng điệp và khơi gợi được sự cởi mở, đón nhận của

khán giả.
Sự kiện “Lễ công nhân danh hiệu TRIPLE DIAMOND của Amway”
Đối tác: Công ty Amway Việt Nam
Quy mô: 8000 người – Ngày 19 tháng 2 năm 2014
Địa điểm: Cung Điền Kinh Hà Nội
Concept chương trình: “Viên kim cương của cuộc sống”

18


Nội dung sự kiện: Buổi lễ vinh danh danh hiệu TripleDiamond của công ty
Amway và tưởng thưởng cho các nhà phân phối đã đạt thành tích nổi trội.
Với Concept “ Viên kim cương của cuộc sống”, tồn bộ phần hình ảnh bao
gồm các thiết kế sân khấu hướng đến hình ảnh của những viên kim cương lấp lánh.

Toàn bộ giàn không gian treo trần của sân khấu là các cạnh của ba viên kim
cương. Ngồi thiết kế sân khấu, thì phần hiệu ứng về đèn led cũng làm bật lên được
phần hình ảnh của concept: màu trắng chủ đạo, với đèn led lấp lành đã truyền tải
thành công Concept “ Viên kim cương” của chương trình.
Về phần nội dung của sự kiện, đây là lễ vinh danh danh hiệu Tripple
Diamond của công ty Amway Việt Nam, Concept “ Viên kim cương” là khá phù
hợp với nội dung mà khách hàng yêu câu. Hình ảnh ba viên kim cương tượng trưng
cho danh hiệu TripleDiamond của công ty Amway, nhà phân phối của họ đã dành
được “Ba viên kim cương” trong hoạt động kinh doanh. Các hoạt động chính của
sự kiện bao gồm : Tiết mục biểu diễn nhạc với đèn lazer, trống hội chào đón nhân
vật chính của sự kiện.

19



Trên sân khấu sẽ là hình ảnh của một viên pin lớn xoay 180 độ, sau đó 2
TripleDiamond sẽ xuất hiện và chào khán giá. Trơng loại hình sự kiện hội nghị hội
thảo, concept được truyền tải thông qua phương diện hình ảnh. Điều này hồn tồn
phù hợp với đặc điểm của loại hình này, khi khơng tác động được nhiều vào nội
dung chính của sự kiện.
Sự kiện “Customer Night Park City Hà Nội”
Đối tác: Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Việt NamVIDC
Địa điểm: Khách sạn Melia Hà Nội
Concept chương trình: “House in the Park”
Nội dung chương trình: Hội thảo và Gala dinner ra mắt khu đô thị Park City
với các đối tác, khách hàng thân thiết, khách hàng tiềm năng.

20


Với Concept “House in the Park”, tồn bộ phần hình ảnh hướng đến thiên
nhiên. Tông màu xanh chủ đạo bao trùm. Ngồi sân khấu chính, thì các khơng gian
khác của sự kiện cũng được kiến tạo như một công viên xanh với các chất liệu thiên
nhiên, phù hợp với yêu cầu cũng như đặc tính sản phẩm mà khách hàng hướng tới

Cổng chào của địa điểm tổ chức được mô phỏng cổng cơng viên tại Park
City. Hình ảnh các khơng gian khác được kiến tạo như không gian tại công viên:
khu chơi gofl, đường dạo đi bộ hay khu vực hồ nước,… Điều này khiến khách tham
quan có cảm giác như được trực tiếp đến Park City.
Phương diện nội dung, concept được truyền tải thông qua các hoạt động: cho
khách tham gia hội thảo được xem những clip về Park City trong không gian thiên
nhiên nhân tạo, khu giới thiệu căn hộ được xây dựng nhằm tạo cơ hội để khách
tham quan có thể hình dung, nắm được các thơng tin về Park City dựa trên các mơ
hình căn hộ, mơ hình cả Park City. Ngồi ra, thay bằng cách tiết mục biểu diễn, để
truyền tải concept một cách hiệu quả, Hexagon lựa chọn việc sử dụng các âm thanh

mô phỏng tiếng các loại động vật để giúp khách tham quan có cảm giác gần gũi với
thiên nhiên. Qua sự kiện này, có thể thấy rõ được rằng, Concept của một sự kiện có
ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Concept phải được xây dựng dựa vào sản phẩm, dịch
vụ. Concept triển khai về mặt nội dung, hình ảnh sao cho hòa hợp, thống nhất, gây
được ấn tượng với khách tham quan cũng như khách đặt hàng.

21


2.3.2: Sự kiện ra mắt sản phẩm mới
Khác với loại hình sự kiện Hội nghị, Hội thảo, Ra mắt sản phẩm mới là một
trong những sự kiện đòi hỏi khả năng sáng tạo rất cao trong thiết kế concept cũng
như xây dựng các hoạt động của chương trình. Với một sản phẩm mới ra mắt trên
thị trường cần đòi hỏi nhà tổ chức sự kiện phải xây dựng concept cho sự kiện ra mắt
phải độc đáo, phù hợp với những đặc tính riêng của sản phẩm mới. Các hoạt động
trong sự kiện khơng chỉ thống nhất với Concept mà cịn cần liên hệ trực tiếp với sản
phẩm ra mắt. Việc triển khai phần nội dung để thể hiện Concept là điều vô cùng
quan trọng trong sự kiện ra mắt sản phẩm mới. Nếu như với loại hình Hội nghị, Hội
thảo, Concept chương trình chủ yếu ở phần hình ảnh thì ở sự kiện ra mắt sản phẩm
mời, ngồi phần hình ảnh của concept, việc triển khai concept bằng những hoạt
động trong sự kiện ra vơ cùng quan trọng. Thường thì sự kiện ra mắt sản phẩm mới
sẽ diễn ra trong thời gian dài ngày hơn: có thể là cả ngày, hoặc một vài ngày liên
tiếp. Điều khó khăn đó chính là phải xây dựng được Concept có tính khát qt cao,
có thể triển khai được nhiều hoạt động, nhưng các hoạt động phải hài hịa, thống
nhất với concept chính mà vẫn phải đảm bảo đủ hoạt động để phục vụ cho sự kiện
ra mắt sản phẩm.
Sự kiện “Lễ ra mắt sản phẩm điện thoại di động LG Optimus”
Đối tác: LG Electronics Việt Nam
Quy mô: 3000 khách mời – Tháng 5 năm 2011
Concept chương trình: “Cả thế giới trải rộng trong tầm tay”

Nội dung chương trình: Giới thiệu sản phẩm LG Optimus tới các đại lí cấp 1.
Khu vực trưng bày sản phẩm sang trọng cùng màn trình diễn laser ấn tượng.

22


Sân khấu chính gồm màn hình trung tâm và hai màn hình hai bên mơ phỏng
hình ảnh chiếc điện thoại LG - sản phẩm quảng bá của chương trình. Ngồi khu
vực hội trường chính của sự kiện, bên ngồi sảnh, cịn có các khu trưng bày sản
phẩm, khu vực trải nghiệm dành cho khách tham gia sự kiện. Toàn bộ các thiết kế
về Décor, Backdrop, Banner hay tờ rơi quảng cáo về sản phẩm đểu có sự đồng nhất
về ý tưởng, về màu sắc cũng như đảm bảo hết được các nội dung cần truyền tải để
khách hàng có thể nắm rõ về sản phẩm. Với concept “Cả thế giới trong tầm tay”,
đơn vị tổ chức sự kiện đã để khách hàng có cơ hội trải nghiệm sản phẩm, cảm nhận
được các tính năng ưu việt của sản phẩm mà nhà sản xuất muốn hướng đến. Đồng
thời, các clip quảng cáo về sản phẩm do nhà sản xuất cũng được trình chiếu trong
suốt chương trình, kết hợp giữa yếu tố quảng cáo với các hoạt động của sự kiện ra
mắt cũng đem lại những hiệu quả nhất định trong việc triển khai concept của
chương trình.

23


Màu sắc tồn bộ khơng gian của lễ ra mắt phù hợp với màu sắc của sản
phẩm, các thiết kế đều chọn sản phẩm điệm thoại LG Optimus làm trung tâm. Việc
sử dụng các PG cũng là một cách thu hút sự chú ý của khách tham quan với lễ ra
mắt sản phẩm.
Sự kiện “Lễ ra mắt sản phẩm LED Infinia”
Đối tác: LG Electronics Việt Nam
Quy mô: Hà Nội 3000 khách mời, Hồ Chí Minh 3000 khách mời – Tháng 5

năm 2009
Concept chương trình: ”Dưới đáy Đại dương”
Nội dung chương trình: Hội nghị khách hàng kết hợp với việc ra mắt sản
phẩm LED Infinia. Dựa trên concept của chương trình, Hexagon đã tạo ra một
không gian trưng bày sản phẩm vô cùng độc đáo, chân thực khi tái hiện lại hình ảnh
đại dương bao la trong khu trưng bày sản phẩm. Sau khi tiếp nhận những yêu cầu
của khách hàng cũng như tìm hiểu, phân tích về sản phẩm chuẩn bị ra mắt, đơn vị tổ
chức đã lên Concept để làm nổi bật được tuyệt phẩm LED Infinia. Hình ảnh sắc nét,
chân thực nhưng không kém phần thu hút của đại dương hoàn toàn phù hợp với sản
phẩm ra mắt. Ngồi ra, việc xây dựng concept này như kích thích vào trí tị mị của
khách tham quan đối với sản phẩm ra mắt, cũng như khách đang khám phá đại
dương bao la.

24


Ngay khu vực sảnh chính, là khơng gian xanh mướt với hình ảnh bờ biển,
sâu trong lịng đại dương. Khơng thể thiếu là hình ảnh của sản phẩm màn hình LED
infinia, lồng ghép khéo léo là những thông tin về sản phẩm được đặt ngay sát.

Việc bố trí các màn LED như là điểm nhấn của cả không gian, tạo ra sự hút
với khách hàng.

25


×