Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

PHƯƠNG PHÁP ĐỌC DIỄN CẢM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.92 KB, 8 trang )

PHƯƠNG PHÁP ĐỌC DIỄN CẢM
1. Khái niệm:
- Đọc diễn cảm chính là một phương tiện giáo dục đạo đ ức và th ẫm mỹ,
phát huy năng lực sáng tạo cho cả người dạy và người h ọc trong quá trình
học văn. Phương pháp đọc diễn cảm từ lâu là một ph ương pháp đã đ ược
tiến hành trong nhà trường
- Đọc diễn cảm còn gọi là đọc hay là một hình th ức bộc lộ cảm th ụ văn
bản. Qua đọc diễn cảm, người giáo viên sẽ đo được mức độ c ảm th ụ c ủa
học sinh.Vì thế có thể nói: ‘Đọc diễn cảm là một kĩ x ảo của quá trình đ ọc”
- Nếu như các biện pháp khác thông th ường tác động đ ến lý trí thì đ ọc
diễn cảm, trước hết và chủ yếu tác động đến tình cảm. Bởi vì, về th ực
chất đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật trình diễn, nó có nh ững đi ểm t ương
đồng với ngâm thơ hoặc trình diễn ca khúc. Tuy nhiên, cũng nh ư nhi ều
phương pháp dạy học quen thuộc khác, đọc diễn cảm cần phải đ ược nhìn
nhận lại khi xu thế dạy học văn thay đổi. Thay vì gi ảng văn đ ơn ph ương
một chiều thì phương pháp dạy học tác phẩm văn ch ương hiện nay là:
phát huy vai trò chủ thể cảm thụ, sáng tạo của học sinh trong gi ờ h ọc văn.
2. Ưu điểm và nhược điểm:
Ưu điểm
- Truyền đạt được đặc điểm về thể loại và phong cách của tác phẩm.
- Người giáo viên đo được mức độ cảm thụ của học sinh, th ể hiện rõ thái
độ của học sinh đối với tác phẩm.
- Góp phần tạo hứng thú và cảm hứng cho học sinh trong gi ờ h ọc Văn ở
nhà trường, thoát khỏi sự đơn điệu, nhàm chán, để mỗi giờ học văn trở
thành một niềm vui, thực sự hấp dẫn, kích thích sự sáng tạo c ủa học sinh.
- Hình thành cho học sinh các kỹ năng phân tích, bình giá, c ảm th ụ và nghe,
nói, viết tốt Tiếng Việt.
- Biết khai thác những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của cá nhân trong
khi đọc. Có giọng đọc chân th ực, bảo tồn được m ối quan h ệ truy ền c ảm
giao lưu với người nghe.
Nhược điểm:


- Ở trường THPT việc đọc diễn cảm chưa được coi trọng trong khi đ ọc
diễn cảm đem lại hiệu quả rất lớn.
- Đòi hỏi ở người giáo viên cần phải nắm rõ được trình độ đọc của học
sinh


- Thời gian dành cho việc đọc nói chung và đọc diễn cảm nói riêng trên l ớp
chỉ khoảng 5 – 7 phút. Thời lượng ấy quá ít nên giáo viên không th ể tri ển
khai hết những vấn đề của đọc diễn cảm.
- Mất nhiều thời gian:
+ Giáo viên phải tùy theo trình độ đọc của học sinh đ ể rèn đọc di ễn c ảm
cho học sinh.
+ Học sinh phải luôn luôn có ý thức nỗ lực vươn lên trong h ọc tập, say mê,
chăm chỉ, tự giác rèn đọc trong tất cả các môn học m ới có hi ệu qu ả cao.
+ Nhiều học sinh theo cách phát âm của địa phương, sai lệch v ới cách phát
âm chuẩn vì vậy cần phải rèn luyện trong thời gian dài.
3. Vai trò và tác dụng:
- Tái hiện lại những hình tượng nghệ thuật, hiểu được giá trị nội dung nghệ
thuật và chủ đề của tác phẩm một cách chân thật.
- Làm cho sự cảm thụ của người đọc, người nghe trở nên sâu sắc đồng thời gia
tăng hiệu quả tiếp nhận.
- Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tổng hợp, vận dụng những kỹ năng đã học để
cảm nhận những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm.
- Kích thích liên tưởng, tưởng tượng, hồi ức giúp người đọc nhập thân vào tác
phẩm.
- Làm thống nhất lại hoạt động của giáo viên và học sinh, đưa học sinh bắt nhịp
được với bài học.
- Đưa tác phẩm lại gần với học sinh, phá vỡ khoảng cách giữa học sinh và tác
phẩm văn học .
- Tạo được không khí tươi mới, sinh động trong giờ học.

- Phát triển tính tích cực, sáng tạo ở người đọc.
- Tạo hứng thú và cảm hứng cho học sinh, thoát khỏi sự đơn điệu, nhàm chán.
- Giúp người dạy, người học phát hiện được những cái hay, cái bất ngờ của tác
phẩm mà hình thức khác đôi khi không đưa lại được.
- Đánh thức sự tri giác, tưởng tượng và tái hiện hình ảnh của học sinh tạo tiền đề
tâm lí tốt cho việc phân tích tác phẩm.


4. Cách tiến hành:
a. Giáo viên đọc mẫu:
- Trong khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, một công việc quan tr ọng
của người giáo viên là đọc mẫu.
Bởi vì giọng đọc ấy ảnh hưởng đến học sinh rất sâu sắc, các em bắt
chước giọng đọc của giáo viên, với các em mọi hành động việc làm của
thầy cô đều là đúng. Nếu giáo viên đọc mẫu tốt, có sức lôi cu ốn h ọc sinh
thì các em nghe rất chăm chú, háo hức bước vào phần tìm hi ểu n ội dung và
sẽ nắm bài chắc hơn. Đó cũng là chủ đề để khuy ến khích h ọc sinh đ ọc hay.
Nếu giáo viên đọc hay còn làm tăng thêm niềm say mê và h ứng thú học t ập
cho học sinh.
- Sau khi đọc mẫu xong giáo viên phải giới thiệu rất cụ th ể, chi tiết về
giọng đọc của bài học đó (giọng đọc chủ yếu của bài, điểm ngắt ngh ỉ,
nhấn giọng các từ ngữ quan trọng trong câu, trong đoạn, cả bài. , biết hạ
giọng và cao giọng theo từng loại câu , nhanh hay chậm và giải thích vì
sao...).
* Lưu ý: Khi đọc mẫu, yêu cầu giáo viên phải đọc đúng như lời giáo viên chỉ
dẫn cho học sinh. Để tránh trường hợp nói một đằng làm một nẻo, m ỗi
lần đọc một khác khiến học sinh không biết theo đường nào cho phù h ợp.
Giáo viên phải có biện pháp tự rèn luyện.
b. Gọi học sinh đọc:
- Cách 1: Có thể cho học sinh đọc diễn cảm tác phẩm (đối v ới th ơ, còn đ ối

với tác phẩm văn xuôi có thể đọc theo vai).
- Cách 2: Có thể chọn một đoạn mà các em tâm đắc. Lí gi ải vì sao ch ọn
đoạn đó.
c. Giáo viên nhận xét cách đọc của học sinh
d. Giáo viên dạy bài học: Trong khi dạy, giáo viên cho h ọc sinh c ảm nh ận
về cái hay, cái đẹp của tác phẩm; giải thích một số t ừ ng ữ khó, chú ý đ ến
việc đọc sai phụ âm: l/n, ch/tr, x/s, r/d/g...; rèn cách đọc đúng, không đ ọc
theo cách phát âm của địa phương:
Ví dụ: Không đọc là “Hạ Nong” mà đọc là “ H ạ Long ”. Không đ ọc là “Hà
Lội” mà đọc là “ Hà Nội ”. Không đọc là “ nong nanh ” mà đọc là “ long lanh ”.
Khi đọc phải thể hiện âm cuối tiếng.
Không đọc là “ luông luông ” mà đọc là “ luôn luôn ”.
Không đọc là “ tất đất ” mà đọc là “ tấc đất ”.
Không đọc là “ tấc cả ” mà đọc là “ tất cả ”.
* Phải thể hiện đúng các thanh điệu:


Không đọc là “ bác sý ” mà đọc là “ bác sỹ ”.
Không đọc là “ suy nghỉ ” mà đọc là “ suy nghĩ ”.
Đọc diễn cảm được tốt thì cần phải đọc đúng, cần phải có thái đ ộ đúng v ề
hình thức âm thanh của cả từ.
Ví dụ: Không đọc là “ lãng mạng ” mà đọc là “ lãng m ạn ”.
Không đọc là “ dậy học ” mà đọc là “ dạy học ”.
e. Sau khi dạy xong bài học, giáo viên cho h ọc sinh đ ọc đ ể so sánh s ự khác
biệt giữa trước và sau khi học xong tác phẩm.
f. Giáo viên lắng nghe, chỉnh sửa cách đọc diễn cảm cho h ọc sinh đ ọc đúng,
chỉnh sửa một số từ ngữ, cách ngắt nghỉ, nhấn, lên giọng xuống giọng...
i. Giáo viên cùng học sinh rút ra kết luận về cách đọc diễn cảm:
Biết phân biệt cách đọc văn xuôi, văn vần, văn bản đơn.
- Với văn xuôi tuỳ theo nội dung của từng bài mà lựa ch ọn các kỹ năng đ ọc,

còn các bài thơ ( văn vần ) cần hướng dẫn học sinh đọc ngắt nh ịp đúng,
đọc sai nhịp có thể hiểu sai về giá trị biểu đạt của ý th ơ.
- Còn khi đọc các văn bản nghệ thuật các em cần đ ọc v ới gi ọng phù h ợp
với nội dung, ý nghĩa của từng văn cảnh trong văn bản đó. Trái l ại, khi ta
đọc các văn bản phi nghệ thuật cần đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, d ứt
khoát, thể hiện rõ nội dung của văn bản.
Các hình thức đọc diễn cảm:
*Văn xuôi và thơ:
- Đối với những bài mà giữa các đoạn có độ dài, độ khó t ương đ ương nhau
thì có thể cho các em tự chọn đoạn theo ý thích đ ể luy ện đ ọc di ễn c ảm.
Trong quá trình luyện đọc tổ chức hình thức đọc cá nhân hoặc đọc theo
nhóm ngẫu nhiên có cùng đoạn đọc.
- Đối với các bài có đoạn dễ, đoạn khó; đoạn ngắn, đoạn dài thì sẽ ấn định
đoạn cần đọc diễn cảm cho các em. Trường hợp này tổ chức các hình th ức
gồm: cá nhân đọc mẫu, đọc theo nhóm đôi, thi đọc tr ước lớp. Nếu h ọc sinh
đó đọc mẫu chưa đạt yêu cầu thì giáo viên sẽ đọc lại đoạn đó đ ể đ ịnh
hướng cho tất cả các em có giọng đọc đúng và phù hợp v ới đoạn trên.
*Truyện- Kịch: Nếu nội dung câu chuyện, đoạn kịch đó ngắn thì h ướng dẫn
học sinh luyện đọc cả bài. Ngược lại, câu chuyện đoạn kịch đó dài thì ch ọn
đoạn có lời thoại hay, nhiều câu văn dài, hướng dẫn h ọc sinh đ ọc diễn
cảm và tổ chức hình thức đọc theo phân vai.


5. Ví dụ minh họa:
- Đọc tác phẩm văn học không phải chỉ là thu nh ận cái hiện th ực đ ược
phản ánh vào tác phẩm mà quan trọng hơn là đọc được cái ph ần ch ủ quan
của người phản ánh. Đọc để nắm bắt được giọng điệu cảm xúc tác gi ả, âm
điệu chủ yếu trong tác phẩm. Đọc để hoà nhịp vào thế gi ới c ảm xúc, đ ể
phát hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả, đọc để nhìn ra th ế gi ới cuộc s ống
trong tác phẩm. Đọc để tiếng nói nội tâm người đọc hoà vào tiếng nói n ội

tâm của tác giả... Nhưng ba nội dung quan trọng nhất và cũng là khó khăn
nhất trong đọc diễn cảm là tái hiện giai điệu tình cảm của tác giả hay
người kể chuyện, âm điệu bình luận của tác giả.
- Nếu trong hát, bắt đúng giọng là bắt đầu hát đ ược; còn trong th ơ, trong
văn cái khó là bắt được giọng điệu tình cảm của tác giả. Có th ể nói, b ắt
được giọng điệu tình cảm là nắm được, bắt mạch được, nhập hoà đ ược
không khí tình cảm của tác phẩm và lắng nghe đ ược ti ếng nói tình c ảm,
tâm tình của tác giả. Bắt ra giọng điệu tình cảm của tác giả là bắt đầu cảm
và hiểu tác phẩm. Giọng điệu được thể hiện trong tiết tấu, nh ịp điệu,
cường độ sâu sắc, âm hưởng, ngôn ngữ thơ. Ví dụ khi đọc hai câu th ơ trong
“Truyện Kiều”- Nguyễn Du:
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
Khi đọc câu thơ trên, học sinh phải bắt cho ra cái gi ọng đi ệu b ực b ội, ph ẫn
nộ (“Lạ gì”), căm uất đến chì chiết (“Trời xanh quen thói”) c ủa tác gi ả
trước nỗi đau thương của con người.
Hay khi đọc bài “Vội vàng” của Xuân Diệu, học sinh ph ải bắt cho ra nh ịp
điệu gấp gáp, vội vã của tác giả để thấy được sự khát khao, giao c ảm
mãnh liệt của tác giả, vồ vập đến cuồng nhiệt của “nhà th ơ m ới nh ất
trong các nhà thơ mới ”.
Chẳng hạn đoạn:
“Ta muốn ôm :
Cả sự sống mới bắt đầu xanh mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều; ...
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !”
- Trong văn xuôi cũng vậy, có giọng điệu tình c ảm c ủa ng ười k ể chuy ện.
Đọc đoạn kể về cảnh sinh hoạt gia đình của vợ chồng Hoàng trong “ Đôi
mắt ” - Nam Cao. Cách kể chuyện có vẻ khách quan, bình thản, t ự nhiên



nhưng giọng điệu bên trong có gì ngại ngùng xa cách, pha l ẫn chút m ỉa mai
kín đáo. Bắt ra đúng giọng là đã hiểu rõ thái độ ph ản ánh và bi ểu hiện c ủa
tác giả ,hiểu được phần lớn quan điểm chính trị, t ư tưởng thẩm mỹ của
tác giả. Khi đã bắt được giọng điệu cảm xúc tức là bắt đ ầu n ối m ạch n ội
tâm của tác giả. Tác phẩm đã đi vào quỹ đạo cảm xúc và tình c ảm b ản thân
chủ thể. Từ đó việc phân tích mới thực sự có thể bắt đầu.
- Tái hiện giọng điệu cảm xúc của nhân vật cũng vậy, giọng điệu ngôn ngữ
nhân vật là sự phối âm và hoà âm giọng điệu tình cảm của tác gi ả và
ngược laị. Chẳng hạn trong “Truyện Kiều” - Nguy ễn Du, nàng Kiều đã có
lần kêu lên:
“Trời làm chi cực bấy trời
Nào ai vu thác cho người hợp tan”
- Giọng thơ chua xót , oan ức, có nước mắt, l ời than và tiếng n ấc, có lẽ c ủa
Kiều và cả lệ của Nguyễn Du. Giúp học sinh tái hiện giọng đi ệu nhân v ật
chính là để hiểu tác giả và hiểu tác phẩm một cách sâu sắc h ơn.
6. Một số ghi chú:
- Xác định giọng điệu cơ bản, ngữ điệu, nhịp điệu, cách ngắt giọng, l ựa
chọn tác phẩm phù hợp.
- Thường xuyên tổ chức cuộc thi đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất l ượng
đọc của học sinh và chất lượng giảng dạy của giáo viên.
- Thường xuyên có ý thức đọc thêm sách, báo, truyện... Để tăng thêm sự
hiểu biết cho bản thân, nâng cao khả năng khi đọc bài.
- Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc to và lưu loát các bài đ ọc.
Các lưu ý cần ghi nhớ:
*Cần phải luyện cho sinh viên làm chủ, sử dụng âm thanh, l ời nói c ủa mình
có hiệu quả trong giao tiếp
* Đôi điều về mục tiêu và nội dung luyện tập
+ Nội dung luyện tập chia làm hai mảng lớn: luy ện phát âm (đ ọc, nói)

đúng (luyện chính âm) và luyện đọc, nói hay, diễn cảm.
+ Luyện đọc, nói đúng, hay không dừng lại ở việc phát âm đúng các âm v ị
(luyện chính âm) mà còn phải luyện đọc, nói đúng ngữ điệu (hi ểu theo
nghĩa rộng).
* Một vài kinh nghiệm luyện phát âm – đọc:
+ Trước hết, chúng ta phải giáo dục cho sinh viên có lòng ham thích nói,
đọc đúng hay và có ý thức tự điều chỉnh để mình đ ọc, nói đúng h ơn, hay
hơn, có ý thức chau chuốt lời nói của mình về mặt âm thanh.


+ Phải vận dụng đồng bộ, tối đa các biện pháp, kĩ thuật luy ện đọc, nói
đúng, hay
=> Đọc diễn cảm chỉ thực sự thành công khi học sinh thực hiểu và rung
động với những gì văn bản đề cập đến. Việc xác lập cách đọc di ễn c ảm
phải dựa trên việc xác định giọng đọc (âm lượng to hay nhỏ, vui hay buồn,
sôi nổi hay nhẹ nhàng…), nhịp điệu đọc (tốc độ đọc nhanh hay chậm, dồn
dập hay chậm rãi…),và cách ngắt nhịp (theo dấu câu hoặc theo m ạch c ảm
xúc…) phù hợp với văn bản.
+ Khi đọc diễn cảm cần tuân thủ các yêu cầu sau:
- Đọc tự nhiên, đúng giọng của mình.
- Người đọc phải thâm nhập vào nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác
phẩm. -Truyền đạt rõ ràng tư tưởng của tác giả.
- Thể hiện rõ thái độ của mình đói với tác phẩm
- Phát âm rõ ràng, chính xác
- Truyền đạt được đặc điểm về thể loại và phong cách của tác phẩm.
7. Tài liệu tham khảo
1.Website: />2. Website: />3. Website: />4. Website: />5. Website: />6.
Website:
/>%C6%B0%C6%A1ng-ph%C3%A1p-%C4%91%E1%BB%8Dc-di%E1%BB
%85n-c%E1%BA%A3m-n%E1%BB%99i-dung/page/2

7. Tài liệu tham khảo: Hà Nguyễn Kim Giang, Phương pháp đọc diễn c ảm,
NXB Đại học Sư phạm.




×