Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh chuyên hóa học qua dạy học chuyên đề phức chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.98 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
------------ o0o -------------

TRẦN THỊ LIÊN

PHÁT HUY NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH CHUYÊN HÓA HỌC
QUA DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ PHỨC CHẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN HÓA HỌC)
Mã số: 60 14 01 11

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
------------ o0o -------------

TRẦN THỊ LIÊN

PHÁT HUY NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH CHUYÊN HÓA HỌC
QUA DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ PHỨC CHẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN HÓA HỌC)
Mã số: 60 14 01 11



Ngƣời hƣớng dẫn khoa ho ̣c:

HÀ NỘI – 2015

TS. Vi Anh Tuấn


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... i
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ........................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các bảng ........................................................................................................ vi
Danh mục các hình ........................................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................................... 5
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 5
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 5
6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 5
7. Giả thuyết khoa học .................................................................................................... 6
8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 6
9. Đóng góp của luận văn ................................................................................................ 6
10. Cấu trúc của luận văn ................................................................................................ 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................... 8
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................................. 8
1.1.1. Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ......................................... 8
1.1.2. Năng lực và phát triển năng lực trong dạy học .................................................... 8
1.1.2.1. Khái niệm năng lực ............................................................................................ 8

1.1.2.2. Đặc điểm và cấu trúc chung của năng lực ................................................... 9
1.1.2.3. Các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh THPT ........... 10
1.1.3. Năng lực sáng tạo ............................................................................................... 10
1.1.3.1. Khái niệm sáng tạo ........................................................................................... 10
1.1.3.2. Khái niệm năng lực sáng tạo ............................................................................ 10
1.1.3.3. Các thành tố năng lực sáng tạo ........................................................................ 11
1.1.3.5. Một số biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh trung học phổ thông .......... 12


1.1.3.6. Cách kiểm tra, đánh giá NLST của học sinh THPT ....................................... 14
1.1.4. Phương pháp dạy học hóa học, những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
hiện nay ........................................................................................................................ 16
1.1.4.1. Vài nét về phương pháp dạy học hoá học ........................................................ 16
1.1.4.2. Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ............................................ 16
1.1.4.3. Một số PPDH tích cực phát huy NLST ............................................................ 17
1.1.4.4. Sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học hóa học........................ 17
1.1.4.5. Phương pháp học tập hóa học của học sinh ..................................................... 18
1.1.5. Bài tập ................................................................................................................. 19
1.1.5.1. Khái niệm về bài tập ........................................................................................ 19
1.1.5.2. Phân loại bài tập .............................................................................................. 19
1.1.5.3. Các dạng bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo .................................................. 20
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 21
1.2.1. Đặc điểm học sinh trường THPT Chuyên ........................................................... 21
1.2.2. Thực trạng việc dạy - học Hóa học ở trường THPT chuyên ............................... 21
1.2.2.1. Nội dung điều tra .............................................................................................. 21
1.2.2.2. Phương pháp xác định thực trạng .................................................................... 22
1.2.2.3. Kết quả điều tra. Đánh giá kết quả điều tra ...................................................... 22
Tiểu kết chương 1.......................................................................................................... 28
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ TÀI LIỆU DẠY – HỌC CHUYÊN ĐỀ PHỨC CHẤT
NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH ......................... 29

2.1. Phân tích mục tiêu, nội dung chuyên đề phức chất ................................................ 29
2.1.1. Mục tiêu chương trình phức chất ........................................................................ 29
2.1.2. Nội dung chương trình phức chất ....................................................................... 29
2.2. Xây dựng tài liệu dạy – học chuyên đề Phức chất nhằm phát huy NLST của học
sinh chuyên Hóa học ..................................................................................................... 30
2.3. Đề xuất một số biện pháp phát huy NLST cho học sinh ...................................... 52
2.3.1. Biện pháp 1: Dạy lý thuyết và sử dụng bài tập lý thuyết .................................... 53


2.3.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn “Thảo luận nhóm” ...................................................... 54
2.3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn “Tự Nghiên cứu” ........................................................ 54
2.3.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn “Từng bước khám phá” .............................................. 56
2.3.5. Biện pháp 5: Hướng dẫn các nội dung khó ......................................................... 61
2.3.6. Biện pháp 6: Tổng kết và đánh giá .................................................................... 62
2.4. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh ............................... 63
2.4.1. Thiết kế bảng kiểm quan sát................................................................................ 63
2.4.2. Thiết kế phiếu hỏi................................................................................................ 63
2.4.3. Thiết kế bảng đánh giá sản phẩm của HS .......................................................... 64
2.5. Thiết kế một số giáo án bài dạy về chuyên đề Phức chất để phát huy NLST cho HS
chuyên HH.................................................................................................................... 65
Tiểu kết chương 2.......................................................................................................... 80
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................. 81
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ........................................................ 81
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .......................................................................... 81
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 81
3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ............................................................................. 81
3.3. Phương pháp thực nghiệm ..................................................................................... 81
3.4. Tiến trình thực nghiệm ........................................................................................... 82
3.4.1. Tiến hành các giờ dạy thực nghiệm .................................................................... 82
3.4.2. Tiến hành đánh giá .............................................................................................. 82

3.5. Kết quả và phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm .............................................. 82
3.5.1. Phân tích định tính .............................................................................................. 82
3.5.2. Phân tích định lượng ........................................................................................... 83
3.5.2.1. Đánh giá theo bảng kiểm quan sát .................................................................. 83
3.5.2.2. Đánh giá bằng phiếu hỏi ................................................................................. 85
3.5.2.3. Đánh giá sản phẩm học tập của HS................................................................. 87
3.5.2.4. Đánh giá theo bài kiểm tra ............................................................................... 88
Tiểu kết chương 3.......................................................................................................... 93


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 94
Danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến luận văn 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 96
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 100


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn
Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của nền kinh tế tri thức, nền kinh tế sáng
tạo dựa trên phát minh và ở đó sáng tạo, phát minh trở thành động lực chính thúc đẩy
sự phát triển của xã hội, tạo sự thịnh vượng của mỗi Quốc Gia. Nhận thức được điều đó
Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng tới việc tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh (HS) phát
huy tính chủ động sáng tạo. Điều này thể hiện rõ trong Luật Giáo dục số 38/2005/QH11,
Điều 28: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy
sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực
hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Với mục tiêu đào tạo những công dân
tương lai của đất nước, chủ động, sáng tạo thích ứng với cuộc sống mới. Chiến lược phát
triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày
13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và

đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo và năng lực tự học của người học"
Như vậy, việc rèn luyện, phát huy và phát triển năng lực sáng tạo (NLST) cho HS
là một yêu cầu không thể thiếu trong việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông.
1.2. Xuất phát từ thực trạng dạy và học ở trường THPT Chuyên
Các nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả con người đều có tiềm năng sáng tạo [28]. Vậy
làm thế nào để khơi dậy tiềm năng sáng tạo? Phát huy NLST, không ngừng rèn luyện
NLST?
Trong thực tế giảng dạy ở các trường THPT chuyên nói chung và ở trường
THPT chuyên Lương Văn Tụy nói riêng, việc dạy và học đề gặp một số khó khăn:
Mặc dù đã có tài liệu giáo khoa chuyên HH, nhưng nội dung kiến thức lí thuyết
còn sơ sài, lượng bài tập còn ít, chưa đủ để trang bị cho HS, chưa đáp ứng được yêu
cầu của các kì thi HSG các cấp và định hướng phát triển năng lực của HS. Tài liệu
tham khảo thường được sử dụng là các tài liệu ở bậc đại học, cao đẳng. Khi áp dụng
những tài liệu đó cho HS THPT thì lại quá rộng. GV và HS thường không đủ thời gian


nghiên cứu, do đó khó xác định được nội dung chính cần tập trung. Nếu căn cứ vào các
tài liệu về đề thi khu vực, HSG Quốc gia, Olympic Quốc tế thì có nhiều bài tập đề cập
đến nhưng kiến thức ngoài chương trình. Để khắc phục điều này, tự thân mỗi GV dạy
trường chuyên phải tự vận động, mất rất nhiều thời gian và công sức bằng cách cập
nhật thông tin từ mạng internet, trao đổi với đồng nghiệp, tự nghiên cứu tài liệu…Từ
đó, GV tự biên soạn nội dung chương trình dạy và xây dựng tài liệu dạy - học để phục
vụ cho công việc giảng dạy của mình.
Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy - Ninh Bình, tiền thân là trường cấp III
Ninh Bình được thành lập Tháng 9 năm 1959. Năm 1992, tỉnh Ninh Bình được tái lập,
nhà trường mới bắt đầu được thành lập hệ chuyên. Từ đó tới nay trường đã từng bước
nâng cao cao vị thế của mình. Số lượng học sinh đạt giải Quốc gia, Quốc tế trong
những năm gần đây tăng dần. Nhưng số lượng và chất lượng HSG môn HH chưa cao.
Điều này một phần cũng do các nguyên nhân ở trên. Ngoài ra còn do GV chưa thường

xuyên nghiên cứu và sử dụng các biện pháp phát huy NLST của HS.
HH là một trong các bộ môn khoa học cơ bản, rất quan trọng. Những kiến thức
dành cho HS Chuyên hóa, HSG khu vực, cấp Quốc Gia, Quốc tế này càng được mở
rộng. Trong đó, phần kiến thức về phức chất là một trong các nội dung khó, đang có xu
hướng được quan tâm nhiều hơn. Tuy vậy, chưa có tài liệu hoàn chỉnh nào dành riêng
cho học sinh chuyên HH về chuyên đề này. Do vậy, việc biên soạn tài liệu dạy – học,
việc nghiên cứu áp dụng các PPDH nhằm rèn luyện, phát huy NLST cho cho HS
chuyên HH qua dạy học môn HH là một yêu cầu cấp bách.
Là GV trường chuyên, tôi rất mong có được một nguồn tài liệu có giá trị và phù
hợp để GV giảng dạy - bồi dưỡng HSG các cấp và cũng để cho HS có được tài liệu học
tập, tham khảo, phát huy năng lực. Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu các BP thích hợp
nhằm rèn luyện, phát huy và góp phần phát triển NLST cho HS. Với câu hỏi nghiên
cứu "Làm thế nào để phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh chuyên Hóa?" nên tác
giả chọn nội dung “Phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh chuyên Hoá học qua dạy
học chuyên đề phức chất” làm đề tài nghiên cứu với hy vọng góp phần nâng cao chất
lượng dạy học môn HH ở trường THPT chuyên.


2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
Trên thế giới, khoa học sáng tạo đã phát triển rất sớm. Vào thế kỷ thứ ba, Pappus
đã đặt nền móng cho khoa học về tư duy sáng tạo (Ơ-ris-tic). Ơ-ris-tic là khoa học về
sự sáng chế, phát minh trong lĩnh vực khoa học cơ bản, kỹ thuật... Trên thế giới các
PPDH tích cực góp phần phát triển NLST cho HS có mầm mống từ cuối thế kỉ XIX và
phát triển mạnh từ những năm 70 của thế kỉ XX. Năm 1984, nghiên cứu của Spickler
và một số nhà giáo dục học Bắc Mỹ cho thấy: Phải gắn HS vào quá trình học tập tích
cực; làm cho HS có trách nhiệm học và lựa chọn tiến hành thí nghiệm một cách hứng thú;
đòi hỏi HS phải áp dụng nhiều kỹ năng xử lý thí nghiệm bao quát hơn, đáp ứng được yêu
cầu HS tự nghiên cứu, tự học, tự phát triển tư duy và phát huy tính sáng tạo. Đầu thế kỉ XX
các nhà sư phạm Mỹ (J.Dewey, Woodward, Richard, W.Kilpatrick) đã xây dựng lí

luận cho PPDH dự án (Project method). Tony Buzan đã đề xuất sơ đồ tư duy (Mind
Map) để giúp người học phát triển tư duy. Đây là hình thức ghi chép bằng hình vẽ có sử
dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng, nhấn mạnh các ý tưởng [54] .
Năm 1930 nhà sáng chế Alex Born đề xuất kĩ thuật công não- một kĩ thuật hội ý
bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp
nhặt tất cả các ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian theo một
nguyên tắc nhất định. Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, tiếp tục có những công trình
nghiên cứu và bài viết về tư duy sáng tạo và phát triển sáng tạo của Kal Russel (phát
triển tư duy sáng tạo)[47].
2.2.

Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vào cuối thập kỷ 70, những hoạt động nghiên cứu liên quan đến

khoa học về tư duy sáng tạo còn mang tính chất tự phát. Lớp học dạy về phương pháp
luận sáng tạo được tổ chức năm 1977. Các tác giả Nguyễn Chân, Dương Xuân Bảo và
Phan Dũng (1983) với “Angôrit sáng chế”- Đây là quyển sách đầu tiên về phương pháp
luận sáng tạo được nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội in và phát hành [3].
Năm 2005, Phan Dũng với cuốn “Thế giới bên trong con người sáng tạo”[13].


Về phương diện tâm lý học, tác giả Nguyễn Văn Lê (1998) với “Cơ sở khoa học
của sự sáng tạo” [27] đã trình bày một số cơ sở khoa học của việc giáo dục tính sáng
tạo cho thanh thiếu niên như: Cơ sở tâm lí học của sự sáng tạo, cơ sở sinh lí thần kinh
của hoạt động sáng tạo, bài học từ những con người sáng tạo. Nguyễn Minh Triết
(2001) với “Đánh thức tiềm năng sáng tạo” [45] đã đề cập đến việc vận dụng 19 nguyên
tắc sáng tạo vào giải các bài toán cụ thể nhằm khắc phục tính ì tâm lí của con người khi
giải quyết các vấn đề thực tiễn. Nguyễn Cảnh Toàn (2005) với “Khơi dậy tiềm năng
sáng tạo” [43] đã đưa ra các vấn đề về sáng tạo học như khái niệm, nguồn gốc, cơ sở
thần kinh của hoạt động sáng tạo. Quyển sách đã chỉ ra cho người giáo viên (GV) làm

thế nào để dạy HS học tập sáng tạo. Tác giả Trần Bá Hoành, 1999 [22] có bài viết:
“Phát triển trí sáng tạo của học sinh và vai trò của giáo viên”. GS. TSKH. Phạm Thành
Nghi (2013), với cuốn sách nổi tiếng: “Tâm lí học sáng tạo” [32].
Trong dạy học HH, đã có những công trình nghiên cứu về NLST của HS ở các
khía cạnh, mức độ khác nhau như:
GS.TSKH Nguyễn Cương [10], [11] có đề ra một số biện pháp để rèn luyện
NLST cho học sinh.
Ngoài ra còn có một số bài báo, luận văn, luận án Tiến sĩ, đề tài nghiên cứu về
NLST như: [4], [16], [17], [20], [25],[28], [29], [30], [41]…
Về Hóa học Phức chất, đã có nhiều sách đề cập đến như [1], [2], [5], [18], [19],
[23], [24], [26], [31], [33], [39], [48], [53]; nhưng hầu như đều hoặc rất sơ sài hoặc rất
rộng giành cho các trường cao đẳng, đại học. Cũng có rất nhiều luận văn, luận án
nghiên cứu về phức chất nhưng hầu như đều về các quá trình tổng hợp, nghiên cứu
thành phần, cấu trúc và ứng dụng của phức chất (như của các nguyên tố họ Lantanit,
Platin…). Cho đến nay, chúng tôi thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ
thống về thiết kế tài liệu dạy-học và vấn đề phát huy NLST cho HS chuyên HH thông
qua dạy học chuyên đề này.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản và biểu hiện của NLST ở HS THPT chuyên để
đề xuất những BP cần thiết nhằm rèn luyện và phát huy NLST cho HS chuyên HH qua


dạy học chuyên đề Phức chất; góp phần nâng cao chất lượng dạy và học HH ở trường
THPT chuyên
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu, khái quát những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài như: NLST,
một số NLST chủ yếu; những quan niệm về NLST, những biểu hiện của NLST và cách
kiểm tra đánh giá; PPDH nhằm phát huy NLST; bài tập và vai trò của bài tập trong dạy
học nói chung và đối với sự phát triển NLST cho HS nói riêng.
4.2. Điều tra thực tiễn việc rèn luyện NLST cho học sinh chuyên Hóa THPT qua

dạy học môn HH
4.3. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chuyên đề Phức chất trong chương trình
chuyên sâu và các đề thi học sinh giỏi của Việt Nam và Quốc tế để định hướng xây
dưng tài liệu phát triển NLST cho HS chuyên HH.
4.4. Xây dựng tài liệu dạy - học về chuyên đề Phức chất.
4.5. Đề xuất một số BP cần thiết để rèn luyện và phát huy NLST cho học sinh phổ
thông chuyên thông qua dạy học chuyên đề Phức chất.
4.6. Thực nghiệm để kiểm tra đánh giá tính hiệu quả và khả năng thực thi của tài
liệu rèn luyện NLST mà luận văn đề xuất.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
NLST trong quá trình dạy và học chuyên đề Phức chất ở trường THPT chuyên.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống lí thuyết và bài tập phát huy NLST cho HS chuyên HH trong dạy học
chuyên đề Phức chất
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: đề tài giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đề ra ở mục 4.
- Địa bàn nghiên cứu: Tiến hành ở các lớp chuyên Hóa tại các trường THPT:
Chuyên Lương Văn Tụy- Ninh Bình; Chuyên Thái Bình- Tỉnh Thái Bình; Chuyên
Khoa học tự nhiên- trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên - Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: Trong năm học 2014-2015 và 2015-2016.


7. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được tài liệu dạy - học dành riêng cho HS chuyên HH và đề
xuất, sử dụng các BP, PP dạy học một cách phù hợp, sáng tạo sẽ phát huy NLST cho
HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học hoá học ở trường phổ thông.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, hệ thống hóa,

khái quát hóa.
- Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo
có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học và các tài
liệu liên quan đến đề tài.
- Tổng hợp các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bài tập, các đề
thi HSG khu vực Duyên Hải Đồng Bằng Bắc Bộ, Olympic 30/4, đề thi HSG Quốc Gia
của Việt Nam và Quốc tế, Olympic Quốc Tế về phức chất.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- PP điều tra để điều tra thực trạng vấn đề rèn luyện, phát huy NLST cho HS
chuyên Hóa và thực tiễn dạy - học chuyên đề Phức chất ở lớp chuyên Hóa ở một số
trường THPT chuyên.
- PP thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài.
8.3. Phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng phương pháp thống kê toán học áp dụng trong nghiên cứu khoa học
giáo dục để xử lí, phân tích kết quả TNSP.
9. Đóng góp của luận văn
- Về lý luận:
Tổng kết một số cơ sở lý luận về NLST, rèn luyện và phát huy NLST cho HS
chuyên Hoá THPT.
- Về thực tiễn:


+ Xây dựng được hệ thống kiến thức lí thuyết và bài tập về chuyên đề Phức chất
+ Đề xuất một số BP nhằm phát huy NLST cho HS chuyên HH THPT qua dạy học
chuyên đề Phức chất.
+ Vận dụng các BP trên vào thực tiễn dạy học chuyên đề Phức chất cho HS THPT
chuyên để đánh giá và cải tiến PP.
10. Câu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương
chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thiết kế tài liệu dạy - học về chuyên đề Phức chất nhằm phát huy năng lực
sáng tạo cho HS chuyên Hóa học.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Ái (2011), Tài liệu giáo khoa chuyên hoá học 10, 11, 12. Nxb Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội.
2. Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn,
Nguyễn Văn Tòng (2005), Một số vấn đề chọn lọc của hoá học - Tập 1,2,3. Nxb Giáo
Dục
3. Dƣơng Xuân Bảo, Nguyễn Chân, Phan Dũng (1983), Algôrit sáng chế. Nxb
Khoa học - Kỹ thuật Hà Nội.
4. Nguyễn Cao Biên (2008), Rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho học sinh lớp 10
trung học phổ thông thông qua hệ thống bài tập Hóa học. Luận văn thạc sỹ khoa học,
Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Trần Thị Bình (2008), Cơ sở hóa học phức chất. Nxb Khoa học và kĩ thuật Hà Nội
6. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2014), Tài liệu tập huấn, kiểm tra đánh giá trong quá
trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường THPT, Môn
Hóa học.
7. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2010), Dự án Việt- Bỉ, Nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng. Nxb Đại Học Sư Phạm
8. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2010), Tài liệu tập huấn giáo viên trường THPT chuyên
hướng dẫn thực hiện chương trình chuyên sâu môn Hóa học
9. Nguyễn Đức Chính, Đinh Thị Kim Thoa, Đào Thị Hoa Mai- Lê Thái Hƣng (2009),
Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
10. Nguyễn Cƣơng (2007), PP dạy học Hóa học ở trường Phổ thông và Đại học. Nxb

Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Cƣơng (1995), “Một số biện pháp phát triển ở HS năng lực giải quyết vấn
đề trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới
PPDH theo hướng hoạt động hóa người học, Đại học Sư phạm Hà Nội, tr 24-36.


12. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cƣờng (2005), Phát triển năng lực thông qua
phương pháp và phương tiện dạy học mới, Tài liệu tập huấn dự án phát triển giáo dục
THPT.
13. Phan Dũng (2005), Thế giới bên trong con người sáng tạo. Nxb Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Ánh Dƣơng (2014), “Phát triển năng lực sáng tạo thông qua tập dượt
nghiên cứu khoa học môn Toán cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên”, Tạp
chí Khoa học Giáo dục (110), tr. 17-19
15. Vũ Cao Đàm (2002), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb khoa học và
kĩ thuật.
16. Phạm Thị Bích Đào (2010), “Phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh trung học
phổ thông qua giải bài tập hóa học hữu cơ”, Tạp chí Khoa học Giáo dục (58), tr. 19-25
17. Phạm Thị Bích Đào, Cao Thị Thặng (2014). “Bước đầu áp dụng phương pháp
bàn tay nặn bột theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ
thông trong dạy học Hóa học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục (108), tr.11
18. Đề Thi HSGQG Việt Nam và một số nƣớc khác, đề chọn đội dự tuyển Quốc
Tế, đề thi Quốc Tế các năm.
19. Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt (2011, 2012), Hóa học vô cơ, quyển 1, 2. Nxb
Giáo Dục Việt Nam.
20. Nguyễn Thị Hồng Gấm (2011), “Sử dụng bài tập hoá học có nội dung thực tiễn
để phát triển năng lực sáng tạo cho HS”, Tạp chí Khoa học giáo dục (73), tr. 26-27.
21. Trần Bá Hoành (1993), “Dạy học lấy HS làm trung tâm”, Trung tâm Nghiên cứu
Đào tạo và Bồi dưỡng GV, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam (9), tr 11-13.
22. Trần Bá Hoành (1999), “Phát triển trí sáng tạo của học sinh và vai trò của giáo

viên”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (9), tr 8-9.
23. Nguyễn Thanh Hồng(2008), Cơ sở Hóa học phối trí. Nxb Khoa học Kỹ thuật.
24. Trần Thành Huế (2001), Hóa học đại cương tập 1- Cấu tạo chất. Nxb Giáo Dục.


25. Vƣơng Cẩm Hƣơng (2006). Rèn luyện năng lực chủ động sáng tạo cho học sinh
trong dạy học hóa học ở trường THCS. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục Đại học sư
phạm Hà Nội.
26. Lê Chí Kiên (2006), Hóa học phức chất. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
27. Nguyễn Văn Lê (1998), Cơ sở khoa học của sự sáng tạo. Nxb Giáo dục.
28. Trần Thị Bích Liễu (2013), “Phát triển kĩ năng sáng tạo cho người học trong thế
kỉ XXI”, Tạp chí Khoa học giáo dục (89), tr. 27-29.
29. Trần Thị Bích Liễu (2014), “Dạy học và đánh giá năng lực sáng tạo của người
học”. Kỷ yếu hội thảo "Đánh giá kết quả giáo dục trong nhà trường phổ thông: Thực
trạng và giải pháp" VL2153 tr. 81-84.
30. Đinh Thị Hồng Minh (2013), Phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho sinh viên
Đại Học Kỹ Thuật thông qua dạy học Hóa học Hữu cơ. Luận án tiến sĩ khoa học giáo
dục - Viện Khoa học Giáo Dục Việt Nam.
31. Hoàng Nhâm (2005), Hóa học vô cơ tập 3. Nxb Giáo Dục.
32. Phạm Thành Nghị (2013), Tâm lí học sáng tạo. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
33. Triệu Thị Nguyệt (2011), Bài tập hóa vô cơ. Nxb Giáo dục Việt Nam
34. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường.
Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
35. Đặng Thị Oanh- Nguyễn Thị Sửu (2014), Phương pháp dạy học môn Hóa học.
Nxb Đại Học Sư Phạm.
36. Phạm Thị Phú, Nguyễn Đình Thƣớc (2007), “Bài tập sáng tạo về vật lí ở trường
THPT”, Tạp chí Giáo dục , (163) kỳ 2 tháng 5/2007.
37. Nguyễn Minh Phƣơng (2007), Tổng quan về các khung năng lực cần đạt ở HS
trong mục tiêu giáo dục phổ thông, Đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học
giáo dục Việt Nam.

38. Nguyễn Ngọc Quang và các tác giả (1975), Lý luận dạy học đại học, tập 1. Nxb
Giáo dục
39. Lê Mậu Quyền (2000), Hóa học vô cơ. Nxb Khoa học kỹ thuật.


40. Nguyễn Trọng Sửu (2008), Dạy học nhóm - phương pháp dạy học tích cực, Tạp
chí giáo dục (171), tr 7.
41. Trần Thị Thanh Tâm (2008), Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong
dạy học hóa học chương oxi- lưu huỳnh. Luận văn thạc sỹ khoa học, Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
42. Trần Trọng Thủy (2000), "Sáng tạo - Một chức năng quan trọng của trí tuệ", Tạp
chí Thông tin Khoa học Giáo dục (81), tr. 16-20.
43. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê, Châu An (2005), Khơi dậy tiềm năng sáng
tạo. Nxb Giáo dục
44. Trần Thúc Trình (1998), Cơ sở lý luận dạy học nâng cao. Viện Khoa học Giáo
dục, Hà Nội .
45. Nguyễn Minh Triết (2001), Đánh thức tiềm năng sáng tạo. NxbTrẻ.
46. Dƣơng Thiệu Tống (2002), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý.
Nxb Đại Học Quốc gia TPHCM.
47. Lê Hải Yến (2008), Dạy và học cách tư duy. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
48. F.cotton-G. Wilkinson, Lê Mậu Quyền, Lê Chí Kiên dịch (1984), Cơ sở Hóa
học vô cơ. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
49. Gardner, Howard (1999), Intelligence Reframed "Multiple intelligences for the
21st century". Basic books.
50. Kal Russel (2008), Phát triển tư duy sáng tạo. Nxb Hồng Đức.
51. OECD (2002), Definition and Selection of Competencies: Theoretical and
Conceptual Foundation.
52. Denyse Tremblay (2002), Adult Education A Lifelong Journey The Competency Based approach" Helping learners become autonomous".
53. Ralph H. Petrucci (2010), General Chemistry: Principles and Modern
Applications, prob. 39 p. 1107.

54. Tony Buzan, Barry Buzan, Lê Huy Lâm dịch (2008), Sơ đồ tư duy. Nxb Tổng
hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.


55. Weiner, F.E. (2001), Comparative performance measurement in schools.
Weinheim and Basejl: Beltz Verlag, p.12.



×