Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Xây dựng mô hình hồi quy taguchi nhằm tăng hiệu quả sử dụng kiến thức từ chuyên gia về việc quy hoạch cây xanh trong thiết kế kiến trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHAN TRẦN NGỌC DIỄM

XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY - TAGUCHI
NHẰM TĂNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG KIẾN THỨC TỪ
CHUYÊN GIA VỀ VIỆC QUY HOẠCH CÂY XANH
TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

Chuyên ngành: Quản lý Xây dựng
Mã số: 60.58.03.02

LUẬN VẪN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2019


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQG - HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. Lương Đức Long

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Đinh Công Tịnh

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM ngày 08
tháng 01 năm 2019.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Phạm Hồng Luân


2. PGS.TS. Lương Đức Long
3. TS. Đinh Công Tịnh
4. TS. Nguyễn Anh Thư
5. TS. Trần Đức Học
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau
khi luận văn được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐÒNG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DựNG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Phan Trần Ngọc Diễm
Ngày, tháng, năm sinh:

MSHV: 1670126
Nơi sinh: Đồng Nai

15/03/1991

Chuyên ngành: Quản lý Xây dựng


Mã số: 60580302

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Xây dựng mô hình Hồi quy - Taguchi nhằm tăng hiệu quả sử dụng kiến thức từ chuyên gia về
việc quy hoạch cây xanh trong thiết kế kiến trúc
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Xây dựng mô hình Hồi quy - Taguchi, kết hợp tri thức thực tiễn và những quy tắc kinh nghiệm
để chuyển hóa nó thành mô hình tính toán có hệ thống và gọt giũa thành những kiến thức thân
thiện với người sử dụng. Áp dụng vào quy hoạch diện tích nhóm cây xanh trong thiết kế kiến
trúc đem lại ý nghĩa thực tiễn cao: dự đoán giá trị và vai trò của biến nhóm cây xanh dựa trên
biến thực tiễn và dữ liệu quan sát kinh nghiệm.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 13/08/2018
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 02/12/2018
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn
Tp.HCM, ngày ......... tháng .......... năm 2019
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NIIIỆM BỘ MÔN

TS. Phạm Vũ Hồng Sơn

TS. Đỗ Tiến Sỹ

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỤNG


Đại học Bách Khoa TP HCM

1


Luận văn Thạc sĩ

LỜI CÁM ƠN
Hai năm, không ngắn cũng không dài! Hai năm một hành trình tiếp nhận tri thức. Mới ngày
nào bước chân vào ngôi trường - Trường Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh, sự lạ lẫm,
bồn chồn, vui mừng ... đan xen lẫn trong tôi. Người ta thường nói đi qua những năm tháng Bách
Khoa, ta mới biết được tuổi trẻ đáng trân trọng như thế nào. Trân trọng, không hẳn là vì có những
lúc khó khăn tưởng chừng như gục ngã, không hẳn là vì ta biết mình trưởng thành đến đâu mà đơn
giản là vì ta đã làm tất cả điều đó cùng ai. Vì tôi đã làm cùng Bách Khoa.
Tôi đậu cao học, vào học ngành Quản Lý Xây Dựng. Tuy việc học ở đây có phần “khắc
nghiệt” nhưng tôi học với niềm đam mê, sự nỗ lực, kiên trì để vượt qua biết bao nhiêu khó khăn
trong học tập và cuộc sống.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy Cô trong Bộ môn Thi Công và Quản Lý
Xây Dựng, với sự giảng dạy tâm huyết và nhiệt tình của mình, đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức, kinh nghiêm bổ ích mà nếu đi làm chưa chắc tôi có thể tiếp cận được.
Không dừng ở đó, may mắn thay tôi được sự chỉ bảo tận tình, động viên, giúp đỡ của TS.
Phạm Vũ Hồng Sơn đã giúp tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng mô hình Hồi
quy - Taguchi nhằm tăng hiệu quả sử dụng kiến thức từ chuyên gia về việc quy hoạch cây xanh
trong thiết kế kiến trúc”. Trong quá trình thực hiện đề tài còn gặp nhiều khó khăn, tôi đã cố gắng
hết mình để hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất có thể nên khó tránh khỏi những sai sót. Tôi rất
mong có được sự nhận xét của Thầy Cô và các bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Luận văn này như một món quà tôi gửi tặng tới Thầy cô, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè,
những người luôn ủng hộ, tin tưởng và ở bên tôi.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Tp. HCM, ngày 30 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Phan Trần Ngọc Diễm


HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


Đại học Bách Khoa TP HCM

2

Luận văn Thạc sĩ

TÓM TẮT
Khoa học và công nghệ kỹ thuật luôn phát triển mạnh mẽ; môi trường, khí hậu, nhu cầu của
con người ...cũng luôn thay đổi. Vậy nên tri thức thực tiễn (tri thức lịch sử, tài liệu sách, khoa
học...) thường không đầy đủ tại một thời điểm hay một trường hợp nào đó.
Để đáp ứng nhu cầu và giải quyết những vấn đề luôn cần đến kinh nghiêm của chuyên gia.
Tuy nhiên, những kinh nghiêm của chuyên gia thì được đúc kết từ thực tiễn, thường không có cấu
trúc và chưa hoàn thiện, chúng chỉ ở dạng quy tẳc kỉnh nghiệm. Quá trình thu thập, tiếp nhận tri
thức từ chuyên gia và sử dụng chúng một cách có chọn lọc để đạt được hiệu quả, khai thác tối đa
chất lượng của nguồn thông tin là một vấn đề tương đối khó với các nhà nghiên cứu.
Đề tài: “Xây dựng mô hình Hồi quy - Taguchi nhằm tăng hiệu quả sử dụng kiến thức từ
chuyên gia về việc quy hoạch cây xanh trong thiết kế kiến trúc”, xây dựng mô hình, kết hợp tri
thức thực tiễn và những quy tắc kinh nghiêm để chuyển hóa nó thành những mô hình tính toán có
hệ thống và gọt giũa thành những kiến thức thân thiện với người sử dụng.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mảng trực giao Taguchi nhằm giảm đáng kể số lượng
trường hợp nghiên cứu, khắc phục được phương pháp giai thừa mà không làm giảm đi thông tin,
dữ liệu quan trọng; giúp việc xây dựng bảng câu hỏi tiếp cận với chuyên gia một cách dễ dàng.
Mỗi biến thiết kế (giá trị mong muốn trong thiết kế) đều có một vai hò nhất định. Sử dụng phân
tích Hồi quy để đưa ra phương trình dự đoán giá trị và vai hò của biến thiết kế kiến trúc dựa hên
biến thực tiễn và dữ liệu quan sát kinh nghiệm.
Mô hình áp dụng vào quy hoạch diện tích nhóm cây xanh trong thiết kế kiến trúc đem lại ý
nghĩa thực tiễn cao. Phương trình hồi quy là một công cụ hỗ trợ trong việc lựa chọn các quy tắc

thiết kế dưới dạng IF/THEN với mục đích sử dụng riêng biệt. Nghiên cứu này giúp giải quyết tốt
những trường hợp không có quy chuẩn thiết kế rõ ràng, nhằm đẩy nhanh tiến độ thiết kế, giảm thời
gian nghiên cứu và tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả của dự án.

HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


Đại học Bách Khoa TP HCM

3

Luận văn Thạc sĩ

ABSTRACT
Science and technology are always strongly developmental; envữonment, climate, human
needs, etc. always change. Therefore, practicality knowledge (historical knowledge, documents,
science, etc.) is often incomplete at one time or special instance.
To meet the demands and resolve the problems always requhe the experience of experts.
However, the experience of experts is drawn from the practice in which is unstructured, incomplete
and only in the form of experienced rules. The process of collecting, knowledge acquisition from
experts and using them to achieve efficiency and maximize the quality of information sources is a
relatively difficult issue for researchers.
Topic Research: "Developing Regression - Taguchi model to increase the effectiveness of
using knowledge from experts on Tree Planning in Architectural Design". Model building is
combined between practicality knowledge and empirical rules after that converting it into
systematic models with friendly knowledge for using.
This research uses orthogonal array Taguchi approach for reducing the numbering of
researched instance, overcome the disadvantage of Factorial approach without decreasing
information, important data; helping to build the question table to reach the experts easily. Each
the designed variable (value expected in the next) has an existing role. Use the Regression analysis

for giving expected equation to estimate value of designed variable based practical variable and
the observation data from experience.
The model applied in planning of frees design in architecture has highly practical
significance. Regression equation is a tool to assist in the selection of design rules in the form of
IF/THEN for specific purpose. This research helps to solve the problem without clear design
standards, speed up the designed schedule, reduce the time for studying, save costs and improve
the efficiency of the project.

HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


Đại học Bách Khoa TP HCM

4

Luận văn Thạc sĩ

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn là trung thực
và chưa hề được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Mọi giúp đỡ
cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được
ghi rõ nguồn gốc.

Tp. HCM, ngày 30 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Phan Trần Ngọc Diễm

HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn



Đại học Bách Khoa TP HCM

5

Luận văn Thạc sĩ

MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................................................. 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................................................... 8
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 11
1.1 Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................... 11
1.2

Nền tảng nghiên cứu ............................................................................................................... 12

1.3

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................... 13

1.4

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................ 14

1.5

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 15

1.6


Đóng góp của Luận văn .......................................................................................................... 15

1.7

Bổ cục của Luận văn.............................................................................................................. 16

CHƯƠNG 2 - Cơ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................... 18
2.1

Khái quát về Công nghệ tri thức ............................................................................................. 18

2.1.1

Tiếp nhận tri thức ............................................................................................................. 20

2.1.2

Các ỈOỊÙ tri thức chính ................................................................................................... 24

2.1.3

Nguồn tri thức .................................................................................................................. 25

2.1.4

Nhiều chuyên gia ............................................................................................................. 26

2.2


Biểu diễn tri thức ..................................................................................................................... 27

2.3

Công nhận giá trị tri thúc ....................................................................................................... 29

2.4

Công nghệ tri thức trong ngành Công nghệ thông tin ......................................................... 30

CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cưu ................................................................................. 32
3.1 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 32
3.2

Mô hành .................................................................................................................................. 34

3.2.1

Lên kế hoạch và khái quát vấn đề .................................................................................... 34

3.2.2

Xác định hành thúc quy tắc ............................................................................................ 34

HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


Đại học Bách Khoa TP HCM

6


Luận văn Thạc sĩ

3.2.3

Phương pháp tiếp nhận tri thúc ....................................................................................... 37

3.2.4

Biểu diễn tri thúc .............................................................................................................. 38

3.2.5

Công nhận giá trị tri thức ................................................................................................ 39

3.3

Khái niệm cơ bản của Phương pháp Taguchi .......................................................................40

3.3.1

Khái niệm .......................................................................................................................... 40

3.3.2

Sử dụng Phương pháp Taguchi ....................................................................................... 41

3.4. Phân tích hồi quy tuyển tính đa biển ........................................................................................ 49
3.4.1


Phương trình hồi quy tổng thể ......................................................................................... 49

3.4.2

Đánh giá sựphù hợp của mô hình ................................................................................... 49

3.5

Khai phá dữ liệu ...................................................................................................................... 50

3.5.1

Cây quyết định .................................................................................................................. 50

3.5.3

Xác nhận khai phá dữ liệu ..............................................................................................51

3.6

Tóm tẳt ..................................................................................................................................... 51

CHƯƠNG 4 - MÔ HÌNH VÀ THẨM ĐỊNH ..................................................................................... 52
4.1

Tóm tắt mô hình dự thảo ........................................................................................................52

4.2

Các bước xử lý trong mô hình ................................................................................................ 54


4.2.1

Tiền xử lý .......................................................................................................................... 54

4.2.2

Chuẩn bị bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vẩn ............................................................. 54

4.2.3

Dự đoán giá trị của biển thiết kế .....................................................................................57

CHƯƠNG 5 - BÀI TOÁN cụ THÉ ....................................................................................................58
5.1 Lý do chọn trường hợp “quy hoạch diện tích trồng các loại cây đổi với đẩt xây dựng nhà
máy, kho tàng” .................................................................................................................................. 58
5.2 Áp dụng mô hình Hồi quy - Taguchi vào quy hoạch cây xanh đối với đất Nhà máy, kho
tàng .................................................................................................................................................... 59
5.2.7 Biến độc lập.......................................................................................................................... 60
5.2.2
5.3

Biến phụ thuộc .................................................................................................................. 62

Xây dựng Bảng câu hỏi khảo sát ............................................................................................ 65

HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


Đại học Bách Khoa TP HCM


7

Luận văn Thạc sĩ

5.4

Tiến hành phỏng vấn, thu thập so liệu và xử lý so liệu ........................................................66

5.5

Kết quả chạy Hồi quy tuyến tính bằng phần mếm SPSS 20 ............................................... 71

5.5.1

Thống kê mô tả cho 2 cụm ............................................................................................... 71

5.5.2

Cụm 1: Diện tích lô đất 5000 m 2 - 11000 m2, N = 800 (S1-S2) .......................................76

5.5.3

Cụm 2: Diện tích lô đất 11001 m2 - 20000 m2, N = 800 (S3-S4) .....................................86

5.5.3

Tóm tắt .............................................................................................................................. 98

5.6


Cây quyết định ......................................................................................................................... 98

CHƯƠNG 6 - KẾT LUẬN ................................................................................................................100
6.1 Kết luận ................................................................................................................................. 100
6.2 Kiến nghị ................................................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................103
PHỤ LỤC........................................................................................................................................... 105

HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


Đại học Bách Khoa TP HCM

8

Luận văn Thạc sĩ

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1- Quy trình nghiên cứu ..............................................................................................14
Hình 1.2- Mô tả bố cục luận văn .............................................................................................17
Hình 2.1 - Quy trình Công nghệ tri thức (Turban, 2005) ........................................................19
Hình 2.2 - Ma trận Tiếp nhận tri thức (Emberey, 2007) .........................................................20
Hình 3.1 - Phương pháp nghiên cứu........................................................................................33
Hình 3.2 - Quy trình thiết kế chung.........................................................................................34
Hình 3.3 Hình thức quy tắc của mô hình.................................................................................35
Hình 3.4 - Thủ tục khám phá tri thức từ cơ sở dữ liệu (KDD) ................................................39
Hình 3.5 - Mảng trực giao OA - phương pháp Taguchi ......................................................42
Hình 3.6 - Chạy Taguchi 2 biến, 5 mức độ trên Minitab
16 ......................................46

Hình 3.7 - Chạy Taguchi 3 biến, 4 mức độ trên Minitab
16 ......................................47
Hình 3.8 - Chạy Taguchi 3 biến, mức độ của mỗi biến lần lượt là 4, 4 và 2 trên
Minitab 16 ............................................................................................................................. 48
Hình 3.9 - Quy trình một mô hình nghiên cứu chung .............................................................51
Hình 4.1 - Mô hình dự thảo ................................................................................................... 53
Hình 4.2 - Phân vùng tham số .................................................................................................55
Hình 4.3 - Ví dụ một vài trường hợp sử dụng Taguchi ...........................................................56
Hình 5.1 - Phân vùng Diện tích lô đất .....................................................................................61
Hình 5.2 - Ba tầng tán chính....................................................................................................64
Hình 5.3 - Biểu đồ giá trị trung bình của các nhóm cây với N = 1600 ...................................66
Hình 5.4 - Biểu đồ giá trị trung bình của các nhóm cây từng trường hợp ...............................69
Hình 5.5 - Biểu đồ giá trị trung bình của các nhóm cây cụm 1 (S1-S2)..................................71
Hình 5.6 - Biểu đồ giá trị trung bình của các nhóm cây cụm 2 (S3-S4)..................................72
Hình 5.7 - Biểu đồ giá trị trung bình của các nhóm cây trong 2 cụm......................................73
Hình 5.8 - Các biểu đồ giá trị trung bình của các nhóm cây chia theo cụm mật độ xây dựng 75
Hình 5.9 - Biểu đồ Histogram và Phân phối chuẩn phần dư biến Cây lớn (Sl-S2).77 Hình 5.10
Biểu đồ Histogram và Phân phối chuẩn phần dư biến Cây nhỏ (S1-S2) .79 Hình 5.11 - Biểu đồ
Histogram và Phân phối chuẩn phần dư biến Cây cọ (S1-S2) 81 Hình 5.12 - Biểu đồ
Histogram và Phân phối chuẩn phần dư biến Cây bụi (S1-S2) ......
83 Hình 5.13 - Biểu đồ
Histogram và Phân phối chuẩn phần dư biến Cây bụi và bãi cỏ (S1-S2) .........................
85
Hình 5.14 - Biểu đồ Histogram và Phân phối chuẩn phần dư biến Cây lớn (S3-S4)
87 Hình
5.15 - Biểu đồ Histogram và Phân phối chuẩn phần dư biến Cây nhỏ (S3-S4)
89 Hình 5.16
- Biểu đồ Histogram và Phân phối chuẩn phần dư biến Cây cọ (S3-S4) 91

HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn



Đại học Bách Khoa TP HCM

9

Luận văn Thạc sĩ

Hình 5.17 - Biểu đồ Histogram và Phân phối chuẩn phần dư biến Cây bụi (S3-S4)

................................................................ . ................ ........................... .. ................... 93
Hình 5.18 - Biểu đồ Histogram và Phân phối chuẩn phần dư biến Cây leo (S3-S4)
..........................................................................................................................................
.95
Hình 5.19 - Biểu đồ Histogram và Phân phối chuẩn phần dư biến Cây bụi và bãi cỏ
(S3-S4) ....................................................................................................................................97
Hình 5.20 - Cây hồi quy quy hoạch cây xanh .........................................................................99
DANH MỤC BẢNG BIÊU
Bảng 1.1- Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................14
Bảng 2.1- Các nghiên cứu trước có liên quan đến Tiếp nhận tri thức .....................................22
Bảng 2.3 - Những thuận lợi và khó khăn của việc biểu diễn tri thức khác nhau
(Turban, 2005) ..................................................................................................................... 27
Bảng 2.4 - Các tiêu chuẩn công nhận giá trị tri thức (O'Keefe, 1993) ....................................29
Bảng 3.1 - Các loại thuộc tính .................................................................................................35
Bảng 3.3 - ứng dụng phương pháp Taguchi trong một số lĩnh vực .........................................40
Bảng 3.4 - Ví dụ Mảng yếu tố thực nghiệm toàn phần ...........................................................41
Bảng 3.5 - Các nút thử nghiệm................................................................................................42
Bảng 3.6 - Số trường hợp kết hợp đầy đủ với 2 biến, 5 mức độ .............................................43
Bảng 3.7 - Số trường hợp kết hợp đầy đủ với 3 biến, 4 mức độ .............................................44
Bảng 3.8 - Số trường hợp kết hợp đầy đủ với 3 biến, mức độ của mỗi biến lần lượt là 4,4 và 245

Bảng 3.9 - Số trường hợp khi sử dụng phương pháp Taguchi với 2 biến, 5 mức độ .......... ...
......................................................................... .46
Bảng 3.10 - Số trường hợp khi sử dụng phương pháp Taguchi với 3 biến, 4 mức độ

..............................................................................

Ân

Bảng 3.11 - Số trường hợp khi sử dụng phương pháp Taguchi với 3 biến, 4 mức độ
......................................................................................................................................
48
Bảng 4.1- Tóm tắt các bước trong mô hình dự thảo ................................................................52
Bảng 5.1 - So sánh tổng phát thải khí nhà kính các năm 1994, 2000 và 2010 ........................58
Bảng 5.2 - Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa đối với đất xây dựng nhà máy, kho tàng...60
Bảng 5.3 - Phạm vi của tham số ..............................................................................................61
Bảng 5.4 - Mảng trực giao Taguchi với 2 biến và 4 mức độ ...................................................62
Bảng 5.5 - Trích từ Bảng E.l - Các loại cây trồng trongđô thị (TCVN 9257:2012) .........
:
......................................................................................................... 63
Bảng 5.6 - Minh họa nhóm cây ...............................................................................................64
Bảng 5.7 - Bảng câu hỏi khảo sát .......................................................................................... 65
Bảng 5.8 - Thống kê tất cả trường hợp .................................................................................. 66
Bảng 5.9 - Thống kê từng trường hợp .....................................................................................67
Bảng 5.10 - Một số đại lượng tập trung cụm 1 (S1-S2) ......................................................... 71
Bảng 5.11- Một số đại lượng tập trung cụm 2 (S3-S4) .......................................................... 72
Bảng 5.12 - Model Summary của biến Cây lớn (S1-S2) .........................................................76
HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


Đại học Bách Khoa TP HCM


10

Luận văn Thạc sĩ

Bảng 5.13 - ANOVA của biến Cây lớn (S1-S2) .....................................................................76
Bảng 5.14 - Coefficients của biến Cây lớn (S1-S2) ............................................................77
Bảng 5.15 - Model Summary của biến Cây nhỏ (S1-S2) ....................................................78
Bảng 5.16 - ANOVA của biến Cây nhỏ (S1-S2).....................................................................78
Bảng 5.17 - Coefficients của biến Cây nhỏ (S1-S2) ...........................................................79
Bảng 5.18 - Model Summary của biến Cây cọ (S1-S2) ......................................................80
Bảng 5.19 - ANOVA của biến Cây cọ (S1-S2) ..................................................................... 80
Bảng 5.20 - Coefficients của biến Cây cọ (S1-S2) ..................................................................81
Bảng 5.21 - Model Summary của biến Cây bụi (S1-S2) .........................................................82
Bảng 5.22 - ANOVA của biến Cây bụi (S1-S2) .....................................................................82
Bảng 5.23 - Coefficients của biến Cây bụi (S1-S2) ................................................................83
Bảng 5.24 - Model Summary của biến Cây bụi và bãi cỏ (S1-S2)..........................................84
Bảng 5.25 - ANOVA của biến Cây bụi và bãi cỏ (S1-S2) ......................................................84
Bảng 5.26 - Coefficients của biến Cây bụi và bãi cỏ (S1-S2) .................................................85
Bảng 5.27 - Model Summary của biến Cây lớn (S3-S4) .........................................................86
Bảng 5.28 - ANOVA của biến Cây lớn (S3-S4) .....................................................................86
Bảng 5.29 - Coefficients của biến Cây lớn (S3-S4) ................................................................87
Bảng 5.30 - Model Summary của biến Cây nhỏ (S3-S4) ........................................................88
Bảng 5.31 - ANOVA của biến Cây nhỏ (S3-S4).....................................................................88
Bảng 5.32 - Coefficients của biến Cây nhỏ (S3-S4) ...............................................................89
Bảng 5.33 - Model Summary của biến Cây cọ (S3-S4) ..........................................................90
Bảng 5.34 - ANOVA của biến Cây cọ (S3-S4) .......................................................................90
Bảng 5.35 - Coefficients của biến Cây cọ (S3-S4) ..................................................................91
Bảng 5.36 - Model Summary của biến Cây bụi (S3-S4) .........................................................92
Bảng 5.37 - ANOVA của biến Cây bụi (S3-S4) .....................................................................92

Bảng 5.38 - Coefficients của biến Cây bụi (S3-S4) ............................................................93
Bảng 5.39 - Model Summary của biến Cây leo (S3-S4) .....................................................94
Bảng 5.40 - ANOVA của biến Cây leo (S3-S4) ......................................................................94
Bảng 5.41 - Coefficients của biến Cây leo (S3-S4) .............................................................95
Bảng 5.42 - Model Summary của biến Cây bụi và bãi cỏ (S3-S4) .....................................96
Bảng 5.43 - ANOVA của biến Cây bụi và bãi cỏ (S3-S4) ..................................................... 96
Bảng 5.44 - Coefficients của biến Cây bụi và bãi cỏ (S3-S4) ................................................ 97
Bảng 5.45 - Phương trình hồi quy các trường hợp ..................................................................98

HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


Đại học Bách Khoa TP HCM

11

Luận văn Thạc sĩ

CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU

1.1 Lý do chọn đề tài
Ngay từ khi xuất hiện, để tồn tại và phát triển con người phải lao động, cùng với hoạt động
lao động con người nhận thức thế giới xung quanh. Quá trình nhận thức đó bằng những trình độ
và phương thức khác nhau đã tạo ra hệ thống tri thức cho nhân loại. Mỗi bước tiến trong lịch sử
là một bước chuyển mới trong nhận thức, và cũng là bước chuyển của tri thức.
Tiếp cận tri thức không phải dễ dàng. Trong xã hội hiện tại, sự bùng nổ khoa học và công
nghệ kỹ thuật mang lại một nguồn dữ liệu thông tin khổng lồ, tri thức phát triển phong phú. Con
người không chỉ thụ động sử dụng những tri thức đang có, mà chủ động tìm kiếm, thu thập thêm
nhiều tri thức cho mình. Bên cạnh đó những kinh nghiệm, tri thức kinh nghiêm thu nhận được
thông qua quan sát và thí nghiệm. Nó nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn, từ lao động sản

xuất đến đấu tranh xã hội hoặc từ thí nghiệm khoa học. Điều này gây khó khăn trong việc tiếp
nhận, chọn lọc, xử lý ... để có thể áp dụng thực tiễn. Khó khăn hơn nữa cho những người không
có chuyên môn muốn tiếp cận tri thức trong lĩnh vực.
Vấn đề ở đây chính là mối quan hệ giữa tri thức thực tiễn và kinh nghiêm. Không thể bỏ cái
thực tiễn để lấy cái kinh nghiệm, cũng không thể chỉ làm theo những gì lịch sử để lại mà không
quan tâm đến những gì thay đổi xung quanh. Làm thế nào để kết hợp giữa thực tiễn và kinh
nghiệm? Làm thế nào để mối quan hệ được mã hóa, đơn giản hóa thành hệ thống thân thiện với
người sử dụng? Làm thế nào để bất kỳ cá nhân nào cũng có thể tiếp cận dù không có chuyên môn
lĩnh vực?
Để giải quyết những câu hỏi trên, nghiên cứu tập trung phát triển “Xây dựng mô hình Hồi
quy - Taguchi nhằm tăng hiệu quả việc sử dụng kiến thức từ chuyên gia về việc quy hoạch cây
xanh trong thiết kế kiến trúc”.

1.2

Nền tảng nghiên cứu
Thiết kế là quá trình tạo ra một kế hoạch cho một đối tượng dựa trên kiến thức và kinh

nghiệm của nhà thiết kế trước khi đáp ứng được các yêu cầu để áp dụng cho lĩnh vực nào đó. Có
hai phương pháp tiếp cận trong quá trình thiết kế, “Bottom - Up” và “Top - Down”:

HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


Đại học Bách Khoa TP HCM

12

Luận văn Thạc sĩ


- Thứ nhất là phương pháp tiếp cận “Bottom - Up” (từ dưới lên), có nghĩa là mọi thành viên
của nhóm chủ động trong quá trình thực hiện dự án. Các thành viên được mời tham gia
trong mỗi bước của quá trình quản lý, quyết định một quá trình hành động được thực hiện
bởi toàn đội. Phong cách từ dưới lên cho phép các nhà quản lý truyền đạt mục tiêu và giá
trị. Sau đó, các thành viên được khuyến khích phát triển cá nhân để làm danh sách các
bước cần thiết để đạt được những nhiệm vụ quan trọng của chính mình.
+ Uuđiểm:
• Chi tiết, cụ thể;
• Tạo động lực cho nhân viên tham gia vào việc lập kế hoạch;
• Tránh được sự mâu thuẫn giữa nhà quản lý và nhân viên.
+ Nhược điểm:
• Phức tạp và tốn thời gian;
• Xác định chi phí không đúng thực tế;
• Thu thập thông tin khó khăn do ý kiến chủ quan của nhiều nhân viên, cán bộ chuyên
trách;
• Đôi khi còn thiếu rõ ràng và kiểm soát.
- Thứ hai là phương pháp tiếp cận “Top - Down” (từ trên xuống), có nghĩa là tất cả các
hướng đi đều xuất phát từ nhà quản lý. Mục tiêu của dự án được thành lập bởi các nhà
quản lý cao nhất. Các nhà quản lý hướng dẫn, thông tin, kế hoạch và quy trình quỹ. Mọi
công việc của dự án đều được truyền đạt rõ ràng cho mỗi người tham gia dự án.
+ Uuđiểm:
• Đảm bảo tính thống nhất, triển khai nhanh;
• Có nguyên tắc, trật tự cao;
• Dựa trên những dự kiến đã được triển khai trước đó nên khá chính xác.
+ Nhược điểm:
• Gây ra phản ứng tiêu cực cho người bên dưới, giảm hiệu quả công việc;
• Mang tính chủ quan của người lập dự án;
• Người lập dự toán sử dụng dữ liệu không còn phù hợp với thực tế và nhu cầu địa
phương.
Nghiên cứu này áp dụng phương pháp tiếp cận “Top - Down” để phát triển mô hình. Phương


HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


Đại học Bách Khoa TP HCM

13

Luận văn Thạc sĩ

pháp tiếp cận này thường liên quan đến những kinh nghiêm kiến thức từ các chuyên gia, được biết
đến như là những “Quy tắc kinh nghiêm”.
Quy tắc kinh nghiệm không phải dễ dàng mà có được. Nó thuộc loại tri thức mà nói rõ ràng
ra thì nó là thử thách. (Feigenbaum, 1979) đã kết luận rằng kinh nghiệm, nó đã dạy cho chúng ta,
phần lớn những kiến thức này là thuộc cá nhân riêng tư của chuyên gia, không phải họ không
muốn chia sẻ công khai họ thực hiện như thế nào mà bởi vì họ không thể. Trong kiến thúc chuyên
môn, có một khía cạnh không được viết trên giấy tờ cụ thể đó chính là quy tắc kinh nghiêm.
Để tạo ra một kiến thức có thể được truy cập từ nhiều người dùng, nó sẽ được mã hóa để
trở thành một hệ thống với giao diện thân thiện người sử dụng trên máy tính. Một hệ thống máy
tính thực hiện các chức năng có thể mô phỏng (emulates) năng lực quyết đoán (decision) và hành
động (making abilily) của một chuyên gia, được gọi là hệ chuyên gia. Lợi ích chính của hệ chuyên
gia là bất kỳ ai cũng có thể làm sáng tỏ vấn đề mà không có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực
này. Hơn thế nữa, việc dựa trên hệ thống sẽ có lợi cho công ty nếu không có sự hiện diện của
chuyên gia.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn này phát triển một mô hình mới nhằm tăng hiệu quả sử dụng kiến thức từ chuyên
gia kết hợp cùng tri thức thực tiễn. Tiếp nhận tri thức, kiểm tra, tinh chỉnh... biểu diễn tri thức, mã
hóa, chuyển đổi thành hệ thống. Hơn nữa, mô hình


HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


Đại học Bách Khoa TP HCM

14

Luận văn Thạc sĩ

này còn áp dụng trong thiết kế quy hoạch cây xanh. Các quy tắc thiết kế là sản phẩm của nghiên
cứu này.
Những quy tắc thiết kế, nó thường được thay đổi bởi sự phát triển khoa học và công nghệ,
môi trường, khí hậu ... Nói một cách nghiêm khắc thì việc thiết kế cần phải được duy trì, sửa đổi
hay thậm chí là đổi mới theo thời gian. Đó cũng mục đích chính của nghiên cứu này.

1.4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi chính của nghiên cứu này là phát triển hợp nhất quá trình tiếp nhận tri thức và
biểu diễn tri thức thành một mô hình về các quy tắc thiết kế.
Bảng 1.1- Phạm vi nghiên cứu
Giai đoạn
Tiếp nhận tri thức và suy luận tri thức

Phạm vi (đối tượng/ nội dung/ cách thức)
Chuyên gia có kinh nghiêm, am hiểu lĩnh vực; tài
liệu khoa học, kiến thức lịch sử.
Khảo sát
Gồm 2 bước:

Biểu diễn tri thức


(1) Phân tích các phương pháp tiếp nhận tri thức.
(2) Chuyển đổi kiến thức để trình bày.

Công nhận giá trị tri thức

Kiểm tra, kiểm định

Trong mỗi giai đoạn, mô hình được xây dựng bằng cách xử lý các dữ liệu trong từng
bước. Hình 1.1 cho thấy quy trình nghiên cứu.
Input

Output

Cung cấp dữ liệu
Hình 1.1- Quy trình nghiên cứu

HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


Đại học Bách Khoa TP HCM

15

Luận văn Thạc sĩ

Mô hình được thiết kế để luận ra các quy tắc thiết kế của chuyên gia. Đối với nghiên cứu
này, mô hình được áp dụng trong lĩnh vực quy hoạch cây xanh trong thiết kế kiến trúc. Quá trình
trích dẫn những quy tắc thiết kế sẽ được trình bày ở chương 5.

1.5


Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đạt được mục tiêu trong nghiên cứu:
1. Nghiên cứu lại các tài liệu (khoa học) để hỗ trợ khái niệm cho nghiên cứu này và đánh
giá kết quả tìm được của nghiên cứu trước.
2. Từ tài liệu, số liệu lịch sử xây dựng tham số đầu vào có ảnh hưởng đến tham số đầu ra.
3. Áp dụng phương pháp Taguchi nhằm giảm số trường hợp nghiên cứu, để xây dựng bảng
câu hỏi khảo sát dựa trên kiến thức, dữ liệu lịch sử.
4. Áp dụng phương pháp Hồi quy tuyến tính đa biến để xây dựng một mô hình cho toàn bộ
quá trình như đã đề cập trong phạm vi nghiên cứu.
5. Khám phá tri thức từ cơ sở dữ liệu (KDD - Knowledge Discovery in Database) - Cây
quyết định (cây phân loại)
6. Mô phỏng mô hình này trong ứng dụng thực tế.
7. Đánh giá, kiểm định mô hình để đưa ra kết luận từ kết quả tìm được.

1.6

Đóng góp của Luận văn
NQ mặt học thuật

1. Một mô hình tổng quát, tiếp thu kinh nghiệp của chuyên gia, đưa ra được mối quan
hệ giữa tri thức thực tiễn và quy tắc kinh nghiệm; mô hình có thể mở rộng ở một số lĩnh vực có
cùng mẫu tri thức.
2. Bằng phương pháp mảng trực giao Taguchi và Hồi quy, mô hình luôn đưa ra một kết
quả nhất định, không phải ở dạng suy rộng nào đó.
vể mặt thực tiễn
1. Kết quả của mô hình đưa ra các phương trình hồi quy dự đoán phần trăm diện tích
nhóm cây xanh trong thiết kế kiến trúc cảnh quan đối với công trình Nhà máy, kho tàng.

HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn



Đại học Bách Khoa TP HCM

16

Luận văn Thạc sĩ

2. Mô hình giải quyết tốt các trường hợp không có quy tắc thiết kế rõ ràng.
3. Mô hình đáp ứng nhu cầu sử dụng dễ dàng:
- Dễ dàng áp dụng mô hình; dễ tạo ra bảng câu hỏi để tiếp cận chuyên gia;
- Các phương trình hồi quy dự đoán được đưa ra, bất kỳ cá nhân nào cũng có thể sử
dụng dù không có kiến thức chuyên môn.

1.7 Bố cục của Luận văn
Gồm 6 chương, hình 1.2 cho tóm tắt bố cục luận văn
Chương 1 - Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vị nghiên cứu, mục
tiêu nghiên cứu.
Chương 2 - Trình bày các nghiên cứu trước đây về tiếp nhập tri thức, công nhận tri thức.
Chương 3 - Trình bày phương pháp nghiên cứu mô hình Hồi quy - Taguchi, các lý thuyết
cơ bản của phương pháp được lụa chọn trong mô hình.
Chương 4 - Thảo luận quy trình một cách có hệ thống, trình bày giải thích chi tiết về mô
hình.
Chương 5 - Một trường hợp cụ thể để kiểm tra tính hiệu quả của mô hình.
Chương 6 - Ket luận, nghiên cứu trong tương lai.

HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


Đại học Bách Khoa TP HCM


17

Luận văn Thạc sĩ

CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU
- Xác định nền tảng nghiên cứu
- Mô tả phạm vi nghiên cứu, mục tiêu

CHƯƠNG 2 - Cơ SỞ LÝ THUYẾT
Khái quát các nghiên cứu trước đây
________________ ________________________
CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp áp dụng trong Mô hình
- Lý thuyết cơ bản của phương pháp trong Mô hình
CHƯƠNG 4 - MÔ HÌNHVÀ CÔNG NHẬN
- Diễn giải chi tiết về Mô hình
- Diễn giải chi tiết về việc công nhận giá trị tri thức

CHƯƠNG 5 - BÀI TOÁN cụ THÈ
- Ví dụ Quy hoạch cây xanh trong thiết kế kiến trúc
- Công nhận Mô hình, đóng góp thực tiễn

CHƯƠNG 6 - KẾT LUẬN
- Ket luận
- Nghiên cứu trong tương lai

Hình 1.2- Mô tả bố cục luận văn

HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn



Đại học Bách Khoa TP HCM

18

Luận văn Thạc sĩ

CHƯƠNG 2 - Cơ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này trình bày khái quát của nghiên cứu trước liên quan đến tiếp nhận tri thức và
biểu diễn tri thức. Ở mục 2.1 sẽ bao gồm công nghệ tri thức, sự suy luận tri thức, những tri thức
chính, nguồn tri thức cũng như kỹ thuật thu thập tri thức được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực
xây dựng một hệ quy tắc cơ sở. Mục 2.2 sẽ trình bày về biểu diễn tri thức và việc định dạng quy
tắc tiếp cận. Và trong mục 2.3 sẽ giới thiệu về cộng nhận giá trị tri thức.

2.1 Khái quát về Công nghệ trì thức
Quá trình thu thập, tiếp nhận tri thức từ chuyên gia và sử dụng chúng để xây dựng hệ
chuyên gia được gọi là quá trình công nghệ tri thức. Công nghệ tri thức đòi hỏi phải có sự cộng
tác giữa chuyên gia trong lĩnh vực này với kỹ sư tri thức để đưa ra những quy tắc có hệ thống và
rõ ràng mà chuyên gia sử dụng chúng để giải quyết những vấn đề thực tế. Tuy nhiên, những kiến
thức được thu thập bởi các chuyên gia thì thường không có cấu trúc và chưa hoàn thiện. Công
nghệ tri thức sẽ giúp các chuyên gia truyền đạt tốt nhất những gì họ biết và để gọt giũa những
kiến thức này vào dạng thực tế.
Quá trình công nghệ tri thức gồm 5 bước:
1. Tiếp nhận tri thức
Tiếp nhận tri thức là một hoạt động thu thập kiến thức từ chuyên gia, sách vở, tài liệu
hay những dữ liệu lịch sử. Kiến thức có thể được cụ thể để giải quyết vấn đề, cụ thể
thành những quy tắc thiết kế trong lĩnh vực cụ thể hay nó cũng có thể là siêu tri thức.
Suy luận tri thức là một trong những bế tắc ở giai đoạn này. Do đó, nhiều nghiên cứu lý
thuyết và ứng dụng vẫn đang được tiến hành trong lĩnh vực này.

2. Biểu diễn tri thức
Biểu diễn tri thức là những hoạt động mã hóa và tổ chức những kiến thức thu thập
được ở dạng thô chưa được xử lý trở thành những kiến thức có cấu trúc và hệ thống
cho cơ sở tri thức.
3. Công nhận giá trị tri thức

HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


Đại học Bách Khoa TP HCM

19

Luận văn Thạc sĩ

Công nhận giá trị tri thức là bao gồm xác minh và thẩm định kiến thức cho đến khi chất
lượng của nó đủ điều kiện. Kiểm tra là một trong những phương pháp xác minh lại kiến
thức. Kết quả kiểm tra sẽ được xác nhận với chuyên gia để biết chất lượng của kiến thức.
4. Kết luận
Bước này liên quan đến việc thiết kế phần mềm, tự động đưa ra kết luận dựa trên kiến
thức được lưu trữ và các vấn đề cụ thể được cung cấp từ người dùng. Hệ thống này cung
cấp lời khuyên cho người dùng (không phải là chuyên gia).
5. Giải thích và chứng minh
Bước này liên quan đến những hoạt động thiết kế và lập trình không thể hệ thống được
trong chứng minh và giải thích.

Hình 2.1 - Quy trình Công nghệ tri thức (Turban, 2005)

2.1.1 Tiếp nhận trì thức
Việc tiếp nhận tri thức liên quan đến kỹ thuật thu thập kiến thức bằng cách sử dụng

phương pháp trực tiếp hay gián tiếp với suy luận chuyên gia. Suy luận tri thức được xem xét như
là giai đoạn có tính quyết định vì bao hàm định dạng kiến thức khách quan với khả năng hiểu biết
của con người. (Burge, 1998) khẳng định rằng thành công của một việc suy luận tri thức phụ
thuộc vào việc chọn lựa kỹ thuật, nhiều công việc được thực hiện nhằm phân loại kỹ thuật suy
luận tri thức. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các quy trình giúp đỡ chuyên gia truyền đạt rõ ràng suy
nghĩ của mình một cách hiệu quả và để chuyển đổi dễ dàng trong giai đoạn biểu diễn tri thức.

HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


Đại học Bách Khoa TP HCM

20

Luận văn Thạc sĩ

Process
Knowledge

Concept
Knowledge

Knowledge

Knowledge

Hình 2.2 - Ma trận Tiếp nhận tri thức (Emberey, 2007)
Theo như (Emberey, 2007), có nhiều kỹ thuật suy luận khác nhau xử lý định dạng kiến
thức. Hình 2.2 chỉ ra kỹ thuật suy luận kiến thức dựa trên loại kiến thức thu thập được. Phương
pháp gián trực tiếp như quan sát, bình luận, card sorting (Card Sorting là một phương pháp dùng

để sử dụng phân loại đối tượng, quy trình công việc, kế hoạch hoặc xác định cấu trúc hệ thống)
được sử dụng để có được kiến thức ngầm; và những phương pháp trực tiếp như phỏng vấn, phỏng
vấn sâu, sơ đồ khái niệm thường được sử dụng trong việc có được kiến thức rõ ràng.
Phỏng vấn là một trong những cách phổ biến nhất trong việc tiếp nhận tri thức. Nó có thể
được sử dụng để thu thập kiến thức khái niệm và kiến thức quá trình. Phỏng vấn là để có được
cái nhìn tổng quan về lĩnh vực chuyên môn và một sự hiểu biết về thuật ngữ chuyên môn.
(Cohn, 1988) đã sử dụng phương pháp tiếp nhận tri thức:
Hoạt động tiếp nhận tri thức cấu trúc. Tầm quan trọng của nhiệm vụ này là thiết kế
một quy trình (định dạng phỏng vấn, nội dung và diễn giải bằng văn bản) sao cho
đảm bảo đầy đủ và khuynh hướng trong cơ sở tri thức được giảm thiểu.
Trích xuất kiến thức từ các nguồn. Các cuộc phỏng vấn chuyên gia được lựa chọn và
liên kết bằng văn bản với những chuyên gia khác cần phải hoàn thành, để tập hợp
kiến thức đã được khám phá.

HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


Đại học Bách Khoa TP HCM

21

Luận văn Thạc sĩ

(De La Garza, 1990) đã nghiên cứu suy luận tri thức trong lĩnh vực lên kế hoạch xây dựng.
Các kỹ thuật suy luận tri thức được sử dụng:
Xem xét đánh giá vật liệu đã sản xuất;
Phỏng vấn có cấu trúc;
Quan sát nhiệm vụ và hành vi với thông tin giới hạn.
Kết hợp kỹ thuật trực tiếp và kỹ thuật gián tiếp để suy ra nhiệm vụ thiết kế sắp xếp theo
thứ tự. Có dạng kiến thức có thể khó khăn để có được bằng phương pháp riêng lẻ. Ví dụ như, kiến

thức được sắp xếp theo thứ tự có thể có được bằng cách sử dụng kỹ thuật trực tiếp như phỏng
vấn. Tuy nhiên, một nhược điểm là người thiết kế có lẻ không ý thức được thứ tự trong khi họ
thực hiện các bước thiết kế hay tại sao thứ tự đó lại quan họng. Kỹ thuật gián tiếp có hiệu quả
trong việc thu thập thông tin mà ít được biểu diễn rõ ràng. Kỹ thuật gián tiếp thích hợp hơn để
thu thập thông tin về lĩnh vực thực thể và thuộc tính của chúng, chứ không phải kiến thức về quy
trình. Vì vậy, việc kết hợp kỹ thuật trực tiếp và gián tiếp được sử dụng để khắc phụ hạn chế và
đưa ra thông tin yêu cầu hiệu quả hơn để xác định được thứ tự thiết kế vấn đề phụ.
(Mauter, 2014) đã thực hiện suy luận chuyên gia từ Xu hướng trong Quản lý nước thải và
Dầu khí khu Marcellus Shale (nơi người ta khai thác khí gas). Phỏng vấn có cấu trúc bao gồm
một bài đọc của nhà nghiên cứu, đúng nguyên văn, những câu hỏi khảo sát và ghi lại những phản
hồi trên công cụ khảo sát online. Thông qua email, người phỏng vấn đã cung cấp đến người phản
hồi (phỏng vấn có cấu trúc): biểu đồ và hình ảnh của các lựa chọn phương án quản lý nước thải;
và loại xe tải được sử dụng cho việc vận chuyển chất thải. Kết luận của cơ sở lý thuyết được thể
hiện ở Bảng 2.2.

HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


Đại học Bách Khoa TP HCM

22

Luận văn Thạc sĩ

Bảng 2.1- Các nghiên cứu trước có liên quan đến Tiếp nhận tri thức
Tác giả

Năm

Phương pháp luận


Các kỹ thuật tiếp nhận tri được sử dụng trong việc phát triển hệ
chuyên gia của Trung Quốc cho thiết kế hàng rào chắn tiếng ồn
đường cao tốc được kiểm tra, để giải quyết rõ ràng chủ đề. Có hai
cách tiếp cận trong việc tiếp nhận tri thức: (l)Hoạt động tiếp nhận
tri thức cấu trúc. Tầm quan họng của nhiệm vụ này là thiết kế một
quy trình (định dạng phỏng vấn, nội dung và diễn giải bằng văn
(Cohn, 1988)

1998

bản) sao cho đảm bảo đầy đủ và khuynh hướng trong cơ sở tri thức
được giảm thiểu. (2)Trích xuất kiến thức từ các nguồn. Các cuộc
phỏng vấn chuyên gia được lựa chọn và liên kết bằng văn bản với
những chuyên gia khác cần phải hoàn thành, để tập hợp kiến thức
đã được khám phá. Ngoài ra, kiến thức tĩnh liên quan đến nhiệm
vụ cần được tập hợp.

HVTH: Phan Trần Ngọc Diễm-MSHV: 1670126 GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


×