Tải bản đầy đủ (.pdf) (1,080 trang)

Nghiên cứu văn bảntruyện kiều theo phương pháp hoàng xuân hãn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.26 MB, 1,080 trang )


HOÀNG XUÂN HÃN

-

ĐÀO THÁI TÔN

-

NGUYEN TAI CAN

VÀ NHIỀU TÁC GIẢ KHÁC

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN "TRUYỆN KIỄU"

THEO PHƯƠNG PHÁP HOÀNG XUÂN HÃN
Nhân kỷ niệm
20 năm ngày mâ't của Học giả Hoàng Xuân Hãn
5 năm ngày mâ't của Giáo sư Nguyễn Tài

cẩn

5 năm ngày mất của Phó Giáo sư Đào Thái Tôn

Tố CHỨC BẢN THẢO:
LÊ THÀNH LÂN

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam



Hoàng Xuân Hãn
Nghiên cứu ván bản 'Truyện Kiểu" theo phương pháp Hoàng Xuân Hãn /
Hoàng Xuân Hãn, Đào Thái Tôn, Nguyễn Tài cẩn. - H. : Đại học Quốc gia
Hà NỘI, 2016.-1084tr.;24cm
ISBN 9786046266358
1. Nghiên cứu văn học
2. Ván học cận đại
3. Truyện Kiểu
4. Việt Nam
895.92212-dc23
DHL0002P-CIP


MỤC LỤC

Lời nói đ ầ u ....................................................................................................... 11

Phánl
MỞĐƯỜNG
1

H oàng Xuân Hãn, Thụy Khuê:
Hoàng Xuân Hãn, nghiên cứu Kiều..................................................25

2

Thụy Khuê: Ghi lại lời nói của Hoàng Xuân H ã n ....................... 59

3


N guyễn Văn Hoàn:
Trên đường đi tìm nguyên tác Truyện Kiều....................................71

Phẩn II
KHẲNG ĐỊNH
4

Đ ào T h ái Tôn 1: Phương pháp nghiên cứu Truyện Kiều
của Hoàng Xuân H ãn ........................................................................... 89

5

Đ T T 2: Không có "bản Phường" (với nghĩa là bản Kiểu
do Phạm Quý Thích đưa in )............................................................... 99

6

Đ T T 3: Không có "Bản Kinh" Truyện Kiểu
do vua Tự Đức sửa chữa đưa i n ..................................................... 123

7

Đ T T 4: Tìm hiểu thực chẩt "Bản Tiên Điền" Truyện K iều........145

8

Đ T T 5; Văn bản Truyện Kiều (nhìn từ cuối thê'kỷ XX) ........... 169

9


Đ T T 6: Biê't đâu Hợp Phố mà mong châu v ề............... .............. 199

10 Đ T T 7: Cái mới trong một bàn "K iểu"...........................................211


6

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN 'TRUYỆN KIÉU" THEO PHƯƠNG PHÁP HOÀNG XUÂN HÃN

11

Đ T T 8: Nguyễn Du viết Truyện Kiều năm mười bốn tuổi...218

12

Đ T T 9; Chữ "X uân" trong Truyện K iểu ...................................... 225

13

Đ T T 10: "G ạn đ ụ c"... một câu

14

Đ T T 11; "Gươm đàn" không phải là "gươm

.............................................232

và cung bắn đại trò n "........................................................................ 242
15


Đ T T 12: Qua ba bài báo về hai chữ "ngải trư ơ n g ".................252

16

Đ T T 13: Tìm nghĩa một câu thơ,
thây thêm một phương ngữ Truyện Kiều.................................... 258

17

Đ T T 14: "Đỉnh Giáp non T h ầ n "....................................................267

18

Đ T T 15: Nhân một bài "nhận xét"
về việc nghiên cứu Truyện Kiều...................................................... 271

19

Đ T T 16: Trả lời bài "Trả lời" của Nguyễn Quảng T u â n .......284

20

Đ T T 17: Nguyễn Quảng Tuân "Nhận xét"
phương pháp nghiên cứu
của học giả Hoàng Xuân H ã n ........................................................ 296

21

Đ T T 18: Những nghi vâh xung quanh một bản K iều ............ 303


22

Đ T T 19: Thời điểm sáng tác Truyện Kiều
và chữ húy trong bản in của Duy Minh Thị (1872).................... 322

23

Đ TT 20: Nghĩa của hai chữ "trùng san"
trong bản Truyện Kiểu do Duy Mừih Thị khắc in năm 1802......336

24

Đ T T 21: Một băn khoăn về văn bản Duy Minh Thị 1 8 7 2 .... 352

25

Đ T T 22: Từ giả thuyết vê' việc du nhập Kim Vân Kiều truyện
đêh giả thuyết về nhân vật Duy Minh Thị Người "trùng san" Truyện Kiều năm 1872..................................362

26

Đ T T 23: Ngữ âm H u ế và sự truyền bản Truyện K iều ............ 369

27

Đ T T 24: Trao đổi với Phan Thanh Sơn
về một SỐ từ ngữ trong Truyện K iều ............................................. 382

28


Đ T T 25: Phong cách văn tự tác giả và thống k ê ...................... 397

29

Vũ Đức Phúc 1: Hoàng Xuân Han
và việc khôi phục nguyên tác Truyện K iều .................................444

30

V Đ P 2: Phương pháp văn bản học chân chính
và lôì làm việc không có phương pháp
(Trả lời ông Nguyễn Quảng Tuân)................................................ 457


M ỤC LỤ C

7

Phần III
TRIỂN KHAI
31

N guyễn T ài c ẩ n 1, Phan Thắng:
Về việc nghiên cứu Truyện K iều .......................................................481

32

NTC 2: Chữ húy trong hai bản Kiểu Nôm 1871,1872.............487


33

NTC 3: v ề bản Kiểu Nôm do Duy Minh Thị
trùng san năm 1872.............................................................................. 499

34

NTC 4: Một vài chỗ cần cân nhắc thêm
trong hai bản Kiều LVĐ/1971 và DM T/1872................................ 505

35

N IC 5: Đôi lòi bàn thêm về bản Kiều Duy Mmh Thị (bài I)........ 515

36

NTC 6: Đôi lời bàn tììêm về bản Kiểu Duy Minh Thị (bài n ) ...... 532

37

NTC 7: Đôi lời bàn thêm về bản Kiều Duy Minh Thị (bài n i) ......551

38

NTC 8: Đôi lời bàn thêm với ông Nguyễn Khắc Bảo
về vâh đề phiên N ô m ......................................................................... 558

39

NTC 9: Trở lại vấn đề "trượng nghĩa khinh tà i"......................568


40

NTC 10; v ề hai bản Kiểu Thái B ìn h .............................................. 575

41

N T C 11: Về bản Liễu Văn Đưòng 1866 vừa phát hiện được...... 582

42

NTC 12: Thừ tháo gỡ một vài điểm đáng băn khoăn
trong các bản Kiều Nôm c ổ ............................................................... 588

43

NTC 13: Có khả năng Truyện Kiểu đã được sáng tác
trước đời Gia L o n g ..............................................................................602

44

NTC (cùng Ngô Đ ức Thọ) 14:
Truyện Kiều đã được sáng tác vào năm nào? ............................ 610

45

NTC (cùng Đào Thái Tôn) 15: Sự đóng góp của bản
Liễu Văn Đường trong việc tìm ra niên đại Truyện Kiều........ 615

46


NTC 16: N guyễn Thiện đã nhuận sắc Hoa tiên
vào khoảng những năm n ào?.......................................................... 628

47

NTC 17: v ề hai giả thuyết: trong các bản Kiểu Nôm
cổ đang còn luu lại một sô'vết tích kị húy đời Lê-Trịnh,
và chắc Truyện Kiều đã được cơ bản hoàn thành
trong khoảng 1786-1790.................................................................... 634


8

NGHIÊN CỨU VẪN BẢN 'TRUYỆN KIÉU" THEO PHƯƠNG PHÁP HOÀNG XUÂN HÃN

48

NTC 18; v ề việc khởi thảo chín trăm câu Kiều đầu tiên........ 644

49

NTC 19: Lịch sử Truyện Kiểu: những gì còn xảy ra
sau khi bản Nôm 1787-1790 đã cơ bản được hoàn thành?....659

50
51

NTC 20: Bàn lại với anh Nguyễn Quảng Tuân
về niên đại Truyện K iều ...................................................................... 667

NTC 21: Những chỗ chúng tôi còn sai sót
và nhũng chỗ xin bàn thêm .............................................................. 674

52
53

NTC 22: Tư liệu về bài "Thính Đoạn trường tân thanh
hữu cảm " của Phạm Quý Thích.......................................................685
NTC (cùng với Phan Anh Dũng) 23:
Bàn thêm về bản Kiểu Duy Minh Thị 1872 ................................. 692

54
55

NTC 24: v ề khoảng 100 câu Kiều chỉ có
trong bản Duy Minh T h ị.................................................................... 706
NTC 25: Tóm lược về các vết tích kị húy Lê- Trịnh
hiện còn sót lại trong các bản Kiều Nôm thê'kỷ XIX ............... 714

56

NTC 26: Bàn thêm về chữ húy ữong các bản Kiểu Nôm cổ....725

57

NTC (cùng Nguyễn T h ế và Phan Anh Dũng) 27:
Tiếp tục so sánh các bản Kiều th ế kỷ XIX
của ba miền Nam, Bắc, H u ế ............................................................ 732

58


N IC 28: v ề bản Kiều vừa phát hiện được ở V in h ....................744

59

NTC 29: Dựa vào bản Kiểu Vinh, thử xem lại các dị bản
độc hữu của bản Duy Minh Thị 1872 ........................................... 757

60

NTC 30: Việc kị húy tên vua Lê Chiêu Thống
và chúa Trịnh Bồng trong Truyện K iều .........................................764

61

NTC 31: "Buồng đào", "buồng thêu", hay "buồng th ao "?...769

62

NTC 32: v ề chuyện tuổi tác ba chị em
Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Q u a n ............................................ 774

63

NTC 33: Bài thơ của cụ Phạm Quý Thích được viê't khi nào?
Sau khi đọc Nguyễn Du hay
sau khi đọc Thanh Tâm Tài N h ân ..................................................779

64


Lê Thành Lân 1; Đọc cuốn
"Văn bản Truyện Kiều - Nghiên cứu và thảo lu ậ n " ................. 786


M Ụ C LỤ C

9

65

LTL 2: v ề việc phân loại văn bản Truyện K iều........................... 806

66

LTL 3: Văn bản Truyện Kiều: Bản Kinh và bản Phư ờng......... 823

67

LTL 4: v ề tờ bìa bản Kiều Nôm do Nguyễn Hữu Lập chép .... 835

68

LTL 5: Một vài kết quà mới về nghiên cứu
văn bản Tntỵện Kiều trong thời gian gần đ â y .............................851

69

LTL 6 (cùng với Trần Ngọc Dũng):
Bản Nôm Truyện Kiểu do Nguyễn Hữu Lập chép
có lẽ bị sứa nát trước khi công b ô '...................................................860


70

LTL 7: Một chặng đưòng nghiên cứu văn bản Truyện K iều ......869

71

LTL 8: Bàn về chữ "chúng", chữ "giống"
và các chữ có liên quan trong Truyện K iều ...................................887

72

LTL 9: Truyện Kiều được viê't vào cuối Lê đầu Tây S ơ n ......... 901

73

LTL 10: Vài nhận xét về bản Kiều Nôm
do Tăng Hữu ứ n g ch é p ..................................................................... 922

74

LTL 11: Rút ra đôi điều từ việc nghiên cứu Truyện Kiều
của cụ Hoàng Xuân H ãn.................................................................... 927

75

LTL 12: Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn
nghiên cứu tư liệu Truyện K iều ........................................................932

76


LTL 13: Chúng tôi định cùng nhau cho ra một cuốn sách....950

77

Nguyễn Tuấn Cường 1; Đi tìm "Lâm Noạ Phu"
(người san cải nên bản Kiều Nôm 1870)........................................ 955

78

NTCg 2: Truyện Kiều: Thừ đề nghị thêm một âm đọc cồ
cho chữ Nôm vẫn đọc là dâh / g iâ n ...............................................964

79

NTCg 3: Truyện Kiểu: Thêm một chứng cứ để đọc "hồ cầm
một trương" chứ không phải "hồ cầm ngải trương"............... 977

80

NTCg 4: Phác thảo phương hướng biên khảo bản "Truyện
Kiểu tầm nguyên tập giải" trong điều kiện m ớ i......................... 984

81

Hà Thị Tuệ Thành: Một số tư liệu xung quanh bài thơ
"Giai nhân bâ't thị đáo Tiền Đ ư ờng..
và thời điểm sáng tác Truyện K iều ................................................1013

82


Nguyễn Thế, Phan Anh Dũng: Trả lời bài viê't của ông
Nguyễn Quảng Tuân "V ề việc so sánh các bản Kiều cổ
của ba vùng Nam, Bắc và H u ế ".................................................... 1019


10
83

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN 'TRUYỆN KIỂU" THEO PHƯƠNG PHÁP HOÀNG XUÂN HÃN
Nguyễn Đăng Na: Đoạn trường tân thanh một mã khóa vào thế giới nghệ thuật Nguyễn D u................. 1032

84

Nguyễn Hữu Sơn 1: Tìm người chép lại Truỵện Kiều
năm Canh Ngọ (1870).......................................... ............................ 1050

85

NHS 2; Cuộc truy tầm bản Truyện Kiều c ổ ...............................1058

86

John Balaban, Ngô Thanh Nhàn, Ngô Trung V iệt,
Vũ Xuân Lương, Lê Văn Cường, Lương T h ị H ạnh,
Tô Trọng Đức và Ngô Thanh Giang: Năm phiên bản
Truyện Kiểu và những vấn đề phân tích nguyên b ả n ............1062


LỜI NÓI ĐÁU

Chúng tôi biên soạn cuô'n sách này nhằm quảng bá một
phương hướng nghiên cứu mới về Truyện Kiểu và cũng là để tôn
vinh và để tri ân ba tác giả chính của cuôn sách:
- Học giả Hoàng Xuân Hãn - người chủ soái của trường phái
này, mở đường cho một phương pháp nghiên cihi mới - năm
2000, Học già được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ
Chí Minh về khoa học xã hội và nhân văn với cụm công trình "Lý
Thường K iệt", "La Sơn Phu Tử" và "Lịch và Lịch Việt Nam ";
- PGS. TS. Đào Thái Tôn - người đã kiên quyết, mạnh mẽ ủng
hộ, bảo vệ và triển khai các luận điểm cúa Học giả - năm 2010 ông
được nhận giải thưởng John Balaban của Hội Bảo tổn di sản chữ
Nôm của Hoa Kỳ; và
- GS. Nguyễn Tài Cẩn - người đã để chục năm cuối đời cặm
cụi vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm phong phú về
Ngôn ngữ học cúa mình vào nghiên cứu văn bản Truyện Kiều theo
hưỏTig Học giả Hoàng Xuân Hãn vạch ra - năm 2000, Giáo sư
được Nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về cụm
ba công trình "N gữ pháp tiếng Việt - tiếng từ ghép, đoản ngữ",
"G iáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt" và "N guồn gốc và quá
trình hình thành cách đọc H án-V iệt".
Đến nay, chúng ta không còn một bản Kiều nào còn tự tích
cùa Nguyễn Du. Truyện Kiểu đã được nhiều người, từ những năm
đầu th ế kỷ trước, phong tặng là "Quốc hồn, Quốc túy" của dân tộc


12

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN "TRUYỆN KIỂU" THEO PHƯƠNG PHÁP HOÀNG XUÂN HÃN

chúng ta. Gần như mọi người dân Việt đều biê't đêh Truyện Kiều,

đều thuộc một đôi câu hay cả một đoạn Kiều, có người còn thuộc
làu cả cuốn Truyện Kiều. Truyện Kiều là một tác phẩm đã đi sâu vào
lòng người, bởi vậy cũng khó có một bản Kiều nào được tâ't cả mọi
người ưng thuận.
Truyện Kiều sẽ còn mãi là câu chuyện của nhiều đời sau,
người ta đã bàn nhiều về Truyện Kiều, và sẽ còn bàn luận mãi mãi.
Người thì bàn về văn chương, thi pháp, người thì bàn về giá trị tư
tưởng, về giá trị đạo đức, người thì đố Kiều, người thì lây Kiều,
dựng phim Kiều, lồng nhạc vào Kiều,... Mồi người bàn về Truyện
Kiểu dưới góc độ riêng của mình, mỗi người nghiên cini Truyện
Kiều trên một phương diện cá nhân và mỗi người nhận được từ
Tn

A

Ty*AV

^

1

'

1

'T '1

1 '

1




^

t

Truyện Kiêu nhiêu điêu bô ích cho m ình,... Thê là xuât hiện một
thực tê', ngày nay có nhiều người tham gia vào "xuất bản" Truyện
Kiều, bằng cách chọn một bản Nôm bất kỳ nào đó, rồi cũng phiên
âm, cũng chú thích, nên có quá nhiều bản Kiều Quốc ngữ khiến
cho người đọc phân vân, lúng túng.
Cũng như mọi người, tôi đêh với Truyện Kiều, rồi tôi tham gia
bàn về Truyện Kiều. Chuyện ấy dưòng như ngẫu nhiên, do bạn tôi
- PGS.TS. Đào Thái Tôn, tặng tôi cuốn Văn bản Truyện K iều Nghiên cứu và thảo luận ’ của ông, tôi mải miết đọc mà không ngờ
rằng về Truyện Kiểu còn nhiều vân đề để bàn luận, th ế là tôi viê't
một bài, rồi tôi lại viết một bài nữa,... Và tôi thật sự nlìập cuộc.
Dần dà tôi cũng có dăm ba bài được đăng. Năm 2003, PGS. Đào
Thái Tôn đi Nga, tôi có gửi bài tôi viết về niên hiệu thứ nhất của
Lê Nhân Tông và các bài có liên quan tới Giáo sư Nguyễn Tài cẩ n ,
nhờ Giáo sư góp ý, được Giáo sư ủng hộ và chúng tôi trở nên quen
nhau, thư từ qua lại, nhâ't là trao đổi các bài viết về Truyện Kiều. Cả
GS. Nguyễn Tài Cẩn và PGS. Đào Thái Tôn đều nghiên cứu Truyện
Kiểu theo hướng mà Học giả Hoàng Xuân Hãn khởi xướng. Thật là

Đào Thái Tôn; Văn bản Truyện K iều - Nghiên cứu và thảo luận. In năm 2001.


LỜ I N Ó I Đ Ấ U


13

ngẫu nhiên vì chính Học giả Hoàng Xuân Hãn cũng là người mở
đường và đặt nền móng cho việc nghiên cứu lịch cổ Việt Nam^ mà
tôi đã đi theo mấy chục năm nay và đã thu được những kết quả
đáng kể.
Năm 2009, GS. Nguyễn Tài Cẩn về thăm đất nưóc lẩn cuối, tôi
cùng Giáo sư đến bệnh viện thăm PGS. TS. Đào Thái Tôn - ông
đang lâm bệnh nặng. Chúng tôi bàn nhau cùng ra cưôn sách với
tựa đề là Nghiên cứu văn bản Truyện Kiểu theo phương pháp Hoàng
Xuân Hãn.
Công việc sửa soạn (tập hợp, chuẩn bị văn bản) đang dang dở thì
hai ngưòi ra đi; GS. Nguyễn Tài Cẩn mất ngày 25 tììáng 2 năm 2011,
PGS. Đào Thái Tôn mất ngày mồng 4 tháng 6 cùng năm. Còn lại
mình tôi, tôi đành gắng sức biên tập cuốn sách này. Nhưng vì sức
người có hạn, thời gian rảnh rỗi còn lại rất ít, và cũng vì vướng
bận vào một vài chuyên đề khác cẩn làm gấp, nay tôi mói hoàn
thành được bản thảo này.

Suô't thế kỷ XX, bắt đầu từ Kiều Oánh Mậu^, rồi đến Bùi Kỷ và
Trần Trọng Kim^ hầu hết mọi người đã nghiên cứu Truyện Kiềỉi
theo hướng làm cho nó ''hay hơn", tâm đắc vói mình theo ý nghĩ chủ

Xin xem: Lê Thành Lân: Giáo sư Hoàng Xuãn Hãn, người đặt nền móng cho nền
lịch pháp Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Số 10 (462) 2014, tr. 22-31, 74.
Đoạn trường tân thanh. Bản chữ Nôm do Kiểu Oánh Mậu chú thích (bình
chú và nhuận sắc) in năm 1902. Hiện có bản của nhà nghiên cứu Thế Axih
"Đoạn trường tân thanh" {Truyện Kiều. Đôĩ chiếu Nôm - Quốc ngữ) (Thế Anh
phiên âm và khảo dị). NXB Văn học, năm 1999 và 2013 và bản do Nguyền
Thê' Phan Anh Dũng khảo chú và chế bản Nôm theo bản Kiều Oánh Mậu,

NXB Thuận Hóa, năm 2000.
Truyện Thúy Kiều (Đoạn trường tân thanh), bản chữ Quốc ngữ do Bùi Kỷ và
Trần Trọng Kim hiệu khảo, do Vĩnh Long Hưng xuất bản, Hà Nội, 1925 và
được NXB Tân Việt tái bản nhiều lần sau đó, từ Hà Nội vào đến Sài Gòn.


14

NGHIÉN CỨU VĂN BẢN "TRUYỆN KIỄU" THEO PHƯƠNG PHÁP HOÀNG XUẨN HÃN

quan của bản thân, nên ngày càng xa văn bản gốc của Nguyễn Du.
Nếu cứ tiếp tục như vậy, Truyện Kiểu có nguy cơ trở thành một
"cuốn truyện dân gian" với hàng trăm tác giả.
Học giả Hoàng Xuân Hãn từ lâu đã theo một hướng khác’.
Công việc nghiên cứu Truyện Kiêu của Học giả là nhằm tìm lại các
câu các chữ của chính tác giả - mà Học giả gọi là "nguyên lời
Nguyễn Du" - còn chúng tôi tâm đắc một điều là: "N guyên tác là
vàng". Nếu ta tìm được một câu một chữ nào chắc chắn là của
Nguyễn Du, đừng vội nghĩ rằng, tác giả viết sai, hoặc chưa đạt, dù
ta chưa hiểu được, hãy cứ giữ nguyên như thê' đ ể mà tìm hiểu
thêm, và ghi chú rõ để người sau cùng tìm hiểu tiêp. Rất có thể là
ta chưa hiểu tác giả, hoặc do lớp "bụi thời gian" đã che phủ mâ't,
như ngôn ngữ đã biến đổi, nay ta không hiểu được hết từ ngữ của
người xưa, hoặc do phương ngữ, hay do kỵ húy,... khiến ta chưa
hiểu trúng ý tác giả, hãy cố tìm cách để mà hiểu. Nếu biết được do
kỵ húy hay phương ngữ thì hãy chú giải rõ điều đó. Dù sao đi
nữa, những gì là của Nguyễn Du, thì ta hãy trả lại cho Người,
chúng ta chỉ nên ghi nhận mà thôi.
Muốn th ế phải làm thê'nào?
Phải tìm các văn bản cổ, càng cổ càng quý, hoặc văn bản in từ

một bản gốc rất cổ. Tiêp thu ý kiến của Học giả, nhiều nhà sưu
tầm tự giác hay không tự giác đã tìm đến các bản chữ Nôm xưa,
thi nhau cho in chụp các bàn Nôm cũ cùng với cách phiên âm của
mình, nhờ thế ngày nay giới nghiên cứu và đông đảơ độc giả có
thể dễ dàng tiếp cận với nhiều văn bản khác nhau. Song, tới nay,
ta chưa tìm được văn bản nào có tự tích của Nguyễn Du. PGS.TS.
Đào Thái Tôn chứng minh: "Không có "Bản PhưỜTìg" (Với nghĩa là
bản Kiều do Phạm Quý Thích dim in)'', "Không có "Bản Kinh" Truyện
Kiều do vua Tự Đức sửa chữa đưa in" và "Bản Tiên Điền" của cụ
‘ Xin xem thêm bài 74 (LTL 11) trong sách này.


LỜ I N Ó I Đ Ẩ U

15

Nghè Mai cũng không có tự tích của Nguyễn Du, có cơ nó chỉ là
bản chép lại từ bản Nôm của Kiều Oánh Mậu! Chỉ bằng vào việc
phân tích, chúng ta cần tìm trong các văn bản đã tìm được xem
bản nào gần với Nguyễn Du hơn. Tới nay, chúng ta đã tìm được
các văn bản sớm là bản Liễu Văn Đường 1866 (bị mất nhiều trang,
nên không đầy đủ), bản Liễu Văn Đường 1871, bản Duy Minh Thị
1872. G iờ đây, đó là hai bản đang được coi trọng nhất

Chúng ta

cần dùng các phương pháp khác nhau để khảo a iu kỹ chúng. Học
giả Hoàng Xuân Hãn chọn ra 8 bản Kiểu để làm bản Kiều tầm
nguyên. Đáng tiếc, từ ngày Học giả mất vào năm 1996, đã ngót hai
chục năm nay, bản Kiều tầm nguyên vẫn chưa được in ra. May mà

trước khi Học giả mất, bà Thụy Khuê có thực hiện được một loạt
buổi phỏng vấn. Trong sô' đó, một phần ba thời lượng Học giả
dành để nói về việc nghiên cứu Truyện Kiều. Nhờ đó, chúng ta còn
biết được mục đích và cách thức Học giả làm. Chúng tôi xem bài
đó là kim chi Nam MỞ ĐƯỜNG và xin đặt bài đó lên đầu cuôn
sách này (bài sô' 1: Hoàng Xuân Hãn nghiên cứu Kiều). Độc giả đọc
bài đó tất rõ. Và cuôn sách đang nằm trên tay các bạn này tập hợp
các bài viết của những người thừa nhận chịu ảnh hưởng của Cụ đã
triển khai và phát triển tinh thần của bài trả lời phòng vâh đó. Hai
người tiên phong đi theo Học giả là PGS.TS. Đào Thái Tôn và
GS. Nguyễn Tài Cẩn.

Hiện còn có bản Nguyễn Hữu Lập chép tay vào năm 1870, nguyên sở hữu
của Giáo sư Đàm Quang Himg ở Houston, Hoa Kỳ, nay Giáo sư đã tặng
ỉại cho ông Nguyễn Quảng Tuân. Bản này đã được Nguyễn Bá Triệu (ở
Canada) phiên âm và in 2 lần vào các năm 1999 và 2000 (ghi tên người
chép là Lâm Nhu Phu), Nguyễn Quảng Tuân phiên âm và in năm 2003
(ghi tên người chép là Lâm Nọa Phu). Cả hai đều có in chụp bản Nôm này
vào sách của mình, nhưng đều không phải từ đúng nguyên bản còn giữ
được mà có chắp vá hoặc tẩy xóa đôi chỗ, vả lại ta không biết từ năm 1870
đến năm 1999 bản Nôm này có bị sửa chữa gì không và sửa ở nhửng chỗ
nào, có là bản do chính Nguyễn Hữu Lập chấp bút hay là bản được chép
lại từ bản của Nguyễn Hữu Lập.


16

NGHỈÊN CỨU VĂN BẢN "TRUYỆN KIÉU" THEO PHƯƠNG PHÁP HOÀNG XUÂN HÃN

Tháng 3 năm 1997, Tạp chí Văn học đăng bài Học (ịiả Hoàĩỉ^

Xuân Hãn nói v ề Truyện Kiểu do "Hoa Lục Bình sao trích theo tài
liệu của Hội Cam Tuyền", bài này đã lây lại đẩy đủ các câu trả lời
của Học giả, chỉ lược bỏ các câu hỏi của bà Thụy Khuê’. Ngav lập
tức ông Nguyễn Quàng Tuân có bài Một vài nhận xét v ề việc nghiên
cứu Truyện Kiều của c ố học giả Hoàng Xiỉãn Hãn đăng trên tạp chí
Văn học SỐ 6-1997. PGS. Đào Thái Tôn liền có các bài viết "bênh
vực" bài của Học giả, cuộc tranh luận bắt đầu... Sau này, Phó Giáo
sư đưa "cuộc tranh luận" đó vào cuốn Văn bản Truyện Kiều Nghiên cứu và thảo luận. Vì cuốn sách này, PGS. Đào Thái Tôn bị
kiện, một vụ án văn chương hy hữu, không đáng có trong văn
giới, đã kết thúc bằng việc Phó Giáo sư được trắng án. Các bạn
văn của ông mừng cho ông và coi đó là thắng lợi chung. Vụ án văn
chương ây lấy đi nhiều thời gian và sức lực của Phó Giáo sư. "Họa
vô đơn chí", sau đó ông lại lâm bệnh nặng, kéo dài. Lúc này, Phó
Giáo sư vừa chống cự với bệnh tật, vừa tập trung vào hoàn thành
đề tài nghiên cứu về Hổ Xuân Hương (may mà trưóc lúc đi xa,
ông đã kịp hoàn thành đề tài này), vừa hướng vào khảo sát bán
Liễu Văn Đường 1871 và hoàn thành cuốn sách thứ hai Nghiên cứu
văn hàn Truyện Kiều - Bản Liễu Văn Đường 1871. Bởi thê' thực sự
Phó Giáo sư không đủ thài gian để dành cho cuốn sách thứ hai
này. ở cuốn thứ nhâ't, Phó Giáo sư đã theo gợi ý của HG Hoàng
Xuân Hãn mà chứng minh Phạm Quý Thích và sau này Tự Đức
không cho in bản Kiều nào, và bản Kiểu Nôm mà cụ nghè Mai sở
hữu chi là bản chép lại từ bản Kiều Oánh Mậu mà thôi, khỏi phải
trông chờ vô vọng vào ba văn bản đó, mọi người nên chú tâm
khảo cứu các bản Kiều Nôm cổ nhất đã được phát hiện, ở cuốn thứ
hai, Phó Giáo sư đã đề xuất và triển khai vận dụng phương pháp
mà ông gọi là "phong cách văn tự tác giả" để khảo cứu bán
'

Chính là một phần ba của loạt bài phỏng vâh HG H. X. Hãn của bà Thụy

KJiuê vừa nêu ờ trên.


L Ờ IN Ó IĐ Ẳ U

17

Liễu Văn Đường 1871. Phó Giáo sư cũng không có nhiều thời gian
đ ế viết các bài nghiên cứu hướng đến nội dung cuốn sách này
cũng như nêu rõ những luận cứ được dùng. Với lập luận: Những
bản Nôm nào không có ai can thiệp vào (biên tập, san cải, hiệu
đính, nhuận sắc,...) là bản có khả năng ít bị sửa chữa theo ý kiến
chủ quan của một người nào đó và nhờ th ế chúng gần với nguyên
tác của Nguyễn Du, cũng vì vậy Phó Giáo sư đã coi trọng bản Liễu
Văn Đường 1871 hơn cả và ông tập trung vào khảo cứu bản này^
Ngược lại, GS. Nguyễn Tài Cẩn lại coi bản Duy Minh Thị 1872
được in từ một bản gốc cổ hơn bản gốc của bản Liễu Văn Đường
1871 và do đó quý hơn. Giáo sư tập trung nhiều hơn vào bản này.
Âu th ế cũng là một cái lợi cho người sau: PGS. Đào Thái Tôn,
GS. Nguyễn Tài Cẩn, mỗi người đi sâu khảo cihi kỹ một văn bản
được coi là những văn bản có tẩm quan trọng.
GS. Nguyễn Tài Cẩn là nhà ngôn ngữ học hàng đầu Việt
Nam, Giáo sư có lợi thế rất lớn, ông đã tập trung để khoảng chục
năm cuô'i đời mình "đem tri thức ngôn ngữ học ứng dụng vào việc
tìm hiểu cái gọi là ngôn ngữ văn học của nước ta. Đã định đi theo
hướng nghiên cứu này thì không thể không chuyên sâu vào
Truyện Kiều". Theo gợi ý của HG Hoàng Xuân Hãn, Giáo sư
Nguyễn Tài c ẩ n đã vận dụng kiến thức về kỵ húy, lúc đầu từ chữ
húy thời đầu nhà Nguyễn, sau đến chữ húy thòi cuối Lê - Trịnh rồi
cả chữ húy thuộc nhà Tây Sơn, Giáo sư khảo cihi cả phương ngữ

Nghệ Tĩnh, phương ngữ Huế, Nam Bộ theo đường truyền bản của
bản Duy Minh Thị, rổi phương ngữ Hà Nội theo đường truyền bản
của bản Liễu Văn Đường. Giáo sư làm việc miệt mài, dường như
biết quỹ thời gian của mình không còn nhiều mà muốn truyền hết
kiến thức và kinh nghiệm của mình cho lớp người sau. Giáo sư

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA~NỘI_^
TRUNG ĩẦM THÔNG TlN ĨHƯ VIỀN
Xin xem thêm bài 76 (LTL 13) trong sách nà’

r^r'\r c A r\ nr\ 1 ^ ũ

000nCă


18

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN "TRUYỆN KIẾU" THEO PHƯƠNG PHÁP HOÀNG XUÂN HÃN

viê't liền ba cuốn sách về “Tư liệu Truyện Kiều..."^ vào các năm
2002, 2004, 2008 và hơn ba chục bài báo. Các bài báo này là để
chuẩn bị cho việc ra sách và sau khi mỗi cuốn sách ra đời thì viết
các bài như đ ể nêu rõ những thao tác cụ thể đã làm. Một khôi
lượng công việc đáng nể: Lúc đầu Giáo sư tập trung khảo cihi bản
Duy Minh Thị 1872, nhưng không bỏ qua việc đối chiếu với bàn
Liễu Văn Đường 1871, v ề sau (và theo một tập hổ sơ Giáo sư đã làm
từ trước) Giáo sư đã khảo cả 9 bản Kiều; mỗi bản trung bình 3254
câu, mỗi câu trung bình 7 chữ = ((6+8)/2), vậy là phải kiểm kê đối
chiếu so sánh khoảng 22 vạn 5 ngàn từ. Một con sô' cực lớn!... Giáo
sư có nhận định: "trên tổng số 22.778 chữ (3.254X7) của Truyện

Kiều, tính đến cuối th ế kỷ 19, còn khoảng trên hai vạn ba trăm chữ
được giữ nguyên như vậy. Nói một cách khác, nêu lấy chữ làm
đơn vị tính toán, thì khoảng 90% kho từ ngữ của cụ Nguyễn Du
vẫn được tôn trọng, in thống nhất trong cả 9 bản. Sự khác biệt giữa
chúng chỉ thể hiện ra ở khoảng hơn 10% của văn bản mà thôi"...
Giáo sư còn rút ra: "Có đêh 1300 "bài toán" [chữ] có đáp số tương
đôi đáng tin cậy, chỉ còn 650 "bài toán" [chữ] còn treo; trong sô' đó
Giáo sư đề nghị khoảng 420 trường hợp phục nguyên theo truyền
bản cổ nhất, và vào khoảng 230 trường hợp phục nguyên theo đa
sô' các bản còn lại. Giáo sư viết đây chỉ là gợi ý "khai phá", nhưng
rõ ràng đã cho chúng ta thây nhũng "tiêu điểm" cần tập trung trí
tuệ vào để giải quyết rốt ráo vấn đề.
Giáo sư nhận xét có sự khác nhau giữa 900 câu ở phần đầu và
các câu ở phần sau, Giáo sư "sơ bộ đi đêh nhận định": Việc "cắt
ra" thành hai giai đoạn sáng tác của Nguyễn Du ở thời điểm
khoảng 1785-1787 gắn vói hai phần, mà phần đầu với khoảng 900 câu

'

Ba cuốn đó là: 1) Tư liệu Truyện Kiều. Bản Duy Minh Thị 1872. Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2002. 2) Tư liệu Truyện Kiều. Từ bán Duv Minh Thị đêh bản
Kiểu Oánh Mậu. Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2004. 3) Tư liệu Truyện
Kiều. Thử tìm hiểu bản sơ thảo Đoạn Trườttg tán thanh. Nxb Giáo dục, 2008.


LỜ I N Ó I Đ Ẩ U

19

đầu tiên là phần đã được phác thảo trước năm 1786. Phần còn lại

về sau Tác giả đã đem về quê vợ ở Thái Bình để viê't tiếp. Đến cuối
khoảng 1787-1790 thì Tác giả đã hoàn thành cơ bản công việc diễn
Nôm toàn bộ tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân^

Khi chỉ còn một mình trong số ba người chủ trương làm cuốn
sách này, tôi nghĩ có lẽ mình phải thay anh PGS. Đào Thái Tôn như chúng tôi đã bàn trước đây - để viết Lời dẫn, nhưng nay tôi
thây không cần có Lời dẫn nữa và thay vào đó tôi viết Lời giới thiệu
này. Nó nhẹ nhàng cho tôi hơn, và cũng rộng đường cho mỗi độc
giả tự tìm hiểu muôn màu ngàn sắc trong cuốn sách này. ở đây tôi
xin phép không bàn đêh các bài viết của các tác giả khác mà chi
điểm xuyết đôi ba điều về ba tác giả chính đã quá cố và đóng góp
quan trọng nhất cho cuốn sách. Trong thời gian biên tập kéo dài,
tôi có viết hai bài ngắn (chỉ được phép viết trong khuôn khổ
khoảng 1500 chữ) cho Hội nghị "Thông báo Hán Nôm học", một
bài cho Hội nghị "N hững vâh đề ngôn ngữ và văn hóa" như
những dòng tưởng niệm về các vị đi trước đã quá cố. Mỗi bài
dường nhu viết riêng về từng người, nhung thật ra chúng đều
hướng đến cả ba vị. Dung lượng hai bài ở "Thông báo Hán Nôm
học" ngắn do khuôn khổ bị giới hạn, chỉ có bài cho Hội nghị
"N hững vấn đề ngôn ngữ và văn hóa" là chi tiêlt, tôi xin xếp các bài
này vào loạt bài tôi chọn riêng của mình là các bài LTL 10, 11, 12.
Độc giả nào chưa thoả mãn với Lời giới thiệu này, hoặc muôn có
thêm thông tin, xin đọc thêm các bài đó. Ngoài các tác giả chính đã
sắp xêp ở phần I và II và đầu phần III, trong sách còn có các bài
của các tác giả khác, như: Nguyễn Văn Hoàn, Vũ Đức Phúc,
Nguyễn Tuâh Cường, Hà Thị Tuệ Thành, Nguyễn Thê' Phan Anh
Xin xem thêm bài 74 (LTL 11) trong sách này.


20


NGHIÊN CỨU VẨN BẢN "TRUYỆN KIỀU" THEO PHƯƠNG PHÁP HOÀNG XUÂN HÃN

Dũng, Nguyễn Đăng Na, Nguyễn Hữu Sơn và một bài của nhóm
Nôm Na' nêu một vấn đề rất mới, rất đáng quan tâm là vận dụng
máy vi tính lập nên một cơ sở dữ liệu về chữ Nôm Truyện Kiều để
mọi người cùng khai thác.
Nhân viết Lời giới thiệu này, tôi đau buồn thông báo ba tác giả
của cuô'n sách này mới từ biệt chúng ta đi xa: PGS. Nguyễn Văn
Hoàn, Chủ tịch Ban Châp hành Trung ương Hội Kiều học Việt
Nam mâì: ngày 17-6-2015, PGS. Vũ Đức Phúc mâ't ngày 29-7-2015
và PGS.TS. Nguyễn Đăng Na mâ't ngày 7-11-2014. Tiêc là các ông
không kịp được thấy cuốn sách này.
Tôi tin chắc rằng: Nếu chúng ta tiếp thu các kết quả khảo cứu
và những gợi ý của PGS. Đào Thái Tôn và GS. Nguyễn Tài Cẩn, rổi
theo “Phác thảo phương hướng biên khảo bản "Truyện Kiều" tầm
nguyên tập giải trong điểu kiện mới"^ của TS. Nguyễn Tuâh Cường,
đổng thời tận dụng và phát triển kho dữ liệu của nhóm Nôm Na
nêu trong bài Năm Phiên bản "Truyện Kiểu" và những vấn đ ề phân
tích nguyên bản^, chắc chắn chúng ta sẽ thu được kết quả mỹ mãn,
thỏa mãn được nhiều yêu cầu hiện nay. Công việc này cần tập hợp
được nhiều người cùng chí hướng vào làm việc trong một dự án
với một khoảng thời gian tập trung không lâu.
>ỉ-

PGS. Nguyễn Văn Hoàn viết: 'T ô i đã đi tìm vàng, nhưng chỉ
mói thu được quặng... hy vọng là các bạn đổng nghiệp khác sẽ tiếp
tục công việc tra cứu nhằm khôi phục lại nguyên tác của thi hào
Nguyễn Du". Chúng tôi cho rằng, Học giả Hoàng Xuân Hãn, bằng
một con đường riêng của mình, trong nhiều năm ở nửa cuối th ế kỷ


’ Xin xem bài 86: Năm Phiên bản "Truỵện Kiểu" và những vấn đê' phân tích
nguyên bản trong sách này.
2 Xin xem bài 79 (NTCg 4) trong sách này.
3 Xin xem bài 86 trong sách này.


L Ờ IN Ó IĐ Ẳ U

21

trước đã cặm cụi tìm ra những hạt vàng đầu tiên thể hiện trong
Kiểu tẩm nguyên, chỉ tiếc rằng đến nay sách này vẫn chưa in được.
Cũng may, nhờ bài Hoàng Xuãn Hãn nghiên cứu Truyện Kiểu mà
những tư tưởng của Học giả sớm đến được lớp sau như GS. Nguyễn
Tài Cẩn, PGS. Đào Thái Tôn và một vài nhà nghiên cứu khác. Cái
mầm Học giả ươm, đã bắt đầu ra hoa kê't trái, GS. Nguyễn Tài
Cẩn, PGS. Đào Thái Tôn đã tìm thấy thêm những hạt vàng. Đ ể làm
nên "bông hồng vàng" - "nguyên lời của Nguyễn Du" còn cần
nhiều công sức và nhiều trí tuệ của lớp người sau để làm sáng lên
viên ngọc của Nguyễn Du.
Đáng tiếc là, một khuynh hướng mới, dường như một trường
phái mới đang hình thành, thì GS. Nguyễn Tài Cẩn, PGS. Đào Thái
Tôn ra đi đột ngột. Thật là một tổn thâ't lớn! Đ ể phần nào bù đắp
khoảng trống đó, cũng là để tuởng nhớ tới các vị đi trước mở
đường, chúng tôi cho ra đời cuôVi sách này, như một sự tri ân, như
một lần sơ kết, tạm gom góp những gì người trước đã đạt được và
mong những nhà nghiên cứu khác đón nhận, coi đây là một điểm
tựa chắc chắn cho công việc tiếp theo để chúng ta ngày càng tìm
được gần nguyên tác Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Do sức lực có hạn, thời gian eo hẹp, có thể việc biên tập của
tôi còn có chỗ sơ sót, xin được độc giả lượng thứ và góp cho ý
kiến. Xin chân thành cảm ơn.

LÊ THÀNH LÂN


PHẨNI

MỞĐƯỜNG


HXH, TK'
HOÀNG XUÂN HÃN, NGHIÊN cúu “kiểu ”'

Thụy Khuê: Thưa bác, xin bác nói về công việc nghiên cứu
Kiều của bác từ 50 năm nay.
Hoàng Xuân Hãn: Công việc nghiên cứu Kiều của tôi là từ lúc
đầu. Tôi về bên nhà năm 1936/ thì độ 37, 38, tôi đã nghĩ đến tìm
kiêm tài liệu. Nhưng đêh năm 1945, tôi mới thực sự bắt đầu làm
việc. Tôi đương còn nhớ, hôm đầu tiên đánh nhau ở Hà Nội,
người ta bắt tôi vào Hỏa Lò. Tôi có nói với họ: Tôi có thể mang bản
Kiều vào để làm việc được không? Họ để tôi mang vào. Tức là khi
ây tôi đã có bản Kíêìi rồi. Rổi từ lúc ây đến bây giờ, tôi vẫn tiêíp tục
công việc. Mà công việc của tôi không phải để chú thích Kiều như
Nguổn: Trong Nói chuyện với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp (Nxb Văn
nghệ, Califomia, Hoa Kỳ, 2002), tr. 183-224.
Tạp chí Vãn học số tháng 3 năm 1997, in bài NÀY với tựa để Học giả Hoàng
Xuân Hãn nói v ể Truyện Kiểu do '"Hoa Lục Bình sao trích theo tài ỉiệu của
Hội Cam Tuyền'', lây ỉại gẩn nguyên vẹn phần Hoàng Xuân Hãn nghiên cứu

Kiểu (trong bài phỏng vâh của đài RFI do phóng viên Thụy Khuê thực
hiện, sau đó đã đăng trên Hợp Lưu số 29, tháng 6-7/1996) giữ cả những chú
thích, chỉ bò các câu hỏi của người phỏng vấn. Cách làm đó đã khiến độc
giả, nếu không nghe Hoàng Xuân Hãn trên đài RFI; không đọc Hợp Lưu
thì sẽ có thể hiểu lầm rằng đây là một bài tự thuật do Hoàng Xuân Hãn viêĩ
ra. Vì vậy, tại lẩn in này, chúng tôi "'phục nguyên", lấy bài gỡ báng cuộc
phòng vấn Hoàng Xuân Hàn do Thụy Khuê thực hiện, đã được chỉnh lý,
in trong cuốn Nói chuyện với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp (Nxb Văn
Nghệ, Caliíornia, Hoa Kỳ, 2002), trang 183-224.


26

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN 'TRUYỆN KIỀU" THEO PHƯƠNG PHÁP HOÀNG XUÂN HÃN

phần lớn họ làm từ trước đến giờ, nghĩa là người ta nghĩ đến

chuyện giảng Kỉêìi hơn là nghiên cứu KiẾìi.
Nghiên cứu của mình trước đây là giảng nghĩa, tức ]à công
việc của m ột thầy giáo tiểu họC/ trung họC/ củng như đại học. ơ

trình độ nào thì cũng thầy giảng, giảng một ngày một sâu lên,
nhưng cũng là giảng học cả. Vậy nghiên cứu Kiều là nghĩa thếnào?
Mình ở thế kỳ này, cách lúc cụ Nguyễn Du viêì: đã gần 200 năm, thì
vấn đề nghiên cứu cô't thiê't nhâì: là bản Kiều hiện bây giờ mình
đọc, có phải là lời của cụ Nguyễn Du viết ra như thế cả không?
Hay là đã bị sửa chữa nhiều bởi vì tục của người Việt Nam ta,
cũng như người Tầu, là không có nguyên bản khi nào cả. Một bản
ra thì rổi ai đọc, thích thế nào, chữa thế ấy, đến lúc viết lại hay đưa
ra khắc, thì khắc lời của người đã chữa rồi chứ không phái là của

nguyên bản.
Nước mình là một nước hủy hoại văn bản hết sức, vì khí hậu,
vì chiến tranh, vì lòng ngưòi không biết trọng cái xưa. Chi còn
cách là tìm được bản nào xưa nhất, đó là việc đầu tiên.
Cái thứ hai là so sánh với bản gốc, nguyên truyện của Trung
Quốc; nếu cái bản xưa gần bản chính của Trung Quốc chừng nào
thì là xưa chừng ấy.
Cái thứ ba là nhũng tục truyền gì ở xung quanh con người
Nguyễn Du, về làng nước, bạn bè: Tôi để ý về những chuyện ây.
Cái thứ tư nữa là có bản Nôm mà không biết đọc bản Nôm,
nhiều khi đọc sai, mất nghĩa hoặc không có nghĩa gì. Vì chữ Nôm,
tôi nghiên cứu nhiều, tôi cũng quen lắm, thành ra tôi đoán được
nhiều cái hổi trước không đọc được hoặc đọc sai.
Cuối cùng tôi thấy trong những bản còn lại, có một bản hội
đủ điều kiện để mình tái lập phần lớn văn Kiều đời xưa, có thể nói
là nguyên lời Nguyễn Du, chứ không phải là nguyên bản bởi vì
nguyên bản không tìm ra được nữa.


P h ẩ n I. M ở Đ Ẩ U

27

Tôi so sánh văn bên trong/ những lời, những chữ bên trong,
những tiêu từ, có một vài chỗ, chứ không rửiiều đâU/ gần vói bản
chính -truyện Tàu-, thì mình thấy rõ ràng là người viêl: bàn ây, có
bản chữ nho bên cạnh để họ dịch thẳng ra tiếng Việt. Sau này, họ
thấy như thế thì không ổn, hay bởi vì trái với thời thượng, hay là
vì gì đây, thì họ chữa lại cho êm tai hơn.
Sau nữa, cụ Nguyễn Du tuy ở Bắc nhiều - mẹ người Bắc nhưng cái gốc Nghệ cũng không khỏi được. Cho nên tiếng Nghệ

instinctivement^ tự nhiên cụ viết ra; nhiều khi cụ viết ra những tiêhg
dùng ở Nghệ chứ ở Bắc người ta ít dùng lắm. Tuy phần lớn văn
Kiểu là tiếng Bắc đấy, nhung có nhũng tiếng như thế; tôi là người
Nghệ An tôi thây rõ chuyện ấy hơn người khác nhiều. T h ế đến gia
đình, có những chuyện, có nhẽ trong gia đình họ Nguyễn ở Tiên
Điển, họ nói một cách khác ở ngoài, thì ở trong ấy mình thây, sau
này ra ngoài họ chữa thành tiếng thông dụng của mọi nơi.
Thêm một chuyện -có thể nói là can hệ lắm- là hồi ấy (năm 42,43)
tôi nghi hè ở quê được 3, 4 tuần, thành ra tôi vào Tiên Điền. Họ cụ
Nguyễn Du, lúc ấy chỉ còn một người tai mắt là ông nghè Nguyễn
Mai, gọi là ông nghè Mai, trước là bạn học vói cha tôi, cho nên cha
tôi vào thăm thì nhân dịp ây tôi vào theo. Tôi nói chuyện lâu lắm,
tôi hòi thì biết rằng từ trước đêh giờ, ngưòi ta vào đấy tìm ông
Nguyền Mai nhiểu/ hoặc là tìm bạn cũ, hoặc nói là tìm bản cũ của
cụ Nguyễn Du. Cái lối các cụ ngày xưa, người ta hỏi cái gì thì trả
lòi chóng vánh cho khỏi lôi thôi, thì cụ cứ ừ hết cả. Thành ra cụ có
cho người này bàn này, người kia bản kia, người nào cũng tưởng
là bản của cụ Nguyễn Du cả. Mà sự thực không phải thế. Nhưng
mà có một bản tôi gọi là bản Tiên Điền thì đúng hơn.
Trong Tiên Điền, có một bản cũ, không biết là chép lại từ đời
nào. Bản ấy, xét ra - tôi không có trong tay hiện giờ, nhưng tôi có
1 Tự nhiên, thuộc về bản năng.


28

NGHIÊN CỨU VẨN BẢN 'TRUYỆN KIỂU" THEO PHƯƠNG PHÁP HOÀNG XUÂN HÃN

một vài mẫu - hơi giôhg bản của ông Đào Nguyên Phô đưa về Bắc
rồi ông Kiều Oánh Mậu^ in ra gọi là Đoạn Trường Tân Thanh. Bản

Đoạn Trường Tân Thanh ây là bản gần - nguyên bản - đây, nhưng
cũng không phải là bản gần nhâ't đâu. Tôi có bản gần hơn.
Thụy Khuê: Bác nói lại tên cụ đưa văn bản Đoạn Trường Tân
Thanh v ề Bắc.
Hoàng Xuân Hãn: Cụ tên là Đào Nguyên Phổ, người ở Thái
Bình, thân sinh ra ông Đào Trinh Nhất. Cụ đậu hoàng giáp cuối
đời Thành Thái, khoảng 1899. Những người nghiên cứu về Kiều
đều biê't cụ. Cụ đưa bản ây về Bắc cho ông Kiều Oánh Mậu. Không
biê't ông Kiều Oánh Mậu có thêm thắt gì không. Bây giờ có bản
Nôm gọi là bản Kiều Oánh Mậu, đề là Đoạn Trường Tân Thanh, chứ
không phải Kim Vãn Kiều.
Ngoài ra, trong các bản viết, bản in mà tôi thu thập lại được
thì phải nói rằng không có bản in nào xưa hơn cuôl đời Tự Đức cả,
tức là khoảng 1870. T h ế còn bản viê't thì cũng có bản chép lại sau,
cũng có bản xưa, có thể là xưa hơn bản in, nhưng cũng không lấy
gì làm chắc. Nhưng tôi cô't dựa vào sự truyền bá Truyện Kiều ở
trong nước ta. Xét về cách truyền bá ở Bắc, ở Trung, ở Nam, rồi so
sánh ba sự truyền bá ây với thời gian truyền bá để xét chỗ khác
nhau và khám phá ra những cái người ta thêm vào. Trong các bản,
có một bản ở trong Nam thây đương còn những dâu vết hoàn toàn
đời Gia Long. Không có đời Minh Mạng. Thì mình chắc chắn bản
ấy người ta sao lại một bản từ đời Gia Long.
Thụy Khuê: Bản này hác khám phá ra hổi nào ạ?
Hoàng Xuân Hăn: Từ hổi đầu trước, khoảng 42-43, tôi đã thấy
rồi. Nhưng không ai để ý tới vì bản ấy có nhiều sai lầm, nhưng
qua cái sai lầm một cách giản dị mà mình lại chữa được một cách

Những sách khác đều ghi Kiều Oánh Mậu, bác Hãn nói là Kiều Ánh Mậu.



×