Tải bản đầy đủ (.pdf) (234 trang)

Giáo trình tản văn triết học tống minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.07 MB, 234 trang )

M tm

NGUYỄN KIM SON
V

G I Á O

T R I N H

_

. ^ < L

,

IK
ếÌhọc
T
ống
V Ă N

V À

T R I Ế T

TỦ SÁCH KHOA HỌC
V MS: 2n-KHXH-2016

M
inh


B Ả N

Đ ữ O ---



_ __

S^ h? ì| NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


GIÁO

TRÌNH

TRN VRN TRIỀT HỌC TỒNG - MINH

(Văn bản và triết lý)


NGUYỄN KIM SƠN

GIÁO

TRÌNH

TRN VRN TRIỀT HỌC
TỒNG - MINH
(Văn bản và triết lý)


NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


M Ụ C LỤC




Trong
Lời mở đấu

7

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ NHO HỌC TỐNG - MINH
Bài 1

1. Nho học Tống - Minh trong các cách phân kì lịch sử

18

Nho học Trung Quốc
2. M ột số quan điểm và cách phân chia học phái, sự truyền thừa

20

của Nho học Tống - Minh
3. Chỏ dựa kinh điển của Nho học Tổng - M inh

23


4. Nhửng nhân tố đem lại sự khởi phát của Nho học Tổng - Minh

26

5. Những danh nho và đặc sắc tư tường của Nho học Tổng - M inh

28

6. Bài tập

41

PHẦN 2. TRÍCH GIÀNG TÁC PHẨM
Bài 2

(

Bài 3

( M ể l) -

Bài4

(

Bài 5

Thái cực đồ thuyết của Chu Đôn Di45

- ?ăậlc: c/i/n/i m ô n g -7 h ó ;/iò o của Trương Tái


(
)) - 'iỉltic: Chính mông - Càn xưng thiên Tây minh của Trương Tái

Bài6
Bài 7

Thông fhưcủa Chu Đôn Di

- ?ăậ!c: 6 'ên/ióo/(h/c/iâ'f của Trương Tái
( ; iit 'È ) -

Định tính của Trình Hạo

Bài 8

(dãcl;.)) - tMiS: nhõn của Trình Hạo

Bài 9

Trình Dịch truyện fựcủa Trình Di

Bài 10
Bài 11
Bài 12
Bài 13

iĩịị-f-Ề n W ,} ( í_1h^ )) -

52

58
65
75
80
85
88

-W!Ễấ. NhanTửsởhiếuhàhọcluậncùaĩùnhD']

93

Chu Tử tinh lý ngữ loại của Chu Hy

98

Nhân thuyết của Chu Hy

111

- M t L Ũ : Biện Thái cực đô thuyết của lụ c Cửu \Jyér\

118


GIÁO TRÌNH TÀN VÃN TRIẾT HỌC TỐNG - MINH (Văn bản và triết lý)

Bài 14
Bài 15

(


Truyến tập/ục của Vương Dương Minh

126

Đ ợ//ìọcvốn của Vương Dương M inh

136

PHỤ LỤC 1. PHIÊN ÂM, DỊCH NGHĨA
Bài 2

Thái cực đồ thuyết cùa Chu Đôn Di

147

Bài 3

Thông thư của Chu Đồn Di

149

Bài 4

Thái hòơ của Trương Tái

154

Bài 5


Chính mông - Càn xưng thiên - Tây minh của Trương Tái

158

Bài 6

Biển hóa khíchơt của Trương Tái

160

Bài 7

Định tính của Trình Hạo

167

Bài 8

Thức nhân của Trình Hạo

170

Bài 9

Trình Dịch truyện fựcủa Trình Di

172

Bài 10


Nhon Tử sở hiếu hà học luận của Trình Di

175

Bài n

Chu Tử tính lý ngữ loợị cùa Chu Hỵ

179

Bài 12

Nhân thuyết của Chu Hỵ

192

Bài 13

Biện Thái cực đố thuyết thư của Lục Cửu Uyên

196

Bài 14

Truyền tập lục của Vương Dương M inh

201

Bàỉ 15


Đợi học vân của Vương Dương Minh

208

PHỤ LỤC 2. "THÁI cực Đổ THUYẾT" VÀ cuộc TRANH LUẬN

VẼ "THAI cực oó THUYẾT" GIỮA CHU HY VÀ LỤC cửu UYÊN


«

217


LỜI M Ở Đ Ầ U

Tan văn triết học TốníỊ - Minh là một môn học thuộc chương trình
đào tạo bậc đại học dành cho sinh viên ngành Hán Nôm, tuy nhiên nội
dung của môn học này không chi cần thiết cho sinh viên ngành Hán Nôm
mà cũng cần thiết cho sinh viên nhiều chuyên ngành khác như Văn học
Trung Quốc, Triết học phương Đông, Đông phương học, Văn học Việt
Nam cô trung đại... Tôi được Bộ môn Hán Nôm phân công giảng dạy
môn học này từ năm 2000, tới nay đã được 16 năm. Trước đây, môn
học này có tên là Tỏng Nho và chi giang dạy các văn bản Hán văn cùa
các nhà nho đời Tống. Tuy nhiên, xuất phát từ việc nhận thức Nho học
Tong - Nguyên - Minh là một thê thống nhất, liên tục và cùng có chung
nliìrng đặc điêm Icm, vì vậy trong quá trình điều chinh chương trình, tôi
đà đề nghị đôi tên và đối tượng nghiên cứu giảng dạy thành Tan văn
triỡ! học Tỏnír - Minh, việc điêu chinh này là căn cứ theo logic tư tướng,
học th u ậ t .

Giáo trình này được biên soạn nhàm tập họp, chọn lọc giới thiệu
cho sinh viên các văn bản Hán văn cua các triết gia thời kì Tổng - Minh.
Người soạn chú ý tới ca hai phương diện cùa các văn bản: nội dung tư
tương và ngôn ngừ văn bản Hán văn. Để thể hiện được đặc sắc tư tưởng
triết học, các bài chọn giảng phải là những văn bản tiêu biểu nhất, tập
trung nhất cho tư tưởng triết học của các tác gia đời Tống, phần văn
bản cũng phải là những văn bản cung cấp những vốn từ ngữ, khái niệm,
cách dùng từ ngừ Hán vãn tiêu biểu của giai đoạn Tống - Minh, đặc biệt
là thể ngìr lục với một sổ cách dùng từ mang đặc điếm của bạch thoại
thời Tống - Minh.


GIÁO TRÌNH TẢN VÀN TRIẾT HỌC TỐNG - MINH (Văn bản và triết lý)

Tống - Minh là giai đoạn mà các tác phâm triết học có số lượng rất
lớn. Có một họp tuyển tác phấm của các triết gia đời Tống với quy mô
khồng lồ và rất quen thuộc với học giới, đó là bộ Tinh ỉý đại toàn, trong
đó chí tính riêng Chu Hy đã có số lượng tác phâm trên 50 quyên. Hai
bộ Tống Nguyên học án và Minh nho học án do Hoàng Tông Hy biên
soạn, đă tập họp hồ sơ học thuật về hàng trăm danh Nho thuộc giai đoạn
Tống - Minh. Trong tình hình số lượng tác giả và tác phâm triết học lớn
như vậy, việc chọn cái gì đế đưa vào giàng dạy trong khoang thời gian
rất hạn hẹp là công việc thực sự khó khăn.
Khi tiến hành biên soạn giáo trình này, người thực hiện đă có được
một số thuận lợi và cũng gặp phải một số khó khăn. Thuận lợi là tài liệu
tham khảo và tra cứu tương đối thuận tiện. Tài liệu đời Tống văn bán
khá thống nhất, ít dị bản, nghi bản, ngụy bản hơn kinh điển và thư tịch
thời Tiên Tần. Đây là thuận lợi rất căn bản. Khi học tập môn học này,
sinh viên cũng đã học được những kiến thức nền tang ơ các năm trước,
nên việc tiếp thu tư tưởng và giải mã văn bản cũng tương đối thuận lợi.

Khó khăn là môn học chi bố trí với số giờ hạn chế nên thời gian
làm việc giữa giảng viên và sinh viên ít, lượng văn bán yêu câu tự học
nhiều hơn, yêu cầu tự học đối với phần này cũng là không đơn gián.
Như trên đã đề cập, đây là giai đoạn tài liệu được lưu trữ rất nhiều, thành
tựu nghiên cứii phong phú, đa thư dễ loạn mục. Các văn bán Hán văn
Tong - Minh phần nhiều được viết ở dạng nửa văn ngôn nứa bạch thoại,
phần rất lớn là ngừ lục. Ngừ lục là ngôn ngữ giảng giai miệng, nên
nhiều chồ tính logic và chặt chẽ không được như tản vãn triết học các
giai đoạn trước đó, tính cô đúc, hàm súc và hấp dần cua loại văn ban này
cũng không được như các tác phâm Luận n^ừ, Mạnh Tư hay nhiều tác
phấm kinh điển khác mầu mực khác cúa Nho gia thời Tiên Tần.
Tản vãn thời kì này chuyên tải nội dung triểt học cao, trừu tượng,
phạm trù triết học nhiều, nên cũng có khó khăn nhất định cho việc tiếp
nhận của sinh viên, đặc biệt là sinh viên Hán Nôm chưa được học nhiều
về các phạm trù triết học, tư duy triết học. Đây là một khó khăn cho cả
khâu giảng dạy và học tập môn học.


Lòi mở đẩu

9

Tricn khai giáo trình này, người viết cố gang cập nhật các quan
điêm nghiên cứu và cách đánh giá mới trên thế giới hiện nay, nhưng
nuười soạn cũng cố gắng trong phạm vi có thế và trên cư sớ tiếp thu
tham khao các thành qua nghiên cứu cua người đi trước, người nghiên
cứu trong và ngoài nước, đưa ra cách hiêu, sự ITnh hội và tâm đắc của
riêng mình, đặc biệt ở phần Lược giảng nghĩa ỉý trong các bài. Đó cũng
là kêt qua nghiên cứu tìm tòi cua người soạn giáo trinh trong suốt hơn
mười lăm năm qua.

Chúng tôi chọn đưa vào giáo trinh này những tác phâm và trích
đoạn tiêu biêu, nhàm thông qua việc học tập các tác phâm đó, sinh viên
có thê có ấn tượng tương đối rõ nét về bức tranh toàn cảnh cua triết học
Tống - Minh cũng như đặc sắc cua tan văn triết học của thời kì này.
Đồng thời, việc chọn lựa vè sô lượng và săp xêp các tác phâm theo một
trình tự hợp lý về mặt thời gian và các mối liên hệ lư tướng cũng được
chủ ý.
Chúng tôi chọn các tác phâm và trích đoạn theo các tiêu chí:
- Tác gia tiêu biêu cho các khuynh hướng tư tương, có tư tướng
ricMm độc đáo.
- Mồi tác gia chọn 1 đến 3 tác phàm tiêu biêu.
- Mỗi tác phẩm lại chọn một vài trích đoạn tiêu biêu nhất.
- Săp xôp các tác phâm theo trình tự thời gian.
- Các nội dung ghép lại tạo thành logic tông thê cua giáo trình.
- Các trích đoạn đưa vào làm bài tập là những trích đoạn quan
trọng, nhưng do thời gian không đu đê giảng chi tiêt, các tài liệu đó có
tính chất bô trợ, tương hỗ, rõ thêm cho trích đoạn chính.
- Có inột số tác gia cũng rất nối tiếng, nhưng do phạm vi của giáo
trinh nên chưa thê đưa vào được, chăng hạn; Phạm Trọng Yêm, Liều
Tông Nguyên, Vương An Thạch, Hồ Viên, Thạch Giới, Thiệu Ung, Lục
Cưu Thiều, Tiết Huyên, Vương Đình Tưóng... Nhưng trong quá trình
giảng dạy, chúng tôi cũng có định hướng cho sinh viên tìm đọc về các tác
gia này để có sự hiêu biết rộng và đầy đủ hơn về triết học Tống - Minh.


10

GIÁO TRÌNH TẢN VÀN TRIẾT HỌC TỐNG - MINH (Văn bản và triết lý)

v ề mặt cấu trúc, chúng tôi chia giáo trình làm ba phần:

Phân thứ nhât: Tỏng quan vẻ Nho học Tỏng - Minh, íỉiới thiệu diện
mạo, các học phái, những vấn đề ticLi biêu cua triết học thời kì này,
nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu và học tập môn học. Phần thứ nhất
được bố trí thành bài 01 trong số 15 bài cua toàn bộ tziáo trình.
Phần thứ hai: Trích giàníỊ các văn han. Trong phàn này. nmrời biên
soạn chọn giới thiệu 14 trích đoạn, tương ứng với 14 bài giang.
Phân thứ ba: Phụ lục, bao gôm:
- Phụ lục 01: Phiên âm dịch nghĩa toàn bộ các đoạn trích giane.
- Phụ lục 02: Tư liệu tranh luận cua Chu Lục về Tlỉái cực đồ thuyết.
Các bài trích giảng gồm các nội dung:
- Tiêu dần về tác gia và xuất xứ văn ban;
- Nguyên văn chữ Hán;
- Chú giải từ ngừ;
- Lược giáng nghĩa lý;
- Bài tập.
Phần chú giái từ ngữ, người viết sẽ chú ý nhiều lới ý nghĩa sư
dụng trong bài, nghĩa hoạt động cua chúng trong văn canh, những khái
niệm triết học. Vì giáo trình dành cho sinli viên chuyên Iitíành, học ơ
giai đoạn cuối chuân bị ra trường, nên những từ ngữ được xem là thông
dụng, chúng tôi sẽ không tiên hành chú giai và tluiyct minh. Một sô từ
ngừ sẽ được giáo viôn trong quá trình giang dạy giang nghía thêm, hoặc
sinh viên cần phái tự tra cứu đẻ tìm hiểu. Các bài tập không có phần chú
giái từ ngữ, việc tra cứu phục vụ cho việc nẳm bắt văn ban là việc bắt
buộc đối với sinh viên.
Phần bài tập được lựa chọn có tính chất hô ứng, bô trợ cho các bài
trích giang chính, phần này góp phần làm sáng tỏ thêm tư tưởng cua tác
giả. Độ dài ngắn của văn ban chọn làm bài tập cũng khác nhau ở các
bài, lệ thuộc vào độ phức tạp cua văn bán và căn cứ vào tinh hinh thực
tế của từng bài.



Lời mở đáu

11

Giáo trinh cũng đặt ra một sô yêu câu đôi với sinh viên, bao gôm:
- Ọua học tập, sinh viên cần phai có được cái nhìn tông quan về
mặt tư tướng triết học cùa Nho học thời kỉ Tống - Minh, thấy được logic
nội tại cua vận động tư tương; thấy được mối quan hệ học thuật giữa
các học eiá, hợp thành các học phái và sự truyền thừa học phái của Nho
học cua thời kì này. Có được vốn từ bao gồm các khái niệm cơ ban cua
Nho học Tống - Minh.
- Dịch được các văn ban tương tự như văn ban trích giang, tự học,
tự tìm hiêu thêm được theo một định hướng mà giáo trinh chi ra.
- Tham dự đầy đủ các buối học, bài tập nhóm, thảo luận.
- Điêm đánh íỉiá thường xuyên (40%) và kiêm tra đánh giá cuối
kì (60%).
*
*

*

Tập giáo trình này được hoàn thành với sự hồ trợ nhiều mặt của
bạn bè đông nghiệp. Tôi xin gưi lời cam ơn tới đồng nghiệp Đinh Thanh
Hiếu, người đã góp cho nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình biên
soạn. Đặc biệt cam ơn đồng nghiệp Bùi Bá Quân và Quách Thu Hiền đă
hồ trợ tôi rất nhiều trên phương diện tư liệu và quá trình hoàn thiện bán
thao. Trân trọng cam ơn các nhà khoa học trong Hội đồng thâm định đã
góp nhiều ý kiến bô ích cho quá trình hoàn thiện công trinh. Trân trọng
cam ơn Bộ môn Hán Nôm, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Khoa học

Xà hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Nhà xuất bán Đại học
Quôc gia Hà Nội đã cô vũ và tạo điều kiện cho giáo trình được xuất bán.
Mặc dù đã rất cố gắng tiếp cận, giai mă văn bản, nhưng người
soạn giáo trình vần cảm thấy còn những điểm phải tiếp tục thâm nhập
sâu hơn, còn nhiều tầng thứ triết lý mà người soạn vần chưa thê nói là
đã thấu triệt. Những sai sót của một công trinh xử lý văn bản cổ văn là
rất khó có thê tránh khoi, soạn giả rất mong nhận được sự chi giáo cùa
người đọc, của bạn bè đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện cho các lần
xuất ban tiếp sau.
Tác giả


P H Ầ N

MỘT

TỔNG QUAN VỀ NHO HỌC TỐNG - MINH


B À I1

Trong lịch sứ Nho học nói chung và lịch sử giáo dục và khoa cử,
lịch sử văn hóa Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng của Nho
học nói riêng, Nho học Tống - Minh có vị trí và ảnh hưởng rất sâu rộng.
Hệ thống kinh điên Nho gia được đưa vào giàng dạy và thi cư từ đời
Minh trơ về sau đều là các tác phâm do các danh nho đời Tống chú giải,
giang luận. Đây là giai đoạn trước thuật xuất hiện rất nhiều, quan điếm
học thuật phong phú, học phái xuất hiện nhiều, tranh luận tư tướng khá
tự do, quyết liệt và có nhiều giá trị. Vì vậy, việc nghiên cứu Nho học
thời kì Tống - Minh trở thành một phần hết sức quan trọng của việc

ntíhiên cứu Nho giáo trên thế giới hiện nay.
Nghiên cứu về Nho học Tống - Minh trên quy mô toàn thế giới,
đà có những hiệp hội nghiên cứu, tạp chí nghiên cứu, cơ quan nghiên
cứu chuyên về một số tác gia nôi tiếng cùa thời kì Tống - Minh, chẳng
hạn nghiên cứu về Nhị Trình, Trương Tái, đặc biệt là Chu Hy và Vương
Dương Minh. Mồi nãm trên the giới có tới hàng trăm cuộc hội tháo,
hàng nghìn bài báo và sách nghiên cứu về giai đoạn Nho học Tống Minh được xuất bản. Từ sau thập niên 80, ờ cả Trung Quốc đại lục và
nhiều quốc gia khác, các tác phẩm có tính nguyên điển của các danh
nho Tống - Minh được xuất bàn và phát hành rộng rãi với rất nhiều
hình thức, từ nguyên văn đến kim chú, kim dịch, giái độc, giái thích,
giáng luận... tạo điều kiện rất thuận lợi cho những ai muốn nghiên cứu
tim hiêu về Nho học Tổng - Minh. Những nhà nghiên cứu về Nho học
Tổng - Minh nổi tiếng trên thế giới hiện nay có thể kể tới: Tiền Mục, Dư


16

GIÁO TRÌNH TẢN VĂN TRIẾT HỌC TỐNG - MINH (Văn bản và triết lý)

Anh Thời, Lý Trạch Hậu, Trương Lập Văn, Trần Lai, Quách Tồ Dũng,
Phương Khắc Lập, Trần Vinh Tiệp (Chan, Wing-Tsit), Đồ Duy Minh,
Roger Ames...
ớ Việt Nam, trước thế kỉ XX, nội dung các sách giáo khoa dùng
trong giáo dục khoa cử Nho học đều là san phâm cua Tốníí học. Tứ thư
chương cú tập chủ của Chu Hy là sách học thuộc lòns của nhà nho. Tinh
lý đại toàn cùng là bộ sách quen thuộc, những tên tuôi như Trình, Chu
hết sức gần gũi với người Việt Nam. Tới đầu thế ki XX, khi nền giáo
dục khoa cứ Nho học kết thúc, việc nghiên cứu Nho học Tong - Minh
với tính chất là một lĩnh vực khoa học cũng được bắt đầu. Các công
trinh cua Trần Trọng Kim về Nho giáo nói chung và về Vương Dương

Minh là thành tựu khá nổi bật của thập niên 20; tiếp đó, các nghiên cứu
cúa Đào Duy Anh, Ngô Tất Tố, Đào Trinh Nhất, Bứu c ầ m có thế xem
là những thành tựu tiêu biêu. Riêng cuốn Tống nho' cua Bửu c ầ m xuất
bản năm 1954 tại Huế, là cuốn chuyên khao đầu tiên về Nho học đời
Tống tại Việt Nam. Đây là công trình giới thiệu một cách tương đối có
hệ thống về diện mạo cua Nho học đời Tống với các tác gia tiêu biêu,
tiêu sử và đặc sắc tư tưởng cua họ. Tuy nhiên, công trình này cũng chưa
có điều kiện đi sâu vào phương diộn triết học, cũng như không giới
thiệu được những văn bản gốc cần thiết phục vụ cho người nghiên cứu.
Quan điếm và thành tựu nghiên cứu có tiếp thu ánh hưởng cua các công
trình nghiên cứu của Tning Quốc và phương Tây đầu thế kí XX về Nho
giáo, nhưng lại thiếu sự đánh giá mang tính triết học chuyên sâu. Có thê
coi, công trình này là dấu mốc quan trọng cua việc nghiên cứu và tháo
luận về Nho giáo đời Tống tại Việt Nam.
Tính từ đầu thế kí XX, cũng đã có một số sách nghiên cứu về lịch
sư Nho giáo nói chung đã có đề cập tới Nho học Tống - Minh với tư
cách là một giai đoạn lịch sử vận động của Nho giáo, cũng có một vài
cuốn sách và bài báo nghiên cứu về tư tưong cùa một học giá, hoặc ca
giai đoạn Tống - Minh, tuy nhiên, so với độ lớn cua thành tựu triết học
và văn hóa của Nho giáo đời Tống thì các thành tựu nghiên cứu như vậy

Bìru C ầm . 1954. T ốn g N ho. Huế: N hân văn tlur xà.


B ài1

17

thực không đáne kê. Sự thiếu hụt các công trình nghiên cứu sâu về Nho
học Tống - Minh phần quan trọng là do xu hướng phê phán Nho giáo

nay sinh từ đầu thế ki XX ơ cá Trung Quốc và các nước Đông Á. Khi
phê phán Nho giáo, người ta trực tiếp phê phán tư tương tam cương cua
Hán nho và tư tưong Lý học đời Tống, đồng thời, phê phán nền chính
trị bất bình đăng, tôn ty và sự kiềm tỏa tự do dân chù mà người ta nhìn
thấy nhiều nhất ở tư tưởng Nho học đời Tống, nhất là tư tương Trình
Chu. Trong sự đánh giá mang tính định hướng tư tưởng phô quát, người
ta đồng nhất tư tướng Tống - Minh với phong kiến cổ hủ, lạc hậu. Lồ
Tân từ góc độ văn chương đã phê phán lý cùa Lý học là thứ lý ăn thịt
người. Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu, tới Hầu Ngoại Lư, Lã Chấn Vũ...
hợp thành một phong trào phê phán Nho học đời Tống - Minh một cách
mạnh mẽ'. Tiếp nhận ảnh hưởng của không khí phê phán này, các học
gia Việt Nam, trong một thời gian rất dài của thế ki XX, ít nói tới, hoặc
có nói tới cũng chi là một phán xét không thảo luận về cái cô hủ, lạc
hậu. thậm chí là phán động của triết học Trình Chu.
Hệ quả cùa tình trạng trên là, phần rất lớn người nghiên cứu Nho
giáo Việt Nam đều cho ràng Nho học Tống - Minh ảnh hường rất lớn
tới Việt Nam, nhưng nó ảnh hưởng như thế nào thì lại không mấy ai
thao luận. Thậm chí, điều đó được nói tới như câu cửa miệng, nhưng
không mấy ai bỏ thời gian nghiên cím về Nho học giai đoạn này một
cách thau đáo, đọc nguyên điên cho cân thận. Có người cứ phê phán
Tống nho. nhưng không dám chắc họ đã hiếu Tống nho là cái gì. Xét
về phương diện học thuật và văn hóa, tình trạng này khiến cho các công
trinh nghiên cứu về Nho giáo Việt Nam khó hội nhập với thế giới và lạc
hậu về ca tri thức và phương pháp nghiên cứu. Vì vậy, việc đây mạnh
nghiên cứu về Nho học Tống - Minh tại Việt Nam là việc cần thiết, cấp
bách và có ý nghĩa nhiều mặt.

ĐAI H O C Q U Ó C G IA H A NỘI
T R U N G TÁM T H Õ N G TIN THƯ VIỆN


o c m e o o M -ỉ
Xem : T ố n g Trọng Phúc

, Triệu Cát H u ệ

n

Bùi Đ ạ i D ư ơ n g

1991. N h o h ọ c tạ i h iện đ ợ i Trung Q u ố c. Hà N a m . Trung Châu c ô tịch xuất bán xà.
Cỉurơnư 2-4.


18

GIÁO TRÌNH TẢN VÀN TRIẾT HỌC TỐNG - MINH (Văn bàn và triết tý)

1. NHO HỌC TỐNG - MINH TRONG CÁC CÁCH PHÂN KÌ LỊCH sử
NHO HỌC TRUNG QUỐC

Từ xưa tới nay, dù phân ki lịch sư Nho học Trung Ọuôc theo cách
nào đi nữa, học giới vẫn không thê xem nhẹ Nho học đời Tống, bởi
nhữ’ng đặc sắc tư tương và anh hương cua nó trong lịch sư. Cách phân
ki truyền thống được nói tới nhiều nhất là cách phân kì cho Tiên Tần là
một thời đại Nho học, tiếp tới là Nho học đời Hán, Nho học thời Tông
- Minh và Nho học đời Thanh. Cũng có khi, người ta đem Nho học đời
Minh gộp vào đừi Thanh, thành cách gọi Nho học Minh Thanh. Nho
học đời Hán, Nho học đời Tống và Nho học đời Thanh đà từng đều
được gọi là Tân Nho gia. Nói như vậy, cũng có nghĩa là, những thời kì
này đều đã từng có những đóng góp làm mới me tư tương của Nho gia.

Trong cách phân kì cua các học gia Tân Nho gia mà người ta thường
gợi là ''Thiivêt Nho học đệ tam kì phát tr iê n \ được khơi xướng từ Hùng
Thập Lực và phát triôn bơi Đồ Duy Minh, người ta coi lịch sứ Nho học
Trung Quốc đã trai qua mấy giai đoạn lớn. Giai đoạn thứ nhất là giai
đoạn Nho giáo Tiên Tần, cũng tức là Nho học thời kì Không Mạnh, thời
kì khai sáng cua Nho hục. Thời kì này, Nho học có anh hưởng ơ khu
vực Trung Nguyên, là một học phái trong nhiều học phái còn đang trên
đường khăng định. Thời kì thử hai là thời kì Nho học phát triên mạnh
mẽ. phát triên trên tấl ca các phương diện, từ triết học, chính trị học, tu
dường luận và đạo đức học, đó là thời đại cua Tống học. Thời kì này,
Nho học đà thành loại tư tưưng văn hóa chung cua nhiều quốc gia Đông
Á. Nho học đã đu sức tham gia vào việc kiến tạo văn minh khu vực
Đòng Á. Tống học thực sự là thời đại phục hưng cua Nho học Không
Mạnh. Thời kì thứ ba mả các vị Tàn Nho gia muốn nói tới là Nho giáo
cua thời kì hiện đại, xuất hiện ư Trung Ọuốc và trên thế giới từ sau Cách
mạng Tân Hợi (năm 1911). Nho học thời kì thứ ba phát triên trên cơ
sở nâng cao và phát triên các thành tựu cua Nho học Tống - Minh, đặc
biệt là trên phương diện triết học ban thê và vấn đề phương pháp tư duy.
Nho học thời kì thứ ba là sự quy hoi về các tiiá trị chân chính và vĩnh
hằng cua Nho học Không Mạnh, nhưníí phái thông qua sự giải thích lại
và phát triên các quan điêm cua Tống học'.
Đ ỗ D u y Minh \ \ \ ị ị ị M o 2 0 0 2 . Đ ồ D u y M inh Vãn tập - N h o học đ ệ tam kỳ phát triên
đ ích tiên canh \ à n đẽ. V'ù Hán: V ù Hán xuât ban xã.


B ài1

19

Khác với thuyết “,V/?o gia đệ tam ki phát triên" cùa Đồ Duy Minh,

Lý Trạch Hậu lại chu trương phân chia lịch sử phát triên của Nho học
thành bôn thời kì. Trong bốn thời kì đó, đương nhiên Nho học Tống Minh vẫn có vai trò là một thời kì phát triển'. Có thể thấy, trong bất kì
cách phân kì nào, người ta cũng coi Nho học Tống - Minh là thời kì phát
triên mạnh mẽ và có những đóng góp to lớn trong lịch sử Nho học. Đây
là thời kì xuất hiện nhiều danh nho, nhiều học phái Nho học lón, là thời
ki tranh luận học thuật sôi nối, trước thuật xuất hiện rất nhiều. Có thể
nói, Nho học Trung Quốc từ thế kỉ XIII, XIV trở về sau, hầu như hoàn
toàn chịu anh hương cua Nho học đời Tống. Nếu nói sự ảnh hường của
Khổng Tư là lớn nhất đối với Nho giáo Trung Quốc, thì nhân vật có ảnh
hương lớn thứ hai, không ai khác chính là Chu Hy- thời Nam Tống.
Nho học Tống - Minh, nếu tính theo triều đại, đưong nhiên nó bắt
đầu từ khi Hậu Chu Điện tiền Đô uý Triệu Khuông Dận xung đế, lập ra
nhà Tống vào thế kí X (năm 960) và kéo dài suốt may trăm năm, cho
tứi khi triều đại nhà Minh bị nhà Thanh lật đô và thay thế vào đầu thế ki
XVII. Khoáng giữa cúa hai triều đại Tống - Minh có sự tồn tại của triều
Nguyên. Trong cách gọi Nho học Tống - Minh phần nào đã bao hàm cả
khoang thời gian ở giữa là triều Nguyên. Tuy nhiên, khoảng thời gian
dirứi sự thống trị của người Nguyên, các thành tựu của Nho học hầu
như không mấy nôi bật như hai triều Tống, Minh. Vì vậy, có thế dùng
cách tỉọi Nho học Tống - Minh đê bao quát Nho học các thế ki X đến
thế ki XVI.

‘ Xem : Lý Trạch Hậu

2003 . Lịch s ứ hán thè ỉiíận - K i m ã o ngù thuyết - Thuyết

N ho h ọ c từ kì

Bẩc Kinh: Tam Liên thư điếm,


tr.l30.
“ N g ô Triên L ư ơn g

đà th ốn g k ê lặp thư m ụ c các c ô n g trình nghiên cứ u về

Chu Hy, trong cu ôn s á ch của ô n g nhan đề: C hu Tứ n g h iên ciriỉ th ư m ụ c tàn b iên
1 9 0 0 -2 0 0 2 . Đ ài Loan đại học xuất bản Irung tâm. Trong c ô n g trình này, N g ô Triển
L ươn g đà th ốn g kê đ ư ợ c trong trọn thế kỳ X X , đà c ó 3 5 7 0 c ô n g trình n gh iên cứu về
Chu H y và C hu T ừ h ọ c nói chung.


20

GIÁO TRÌNH TÀN VÀN TRIẾT HỌC TỐNG - MINH (Văn bản và triết lý)

2. MỘT Số QUAN ĐIỂM VÀ CÁCH PHẲN CHIA HỌC PHÁI,
SựTRUYỂN THỪA CỦA NHO HỌC TỐNG - MINH
«



Nếu phân chia theo trình tự thời gian, theo tuyến lịch đại, đầu tiên
người ta nhắc tới vai trò tiên phong, vai trò khởi xướng của Hàn Dũ và
Lý Cao giai đoạn cuối Đường. Tư tưởng về “Đạo thống” của Hàn Dũ,
thuyết “Phục tính” cua Lý Cao và sự đề cao Đạì học và Tnm g dung có
ý nghĩa mở đường cho một giai đoạn Nho học mới ớ đời Tổng.
Tiếp theo sự khởi đầu của Hàn Dũ và Lý Cao, người ta nhắc tới
vai trò của Tống sơ tam tiên sinh, họ gồm Hồ Viên, Tôn Phục và Thạch
Giới. Đóng góp quan trọng của tam tiên sinh chính là ờ việc khơi dậy
tinh thần tự nhiệm, tinh thần trách nhiệm chấn hưng đạo học, việc

thông qua trị quốc, kinh quốc mà làm mới lại tư tường của Nho giáo
Không Mạnh.
Sau Tống sơ Tam tiên sinh là vai trò chủ chốt của Bắc Tống Ngũ
tử: Họ là Thiệu Ung, Chu Đôn Di, Trương Tái. Trinh Hạo, Trình Di.
Kế thừa và phát triên tư tường cua các học gia thời Bắc Tống, Chu
Hy và Lục Cửu Uyên thời Nam Tống thực sự là những nhân vật mang
tính tập đại thành cho hai khuynh hướng lớn được mớ ra từ Bắc Tống.
Nhân vật nối trội cá về triết học vũ trụ bản thế luận, cá về kinh học,
sử học, văn học, giáo dục, lề nghi...và có ảnh hưởng lớn nhất chính là
Chu Hy.
Sau Chu Hy và Lục Cứu Uyên, các thế hệ học trò của họ nhiều
người cùng đã thành danh và lưu phương thiên cô trong các hồ sơ học
thuật lớn Tống Nguyên học án và Minh N ho học áii do Hoàng Tông Hy
biên soạn. Vương Thù Nhân cuối thế ki XV đầu thế ki XVI là một
gương mặt nổi trội, đột xuất, ô n g là người kế thừa và phát huy tư tưỏng
Tâm học của Lục Cửu Uyên, ô n g cũng là người đấy mạnh nhất xu
hướng dung họp Tam giáo giai đoạn giữa Minh. Sức ảnh hường của
Vương Dương Minh tới Nhật Bản, Hàn Quốc mạnh mẽ không kém
Chu Hy. Thậm chí, tại Nhật Bản, người ta còn cho ràng, chính tư tưởng
Vương Dương Minh mới là tư tưởng Nho học có ánh hường lớn n h ấ t...


Bài 1

21

Nói về các trung tâm học thuật lớn gắn với các địa danh cụ thè,
người ta thường nhắc tới bốn trung tâm lớn thời Tống (cả Bắc và Nam
Tông), đó là Liêm, Lạc, Quan và Mán.
Liêm: Chi trung tâm Nho học, lấy Chu Đôn Di (Chu Liêm Khê)

làm đại biêu.
Lạc: Chi trung tâm Nho học vùng Trịnh Châu với hai đại biếu
Trình Hạo và Trình Di.
Quan: Chi học phái phát dương ở đất Quan Trung với đại diện là
Trương Tái.
Mân: Chí học phái cua Chu Hy đất Mân.
Nếu căn cứ theo học phái và dòng truyền thừa hệ thống, kết hợp cả
địa vực và qua lịch đại thời gian, có khá nhiều cách phân chia.
Cách phân chia thứ nhất, chu trương có hai hệ thống (Nhị hệ thuyết):
- Hệ thống Lý học, với quan niệm trung tâm là “tính tức lý”, lấy
lý là bán thê và phạm trù trung tâm. Hệ thống này gồm Chu Đôn Di,
Trương Tái, Nhị Trình, Chu Hy.
- Hệ thống Tâm học, với quan niệm “tâm tức lý”, coi tâm là bản
thê, là phạm trù taing tâm, cho tâm ngoại vô lý, tâm ngoại vô vật. Hệ
thống này gồm Lục Cửu Uyên, Vương Dương Minh. Có nhiều học giả
tán thành cách phân chia này, trong đó, Phùng Hữu Lan đã thê hiện quan
điêm này trong tác phẩm Trung Quốc triết học sử và Tning Quốc triết
học sư đại cương.
Cách phân chia thứ hai, chia thành ba hệ thống (Tam hệ thuyết).
Quan điêm này do Mâu Tông Tam đề xuất trong công trinh Tâm thê dừ
tinh thếK Ba hệ thống mà Mâu Tông Tam chỉ ra gồm:
- Phái mạch thứ nhất truyền thừa từ Chu Đôn Di, Trương Tái, Trình
Minh Đạo. Phái này có đặc sắc tư tưởng là “dĩ tâm trứ tính”

M âu T ô n g Tam.

20ớ(5.

1 - 3 ) . Đ à i Bắc: Trung C hính thư cục.



22

GIÁO TRÌNH TẢN VẪN TRIẾT HỌC TỐNG - MINH (Văn bản và triết lý)

từ thiên đạo và tính thể khách quan mà luận bàn về tâm thê đạo đức chu
quan; lấy hoạt động của tâm đạo đức làm vật cụ thê hóa cua thiên đạo;
lấy quan niệm về thiên đạo làm lý luận và tiêu chuân giá trị cao nhât.
- Phái mạch thứ hai là từ Trình Y Xuyên tới Chu Hy. Phái này lấy
tâm đê cùng lý, từ tâm hư linh thông qua cách vật mà đạt tới lý. Lây
quan niệm về lý làm hạt nhân tư tương và giá trị cốt lõi.
- Phái mạch thứ ba là Lục Cửu Uyên và Vương Dương Minh. Phái
này lấy tâm để thuyết minh về tính, lấy bán tâm đạo đức chu quan làm
lý khách quan, tâm tức lý, tức thiên đạo. Phái này lấy tâm làm hạt nhân
tư tưởng và quan niệm giá trị cốt lõi.
Cách phân chia thứ ba, cũng phân chia ra làm ba hệ thống, nhưng
khác với thuyết ba hệ thống của Mâu Tông Tam. Phái này do Trương
Lập Văn chủ trương, phái này dựa vào ba phạm trù khỉ. lý và tâm để
phân chia các phái.
- Phái Khí bản luận, gồm Chu Liêm Khê, Trương Tái, kéo dài tới
Vương Phu Chi đầu đời Thanh. Phái này thuộc hệ thống Duy vật luận.
- Phái Lý bản luận, gồm Nhị Trình, Chu Hy. Phái này thuộc hệ
thống Duy tâm khách quan.
- Phái Tâm bán luận, gồm Lục Cửu Uyên, Vương Dương Minh.
Phái này thuộc hệ thống Duy tâm chủ quan.
Các quan điếm phân chia này của Trương Lập Văn được trinh bày
trong công trình Chu H v tư tường nghiên cíai và Trung Quốc triết học
logic kết cấu luận.
Cách phân chia thứ tư cho rằng, Nho học Tống - Minh chi là một
hệ thống duy nhất mà thôi. Đây là quan điếm của Lao Tư Ọuang, người

ta gọi là“Nhất hệ thuyết” . Lao Tư Quang trong Tân biên Trung Quốc
triết học sử cho rằng, sự phát triền của Lý học Tổng - Minh là quá trinh
hồi quy về Tâm tính học cúa Khổng Mạnh một cách toàn diện và chỉnh
thể. Căn cứ vào mức độ phù hợp với nguyên dạng tư tưởng Không
Mạnh nhiều hay ít mà các nhà tư tưởng được đặt vào các nhóm khác


Bài 1

23

nliau, các nhóm này chi thê hiện các giai đoạn phát triên khác nhau,
mà không phai là các học phái riêng biệt. Trong mồi thời ki, người ta
lại có thô nhận thấy các học gia đề cao, nhấn mạnh một hoặc một vài
phạm trù. Giai đoạn đầu gồm Chu Liêm Khê và Trương Hoành Cừ.
(iiai đoạn này tập trung thao luận về thiên. Giai đoạn hai tập trung thao
luận vê haii linh, gôm Nhị Trinh và Chu Hy. Giai đoạn thử ba, hậu kì,
là uiai đoạn thao luận nhiều về tàm tính với đại biêu là Lục Cứu Uyên
và Vưưng Dương Minh'.
3. CHỖ DựA KINH ĐIỂN CỦA NHO HỌC TỐNG - MINH

Giống như nhiều giai đoạn khác cua lịch sư Nho học, đê làm mới
tư tương Nho gia, đê làm cho Nho gia thích ứng với thời đại mới, nhà
nho luôn tim về chồ dựa là kinh điên. Họ thông qua việc chú giải lại,
hoặc giang nghĩa thao luận lại. hoặc lấy một số tư tương có trong kinh
điên đê làm cư sư hoặc chất liệu đê kiến tạo tư tương mới. Đây là cách
làm rât đặc săc và tiêu biêu trong truyên thông thuyên thích học Trung
Ọuốc. Việc làm mới lại tư tương Nho gia trong kinh điên được xem là
nồ lực tự thân, là dòng chính cua sự vận động, là yếu tố nội sinh cua tư
tương Nho học đời Tông, còn sự tiêp nhận anh hương cua Phật, Đạo,

dung hòa, hợp nhất với Phật, Đạo có thê xcm lả nhân tố tác động từ bên
ngoài. Đương nhiên, sự phân biột hai phương diện này cũng không phải
dỗ dànu, vì trong quá trình hiêii lại, làm mới lại tư tướng vốn có của Nho
tỉia trong kinh điên, người ta đã vận dụng chinh tư tường Phật, Đạo đê
làm mới nỏ.
Nhìn lại một cách tôníĩ thê đặc điêm tư tương của Nho học Tống
- Minh, chúng ta thấy các thành tựu nôi trội nam ơ phương diện vũ trụ
luận, ban thê luận, tồn tại luận và tâm tính, tu dường luận, tức có sự
tăng cường mạnh mẽ ơ phần cơ sở siêu hình học và sự đi sâu hơn tới
việc tu dưỡng đạo đức và sự gắn kết liên hệ giữa chúng. Đê làm rõ vấn

Trần Lai

trong T òng N íịiiyén M inh tr ié l h ọ c s ư íỊÌíio trình. Tam Liên thư đ iêm

xuât bán, c ũ n g c ó phần lược thuật lại cách phân chia các phái m ạch, hệ th ôn g truyên
thừa sư đ ệ củ a N h o h ọ c T ố n g - M inh trong ch ư ơ n g thứ nhất củ a c ô n g trình với nhan
đề: T ố n g - M inh L ý h ọ c đ íc h lưu p h á i h ò a đ ạ i hiẽu nhàn vậl. tr 23.


24

GIÁO TRÌNH TẢN VĂN TRIẾT HỌC TỐNG - MINH (Văn bản và triết lý)

đề, các nhà nho đời Tống đã tìm chồ dựa từ kinh điên Nho gia như thế
nào, chúng ta cũng căn cứ vào chính những đặc điếm lớn này đê phân
tích, nhận diện.
Chúng ta đều biết sự thiếu hụt quan trọng của Nho học Không
Mạnh cũng như Nho học từ đời Hán tới đời Đường chính là phương
diện bản thê luận và vũ trụ luận. Sự du nhập và anh hướng mạnh mẽ của

Phật giáo và sự phát triển cua Đạo giáo thời kì Tùy Đường thực sự là
một thách thức đổi với Nho giáo. Nhà nho đã tìm tới một chồ dựa quan
trọng đê phát huy, mở rộng, thông qua đó mà bô khuyết cho phương
diện này, đó là phát huy tư tưởng của D ịch truyện. Có thê khá dề dàng
nhận thấy ánh hưởng dầy đặc, hệ thống và toàn diện cua Dịch học tới
triêt hục Tống - Minh. Rất nhiều phạm trù mà Nho học Tống - Minh
tháo luận, sử dụng được làm mới từ các phạm trù có sần trong Dịch
học. Hầu hết các danh nho của thời kì Tống - Minh đều có thao luận về
Dịch. Trong sự đề xuất một hệ thống quan điềm về tồn tại, về vũ trụ và
ban thê, người ta đã xây dựng trên tinh thần “thiên nhân hợp nhất” . Tư
tương “Càn đạo biến hóa, các chính tính mệnh” , hay “cùng lý tận tính dĩ
chí ư mệnh” , là những mạch tư tương xuyên suốt triết học Tống - Minh.
Có thê điêm qua sự vận dụng tư tướng Dịch học trong tác phâm
của các danh nho:
Lý Cao: Phục tinh thư
Chu Đòn Di: Thông thư (Dịch thông), Thái cực đồ thuyềí...
Thiệu Ung: Tiẽiì thiên đỏ, Quan vật nội thiên...
Trương Tái: D ịch thuyết. Chính m ông...
Nhị Trình: Trình thị D ịch truyện...
Chu Hy: D ịch bán nghĩa, Thái cực đồ thuyết giải...
Ngoài những tác phẩm tiêu biểu trên, tư tường biến dịch, tuần hoàn,
thê hiện rộng khắp trong các trước thuật thời kì Tống - Minh.
N hư trên đã đề cập, Nho học Tống - Minh vừa gia tăng về phương
diện bản thê, vũ trụ luận và tồn tại luận, vừa đây mạnh phương diện
Tâm tính học, hướng nội tu dường, đặc biệt đề cao sự tự giác về đạo


Bài 1

25


đức và công phu kliẳc ki phục lề. Nhìn trong toàn lịch sư Nho học thời
kì Tống - Minh, Tâm tính học được đề cao và thảo luận một cách sâu
sắc nhất. Sự lựa chọn chỗ dựa kinh điên vì thế cùng hướng tới những tác
phâm thê hiện tập trung cho Tâm tính học. Một cách đương nhiên, Luận
ngữ được đề cao, nhà nho coi đó như gốc rề cua việc tu thân sứa ki, coi
đó như căn cội đê học tập hướng theo thánh hiền. Đây cũng là tác phâm
quan trọng trong hệ thống truyền đạo thống bằng kinh điên. Có thể nói,
mọi cơ sơ cua Tâin tính học Nho gia được tạo lập từ Luận ngữ. Các thao
tác cua Trương Tái trong D ịch truyện. Chính mông-, Trình Di trong tác
phâm Tử lhư\ Chu Í-Iy trong Tứ thư chương cú tập chú là những thề hiện
tập trung cho tư tươníi này.
Bắt đầu từ Lý Cao, hai thiên ngắn trong sách Le kí là Trung dung
và Đại học đà được đặc biệt chú ý phát huy tư tưởng. Hai tác phâm này
hàm chứa một cách tập truim rất nhiều yếu tố có lợi cho việc tạo lập một
liên hệ thiên nhân trong Tâm tính học, đồng thời, nó kết nối Tâm tính
học với Chính trị học thành một hệ thống có tuần tự và chặt chẽ. Nó nối
kết thiên với nhân, thiên tính với nhân tíiih, nổi thê với dụng, nối nội
thánh với ntioại vươim. Phục tinh thư cua Lý Cao là sự phát huy mạnh
mẽ theo hướng này. Đôi với tác phâm Chinh m ông của Trương Tái,
Tủnỵ, Nguyên học án từng đánh giá: "Dĩ D ịch vi tông, dT Trung íhing vi
đích, dĩ L ẻ vi thê, dT Không Mạnh vi cực” . Chu Đôn Di trong Thông thư
đặc biệt đề cao thành và ihộm độc. Trình Y Xuyên trong Tứ thư khao
c1ính và C’hu Hy troim Tứ thư d ìitơ n g cú tập chủ, Trung dung hoặc van
cũim đặc biệt đề cao Trung íluiìiỉ,. Các học 2 Ìa Tống - Minh đặc biệt đề
cao phạm trù íhàìih trong tư tưưng Trunịỉ, chmg, đây nó thành bán thê
vũ trụ. canh giới cao nhất và cũng đồng thời là phương pháp của việc
tu dưỡng.
Đối với Đại học, sự thao luận cũng hết sức sôi nổi, không kém
Trung dung. Hàn Dù khi kiến lập quan điểm “Đạo thống” cũng đã đặc

biệt nhấn mạnh đạo “tu tề trị bình” . Tư Mã Quang cũng dành công sức
chú giải Đại học. Trình Y Xuyên luận giai về Tứ thư cũng rất chú ý tới
nghĩa lý cùa Đ ại học. Chu Hy chú ý xiên phát tư tưởng “minh đức” trong
Đại học chương cú. Đặc biệt, Vương Dương Minh trong Đ ại học vấn
đã có những thảo luận rất tỷ mỷ về tư tưởng của Đại học, thông qua thảo


26

GIÁO TRÌNH TẢN VÀN TRIẾT HỌC TỐNG - MINH (Văn bản và triết lý)

luận về đạo tu tề trontỉ Đụi học mà triên khai Iihững quan điêm hêt sức
then chốt troiiíí thuyết Tâm học cua mình.
Trong tinh thần chung cua sự kế tục đạo thốna và bài xích dị đoan,
tác phâm Mạnh Tư và tư tương Mạnh Tư nói chung được chú ý và phát
huy. Các quan điếm “tận tâm. tri tính, tri thiên” và “trì chí, dưỡng khí"
cua Mạnh Tử được đưa ra làm khung tư tương cho Tâm tính học thời
kì Tống - Minh. Tác phâni Mạnh Tư chính nghĩa được đưa vào Thập
lam kinh trong thời ki này. Tống sơ tam tiên sinh đều tôn Mạnh Tư cùng
đồng thời với tôn đạo thống. Tác phâm Chính móiỉíỊ của Trương Tái
về mặt nhân sinh và tu dườim hầu như đều phát huy tư tương từ Trung
diiníỊ, Đại học và Mạnh Tư.
Riêng đối với phái Tâm học Lục Vương, tư tương “vạn vật giai bị
vu ngã” cúa Mạnh Tư được triệt đê phát huy. Có thê nói, Tâm học Lục
Vương đă được xây dựng trên cơ sớ cua Mạnh học và Thiền học. Họ đà
phát huy thêm và đây xa thêm tư tương "tận tâm tri tính, tri thiên” cua
Mạnh Tư theo hướng hồi quy tâm thể mang tính nội tại.
Sự hình thành nên quan niệm về Tứ thư và xác lập dòng đích phái
cùa Nho gia (Không Tử, Tăng Tử, Tứ Tư, Mạnh Tứ) là sự thế hiện sinh
động cho việc tuyên bố kế truyền dòng chính thốrm và kế thừa đạo

thống của Nho học Tống - Minh. Nliin từ dònti chính này, người ta cũng
có thê thấy khuynh hướng lựa chọn cua Nho học Tốim - Minh, lấy Tâm
tính học làm trục tâm.
4. NHỮNG NHÂN Tố ĐEM LẠI sự KHỞI PHÁT
CỦA NHO HỌC TỐNG - MINH

Đời Tống là một thời kì Nho học phát triên rực rỡ. Vậy những nhân
tố nào đem lại sự phát triên đó? Đem lại sự phát triên cua Nho học có
nhân tố thời đại, nhân tố chính trị, văn hóa và có nhàn tổ mang tính nội
tại của sự phát triển Nho học.
Nói về nhân tố chính trị xà hội, việc nhà Băc Tống được thành lập
đã kết thúc cục diện hỗn loạn cua hàng loạt thế lực cát cứ thời Ngũ Đại
thập quốc kéo dài hưn nứa thế ki. Người ta cho ràng, sự hồn loạn của


Bằi 1

27

thời ki Ntỉù Đại thập quốc có nguồn gốc từ chồ thế lực cua phiên trấn
hùiiỉỉ mạnh khônự cách gi kiêm soát được. Đồng thời với nó là hệ thông
luân lý cua Nho gia suy thoái thời Đường đà góp phần làm cho tình hình
hồn loạn càng trầm trọng. Vì thế, sau khi nắm giữ ngai vàng, thống nhất
phần lớn lãnh thô Trung Quốc, ngoài việc áp dụng hàng loạt các biện
pháp quân sự, chính trị đè tăng cường quyền lực cho nhà nước trung
ương, triều Tống n h ậ n thức được một hệ thống lý luận khăng định cho
tính chí cao vô thượng, bất khá xâm phạm cua ngôi vua là hết sức cần
thiết. Nhìn từ góc độ này, nhu cầu lập lại trật tự xã hội đã mơ đường cho
luân Iv Nho gia có cơ hội được khăng định và tim lại vị trí chính thống,
dòng chu đạo cua tư tương chính trị xã hội. Với nội dung luân lý cương

ihường, đăng cấp danh phận, Nho gia hoàn toàn có thê đáp ứng được
mong đợi cua nhừng người cầm quyền. Việc phục hưng Nho học không
chi còn là inột khá năng nữa, mà đã thành một hiện thực nhãn tiền.
Trong nhu cầu cua lực lượng chính trị, vai trò cùa cá nhân người
cầm quyền cùng luôn có ý nghĩa hết sức quan trụng. Triệu Khuông Dận
là người thích đọc sách, ham thích Không học. Ngay khi mới lên ngôi,
ông đã cho tu sưa quổc tư giám, tu sứa tượng thánh, vỗ thất thập nhị
hiền... đích thân viết lời ca ngợi Không Tư, Nhan Uyên và lệnh cho tể
tướng chọn lời tán thương. Thái độ và hành động thực tế tôn sùng Nho
học cua vua đã thúc đấy Nho học phát tricn mạnh mẽ, các sT tử được cố
vù khích lệ đã phấn đấu học tập đê hy vọng đáp lại lòng mong mói cùa
triêu đình.
v ề nhân tố nội tại cua Nho học, chúng ta đều biết, đời Hán cũng là
một thời kì phát triên mạnh mẽ của Nho học. ớ thời đại này. Nho học
từ một học phái đã trơ thành hệ tư tưỏng chính thống của quốc gia. Nho
học Không Mạnh đã phát triên theo hướng chính trị hóa, tôn giáo hóa
và kinh học hóa. Nho học đời Hán có những đóng góp lớn, tuy nhiên
các nhà nho trước đây đánh giá Hán nho không cao, thậm chí phủ định
nhừng đóng góp của họ, đặc biệt là các nhà nho đời Tống. Họ từng
cho rằng, Hán nho chú trọng phương diện huấn hỗ khảo chứng, chú sớ
chương cú, tức coi trọng việc giái mă văn bản, mà đã coi nhẹ phương
diện nghĩa lý của kinh điển. Những lời dạy của thánh hiền vi thế mà
không được phát huy. không thành những hiện thực đạo đức trong tâm


28

GIÁO TRÌNH TẢN VÀN TRIẾT HỌC TỐNG - MINH (Văn bản và triết lý)

tính và hành vi cua sĩ nhân. Sự phu định đóng góp cua các nho sĩ đời

Hán còn đây lên tới mức coi thánh học sau Mạnh Tử là đà hoàn toàn thất
truyền, đạo thống không còn được tiếp nối nữa.
Trong thực tế, Hán nho đã có đóng góp rất nhiều trong việc phát
triên Nho học. Sự đánh giá thấp cua các học tỉiả đời Tống về Hán nho
có lẽ có nguyên nhân từ sự suy yếu và bất lực cua Nho học trước sự tấn


công của Phật, Đạo thời Ngụy Tấn, Nam Bẳc Triều cho tới đời Đường,
đặc biệt là sự hưng thịnh cua Phật giáo đời Đường. Sự mất sức cạnh
tranh và sự lung lay vị trí chu đạo trong lĩnh

1
5

V Ịrc

tư tuxmg cua Nho giáo

có lẽ xuât phát từ trona chính nhừng đặc trưng cua Nho sia. những
thiêu hụt của Nho gia về phương diện triết học, vũ trụ luận, và sự thiếu
toàn diện về triết lý nhân sinh. Nhưng điều đó không được nhìn nhận
một cách khách quan. Người ta đà đô lồi tất ca cho Hán nho, cho cái
học chú sớ, huấn hồ, cho sấm vĩ... Tuy nhiên, sự phê phán đối với học
phong từ Hán tới Đường đà khách quan làm dấy lên phong trào chấn
hưng Nho học. Nó là động lực khơi dậy những suy tư triết học và sự
tìm tòi lời giải cho bài toán chấn hưng Nho học. Nó là những nhân tố
nội tại cùa Nho học đưa tới sự phục hưng cua Nho học đời Tống. Công
việc này được bắt đầu từ chính Hàn Dũ, vị đại nho đời Đường. Có thố
nói, sự phục hưng cua Nho học đời Tổng bắt nguồn từ sự nhận thức và
phê phán Nho học, sự phản tư về những giá trị chân chính của Nho học

và từ sự hấp thu tư tưòng của Phật giáo và Đạo giáo. Sự phát triến của
Nho giáo đời Tống bẳt nguồn trực tiếp từ sự thách thức cua Phật, Đạo,
nhưng cũng chính Phật, Đạo đă đóiia góp hết sức quan trọne vào việc
phát triên Nho học, làm thành xu hướng hội nhập Tam giáo rất nôi bật
thời kì Tống - Minh.
5. NHỮNG DANH NHO VÀ ĐẶC SÂC Tư TƯỞNG
CỦA NHO HỌC TỐNG - MINH
*

Nhìn nhận sự phát triên cùa Nho học các thời kì. đương nhiên
người ta phải nhìn nhận sự ánh hưởng cua tư tường Nho gia tới đời sống
chính trị xã hội, tới học phong và đặc biệt phái nhìn vào lực lượng các
danh nho và sự xuất hiện các danh tác. Với góc độ nghiên cứu của minh,
chúng tôi đặc biệt chú ý tới các danh nho và danh tác, các học phái và
sự truyền thừa.


×