Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Biện pháp thi công hệ thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.72 KB, 18 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THUYẾT MINH
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

Dự án: CẢI TẠO, XÂY MỚI TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN ĐÌNH GIÓT
QUẬN THANH XUÂN
Gói thầu:
Hạng mục: NHÀ ĐA NĂNG (XÂY MỚI)
Phần: PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Địa điểm: PHƯỜNG NHÂN CHÍNH, QUẬN THANH XUÂN, TP. HÀ NỘI
Chủ đầu tư: BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG QUẬN THANH XUÂN
Liên danh TVTK: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ - UAC VÀ CÔNG
TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HST VIỆT NAM
Đơn vị thi công:

CHỦ ĐẦU TƯ

TƯ VẤN GIÁM SÁT

Hà Nội, 2019

ĐƠN VỊ THI CÔNG


BIỆN PHÁP
THI CÔNG HỆ THỐNG BÁO CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

I. Khái quát về gói thầu
1.1. Số hiệu gói thầu:


1.2. Chủ đầu tư: BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG QUẬN THANH XUÂN
1.3. Địa điểm xây dựng: PHƯỜNG NHÂN CHÍNH, QUẬN THANH XUÂN, TP. HÀ NỘI
II. Căn cứ để lập quy trình và biện pháp tổ chức thi công
2.1. Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10; Luật PCCC sửa đổi 2013; Nghị định
79/2014 và những căn cứ khác có liên quan.
2.2. Luật Xây dựng số 16/2003 đã được Quốc hội Khóa XI thông qua ngày 26/11/2003
2.3. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC, xây dựng, các văn bản có liên quan khác được quy định
trong hồ thầu của chủ đầu tư
2.4. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hệ thống PCCC của công trình
2.5. Kết quả khảo sát hiện trường, không gian và mặt bằng công trình chuẩn bị thi công
2.6. Khả năng điều động nhân lực, thiết bị thi công, năng lực tài chính của Nhà thầu.
2.7. Kinh nghiệm nhà thầu trong lĩnh vực thi công các công trình tương tự.
III. Tính chất đặc thù của công trình liên quan đến việc tổ chức thi công
1. Công trình đã được hoàn thành công việc xây dựng.
2. Công trình nhà Đa năng nằm trong khuôn viên Trường tiểu học Phan Đình Giót. Công trình được
xây mới với 4 tầng: Tầng 1 gồm khu để xe, bếp một chiều và các nhà kho; Tầng 2 gồm 3 phòng học
và thư viện; Tầng 3 là các khu phòng học, phòng âm nhạ và phòng mỹ thuật; Tầng 4 là phòng giáo
giục thể chất.
3. Yêu cầu thi công rất phức tạp, phải đảm bảo cả về kỹ thuật và mỹ thuật, chất lượng cao.
IV. Quy trình, biện pháp thi công
A. Công tác chuẩn bị thi công
1. Chức trách, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia công trình
a. Giám đốc Dự án:
Là Người đại diện của nhà thầu trước pháp luật, chịu trách nhiệm chỉ đạo việc cung cấp vật
tư, thiết bị, tổ chức thi công đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng hạng mục công trình; trực tiếp
kiểm tra chấn chỉnh việc thi công và xử lý các vấn đề phát sinh. Thiết lập mối quan hệ với Chủ đầu
tư để tiếp thu và tổ chức thực hiện sự chỉ đạo các mặt có liên quan đến gói thầu.
b. Chỉ huy trưởng công trường.
- Giúp Giám đốc Dự án trực tiếp chỉ đạo toàn bộ công tác thi công tại công trường, quy định các
khu vực thi công, điều động nhân lực, thiết bị thi công hợp lý;



- Tổ chức công tác nghiệm thu nội bộ, phối hợp chặt chẽ với tư vấn giám sát của Chủ đầu tư để
kiểm tra giám sát việc thi công, yêu cầu tư vấn giám sát do chủ đầu tư thuê kiểm tra và ký xác nhận
kết quả thi công hàng ngày vào nhật ký công trình; nghiệm thu, lập biên bản nghiệm thu khối lượng,
chất lượng theo giai đoạn hoàn thành công trình.
- Kiểm tra, đôn đốc lực lượng thi công thực hiện nghiêm ngặt biện pháp thi công; các biện pháp
đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, PCCN.
- Thay mặt Giám đốc dự án tham dự các cuộc họp do Chủ đầu tư triệu tập để giải quyết các vấn đề
có liên quan đến việc thi công hệ thống PCCC;
- Đề xuất Giám đốc dự án động viên khen thưởng những tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc cải
tiến biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thi công và xử phạt các trường hợp chây lười, ý thức
lao động kém.
c. Chỉ huy phó công trường
- Giúp việc cho chỉ huy trưởng
- Trực tiếp chỉ đạo thực hiện tiến độ, giám sát an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống
cháy nổ, an ninh trật tự.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do chỉ huy trưởng giao
d. Bộ phận kế toán, hành chính
- Lập, đệ trình kế hoạch cung ứng vốn cho gói thầu
- Lập hồ sơ thanh, quyết toán
- Dự thảo công văn có liên quan đến gói thầu
- Lưu trữ công văn, tài liệu
- Giải quyết các thủ tục hành chính khác
đ. Bộ phận cung ứng vật tư, thiết bị.
- Lập kế hoạch nhập vật tư, thiết bị theo từng giai đoạn thi công
- Phối hợp với kho phương tiện cung ứng vật tư, thiết bị theo yêu cầu
- Mở sổ theo dõi việc nhập, xuất vật tư, thiết bị tại công trình;
- Bố trí, xắp xếp bảo quản vật tư, thiết bị theo quy định
- Bảo quản vật tư ,thiết bị theo đúng các yêu cầu kỹ thuật của từng mặt hàng

- Cấp phát vật tư đúng theo yêu cầu của Chỉ huy trưởng Công trường
e. Đội quản lý tiến độ, giám sát chất lượng, kỹ thuật, trắc địa, thiết kế bản vẽ thi công
- Khảo sát thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công từng hạng mục, các vị trí, chi tiết phát sinh
- Lập hồ sơ thi công bao gồm:
+ Bản vẽ thiết kế thi công.
+ Hồ sơ pháp lý: Thông báo trúng thầu, Biên bản thương thảo hợp đồng, hợp đồng kinh tế…
+ Hồ sơ cán bộ công nhân viên tham gia thi công trên công trường.
- Lập sổ nhật ký công trình, đôn đốc các đội thi công hàng ngày ghi công việc và trình TV giám sát
ký xác nhận.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công, nghiệm thu hạng mục công trình theo đúng quy chuẩn,
tiêu chuẩn kỹ thuật nêu trong hồ sơ thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ mời thầu.


- Giám sát các đội thi công đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, tiến độ thi công
- Tham gia nghiệm thu nội bộ và gửi giấy mời nghiệm thu đến Chủ đầu tư và tư vấn giám sát khi
chấp nhận nghiệm thu xây lắp;
- Chuẩn bị các bản vẽ thi công phục vụ nghiệm thu, bản vẽ hoàn công sau khi hoàn thành công việc
thi công.
- Lập các báo cáo kết quả kiểm tra của hạng mục công trình được giao phụ trách;
- Tập hợp các hồ sơ chất lượng của toàn bộ hạng mục do mình đảm nhận để theo dõi:( CO/CQ, giấy
kiểm định về PCCC của vật tư, thiết bị và các tài liệu khác có liên quan…)
- Kiểm tra, xác nhận số lượng, chủng loại vật tư thiết bị trước khi trình lãnh đạo duyệt cấp.
- Tham mưu cho chỉ huy trưởng công trình lập hồ sơ những vấn đề thay đổi thiết kế, phát sinh trong
quá trình thi công để trình chủ đầu tư phê duyệt.
f. Đội quản lý, giám sát ATLĐ,VSMT, PCCN, ANTT
- Tham mưu cho Chỉ huy trưởng công trường về các biện pháp VSMT, ATLD, PCCN, ANTT trong
qúa trình thi công.
- Huấn luyện cho công nhân các quy trình thi công, biện pháp VSMT, ATLD, PCCN, ANTT
- Giám sát các đội thi công thực hiện các biên pháp ATLD, VSMT, PCCN, ANTT
g. Đội thi công

- Đề xuất cấp vật tư, thiết bị cho từng đợt thi công
- Bố trí hợp lý và chính xác số lượng người phù hợp với khối lượng công việc được giao, đảm bảo
hợp lý về nhân lực và tiến độ theo yêu cầu.
- Chuẩn bị máy và các thiết bị thi công cần thiết trong quá trình triển khai.
- Khảo sát thực tế trên mặt bằng công trường đối chiếu với bản vẽ thiết kế, thông báo cho đội quản
lý chất lượng kỹ thuật và tư vấn giám sát các bất hợp lý của thiết kế hay các sai lệch xảy ra trong
quá trình thi công để có biện pháp xử lý.
- Tổ chức thi công theo đúng thiết kế và hướng dẫn của Tư vấn giám sát
- Ghi nhật ký thi công và trình giám sát của chủ đầu tư ký xác nhận hàng ngày
- Đội trưởng thi công kiểm tra, giám sát công nhân thực hiện triệt để quy trình, biện pháp thi công,
quy trình vận hành máy, thiết bị; chấp hành nghiêm kỷ luật lao động, quy trình đảm bảo ATLĐ,
VSMT, PCCN, ANTT; xử lý các trường hợp sai phạm và báo cáo Chỉ huy trưởng công trình.
B. Quy trình, biện pháp tổ chức thi công
1. Các công việc cần chuẩn bị kỹ trước khi thi công
a. Chuẩn bị phòng phục vụ làm việc và lưu trữ vật tư vật liệu tại công trình
- Phòng làm việc phục vụ thi công bao gồm:
+ Phòng làm việc của Chỉ huy trưởng và đội quản lý chất lượng kỹ thuật
+ Phòng làm Kho chứa vật tư, thiết bị
+ Khu vực gia công vật tư, vật liệu
- Đề xuất với chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng bố trí kho vật tư và khu vực gia công ngay tại vị trí
thi công bên trong công trình, tốt nhất là tại khu vực gần phòng lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa
cháy của công trình.


- Chuẩn bị phương tiện chữa cháy lại chỗ, niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa tại các khu vực thi
công có nguy hiểm cháy, nổ
b. Chuẩn bị thiết bị thi công:
- Bố trí phương tiện vận chuyển vật tư, thiết bị từ kho Trung tâm đến kho tại công trình, từ kho tại
công trình đến vị trí lắp đặt, các mặt hàng có trọng lượng lớn, cồng kềnh, đường ống phải chuẩn bị
phương tiện bốc dỡ đúng tải trọng để đảm bảo an toàn

- Chuẩn bị đúng, đủ số lượng, chủng loại, đảm bảo chất lượng dụng cụ, thiết bị thi công cho việc thi
công hệ thống báo cháy, chữa cháy và có cơ số dự phòng.
- Chuẩn bị các thiết bị, máy kiểm tra, thử nghiệm đối với từng hệ thống
- Danh mục thiết bị thi công được liệt kê trong phần thiết bị thi công của hồ sơ dự thầu
c. Chuẩn bị nguồn điện, nước phục vụ thi công
- Liên hệ với chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng cấp điện, nước, vận thăng và thống nhất chi phí cho các
nội dung trên
- Chuẩn bị tủ điện, dây dẫn điện, ổ cắm, aptomat và các thiết bị điện cần thiết khác cho công tác thi
công và sinh hoạt đảm bảo chất lượng, an toàn
- Chuẩn bị máy phát điện dự phòng
d. Đào tạo kiến thức thi công hệ thống PCCC cho công nhân:
- Đối tượng đào tạo: Tất cả công nhân làm việc tại công trường đặc biệt đào tạo kỹ và kiểm tra tay
nghề đối với những công nhân mới
- Nội dung đào tạo:
+ Nguyên lý làm việc của hệ thống báo cháy, chữa cháy.
+ Quy trình sử dụng từng loại máy, thiết bị thi công
+ Quy trình, kỹ thuật lắp đặt đối với từng công đoạn, từng thiết bị của hệ thống
+ Quy trình vận hành hệ thống
+ Biện pháp thi công chủ yếu
+ Pháp luật và kiến thức về ATLD, VSMT, PCCN, ANTT
e. Tiến hành khảo sát thực tế tại công trình
- Khảo sát, đối chiếu thực tế mặt bằng, không gian, kết cấu xây dựng với bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi
công, phát hiện, đánh dấu những vị trí trên bản vẽ không đúng với thực tế hiện trường, đặc biệt là
các kết cấu bê tông dầm, sàn, tường mà hệ thống phải xuyên qua
- Đề xuất Chủ đầu tư yêu cầu cơ quan thiết kế hiệu chính thiết kế những vị trí, tuyến ống, tuyến dây
cho phù hợp với thực tế hiện trường,
- Đề xuất chủ đầu tư các giải pháp chống cháy lan tại những vị trí đi xuyên sàn, xuyên tường
- Lập bản vẽ thi công chi tiết trình chủ đầu tư và tư vấn giám sát phê duyệt trước khi thi công
f. Liên hệ, tổ chức phối hợp với các nhà thầu khác
- Phối hợp đề xuất với nhà thầu xây dựng tạo điều kiện xây dựng lán trại, cấp nguồn điện, nguồn

nước, vận thăng và các điều kiện khác phục vụ thi công


- Cùng các nhà thầu liên quan: Nhà thầu xây dựng, điều hòa, cấp điện, cấp nước, thông tin khảo sát
hiện trường phân định tuyến, thời điểm, mặt bằng thi công để tránh chồng chéo, cản trở nhau hoặc
làm hư hỏng thiết bị của nhau trong quá trình thi công
- Phối hợp với các nhà thầu về đảm bảo ATLD, VSMT, PCCN, ANTT đặc biệt là việc bảo vệ chống
lấy cắp, chống phá hoại thiết bị đã được lắp đặt tại các vị trí.
2. Quy trình, biện pháp thi công
2.1. Các hệ thống PCCC của công trình được thi công
a. Hệ thống báo cháy
b. Hệ thống chữa cháy vách tường
c. Hệ thống chữa cháy spinkler
2.2. Biện pháp thi công cụ thể đối với từng hệ thống
A. Biện pháp thi công Hệ thống báo cháy
Các bước cần thực hiện khi thi công Hệ thống báo cháy tự động:
1. Thi công hệ thống ống ghen, máng và thang cáp bảo vệ dây tín hiệu
2. Luồn dây tín hiệu vào ống bảo vệ
3. Lắp đặt nút ấn khẩn cấp, chuông, đèn báo báo động cháy
4. Lắp đặt đế và đầu báo cháy
5. Lắp đặt trung tâm báo cháy
6. Lắp đặt các thiết bị điều khiển hệ thống thiết bị ngoại vi

7. Kiểm tra thông mạch, thử nghiệm, nghiệm thu xây dựng


Bước 1. Thi công hệ thống ống bảo vệ dây tín hiệu, máng và thang cáp bảo vệ.
a.Mô tả cách xác định tuyến đi ống và phương pháp lắp đặt ống ghen bảo vệb. Phương pháp xác
định tuyến đi ống ghen bảo vệ dây tín hiệu
- Dùng dây mực bật tim tuyến đúng với vị trí đã được thiết kế và phê duyệt

- Đánh dấu rõ vị trí tuyến dây tín hiệu, thang và máng cáp để phân biệt với các đường ống và máng,
thang cáp bảo vệ khác. Ống nhựa và máng, thang cáp bảo vệ phải đảm bảo độ cong hợp lý để khi
luồn dây, cáp tín hiệu không bị vướng, đứt
c. Kỹ thuật thi công hệ thống bảo vệ dây
- Dùng bút ký hiệu vạch rãnh cần cắt trên tường, đối với các vị trí trên trần giả thì bắt ống trực tiếp
vào trần. Đối với các vị trí từ hộp nối phải dùng êke và bút lấy dấu.
- Khoan, bắt vít nở và đai kẹp giữ ống với khoảng cách từ 70-80 cm bắt một kẹp giữ ống. Tại các vị
trí khớp nối hoặc hộp nối tăng cường phải bắt các kẹp đỡ ống tại hai đầu của khớp nối hoặc hộp nối.
- Đo và cắt ống hoặc nối ống theo chiều dài cần thiết và lắp đặt ống trên hàng kẹp đỡ đã được cố
định trong rãnh.
- Tại các vị trí phải chôn, chèn hộp nối dây và hộp nối để lắp đặt các thiết bị phải đục tường, kích
thước rộng hơn để đặt chìm đế và hộp nối.
- Đánh dấu tuyến ống để dễ nhận biết và tránh nhầm lẫn với các tuyến ống khác.
- Thi công xong một tuyến ống, tiến hành kiểm tra việc lắp đặt bên ngoài đường ống bằng mắt
thường, luồn dây mồi để kiểm tra thông đường ống đã lắp và dùng nút bịt các đầu ống chống vật lạ
xâm nhập làm tắc ống.
- Trường hợp có nhiều đường ống song song, các ống được đặt cách nhau từ 5-10mm. Lắp đặt các
ống phải đảm bảo mỹ quan .
Bước 2. Luồn dây tín hiệu vào ống bảo vệ:
a. Kiểm tra chủng loại, ký mã hiệu trước khi luồn dây để tránh sai sót phải làm lại.


b. Luồn theo từng khu vực, từng vị trí theo hệ thống ống bảo vệ đã được lắp đặt từ hộp kỹ thuật đến
vị trí các đầu báo, chuông, đèn, nút ấn và mô đun.
c. Dùng dây mồi kéo dây tín hiệu, không kéo quá căng làm đứt dây, để đủ dây chờ cho việc lắp thiết
bị (từ 30 đến 80 cm).
d. Phần dây tín hiệu từ cuối tầng về tủ trung tâm được đặt trong thang cáp và được bó gọn, đánh số
từng đôi một
e. Hộp kỹ thuật được lắp đặt cùng quá trình lắp đặt hệ thống dây tín hiệu.
f. Những điều cần lưu ý khi luồn, kéo đường dây tín hiệu

- Khi luồn, kéo đường dây tín hiệu cần chú ý đến sức kéo căng (độ dãn nở của dây) nhằm đảm bảo
an toàn cho dây. Hầu hết các loại dây tín hiệu được thiết kế mềm dẻo, dễ lắp đặt. Tuy nhiên, không
thể kéo dài đoạn cáp hay uốn cáp theo độ cong tuỳ thích mà phải tuân thủ theo một dải nhất định và
độ cong hợp lý cho phép.
- Trong quá trình luồn kéo dây, ngoài việc đảm bảo sức kéo căng và độ uốn cong hợp lý, phải tránh
dây tiếp xúc với vật dụng có bề mặt sắc, góc cạnh kim loại…làm hỏng dây.

g. Kiểm tra thông mạch dây tín hiệu báo cháy.
- Sau khi kết nối dây tín hiệu, dùng đồng hồ đo các thông số điện thế, cường độ dòng điện, điện trở
của dây, đo từng đôi dây để kiểm tra thông mạch và tính chính xác của từng đôi dây, trường hợp
chưa đúng phải đấu lại.
- Lập bản vẽ hoàn công và nghiệm thu xây dựng.


Bước 3: Lắp đặt nút ấn khẩn cấp, chuông, đèn báo báo động cháy
a. Lắp đặt chuông, đèn, nút ấn báo cháy
- Lắp đặt chuông báo cháy: Khoan lỗ, đóng phần nhựa của vít nở vào vị trí quy định, bắt chặt
chuông trên tường, lắp đặt chuông trên tầm với của người để tránh làm hỏng chuông.
- Lắp đặt nút ấn và đèn báo cháy:
Nút ấn và đèn báo cháy thường được lắp liền nhau trong một tổ hợp, tổ hợp này có thể lắp nổi
hoặc lắp chìm tuỳ thuộc vào thiết kế. Trường hợp lắp chìm phải tạo vị trí chìm trong tường. Quy
trình lắp đặt tương tự như lắp chuông.
b. Kiểm tra tín hiệu.
Sau khi lắp đặt xong, kiểm tra các thiết bị trên đảm bảo hoạt động tốt, đèn báo phải sáng
24/24h để thông báo vị trí nút ấn nhất là về ban đêm.

Quy trình lắp đặt chuông, nút ấn báo cháy


Bước 4: Lắp đặt đế và đầu báo cháy

a.

Lắp đặt đế đầu báo:
- Đế đầu báo được bắt chặt vào trần bê tông, trần thạch cao, vì kèo sắt, hoặc gỗ phụ thuộc vào kết
cấu công trình: Đối với trần bê tông dùng khoan bê tông khoan lỗ và sử dụng vít nở dể bắt chặt đế
đầu báo vào trần. Trường hợp lắp ở trần thạch cao, vì kèo gỗ bắt vít trực tiếp để lắp đế
b. Lắp đặt đầu báo cháy:
- Đối với đầu báo cháy thường: Lựa chiều chân đầu báo vào khớp ở đế và xoay theo chiều kim
đồng hồ
Bước 5: Lắp đặt trung tâm báo cháy
a. Test thử các chức năng của tủ trước khi lắp đặt; kiểm tra bản vẽ thiết kế thi công đối chiếu với vị
trí thực tế hiện trường, nếu có sai khác làm ảnh hưởng đến hệ thống, khó bảo vệ, cản trở đến hệ
thống khác thì phải xin ý kiến của chủ đầu tư trước khi lắp đặt.
b. Khoan lỗ ở vị trí và độ cao đã được quy định theo thiết kế, dùng vít nở để bắt chặt.
c. Kiểm tra các chức năng của tủ sau khi lắp đặt
Kiểm tra trạng thái thường trực của tủ, tiếp nhận tín hiệu báo cháy, báo lỗi, báo hỏng theo từng
địa chỉ, từng vùng bảo vệ, khả năng điều khiển các thiết bị ngoại vi (nếu có), khả năng kết nối với
màn hình, thông tin những sự kiện báo cháy trong ngày, khả năng RESET của tủ. Hiệu chỉnh nếu tủ
bị lỗi


Bước 6:
Lập
trình,
kết nối
với các
hệ
thống:
Hệ
thống báo cháy điều khiển hệ thống chữa cháy, điều hòa không khí, quạt điều áp buồng thang bộ và

quạt hút khói, …
Bước 7: Kiểm tra thông mạch, thử nghiệm, nghiệm thu xây dựng
a. Sử dụng đo điện trở để kiểm tra thông mạch liên động từ đầu báo về trung tâm
b. Tháo đầu báo, nút ấn theo xác suất để kiểm tra khả năng báo lỗi của tủ trung tâm và trên màn
hình để xác định độ chính xác
c. Tiến hành nghiệm thu nội bộ, mời tư vấn giám sát, ban quản lý dự án nghiệm thu lắp đặt toàn bộ
hệ thống báo cháy
B. Lắp đặt hệ thống chữa cháy vách tường



1. Cấu tạo của hệ thống chữa cháy:
Hệ thống chữa cháy được thiết kế cho Công trình bao gồm các thiết bị chính sau:
Hộp chữa cháy vách tường trong nhà:







- Trong hộp chữa cháy vách tường: Hộp chữa cháy vách tường được sử dụng chữa cháy trong tầng
hầm, khu văn phòng, nhà kho hay các khu vực quan trọng khác, các vị trí đặt hộp được tính toán để
đặt hộp 01 cuộn vòi hoặc 2 cuộn vòi vải tráng cao su D50 x 20m phù hợp với nhu cầu chữa cháy, van
và lăng phun nước lưu lượng 2,5l/s.
Trụ chữa cháy ngoài nhà là trụ D100 có hai cửa ra D65 và mỗi vị trí đặt hai cuộn vòi D65 x
20m, lăng phun đảm bảo lưu lượng nước chữac cháy 5l/s.
Bình chữa cháy xách tay:
- Bình chữa cháy xách tay có hai loại: bình chữa cháy bột và bình chữa cháy CO2. Bình chữa cháy
xách tay dùng để chữa cháy các đám cháy nhỏ, mới phát sinh hoặc đám cháy không thể sử dụng nước

để chữa cháy .
Hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy, đường ống chính: D100 và ống chạy vào trụ và hộp
vách tường từ D100, D80,D50...
2.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy:
- Hệ thống chữa cháy vách tường được thiết kế và lắp đặt để có thể dễ dàng sử dụng và vận hành.
Các hộp chữa cháy được lắp đặt hành lang.
- Khi hoạt động hệ thống chữa cháy vách tường, tùy vào vị trí của đám cháy mà người tham gia chữa
cháy có thể dùng hệ thống chữa cháy trong nhà hay chữa cháy ngoài nhà. Khi chữa cháy, triển khai
lăng vòi, mở van chữa cháy và tiến hành chữa cháy.
- Hệ thống chữa cháy được thiết kế cho công trình là hệ thống đường ống kiểu ướt, tức là trong
đường ống luôn luôn có một lượng nước nhất định và áp lực đường ống luôn luôn được duy trì.
- Với các đám cháy nhỏ, các đám cháy mới phát sinh hay các đám cháy tại các vị trí không thể dùng
vòi rồng để chữa cháy thì sử dụng bình chữa cháy sách tay.
Các thiết bị chính của hệ thống chữa cháy:
a. Hộp chữa cháy vách tường trong nhà và ngoài nhà
- Từ đường ống chính D100 nối đến các đường ống nhánh cung cấp nước cho hệ thống họng vách
tường, lưu lượng nước cung cấp cho chữa cháy trong nhà là 2.5l/s Chọn vòi chữa cháy là vòi vải
tráng cao su D50 dài 20m. Lăng chữa cháy lưu lượng không nhỏ hơn 2,5 l/s và khoảng cách phun tia
nước đặc không nhỏ hơn 6m.
Từ đường ống chính D100 cung cấp đến các trụ nước chữa cháy, mỗi trụ nước có hai họng ra
D65 cung cấp chữa cháy bên ngoài và hộp đựng lăng vòi được thiết kế ngay bên cạnh trụ chữa cháy
thuận tiện cho các thao tác. Tại mỗi trụ được lắp đặt 02 cuộn vòi chữa cháy là cuộn vòi vải tráng cao
su D65 dài 20m. Lăng chữa cháy lưu lượng không nhỏ hơn 5 l/s và khoảng cách phun không nhỏ hơn
6m.
b. Máy Bơm chữa cháy
- Máy bơm chữa cháy đóng vai trò chủ đạo và có tính chất quyết định hiệu quả của công việc cứu
chữa một vụ cháy. Ngoài việc cung cấp đầy đủ và liên tục lưu lượng nước chữa cháy theo yêu cầu
máy bơm còn phải có áp lực cần thiết để đưa nước đến được các vị trí xa nhất, cao nhất của công
trình. Để bảo đảm các yêu cầu trên máy bơm cần phải vượt qua (khắc phục) được những lực cản (sự

tổn thất áp lực) diễn ra trên quãng đường truyền nước từ máy bơm đến đám cháy.
Máy bơm dự phòng có công xuất tương đương và có cùng thống số kỹ thuật như trên.





c. Phương pháp lắp đặt
Lắp đặt đường ống nước.
- Trục mạch chính D100 và các đường ống nhánh phải thi công lắp đặt đồng thời với các công trình
ngầm khác của công trình.
Ghép nối
- Trong trạm bơm các mối nối đều phải hàn kết nối thiết bị bằng mặt bích
- Các đường trục chính (trừ các nhánh phân phối đi vào các tầng) các mối nối đều phải ren để bảo
đảm độ kín và duy trì áp lực
- Các trục đường ống còn lại các mối nối quy định sau:


- Đường kính ống lắp đặt tại công trình - Phương pháp bắt mặt bích hoặc hàn điện.
- Đường kính ống D = 50/25 mm
- phương pháp ren
- Các van còn lại các mối nối quy định sau:
- Các van có đường kính D > 65mm
- phương pháp mặt bích, hàn
- D < 65mm
- phương pháp ren
DIỄN GIẢI HỆ THỐNG CHỮA CHÁY
Hệ thống chữa cháy vách tường:
- Hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường được thiết kế độc lập
- Hệ thống ống chữa cháy được chạy xung quanh nhà xưởng với nguồn cung cấp từ nhà bơm chữa

cháy của chủ đầu tư. Trang bị tại vách tường của công trình theo hồ sơ bản vẽ đã được thẩm duyệt.
Hệ thống điều khiển bơm chữa cháy: tủ điều khiển hệ thống, các công tắc điều khiển/.
- Bộ phận cung cấp và dự trữ chất chữa cháy: 1 bể nước – 1 máy bơm động cơ điện (bơm chính); 1
máy bơm động DIESEL (bơm dự phòng)
Máy bơm:
- Hệ thống bơm chữa cháy được thiết kế độc lập với hệ thống cấp nước sinh hoạt.
- Việc cấp điện đến bảng điều khiển máy bơm chữa cháy sẽ được đầu nối trực tiếp từ bên trên tủ điện
phân phối chính với 2 nguồn:
- Từ trạm biến thế
- Từ tổ máy phát điện
Đường ống:
- Ống cấp chính cho hệ thống chữa cháy sẽ bố trí theo kích thước đường ống DN100 từ phòng bơm
đi ra 2 cột nước cấp cho chữa cháy vách tường
- Trong hệ thống chữa cháy hệ thống đường ống dùng để truyền dẫn nước chữa cháy từ bể đến lăng
phun. Hệ thống đường ống đã được tính toán đảm bảo lưu lượng, áp lực, giảm tổn hao trên đường
ống .
- Ống chạy vách tường đi bên ngoài sườn tường, đi nổi cách mặt đường 30-80mm và được gia cố
bằng giá đỡ sơn đỏ.
- Kiểm tra độ kín của đường ống bằng thử áp lực
Họng tiếp nước chữa cháy.
Họng tiếp nước được bố trí bên ngoài tòa nhà và được định vị dùng để bổ sung nước vào hệ
thống chữa cháy từ các xe chữa cháy.
Họng tiếp nước được bố trí như trong bản vẽ thiết kế được xem như là một phần của bản mô tả
này.
Các họng tiếp nước được bố trí sao cho không làm cản trở đến lưu lượng giao thông bình
thường.
Vòi chữa cháy – cấp nước vách tường:
Vòi chữa cháy trong hộp vòi chữa cháy sử dụng loại đặt âm tường được bố trí trong hành lang
của tòa nhà.
Mỗi hộp vòi chữa cháy có 01 cuộn vòi dài 20m và có 01 đầu nối vòi một đầu gắn vào van chữa

cháy và một đầu gắn lăng chữa cháy. Các đầu nối phải phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam.
Vòi chữa cháy là loại đường kính 50mm.
Hệ thống bơm chữa cháy được kích hoạt bởi hoạt động của bất kì họng chữa cháy nào trong
tòa nhà.
Vòi chữa cháy được xem là trợ giúp ban đầu cho nhân viên cũng như chỉ huy lực lượng chữa
cháy tại chỗ sử dụng.
Bình chữa cháy xách tay:
Bình chữa cháy xách tay trang bị cho tòa nhà sẽ được bố trí tại những vị trí xung yếu, cạnh các
hộp chữa cháy ở mỗi tầng.


Những khu vực dễ cháy như phòng máy phát điện chạy Diesel, khu vực kỹ thuật, khu vực bếp,
phòng bố trí tủ điện phải trang bị các bình chữa cháy loại treo tường, những khu vực có diện tích
rộng được trang bị các loại bình lớn hơn.
Bình chữa cháy được xem là trợ giúp ban đầu và do nhân viên cũng như chỉ huy lực lượng
chữa cháy tại chỗ sử dụng.

Bảng điều khiển hệ thống chữa cháy:
- Bảng điều khiển hệ thống chữa cháy có nhiệm vụ nhận tín hiệu đầu vào đó là các tín hiệu đi và đến.
Bảng điều khiển có các bộ phận xử lý để diễn dịch các tín hiệu đầu vào và phản hồi thích ứng, đó là
khởi động các máy bơm và gửi đi các tín hiệu tương ứng.
- Bảng điều khiển được bố trí tại phòng trạm bơm cấp cho hệ thống chữa cháy vách tường.
- Tủ điều khiển được thiết kế mạch điện tử điều khiển để tránh tình trạng mất pha, ngựơc pha.
Hệ thống chữa cháy bằng nước được điều khiển thông qua hệ thống điều khiển các van cấp
nước chữa cháy (bằng tay)..
Tủ điều khiển hệ thống máy bơm chữa cháy điện sẽ hoạt động liên tục để điều khiển sự hoạt
động của các máy bơm cấp nước cho hệ thống chữa cháy.














V./ AN TOÀN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỰ CỐ
Để phòng chống các sự cố cháy nổ cần áp dụng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức huấn
luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế như:
Các máy móc thiết bị được sắp xếp bố trí đảm bảo trật tự, gọn và tạo khoảng cách an toàn cho
Ngừơi khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây tia lửa được bố trí thật an toàn.
Bố trí các bình cứu hỏa cầm tay ở những vị trí thích hợp nhất để tiện sử dụng, các phương tiện
chữa cháy sẽ luôn được kiểm tra thường xuyên và đảm bảo trong tình trạng sẵn sàng.
Cách ly các công đoạn dễ cháy ra khu vực riêng. Các chất dễ cháy như các loại hóa chất,
nhiên liệu sẽ được chứa trong các kho cách ly riêng biệt, tránh xa các nguồn có khả năng phát lửa.
Các trang thiết bị bảo hộ lao động phải luôn kiểm tra định kỳ và được sử dụng khi làm việc để
hạn chế tác hại của hoá chất vào cơ thể con người.
Tuân thủ đúng chế độ kỹ thuật, lắp đặt các bảng chỉ dẫn vận hành và chỉ dẫn an toàn lao động
cho người vận hành.
Tất cả các vấn đề trên sẽ tuân thủ đúng theo các hướng dẫn về PCCC do Bộ Công an ban
hành.
Lối thoát nạn của tòa nhà (từ nơi xa nhất đến cửa thoát nạn) ≤ 25 m.
Hệ thống chống sét phải nối với hai hệ tiếp địa riêng biệt, cây tiếp địa dài ≥ 2.4 m, đầu trên
cây tiếp địa cách mặt đất ≥ 1.2 m được sơn phủ bảo vệ.
…..vv

Ngoài ra Ban chỉ huy công trình sẽ thường xuyên tổ chức tập luyện, nâng cao ý thức phòng
cháy, chống cháy tốt cho toàn thể CBCNV thông qua các lớp tập huấn PCCC.
Tất cả các vấn đề trên sẽ tuân thủ đúng theo các hướng dẫn về PCCC do Bộ Công An ban hành
có hiệu lực.ừNG
5. Đánh giá và kết luận.
5.1. Đánh giá và kết luận đối với nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi
đưa vào sử dụng:
a. Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định (nếu có) với với tài liệu thiết kế được duyệt, các yêu
cầu của các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng.
b. Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận:
- Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo mẫu
quy định.
- Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng kiểm tra sai với thiết kế đã
được duyệt hoặc không đáp ứng yêu cầu của các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và
những yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan. Ban nghiệm thu lập biên
bản (vào sổ nhật ký thi công) về nội dung sau:
+ Ghi rõ tên và số lượng các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu;
+ Thời gian nhà thầu xây lắp phải đưa các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu ra khỏi công
trường.
c. Các đối tượng đưa vào thay thế cho những đối tượng không được nghiệm thu đưa ra khỏi công
trường phải được chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát của chủ đầu tư nghiệm thu lại.
5.2. Đánh giá và kết luận đối với nghiệm thu công việc xây dựng:


a. Đối chiếu các kết quả kiểm tra với tài liệu thiết kế được duyệt, các yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ
thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành
thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng.
b. Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận:
- Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo mẫu
quy định.

- Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu các đối tượng thi công chưa xong, Thi công sai,
hoặc có nhiều chỗ sai với thiết kế đã được duyệt hoặc không đáp ứng yêu cầu của các tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có
liên quan. Ban nghiệm thu lập biên bản (vào sổ nhật ký thi công) về nội dung sau:
+ Những công việc phải làm lại;
+ Những thiết bị phải lắp đặt lại;
+ Những sai sót hoặc hư hỏng cần sửa lại;
+ Thời gian sửa lại, làm lại;
+ Ngày nghiệm thu lại.
c. Sau khi đối tượng đã được chấp nhận nghiệm thu cần tiến hành ngay những công việc xây
dựng tiếp theo. Nếu dừng lại, thì tuỳ theo tính chất công việc và thời gian dừng lại chủ đầu tư hoặc
đơn vị giám sát thi công của chủ đầu tư có thể xem xét và quyết định việc nghiệm thu lại đối tượng
đó.
5.3. Đánh giá và kết luận đối với nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công
xây dựng:
a. Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu của các tiêu
chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn, hoặc các tiêu chuẩn kỹ thuật
vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng.
b. Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận:
- Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo mẫu
quy định.
- Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu các đối tượng chưa thi công xong, thi công sai,
hoặc có nhiều chỗ sai với thiết kế được duyệt hoặc không đáp ứng những yêu cầu của tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có
liên quan. Ban nghiệm thu lập biên bản (vào sổ nhật ký thi công) về nội dung sau:
+ Những công việc phải làm lại;
+ Những thiết bị phải lắp đặt lại;
+ Những thiết bị phải thử lại;
+ Những sai sót hoặc hư hỏng cần sửa lại;
+ Thời gian làm lại, thử lại, sửa lại;

+ Ngày nghiệm thu lại.


5.4. đánh giá và kết luận đối với nghiêm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công
trình xây dựng để đưa vào sử dụng:
a. Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu của các tiêu
chuẩn chuyên môn kỹ thuật khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kỹ thuật
vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng.
b. Trên cơ sở đánh giá chất lượng Chủ đầu tư đưa ra kết luận:
- Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo mẫu
quy định.
- Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu hạng mục, công trình khi phát hiện thấy các tồn
tại về chất lượng trong thi công xây lắp làm ảnh hưởng đến độ bền vững, độ an toàn và mỹ quan của
công trình hoặc gây trở ngại cho hoạt động bình thường của thiết bị khi sản xuất.
Bảng kê các tồn tại chất lượng để các bên có liên quan xác nhận. Phí tổn để sửa chữa, khắc phục do
bên gây ra phải chịu.
Trong trường hợp cần thiết, chủ đầu tư có quyền thuê tư vấn độc lập phúc tra và kiểm tra công tác
sửa chữa các tồn tại về chất lượng;
Sau khi các tồn tại về chất lượng đã được sửa chữa và khắc phục xong. Tư vấn phúc tralập biên bản
nghiệm thu theo quy định và báo cáo chủ đầu tư để nghiệm thu lại.
c) Sau khi nghiệm thu, Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ tới cấp có thẩm quyền để xin phép
được bàn giao đưa hạng mục, công trình xây dựng vào sử dụng. Thời hạn xem xét và chấp thuận
không quá 10 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hoàn thành hạng mục, công trình theo quy
định.
d) Sau khi có quyết định chấp nhận nghiệm thu để bàn giao đưa hạng mục, công trình xây dựng
xong vào sử dụng của cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư phải tiến hành ngay công tác bàn giao cho chủ
sở hữu, chủ sử dụng hạng mục, công trình theo quy định.
e) Tất cả các hồ sơ, tài liệu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng phải
được nhà thầu xây dựng lập, đóng quyển thành 06 bộ. Trong đó 02 bộ do chủ đầu tư, 01 bộ đo cơ
quan quản lý sử dụng công trình, 02 bộ do nhà thầu xây lắp chính và 01 bộ do cơ quan lưu trữ nhà

nước bảo quản.
5.5. Bàn giao hệ thống PCCC.
Hệ thống PCCC sau khi đã được nghiệm thu thì được tiến hành bàn giao cho Chủ đầu tư để
đưa vào sử dụng và bảo quản. Trước khi bàn giao Nhà thầu sẽ xây dựng tài liệu huấn luyện, kế
hoạch huấn luyện chuyển giao công nghệ trình chủ đầu tư phê duyệt và tổ chức hướng dẫn sử dụng
toàn bộ hệ thống cho chủ đầu tư theo nội dung được quy định trong hợp đồng. Sau khi hướng dẫn
Chủ đầu tư tiếp nhận và sử dụng thành thạo các hệ thống sẽ lập biên bản hoàn thành việc hướng dẫn
sử dụng. Tiếp sau là Nhà thầu và Chủ đầu tư ký biên bản bàn giao.
ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU




×