Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.53 MB, 48 trang )

VNUQ

'S. NGUYỄN MINH TUẤN

Á o

rủ SÁCH KHOAHOC
MS:281-KHXH-2016

R

N

CEG
H à NOI

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QU Ố C GIA HÀ NỘI

H


GIÁO TRÌNH
LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THE GIỚI


TS. NGUYỄN M IN H TUẤN

GIÁO

TRÌNH


LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC
VÀ PHÁP LUẬT THÊ GIỚI

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


MỤC LỤC

M

Lời nói đầu.......................................................

Phán mở đầu

NHẬP MÔN LỊCH sử NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI
Chương I. KHÁI LUẬN VÈ MÔN HỌC, KHOA HỌC LỊCH

sử NHÀ N ư ớ c

VÀ PHÁP LUẬT THÉ GIỚI
I. Đ ối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứ u .... .....................................................15
II. Phương pháp nghiên cứu và học tậ p .....................................................................20
III. Ý nghĩa của môn học................................................................................................. 32

Chương II. TIÉN TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỀN NHÀ Nước
VÀ PHÁP LUẬT TRÊN THÉ GIỚI
I. Đ ặc

trưng của quyền lực trong xã hội nguyên th ủ y ......................................... 36


II. Tiến trình hình thành và phát triển của nhà n ư ớ c ............................................... 38
III. Tiến trình hình thành và phát triển của pháp lu ậ t................................................ 43

Phần I
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI

cổ ĐẠI

Chương I. NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT
MỘT SỐ NƯỚC PHƯƠNG ĐÒNG THỜI c ồ ĐẠI
I. Ai C ậ p ............................................................................................................................ 55
II. Lưỡng H à ..................................................................................................................... 63
III. Án Đ ạ ............................................................................................................................ 76
IV. Trung Q uốc................................................................................................................. 81


ó

GIAO TRINH LỊCH sử NHÀ Nước VA PHAP LUẬT THẺ GIỚI

Chương II. NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẠT MỌT s ố N ư ớ c PHƯƠNG TÂY
THỜI CỐ ĐẠI
I. Hy L ạ p ............................................................................................................................. 88
II. La M ã.......................................................................................................................... 109
Câu hỏi ôn tậ p ............................................................................................................. 122

_____________________________________

Phán II_____________________________________


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI TRƯNG ĐẠI
Chương I. NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT ở TÂY Âu THỜI TRUNG ĐẠI
!.

Sự thiết iập nhà nước ở Tây Âu thời trung đ ạ i................................................. 126

lí. Trạng thái phân quyền cát c ứ ............................................................................... 129
III. Chính quyền tự trị thành thị vả cơ quan đại diện đẳng cấp............................133
tv. Thòi kỳ suy vong của nhà nu’ó'c Tây Àu thời trung đ ạ i.................................. 141
V. Pháp luật Tây Âu thời trung đ ạ i........................................................................... 143

Chương II. NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC THỜI TRUN G ĐẠI
I. Sự hình thành và phát triển nhà nước Trung Quốc thời trung đ ạ i................ 149
II. Pháp luật Trung Quốc thời trung đ ạ i................................................................... 162
Cảu hỏi òn tậ p ..............................................................................................................172

_____________________________________ Phán

III_____________________________________

NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI CẬN VÀ HIỆN ĐẠI
Chương I. NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẠT MỌT s ố N ư ớ c Âu MỸ
VÀ NHẠT BẢN THỜI CẠN ĐẠ!
I.

Nhà nước Anh thời cận đ ạ i....................................................................................175

II. Nhà nước Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thời cận đ ạ i...............................................191
III. Nhà nước Pháp thời cận đ ạ i................................................................................. 207
ỈV. Nhà nước Nhật Bản thời cận đại.......................................................................... 218

V. Pháp luật một số nước Âu Mỹ và Nhật Bản thòi cận đ ạ i................................ 225

Chương II. NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẠT CÙA MỘT s ố N ư ớ c Àu MỸ
VÀ NHẬT BẢN THỜI HiẸN ĐẠI
I. Đặc điểm và nhũ’ng thay đồi cơ bản của một số nhà nưó’c Âu Mỹ
và Nhật Bản thời kỳ chủ nghĩa tư bản hiện đ ạ i................................................. 253


Mục lục

II. Những thay đổi cơ bản của pháp luật ở một số nước Âu Mỹ
và Nhật Bản thời hiện đ ạ i.........................................................................................269
ill. Lịch sừ lập hiến và sự ra đời nhà nước Cộng hòa Liên bang Đ ứ c.........................283
Câu hỏi ôn tậ p ............................................................................................................... 297

_____________________________________ Phán

IV _____________________________________

NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CÔNG XÃ PARIS, LIÊN x ô
VÀ CÁC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN
Chương I. CỒNG XÃ PARIS NĂM 1871
Nguyên nhân bùng nổ cuộc Cách mạng vô sản và sự thiết lập
Còng xã Pahs.... ........................................................................................................ 300
I. Pháp luật cùa Còng xã P a ris............................................................................... 302
I II. Nguyên nhân thất bại và bài học lịch sử của Nhà nước Công xã P aris......303

Chương II. NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT XÂ HỘI CHỦ NGHĨA LIÊN x ô
(1917-1991)
I . Cách mạng xã hội chù nghĩa tháng Mười và sự thành lập Nhà nước Xô viết. .305

II. Nhà nước XÔ viết N g a ...................... ................................................................... 308
! II. Nhà nước và pháp luật Liên minh xã hội chủ nghĩa Xô viết (1922-1991)... 309

Chương III. NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT CÁC N ư ớ c CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN
I . Các nhà nước ờ Đông  u ...................................... ...... .........................................316
II. Các nhà nước ờ châu Á ......................................................................................... 322
III. Đặc điểm cơ bản của pháp luật dân chù nhân d â n ...........................................333

____________________________________

Phán V_____________________________________

MỘT SỐ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG
VÀ PHÁT TRIỂN TIÊU BIỂU CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
TRONG THẾ KỶ XXI
Chương I. NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT TRONG THÉ KỶ XXI
I - Một Số đánh giá, dự báo về xu hướng vận động, phát triển
cùa nhà nước và pháp luật trong thế kỷ X X I..................................................... 336
lil. Sự thay đổi của hình thức nhà nước và xu hướng vận động
của nhả nước đương đ ạ i...................................................................................... 340
lill. Nhà nước pháp quyền và xu thế vận động của pháp luật hiện đ ạ i.................355


8

GIÁO TRÌNH LỊCH sử NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

Chương II. x u HƯỚNG VÈ CÓNG BÀNG XÃ HỘI VÀ DÂN CHỦ
I. Công bằng, Công bằng xã h ộ i..............................................................................365

II. Dân c h ủ .....................................................................................................................368

Câu hòi ôn tập................................................................ .............................. 374

Phụ lục
Phụ lục 1: Tổng quan về một số cách phân chia niên đại lịch sử thế g iớ i.......375
Phụ lục 2: Bộ luật Urnam m u......................................................................................378
Phụ lục 3: Bộ luật H am m urabi.................................................................... ............. 381
Phụ lục 4: Luật 12 bảng..............................................................................................398
Phụ lục 5: Tuyên ngôn về quyền cùa Bang Virginia năm 1776.......................... 403
Phụ lục 6: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp...................... .

410

Phụ lục 7: Các quyền cơ bản trong Luật Cơ bản Cộng hòa Đ ứ c.......................413
Phụ lục 8: Những mốc thời gian quan trọng trong lịch sừ
pháp luật phương T â y ............................................................................... 424
Phụ lục 9: Một số nhân vật có ảnh hưởng lớn đến pháp luật thế g iớ i.................426

Tài liêu tham khảo............................ ...............................................................436


LỜI NÓI ĐẨU

Lịch sử là những gì đă diễn ra, nhưng lịch sử đem lại kết quả cho
hiện tại. Những thành tựu tiến bộ mà chúng ta có được ngày hôm nay
về luật pháp, không phải tự nhiên mà có, đó là một quá trình phát triển
rất dài của lịch sử. Muốn đưa ra được giải pháp thuyết phục cho những
vấn đề thực tiễn phát sinh trong đời sống xã hội cũng như trong lĩnh
vực pháp lý, người ta cũng tìm về với lịch sử, tìm trong đó những kinh

nghiệm, những bài học nào có thể có ý nghĩa với hiện tại, kế cả những
thành công và thất bại. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay,
việc tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt được quy luật và vận dụng những
tri thức về lịch sử nhà nước và pháp luật phục vụ cho hiện tại và kiến
tạo tương lai đang là một nhu cầu thiết yếu, có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Lịch sử nhà nước và pháp luật nói chung và Lịch sử nhà nước và
pháp luật thế giới nói riêng là môn học cung cấp cho người học một
cách nhìn tống quan về quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển cũng như
xu hướng vận động của hai hiện tượng này từ quá khứ đến hiện tại, theo
trục thời gian từ tliời cổ đại, thời trung đại đến thời cận, hiện đại.
Không thể trở thành một luật gia giỏi, nếu như không có những
hiểu biét về lịch sử nhà nước và pháp luật. Vì vậy, đây là một môn
học rất lý thú với hầu hết các sinh viên, vì ngoài cung cấp một lượng
kiến thức sâu và rộng, môn học này còn hướng người đọc lý giải được
những vấn đề đang diễn ra trong đời sống nhà nước và pháp luật hiện
đại, trong sự liên hệ không tách rời với những di tồn trong dòng chảy
chung của lịch sừ nhân loại. Đây là môn học có chức năng khai sáng
các tri thức về nhà nước và pháp luật, chức năng tăng cưÒTig khả năng


10

GIÁO TRINH LỊCH sử NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

tir duy, khả năng lập luận cúa người học và chức năng định hướng cho
nmroi học trước khi tìm hiểu về các khoa học pháp lý chuyên ngành.
Trên cơ sở kế thừa các giáo trinh đã xuất bản, đặc biệt là Giáo trình
!.ich sư nhà nước và pháp luật thế giới của Khoa Luật, Đại học Quốc
iia Hà Nội năm 1997 và Giáo trình Lịch .sử nhà nước và pháp luật thế
của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2007 và năm 2013, Giáo

trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới năm 2014 do NXB Chính
trị Quốc gia ấn hành, Giáo trình này đã tiếp tục cập nhật, bô sung kịp
thời nhiều vấn đề mới theo từng nội dung cụ thể.
Các vấn đề được trình bày trong Giáo trình này được nêu ngắn gọn,
dung lượng vừa phải, đi vào bản chất vấn đề, để trên cơ sở đó người học
khi có cơ hội sẽ tiếp tỊic tìm tòi và nghiên cứu mở rộng.
Giáo trình được phân chia theo cách phân kỳ lịch sử truyền thống
là thời cổ đại, thời trung đại và thời cận, hiện đại. Nội dung của hầu
hết các chương đã được sửa đổi, cập nhật những nội dung mới một
cách đầy đủ và toàn diện, ví dụ như: phân tích và bình luận về Bộ luật
Urnammu ở Lưỡng Hà cổ đại, pháp luật ở Hy Lạp cổ đại, Lịch sử lập
hiến và sự ra đời Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức, Nhà nước Nga
và Đông Âu từ năm 1991 đến nay, Nhà nước và pháp luật cùa Trung
Quốc V.V.. Đặc biệt tác giả cũng bổ sung hai phần: đánh giá xu hướng
vận động và phát triển của nhà nước và pháp luật Irong thế kỷ XXI, và
phụ lục bao gồm các bản dịch từ tiếng nước ngoài là Bộ luật Umammu;
Bộ luật Hammurabi; Luật 12 bảng; Tuyên ngôn về quyền của Bang
Virginia; Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp; Các quyền
cơ bản trong Luật Cơ bản Đức; Các mốc thời gian quan trọng trong lịch
sừ pháp luật châu Âu; Một sổ nhân vật có ảnh hưởng lớn đến lịch sử
pháp luật thế giới.
Từng nội dung trong giáo trình được viết theo hướng phản ánh
trung thực lịch sử, bám sát các qui phạm pháp luật và bối cảnh lịcli sử
CỊI thể để luận giải nội dung và ý nghĩa. Tác giả cũng đã sử dụng nhiều
tài liệu, trong đó có cả những tài liệu trong nước và tài liệu nước ngoài
để phản ánh một cách khách quan, tmng thực từng nội dung cụ thể cúa
môn học.


Lời nói đ ầ u




Vê cơ cấu, Giáo trinh này chi tập trung giới thiệu về lịch sử nhà
nước và pháp luật của những khu vực đicn hình trôn thế giới theo từng
thời kỳ. Nhũng vấn đề vồ nhà nước và pháp luật của các nước Đông Àu,
Bắc Àu, châu Phi, ASEAN và những khu vực khác sẽ được bổ sung, mở
rộntỉ khi có điêu kiện.
Troim đời, ta nhin sự vật, hiện tượng có khi thấy, có khi không,
tùy ở người nhìn, ớ điềm nhìn, ở góc nhìn và ở hệ quy chiếu khác nhau.
Trong phạm vi một cuốn giáo trình, không phải tất cả các vấn đề về nhà
nước và pháp luật trong lịch sừ thế giới đã đều được đề cập và phân tích
đầy đủ. Nội dung môn học này bao quát nhiều vấn đề tương đối rộng
nên cuốn giáo trình này chắc chắn vần còn những hạn chế và thiếu sót.
Tác giả moníỉ nhận đirợc nhửn^ đÓDíỉ góp chân thành từ phía bạn đọc
đc lần tái bản sau được hoàn thiện hơn.
Hy vọng cuốn Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới
sẽ trở thành một tài liệu hữu ích, đáp ứng được một phần nhu cầu giảng
dạy và học tập môn Lịch sứ nhà nước và pháp luật thế giới của giáo
viôn và sinh viên, học viên cao học ngành Luật học và các ngành khoa
học xă hội vả nhân văn, cũng như những ai quan tâm, muốn tìm hiểu
một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về lịch sử nhà nước và pháp
luật thế giới.

Tác giả


Phần mở đầu

NHẬP MÔN LỊCH sử NHÀ Nước

VÀ PHÁP LUÃT THỂ GIỚI


CHƯƠNG

I

kh Ai luận vể môn học, khoa học lịch sử nhà nước
v A phApluâtthếgiới

I. ĐỐI TƯ Ợ N G NGHIÊN

cứu,

PHẠM VI NGHIÊN

cứu

Từ “lịch sử” mà chúng ta dùng ngày nay có ít nhất hai nghĩa: Nghĩa
thứ nhất là các sự kiện thực tế đã hoàn thành. Phạm vi cúa lịch sừ theo
nghĩa này rất rộng. Nghĩa tliứ hai được hiểu là các sự kiện quan tr ng
hoặc khía cạnh trong câu chuyện kế của con người mà các nhà sử học
lựa chọn và giới thiệu. Tuy nhiên, nhừng gi đã xảy ra và những gì được
giới thiệu, giảng dạy là hai vấn đề khác nhau. Các nhà sừ học vẽ lên một
“bức tranh của quá khử”. Bức tranh ấy có thể khai sáng trí tuệ độc giả
nhưng cũng có thổ lừa dối họ.' Tương tự, luật pháp do con người làm ra,
có thổ công bàng hoặc bất công, từ cồ chí kim đều vậy.
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tirợng quan trọng nhất của kiến
trúc thượng tầng, do vậy từ lâu hai hiện tượng này đã trở thàiih đối
tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, với cách tiếp cận khác

nhau, mục đích tiếp cận khác nhau.
Cần phân biệt giữa môn học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới
với khoa học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới.

' John Sasson, Ancient laws and modern problems - The balance betweenịustice and
a legal system, Bristol, 2004, p. 13.




Phán mở đẳu: NHẬP MÔN LỊCH sử NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT THỂ GIỚI

Phạm vi môn học lịch sử nhà nước và pháp luật thể giới hẹp hơn
so với phạm vi của khoa học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới.
Nội dung môn học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới chỉ giới thiệu
những nội dung cơ bản nhất về lịch sử hình thành và phát triến của nhà
nước và pháp luật qua các giai đoạn cụ thề và ở những khu vực điển
hình trên thế giới, ở một sổ nước tiêu biểu..
Phạm vi của khoa học lịch sứ nhà nước và pháp luật rộng hơn, có
thể bao gồm việc nghiên cứu nhiều vấn đề khác. Ví dụ, trong phạm
vi thời lượng và có chú ý đến tính vừa sức của người học, môn học
lịch sử nhà nước và pháp luật trong phần nhà nước và pháp luật chiếm
hữu nô lệ thời kỳ cổ đại chỉ nghiên cứu hai khu vực điển hình là ở
phương Đông và phương Tây. ở phương Đông cũng chỉ nghiên cứu
bốn trung tâm văn minh ra đời sớm nhất là Ai Cập, Lưỗng Hà, Ấn Độ,
Trung Quốc, ở phương Tây chỉ nghiên cứu về Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Nhưng đối với khoa học nhà nước và pháp luật thì không dừng lại ở đó,
phạm vi của nó có thể rộng hơn ở các khu vực khác nhau, ở nhiều nhà
nước khác nhau trên thế giới.
v ề mặt nội dung, môn học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

giới thiệu về quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước và
pháp ìuật trong từng thời kỳ lịch sử một cách khách quan, diễn ra tại
các khu vực điển hình trên thể giới.
Lịch sử nhà nước và pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều
môn học, khoa học khác. Chẳng hạn trong mối liên hộ với Lý lluận
chung về nhà nước và pháp luật thi điểm chung của hai môn này là đều
có đối tượng nghiên cứu là hai hiện tượng nhà nước và pháp luật, nhưng
giữa chúng cũng có những điểm riêng. Lý luận chung nhà nước và pháp
luật cung cấp một hệ thống các khái niệm, các phạm trù cơ bàn và tìm
ra quy luật vận động, phát triển của nhà nước và pháp luật. Trong khi đó
lịch sừ nhà nước và pháp luật lại xác định các quy luật mang tính lịch
sử, căn cứ vào thực tế iịch sử giúp khoa học !ý luận chung nhà nirớ'c và
pháp luật xây dựng các quy luật, các khái niệm chung.
Giữa lịch sử nhà nước và pháp luật với lý luận chung nhà nưỏfc và
pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Trong hệ thống


Chương I: Khái luận vé môn học, khoa học lịch sử nhà nước...

17

khoa học pháp lý, lý luận chung nhà nước và pháp luật giữ vai trò là
môn khoa học pháp lý cơ sở có tính chất phương pháp luận để nhận
thức đúng đắn các vấn đề có tính bản chất, các quy luật của nhà nước
và pháp luật. Tuy nhiên, những khái niệm, những phạm trù của lý luận
chung không phải xuất phát từ hư vô, mà phải kế thừa những thành quả
nghiên CÚTJ của lịch sử nhà nước và pháp luật. Nhờ có lịch sử nhà nước
và pháp luật, các khái niệm, phạm trù về nhà nước và pháp luật được
làm sáng tỏ, có cơ sở thực tiễn từ lịch sử, do vậy mới đảm bảo được tính
đúng đắn, thuyết phục. Đồng thời, khi nghiên cứu lịch sử nhà nước và

pháp luật cũng không thể tách rời những vấn đề có tính phương pháp
luận của lý luận chung nhà nước và pháp luật. Rất nhiều những khái
niệm, phạm trù của lý luận chung nhà nước và pháp luật như kiểu nhà
nước, bản chất nhà nước, chức năng nhà nước, bộ máy nhà nước, hình
thức nhà nước; kiểu pháp luật, bản chất pháp luật, nguồn của pháp luật,
thuộc tính của pháp luật, quan hệ pháp luật, quy phạm pháp luật, vi
phạm pháp luật, ý thức pháp luật... đều phải dựa trên những thành quả
nghiên cứu của lý luận chung nhà nước và pháp. luật.
Lịch sử nhà nước và pháp luật gồm có lịch sử nhà nước và pháp
luật Việt Nam và lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới. Hai khoa học
này cùng nghiên cứu về lịch sừ nhà nước và pháp luật nhưng cũng khác
nhau về không gian và phạm vi nghiên cứu. Khác với lịch sử nhà nước
và pháp luật Việt Nam, lịch sừ nhà nước và pháp luật thế giới nghiên
cứu những nét chung nhất lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của
nhà nước và pháp luật ờ những khu vực lớn, điển hình trên thế giới.
Lịch sử quyền con người và lịch sử nhà nước và pháp luật là hai
môn học/khoa học khác nhau, có đối tượng nghiên cứu riêng, nhưng
có mối liên hệ mật thiết với nhau. Phạm vi nghiên cứu của Lịch sử nhà
nước và pháp luật rộng hơn Lịch sử quyền con người. Lịch sừ quyền
con người chỉ nghiên cứu về lịch sử tư tưởng, các thế hệ quyền con
người. Các nội dung thuộc môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật bao
quát một vấn đề rộng, trong đó từng giai đoạn lịch sử khác nhau trong
tiến trình phát triển của pháp luật đều “động chạm” đén vấn đề con
người, quyền con người. Chẳng hạn: khi nghiên cứu về các bộ luật cổ,
ví dụ Bộ luật Hammurabi, ta cũng


18

Phân mở đầu: NHẬP MÔN LỊCH SỪ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI


thời đó ra sao, quyền lợi con người có được quan tâm không, phụ nữ
được đối xử ra sao, quyền lợi của các nhóm yếu thế khác có được bảo vệ
không, trách nhiệm của thẩm phán khi xừ sai phải từ chức ra sao. Tưong
tự như vậy, muốn hiểu đầy đủ giá trị của Bộ Quốc triều Hình luật hay
Quốc triều khám tụng điều lệ, ngoài việc phải đặt đúng trong bối cảnh,
không gian xã hội thời đó, còn phải luận giải xem thời đó người ta bảo
vệ quyền lợi của các nhóm yếu thế trong xã hội ra sao và đặc biệt là vấn
đề trách nhiệm của quan lại thời đó như thế nào để đảm bảo cho những
quyền lợi của những nhóm đối tượng này. về nội dung, môn học Lịch
sử nhà nước và pháp luật đã có sứ mệnh rất tự nhiên phải làm sáng tỏ
vẩn đề “quyền con người”. Sẽ không thể hiểu được nội dung, ý nghĩa,
giá trị pháp luật của mỗi một giai đoạn lịch sử nếu như không xem xét
con người được nhìn nhận ra sao ở thời kỳ đó.
Khoa học lịch sử nói chung và khoa học lịch sử nhà nước và pháp
luật nói riêng được gọi là khoa học có tính chất quan định luận (chỉ
nghiên cứu về quá khứ), bởi lẽ lịch sử hiểu theo nghĩa rộng nhất là tất
cả những gì đã diễn ra.
Nhiệm VỊ! của khoa học lịch sử nhà nước và pháp luật là làm sáng
tò quá trình phát sinh, phát triển của nhà nước và pháp luật theo quan
điểm và phương pháp lịch sử, bám sát tìrng thời gian, sự kiện lịch sử để
luận giải. Đặc biệt là chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt của nhà
nước ở các khu vực lófn, điển hình trên thế giới, làm sáng tỏ nội dung
và giá trị pháp lý của pháp luật ở giai đoạn khác nhau, đồng thời chỉ ra
được quy luật phát triển của hai hiện tượng nhà nước và pháp luật. Trên
cơ sở những vấn đề nêu trên, nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật
cũng góp phần quan trọng cho việc hoạch định đường lối, chính sách,
tim trong đó những giá trị, bài học kinh pghiệm cho hiện tại.
Trên thế giới hiện nay, trong chương trình đào tạo cử nhân luật học,
môn học Lịch sử pháp luật (history o f lơw) được chú trọng. Môn học/

khoa học này nằm trong hệ thống các khoa học pháp lý cơ bản. Quan
niệm về các khoa học pháp lý cơ bản (basic legal sciences) hiện nay
ở các quốc gia cũng khá đa dạng, nhưng nhìn chung có sự tương đối
thống nhất trong việc phàn chia thành các bộ phận như sau: Bộ phận


Chương I: Khái iuận vé môn học, khoa học lịch sử nhà nước...

19

cấn thành thử nhất: Triết học pháp luật (philosophy o f law). Trong Triết
học pháp luật lại bao gồm 3 bộ phận cấu thành: Đạo đức học pháp luật,
Các lý thuyết pháp luật, Tư duy pháp lý; Bộ phận cấu thành thứ hai: Xã
hội học pháp luật (sociology o f ìaw)\ Bộ phận cẩu thành thứ ba: Lịch
sử pháp luật (history o f law); Bộ phận cấu thành thứ tư: Các khoa học
pháp lý cơ bản bỗ trợ (other basic legal sciences) bao gồm các môn học/
khoa học như: Luật học so sánh; Lịch sử Luật La Mã; Lý luận nhà nước,
Lịch sử nhà nước....
Khác với cách tiếp cận truyền thống của Việt Nam, thường nghiên
cứu đồng thời lịch sử của cả hai hiện tượng “nhà nước và pháp luật“, vì
vậy tên gọi truyền thống thường là “lịch sử nhà nước và pháp luật“, ở
nhiều nước tên gọi của môn học thường được đặt là “lịch sử pháp luật“
(legal history). Nội dung của môn học cũng tập trung giới thiệu về lịch
sử phát triển của pháp luật qua các thời kỳ lịch sử, giúp người học thấy
rõ được tiến trình phát triển của pháp luật trong lịch sử.
Lịch sử pháp luật nằm trong hệ thống các môn khoa học pháp lý cơ
bản, cùng với Triết học pháp quyền, xã hội học pháp luật. Môn học này
có mối liên hệ gần gũi với những môn học khác như Đạo đức học pháp
luật và Tư duy pháp lý.
Khoa học lịch sử pháp luật trên thế giới ngày nay cũng phát triển

theo nhiều hướng khác nhau, theo cả chiều rộng và chiều sâu. Ngoài
những hướng truyền thống, nhiều nước trên thế giới đã thành lập các
trung tâm nghiên cứu lịch sử pháp luật theo hướng nghiên cứu lịch sử
pháp luật khu virc, ví dụ lịch sử pháp luật châu Âu, lịch sử pháp luật các
nước Tây Âu, Bắc Âu, lịch sử pháp luật châu Á, lịch sử pháp luật của
các nước ASEAN. Bên cạnh đó, nhiều trung tâm nghiên cứu mang tính
ứng dụng cũng được thành lập. Những trung tâm này tập trung nghiên
cứu, đánh giá, góp ý, phản biện các chính sách, pháp luật của nhà nước
sở tại trên cơ sở tìm hiểu những bài học kinh nghiệm trong lịch sử pháp
luật của nước sở tại và nhiều nước trên thế giới, từ đó đưa ra những gi ái
pháp cho các vấn đề của đời sống, xã hội.


20

Phán mở đâu: NHẬP MÔN LỊCH

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

cứu

sử NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT THẾ Glơl

VÀ HỌC TẬP

Theo tiếng gốc Hy Lạp, phương pháp là kết hợp của hai chữ
“mesta” có nghĩa là đến và “hodós” có nghĩa là con đimng. Phương
pháp là con đtrờng để đen một cải đích nào đó.
1. Phương pháp luận, phương pháp luận nghiên cứu lịch sử
pháp luật truyền thống và phi truyền thống


Phương pháp luận của bất kỳ khoa học nào cũng là lập tnròngxuất
phát điêm đê tiếp cậu vấn đề cần nọhiên cứu. Hay nói cách khác, đó là
nguyên tắc xuất phát điếm cho phép quan sát vờ nhận thức hiện tượng,
khám phá ra tri thức trong những lĩnh vực nhất định. Phương pháp luận
trả lời cho câu hỏi: Ta đang đứng ở đâu đô giải qnyêt vân đê?


Chương I: Khái luận vẽ môn học, khoa học lịch sử nhà nước...

21

Trong khoa học pháp lý, phương pháp luận là “các nguyên tắc cơ
bản - tức là các quan điêm cơ hàn, định hướng, là hệ thông các cách
thức, phirơng pháp, phương tiện để nhận thức các hiện tượng khách
quan, là phương pháp tiếp cận các vấn đề cần nghiên cím."^
Thực chất, nghiên cứu khoạ học pháp lý nói chung và nghiên cứu
lịch sử pháp luật nói riêng phải dựa trên thành quả nghiên cứu của
những người đi trước. Đó là cách thức tiếp cận vấn đề nghiên cứu một
cách toàn diện, bằng tất cả các lý thuyết, các luận điểm, thể hiện sự nhận
biết vấn đề cần nghiên cứu.^
Người ta có thể phân biệt phương pháp luận thành phương pháp
luận chung (triết học) và phương pháp luận chuyên ngành khoa học.^
Điểm riêng của phương pháp luận nghiên cứu luật học là phải tiếp cận
dựa trên các loại nguồn pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật và qua
việc xét xử các vụ việc của thẩm phán. Mồi một môn trong khoa học
pháp lý có phương pháp luận riêng. Đối với môn học Lịch sử nhà nước
và pháp luật cũng vậy. Có thể tạm phân chia phương pháp luận nghiên
cứu lịch sừ nhà nước và pháp luật thành hai dạng: phưoTig pháp luận
nghiên cứu lịch sử pháp luật truyền thống và phương pháp luận nghiên

cứu lịch sử pháp luật phi truyền thống.
Phương pháp luận nghiên cứu lịch sử pháp luật truyền thống là
phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý ở nghĩa hẹp, không có sự
tương tác với các ngành khoa học xã hội khác. Lý thuyết của phương
pháp luận luật học truyền thống là sự kết hợp lý thuyết pháp luật (legal
theory) và luật học (jurisprudence), với rất nhiều trường phái, quan
niệm, cách giải thích “luật“ khác nhau.

' Hoàng Thị Kim Quế, Chọn chủ đề, xây dựng để cương nghiên cứu khoa học, in trong
sách: Vũ Công Giao - Nguyễn Hoàng Anh (Chủ biên), Phương pháp nghiên cứu viết
luận văn, luận àn ngành luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015, tr. 33.
2 Nguyễn Đăng Dung, Phương pháp luận nghiên cứu luật học, in trong sách: VQ Công
Giao - Nguyễn Hoàng Anh (Chủ biên), Sđd, tr. 28.
^ Đào Trí Úc, Phương pháp luận và phương pháp nghién cứu trong khoa học xã hội:
khái niệm, nội dung, kinh nghiệm áp dụng, in trong sách: Vũ Công Giao - Nguyễn
Hoàng Anh (Chủ biên), Sđd, tr. 10.


22

Phán mở đầu: NHẬP MÔN LỊCH SỪ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

Phương pháp luận nghiên cứu lịch sử pháp luật phi truyền thống
có đặc trưng là áp dụng các phương pháp nghiên cứu, thành quả nghiên
cứu của các r.gành khoa học xã hội khác vào nghiên cứu lịch sử pháp
luật. Hay nói cách khác, đây ỉà sự kết hợp liỏn ngành nghiên cứu luật
học, lịch sử, chính trị học, nhân học, triết h ọ c ... Việc tiếp cận liên ngành
về lịch sử pháp luật cho phép nhìn nhận vấn đề pháp luật trong lịch sử
được đầy đủ, toàn diện, sâu sắc hơn.'
Việc nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật hiện nay cần phải

két hợp cả phương pháp luận nghiên cứu lịch sừ pháp luật truyền thống
và phi truyền thống, vừa cần phải bám sát các lý thuyết pháp luật truyền
thống, vừa có sự tiếp thu, ké thừa các thành quả nghiên cứu của các
khoa học khác như lịch sử, chính trị học, nhân học, triết học...có liên
quan đến nội dung nghiên cứu. Hay nói cách khác, mặc dù với tên gọi
gắn với hai chữ “lịch sử”, nhưng môn học này sẽ không tiếp cận dưới
góc độ phương pháp luận truyền thống của sử học mà vẫn tiếp cận vấn
đề dưới góc độ luật học truyền thống, có tham chiếu và kế thừa những
thành quả nghiên cứu của khoa học lịch sử và các khoa học xã hội nhân
văn khác.
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay, cách hiểu về
phương pháp luận cũng cần có sự đổi mới. Mục đích của nghiên cứu
khoa học pháp lý nói chung hay nghiên cứu lịch sừ pháp luật nói riêng
là đi tìm chân lý thông qua việc phát triển tri thức mới. Nhưng chân lý
sẽ không được tìm thấy một khi vấn đề khoa học bị “chính trị hóa” hay
“hành chính hóa” cao độ. Không thể có phương pháp luận đúng đắn
nếu như không có tự do học thuật, theo nghĩa là tự do giảng dạy, nghiên
cứu và thảo luận khoa học, tự do công bố kết quả nghiên cửu. Bởi vậy,
không nên quan niệm chỉ có một phương pháp luận duy nhất, mà cần
hiểu có nhiều phương pháp luận và người nghiên cứu có thể chọn “chỗ
đứng”, thậm chí “thay đổi chỗ đứng” - tức thay đổi phương pháp luận
- để nhìn nhận, đánh giá vấn đề nghiên cứu chuẩn xác hơn. Tiếp nữa,
có được kết quả nghiên cứu rồi, cần phải tiếp tục trao đổi, thảo luận và

' Nguyễn Đăng Dung, Phương pháp luận nghiên cửu luật học, in trong sách; Vũ Công
Giao - Nguyễn Hoàng Anh (Chủ biên), Sđd, tr. 15-25.


Chương I: Khái luận vé môn học, khoa học lịch sử nhà nước...


23

kiểm nghiệm sự đúng đắn của nó. Không thể đi đến chân lý nếu không
có sự cọ xát và kiểm định các học thuyết, quan điểm hay các kết quả
nghiên cứu khác nhau. Chính tự do học thuật, tự do nghiên cứu “không
bị giới hạn bởi những điều cấm kỵ và kiểm duyệt” ‘ mới là đích đến của
khoa học thực thụ.
Tóm lại, phương pháp luận của khoa học pháp lý hiện đại dựa ứên
quan điểm mở, khách quari, khoa học, dựa trên những thành tựu của
những người đi trước, không chỉ của riêng khoa học pháp lý mà còn
của nhiều ngành khoa học khác liên quan, đó là tổng hợp nhiều cách
tiếp cận khác nhau, nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau với mục
đích nhận thức toàn diện, đầy đủ, có hệ thống về đối tượng nghiên cứu.
2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Phưofng pháp nghiên cứu cụ thể là tất cả những thủ pháp kỹ thuật,
cách thức để nhận thức về đối tượng nghiên cứu. Để làm sáng tỏ vấn đề
cần nghiên cứu cần phải sử dụng tất cả các thủ pháp kỹ thuật một cách
hiệu quả. Có nhiều phương pháp nghiên cứu như phân tích - tổng hợp;
thống kê; phương pháp hệ thống - cấu trúc, phưofng pháp so sánh lịch
sử, phương pháp phỏng đoán khoa học....
Nghiên cứu lịch sử pháp luật đòi hỏi sự tổng họrp nhiều phưcmg
pháp. Chẳng hạn, một phương pháp phổ biến nhất là phương pháp tư
duy trừu tượng, theo đó, người nghiên cứu đặt tư duy của mình theo
hướng xác định một đặc điểm cơ bản nhất của vấn đề đang được nghiên
cứu, tách nó (trừu tượng hóa) ra khỏi các đặc điểm khác để phân tích,
đánh giá nhằm đơn giản hóa quá trình tiếp cận với đối tượng nghiên
cứu.^ Chẳng hạn sau khi nghiên cứu các nhà nước cụ thể ở phương
Đông cổ đại vận dụng phương pháp tư duy trừu tượng ta có thể rút ra
được một đặc điểm chung nhất về những nhà nước này đó là tính đại

diện cao, tính liên kết mạnh và tính giai cấp yếu.

' Vũ Thành Tự Anh, “Kiến tạo một nền đại học thực thụ", Thời báo Kinh tế Sài Gòn,
đăng
ngay 3/9/2015,
^ Đào Trí Úc, Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội:
khái niệm, nội dung, kinh nghiệm áp dụng, in trong sách: Vũ Công Giao - Nguyễn
Hoàng Anh (Chủ biên), Sđd, tr. 12.


24

Phắn mở đầu: NHẬP MÔN LỊCH sử NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

Quá trinh tư duy trừu tượng gắn liền với phương pháp phân
tích, tổng hợp, qui nạp, diễn dịch. Phiỉơng pháp phán tích là cách
phân chia một vấn đề đang cần nghiên cứu ra thành các nhóm vấn đê
nhằm nghiên cứu toàn diện các khía cạnh của vấn đề. Phươtĩg pháp
tống hợp là cách sâu chuồi kết quả phân tích từng bộ phận, nhóm vân đê
trong tổng thể. Phương pháp quy nạp là phưoTig pháp nghiên cứu theo
đó két luận chung được xác lập trên cơ sở các phân tích cụ thế. Phương
pháp diễn dịch là cách tìm kết quả từ những thông số cụ thế và qua suy
luận lô gíc để có được những kết quả cụ thể về đối tượng nghiên cứu.
Bên cạnh đó, nghiên cứu lịch sử cũng đòi hỏi phải tổng họp nhiều
phương pháp khác. Ví dụ như phương pháp mô hình hóa, phương pháp
phân loại. Phương pháp mô hình hỏa là cách nghiên cứu về đổi tượng
thông qua việc tạo ra mô hình để dễ tiếp cận vấn đề, đơn giản hóa vấn
đề do tính phức tạp, nhiều mặt của vấn đề đó. Phương pháp phân loại là
cách chia tất cả các đổi tượng nghiên cứu thành những nhóm riêng biệt
dựa trên những dấu hiệu đặc trưng mà người nghiên cứu đặt ra.'

Nghiên cứu lý thuyết đòi hởi thêm nhiều phương pháp mới
như phương pháp hệ thống, phương pháp giao tiếp, phương pháp
so sánh v.v..,^
Phương pháp hệ thống thường được sử dụng khi nghiên cứu các
đối tượng phức tạp, đang trong quá trình tiếp diễn, phát triển, chưa thực
sự định hình. Phưong pháp này đỏi hỏi nghiên cứu một tổng thể các yếu
tố có mối liên hệ và quan hệ với nhau và với môi tnrờng xung quanh để
tạo nên một thực thể toàn vẹn, thống nhất. Trong quá trình nghiên cứu,
hệ thống sẽ tìm thấy những tính chất (yểu tố) xuyên suốt, liên hệ chung
của sự vật cũng như những mối liên hệ giữa các yếu tố với nhau.
Phương pháp giao tiếp là phương pháp dựa trên quan hệ tương tác,
hiểu biết về các luồng thông tin và mối liên hệ trở lại. Phưong pháp giao
’ Đào Trí Úc, Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội:
khái niệm, nội dung, kinh nghiệm áp dụng, in trong sách: Vũ Công Giao - Nguyễn
Hoàng Anh (Chủ biên), Sđd, tr. 12.
2 Xem thêm: Đào Tri úc, Phirnng phấp luận vá phưvng pháp nghiên cứu trong khoa
học xã hội: khái niệm, nội dung, kinh nghiệm áp dụng, in trong sách; Vũ Công Giao Nguyễn Hoàng Anh (Chủ biên), Sđd, tr. 13.


Chưdng I: Khái luận vé môn học, khoa học lịch sử nhà nước...

25

tiếp coi trọng nhìn nhận thực chất của vấn đề thông qua việc đánh giá sự
giao tiếp của các đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp so sánh là phương pháp dựa trên những tiêu chí cụ
thổ của các đối tượng so sánh để tìm ra những điểm tương đồng và
khác biệt. Điều kiện quan trọng nhất khi sử dụng phương pháp so sánh
là phải tìm cho được dấu hiệu chung (căn cứ chung) để đưa ra so sánh.
Phương pháp so sánh - lịch sử, hay so sánh các quá trình phát triển của

cùng một sự việc (sự vật) để từ đó xác định được quy luật phát triển theo
thời gian của sự vật hiện tượng ngày nay được vận dụng rất phổ biến
trong nghiên cứu lịch sừ pháp luật. Chẳng hạn vận dụng phương pháp
so sánh ta có thể chỉ ra được sự khác biệt về nguồn gốc hình thành, về
nguồn pháp luật, cấu trúc pháp luật của hai hệ thống pháp luật Common
law và Civil law từ góc độ lịch sử pháp luật.
Nghiên cứu lịch sử là nghiên cứu về quá khứ, các vấn đề thường ở
rất xa so với thời điểm nghiên cứu, chúng ta đa phần chỉ biết về lịch sử
qua các tài liệu với độ tin cậy rất khác nhau, do vậy để có kết quả tốt cần
phải kết hợp kết quả nghiên cứu của nhiều ngành nghiên cứu khác để từ
đó rút ra những phỏng đoán thật sự khách quan, khoa học.
Để có được những nhận định khoa học về lịch sử nhà nước và pháp
luật thế giới, cần tránh:
Thứ nhất, tránh cô lập vấn đề nghiên cứu, để đánh giá đúng bản
chất, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu phải đặt nó trong mối liên
hệ các sự vật, hiện tượng khác;
Thứ hai, tránh tách vấn đề nghiên cứu với điều kiện kinh tế - xã hội
cụ thê. Nhà nước và pháp luật không tách rời mà luôn chịu sự quy định
của các điều kiện kinh tế và xã hội.
Thứ ba, tránh tách rời vấn đề nghiên cứu với thời điểm xảy ra nó.
Khi nghiên cứu về lịch sừ không được lấy quan điểm về nhà nước và pháp
luật hiện đại để phán xét chủ quan một chiều theo hướng phê phán và xem
thưòng những giá trị nhà nước và pháp luật tại thời điểm xảy ra nó.
Thứ tư, tránh vội vàng kết luận khi thiếu những luận cứ rõ ràng,
tránh chỉ dựa vào một nguyên nhân, hoặc biểu hiện có tính hình thức để
vội vàng kết luận vấn đề.





Phần mở đầu: NHẬP MÔN LỊCH sử NHÀ

Nước VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

Thử năm, tránh tự mâu thuẫn. Sinh viên, đặc biệt là sinh viên luật
học cần phải nắm bắt vẩn đề, trình bày và lập luận một cách lôgíc, tuân
thủ các quy Luật Cơ bản của tư duy như quy luật đồng nhất, quy luật
cấm mâu thuẫn, quy luật loại trừ cái thứ ba và quy luật lý do đầy đủ.
Bất luận khi nói hay viết, bạn nên học cách lập luận, tiếp cận về
những khía cạnh khác nhau của một vấn đề, không nên chỉ nhìn một
phía và kết luận. Khi nghiên cứu, tranh luận, bạn cần học cách lắng
nghe các lập luận của người khác, tập cách giải quyết các vấn đề không
phải bằng cách xóa bỏ hết mâu thuẫn, mà bằng cách hóa giải nó một
cách hữu hiệu và đưa ra một hệ thống các giải pháp để lựa chọn giải
pháp nào là tối ưu. c ầ n suy xét các vấn đề một cách duy lý, thay vì duy
tình hoặc cảm tính, hời hợt. c ầ n tránh trích dẫn nguồn thông tin kể cả
sử liệu chưa được kiểm chứng về độ chính xác và coi đó là chân lý.
Ngoài ra cũng cần tránh lối tư duy chủ quan, hàm ý “tấn công cá nhân”
và tránh lấy số đông (viện đến tình cảm của số đông) để lấn át tính đúng
đắn của vấn đề.
3. Phương pháp học tập, đọc tư liệu hiệu quả

Muốn học tập tốt môn học này, trước tiên bạn cần tập cách “giới
hạn vẩn đề Cách giết chết lịch sử nhanh nhất là chép và học thuộc,
không cần tư duy, suy nghĩ. Thực tế, học lịch sử không phải là sự khổ
sai về trí nhớ, bạn không cần phải ghi nhớ vô số những chi tiết nhỏ, nhất
là trong thời đại công nghệ ngày nay. Trước các vấn đề phức tạp, trước
một lưọTig kiến thức lớn, bạn phải biết cách đơn giản hỏa chúng. Trong
số rất nhiều nội dung khác nhau của môn học, muốn nắm được những ý
quan trọng, bạn cần có chiến lược "ít mà là nhiều ” (less is more). Bạn

hãy làm theo cách lắng nghe và cổ gắng rút ra những vấn đề có tính
bản chất nhất, hãy vạch ra khoảng 5 đến 7 cải gạch đầu dòng, nhưng
đỏ phải là những ý chinh (những ý không thể thiếu, không thể quên) của
bài giảng, bài đọc. Sau khi bạn đã hiểu, đã nắm chắc được những vấn đề
đó, bạn hãy tìm hiểu thêm, mở rộng thêm, nêu ví dụ làm sáng tỏ và phát
triển những vấn đề đó theo khả năng và cách hiểu của mình. Như vậy,
bạn chỉ cần nắm chẳc những sự kiện tiêu biểu, quan trọng, những sự
kiện mà không biết hoặc biết không chính xác thì không thể hiểu được


Chương 1: Khái luận vé mồn học, khoa học lịch sử nhà nước...

27

những vấn đề khác, hoặc làm hỏng những tri thức khác. Thà ít mà tốt,
biến những kiến thức đó thành của mình, phát triển theo cách hiểu của
mình, tốt hơn là nhiều nhưng của người khác, sau đó cũng quên nhanh.
Cũng tương tự như vậy, khi bạn đọc sách, đừng vội đọc nhiều, đọc
một cách tràn lan. Đọc vừa đủ, để dành thời gian "nghĩ”, "hiển ’’ và
"cảm ” được sự thú vị của vấn đề. Quan trọng nhất khi đọc tài liệu là
bạn phải biêt cách tóm lược những ỷ chính từ những vấn đề mình đọc
được, từ đó p hát triên vấn đề. Thực tế, một cuốn sách dài vài trăm trang
giấy, nếu muốn bạn vẫn có thể tóm lược thành 5 gạch đầu dòng làm nổi
bật lên những vấn đề cốt yếu của cuốn sách.
Vậy học lịch sử pháp luật có giống với học sử ở phổ thông hoặc
thông sử không? Câu trả lời là không. Phương pháp học, phong cách
học lịch sử pháp luật khác với học sử ở phổ thông. Lịch sử pháp luật
là một môn học, khoa học liên ngành nên có sự kế thừa những kết quả
nghiên cứu của khoa học lịch sử, nhưng khi nghiên cứu, chúng ta không
vội đi sâu vào những vấn đề thông sử. Lịch sử pháp luật không phải là

“chiếc bóng mờ của thông sử”. Trọng tâm, điểm nhấn, chỗ đứng - điều
làm nên bản sắc của môn học, khoa học này trong khoa học pháp lý và
khoa học xã hội nhân văn - là giảng dạy, học tập, nghiên cứu về “lịch
sử pháp luật” .
Đối với những sinh viên năm đầu khi tiếp cận với các môn học
pháp lý cơ bản, trong đó có lịch sử pháp luật là cần phải phát huy tính tự
chủ, năng lực tư duy, năng lực đánh giá, năng lực phản biện của người
học. Những năng lực ấy sẽ chết dần, chết mòn nếu như người học không
được phép đưa ra quan điểm riêng, sự đárvh giá riêng của mình mà luôn
bị đóng khung trong một cách tiếp cận, một lý thuyết đã có sẵn nào đó.
Thực ra trong khoa học nói chung và khoa học pháp lý nói riêng, chỉ có
những đề mở mới luôn tồn tại, vì bản chất của các khoa học là nhiều đối
tượng nghiên cứu, luôn trong trạng thái động và mở. Chi có tư duy theo
cách đó, vấn đề nghiên cứu mới luôn được phát triển, bồi đắp. Thực tế
một học thuyết, một quan điểm dù có tiến bộ đến đâu chăng nữa cũng
chưa bao giờ là lời giải đáp cuối cùng hoặc đưa ra được giải pháp cuối
cùng cho tất cả các vấn đề pháp lý. Quan trọng nhất trong học lịch sử
pháp luật là tính trung thực và công bằng. Điều thú vị khi học môn này


28

Phần mở đáu: NHẬP MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

là bạn có quyền hoài nghi, có quyền phản biện, quyền “lật lại vấn đề”
với những gì mình được học, thậm chí phê phán, hoài nghi về những
nội dung trình bày trong cuốn giáo trinh này. Đơn giản vì giáo trình
này cũng không phải là “chân lý tuyệt đối”, tìm cách “đóng khung tư
duy” hay nhận thức của bạn về một vấn đề nào đó. Thực chất đây chi
là một cuốn sách được trình bày một cách hệ thống về một vấn đề đó là

nhà nước và pháp luật trong lịch sử thế giới dưới nhãn quan của người
viểt, và tất nhiên không phải là giáo trình duy nhất. Giáo trình này cũng
không kì vọng giải quyết đầy đủ, sâu sắc mọi vấn đề liên quan, nhiều
vấn đề chỉ mang tính chất gợi mở, để người đọc tiếp tục suy tư, nghiên
cứu và đưa ra nhận định riêng cho mình.
Học luật rất cần có một tư duy phê phán. Phê phán có cơ sở, có
căn cứ không có gì là xấu, ngược lại chính phê phán, phản biện thậm
chí phản biện chính mình, mới là động lực để hiểu vấn đề và là cách để
khoa học phát triển. Học luật, bạn sẽ thấy từ muôn vàn những vấn đề
phát sinh tìr cuộc sống có những nhận định đủng, có những nhận xét
không đủng hoàn toàn và có những ý kiến hoàn toàn sai lạc. Bạn hãy
tập cách phát hiện vấn đề, tập tranh luận, tập phê phán và trình bày theo
cách hiểu của mình.
Đẻ tiếp tục nghiên cứu khoa học về lịch sử pháp luật, bạn cần phải
có sự chuẩn bị thật kĩ lưỡng. Những điều kiện cần thiết bạn cần phải có
đó là: (1) Bạn cần có sự hứng thú, đam mô. Ncu không có đam mê, bạn
sẽ gặp khó khăn để duy trì động lực; (2) Bạn phải có năng lực nghiên
cứu bao gồm cả năng lực chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn,
trình độ ngoại ngữ...để triển khai đề tài nghiên cứu; (3) Bạn phải biết
thu thập, đánh giá tình hình nghiên cứu, những gì người đi trước đã làm
được, những gì còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ: cơ sở dừ
liệu phong phú là một điều kiện quan trọng triển khai đề tài nghiên cứu.
Khi chọn bất kỳ đề tài nghiên cứu nào bạn cần phải xác định
cho được những câu hỏi nghiên cứu (research qnestìons) và tiếp nối
khâu này là xây dựng và chứng minh các luận điểm khoa học (thesis
statements). Câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi mà người nghiên cứu phải
trả lời được trong đề tài của mình sẽ tiến hành, nó sẽ định hướng, dẫn
dắt cho toàn bộ công trình. Câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu chính là
luận điếm khoa học của tác giả.



×