Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.39 MB, 44 trang )


Nguyễn Tuán Anh, Nguyễn Hồi Loan, Nguyên Thị Kim Hoa
(Dồng chủ biên)

VỐIIXỈIlOlĩRONỈPIlAĩTRIỄNNỈUỐIINNỈIIlựíTltt
PHyC VII ỉlí NGHKP (ONỈ m HỐA, mỉHMI HỐAỈẪĨ lllllỉ(

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TẬP THỂ TÁC GIẢ
P G S .T S . N g u y ễ n T u ấ n A n h
P G S .T S . N g u y ễ n T h ị K im H o a
P G S .T 5 . N g u y ễ n H ổ i L o a n
ThS. N guyễn Thị Tuyết N ga
TS. N g u yễ n Th ị N h ư T ra n g


CUỐN SÁCH NÀY ĐƯỢC XUẤT BẢN TRONG KHUÔN KHỔ ĐỂ TÀI CẤP NHÀ Nước "VỔN XÃ HỘI
TRONG PHÁT TRIỂN NGUỔN NHÂN Lực TRẺ PHỤC vụ sự NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HỐA, HIỆN ĐẠI HÓA
ĐẤT NƯỚC". MÃ Sỗ: KX.03.09/1M5


MỤC LỤC

M ở đ ầ u .............................................................................................................. 9

Chương 1

NGHIÊN CỨU NGUỒN NHÂN Lực TRẺ TỪ TlỂP CẬN VốN XẢ HỘI







1. Dẫn nhập............................................................................................................. 17
2. Khái niệm nguồn nhân lực trẻ và các hướng nghiên cứu vể nguồn nhân lự c .......................... 18
3. Khái niệm vốn xâ hội và những quan điểm đa chiéu vé vốn xã hội....................................... 25
4. Nghiên cứu nguón nhân lực trẻ từ các quan điểm lý thuyết vé vốn xã hội.............................. 34
5. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa..............39

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN Lực TRẺ
1. Dẫn nhập............................................................................................................49
2. Tổng quan vể nhân lực và nguón nhân lực trẻ ở Việt Nam................................................ 50
3. Cơ cấu đội ngũ nhân lực trẻ...................................................................................... 59
4. Sự phù hợp giữa yêu cáu của công việc và chuyên môn được đào tạo của nhân lực trẻ............. 62
5. Năng lực ngoại ngữ và tin học của nhân lực trẻ..............................................................65
6. Sự năng động trong tìm kiếm việc làm của đội ngũnhân lực trẻ......................................... 69
7. Thu nhập và chi tiêu của đội ngũ nhân lực trẻ ............................................................... 73
8. Tiểu kết................................................................................................................ 80


8

VỐN XA HỘI TRONG PHÁT TRIỂN NGUỔN NHÂN Lực TRẺ PHỤC vụ sự NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOẤ,...

Chương 3


NHÂN LỰC TRẺ VỚI VIỆC TẠO DỰNG VổN XÃ HỘI
1. Dẫn nhập............................................................................................................. 83
2. Những nguón vốn xã hội quan trọng của nhân lực trẻ...................................................... 84
3. Cách thức và phương tiện tạo dựng vốn xã hội của nhân lực trẻ.......................................... 95
4. Động cơ tạo dựng và duy trì vốn xã hội của nhân lực trẻ.................................................. 103
5. Yếu tố tác động tới quá trình tạo dựng vốn xã hội của nhân lực trẻ .................................... 108
6. Tiểu kết....... ............................ .......................................................................... 117

Chương 4

VỐN XÃ HỘI TKONG TUYỂN d ụ n g , đ à o tạ o , BỒI
ĐỀ BẠT, BỔ NHIỆM NHẢN Lực TRẺ

dư ỡ ng ,

1. Dẫn nhập........................................................................................................... 119
2. Vốn xã hội trong tuyển dụng nhân lực trẻ................................................................... 121
3. Vốn xã hội trong đào tạo, bói dưỡng nhân lực trẻ......................................................... 129
4. Vốn xã hội trong để bạt, bổ nhiệm nhân lực trẻ............................................................ 142
5. Tiểu kết............................................................................................................. 151

KẾT LUẬN
1. Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước và yêucáu đặt ra đổi với nguón nhân lực trẻ...... 158
2. Đặc điểm đội ngũ nhân lực trẻ................................................................................. 159
3. Tạo dựng và duy trì vốn xâ hội của nhân lực trẻ............................................................ 164
4. Tác động tích cực và tiêu cực của vốn xã hội trong phát triển nhânlực trẻ............................ 165
Tài liệu trích d ẫ n ...........................................................................................173


MỞĐẤŨ


»rj«3*.re»»u«eiie»«ei8»e«ei»gwieiBiH

Nguyễn Hồi Loan'
Nguyễn Tuấn Anh^

Việt Nam đang trong tiêh trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập sâu vào cộng đổng quốc tế trên
nhiều phương diện. Tiến trình này đòi hỏi phải có nguồn nhân lực
chất lượng cao. Đòi hỏi cấp bách này đã được nêu rõ trong nhiều
văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước. Một trong những văn
bản quan trọng đó là Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.
Văn bản này khẳng định: "Nguồn lực con người..... yếu tố cơ bản
để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững....
Con người và nguổn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển
cúa đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" (Đảng
Cộng sản Việt Nam 2001).
Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, một điểm then
chốt cần phải đặc biệt chú ý là xây dựng và phát triển nguồn
nhân lực trẻ. Đây là nguồn lực đặc biệt quan trọng của quốc gia.
Bởi vì, nguồn nhân lực này không chỉ có vai trò quan trọng đối

PGS. TS. Nguyễn Hổi Loan, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

2

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
PGS. TS. Nguyễn Tuấn Anh, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
TI


A

w

T -x

• 1

^-V

/s'



Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.


10

VỐN XẨ HỘI TRONG PHAT TRIẾN NGUỐN nhân Lực TRẺ PHỤC vụ sự NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ,...

với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời điểm hiện tại mà còn
có ý nghĩa quyết định đối vói sự phát triển bền vững đất nước
trong tương lai. Dưới một góc độ nhất định, nguổn nhân lực trẻ
châ't lượng cao vừa là mục tiêu cần hướng tới trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và hội nhập quốc tê' lại vừa là
tiền đề, động lực của chính tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, và hội nhập quô'c tế.
Muốn xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao, chúng

ta phải chú ý đến nhiều điều kiện, chẳng hạn như sự đầu tư về
mặt kinh tế để phát triển nguồn nhân lực này. Tuy nhiên, ngoài
những yếu tố kinh tế thì những yếu tố phi kinh tế, chắng hạn
như vốn xã hội, cũng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
xây dựng nguồn nhân lực trẻ. về mặt lý luận, các nhà xã hội
học có uy tín lớn, chẳng hạn như Bourdieu (1986), Coleman
(1988), Putnam (2000), Halpen (2005) đều nhấn mạnh tầm quan
trọng của vôVi xã hội trong việc tạo dựng vốn con người, nói
rộng ra là phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt là trong bối cảnh
Việt Nam đang công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, chúng
ta thực sự cần biết vô'n xã hội đóng vai trò như thế nào trong
việc xây dựng và phát triển nguổn nhân lực trẻ.
Trên thực tế, ở Việt Nam, nghiên cứu về vốn xã hội và
nguồn nhân lực đã đạt được những thành tựu nhất định với
hàng loạt công trình nghiên cxni của nhà khoa học thuộc lĩnh
vực khác nhau. Tuy nhiên, những nghiên cihi cụ thê để xác
định vai trò của vôVi xã hội đô'i với quá trình xây dựng, phát
triển nguồn nhân lực trẻ vẫn còn vắng bóng. Vì vậy, chúng ta
cần triển khai nghiên cihi sâu, toàn diện, hệ thống về chủ đề
này. Cụ thể là chúng ta cần phải biết rõ: Thực trạng, đặc điểm
của nguồn nhân lực trẻ (bao gồm quy mô, cơ cấu, chất lượng.


MởeẨiu

11

mức độ thích ứng) hiện nay như th ế nào? Chúng ta cũng cần
làm rõ: Vốn xã hội đã vận hành trên thực tế như thê'nào trong
quá trình phát triển nguồn nhân lực trẻ? Đặc biệt là chúng ta

phài thấu hiểu: Vốn xã hội đã tác động tích cực và tiêu cực như
thế Iiào đêh quá trình phát triển nguồn nhân lực trẻ? Làm thế
nào đ ể hạn chế những biểu hiện tiêu cực và phát huy những tác
động tích cực của vốn xã hội đối với nguồn nhân lực trẻ?
Nghiên cứu toàn diện, hệ thống, sâu sắc về những nội dung cụ
thê này không chỉ góp phần tạo dựng quan điểm lý luận về vai
trò của vốn xã hội đối với việc xây dựng nguồn nhân lực trẻ ở
Việt Nam hiện nay, mà còn cung cấp cơ sở khoa học cho các
nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách (qua việc cung cấp
thông tin, đề xuâ't định hướng, quan điểm và giải pháp) nhằm
phục vụ mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trẻ từ nay đến năm
2020. Đồng thời, trên thực tê' kết quả của nghiên cứu này cũng
giúp các nhà quản lý xã hội ở các cấp phát huy tính tích cực và
hạn ch ế những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng vốn xã hội
vào phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ mục tiêu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây thực sự là lý luận của
việc triển khai đề tài nghiên cứu cấp nhà nước "Vai trò của vôn
xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Đề tài mà chúng tôi
đã đúc kết các kết quả nghiên cứu chính để xây dựng nội dung
của ấn phẩm này.
Đ ể có cái nhìn khái quát về quá trình triển khai đề tài "Vai
trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" làm cơ sở
cho việc xây dựng cuốn sách này, chúng tôi sẽ đề cập đến một
SỐ chiều cạnh cụ thể sau đây: Thứ nhất: về địa bàn nghiên cứu.


12


VỐN XÂ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN N6UỔN NHÂN Lực TRẺ PHỤC vụ sự NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOA„

trong khuôn khổ của đề tài, 6 tỉnh/thành phô', đại diện cho các
vùng miền và khu vực địa lý khác nhau là Hà Nội, Thành phố
Hổ Chí Minh, Tuyên Quang, Nghệ An, Đắc Lắc, Đổng Tháp đã
được lựa chọn để thu thập thông tin trên thực địa. Hà Nội và
Thành phố Hổ Chí Minh được lựa chọn vói tiêu chí là hai trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất của cả nước. Tuyên
Quang địa diện cho khu vực đổng bằng và miền núi Bắc Bộ.
Nghệ An đại diện cho khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung. Đắc Lắc đại diện cho khu vực Tây Nguyên. Đổng Tháp
đại diện cho Đổng bằng sông Cửu Long.
Thứ hai, về các phương pháp thu thập thông tin, trong năm
2014, hoạt động nghiên cứu thực địa của đề tài đã được triển
khai. Các phương pháp thu thập thông tin trên thực địa đã
được tiến hành bao gồm cả phương pháp định tính lẫn phương
pháp định lượng. Phương pháp định tính không chỉ gợi mở các
ý tưởng, mà còn giúp mang lại thông tin định tính liên quan
nhằm mô tả thực trạng, đặc điểm nguồn nhân lực trẻ, cũng như
phân tích thực tế việc tạo dựng, duy trì và sử dụng vốn xã hội
trong phát triển nguồn nhân lực trẻ. Đồng thời các phương
pháp này cũng cung câp thông tin để phân tích tác động tích
cực và tiêu cực của vôVi xã hội đối với việc phát triển nguồn
nhân lực trẻ. Các phương pháp định tính được sử dụng bao
gồm: phân tích tài liệu, quan sát, phỏng vấn sâu, thảo luận
nhóm. Về phương pháp phân tích tài liệu, đề tài đã thu thập và
phân tích các tài liệu thông kê, báo cáo, nghiên cứu của nhiều
cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, tổ chức chính trị, xã hội,
doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, v.v ... liên quan đêh
vốn xã hội và nguồn nhân lực. về phương pháp quan sát,

phương pháp này được vận dụng trên thực tế để thu thập


MỞ ĐẨU

13

thông tin liên quan đêh những chiều cạnh khác nhau của chủ
đề vốn xã hội và nguồn nhân lực như sự tham gia các mạng
lưới xã hội, tính tích cực trong các sinh hoạt cộng đổng, v .v .. .v ề
phương pháp phỏng vấn sâu, tại mỗi tỉnh/thành phố, 10 phỏng
vấn sâu đã được tiến hành. Nội dung của các cuộc phỏng vâh
sâu tập trung vào hai chủ để lớn: nhân lực trẻ với việc tạo dvmg
vôn xã hội và tác động tích cực, tiêu cực của vốn xã hội đô'i với
việc tuyến dụng, bổi dưỡng đào tạo, đề bạt bổ nhiệm nhân lực
trẻ. Tại mỗi tỉnh/thành, 4 thảo luận nhóm đã được thực hiện.
Ngoài ra, một phương pháp nữa cũng được vận dụng là phỏng
vân chuyên gia. v ề phương pháp thu thập thông tin định
lưọTìg, khảo sát xã hội học là phương pháp chủ đạo được đề tài
vận dụng để thu thập thông tin. Khảo sát xã hội học trong
khuôn khổ đề tài được thực hiện trên cơ sở bảng hỏi được
chuẩn bị sẵn. Bảng hỏi gồm có 46 câu hỏi. Các câu hỏi tập trung
vào ba nội dung chính: đặc điểm của nguồn nhân lực trẻ; nhân
lực trẻ với việc tạo dựng vốn xã hội; tác động tích cực và hệ quả
tiêu cực của vốn xã hội trong tuyển dụng, đào tạo, bổi dưỡng,
đề bạt, bổ nhiệm nhân lực trẻ. Trên cơ sở bảng hỏi đã được
chi;ẩn bị sẵn, nhóm nghiên cứu tiếp cận địa bàn ở 6 tỉnh/thành
phố Hà Nội, Thành phô' Hô' Chí Minh, Tuyên Quang, Nghệ An,
Đắc Lắc, Đổng Tháp để thu thập thông tin. Mỗi tỉnh/thành phố
chcn 2 quận/huyện để thu thập thông tin. Mỗi quận/huyện

chẹn 1 xã/phường để thu thập thông tin. Các phường xã đã
đươc lựa chọn để thu thập thông tin cụ thể như sau: phường
Thanh Công- quận Ba Đình và phường Thanh Xuân Bắc- quận
Thanh Xuân thuộc thành phố Hà Nội; Phường 6, quận 6 và
ph'JỜng An Lạc, quận Bình Tân thuộc thành phố Hổ Chí Minh;
phíờng Cửa Nam, phưòng Lê Mao- thành phố Vinh thuộc tỉnh


14

VỐN XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIẾN NGUỔN NHAN Lực TRẺ PHỤC vụ sự NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÂ,...

Nghệ An; phường Tự An, phường Thắng Lợi- thàrứì phố Buôn
Mê Thuột thuộc tỉnh Đắc Lắc; Thành phố Tuyên Quang và
huyện Yên Sơn; phường 2 và phường Mỹ Phú, thành phô' Cao
Lãnh thuộc tỉnh Đổng Tháp. Mỗi xã/phường chọn 250 nhân lực
trẻ, những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp nhà nước để khảo sát với tổng sô'phiêu khảo sát là 3000.
Thứ ba v ề cấu trúc của cuốn sách, ngoài phần mở đầu và kết
luận, nội dung công trình nghiên cứu này được chia thành bốn
chương: Chương thứ nhất là chương "Nghiên cứu nguồn nhân
lực trẻ từ tiếp cận vốn xã hội". Chương này, trên cơ sở nhìn lại
các nghiên cứu đi trước trong hai lĩnh vực nguồn nhân lực và
vốn xã hội sẽ xây dựng cơ sở lý thuyết của công trình nghiên
cứu. Chương thứ hai bàn về đặc điểm của đội ngũ nhân lực trẻ
trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước. Ngoài việc
tìm hiểu cơ cấu đội ngũ nhân lực trẻ, tính năng động trong tìm
kiếm việc làm của nhân lực trẻ, chương này sẽ tìm hiếu sâu
năng lực ngoại ngữ tin học của nhân lực trẻ và sự phù hợp giữa
đòi hỏi của công việc với chuyên ngành mà nhân lực trẻ được

đào tạo, cũng như đời sống thường ngày của nhân lực trẻ qua
thu nhập và chi tiêu. Chương thứ ha là chương tập trung tìm
hiểu quá trình tạo dựng vốn xã hội của đội ngũ nhân lực trẻ.
Trước khi đi vào nội dung của chương thứ tvr là chương về tác
động của vốn xã hội lên quá trình phát triến nguổn nhân lực
trẻ, hay cách thức nguồn nhân lực trẻ vận dụng vốn xã hội để
phát triến, chúng ta cần biết quá trình nguổn nhân lực trẻ tạo
dựng và duy trì vôn xã hội như th ế nào. Chương thứ tư tìm hiểu
sâu vai trò của vô'n xã hội đôi với quá trình phát triển nhân lực
trẻ trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước. Ba bình
diện phản ánh quá trình phát triển của nhân lực trẻ được phân


MỞ ĐẨU

15

tích ở đây bao gồm việc tuyển dụng; đào tạo, bổi dưỡng; và đề
bạt, bổ nhiệm nhân lực trẻ. Có thể nói rằng lôgic của việc kết
cấu các chương mục công trình nghiên cứu này đi từ những
vấn đề lý luận đến đặc điểm của đội ngũ nhân lực trẻ, và quá
trình phát triển của đội ngũ nhân lực trẻ, trong vai trò của vôh
xã hội hay tác động tích cực và tiêu cực của vốn xã hội trong
quá trình phát triển nguồn nhân lực trẻ sẽ được triển khai.
M ột trong những điểm mà chúng tôi muốn trình bày rõ ở
đây là khi nói đến vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực
trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
thì chúng ta cần bàn đến nguồn nhân lực ở nhiều lĩnh vực khác
nhau^ nhiều khu vực khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ
giới hạn của âh phầm này, chúng tôi chỉ bàn đến nguồn nhân

lực trẻ trong khu vực nhà nước. Nói cách khác, trọng tâm của
cuốn sách này là phân tích vai trò của vốn xã hội, cả tích cực lẫn
tiêu cực, đối với quá trình phát triển của nguồn nhân lực trẻ
trong các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nhà nước. Vì vậy,
trong cuốn sách này, các khái niệm "nhân lực trẻ", "cán bộ trẻ
trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước", hay "cán
bộ trẻ" được hiểu như nhau, tức là dùng thay thế cho nhau để
chỉ đội ngũ nhân lực trẻ làm việc trong các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp nhà nước.


Chưdng 1
NGHIÊN CỨU NGUỖN NHÂN Lực TRỄ TỪTIÍP CẬN VỐN XÃ HỘI






Nguyễn Tuấn Anh'

1.

Dẩn nhập

Chương này bàn về cơ sở lý luận của công trình nghiên
cứu. Có bốn nội dung sẽ được trình bày ở đây. Nội dung thứ
nhâ’t tập trung làm rõ khái niệm nguồn nhân lực và những
quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước về khái niệm nguồn nhân lực, nguồn nhân lực trẻ, cũng

như quá trình phát triển nguồn nhân lực. Việc làm rõ quan
niệm nguổn nhân lực trẻ và những luận điểm về phát triển
nguồn nhân lực là cơ sở để tìm hiểu đặc điểm của nguồn nhân
lực và những chiều cạnh cần thiết phải bàn đến khi nói về quá
trình phát triển nguồn nhân lực trẻ (như tuyển dụng, đào tạo,
bổi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm). Nội dung thứ hai của chương này
trình bày khái niệm vốn xã hội và những hướng nghiên cứu

^ PGS. TS. Nguyễn Tuâh Anh, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội


18

VỐN XÃ HỘI TRONG PHÁTTRIỂN NGUỔN NHẲN LựCTRẺ PHỤC vụ sự NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ,...

quan trọng trong lĩnh vực vô'n xã hội. Kê't quả của phần viết
này không chỉ đề xuất khái niệm vốn xã hội với tư cách là khái
niệm làm việc của công trình nghiên cứu mà còn là cơ sở đê rút
ra những luận điểm lý thuyết về vốn xã hội làm nền tảng cho
việc phân tích số liệu thực nghiệm ở các chương sau. Nội dung
thứ ba của chương, dựa trên việc nhìn lại các công trình nghiên
cứu, các hướng nghiên CIÍU về nguồn nhân lực và vôh xã hội ở
các phần trên, sẽ diễn giải những quan điểm lý thuyê't về vôn
xã hội và cách thức vận dụng những quan điểm lý thuyết này
trong các chương nội dung ở bên dưới. Nội dung cuô'i cùng của
chương này sẽ tập trung bàn về tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam. Đây là bối cảnh của việc vận dụng
tiếp cận vốn xã hội để phân tích quá trình phát triển nguồn
nhân lực trẻ.

2.

Khái niệin nguổn nhân lực trẻ và các hướng nghiên cứu về nguồn nhân lực

Xét về mặt cơ cấu nguồn nhân lực, nhiều tác giả đã khẳng
định tầm quan trọng của nguồn nhân lực trẻ trong sự phát triển
của quốc gia. Chẳng hạn, Đặng Cảnh Khanh (2006: 19) viết:
“phải hướng sự quan tâm, chú ý vào thế hệ những ngưòi trẻ
tuổi, với tư cách là những chủ nhân của sự phát triển trong
tương lai." Cho đến nay nhiều quan niệm về nguồn nhân lực đã
được đưa ra. Chẳng hạn, Henry (2006: 256) cho rằng nguồn
nhân lực là "nguồn lực con người của những tổ chức (với quy
mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng
tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát
triển kinh tế xã hội của quôc gia, khu vực, th ế giới." Theo Võ
Xuân Tiến (2010: 264) nguồn nhân lực là "tổng thể những tiềm


Chương 1. NGHIÊN cứu NGUỔN NHẨN Lực TRẺ TỪ TIẾP CẬN VỐN XÃ HỘI

19

năng của con người (trước hê't và cơ bản nhất là tiềm năng lao
động) gồm; thể lực, trí lực, nhân cách của con người nhằm đáp
líng yêu cầu của một tổ chức, hoặc một cơ cấu kinh tế xã hội
nhâì: định". Trong khi đó, Phạm Minh Hạc (2001: 323) cùng các
nhà khoa học tham gia chương trình KX-07 cho rằng "Nguồn
nhân lực cần được hiểu là số dân và châ't lượng con người, bao
gồm cả thế châ't và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực,
phẩm chất và đạo đức của ngưòi lao động. Nó là tổng thể

nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng đựợc chuẩn bị sẵn
sàng để tham gia phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay
địa phương nào đó", v ề khái niệm nguồn nhân lực trẻ, Lê Ngọc
Thắng cho rằng đó là "tập hợp ngưòi có độ tuổi tò 15 đêh 34,
những số ngưòi này được đào tạo, có tay nghề, nghiệp vụ
chuyên môn có thể tham gia vào hoạt động trong lĩnh kinh tế
xã hội" (trích lại từ Đặng Cảnh Khanh 2006: 22). Trong khi đó,
theo quan niệm của Đặng Cảnh Khanh (2006: 21), nguồn nhân
lực trẻ là khái niệm chỉ "nhóm đô'i tượng những nhân khẩu trẻ
tuổi với tính chất là nguồn nhân lực hướng tới tương lai". K ế
thừa quan điểm của các tác giả đi trước, trong khuôn khổ đề tài
này, chúng tôi quan niệm nguồn nhân lực trẻ là khái niệm được
dùng đ ể chỉ nhóm xã hội có độ tuổi từ 15 đến dưới 35 với những đặc
điểm nhẵn cách, năng lực, sức khỏe có th ể tham gia hoạt động trong
các lĩnh vực kinh tê'xã hội khác nhau.
Trên phạm vi toàn th ế giới, công trình kinh điển thường
được nhắc đến trong các nghiên cứu liên quan đêh nguồn nhân
lực là ấn phẩm nổi tiếng của học giả Gary Becker "Human
Capital A Theoretical and Empirical Analysis, with Special
Reíerence to Education" (Vôn con người: M ột phân tích lý thuyết


20

VỐN XẢ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN NGUÓN NHẲN Lực TRẺ PHỤC vụ sự NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ,...

và thực nghiệm, với sự tham chiếu đặc biệt đến giáo dục). Qua
nghiên cứu này Becker nhấn mạnh việc đầu tư vào vốn con
người (Becker 1993[1964, 1975]). Sau nghiên cứu của Becker, rất
nhiều công trình nghiên cứu khác đã nhấn mạnh tầm quan

trọng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển. Chẳng hạn,
bài viết "Inequality and grovvth reconsidered; Lesson from East
Asia" (Xem xét lại sự bất bình đẳng và tăng trưởng: Những bài học
từ Đông Á) của ba tác giả Nancy Birdsal, David Ross, Richarch
Sabot. Các tác giả này nhấn mạnh sự tăng trưởng kinh tế trên
cơ sở nguồn rứìân lực. Các tác giả này cho rằng vấn đề cô't lõi
của phát triến kinh tế là đầu tư vào giáo dục để phát triển
nguồn nhân lực (Birdsall, Ross, and Sabot 1995). Một ví dụ khác
là âh phẩm "Education and Training for Development in East
Asia: The Political Economy of Skill Pormation in Newly
Industrialized Economies" (Tạm dịch: Giáo dục và đào tạo vì sự
phát triển ờ Đông Á: H ệ thông kinh tê'chính trị của sự hình thành kỹ
năng ở các nền kinỉi tê'đã công nghiệp hóa mới đây). Nghiên cứu
này bàn về sự phát triển của các nền kinh tế Hồng Kông, Đài
Loan, Singapore, và Hàn Quô'c. Cuốn sách đặc biệt phân tích sự
phát triển của giáo dục và hệ thống đào tạo trong mối quan hệ
với quá trình tăng trường kinh tế (Ashton, Green, James, and
Sung 1999). Ấn phẩm “Human resources in development along
the Asian - Paciíic Rim " (Tạm dịch: N ‘ịiiồn nhãn lực troìì‘ị phát
triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dươn<^) cùa tác giả Naohiro
Ogavva, Gavin w . Jones và ]effrey G. Williamson. Nhấn mạnh
rằng sự tăng trưởng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương dựa
trên nhân tố then chô't là nguồn nhân lực. Sử dụng nhiều nguồn
SỐ liệu gần đây, các tác giả chi ra mối quan hệ giữa sự phát triển
nguồn nhân lực, cũng như sự mở rộng của hệ thôVig giáo dục


Chương 1. NGHIÊN cứu N6UỔN NHÂN Lực TRẺ TỪ TIẾP CẬN VỐN XẪ HỘI

21


trong quá trình phát triển ở khu vực này (Naohiro Ogawa,
Ga\dn vv. Jones, and Jeffrey G. VVilliamson (Editors) 1993).
Vấn đề nguồn nhân lực dưới góc độ quản lý cũng nhận
được sự quan tâm sâu rộng. Tài liệu "Strategic human
resources management" (Cìiiêh lược quản lý nguồn nhẵn lực) của
Charles Greer phân tích sự tác động qua lại giữa nguồn nhân
lực với các chiến dịch quản lý cũng như những định hướng về
đẩu tư phát triển nguồn nhân lực (Greer 2003). Hai cuốn sách
cùng có tên là "H um an resources m anagement (Quản lý nguồn
nhân lực) của các tác giả khác nhau là Lloyd Byars và Leslie Rue
xuâ't bản năm 2003; J.M. Ivacevich xuất bản năm 1995 đều đề
cập đêh vâh đề quản lý nguồn nhân lực ở những góc độ khác
nhau (Byars & Rue 2003; Ivancevich 1995).
UNESCO - Tổ chức Văn hoá, Khoa học, Giáo dục của Liên
hợp quốc cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề nguồn
nhân lực. Điều này được minh chứng qua nhiều công trình
nghiên cứu. Chẳng hạn ấn phẩm "Educational planning and
human resource development" (K ế hoạch giáo dục và phát
triển nguồn nhân lực là một trong những công trình nghiên cứu
quan trọng của UNESCO. Công trình nghiên cứu này đã đưa ra
những quan điểm hiện đại về giáo dục và nguổn nhân lực qua
việc phân tích sâu các yếu tố tác động đê'n sự phát triển nguồn
nhân lực ở các nước đang phát triển (Harbison 1968).
Ngân hàng T h ế giới, một tô chức quốc tế rất quan trọng,
cũng quan tâm nhiều đến vâh đề nguồn nhân lực thông qua
nghiên cứu của nhiều học giả uy tín. Ví dụ như nghiên cứu
"Quản lý nguồn nhân lực trong bối cảnh phi tập trung hóa" của
tác giả Amanda E. Green. Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng



22

VỐN XA HỘI TRONG PHÁT TRIỂN NGUỔN NHÂN Lực TRẾ PHỤC vụ sự NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ,..

quản lý nguồn nhân lực phải được coi là yếu tố thiê't yếu thuộc
về quá trình phi tập trung hóa chứ không nên coi là một quá
trình riêng rẽ song song với phi tập trung hóa (Green 2005).
Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc cũng đặc biệt quan
tâm đến nguồn nhân lực. Từ năm 1990 đến nay, hàng năm tô
chức này có báo cáo phát triển con người. Báo cáo đầu tiên vào
năm 1990 đã bàn đến định nghĩa phát triển con người và đo
lường sự phát triển con người. Báo cáo này cũng bàn đến một
sô' chiều cạnh liên quan đến phát triển con người, chẳng hạn
như mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển con người
(UNDP 1990). Qua từng năm khác nhau, Báo cáo phát triển con
người lần lượt đề cập đến phát triển con người dưới nhiều góc
độ khác nhau. Chẳng hạn báo cáo Phát triển con người gần đây
của UNDP nhấn mạnh đến tính bền vững và sự công bằng
trong phát triển con người (UNDP 2011).
ở Việt Nam, vâh đề nguồn nhân lực trong quá trình phát
triển đâ't nước đã giành được sự quan tâm đặc biệt của nhiều
ngành khoa học xã hội và nhân văn. Các nhà khoa học thuộc
nhiều lĩnh vực như Triê't học, Kinh tế học, Giáo dục học, Xã hội
học, Tâm lý học... đã có nghiên cứu chuyên sâu về nguồn
những nhân lực. Nhìn một cách tổng thế chúng ta thấy những
hư ớng nghiên cứu quan trọng sau đây. Trước hêí là hướng

nghiên cứu liên quan đêh chủ đ ể con người và văn hóa (Dương Phú
Hiệp - Chủ biên 2010a; Mai Quỳnh Nam - Chủ biên 2009; Phạm

Minh Hạc 2003; Phạm Minh Hạc and Nguyễn Khoa Điềm 2003;
Thành Duy 2011; Trịnh Thị Kim Ngọc - Chủ biên 2009). Các
nghiên cứu theo hướng này đi sâu vào nhiều chiều cạnh của
văn hóa và sự phát triển con người, văn hoá trong thực tiễn
phát triển con người ở Việt Nam. Trong hướng nghiên cihi này.


Chương 1. NGHIÊN cứu NGUÔN NHÂN Lực TRỀ Từ TIẾP CẬN VỐN XÃ HỘI

23

chương trình KX-05 "Phát triển văn hoá, con người và nguồn
nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá" là một ví
dụ tiêu biểu về hướng nghiên cứu về nguồn nhân lực ở Việt
Nam. Đây là một chương trình lớn, nghiên cứu sâu nhiều chiều
cạnh khác nhau liên quan đến nguồn nhân lực, từ đời sống văn
hóa cho đêh tình trạng sức khỏe, tà phát triển trí tuệ cho đến
giáo dục phổ thông và hướng nghiệp (Chưonng trình KX.05
2001-2005). Hướng nghiên cứu thứ hai là hướng nghiên cứu v ề
nguồn lực trí tuệ (Nguyễn Văn Khánh - Chủ biên 2010; Nguyễn
Văn Khánh - Chủ biên 2012; Phạm Tất Dong - Chủ biên 2001;
Phạm Thành Nghị 2007; Trần Hổng Lưu 2010). Những nghiên
cứu theo hướng này đã tập trung tìm hiểu thực trạng nguồn
nhân lực, kinh nghiệm xây dựng và phát huy nguồn nhân lực,
giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, nhằm phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước
trong th ế kỷ XXI. Hướng nghiên cứu thứ ba là hướng nghiên cứu
nguồn nhân lực ở các địa phương, khu vực (Đặng Cảnh Khanh
2006; Dương Anh Hoàng 2012; Phạm Thành Nghị - Chủ biên
2010; Phạm Thành Nghị 2008; Vũ Hy Chương 2010). Hướng

nghiên cứu này bàn đến nguồn nhân lực từ các tiếp cận khác
nhau ở nhiều địa phương, khu vực như Hà Nội, Đà Nang, Tây
Bắc. M ột hướng nghiên cứu quan trọng nữa liên quan đên chủ đ ề
nguồn nhân lực hiện nay là nghiên cứu sự phát triển con người trong
bôĩ cảnh toàn cầu hóa (Dương Phú Hiệp - Chủ biên 2010b; Phạm
Hổng Tung 2011; Phạm Minh Hạc 2001). Các nghiên cứu theo
hướng này bàn sâu về mối quan hệ giữa công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, toàn cầu hóa và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam.
Đặc biệt là việc phát huy, bổi dưỡng nhân tài như là yếu tô'
quan trọng để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng


24

VỐN XÃ HỘI TRONG PHÁTTRIỂN NGUỔN NHÂN LựCTRẼ PHỤC vụ sự NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ,...

được đề cập đến trong hướng nghiên cứu này. Ngoài những
hướng nghiên cứu kể trên, một số hướng nghiên cứu quan
trọng khác cũng đã được triển khai như chất lượng dân sô'
(Nguyễn Thị Kim Hoa 2009; Phạm Tất Dong, Nguyễn Thị Kim
Hoa, and Dương Quốc Trọng 2003; Phạm Tất Dong, Nguyễn
Thị Kim Hoa, Dương Quô'c Trọng, and Trần Văn Chiến 2006),
công tác phát triển nhân tài (Dương Phú Hiệp 2011), năng lực
lãnh đạo của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cơ sở (Nguyễn Đình
Tấn 2008).
Nhìn một cách tổng thể, các công trình nghiên cứu và thực
tế tình hình trong nước hiện nay đều đã khẳng định vai trò có
tính chất quyết định của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh
tế - xã hội nói chung, đặc biệt là với quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Có thể khẳng định rằng những vân đề

do các học giả đặt ra đã thể hiện những về châ't lượng nguồn
nhân lực trong nước và là những đóng góp, gợi mở quý báu
cho hướng nghiên cứu về nguồn nhân lực trẻ hiện nay.
3.

Khái niệm vốn xã hội và những quan điểm đa chiếu vể vốn xã hội

Vốn xã hội (social Capital) là một loại vôh quan trọng bên
cạnh các loại vốn khác như vốn kinh tế, vốn văn hoá (Bourdieu
1986). Xét về mặt lịch sử khái niệm, Smith & Kulynch (2002;
153-154) cho biê't người đầu tiên đưa ra khái niệm vốn xã hội là
Lyda Judson Haniían vào năm 1916. Những năm 1960, một tác
giả khác là Jane Jacobs có đề cập lại khái niệm vốh xã hội
(Smith & Kulynch 2002; 153-154). Đến những năm 1980, khái
niệm vốn xã hội được đưa vào từ điển khoa học xã hội
(Pukuyama 2002: 23). Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu có
uy tín, chẳng hạn Smith & Kulynch (2002: 154-155) và Portes


Chương 1. NGHIÊN cứu NGUỔN NHÂN Lực TRẺ Từ TIẾP CẬN VỐN XÃ HỘI

25

(1998: 3), khái niệm vốn xã hội chi thực sự trở thành khái niệm
khoa học quan trọng trong tác phẩm "Các hình thức của vốn"
của chính Bourdieu năm 1986 (Bourdieu 1986).
Cho đến nay, khái niệm vốn xã hội được dùng với nhiều
định nghĩa và cách giải thích khác nhau (Boreham, Stafford, &
Taylor 2000; Bourdieu 1986; Burt 1997; Coleman 1984 1988;
Pukuyama 2001,


2002; Granovetter

1973; Grootaert

1999;

Grootaert, Deepa, Jones, & Woolcock 2004; Hall 1999; Halpern
2005; James 2003; Lévesque 2005; Lim & Putnam 2010; Lin 1999,
2001; Pawar 2006; Paxton 1999; Portes 1998; Putnam 1995, 2000;
Smith & Kulynch 2002; Thomas 2001; Woolcock 1998; VVoolcock
2001; Woolcock & Narayan 2000). Nhà nghiên cứu Nguyễn
Tuấn Anh (2011) đã điểm lại các công trình quan trọng trên thế
giới và chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt trong quan
niệm về vốn xã hội giữa các học giả quô'c tế có uy tín như sau:
Thứ nhất, khi bàn về vôh xã hội các tác giả thường đê' cập đến
mạng lưới xã hội. Bourdieu cho rằng vôVi xã hội kết nối với
mạng lưới xã hội tương đối bền vững. Coleman nói vốn xã hội
nằm trong quan hệ xã hội và mạng lưới xã hội. Putnam coi
mạng lưới xã hội là một thành tô' của vốn xã hội. Lin cũng cho
rằng vô'n xã hội nằm trong mạng lưới xã hội. Còn Portes thì
quan sát vốn xã hội thông qua mạng lưới xã hội (Trích lại từ
Nguyễn Tuấn Anh 2011: 9). Thứ hai, nguồn lực là thuật ngữ
được nhiều tác giả sử dụng khi họ định nghĩa vôVi xã hội.
Chẳng hạn, Bourdieu cho rằng vôn xã hội là nguồn lực đến từ
mạng lưới được thừa nhận hoặc quen biết. Trong khi đó theo
Nan Lin, vốn xã hội là nguồn lực nằm trong mạng lưới xã hội.
M ột tác giả khác là Baker lại quan niệm vốn xã hội là nguồn lực
từ những câu trúc xã hội cụ thế (Trích lại từ Nguyễn Tuấn Anh



26

VỐN XÂ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN NGUỔN NHÂN Lực TRẺ PHỤC vụ sự NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOA,...

2011: 9-10). Thứ ba, việc đầu tư vào quan hệ xã hội hay mạng
lưới xã hội là cách tạo ra vô'n xã hội (Bourdieu 1986: 249;
Coleman 1988: 118,101; Pukuyama 2002: 26), và người ta có thể
dùng vốn xã hội đế tìm kiếm lợi ích. Theo Bourdieu, vốn xã hội
là kết quả của sự đầu tư và có thể được chuyển đổi sang loại
vốn khác, chẳng hạn vốn kinh tế. Trong khi đó, Pukuyama
nhân mạnh cá nhân tạo ra và sử dụng vôn xã hội để phục vụ
mục đích của mình. Portes cho biê't người ta có thể thu được lợi
ích nhờ vào việc vận dụng vốn xã hội. Putnam lại chứng minh
hệ quả tích cực của việc sử dụng vốn xã hội là sự thịnh vượng
về kinh tế hay thành công trong học hành (Trích lại từ Nguyên
Tuấn Anh 2011: 10). Thứ tư, lòng tin và quan hệ có đi-có lại là
hai thành tô' được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến khi bàn về
vô'n xã hội. Chẳng hạn, Coleman cho rằng trách nhiệm, sự
mong đợi và lòng tin là các hình thức của vốn xã hội.
Pukuyama thì quan niệm vốn xã hội biểu thị sự tin cậy. Trong
khi đó, Portes lại nói nguồn gô'c của vô"n xã hội là sự trao đổi
qua lại và lòng tin. Putnam thì khẳng định vô'n xã hội gổm có
lòng tin và chuẩn mực của quan hệ trao đổi qua lại (Trích lại từ
Nguyễn Tuấn Anh 2011: 10). Thứ năm, khi bàn về vốn xã hội,
giữa các tác giả cũng có nhiều điểm khác biệt. Nếu Bourdieu coi
vốn xã hội là nguồn lực liên kết với các mạng lưới xã hội thì
Coleman quan niệm vốn xã hội như là các khía cạnh của câu
trúc xã hội tạo thuận lợi cho hành động cá nhân. Nếu Nan Lin
định nghĩa vô'n xã hội là nguồn lực nằm trong mạng lưới xã hội

thì Pukuyama coi vô'n xã hội là những chuẩn mực không chính
thức. Nếu Putnam khẳng định vốn xã hội bao gồm mạng lưới
xã hội, chuẩn mực của quan hệ trao đổi qua lại và sự tin cẩn thì
Portes cho rằng vô'n xã hội là khả năng của cá nhân tìm kiếm lợi


Chương 1. NGHIÊN cứu NGUÔN NHÂN Lực TRẺ TỪ TIẾP CẬN VỐN XÃ HỘI

27

ích bằng cách tham gia vào mạng lưới hoặc cấu trúc xã hội nhất
định (Trích lại từ Nguyễn Tuấn Anh 2011:10).
Nhìn lại các nghiên cứu của các tác giả có uy tín trên thế
giới, chúng ta thây rằng do sự đa dạng của quan niệm về vốn
xã hội nên tùy từng bối cảnh, chủ đề, đôi tượng nghiên cứu mà
chúng ta nên có quan niệm vốn xã hội phù hợp. Với cách như
thế, trong trong nghiên cứu này, trên cơ sở phân tích quan niệm
về vốn xã hội của các tác giả đã được đề cập đến ở trên, và nhất
là dựa vào quan điếm của Putnam (2000: 19), chúng tôi cho
rằng vốn xã hội là khái niệm dùng để chỉ mạng lưới xã hội, lòng
tin, và quan hệ có đi có lại giữa các cá nhân, chủ th ể hành động. Các
cá nhân/chủ th ể hành động có th ể tạo dựng, duy trì, tích lũy và sử
dụng vốn xã hội đ ể tìm kiêm lợi ích trong các lĩnh vực khác nhau của
đời sôhtỊ xã hội.
Nhìn một cách tổng thể những nghiên cứu nổi bật về vốn
xã hội của các tác giả trong và ngoài nước, chúng ta có thể chia
các nghiên cứu này theo một s ố hướng chủ yếu sau đây: vốn xã
hội trong lĩnh vực kinh tê' vốn xã hội trong lĩnh vực chính trị và
quan lý, vốn xã hội trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục. Trước
hết, đối với hướng nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tê', đây là hướng

nghiên cứu có rất nhiều công trình đáng lưu ý. Công trình quan
trọng đầu tiên là nghiên cứu của Bourdieu về các hình thức của
vốn với luận điểm; trong những bôl cảnh nhâ't định vốn xã hội
có thể được chuyển đổi thành vốn kinh tế (Bourdieu 1986: 243).
Sau Bourdieu, nhiều tác giả khác cũng bàn về vai trò của vốn xã
hội trong lĩnh vực kinh tế, chẳng hạn như các nghiên cứu của
VVoolcock và Narayan về "Vô'n xã hội và phát triển kinh tế:
hướng tới một sự tổng hợp lý thuyết và khung chính sách"


28

VỐN XÃ HỘI TRONG PHẤT TRIỂN NGUỔN NHÂN Lực TRẺ PHỤC vụ sự NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ,...

(VVoolcock 1998), "Vô'n xã hội: hệ quả đối với lý thuyết phát
triến, nghiên cứu và chính sách" (Woolcock & Narayan 2000),
"Vị trí của vô'n xã hội trong việc lý giải những kết quả kinh tế
và xã hội" (VVoolcock 2001). Các tác giả này nhấn mạnh vốn xã
hội "co cụ m " vào trong (bonding social Capital - tồn tại giữa các

cá nhân trong nhóm, cộng đồng đổng nhất) giúp cá nhân duy
trì thực lực kinh tế đã có. Trong khi đó, vốn xã hội "vư ơn" ra
ngoài (bridging social Capital - tổn tại giữa các cá n hân vượt ra

bên ngoài giới hạn các nhóm, cộng đồng đổng nhất) lại giúp
cho cá nhân vươn lên phía trước (VVoolcock & Narayan 2000:
233). Cùng với hướng nghiên cứu này, ấn phẩm của Pukuyama
với tên gọi "V ôh xã hội và phát triển: Chương trình nghị sự sắp
tới" (Pukuyama 2002) phân tích mối liên hệ giữa vốn xã hội với
các thành tố khác trong phát triển trên phạm vi toàn cầu, cũng

như vai trò của vốn xã hội đối với phát triển kinh tế và xóa bỏ
đói nghèo. Trong m ột nghiên cứu khác, với tiêu đề "V ốn xã hội,
xã hội dân sự và phát triển", tác giả này cũng nhân mạnh vốn
xã hội như là những chuẩn mực không chính thức thúc đẩy sự
hợp tác giữa các cá nhân. Trong các hoạt động kinh tế, cá nhân
giảm được chi phí giao dịch nhờ vào vốn xã hội (Pukuyama
2001). Dưới một góc nhìn hẹp hơn, qua nghiên cứu "V ốn xã hội
với sự thịnh vượng và đói nghèo của các hộ gia đình ở
Indonesia", Grootaert (1999) đã phân tích vai trò của vốn xã hội
trong lĩnh vực kinh tế vi mô, cụ thể là đã giúp các hộ gia đình
giảm khả năng rơi vào tình trạng đói nghèo. Cùng tiếp cận
nghiên cứu về hộ gia đình, qua ấn phẩm "Vai trò của vốn xã
hội trong phát triển tài chính" (Guiso, Sapienza, & Zingales
2004), Guison và cộng sự cho biết trong những vùng có mức
vốn xã hội cao, các hộ gia đình thường tiếp cận với tín dụng


×