Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Hệ thống ca dao than thân người việt từ góc nhìn thi pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.33 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤCVÀĐÀOTẠO
TRƯỜNGĐẠI HỌCSƯPHẠM HÀ NỘI 2

ĐÀOTHỊ THANH HUYỀN

HỆ THỐNGCADAOTHANTHÂNNGƯỜI VIỆT
TỪ GÓC NHÌN THI PHÁP

LUẬN VĂNTHẠCSĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤCVÀĐÀOTẠO
TRƯỜNGĐẠI HỌCSƯPHẠM HÀ NỘI 2

ĐÀOTHỊ THANH HUYỀN

HỆ THỐNGCADAOTHANTHÂNNGƯỜI VIỆT
TỪ GÓC NHÌN THI PHÁP

Chuyên ngành: Vănhọc Việt Nam
Mã số: 8 22 01 21

LUẬN VĂNTHẠCSĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngườihướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan

HÀ NỘI, 2018




LỜI CẢMƠN

Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự
quan tâm, chỉ bảo tận tình của TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan, người đã trực tiếp
hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự kính
trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học sư
phạm Hà Nội 2, các thầy cô khoa Ngữ văn, các thầy cô trong Tổ bộ môn Văn
học Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Hà Nội,ngày20tháng9năm2018
Tác giả luậnvăn

Đào Thị Thanh Huyền


LỜI CAMĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong luận văn này là kết
quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn
Thị Ngọc Lan. Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu
của các tác giả khác.
Hà Nội,ngày20tháng9năm 2018
Tác giả luận văn

Đào Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC

LỜI CẢMƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọnđề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấnđề.......................................................................... 2
3. Mụcđích vànhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 6
4.Đốitượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 7
5.Phương phápnghiên cứu............................................................................ 8
6.Đóng gópcủa luậnvăn................................................................................ 8
7. Cấu trúc của luận văn................................................................................. 9
CHƯƠNG1: NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CA DAO THAN THÂN10
1.1. Khái quát về ca dao than thân và nhận diện các kiểu nhân vật trữ
tình .................................................................................................................. 10
1.1.1. Thuật ngữ ca dao than thân ................................................................ 10
1.1.2. Khái niệm về nhân vật trữ tình và nhân vật trữ tình trong ca dao.... 14
1.1.3. Các kiểu nhân vật trữ tình nổi bật trong ca dao than thân................17
1.2. Các sắc thái biểuđạt cảm hứng than thân của nhân vật trữ tình..... 19
1.2.1. Than thân vì những bất công trong xã hội phong kiến ..................... 20
1.2.2. Than thân vì những bấtcông tronggiađìnhphụ quyền ................... 32
1.2.3. Than thân vì những đắng cay, cơ cực và nhọc nhằn trong cuộc
sống .................................................................................................................
41
Tiểu kếtchương1........................................................................................... 47
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU ĐẶC TRƯNG TRONG CA DAO THAN


THÂN ............................................................................................................. 48
2.1. Khái niệm kết cấuvàđặc điểm kết cấu của ca dao than thân........... 48

2.1.1. Kết cấu .................................................................................................. 48
2.1.2.Đặcđiểm kết cấu của ca dao than thân .............................................. 51
2.2. Một số biện pháp kết cấucơbản của ca dao than thân ..................... 54
2.2.1. Kết cấutươngphản.............................................................................. 54
2.2.2. Kết cấutrùngđiệp ................................................................................ 60
Tiểu kếtchương2........................................................................................... 65
CHƯƠNG 3: CÁC THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO
THAN THÂN .................................................................................................
66
3.1. Nghệ thuật so sánh ................................................................................. 66
3.1.1. Khái niệm so sánh ...............................................................................
66
3.1.2. So sánh trong ca dao than thân........................................................... 67
3.1.3. Vai trò của so sánh trong việc biểuđạt nội dung than thân .............. 77
3.2. Nghệ thuật ẩn dụ .................................................................................... 78
3.2.1. Khái niệm ẩn dụ ................................................................................... 78
3.2.2. Ẩn dụ trong ca dao than thân.............................................................. 80
3.2.3. Vai trò của ẩn dụ trong việc biểuđạt nội dung than thân.................. 90
Tiểu kếtchương3........................................................................................... 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 95


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

GS


Giáo sư

NXB

Nhà xuất bản

TS

Tiến sĩ

Th.s

Thạc sĩ

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọnđề tài
Ca dao là một thể loại quan trọng của văn học dân gian; là “tiếng tơ
đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng” (Vũ Ngọc Phan); là phương tiện
chủ yếu phản ánh những tâm tư và tình cảm của con người trong các mối

quan hệ xã hội , gia đình, tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương đất nước…
Cùng với ca dao yêu thương tình nghĩa và ca dao hài hước thì ca dao than
thân chiếm một phần khá lớn trong kho tàng ca dao người Việt (sách “Kho
tàng ca dao người Việt” do Nguyễn Xuân Kính – Phan Đăng Nhật chủ
biên, năm 2001 cho thấy có 12.487 lượt lời).
Việc khám phá hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi
pháp sẽ cho chúng ta có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về thế giới tình
cảm, về quá trình lắng đọng và những giọt nước mắt nuốt ngược vào lòng của
người bình dân xưa. Đặc biệt là những người lao động, những người phụ nữ
và cả những người đàn ông trong xã hội cũ. Mặt khác, mỗi thể loại văn học
dân gian lại có cách nói riêng nhằm biểu đạt nội dung riêng của nó. Thi pháp
thể loại chính là cách nói riêng ấy. Đối với ca dao than thân cũng vậy, nghiên
cứu hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp, ta có thể giải
mã được những cung bậc cảm xúc, những nốt nhạc tâm hồn và cả những nét
đẹp văn hóa, đời sống vật chất, tinh thần của những người bình dân xưa.
Mặt khác, bản thân là giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn ở trường phổ
thông, qua thực tiễn giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường phổ thông tác
giả luận văn nhận thấy: mảng ca dao than thân chiếm một tỉ lệ không nhỏ
(lớp 7- THCS có 04/16 lời ca, ở THPT- lớp 10 có 03/10 lời ca dao than
thân). Điều đó chứng tỏ ca dao thân thân đã được quan tâm ở nhiều cấp
học. Tuy nhiên, do thiếu lí luận về phương pháp (ở các trường học giáo viên
vẫn tiến hành dạy học theo lối cũ tức là dạy học ca dao như dạy học thơ trữ
tình. Cách dạy học


2

này sẽ làm mất đi bản chất của ca dao tức là ít chú ý tới tình huống dân gian
và đặc trưng thể loại tất sẽ không thể hiểu được ca dao, đặc biệt là cách dạy
học ca dao than thân hiện nay đã biến bài ca dao thành bài dạy xã hội dung

tục cằn cỗi. Cùng với nó là nhịp sống hiện đại hôm nay, với sự tác động của
nhiều loại hình nghệ thuật, có thể học sinh không còn yêu thích với ca dao nói
chung và ca dao than thân nói riêng nên việc dạy học ở các trường học
vẫn đạt hiệu quả thấp. Việc nghiên cứu “Hệ thốngcadaothanthânngười Việt
từ góc nhìn thi pháp” mong muốn giúp các em hình dung được cái hay, cái
đẹp của ca dao than thân nói riêng và ca dao người Việt nói chung, khơi dậy
trong các em ý thức dân tộc và niềm say mê, hứng thú với thể loại vãn học
dân gian cũng nhý thấy ðýợc vẻ ðẹp tâm hồn, trí tuệ của ngýời bình dân xưa.
Ngoài ra, nghiên cứu hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi
pháp sẽ giúp tôi thỏa mãn niềm yêu thích của mình.
Từ trước đến nay, ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả, công trình, bài viết
giới thiệu, nghiên cứu ca dao với một đội ngũ khá hùng hậu và đạt được kết
quả đáng khích lệ. Nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu
chuyên sâu tìm hiểu về “Hệ thốngcadaothanthân người Việt từ góc nhìn thi
pháp”. Vì vậy, có thể xem đây là “khoảng trống” còn bỏ ngỏ và cần
được “lấp đầy”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấnđề
2.1. Một số bài viết, công trình nghiên cứu thi pháp ca dao
Có thể nói, nghiên cứu về ca dao từ góc nhìn thi pháp đã có khá nhiều
công trình với các vấn đề nổi bật như: thể thơ,kết cấu, các biện pháp tu từ ẩn
dụ, so sánh, thời gian không gian nghệ thuật, hình ảnh biểu tượng,đặc điểm
ngôn ngữ… Có thể kể đến một số công trình: “Mấy suy nghĩ về cách hiểu
một bài ca dao cổ”của nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu, đăng trên Tạp chí
Văn học, số 2, năm 1977; “Hiện tượng lời vàvăn bản khác trong ca dao dân


3

ca” của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính, đăng trên TạpchíVăn học, số 5,
năm 1979; “Thi pháp ca dao” của Nguyễn Xuân Đức, đăng trên Tạp chí

Nghiên cứuvăn học, số 9, năm 2005; “Giọngđiệu ca dao – mấy điều cần làm
rõ” của Lê Xuân Mậu, đăng trên TạpchíVănhóadân gian, số 2, năm 2005;
Tìm hiểu thi pháp học qua thiphápcadao” của Phan Đăng Nhật, đăng trên
TạpchíVănhóanghệ thuật, số 5, năm 2005....
Đây là những bài viết quy mô nhỏ, tập trung đi sâu vào phương pháp
nghiên cứu thi pháp ca dao trong đó có một số bài quan tâm đến mảng ca dao
than thân.
Bên cạnh đó, có những công trình có quy mô lớn hơn nghiên cứu các
vấn đề thi pháp ca dao như:
Công trình nghiên cứu Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính, Nxb
Khoa học xã hội, năm 1991. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đi
sâu vào phương pháp nghiên cứu, tiếp cận thi pháp ca dao trên các bình diện
ngôn ngữ, thể thơ, kết cấu, thời gian và không gian nghệ thuật, một số biểu
tượng, hình ảnh… trong thi pháp ca dao nói chung. Mặt khác, tác giả cũng nói
đến sự giống, khác nhau giữa ca dao và thơ trong văn học viết để bạn đọc
thấy được ca dao cũng là một thể thơ- thơ trữ tình dân gian. Từ đó giúp bạn
đọc và người tiếp nhận cần có cái nhìn đúng đắn khi tiếp cận ca dao… Thế
nhưng, công trình cũng chưa có những tìm hiểu cụ thể về thi pháp ca dao than
thân.
Cuốn Những thế giới nghệ thuật ca dao của Phạm Thu Yến, Nxb Giáo
dục, năm 1998. Sách đề cập đến các đặc điểm thi pháp của thể loại ca dao
như: ngôn ngữ và kết cấu, những phương tiện biểu hiện trong ca dao, đặc biệt
tác giả chú ý đến một số khía cạnh của các tiểu loại ca dao chưa được quan
tâm nhiều như: Hát ru, ca dao trào phúng… đồng thời tác giả cũng đưa ra
phương pháp bình giảng ca dao theo đặc trưng thể loại nhằm định hướng
cho quá trình tìm


4


hiểu tác phẩm ca dao theo đúng đặc trưng phônclo. Tuy nhiên, để nói riêng về
những đặc điểm thi pháp ca dao than thân thì tác giả chưa đề cập.
Hai cuốn Thi pháp văn học dân gian của Lê Trường Phát (sách bồi
dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997- 2000), Nxb Giáo dục, năm 2000 và cuốn
Nhữngđặc điểm thi pháp của các thể loại vănhọc dân gian của Đỗ Bình Trị
(giáo trình bồi dưỡng giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng sư phạm),
Nxb Giáo dục, năm 2001. Hai cuốn sách này đi sâu khái quát các đặc
điểm thi pháp từng thể loại Văn học dân gian như: thi pháp của truyện cổ
tích, truyền thuyết lịch sử, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố và
cũng đã đề cập đến thể loại thi pháp ca dao trong tương quan với các yếu tố
về Nhân vật trữ tình và những hoàn cảnh điển hình trong ca dao, kết cấu của
ca dao, hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ trong ca dao, thể thơ và sự vận dụng
các thể thơ trong ca dao, thời gian và không gian nghệ thuật trong ca dao,
những thủ pháp nghệ thuật chủ yếu trong việc xây dựng hình ảnh của ca dao.
Bên cạnh đó, hai cuốn sách cũng đề cập đến những phương pháp dạy học ca
dao theo thể loại. Đặc biệt, trong cuốn sách của Đỗ Bình Trị- khi bàn về thi
pháp ca dao, tác giả nhấn mạnh “sự tổng hòa của những đặc điểm thi pháp
những nhân vật trữ tình, những hoàn cảnh điển hình trong ca dao, kết cấu ca
dao, hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ, thể thơ và sự vận dụng các thể thơ trong
ca dao đã tạo nên một phong cách chung bền vững của ca dao truyền
thống” [234, tr. 235] là định hướng quan trọng khi tìm hiểu về thi pháp ca
dao nói chung…. song bàn về thi pháp ca dao than thân thì ở cả hai công trình
chưa có nghiên cứu riêng.
Những công trình nói trên, mặc dù có quy mô lớn hơn trong nghiên cứu
về cách tiếp cận tìm hiểu ca dao nhưng cũng chỉ là những lưu ý, gợi ý phương
pháp tiếp cận ca dao nói chung chứ chưa có công trình nào đề cập đến thi
pháp ca dao than thân.


5


2.2. Một số bài viết và công trình nghiên cứu về ca dao than thân
Một số bài viết, công trình của các nhà nghiên cứu nói về các
phương diện nội dung và nghệ thuật của ca dao than thân được đề cập trong
các cuốn sách như: Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, Nxb
Khoa học xã hội, năm 1971; Lịch sử văn học Việt Nam – Văn học dân
gian tập 2 của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, Nxb Đại học và trung
học chuyên nghiệp, năm 1973; Tìm hiểu tiến trình vănhọc dân gian Việt Nam
của Cao Huy Đỉnh, nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1974; Hợp tuyển
thơ ca Việt Nam tập 1 (phần Văn học dân gian) của Vũ Ngọc Phan, nhà xuất
bản Văn học, năm 1977; Ca dao cũ và mới của Nguyễn Đăng Châu, do Bộ
giáo dục xuất bản, năm
1995; Cadao người Việt quyển 3, Nxb Khoa học xã hội, năm 2015.
Nhìn chung ở những cuốn sách này, chủ đề ca dao than thân được quan
tâm ở góc độ nghiên cứu, tập hợp, đi vào phương pháp nghiên cứu, tiếp cận
các yếu tố nội dung và nghệ thuật của ca dao than thân nhưng chưa nói rõ về
thi pháp.
Ngoài ra, một vài vấn đề thi pháp trong hệ thống ca dao than thân cũng
được đề cập rải rác ở một số bài viết, bài báo khoa học, khóa luận tốt nghiệp
như:
Các bài viết của Nguyễn Thị Nhàn

“Khi chàng trai than thân”,

đăng trên Tạp chí Giáo viên và Nhà trường, số 20, năm 2000; “Những câu hát
than thân- thi điệuvàtìnhduyên”, đăng trên Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số
10, năm 2004.
Sinh viên Ngô Kim Trang trong Kỉ yếu Hội thảo khoa học sinh viên
toàn quốc năm 2014, có bài viết “Tiếng hát than thân của người đàn ông
trong ca dao trữ tìnhngười Việt”. Trong bài viết, tác giả dành sự quan tâm tới

riêng một đối tượng nhân vật trữ tình- người đàn ông than thân nhưng cũng
chỉ dừng lại ở cảm hứng than thân của người đàn ông trên bình diện cảm xúc,


6

tình cảm với các cung bậc khác nhau chứ chưa quan tâm đến hệ thống ca dao
than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp nói chung.
Sinh viên Trần Thị Mai có nghiên cứu về “Hệ thống hình ảnh so sánh
trong những lời ca dao có cùng mô hình cấutrúc“Thân em như…”, bài khóa
luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội 2, năm 2015. Bài viết cũng khám
phá về ca dao than thân nhưng chỉ đi sâu tìm hiểu một khía cạnh nhỏ trong thi
pháp ca dao than thân đó là nghệ thuật so sánh với cấu trúc “thân em như…”.
Bài viết cũng ít nhiều đề cập đến khúc hát than thân của người phụ nữ trong
xã hội phong kiến xưa gắn với mô hình cấu trúc “thân em như…” mà chưa
bao quát tới toàn bộ thi pháp ca dao than thân.
Nhìn chung những công trình trên, mặc dù là những lưu ý, gợi ý về
cách tiếp cận tìm hiểu ca dao, trong đó đã ít nhiều đề cập đến thi pháp ca dao
than thân nhưng đứng trên mặt lí luận xem xét, chúng tôi nhận thấy ở các bài
viết, công trình nghiên cứu trên mới chỉ đi sâu vào thi pháp thể loại, có chăng
khi nói về thi pháp ca dao than thân cũng chỉ quan tâm đến những khía cạnh
rất nhỏ chứ chưa quan tâm đến thi pháp ca dao than thân nói chung. Vì vậy,
trên cơ sở tiếp thu kết quả những công trình nghiên cứu của những người đi
trước, tác giả luận văn tiếp tục khai thác đề tài “Hệ thống ca dao than thân
người Việt từ góc nhìn thi pháp”, với mong muốn tìm đến những kết quả
nghiên cứu đầy đủ và toàn diện hơn về ca dao than thân trong kho tàng ca dao
người Việt.
3. Mụcđích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mụcđíchnghiêncứu
Nghiên cứu về đề tài “Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc

nhìnthi pháp”, tác giả luận văn mong muốn thông qua việc nghiên cứu, tìm
hiểu sẽ trang bị cho bản thân mình những vốn kiến thức chuyên sâu về ca dao
nói chung và ca dao than thân nói riêng trên phương diện thi pháp học.


7

Hiểu sâu sắc hơn một trong hai đề tài đặc trưng nhất của ca dao – đề tài
than thân.
Nâng cao năng lực nghiên cứu và bổ sung các phương pháp tiếp cận
văn học dân gian, ca dao nói chung và ca dao than thân nói riêng để từ đó sẽ
giúp tác giả luận văn phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu và giảng dạy của
mình ở cấp học phổ thông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhận diện, phân tích và làm sáng tỏ các yếu tố thi pháp thể loại trên
các bình diện như: nhân vật trữ tình trong ca dao than thân; các dạng
thức kết cấu trong ca dao than thân; các thủ pháp nghệ thuật đặc
trưng trong việc diễn tả thế giới tâm hồn của những nhân vật trữ tình trong ca
dao than thân.
Trong các lời than thân, có lẽ bấy lâu chúng ta đã quá quen thuộc với
những câu hát than thân của người phụ nữ, mà chưa thực sự chú ý sâu tới lời
than thân của những người nông dân và những người đàn ông trong ca dao
than thân. Ở đề tài nghiên cứu này, tác giả luận văn sẽ cố gắng đi sâu vào tìm
hiểu về các nội dung đó. Trong ca dao than thân, những lời than thân được cất
lên không đơn giản chỉ là sự trao đổi thông tin mà còn là để tạo lập những
mối quan hệ tình cảm giữa con người với con người. Vì vậy, kết quả nghiên
cứu của luận văn tác giả sẽ cố gắng góp phần làm rõ những khía cạnh của đời
sống tâm hồn người Việt xưa được thể hiện trong những bài ca dao than thân.
4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đốitượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những lời ca than thân trong hệ thống ca dao
người Việt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Với đề tài “Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc
nhìnthi pháp”, phạm vi nghiên cứu bao gồm: xác định những kiểu nhân vật


8

trữ tình xuất hiện trong các bài ca dao than thân; cùng với các dạng thức kết
cấu nổi bật và những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng trong việc biểu đạt thế
giới tâm hồn của nhân vật trữ tình trong các bài ca dao than thân.
Tư liệu: Để giúp cho việc nghiên cứu đề tài chúng tôi tiến đã tiến hành
khảo sát các tư liệu như:
- Cuốn Tuyển tập tục ngữ - ca dao Việt Nam do Nguyễn Từ - Nguyễn
Thị Huế - Trần Thị An biên soạn, Nxb Văn học, năm 2001, Hà Nội.
- Cuốn Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa của Nguyễn Chiến,
Nxb Giáo dục, năm 2009, Hà Nội.
- Cuốn Ca dao người Việt (quyển 1,2,3) do Nguyễn Xuân Kính chủ
biên, Nxb Khoa học xã hội, năm 2015, Hà Nội.
- Cuốn Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, Nxb Văn
học, năm 2017, Hà Nội.
Ngoài ra, chúng tôi có dẫn chứng thêm nhóm bài ca than thân trong
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 và Ngữ văn lớp 10.
5. Phươngphápnghiêncứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả luận văn có sử dụng
một số các phương pháp như:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, so sánh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp liên ngành
6.Đóng gópcủa luậnvăn
Thêm một tiếng nói khẳng định sự đa dạng, độc đáo của ca dao than
thân – một hệ thống lời ca phản chiếu sinh động và chân thực về đời sống tâm
hồn của những người bình dân trong xã hội xưa.


9

Góp phần vun đắp tình yêu và niềm yêu thích ca dao cho học sinh.
Để từ đó có thể giúp các em có cái nhìn đầy đủ về thể loại văn học dân gian
đặc sắc này.
Luận văn có thể sử dụng là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy thể loại ca dao nói chung, ca dao than thân nói riêng.
7. Cấu trúc của luậnvăn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo. Nội dung của
luận văn sẽ được triển khai bao gồm 3 chương:
Chương 1: Nhân vật trữ tình trong ca dao than thân
Chương 2: Kết cấu đặc trưng trong ca dao than thân
Chương 3: Các thủ pháp nghệ thuật trong ca dao than thân


10

CHƯƠNG 1
NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CA DAO THAN THÂN
Có thể nói “chìa khóa” quan trọng đầu tiên mở cánh cửa bước vào thế giới
nghệ thuật ca dao than thân- thế giới của những sắc thái tình cảm, khát vọng,
ước mơ, của những đắng cay tủi hờn nhọc nhằn trong cuộc sống… chính là
khám phá nhân vật trữ tình. Tìm hiểu nhân vật trữ tình trong ca dao than thân là

cách bạn đọc được giao tiếp với với thế giới tâm hồn của người bình dân trong
xã hội phong kiến xưa để thấu cảm với nhưng tâm tư vốn dĩ không dễ để cất
thành lời.
1.1. Khái quát về ca dao than thân và nhận diện các kiểu nhân vật
trữ tình
1.1.1. Thuật ngữ ca dao than thân
Theo Từ điển Tiếng Việt, “than thân” là “kêu than, thổ lộ nỗi buồn rầu
đaukhổ của mình và mong có một sự đồng cảm,xótthương” [102, tr. 942]. Như
vậy, ca dao than thân là một hệ thống lời ca bên cạnh các hệ thống ca dao: hài
hước, tình nghĩa. Nó là những lời than thở về số phận, về cuộc đời, về
những bất công và về cả những muộn phiền trong cuộc sống lao động… Qua lời
than, người bình dân muốn khẳng định giá trị bản thân, bộc lộ những tâm tư tình
cảm sâu kín bấy lâu không biết giãi bày cùng ai- đó là khát vọng về tình yêu,
khát vọng về một cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc, về những công bằng
trong xã hội đồng thời cũng gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo chà đạp
lên quyền sống, quyền hạnh phúc chính đáng của con người… từ đó giúp người
đọc có cái nhìn cảm thông, trân trọng, biết đấu tranh hướng tới bảo vệ những
giá trị chân chính giúp con người và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bởi chưa có công trình nghiên cứu về thuật ngữ ca dao than thân cho nên
theo tác giả luận văn khi tìm hiểu, nghiên cứu bài ca dao cần phải xác định bài
ca dao ấy ở tiểu loại nào để từ đó giúp cho người đọc phân tích và nắm được
đặc điểm thể loại, đặc điểm thi pháp. Do đó, cần phải phân biệt giữa ca dao than
thân với ca dao hài hước; ca dao than thân với ca dao trào phúng.


11

a. So sánh ca dao than thân vớicadaohàihước
Ca dao than thân và ca dao hài hước vốn là hai bộ phận của thể loại ca
dao. Ca dao than thân giống ca dao hài hước ở hình thức diễn đạt, loại hình và

phương thức diễn xướng.
Về hình thức diễn đạt, có thể thấy cả hai loại này đều có chung cấu trúc
ngôn từ, thể văn.
Ví dụ, ở ca dao than thân:
“Con cò bay bổng bay la
Bay từ cửa miếu bay ra cánh đồng
Cha sinh mẹ đẻ tay không
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi
Trước là nuôi cái thân tôi
Sau nuôi đàn trẻ, nuôi đời cò con”.
Ví dụ, ca dao hài hước:
“Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng
yêu chồng bảo tơ hồng trời cho Đêm
nằm thì ngáy o o
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm
Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu”.
Về loại hình thì cả hai bộ phận ca dao này đều thuộc loại hình trữ tình
phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của người bình dân xưa.
Ngoài ra, ca dao than thân và ca dao hài hước có chức năng, đề tài, đặc
điểm thi pháp khác nhau. Cho nên, muốn phân biệt giữa hai loại này chỉ cần dựa
vào chức năng, đề tài, đặc điểm thi pháp để phân biệt chúng. Trong đó, ca dao
than thân là những tiếng hát than thân đau khổ, tủi cực cất lên đó có thể là của
người phụ nữ, người đàn ông hay là người nông dân về những bất công trong xã


12


hội xuất phát từ các mối quan hệ xã hội, quan hệ gia đình và tình yêu lứa đôi.
Còn ca dao hài hước lại làm bật tiếng cười hài hước, châm biếm, trào lộng.
Ngoài mục đích mua vui giải trí, tiếng cười còn có giá trị phê phán những thói
hư và tật xấu của con người trong đời sống văn hóa, xã hội.
b. So sánh ca dao than thân với ca dao trào phúng
Khái niệm “trào phúng” được định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn
học: “Trào phúng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuậttrong đócácyếu tố
của tiếngcười mỉa mai, châm biếm,phóngđại,khoa trương,hài hước được sử
dụngđể chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi
thời, độc ác trong xã hội” [37, tr. 1059]. Trong ca dao trào phúng tiếng cười
được bật ra là do phát hiện sự không phù hợp giữa các sự vật và hiện tượng giữa
cái bên trong và bên ngoài, giữa cái nội dung và hình thức. Ca dao trào phúng
được chia thành ba bộ phận, bao gồm: ca dao khôi hài, giải trí; ca dao giáo dục
và ca dao đả kích tố cáo.
Bộ phận ca dao đả kích, tố cáo. Cái cười ở bộ phận này nhằm phủ định
bản chất đối tượng gây cười. Đối tượng gây cười ở bộ phận này gồm nhiều hạng
người từ vua chúa đến quan văn, quan võ, sư sãi, thầy bói... Họ đã tự bộc lộ
những cái xấu xa, lỗi thời ði ngýợc lại với những gì mà thể chế, kỷ cương, địa vị
xã hội do giai cấp phong kiến đề ra.
Trong bộ phận ca dao này, những bài đả kích, lên án các nhà sư hổ mang,
thầy cúng, thầy bói, thầy tướng số, thầy địa lí chiếm một số lượng khá lớn. Ca
dao đã vạch rõ và đả kích vào những ý nghĩ hành động ngược hẳn với danh
nghĩa của loại người này. Thầy cúng “mồm thì lẩm bẩm, tay sờ đĩa xôi”,
thầy phù thủy thì sợ ma, thầy tướng số “chẳng giàu thì nghèo”, “chẳng gái thì
trai”, thầy bói “xem bói ra ma, quét nhà ra rác”, các thầy địa lí “hònđất mà biết
nói năngthìthầyđịalíhàmrăngchẳng còn”... ở các nhân vật là nhà sư hổ mang bị
đả kích tố cáo tập trung nhất là bản chất bên trong, núp dưới hình thức
bên ngoài là đã thoát tục. Đó là cái vị chân tu rởm, tính cách của họ có sự mâu
thuẫn giữa chay tịnh và sự ham muốn về ăn uống và quan hệ trai gái. Những
nhà sư,



13

mồm thì nam mô, bụng bồ dao găm, “một trămconchó, một lọ mắm tôm, một
ôm rau húng, một thúngraurăm...”, cũng trộm cắp, mê gái, tương tư gái đến
“ốm lăn ốm lóc”, những loại “nam mô bồ tát bồ hòn,ôngsư bà vãicuộn tròn
lấy nhau”, đến những chú tiểu chén thịt chó tì tì “con gái chưa chồng thì
lấy tiểu tôi”. Họ là đối tượng bị đả kích mạnh mẽ và không thương tiếc trong ca
dao trào phúng.
Dưới tiếng cười đả kích mạnh mẽ của bộ phận ca dao này, giai cấp thống
trị đã hiện nguyên hình là một lũ ngu dốt, bất tài, vô dụng, dâm ô và hèn hạ. Cả
bộ mặt giai cấp phong kiến bị phơi bày trong ca dao trào phúng từ vua quan đến
bộ máy cai trị cường hào, lính lệ ở các thôn xã. Bộ phận ca dao này vạch rõ mâu
thuẫn trong các loại người này đó là thực chất bên trong và cái danh bề ngoài
trái ngược nhau, ra đường thì “áo mũxênhsang” ông nọ bà kia nhưng về nhà thì
nhân cách lại vô cùng hèn hạ “cám rangđâumày”. Bản chất xấu xa, bỉ ổi nhưng
được che đậy bởi bộ mặt đạo đức giả:
“Em là cô gái đồng trinh
Em đi bán rượu qua dinh ông nghè
Ông nghè sai lính ra ve, Trăm
lạy ông nghè tôi đã có con Có
con thì mặc có con,
Thắt lưng cho giòn theo võng cho mau”.
Bài ca dao trên đã vạch rõ bộ mặt bỉ ổi của bọn quan lại. Ông nghè sai
lính ra ve gái hộ mình đã làm cho bộ mặt đạo đức giả của những kẻ đại diện cho
lễ giáo phong kiến phơi bày.
Ai cưỡi ngựa mà “chẳng phải vịn ai”, có ai đánh giặc mà chỉ cốt “xông
vào trận tiền cởi khố giặc ra”. Vậy mà vua vẫn khen là có tài, ban thưởng tiền
bạc:

“Đồn rằng quan tướng có danh
Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai
.......
Đánh giặc thì chạy trước tiên
Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra”.


14

Tiếng cười ở đây đã đả kích tố cáo mạnh mẽ quyết liệt cả xã hội phong
kiến đương thời. Người bình dân xa xưa đã mượn lời ca dao trào phúng để vạch
trần bản chất thối tha, đáng khinh bỉ của bọn chúng. Khi soi chiếu vào ca dao
than thân chúng ta thấy người bình dân xa xưa cũng sử dụng những câu ca dao
than thân mà trong đó cũng ẩn chứa những tiếng cười châm biếm một cách
khéo léo để thông qua đó vạch trần, tố cáo bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị.
1.1.2. Khái niệm nhân vật trữ tình và nhân vật trữ tình trong ca dao
Về khái niệm “nhân vật trữ tình” trong Từ điển thuật ngữ văn học có viết:
“Nhân vật trữ tìnhlàhìnhtượngnhàthơtrong thơ trữ tình, phươngthức bộc lộ ý
thức tác giả. Nhân vật trữ tìnhlàcon người “đồng dạng” của tác giả - nhà
thơ, hiện ra từ vănbản của kết cấu trữ tình….ngườicóđường nét hay một vài
sốngđộng có số phậncánhânxácđịnh hai có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có
cả nét vẽ chân dung” [37, tr. 201].
Với khái niệm trên có thể thấy rằng “nhân vật trữ tình” là hình tượng
mang tính khái quát cao “như mộttínhcáchvănhọc” đó có thể được “xây dựng
trên cơ sở lấy các sự thật của tiểu sử tác giả làm nguyên mẫu” và có thể chứa
đựng những “tình cảm chân thành của

mình trong những tình huống trữ

tình, và không lầm khi tin những tình cảm ấy là thật” [37, tr. 201].

Nhân vật trữ tình trong ca dao xuất hiện có thể là người con gái, hoặc là
người con trai, là “mình” hoặc “ta”… Nhân vật trữ tình trong ca dao rất đa dạng
bao gồm từ người làm nghề lao động thủ công đến các nhà trí thức hoặc là
những “tao nhân mặc khách” của tất cả các thời đại trong thơ trữ tình. Nhân vật
trữ tình trong ca dao - họ là những “con người đồng dạng của tác giả - nhàthơ”
được định danh nghệ thuật bằng những từ xưng hô như: em, anh, tôi, ông ta,
thiên hạ, người ta, chúng tôi,... Nhiều khi lại được “cải trang” dưới những cách
gọi ẩn dụ khác nhau như: hoa, thuyền, bến, mận, đào,... hoặc cũng có khi được
ẩn náu dưới những lớp từ ngữ miêu tả tâm trạng của các tập thể nào đó mà
không có tên gọi cụ thể hay cũng có khi lại là số phận cá nhân. Nhưng, có thể
nhận thấy rằng dù ở mọi hình thức nào thì nhân vật trữ tình cũng luôn đồng


15

nghĩa với nhà thơ. Như vậy, có thể đưa ra nhận “nhân vật trữ tình” trong thơ
chính là hình tượng tác giả của nó bởi một số yêu cầu cá nhân trong cuộc đời
của nhà thơ thường có mặt trong các nhân vật trữ tình. Tuy nhiên, hiểu như vậy
là chưa đủ và chưa có sức thuyết phục bởi vì để hóa thân vào nhân vật trữ tình,
các nhà thơ trữ tình đã rút gan ruột, dồn sinh lực, chút nỗi niềm riêng tư không
chỉ của riêng mình mà còn của những con người đồng cảm với mình trong thế
giới khách quan đã bị chủ quan hóa ấy. Trên lí luận cũng như trong thực tế,
nhân vật trữ tình có thể có hồn vía và hình ảnh thân xác nhà thơ nhưng lúc này
nó không còn chỉ là của cá nhân nhà thơ mà là cá nhân đại diện cho xã hội của
thời kỳ đó, đúng như nhà phê bình văn học Nga – Bêlinxki (1811-1848) đã
từng nhận định. Khi tiến hành xâu chuỗi các bài thơ trữ tình của những nhà thơ,
ta sẽ nhận ra rằng lúc này họ hóa thân không chỉ là hóa thân vào một nhân vật
trữ tình, một tâm trạng trữ tình, một cảnh huống trữ tình mà sẽ là vô vàn các
nhân vật, các tâm trạng và các tình huống trữ tình trong hành trình kiếm tìm vẻ
đẹp bất tận của tác phẩm nghệ thuật bắt nguồn từ hơi thở của cuộc sống.

Điểm khác biệt giữa nhân vật trữ tình và nhân vật thường chính là điều
tất yếu. Sự khác biệt đó đã buộc người nghiên cứu phải có cách tiếp cận nhân
vật trữ tình và nhân vật khác nhau theo đặc trưng thể loại của chúng. Vấn đề đó
đã được xác định, biểu hiện ở việc tìm hiểu nhân vật trữ tình và bản sắc của nó
với những đặc điểm của nó trong quá trình đi tìm hiểu và nghiên cứu về nhân
vật trữ tình.
Là một hình tượng nghệ thuật của sáng tác dân gian, nhân vật trữ tình
trong ca dao có những đặc điểm “đại đồng vị” so với nhân vật trữ tình. Tuy
chưa đặt vấn đề so sánh cũng chưa đưa ra định nghĩa về nhân vật trữ tình trong
ca dao, nhưng việc chỉ ra một số đặc điểm của nhân vật trữ tình trong ca dao
như tính phiếm chỉ, “là những nhân vậtchưađược cá thể hóa, mang tâm trạng
chung của nhiềungười”... Đã nói lên rằng các nghiên cứu xác nhận giữa nhân
vật trữ tình trong thơ và nhân vật trữ tình trong ca dao có sự khác biệt.


16

Trên cơ sở ý kiến các nhà nghiên cứu, xem xét các lời ca dao, tác giả luận
văn thấy rằng cần phải nhận thức cụ thể hơn về sự khác biệt giữa nhân vật trữ
tình trong ca dao với nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình.
Thông thường dung lượng của mỗi lời ca dao thường ngắn và trong nhiều
trường hợp lại là rất ngắn. Bởi vậy mà nội tâm của nhân vật trữ tình trong ca dao
thường không được diễn tả cụ thể và chưa được khai thác triệt để. Các nhà
nghiên cứu đã bàn về sự ngắn gọn của một lời ca dao và lí giải nguyên nhân của
sự ngắn gọn đó. Đúng như Nguyễn Xuân Kính đã nhận xét trong một chuyên
luận: “tính chất ngắn gọn của mỗi lời ca dao là một đặc điểm chứ không hẳn
là một ưu điểm”. Sự ngắn gọn của mỗi lời ca dao đáp ứng nhu cầu sáng tác trực
tiếp và tính lưu truyền bằng miệng - đây là điều hiển nhiên mà chúng ta sẽ
không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, cũng chính vì sự ngắn gọn đó đã không
có những thuận lợi để giúp để cho nhân vật trữ tình ở ca dao được thể hiện hết

mình.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng bản chất của sự vật và hiện tượng nào cũng
mang tính hai mặt. Trong đó, nhân vật trữ tình của ca dao sẽ thường mang tâm
trạng, tình cảm chung của rất nhiều người, ở nhiều địa phương và nhiều giai
đoạn lịch sử dù ít khi tâm trạng, tình cảm đó được khai thác triệt để, được
đẩy tới đỉnh cao của các cung bậc tình cảm. Nhưng bù lại thì nhân vật trữ tình
của ca dao thường lại rất dễ dàng tìm được sự đồng cảm từ phía người tiếp
nhận. Đó là những sự đồng cảm về các quan niệm sống, những quan niệm ứng
xử, những quan niệm trong tình yêu lứa đôi... Có lẽ bởi nội dung của những
quan niệm ấy là những vấn đề quen thuộc và rất phổ biến đối với nhiều người
và cũng có lẽ là do nó được sử dụng trong những hình thức là những lời thơ
gắn gọn hàm súc mà lại giản dị và dễ hiểu. Như vậy, có thể hiểu về nhân vật
trữ tình của ca dao như sau: nhân vật trữ tình trongcadaolàhình tượng tác giả
dân gian,lànơiđể tác giả dân gian bộc lộ ý thức củamình.Trongđó,nhân vật trữ
tình của ca dao không chỉ có nét giống với tác giả mà còn giống với một hoặc
nhiều tập thể tác giả. Nó mang tính phiếm chỉ, hiện ra từ kết cấuvănbản
cadao như một con


17

người có tâm trạng, có tình cảm giống với rất nhiều người ở những thời gian
và không gian khác nhau.
1.1.3. Các kiểu nhân vật trữ tình nổi bật trong ca dao than thân
Có thể thấy rằng, ở trong ca dao chủ thể trữ tình (tức là tác giả) luôn có
điểm tương đồng với các nhân vật trữ tình (có nghĩa là nhân vật mà cảm nghĩ
của nó được diễn tả trong bài ca). Trong ca dao có số lượng nhân vật quá ít ỏi.
Đó là:
Đó là những nhân vật là những chàng trai hay những cô gái được đặt
trong những mối quan hệ là bạn bè hay trong chuyện tình yêu đôi lứa:

“Em đi bắt cá mò cua
Nhịn ăn nhịn mặc mà mua thân chàng
Không thì phép nước lệ làng
Sưu cao, thuế nặng, khổ càng khổ hơn”.
Và nhân vật có khi lại là những người vợ, người mẹ hay là những người
chồng, người con trong mối quan hệ thân thiết của gia đình:
“Từ khi em về làm dâu,
Anh thì dặn trước bảo sau mọi lời.
Mẹ già dữ lắm em ơi,
Nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn lời mẹ cha”.
“Có con khốn khổ về con
Lấy chồng phải gánh xương hom cho chồng”.
“Con vua lấy thằng bán than
Nó dắt lên ngàn cũng phải đi theo.
Mẹ em tham gạo tham gà
Bắt em để bán cho nhà cao sang”.
Nhân vật là những cô gái, người con dâu và người vợ sống trong một gia
đình gia trưởng:
“Cuốc kêu khắc khoải mùa hè Làm
thân con gái phải nghe lời chồng Sách
có chữ rằng: phu xướng, phụ tòng
Làm thân con gái lấy chồng xuất gia”


18

Nhân vật là những người nông dân, những người dân chài và người lái đò
người làm thuê đặt trong quan hệ với xóm làng, quê hương và đất nước:
“Lao xao gà gáy rạng ngày, Vai
vác cái cày, tay dắt con trâu Bước

chân xuống cánh đồng sâu, Mắt
nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày. Ai
ơi bưng bát cơm đầy,
Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng”.
“Đất đâu đất lạ đất lùng,
Đi làm lại có thổ công ngồi bờ.
Thổ công không có người thờ,
Cho nên mới phải vẩn vơ ngoài đồng”.
“Lỡ bước xuống đò
Sông sâu sào ngắn không dò tới nơi
Thuyền buồm gió đánh tả tơi
Một con chèo quế xa bơi sông hồ
Trông lên hòn đá lô xô
Mặt sông lai láng, bể hồ trong xanh”.
“Một ngày hai sáu đồng xu
Đi sương về mù, khổ lắm ai ơi
Người ta buôn bán ngược xuôi
Thân tôi bùi ngùi ngậm đắng nuốt cay”.
Chủ thể trữ tình trong ca dao than thân dù là chàng trai hay cô gái, người
vợ hay người mẹ, người lao động, người lái đò.... khi họ cảm nghĩ về thân phận
mình họ luôn thấy buồn, thấy khổ cho nên họ đã cất lên thành những lời ca thở
than về mọi nông nổi chua xót, khổ đau và bất hạnh cho số phận của mình.
Nhưng ca dao than thân có lẽ chủ yếu được cất lên bởi những người phụ nữ,
những người lao động gắn với những người làm vợ, làm mẹ, làm con, làm dâu,
của cuộc sống gia đình, xã hội xưa... Tóm lại, kiểu nhân vật trữ tình trong ca


×