Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở đất trồng hoa mẫu đơn xã mê linh, huyện mê linh, thành phố hà nội (LVThS k20)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ NHÀN

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI
ĐẾN CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA)
Ở ĐẤT TRỒNG HOA MẪU ĐƠN TẠI XÃ MÊ LINH,
HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ NHÀN

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI
ĐẾN CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA)
Ở ĐẤT TRỒNG HOA MẪU ĐƠN TẠI XÃ MÊ LINH,
HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 8 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI, 2018



i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới:
TS. Đào Duy Trinh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ khoa học và tạo điều kiện nghiên cứu của Ban
chủ nhiệm Khoa Sinh - KTNN, Phòng Sau đại học, cán bộ Phòng Động vật học,
Thực vật học của trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 - nơi tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin
trân trọng gửi lời cảm ơn gia đình anh Nguyễn Văn Thủy đã hết sức tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình thu mẫu cũng nhƣ cung cấp cho tôi những thông tin cần
thiết liên quan đến mẫu đất. Cảm ơn các nhân viên thuộc Phòng phân tích trung tâm
- Viện Thổ nhƣỡng Nông hóa đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình xác định các chỉ
số sinh thái của đất. Xin gửi lời cảm ơn tới em Nguyễn Thị Tuyết Nhung, học viên
K20 - Sinh thái học, em La Thị Ngân - sinh viên lớp K40 - Khoa Sinh - KTNN,
Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 cũng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu, tách lọc
mẫu và bảo quản mẫu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, Ban Giám Hiệu cùng
các đồng nghiệp trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ - Bắc Ninh, nơi tôi công tác đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi về thiết bị, thời gian, động viên về tinh thần để tôi hoàn thành
tốt chƣơng trình học đúng thời hạn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhàn


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, tất cả các số liệu và những kết quả nghiên cứu trong
luận văn này đều do tôi nghiên cứu, số liệu hoàn toàn trung thực, không trùng lặp
với các đề tài khác và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ bất kì luận văn nào.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đều chính xác
và đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc thực hiện luận văn
đều đã đƣợc cảm ơn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhàn


iii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu

1

-1

Tầng đất 0 - 10cm

2

-2


Tầng đất 10 - 20cm

3

MĐTB

Mật độ trung bình

4

H’

Chỉ số đa dạng loài

5

J’

Chỉ số đồng đều

6

S1

Tổng số lƣợng loài theo sinh cảnh

7

S


Số lƣợng loài theo tầng phân bố

8

TS

Tiến sĩ

9

Ndt

Nitơ dễ tiêu

10

Kdt

Kali dễ tiêu

11

Lần 1

Lần thu mẫu thứ nhất

12

Lần 2


Lần thu mẫu thứ hai

13

Lần 3

Lần thu mẫu thứ ba

14

Lần 4

Lần thu mẫu thứ tƣ

15

cs.

Cộng sự

16

pH

Độ chua của đất

17

t0


Nhiệt độ

18

sp.

Loài chƣa xác định tên

19

r

Hệ số tƣơng quan mẫu

Viết tắt


iv

MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................... iii
Mục lục ....................................................................................................................... iv
Danh mục các bảng ...................................................................................................vii
Danh mục các hình .................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 3
5. Đóng góp của đề tài ............................................................................................ 3
NỘI DUNG ................................................................................................................. 5
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 5
1.1. Tình hình nghiên cứu Ve giáp trên thế giới ..................................................... 5
1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài Ve giáp..................................................... 5
1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp ................................................... 6
1.1.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã
Ve giáp ................................................................................................................. 7
1.2. Tình hình nghiên cứu Ve giáp ở Việt Nam ...................................................... 8
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Ve giáp..................................................... 8
1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp ................................................... 9
1.2.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã
Ve giáp ............................................................................................................... 12
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 14
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 14


v

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 14
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 16
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................. 16
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 16
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 16
2.3. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 17
2.3.1.Vị trí địa lý ................................................................................................ 17
2.3.2. Địa hình.................................................................................................... 17

2.3.3. Khí hậu ..................................................................................................... 18
2.3.4. Tài nguyên động - thực vật ...................................................................... 18
2.3.5. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 18
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 19
2.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm .................................................... 19
2.4.2. Phƣơng pháp đo chỉ số các nhân tố sinh thái trong đất ........................... 20
2.4.3. Phƣơng pháp xác định thành phần loài và cấu trúc quần xã Ve giáp ...... 21
2.4.4. Phƣơng pháp phân tích và thống kê số liệu ............................................. 21
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 24
3.1. Đa dạng thành phần loài Ve giáp ở đất trồng hoa mẫu đơn xã Mê Linh ....... 24
3.1.1. Thành phần loài Ve giáp ở đất trồng hoa mẫu đơn xã Mê Linh .............. 24
3.1.2. Thành phần phân loại học các loài Ve giáp ............................................. 30
3.2. Cấu trúc quần xã Ve giáp ở đất trồng hoa mẫu đơn xã Mê Linh ................... 31
3.2.1. Cấu trúc quần xã Ve giáp theo chiều thẳng đứng .................................... 31
3.2.2. Cấu trúc quần xã Ve giáp theo bốn lần thu mẫu ...................................... 34
3.3. Ảnh hƣởng của một số nhân tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Ve giáp ở
đất trồng hoa mẫu đơn xã Mê Linh ....................................................................... 42
3.3.1. Ảnh hƣởng của Nitơ dễ tiêu (Ndt) đến cấu trúc quần xã Ve giáp ở đất
trồng hoa mẫu đơn xã Mê Linh ......................................................................... 43
3.3.2. Ảnh hƣởng của Kali dễ tiêu (Kdt) đến cấu trúc quần xã Ve giáp ở đất
trồng hoa mẫu đơn xã Mê Linh ......................................................................... 48


vi

3.3.3. Ảnh hƣởng của độ dẫn điện đến cấu trúc quần xã Ve giáp ở đất trồng
hoa mẫu đơn xã Mê Linh ................................................................................... 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 56
1. Kết luận ............................................................................................................. 56
2. Kiến nghị ........................................................................................................... 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 58
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài Ve giáp ở các tầng phân bố tại đất
trồng hoa mẫu đơn xã Mê Linh....................................................... 26
Bảng 3.2. Thành phần phân loại học các loài Ve giáp ở các tầng phân bố .... 30
Bảng 3.3. Các chỉ số định lƣợng của cấu trúc quần xã Ve giáp ở 2 tầng
phân bố ............................................................................................ 31
Bảng 3.4. Các loài Ve giáp ƣu thế ở đất trồng hoa mẫu đơn xã Mê Linh ...... 33
Bảng 3.5. Biến đổi cấu trúc quần xã Ve giáp qua 4 lần thu mẫu .................... 34
Bảng 3.6. Các loài Ve giáp ƣu thế ở đất trồng hoa mẫu đơn xã Mê Linh qua
bốn lần thu mẫu ............................................................................... 39
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của Nitơ dễ tiêu đến các chỉ số định lƣợng của cấu
trúc quần xã Ve giáp ở đất trồng hoa mẫu đơn xã Mê Linh ........... 43
Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của Ndt và Kdt đến các loài Ve giáp ƣu thế ở đất
trồng hoa mẫu đơn xã Mê Linh....................................................... 44
Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của Kali dễ tiêu đến các chỉ số định lƣợng của cấu
trúc quần xã Ve giáp ở đất trồng hoa mẫu đơn xã Mê Linh ........... 48
Bảng 3.10. Độ dẫn điện và các chỉ số sinh học của quần xã Ve giáp ở đất
trồng hoa mẫu đơn xã Mê Linh....................................................... 51
Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của độ dẫn điện ở tầng đất (-1, -2) đối với các loài
Ve giáp ƣu thế ở đất trồng hoa mẫu đơn xã Mê Linh ..................... 54


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc cơ thể của Ve giáp ................................................... 14
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan của Ve giáp bậc cao 15
Hình 2.3. Sơ đồ khu vực lấy mẫu xã Mê Linh - huyện Mê Linh .................... 17
Hình 3.1. Cấu trúc các loài ƣu thế của quần xã Ve giáp ở đất trồng hoa mẫu
đơn ................................................................................................... 33
Hình 3.2. Đa dạng thành phần loài Ve giáp theo bốn lần thu mẫu ................. 35
Hình 3.3. Mật độ trung bình của quần xã Ve giáp qua 4 lần thu mẫu ............ 36
Hình 3.4. Chỉ số đa dạng loài H’ của quần xã Ve giáp tại đất trồng hoa mẫu
đơn xã Mê Linh qua 4 lần thu mẫu ................................................. 37
Hình 3.5. Chỉ số đồng đều của quần xã Ve giáp tại đất trồng hoa mẫu đơn
xã Mê Linh qua 4 lần thu mẫu ........................................................ 38
Hình 3.6. Các loài Ve giáp ƣu thế ở đất trồng hoa mẫu đơn qua bốn lần thu
mẫu .................................................................................................. 41
Hình 3.7. Hàm lƣợng Ndt ảnh hƣởng đến các chỉ số độ đa dạng và độ đồng
đều của quần xã Ve giáp qua 4 lần thu mẫu ................................... 46
Hình 3.8. Hàm lƣợng Kdt ảnh hƣởng đến các chỉ số độ đa dạng và độ đồng
đều của quần xã Ve giáp qua 4 lần thu mẫu ................................... 50


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp nên tài nguyên đất rất cần đƣợc quan tâm.
Tuy nhiên, chất lƣợng đất nông nghiệp ở nhiều nơi đang bị suy giảm do quá trình canh
tác chƣa hợp lý của con ngƣời. Để đánh giá chất lƣợng đất ngƣời ta căn cứ vào các chỉ
số nhƣ độ ẩm, nhiệt độ, độ màu mỡ, độ chặt cứng và độ thẩm thấu của đất, độ pH đất,

hàm lƣợng nitơ trong đất… Chất lƣợng đất không chỉ quyết định đến năng suất cây
trồng mà còn ảnh hƣởng trực tiếp đến các loài động vật đất đặc biệt phải kể đến quần
xã Ve giáp (Acari: Oribatida). Cùng với các loài động vật đất khác nhóm này góp phần
đáng kể vào các quá trình chuyển hóa trong đất nhƣ biến đổi mùn, chuyển hóa nitơ…
làm tăng độ màu mỡ cho đất. Trong tự nhiên Ve giáp có khu phân bố rộng, vòng đời
ngắn và rất nhạy cảm với các yếu tố sinh thái nhƣ nhiệt độ, độ pH, độ ẩm, dinh dƣỡng
khoáng… của đất; lại dễ dàng thu bắt và định loại. Vì vậy nó là đối tƣợng thích hợp
trong nghiên cứu sinh thái học (Vũ Quang Mạnh, 2007) [4].
Chơi hoa là một thú vui tao nhã của nhiều ngƣời dân Việt Nam, hoa không chỉ
dùng để trƣng bày, dùng để tặng, dùng thờ cúng ... mà còn là hình ảnh không thể thiếu
tại các công trình công cộng. Với nhu cầu của thị trƣờng cao nhƣ vậy nên nhiều nơi
ngƣời nông dân đã chuyển từ trồng lúa sang trồng hoa đem lại hiệu quả kinh tế cao và
Mê Linh - Hà Nội là một vùng điển hình. Hiện nay, huyện Mê Linh có 1.294 ha đất sản
xuất hoa với nhiều loại hoa khác nhau nhƣ hoa hồng, hoa cúc, hoa mẫu đơn… Riêng
xã Mê Linh có khoảng 236 ha đất trồng hoa đem lại giá trị kinh tế cao cho ngƣời dân
trong xã. Bên cạnh hoa hồng đƣợc trồng khá nhiều thì hoa mẫu đơn cũng là loại hoa
đƣợc ƣa chuộng ở đây. Hoa mẫu đơn nổi bật với những chùm hoa rực rỡ trên đỉnh,
cực sai hoa đem đến vẻ đẹp quyến rũ, sang trọng. Hoa mẫu đơn không chỉ tƣợng
trƣng cho thịnh vƣợng, giàu sang phú quý, sắc đẹp, mà mẫu đơn còn là biểu tƣợng
của gia đình hạnh phúc, con cháu đông đúc đủ đầy. Bởi thế mà mẫu đơn đƣợc trồng
ở nhiều nơi công cộng nhƣ đƣờng phố, cơ quan, các khu nhà vƣờn sang trọng… với
nét đẹp cổ xƣa. Ngoài ra mẫu đơn còn đƣợc xem là một vị thuốc tốt: khi bị đái đục,
sốt, bệnh gan, dị ứng, bắp chân bị chuột rút, ngƣời ta lấy rễ cây mẫu đơn phơi khô


2

sắc lấy nƣớc uống cũng có hiệu quả rất tốt [34]. Để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao,
ngƣời trồng hoa nhiều nơi cũng nhƣ ở Mê Linh đang lạm dụng phân bón hóa, thuốc
trừ sâu hóa học. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng đất nơi đây, do đó

ảnh hƣởng không nhỏ đến đa dạng động vật đất trong đó có Ve giáp bởi chúng là
nhóm động vật vô cùng nhạy cảm với sự biến đổi của môi trƣờng.
Trong kĩ thuật trồng hoa mẫu đơn, khi xuất hiện những nụ hoa đầu tiên, ngƣời
trồng hoa cần bón phân bổ sung dƣỡng chất cho cây nhƣ phân hữu cơ, chất mùn,
phân hóa học ở dạng hòa tan. Phân bón cần có đủ nitơ, photpho, kali vì cây cần tăng
cƣờng nitơ, photpho để thúc đẩy sự nở hoa, cần kali để tăng trƣởng cành lá. Việc bón
phân cho cây sẽ làm thay đổi hàm lƣợng Nitơ dễ tiêu, Kali dễ tiêu, độ dẫn điện của
đất ảnh hƣởng trực tiếp đến sự sinh trƣởng, phát triển của hoa mẫu đơn và có thể ảnh
hƣởng đến quần xã Ve giáp.
Trong những năm gần đây các công trình nghiên cứu về Ve giáp tƣơng đối nhiều
nhƣng các tác giả chủ yếu nghiên cứu về thành phần loài, cấu trúc quần xã Ve giáp mà
chƣa chú ý đến ảnh hƣởng của các yếu tố sinh thái đến số lƣợng loài, sự phân bố cá thể
và các chỉ số sinh học của quần xã Ve giáp. Trong khi đó các yếu tố sinh thái nhƣ độ dẫn
điện, hàm lƣợng kali, nitơ…trong đất luôn biến đổi qua các thời điểm khác nhau làm
thay đổi tính chất đất và ảnh hƣởng trực tiếp đến cây trồng và các sinh vật đất.
Với tất cả những lí do trên, tôi đã nghiên cứu chọn đề tài “Đánh giá ảnh hưởng
của một số yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất
trồng hoa mẫu đơn xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá ảnh hƣởng của một số yếu tố sinh thái (độ dẫn điện, kali dễ tiêu, nitơ
dễ tiêu) đến sự phân bố, thành phần loài và các chỉ số sinh học của quần xã Ve giáp.
Đề tài có thể đóng góp cơ sở khoa học cho việc đánh giá ảnh hƣởng của một số yếu
tố sinh thái đối với cấu trúc quần xã Ve giáp, xem đây là một yếu tố chỉ thị sinh học
trong việc đảm bảo sự bền vững của hệ sinh thái đất trồng hoa mẫu đơn xã Mê Linh.


3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định thành phần loài, phân tích độ đa dạng loài và sự phân bố của Ve

giáp ở đất trồng hoa mẫu đơn xã Mê Linh.
- Xác định đặc điểm cấu trúc của quần xã Ve giáp theo chiều thẳng đứng nhờ
phân tích một vài chỉ số sinh học (số lƣợng loài, mật độ trung bình, chỉ số đồng đều
J’, chỉ số đa dạng H’, độ ƣu thế D).
- Đánh giá ảnh hƣởng của một số yếu tố sinh thái (độ dẫn điện, kali dễ tiêu, nitơ
dễ tiêu) đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất trồng hoa mẫu đơn xã
Mê Linh.
4. Ý nghĩa khoa học
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài bổ sung các số liệu về đa dạng sinh học của quần xã Ve giáp ở vùng
trồng hoa xã Mê Linh.
Lần đầu tiên nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố (độ dẫn điện, kali dễ tiêu,
nitơ dễ tiêu) ở đất trồng hoa mẫu đơn tại xã Mê Linh đến thành phần loài và cấu
trúc của quần xã Ve giáp theo chiều sâu thẳng đứng trong đất (tầng đất -1: 0 - 10cm
và tầng đất -2: 10 - 20cm).
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có thể bổ sung những đánh giá về độ đa dạng loài, nêu đƣợc sự khác biệt
về số lƣợng, thành phần loài Ve giáp ở các môi trƣờng khác nhau. Đó là căn cứ để có
thể đƣa ra đƣợc những dự đoán về ảnh hƣởng từ các hoạt động của con ngƣời đến môi
trƣờng đất nói chung cũng nhƣ đến đa dạng thành phần loài Ve giáp nói riêng.
Đề tài cũng đƣa ra các số liệu làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá đặc điểm cấu
trúc của quần xã Ve giáp cũng nhƣ sử dụng chúng là yếu tố chỉ thị sinh học trong việc
quản lý bền vững hệ sinh thái đất.
5. Đóng góp của đề tài
- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về các yếu tố sinh thái liên quan đến
cấu trúc quần xã Ve giáp ở đất trồng hoa mẫu đơn xã Mê Linh.


4


- Góp phần đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của một số yếu tố sinh thái đối với sự
biến đổi cấu trúc quần xã Ve giáp ở các loại đất trồng khác nhau.
- Đề tài đóng góp thêm tƣ liệu về thành phần loài Ve giáp, tạo điều kiện để
đánh giá độ đa dạng tài nguyên động vật đất ở Việt Nam, phân tích cấu trúc quần
xã Ve giáp, từ đó dự đoán ảnh hƣởng của một số yếu tố sinh thái đến c ấu t r ú c
quần xã Ve giáp cũng nhƣ đến hệ sinh thái đất.


5

NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu Ve giáp trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài Ve giáp
Trên thế giới, Ve giáp đã đƣợc nhiều nhà sinh vật học quan tâm và nghiên cứu.
Điển hình ở liên bang Nga, ngƣời ta đã thống kê đƣợc 300 loài ở hầu hết các môi
trƣờng sống khác nhau. Tính đến năm 2007, ở vùng Nizhiy Novgorod, trong môi
trƣờng sống trên cây đã ghi nhận 74 loài Ve giáp thuộc 51 giống, 36 họ, 22 liên họ.
Ermilov và Chistyakov đã công bố hệ thống phân loại Ve giáp theo khu vực đồng
thời phân biệt chúng thành 3 nhóm khác nhau về hình thái, sinh thái. Tác giả cũng
cho thấy sự phân bố của các loài Ve giáp phụ thuộc vào nơi sống của chúng: nhóm
sống hoàn toàn trên cây, nhóm sống hoàn toàn trong đất và nhóm sống trên cây dƣới đất thông qua phân tích một số đặc điểm: thành phần loài, MĐTB, loài ƣu thế,
sự phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng của quần thể Ve giáp sống trên cây
(Ермилов C. Г.,Чистяков М. П., 2007) [33].
Ở khu vực Trung Châu Mỹ, năm 2002, Schatz đã thống kê và đƣa ra bản danh
sách các loài Ve giáp đã biết gồm 543 loài Ve giáp thuộc 87 họ. Ngoài ra, số lƣợng
loài Ve giáp thu thập đƣợc ở khu vực này cũng đƣợc ông liệt kê nhƣ sau: Lasser
Antilles (172 loài), Jamaica (28 loài), Cuba (225 loài), Antilles (387 loài), Dominica
(21 loài)... (Schatz, 2002) [11]. Nếu tính cả Mexico thì số lƣợng loài Ve giáp của
Trung Mỹ, là 978 loài, còn nếu cộng thêm cả Antilles, thì số lƣợng loài là 1238 loài

(Schatz, 2002) [32].
Ở miền nam Ecuador khi nghiên cứu nhóm động vật chân khớp bé trong các
tầng đất và trên vỏ cây với các độ cao (1.850m, 2.000m, 2.150m, 2.300 m) vào lúc
mƣa trên núi nhiệt đới rừng, ngƣời ta thấy mật độ chân khớp bé giảm so với chiều sâu
trong đất và tăng tỉ lệ thuận với sự gia tăng của độ cao mà nguyên nhân chủ yếu là do
nguồn chất hữu cơ dồi dào. Trong đó quần xã Ve giáp trên vỏ cây và trong các tầng
đất không có sự khác biệt đáng kể. Số lƣợng các loài Ve giáp tỉ lệ nghịch với độ cao


6

(24 loài, 23 loài, 17 loài và 13 loài ở độ cao 1.850 m, 2.000 m, 2.150 m và 2.300 m)
tƣơng ứng (Jens Illig, Roy A. Norton, Stefan Scheu, Mark Maraun, 2010) [25].
Là ngƣời nhiều năm nghiên cứu về Ve giáp ở Nhật, năm 2004, S.Karasawa đã
đi sâu đánh giá ảnh hƣởng của sự đa dạng vi sinh cảnh (microhabitat) và sự phân cắt
về mặt địa lý đến quần xã Ve giáp tại đảo Ryukyu (Nhật Bản) trong rừng ngập mặn.
Theo đó mẫu Ve giáp đƣợc lấy từ các sinh cảnh sau: lá, vỏ cây (tƣơng ứng với các
độ cao 100 - 150cm, 50 - 100cm, 0 - 50cm so với mặt đất), đất nền, mẩu rễ cây, và
từ tảo biển ở 2 địa điểm cách nhau gần 500km. Ông đã chỉ ra rằng thành phần loài ở
đầu rễ cây và vỏ than cây có sự khác biệt với các sinh cảnh còn lại. Mặt khác, theo
S.Karasawa thì quần xã Ve giáp giống nhau là do chúng có cùng kiểu sinh cảnh hơn
là do cùng địa điểm. Ví dụ rừng ngập mặn có đặc trƣng bởi các cây ngập nƣớc thủy
triều sẽ có thành phần loài riêng mà ít chịu ảnh hƣởng của phân cắt địa lý
(Karasawa S., 2004) [26].
1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp
Ve giáp là nhóm có số lƣợng đông đảo trong hệ sinh thái đất, chúng tham gia
vào nhiều lƣới thức ăn với vai trò phân hủy các chất hữu cơ trong đất. Với mục đích
nghiên cứu ảnh hƣởng của các nhóm thực vật chức năng khác nhau nhau trên đất
nông nghiệp bị bỏ hoang tới cấu trúc quần xã Ve giáp, ngƣời ta đã phân tích cấu
trúc và mật độ của các loài Ve giáp trong các sinh cảnh: Đất bị bỏ hoang chỉ có cây

cỏ 2 - 3 năm, 6 - 8 năm và 12 - 15 năm; trên đất có một trong ba loại cây khác là:
Cây họ đậu, thực vật có hoa thân thảo, cỏ. Kết quả cho thấy mật độ Ve giáp giảm
nhẹ khi tuổi của môi trƣờng giảm nhƣng lại thấp nhất ở đất bỏ hoang lâu năm. Mật
độ này cũng không bị ảnh hƣởng bởi các loài thực vật. Điều đó cho thấy tập hợp Ve
giáp thay đổi trong các sinh cảnh khác nhau phần đa là do tính chất của đất, vị trí
địa lý (Janet Wissuwa, Jörg-Alfred Salamon, Thomas Frank, 2013) [24].
Petersen và Luxton khi nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp đã cho rằng
độ phong phú và độ đa dạng lớn nhất của Ve giáp là ở trong lớp thảm mục, trong
cây gỗ, rêu, nấm, địa y và trong các tầng nông của đất, đặc biệt chúng khá nhiều ở
tầng từ 0 - 20cm (Petersen và Luxton, 1982) [28].


7

Khi phân tích độ đa dạng của quần xã Ve giáp Archaur và cs. đã chỉ ra rằng
sự khô hạn sẽ làm giảm độ phong phú của nhiều loài trừ một vài trƣờng hợp ngoại
lệ (một số taxon) có thể tăng số lƣợng trong thời kì khô hạn hoặc ngay sau thời khì
này (Archaux et al,. 2006) [22].
1.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Ve
giáp
Bên cạnh các nghiên cứu về thành phần và cấu trúc quần xã Ve giáp, hƣớng
nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố sinh thái đến sự phân bố, thành phần các loài
Ve giáp, độ đa dạng loài, độ đồng đều của quần xã Ve giáp cũng đƣợc một số tác giả
quan tâm. Nhiều nhà sinh học cho rằng các yếu tố môi trƣờng nhƣ độ pH ,nhiệt độ,
xác động thực vật trong đất, sự thay đổi nơi cƣ trú, số lƣợng và chất lƣợng thức ăn...
và các yếu tố hữu sinh khác có thể làm thay đổi thời gian sinh trƣởng của nhiều nhóm
Ve giáp. Năm 2003, Maraun và cs. đã chỉ ra môi trƣờng sống và các sinh vật đất
trong các hệ sinh thái có thể bị ảnh hƣởng bởi bất kì tổ hợp nào của các nhân tố sử
dụng đất nhƣ: phƣơng thức canh tác, thuốc trừ sâu, phân bón, sự rắn chắc hóa của đất
trong thời kì thu hoạch và vận chuyển nông sản (Maraun et al.,2003) [27].

Năm 2006, Zaitsev et al. tiến hành lấy mẫu Ve giáp ở nhiều quốc gia châu Âu
trong cùng điều kiện rừng lá rụng nhằm phân tích sự sai khác về cấu trúc quần xã
Ve giáp trong các điều kiện khí hậu khác nhau. Công trình đã khẳng định khí hậu có
ảnh hƣởng đến mật độ trung bình của quần xã Ve giáp. Cụ thể, mật độ trung bình
các loài Ve giáp sống trên bề mặt thảm lá giảm từ phía Tây sang phía Đông. Theo
tác giả, MĐTB của Ve giáp ở sinh cảnh rừng rụng lá theo mùa của Hà Lan là từ
57139 cá thể/m2 đến 28194 cá thể /m2; ở Đức: 40313 cá thể/ m2; ở Ba Lan 78092 cá
thể/m2 và ở Nga 6424 cá thể/m2. Độ đa dạng H’ lần lƣợt là 19,0 loài/ mẫu (Hà Lan);
24,6 loài/ mẫu (Đức); 35,1 loài/mẫu (Ba Lan) và 12,3 loài/mẫu (Nga). Mặt khác tác
giả cũng cho thấy sự tăng liên tục của những loài ƣu thế sống bề mặt và cả các loài
không chuyên hóa có liên quan đến sự thay đổi của các yếu tố giới hạn trong diễn
thế. Bằng phƣơng pháp hồi quy thông thƣờng tác giả đã phân tích mức độ tác động
của các yếu tố bên ngoài đến quần xã Ve giáp trong quá trình diễn thế của đồng cỏ


8

mà chủ yếu ảnh hƣởng đến độ phong phú của loài khi chuyển từ sinh cảnh đất đến
thảm phủ thực vật và cuối cùng là tác động tổ hợp của điều kiện đất và thảm phủ
thực vật (Zaitsev et al., 2006) [31].
1.2. Tình hình nghiên cứu Ve giáp ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Ve giáp
Năm 2012, sự thay đổi về thành phần loài của nhóm Ve giáp đƣợc Đào Duy
Trinh và cs. phân tích trên đất của khu công nghiệp Phúc Yên - Vĩnh Phúc. Kết quả
cho thấy tại điểm nghiên cứu có 19 loài thuộc 29 giống, 18 họ. Mẫu đất đƣợc lấy
trong ba sinh cảnh là: khu công nghiệp, vƣờn đô thị và ruộng. Số lƣợng loài thu
đƣợc cao nhất ở khu công nghiệp (29 loài) giảm xuống ở vƣờn đô thị (12 loài) và
thấp nhất là sinh cảnh ruộng (10 loài) (Đào Duy Trinh và cs., 2014) [18].
Năm 2013, Phạm Văn Ngọc và Đào Duy Trinh cũng thống kê số lƣợng loài
Ve giáp tại Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, tỉnh Ninh Bình ở rừng tự nhiên trên độ cao

600m. Tại đây thu đƣợc 62 loài thuộc 45 giống và 27 họ. Trong đó, đa số các họ chỉ
có 1 loài (14 họ chiếm 51,85%); số họ có 2 loài là 7 họ chiếm 25,92%; số họ có 3
loài và 7 loài đều là 1họ chiếm 3,7%; có 2 họ ghi nhận đƣợc 4 loài, 2 họ có 8 loài
đều chiếm chiếm 7,4%. Các tác giả cũng chỉ ra 8 loài chƣa xác định đƣợc tên là:
Cultroribula sp., Microtegeus sp. , Peloribates sp., Fissicepheus sp., Pulchroppia
sp., Eremella sp., Xylobates sp., Cordiozetes sp., (Phạm Văn Ngọc, Đào Duy Trinh,
2013) [7].
Năm 2014, khi nghiên các loài Ve giáp tại Vƣờn Quốc gia Tam Đảo thuộc tỉnh
Vĩnh Phúc với vai trò là sinh vật chỉ thị, Đào Duy Trinh và cs. đã thu mẫu ở hai sinh
cảnh: đai cao 700 - 900m và đai cao 900 - 1252m. Thành phần loài đƣợc thống kê ở
cả 2 tầng đất 0 - 10cm và 10 - 20cm. Kết quả ghi nhận tại đây cho thấy ở đai cao
900 - 1252m có tổng số loài nhiều hơn (90 loài) so với đai cao 700 - 900m (73 loài).
Điều này cũng đúng khi xem xét đến tầng sâu của đất: Ở tầng đất 0 - 10cm, số
lƣợng loài ở đai cao 700 - 900m và đai cao 900 - 1252m lần lƣợt là 35 loài và 36
loài; tầng đất 10 - 20cm là 33 loài và 39 loài (Đào Duy Trinh, Tạ Mạnh Cƣờng,
2014) [12].


9

Năm 2015, trên đất trồng ngô làng Lập Trí, Minh Trí, Sóc Sơn, Hà Nội, Đỗ Chí
Cƣờng và cs. đã ghi nhận thành phần loài Ve giáp ở đây gồm 22 loài thuộc 19 giống,
11 họ. Trong đó các họ có nhiều giống và loài nhất là: Xylobatidae, Oppiidae và
Schelorbatidae, các giống có nhiều loài nhất là: Xylobates, Perxylobates và
Scheloribates. Số lƣợng loài tƣơng ứng với mỗi giai đoạn phát triển của cây ngô tăng
giảm không rõ rệt. Tính theo chiều sâu của đất thì tầng đất -1 có số lƣợng loài nhiều
hơn tầng đất -2 (37 loài so với 12 loài) (Đỗ Chí Cƣờng và cs., 2015) [1].
Năm 2016, tại khu công nghiệp Kim Hoa - Vĩnh Phúc, Đào Duy Trinh và cs. đã
ghi nhận: khu công nghiệp và vùng phụ cận có 36 loài Ve giáp thuộc 24 giống, 16
họ ở ba sinh cảnh. Về số lƣợng loài giảm dần từ sinh cảnh khu công nghiệp đến sinh

cảnh ruộng và thấp nhất là sinh cảnh vƣờn quanh nhà (27 loài → 22 loài → 9 loài).
Mật độ loài Ve giáp cũng đạt giá trị lớn nhất ở sinh cảnh khu công nghiệp (12680 cá
thể/m3) và giảm dần ở các sinh cảnh khác (Đào Duy Trinh và cs., 2016) [19].
Năm 2017, trên đất trồng cải củ vƣờn Sinh học khoa Sinh - KTNN, Trƣờng
Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, Đào Duy Trinh và Phan Trọng Trƣờng đã xác định
đƣợc 16 loài Ve giáp thuộc 12 giống và 10 họ. Trong đó số lƣợng loài nhiều nhất ở
đất có bón phân Urê (16 loài), đất không bón phân là 10 loài và đất chƣa trồng củ
cải có 11 loài. Độ đa dạng loài cũng đạt lớn nhất ở đất có bón phân Urê (Đào Duy
Trinh, Phan Trọng Trƣờng, 2017) [16].
1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp
Theo Đào Duy Trinh và cs. cấu trúc quần xã Ve giáp biến đổi theo mùa. Điều
này đƣợc tác giả ghi nhận ở Vƣờn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ với 3 tầng phân bố:
tầng rêu, tầng thảm lá, tầng đất. Về thành phần loài, công trình nghiên cứu cho thấy
số lƣợng các loài Ve giáp trong rừng tự nhiên đều giảm đi khi chuyển từ mùa khô
sang mùa mƣa. Cụ thể: tầng rêu giảm từ 37 loài xuống 31 loài; tầng thảm lá từ 52
loài xuống 33 loài; tầng đất từ 43 loài xuống 34 loài. Về MĐTB loài và độ đa dạng
cũng giảm ở cả 3 tầng khi chuyển mùa (với tầng rêu H’ giảm từ 3,40 → 3,12; tầng
thảm lá H’ giảm từ 3,56 → 3,16; tầng đất: 3,37 → 3,24). Riêng độ đồng đều J’ tăng
giảm khác nhau ở các tầng: Với tầng rêu J’giảm từ mùa khô sang mùa mƣa (0,94 →


10

0,91); Ở tầng đất J’ lại có chiều hƣớng tăng lên (0,90 → 0,92) còn ở tầng thảm lá
giá trị J’ không thay đổi (J’ = 0,90) (Đào Duy Trinh và cs., 2012) [17].
Năm 2013, tại Vƣờn Quốc gia Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Đào Duy Trinh nghiên
cứu thành phần và cấu trúc quần xã Ve giáp ở ba sinh cảnh: vƣờn quanh nhà, đất
canh tác và trảng cỏ cây bụi, kết quả cho thấy: số lƣợng loài giảm dần từ sinh cảnh
đất canh tác (31 loài) đến trảng cỏ cây bụi (30 loài) và vƣờn quanh nhà (28 loài). Về
mật độ trung bình các loài Ve giáp đều đạt giá trị lớn ở tầng đất 0 - 10cm và giảm

xuống ở tầng đất 10 - 20cm với cả 3 sinh cảnh. Độ đa dạng loài H’ cao nhất ở trảng
cỏ cây bụi (H’ = 3,04), đạt giá trị trung bình là vƣờn quanh nhà (H’= 2,61) và thấp
nhất là đất canh tác (H’ = 2,20). Độ đồng đều J’ đạt giá trị cao nhất ở trảng cỏ cây
bụi (J’= 0,89), giảm xuốn ở vƣờn quanh nhà (J’ = 0,79) và thấp nhất ở đất canh tác
(J’= 0,66) (Đào Duy Trinh, 2013) [10].
Khi đánh giá vai trò chỉ thị sinh học của quần xã Ve giáp trong hệ sinh thái đất
ở Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ, Vũ Quang Mạnh và Đào Duy Trinh đã chỉ ra:
Cấu trúc quần xã Ve giáp biến đổi theo tầng sâu của đất. Số lƣợng loài và độ đa dạng
loài giảm từ tầng đất -1 xuống tầng đất -2. Ngoài ra các tác giả cũng cho thấy sự phân
bố của Ve giáp theo chiều sâu của đất còn phụ thuộc nhiều yếu tố vô sinh và hữu sinh
của đất cũng nhƣ hoạt động của con ngƣời. Nghiên cứu tại đây cho thấy có sự thay
đổi một số chỉ số sinh học trong cấu trúc quần xã Ve giáp theo tầng sâu đất ở các sinh
cảnh: Trảng cỏ cây bụi (tầng đất -1: S = 36; MĐTB = 3120 cá thể/ m3, H’= 3,43, J’=
0,96; tầng đất -2: S = 16, MĐTB = 1320 cá thể/ m3, H’ = 2,48, J’ = 0,89); vƣờn quanh
nhà (tầng đất -1: S = 22, MĐTB = 1760, H’ = 2,89, J’ = 0,94; tầng đất -2:S = 13,
MĐTB = 1040 cá thể/ m3, H’ = 2,24, J’ = 0,87); đất canh tác (tầng đất -1: S = 26,
MĐTB = 2547, H’= 3,03, J’ = 0,93; tầng đất -2: S = 17, MĐTB = 1627 cá thể/m3,
H’ = 2,57, J’= 0,91) (Đào Duy Trinh, Vũ Quang Mạnh, 2013) [11].
Năm 2014, Lê Thị Lan Phƣơng và cs. nghiên cứu cấu trúc quần xã Ve giáp ở
đất rừng thứ sinh nhân tác của Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, tỉnh Ninh Bình tại độ
cao 300m. Tác giả đã ghi nhận đƣợc tổng số 68 loài tại điểm nghiên cứu (trong đó


11

tầng rêu: 31 loài; tầng lá: 41 loài, tầng đất 0 - 10cm: 26 loài, tầng đất 10 - 20cm: 24
loài). MĐTB có giá trị thấp nhất ở tầng rêu (576 cá thể/kg) và lớn nhất ở tầng đất
0 - 10cm (16969 cá thể/m3). Độ đa dạng H’ và độ đồng đều J’ lại có chiều hƣớng
ngƣợc lại: thấp nhất ở tầng đất 0 - 10cm (H’ = 1,71; J’ = 0,52) và cao nhất ở tầng
rêu (H’ = 3,05; J’ = 0,89). Loài Peloribates pseudoporous có khả năng thích nghi

rộng khi chiếm ƣu thế ở cả 4 tầng phân bố (Lê Thị Lan Phƣơng và cs., 2014) [8].
Năm 2015, cũng tại Vƣờn quốc gia Tam Đảo nhƣng ở độ cao 989m trong rừng
nhân tác, Nguyễn Thị Hằng và cs. đã thống kê đƣợc 54 loài của 38 giống, 22 họ,
trong đó có 6 loài chƣa xác định đƣợc tên khoa học. Tác giả thu mẫu Ve giáp trong 4
sinh cảnh và tìm thấy số lƣợng loài nhiều nhất ở tầng đất -1 (34 loài) sau đó ở các
tầng thảm mục, tầng đất -2, tầng rêu với con số thu đƣợc lần lƣợt là 32 loài; 28 loài và
32 loài. Mật độ trung bình tƣơng ứng với các tầng đất -2 → tầng đất -1 → tầng thảm
mục → tầng rêu là: 61600 cá thể/1m3 -> 48400 cá thể/1m3 → 570 cá thể/1m2 → 41
cá thể/1kg. Chỉ số đa dạng H’ giảm dần từ tầng đất -1 (H’ = 3,251) → tầng đất -2 (H’
= 3,077) → tầng thảm mục (H’ = 2,964) → tầng rêu (H’ = 2,67). Chỉ số đồng đều J’
giảm theo chiều từ tầng đất -2 (J’=0,9554) đến tầng đất -1(J’ = 0,9219), giảm tiếp ở
tầng thảm mục (J’ = 0,8554) và thấp nhất là tầng rêu (J’ = 0,8516). Trong số 54 loài
thu đƣợc ở điểm nghiên cứu có 14 loài ƣu thế với độ ƣu thế thấp nhất là 5,19% cao
nhất là 25,44% (Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Hằng, 2016) [13].
Ở độ cao 300m tại hệ sinh thái đất rừng tự nhiên thuộc vƣờn Quốc gia Ba Bể,
Nguyễn Thị Huyền Trang và cs. đã ghi nhận có 59 loài, 45 giống và 27 họ Ve giáp.
Mật độ trung bình của quần xã Ve giáp có sự khác nhau ở các tầng phân bố: Ở tầng rêu
28 cá thể/1kg, tầng lá 5900 cá thể/m2, tầng đất -2 có 2480 cá thể/ m3, tầng đất -1 có
2960 cá thể/m3. Độ đa dạng loài H’ dao động từ 2,401 đến 3,305 trong đó lớn nhất ở
tầng đất -1 (H’ = 3,035) và nhỏ nhất ở tầng đất -2 (H’ = 2,401). Độ đồng đều J’đạt giá
trị cao nhất ở tầng đất -1 (J’ = 0,9428) và thấp nhất ở tầng thảm lá (J’ = 0,759). Có 16
loài ƣu thế, trong đó chiếm thấp nhất là loài Xylobates lophotrichus ở tầng thảm lá
(5,08%) và cao nhất là loài Lasiobelba remota ở tầng đất -2 (22,58%) (Nguyễn Thị
Huyền Trang và cs., 2015) [9].


12

Năm 2017, Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Lệ đã thu mẫu Ve giáp ở đất trồng
súp lơ xanh tại làng Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

để phân tích. Các tác giả đã thống kê đƣợc 9 họ với 13 giống và 19 loài. Trong đó
chỉ số đa dạng loài H’ khác nhau ở các lần thu mẫu và ở các tầng đất: Lần thu mẫu
thứ 3 ở tầng đất -1, H’ cao nhất (H’ = 1,89), thấp nhất ở lần thu mẫu thứ 2 tại tầng
đất -1 và lần lấy mẫu thứ 3 tầng đất -2 (H’ = 1,04). Chỉ số đồng đều J’ dao động từ
0,5 đến 0,98 (Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Lệ, 2017) [15].
1.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Ve
giáp
Ở nƣớc ta trong những năm gần đây, nhiều tác giả không chỉ đi sâu nghiên
cứu thành phần loài và cấu trúc quần xã mà còn chú ý đến ảnh hƣởng của các yếu tố
môi trƣờng đến quần xã Ve giáp.
Tại Việt Nam, năm 1990 dựa trên nhiều công trình nghiên cứu về Chân khớp
bé ở Việt Nam,Vũ Quang Mạnh đƣa ra những nhận định về thành phần loài cũng
nhƣ đặc điểm phân bố của Ve giáp từ đó nêu lên một số quy luật sinh thái ảnh
hƣởng lớn đến sự hình thành cấu trúc quần xã Ve giáp trong đất (Vũ Quang Mạnh
(1990) [3].
Năm 2012, Đào Duy Trinh và cs. đã phân tích sự tác động qua lại giữa sinh
vật và môi trƣờng thông qua nghiên cứu sự thay đổi thành phần loài Ve giáp ở các
điều kiện môi trƣờng khác nhau, trong các sinh cảnh khác nhau. Từ đó tác giả đã sử
dụng Ve giáp làm sinh vật chỉ thị trong các nghiên cứu tiếp theo (Đào Duy Trinh và
cs., 2012) [18].
Năm 2016, khi đánh giá ảnh hƣởng của nhiệt độ và độ pH đến quần xã Ve giáp
ở rừng tự nhiên của Vƣờn Quốc gia Tam Đảo, Đào Duy Trinh và cs. đã cho thấy: khi
nhiệt độ môi trƣờng tăng, số lƣợng loài, mật độ trung bình, độ đa dạng loài H’, các
loài ƣu thế và độ ƣu thế của Ve giáp cũng tăng lên tƣơng ứng với các tầng phân bố.
Riêng độ đồng đều J’ của Ve giáp tại điểm nghiên cứu lại không chịu tác động của
nhiệt độ. Các chỉ số cao nhất: S = 37 loài, H’ = 2,926 (ở tầng rêu khi t = 24,7oC); các
chỉ số thấp nhất: S = 14 loài, H’ = 2,272 (ở tầng đất -2 khi t = 19,5oC). Khi độ pH


13


trong đất giảm, số lƣợng loài, mật độ trung bình, độ đa dạng loài của quần xã Ve giáp
tăng lên nhƣng độ pH lại ít ảnh hƣởng đến chỉ số đồng đều J’, loài ƣu thế và độ ƣu thế
của Ve giáp tại khu vực nghiên cứu: các chỉ số cao nhất: S = 31 loài, H’ = 2,797 (ở
tầng đất -1 khi pH = 2,68) ; các chỉ số thấp nhất: S = 14 loài, H’ = 2,272 (ở tầng đất -2
khi pH = 3,41) (Đào Duy Trinh, Đàm Thị Hải Đƣờng, 2016) [14].
Năm 2018, khi đánh giá ảnh hƣởng của một số yếu tố sinh thái đến quần xã
Ve giáp tại rừng nhân tác vƣờn quốc gia Tam Đảo, Đào Duy Trinh và cs. đã chỉ ra:
nhân tố cacbon tổng số (OC) và nitơ dễ tiêu ảnh hƣởng theo chiều tỉ lệ thuận với các
chỉ số S, H’, J’. Cụ thể ở tầng đất -1, hàm lƣợng cacbon tổng số OC = 6,72%, N =
1,68mg/100g đất thì S = 18 loài, H’ = 2,633, J’ = 0,9111; Khi OC = 15%, N =
2,8mg/100g đất thì S = 25 loài, H’ = 3,011, J’ = 0,9355. Nhƣ vậy OC và N tăng thì
S, H’ , J’ cũng tăng . Tƣơng tự ở tầng đất -2, khi OC = 4,69 , N = 1,12mg/100g đất
thì S = 16 loài, H’ = 2,148, J’ = 0,8958; khi OC = 11,03 , N = 2,79mg/100g đất thì
S = 22 loài, H’ = 2,993, J’ = 0,9684 (Đào Duy Trinh và cs., 2018) [20].


14

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thuộc bộ Ve giáp (Oribatida), phân lớp Ve bét (Acari), lớp Hình nhện
(Arachnida), phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata), ngành Chân khớp
(Arthropoda), của Giới Động vật (Animalia) ở khu vực đất trồng hoa mẫu đơn xã
Mê Linh.
Đặc điểm hình thái phân loại Ve giáp

Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc cơ thể của Ve giáp

(Vũ Quang Mạnh, 2007) [4]
· Prosoma: phần đầu ngực gồm cả 4 đôi đôi chân I, II, III và IV.
· Proterosoma: phần trƣớc đầu ngực chỉ gồm 2 đôi chân trƣớc.
· Hysterosoma: phần thân bao gồm vùng giáp hậu môn (AN), giáp sinh dục
(G) và 2 đôi chân sau.
· Prodorsum: tấm giáp đầu ngực; Notogaster: tấm giáp lƣng.
· Gnathosoma : phần hàm miệng.
· Propodosoma: phần thân trƣớc mang đôi chân I, II.


15

· Metapodosoma: phần thân giữa mang đôi chân III, IV.
· Podosoma : phần ngực bao gồm cả 4 đôi chân.

Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan của Ve giáp bậc cao
(Vũ Quang Mạnh, 2007) [4]
a. Mặt lƣng, b. Mặt bụng, c. Mặt bên
ro: Chóp đỉnh rostrum: ro, lm: Lông rostrum; tấm lamella.
le, in, ss: Lông mọc trên lamella, lông interlamela, lông sensilus.
Bothridium: Gốc của lông sensilus.
Exa và Exp: Lông trƣớc gốc bothridium và lông sau gốc bothridium.
tutorium: Tấm ki tin chìa ra nằm dƣới và chạy song song với lamella.
cuspis: phần đỉnh của tấm lamela chìa lên bề mặt cơ thể.
prolamela: Phần tấm kéo dài ở trƣớc lamella, không chìa lên trên bề mặt cơ thể.
c1, c2, c3, cp, d1, d2, e1, e2, f1, f2, h1, h2, h3, ps1, ps2, ps3: Các lông
notogaster ở ve giáp bậc thấp; gla: Tuyến dầu nhờn; h: Lông dƣới miệng.
1a, 1b, 1c, và 2a, 3a, 3b, 3c, và 4a, 4b, 4c, 4d: Các lông của epimeres 1, 2, 3
và 4.



×