Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

[BÀI 9 ĐIỂM] Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo và sự vận dụng những nguyên tắc này của Đảng và Nhà nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.45 KB, 12 trang )

MỞ BÀI
Tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa là một tiến trình lịch sử lâu dài, khó
khăn và gian khổ với mục đính cuối cùng là bảo đảm thành công sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Trong tiến trình lịch sử đó, tất yếu sẽ
xuất hiện những vấn đề chính trị xã hội cần phải được giải quyết một cách khoa
học trên lập trường thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin
như vấn đề xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa ,
xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa… đặc biệt, việc giải quyết những vấn đề
tôn giáo vẫn là một trong những vấn đề được sự quan tâm hàng đầu của Đảng và
nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Để thấy được sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác – Lênin trong việc giải quyết những vấn đề tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta
hiện nay thì sau đây em xin lựa chọn đề tài “ Những nguyên tắc cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo và sự vận dụng những
nguyên tắc này của Đảng và Nhà nước ta hiện nay” để được đi sâu làm rõ hơn về
vấn đề này.
NỘI DUNG
I, Khái quát một số vấn đề về tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác - LêNin
1, Khái niệm về tôn giáo.
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và
tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua.
Nói chung, bất cứ tôn giáo nào, với hình thái phát triển đầy đủ của nó, cũng đều
bao gồm: ý thức tôn giáo ( thể hiện ở quan niệm về các đấng thiêng liêng, cùng
những tín ngưỡng tương ứng ) và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt
động mang tính chất nghi thức tín ngưỡng của nó.


Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, “ tất cả mọi tôn giáo chẳng qua
chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng
ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó
những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.


Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự nhiên và
lịch sử cụ thể, xác định. Về bản chất tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự
bế tắc, bất lực của con người trước tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, trong ý thức tôn
giáo cũng chứa đựng nhiều giá trị phù hợp với đạo đức đạo lý con người. Tôn giáo
góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn,
xoa dịu nỗi đau của con người.
2, Nguồn gốc của tôn giáo
Nguồn gốc kinh tế - xã hội
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do lực lượng sản xuất chưa phát triển,
những hiện tượng tự nhiên như bão, lũ lụt, động đất … tác động và chi phối con
người. Con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước sức mạnh của tự nhiên nên
đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn( ví dụ như thần Mặt trời,
thần Sấm, thần Lửa…)
Khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng, có áp bức bất côn, do không
giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức bóc lột bất công, tội
ác… cộng với sự lo sợ trước sự thống trị của các lực lượng xã hội, con người trông
chờ vào sự giải phóng của một lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế.
Nguồn gốc nhận thức
Trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên,
về xã hội và về chính bản thân mình còn có giới hạn. Nhiều hiện tượng tự nhiên, xã


hội diễn ra mà con người chưa giải thích được nên đã gán cho tự nhiên những sức
mạnh siêu phàm.
Vậy một câu hỏi đặt ra là tại sao ngày nay khoa học đã phát triển rất mạnh
mẽ mà tôn giáo vẫn có xu hướng phát triển?
Sự phát triển của khoa học hiện nay đã giúp con người hiểu rõ bản chất của
nhiều sự vật và hiện tượng tự nhiên và xã hội. Song thế giới mà con người đang
sống vẫn còn muôn vàn điều bí ấn mà con người chưa hiểu rõ bản chất của nó. Mặt
khác, với sự trợ giúp của khoa học, con người có thể dự báo trước được nhiều hiện

tượng tự nhiên sẽ xảy ra nhưng lại không thể ngăn cản nó. Khi hiện tượng tự nhiên
xảy ra, cuộc sống và tính mạng của con người vẫn bị đe dọa( ví dụ như động đất,
bão lũ… có thể dự báo được trước nhưng không thể ngăn cản nó xảy ra). Như thế,
điều gì mà khoa học còn chưa giải thích được thì khi đó tôn giáo dễ nảy sinh và
phát triển.
Nguồn gốc tâm lí của tôn giáo
Sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội, hay trong những lúc ốm
đau, bệnh tật; ngay cả những may, rủi bất ngờ xảy ra, hoặc tâm lí muốn được bình
yên khi làm một việc lớn( ví dụ như ma chay, cưới xin, làm nhà, khởi đầu sự
nghiệp kinh doanh…) con người cũng dễ tìm đến với tôn giáo. Thậm chí cả những
tình cảm tích cực như tình yêu, lòng biết ơn, lòng kính trọng đối với những người
có công với đất nước, với dân cũng dễ dẫn con người đến với tôn giáo( ví dụ : thờ
các anh hùng dân tộc, thờ các thành hoàng làng…)
3, Bản chất của tôn giáo
Chủ nghĩa Mác – Lênin coi tín ngưỡng tôn giáo là một hình thái ý thức xã
hội, phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản


ánh của tôn giáo những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở nên thần
bí.
Tôn giáo là sản phẩm của con người phản ánh sự bất lực, bế tắc của con
người trước tự nhiên và xã hội.
Thế giới quan duy vật macxit và thế giới quan tôn giáo là đối lập nhau. Tuy
nhiên chủ nghĩa Mác – LêNin chỉ ra rằng: “Không bao giờ được phép xem thường
hoặc trấn áp tôn giáo hợp pháp của nhân dân, phải tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân”
4, Tính chất của tôn giáo
Tínhh lịch sử của tôn giáo: chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng con người sáng
tạo ra tôn giáo. Tôn giáo mang tính bảo thủ và tôn giáo là một phạm trù lịch sử.
Nghĩa là nó có sự ra đời và tồn tại trong một giai đoạn lichj sử nhất định. Trong

những điều kiện lịch sử khác nhau, ở những khu vực khác nhau, bản thân một tôn
giáo cũng có sự thay đổi. Ví dụ ở Việt Nam, vào cuối thế kỉ XIV, Nho giáo đã từng
là quốc đạo, nhưng đến nay ở Việt Nam không có tôn giáo nào là quốc đạo mà nhà
nước thực hiện chính sách bình đẳng đối với mọi tôn giáo. Hay Phật giáo xuất hiện
ở Ấn Độ, khi truyền bá vào Việt Nam, nó cũng có nhiều biến đổi cho phù hợp với
kết cấu chính trị, xã hội Việt Nam.
Tính quần chúng của tôn giáo: thể hiện ở chỗ tôn giáo là nhu cầu tinh thần
của một bộ phận quần chúng nhân dân. Chỉ tính riêng những tôn giáo lớn, đến nay
đã có khoảng 1/3 đến 1/2 dân số thế giới chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Mặt khác,
nhiều nơi thờ tự, chùa cho hiền đồng thời là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của
quần chúng nhân dân. (Ví dụ: ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khơme Nam Bộ
không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần, giáo
dục con em cho đồng bào Khơme).Tôn giáo mang tính quần chúng rộng rãi vì nó


phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác
ái vì tôn giáo thường có tính nhân văn, nhân đạovà hướng thiện
Tính chính trị của tôn giáo: tôn giáo chỉ mang tính chính trị khi xã hội xuất
hiện các giai cấp đối kháng. Tính chính trị của tôn giáo thể hiện ở chỗ; các giai cấp
thống trị thường lợi dụng tôn giáo để ru ngủ, mê hoặc quần chúng nhân dân, chia
rẽ lực lượng của giai cấp bị áp bức bóc lột, nhằm phục vụ cho lợi ích của chúng. Ví
dụ ở Việt Nam, trong thời kỳ Pháp thuộc, thực dân pháp đã triệt để lợi dụng vấn đề
tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam.
5, Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội
Nguyên nhân nhận thức: thế giới khách quan có nhiều hiện tượng tự nhiên
đến nay con người cũng chưa giải thích được. Do vậy tâm lí sợ hãi, trông chờ, nhờ
cậy, tin tưởng vào thần thánh … chưa thể gạt bỏ khỏi ý thức của con người trong
xã hội, trong đó có nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa.
Nguyên nhân tâm lí: tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loài người, ăn

sâu vào tiềm thức của nhiều người dân. Trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý
thức xã hội thì ý thức xã hội tồn tại bảo thủ hơn so với tồn tại xã hội, trong đó thì
tôn giáo là một trong những hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất. Tín ngưỡng tôn
giáo đã in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối
sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ đến mức trở thành một kiểu sinh
hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của cuộc sống. Cho nên dù có thể có những
biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị xã hội... thì tín ngưỡng, tôn giáo cũng không
thay đổi ngay theo tiến độ của những biến đổi kinh tế - xã hội mà nó phản ánh.
Nguyên nhân chính trị - xã hội: trong các nguyên tắc tôn giáo có những điểm
phù hợp với chủ nghĩa xã hội, phù hợp với đường lối chính sách của nhà nước xã


hội chủ nghĩa. Đó là mặ giá trị đạo đức, văn hóa của tôn giáo, đáp ứng được nhu
cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Mặt khác những cuộc chiến tranh cục bộ,
xung đột dân tộc, sắc tộc sâu sắc, khủng bố, bạo loạn... còn xảy ra ở nhiều nơi. Nỗi
lo sợ về chiến tranh, bệnh tật hiểm nghèo... cùng với những mối đe dọa khác là
điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại.
Nguyên nhân kinh tế: trong chủ nghĩa xã hội, nhất là giai đoạn đầu của thời
kì quá độ, còn nhiều thành phần kinh tế vận hành kinh tế thị trường. Sự bất bình
đẳng về kinh tế, văn hóa, xã hội vẫn là một thực tế. Đời sống vật chất của người
dân chưa cao thì con người càng chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố ngẫu
nhiên may rủi. Điều đó làm cho con người có tâm lí thụ động, nhờ cậy, cầu mong
vào những lực lượng siêu nhiên.
Nguyên nhân văn hóa: do lợi ích đáp ứng mức độ nào đó nhu cầu văn hóa,
tinh thần, giáo dục cộng đồng,đạo đức, phong cách lối sống của người dân. Vì vậy,
việc kế thừa, bảo tồn và phát huy văn hóa ( có chọn lọc ) của nhân loại trong đó có
đạo đức tôn giáo là cấn thiết.
II, Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải
quyết vấn đề tôn giáo
Tín ngưỡng, tôn giáo là những vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Do đó, những

vấn đề nảy sinh từ tôn giáo cần phải được xem xét, giải quyết hết sức thận trọng,
cụ thể và chuẩn xác, có tính nguyên tắc với những phương thức linh hoạt theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cần phải quán triệt những quan điểm sau:
Một là, thế giới quan duy vật của chủ nghĩa Mác – LêNin và thế giới quan
tôn giáo đối lập nhau. Tuy nhiên chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng : “ Không bao


giờ được phép xem thường hoặc trấn áp tôn giáo hợp pháp của nhân dân, phải tôn
trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân”.
Hai là, phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo, bởi
vì những thời kì lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời
sống xã hội cũng khác nhau. Quan điểm thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân
về các lĩnh vực, các vấn đề của xã hội có sự khác biệt. Do đó, cần phải có quan
điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, đánh giá và giải quyết vấn đề tôn giáo.
Ba là, chủ nghiã Mác – Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và hệ tư
tưởng tôn giáo khác nhau cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan và con đường đi
tới tự do, hạnh phúc cho con người. Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của
tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Bốn là, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng và quyền tự do không tín
ngưỡng của công dân, mọi người có hay không có tín ngưỡng tôn giáo đều bình
đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, nghiêm
cấm những kẻ lợi dụng tôn giáo để hoạt động đi ngược lại với lợi ích của nhân dân.
Năm là, thực hiện đoàn kết toàn dân, đoàn kết những người theo hoặc không
theo tôn giáo, đoàn kết những người theo các tôn giáo khác nhau, đoàn kết các tôn
giáo hợp pháp, chấn chỉnh để cùng nhau xây dựng đất nước.
Sáu là, cần phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề
tôn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân nên phải
tôn trọng, mặt chính trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, đấu tranh để loại bỏ mặt chính trị phản động trong

lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách hiện nay.


III, Sự vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải
quyết vấn đề tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay
1. Khái quát tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay :
Nước ta có nhiều tôn giáo khác nhau. Trong đó có 6 tôn giáo (Phật giáo,
Công giáo, Tin Lành, Hồi Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo) với khoảng 20 triệu tín đồ.
Đồng bào các tôn giáo trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống My
đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng
và bảo vệ tổ quốc.
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều tín đồ và các giáo sĩ đã
nhận thức đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm tố cả “việc đạo” và “việc
đời”.
Trong những năm gần đây, sinh hoạt tôn giáo có phát triển nhiều hơn trước,
số người tham gia các hoạt động tôn giáo tăng lên, các chùa đình, miếu mạo, nhà
thờ … xây cất, tu sửa lại. Các hoạt động lễ hội mang màu sắc tôn giáo nhiều lên,
mang nhiều màu sắc khác nhau, tất nhiên cũng xuất hiện nhiều hiện tượng mê tín
dị đoan. Thực trạng trên, một mặt phản ánh nhu cầu tinh thần của quần chúng, mặt
khác cũng nói lên điều không bình thường vì đó không chỉ có sự linh hoạt tôn giáo
thuần túy, mà còn biểu hiện lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính trị và
hoạt động mê tín dị đoan.
2, Thực tiễn trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo của Đảng và nhà nước
ta trong giai đoạn hiện nay.
a,Ưu điểm trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo hiện nay


Chính sách tôn giáo của ta ngày càng được cụ thể hoá, đáp ứng ngày càng
tốt hơn nguyện vọng của chức sắc và tín đồ.
Những năm qua, nhờ chính sách phát triển kinh tế phù hợp đã làm cho đời

sống vật chất và tinh thần của chức sắc, tín đồ tôn giáo được nâng lên rất nhiều.
Thời gian qua chúng ta đã ngăn chặn, phá vỡ được những âm mưu của các
thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo vì mục đích kinh tế, chính trị…
Chúng ta đã củng cố đoàn kết những người có tín ngưỡng, tôn giáo với nhau.
Chức sắc tín đồ ngày càng tin tưởng vào chính sách của Đảng, vào công cuộc đổi
mới ở nước ta.
b, Nhược điểm trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo hiện nay
Trong khi thấy rõ ưu điểm, thành tựu như vậy, chúng ta cũng thấy một số
hạn chế được đặt ra, đó là:
Các thế lực thù địch đan ra sức lợi dụng tôn giáo để thực hiện chiến lược
“Diễn biến hòa bình” đối với nước ta.
Chính sách tôn giáo của ta vẫn còn chung chung, chậm được cụ thể hoá, một
số cán bộ Đảng viên còn hạn chế trong việc nhận thức, đánh giá thấp tầm quan
trọng của công tác tôn giáo. Việc giải quyết vấn đề tô giáo ở noi này hay nơi khác
còn nhiều bất cập đã tác động tiêu cực đến việc phát huy sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân.
Đời sống của một bộ phận chức sắc, tín đồ còn khó khăn. Một bộ phận
không nhỏ chức sắc, tín đồ còn nghi ngờ, dao động hoang mang trước sự xuyên tạc
của các thế lực thù địch.
Nhiều vụ việc nổi cộm liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo còn xãy ra, chúng
ta vẫn bị động hoặc xử lý thiếu tế nhị làm mất lòng tin của chức sắc, tín đồ, là kẻ
hở cho kẻ xấu lợi dụng.


c, Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và công tác
tôn giáo
Có thể nói, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có những
thay đổi quan trọng trong nhận thức về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo, đưa
ra nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp. . .Điều đó thể hiện ở chỗ:
Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng của nhân dân.

Điều đó được thể hiện rõ hơn nữa khi quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân được
nghi nhận tai khoản 1, khoản 2, khoản 3 điều 24 Hiến pháp 2013. Bên cạnh đó
quan điểm của Đảng ta về giải quyết vấn đề tôn giáo được thể hiện trong nhiều văn
kiện của các kỳ Đại hội và được cụ thể hoá bằng các nghị quyết, chỉ thị của Trung
ương như: Nghị quyết 24/NQ-TW (16/10/1990) của Bộ Chính trị về tăng cường
công tác tôn giáo trong tình hình mới; Chỉ thị 37 CT-TW (2/7/1998) của Bộ Chính
trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới... Đặc biệt, Hội nghị lần thứ bảy BCH
Trung ương khóa IX đã ban hành Nghị quyết 25/NQ-TW (12/3/2003) về công tác
tôn giáo. Những quan điểm của Đảng ta về công tác tôn giáo được cụ thể hoá trong
Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH11 ra ngày 18/6/2004...
Như vậy, tất cả các chỉ thị, nghị quyết, pháp lệnh nêu trên đều thể hiện nhất
quán một số quan điểm, chính sách như: tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần
của một bộ phận nhân dân; thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp
luật. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và cách thức truyền
đạo trái phép, vi phạm các quy định của pháp luật. ..Như vậy, quan điểm của Đảng
ta về tôn giáo là rõ ràng, nhất quán, đảm bảo quyền tự do, dân chủ của nhân dân
trong lĩnh vực tôn giáo.


3, Một số phương hướng cụ thể trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo của
Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay
Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra thực hiện chủ trương, các kết luận
của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ đối với công tác tôn giáo hiện nay. Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững
mạnh, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng đông tôn giáo.
Thứ hai, nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm chỉ đạo của cấp ủy Đảng,
chính quyền các ban ngành Mặt trận Tổ Quốc và đoàn thể đối với công tác tôn
giáo. Trên cơ sở đó, triển khai nghiem túc các chỉ thị và nghị quyết của Đảng về
tôn giáo, đội ngũ cán bộ đảng viên cần nhận thức rõ yêu cầu nhiệm vụ của công tác

tôn giáo trong tình hình mới hiện nay.
Thứ ba, Đẩy mạnh công tác tham mưu, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính
sách đối với công tác tôn giáo, tích cực tham gia xây dựng các văn bản pháp luật
về tôn giáo, đồng thời bổ sung kịp thời những chính sách đối với tôn giáo ở những
vùng miền khác nhau.
Thứ tư, thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Đảng, Nhà nước, quan tâm
đúng mức đối với các vùng trọng điểm: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ,
không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và dân trí cho nhân dân trong
đó có đồng bào các tôn giáo.
Thứ năm, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng thế trận quốc
phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc; chủ động phát hiện, ngăn
chặn có hiệu quả mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để phá
hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta.


Thứ sáu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại về dân tộc, tôn giáo, giúp
cho cộng đồng thế giới hiểu rõ chính sách dân tộc, chính sách tôn trọng tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta và thực tế tình hình cuộc sống lao
động, sản xuất, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
KẾT BÀI
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã lý giải vấn đề tôn giáo một cách có khoa học, khách
quan, đúng đắn, làm nền tảng tư tưởng để từ đó Đảng và Nhà nước ta đề ra chủ
trương chính sách về tôn giáo, giải quyết được những vấn đề tư tưởng của nhân
dân có đạo, thực hiện được đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Là cán bộ, đảng viên đặc biệt là cán bộ quản lý cần phải nhận thức sâu sắc quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tín ngưỡng, tôn giáo để làm nền tảng tư tưởng
trong mọi hoạt động, đồng thời thực hiện tốt chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về
công tác tôn giáo, nhằm góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc
trong sự nghiệp đổi mới đất nước, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã

hội dân chủ, công bằng, văn minh”.



×