Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

đề tài nghiên cứu văn hoá ẩm thực Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.66 MB, 119 trang )

[Type the document title]
Văn hóa ẩm thực Tây Nguyên
TÀI

Học viên; NGUYỄN VĂN

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió
mùa.Ngoài ra lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung,
Nam.Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định
những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng - miền.Mỗi miền có một nét,
khẩu vị đặc trưng.Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa
dạng. Núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ với những sản vật của non cao sẽ làm hài
lòng du khách bốn phương khi có dịp dừng chân. Ẩm thực Tây Nguyên vừa
dân giã, vừa tinh tế, lại bổ dưỡng. Món ăn không được nấu trong những nồi,
chảo thông thường mà chế biến từ trong những ống tre, ống nứa sẽ đem lại cho
bạn những cảm giác đặc biệt, không thể nào quên.

[Type text]

Page 1


[Type the document title]
Văn hóa ẩm thực Tây Nguyên

Học viên; NGUYỄN VĂN TÀI

CHƯƠNG I NỘI DUNG ĐỀ TÀI ẨM THỰC
I. Giới thiệu sơ lược về Tây Nguyên.
Tây Nguyên Việt Nam là vùng cao nguyên gồm 5 tỉnh,được sắp xếp theo thứ tự


từ bắc xuống nam: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, và Lâm Đồng.
1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên:
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, giáp với Hạ Lào và Đông Bắc
Campuchia. Kon Tum có biên giới phía tây giáp với Lào và Campuchia. Gia
Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông thì chỉ có chung đường biên giới với Campuchia.
Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế. Thực chất, Tây Nguyên
không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó
là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, cao nguyên Kon Plông, cao
nguyên Kon Hà Nừng,
Plâyku cao khoảng 800m, cao nguyên Mdrak cao khoảng 500m, Đắk Lắk cao
khoảng 800m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000m, Lâm Viên cao khoảng 1500m
và Di Linh cao khoảng 900-1000m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao
bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn
Nam).Nguyên có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng
khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai), Trung Tây Nguyên (Đắk
Lắk, Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao
thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam. đặc điểm đất
đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất
phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây
điều và cây cao su cũng đang được phát triển. Cà phê là cây công nghiệp quan
trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai
sau Đông Nam Bộ. Tây Nguyên là khu vực ở Việt Nam có nhiều diện tích rừng
với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai
thác và tiềm năng du lịch lớn.
1.2 Khí hậu
Khí hậu được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và
khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400500 m khí hậu tương dối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m
(như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới.
1.3 . Dân cư, văn hóa

Nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (Kinh) ở Tây Nguyên như
Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông...
- Tây Nguyên hiện nay thực sự là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, nơi cư trú
của 47 dân tộc anh em, với rất nhiều đặc trưng, sắc thái của nhiều tộc người,
nhiều địa phương trong cả nước hội tụ; đồng thời cũng là nơi có tốc độ tăng
dân số và biến động về cơ cấu dân cư nhanh nhất cả nước.
[Type text]

Page 2


[Type the document title]
1.4. Lịch sử
Vùng đất Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của
các bộ tộc thiểu số, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh. Do đất
rộng, người thưa, các bộ tộc thiểu số ở đây thỉnh thoảng trở thành nạn nhân
trước các cuộc tấn công của vương quốc Champa nhằm cướp bóc nô lệ. Sau khi
Nguyễn Hoàng xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các chúa Nguyễn ra sức loại
trừ các ảnh hưởng còn lại của vương quốc Champa và cũng phái một số sứ
đoàn để thiết lập quyền lực ở khu vực Tây Nguyên. Các bộ tộc thiểu số ở đây
dễ dàng chuyển sang chịu sự bảo hộ của người Việt, vốn không có thói quen
buôn bán nô lệ. Tuy nhiên, các bộ tộc ở đây vẫn còn manh mún và mục tiêu của
các chúa Nguyễn nhắm trước đến các vùng đồng bằng, nên chỉ thiết lập quyền
lực rất lỏng lẻo ở đây. Trong một số tài liệu vào thế kỷ 16, 17 đã có những ghi
nhận về các bộ tộc Mọi Ðá Vách (Hré), Mọi Hời (Hroi, Kor, Bru, Ktu và
Pacoh), Mọi Ðá Hàm (Djarai), Mọi Bồ Nông (Mnong) và Bồ Van (Rhadé
Epan), Mọi Vị (Raglaivà Mọi Bà Rịa (Mạ) để chỉ các bộ tộc thiểu số sinh trú ở
vùng Nam Tây Nguyên ngày nay.
Tuy có sự ràng buộc lỏng lẻo, nhưng về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên
vẫn thuộc phạm vi bảo hộ của các chúa Nguyễn. Thời Tây Sơn, rất nhiều chiến

binh thuộc các bộ tộc thiểu số Tây Nguyên gia nhập quân Tây Sơn, đặc biệt với
đội tượng binh nổi tiếng trong cuộc hành quân của Quang Trung tiến công ra
Bắc xuân Kỷ Dậu (1789). Sang đến triều Nguyễn, quy chế dành cho Tây
Nguyên vẫn không thay đổi nhiều, chủ yếu người Việt vẫn chú ý khai thắc
miền đồng bằng nhiều hơn, đặc biệt ở các vùng miền Đông Nam Bộ ngày nay,
đã đẩy các bộ tộc thiểu số bán sơn địa lên hẳn vùng Tây Nguyên (như trường
hợp của bộ tộc Mạ).
Sau khi người Pháp nắm được quyền kiểm soát Việt Nam, họ đã thực hiện hàng
loạt các cuộc thám hiểm và chinh phục vùng đất Tây Nguyên. Năm 1888, một
người Pháp gốc đảo Corse tên là Mayrena sang Đông Dương, chọn Dakto làm
vùng đất cát cứ và lần lượt chinh phục được các bộ lạc thiểu số. Ông ta thành
lập
vương quốc Sédan có quốc kỳ, có giấy bạc, có cấp chức riêng và tự mình lập
làm vua tước hiệu Marie đệ nhất. Nhận thấy được vị trí quan trọng của vùng
đất Tây Nguyên, nhân cơ hội Mayrena về châu Âu, chính phủ Pháp đã đưa
công sứ Quy Nhơn lên “đăng quang” thay Mayrena. Vùng đất Tây Nguyên
được đặt dưới quyền quản lý của Công sứ Quy Nhơn. Sau đó vài năm, thì
vương quốc này cũng bị giải tán. Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc
thám hiểm và phát hiện ra cao nguyên Liang Biang. Ông đã đề nghị với chính
phủ thuộc địa xây dựng một thành phố nghỉ mát tại đây. Nhân dịp này, người
Pháp bắt đầu chú ý khai thác kinh tế đối với vùng đất này.
Tuy nhiên, về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc quyền kiểm soát của
triều đình Đại Nam. Vì vậy, năm 1896, khâm sứ Trung kỳ Boulloche đề nghị
Cơ mật viện triều Nguyễn giao cho Pháp trực tiếp phụ trách an ninh tại các cao
nguyên Trung kỳ. Năm 1898, vương quốc Sédan bị giải tán. Một tòa đại lý
hành chính được lập ở Kontum, trực thuộc Công sứ Quy Nhơn. Năm 1899,
thực dân Pháp buộc vua Đồng Khánh ban dụ trao cho họ Tây Nguyên để họ có
quyền tổ chức hành chính và trực tiếp cai trị các dân tộc thiểu số ở đây.
[Type text]


Page 3


[Type the document title]
Năm 1900, Toàn quyền Doumer đích thân thị sát Đà Lạt và quyết định chọn
Đà Lạt làm thành phố nghỉ mát. Vùng đất cao nguyên Trung kỳ (Tây Nguyên)
hoàn toàn thuộc quyền cai trị của chính quyền thực dân Pháp. Năm 1907, tòa
đại lý ở Kontum đổi thành tòa Công sứ Kontum, cùng với việc thành lập các
trung tâm hành chính Kontum và Cheo Reo. Những thực dân người Pháp bắt
đầu lên đây xây dựng các đồ điền đồng thời cũng ngăn cấm người Việt lên
theo, trừ số phu họ mộ được.
II. VĂN HÓA ẨM THỰC TÂY NGUYÊN.
Vùng Tây Nguyên (Cao nguyên) gồm 5 tỉnh, Kon Tum , Gia Lai , Đắk Lắk,
Đắk Nông và Lâm Đồng. Đây là nơi cư ngụ lâu đời và hội tụ nhiều nét văn hoá
truyền thống độc đáo của hơn 40 đồng bào dân tộc anh em, tiêu biểu như các
dân tộc Jrai, Êđê, Bahnar, Xơ-đăng, Cơ-ho, Brâu, Rơ-măm, M'nông… Sinh
hoạt ăn uống liên quan chặt chẽ tới toàn bộ hệ thống xã hội như kinh tế, văn
hóa, giáo dục..., chứa nhiều thong tin về văn hóa tộc người, sử học, dân tộc
học... Người Tây Nguyên từ xa xưa sống cách biệt giữa núi rừng nên ít giao
lưu, vì vậy còn lưu giữ khá đầy đủ những nét văn hóa cổ. Nhưng trước sự hội
nhập, sự đô thị hóa các làng bản, các món ăn truyền thống đã mai một cần phải
được bảo tồn và phát huy đúng cách.
II.1 Bữa Ăn
A. Cỗ bàn.

Các món ăn trong cỗ bàn của người Tây Nguyên
Bữa cỗ trong văn hóa ẩm thực tây nguyên rất khác so với bữa cỗ trong văn hóa
ẩm thực của các vùng miền khác. Chính điều này tạo nên những nét văn hóa
đặc sắc và rất riêng của vùng núi rừng tây nguyên. Vùng rừng núi nơi tụ tập
sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, từ phong tục tập quán của các dân tộc

hình thành nên một nền ẩm thực rất khác, nền ẩm thực chủ yếu dựa vào núi
rừng. Chính vì
thế bữa cỗ trong ẩm thục của vùng này cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ núi
rừng. Tuy nhiên, không vì thế mà nó mất đi tính đa dạng và phong phú của các
món ăn trong bữa cỗ. Các món ăn được chế biến từ nguyên liệu núi rừng mang
tính chất rất tự nhiên đậm đà bản sắc văn hóa núi rừng. Cỗ bàn ở đây cũng tập
hợp đầy đủ từ cơm xôi, đồ xào, đồ luộc, đồ chiên, đồ nướng,...đến các đồ uống
và dùng như nó cũng rất thịnh soạn.
[Type text]

Page 4


[Type the document title]
B. Đồ Nhậu.
Đồ nhậu ở vùng núi rừng tây nguyên mang phong thái rất đặc trưng, cách chế
biến khá đơn giản chỉ từ các loại thịt thú rừng trải qua công đoạn nướng là đã
có món để nhắm rồi. Loại rượu dùng để uống trong khi nhậu thường là rượu
cần và có một loại rượu được lấy từ thân của một loại cây trong rừng.
Thịt bò nướng kiểu tây nguyên.
Gà rừng nướng sa lửa.

Đồ nhậu của người Tây Nguyên
C. Đồ uống

Đồ uống đặc trưng của người Tây Nguyên
III. Đôi Nét Về Ẩm Thực Tây Nguyên
Hầu hết các món ăn, dù chế biến theo cách nào, người Tây Nguyên cũng ít quy
định chi tiết tỉ lệ pha chế nguyên liệu, độ lửa, thời gian nấu nướng, và cả tính
chất của món ăn đó cần ăn nóng hay ăn nguội. Người dân tộc Tây Nguyên cũng

như đa số các dân tộc thiểu số khác chưa có sách dạy nấu ăn, chỉ tồn tại dưới
dạng kinh nghiệm, truyền khẩu hay do sự giáo dục trực tiếp từ gia đình.
Do sống ở vùng rừng núi Trường Sơn Tây Nguyên nên các nguyên liệu chủ yếu
của các món ăn mang đậm sắc thái núi rừng. Chính điều này đã góp phần làm
cho các món ăn của người Tây Nguyên trở thành đặc sản và được nhiều người
ưa thích. Sau đây là một số món tiêu biểu.
III. CÁC MÓN ĐỘNG VẬT NÚI RỪNG

1.Gà nướng ản đôn
A .Lịch sử hình thành
Gà nướng Bản Đôn là món đặc sản rất nổi tiếng của Đắc Lắc và là món ăn độc
đáo mang hương vị của núi rừng Tây Nguyên.

[Type text]

Page 5


[Type the document title]

Gà nướng Bản Đôn nức tiếng của Đắc Lắc
Để có những con gà nướng ngon,người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi
chọn gà và có cách làm món riêng. Trước hết, giống gà phải là gà thả vườn
chính hiệu.
B. phát triển
Gà nướng Bản Đôn là một món ăn dân giã của đồng bào dân tộc thiểu số, tuy
nhiên, hiện nay món ăn này đã trở thành một đặc sản không thể bỏ qua đối với
du khách khi đến thăm mảnh đất Tây Nguyên.
Hiện nay, với nhu cầu phục vụ thực khách tại TP.HCM nhà hàng Văn Hóa Ẩm
Thực Cơm Lam Gà Sa Lửa đã ra đời, với thiết kế thật đặc biệt giữ nguyên được

bản sắc văn hóa Tây Nguyên giữa lòng Sài Gòn. Nhà hàng là sự kết hợp tổng
thể giữa ẩm thực và nét văn hoá đặc trưng của người dân tộc Tây Nguyên, như
văn hóa nhà rông, nhà sàn, văn hóa cồng chiêng, văn hóa thổ cẩm, tượng nhà
mồ… và đặc biệt nhà hàng Văn Hóa Ẩm Thực Cơm Lam Gà Sa Lửa được xây
dựng hoàn toàn bằng gỗ, với bàn tay khéo léo của những nghệ nhân dân tộc
bản địa đến từ Gia Lai, Đaklak, Kon Tum. Thực khách đến với nhà hàng sẽ
được thưởng thức nhiều món ăn ngon đặc trưng Tây Nguyên như: gà nướng sa
lửa, cơm lam tây
nguyên, heo rừng nướng tảng, cháo gà…và tất nhiên không thể thiếu rượu ghè,
rượu cần…rất đặc biệt nhưng lạ miệng với người thành phố.
C. Nguyên liệu và Cách làm
stt Thành phần
Quy cách/
Định lượng Đơn vị
Ghi chú
nhãn hàng
tính
Nguyên liệu ướp gà
1
2
3
4
5

Gà ta
Mối trắng
ớt rừng băm
Mật ong rừng
Nước sả


[Type text]

Một con

1
5
10
15
50

kg
gr
gr
ml
ml
Page 6


[Type the document title]
Muối é
Lá é
ớt chỉ thiên
Muối
Đường
Bột nêm
chanh
Ăn kèm và trang trí
Hành lá
Dưa leo
Ngò rí

Lá chuối

Tưới

10

gr

ỏ cuống

10
30
15
15
2

gr
gr
gr
gr
lát

10
30
10

gr
gr
gr


1

tàu

Cắt lát

D. Các bước tực hiện
* Sơ Chế
– Đầu tiên, sả được giã nhỏ để lọc lấy nước, bỏ phần xác sả. Sả càng nhiều thì
thịt nướng càng thơm ngon.
– Sơ chế và ướp gà
Tách riêng bộ lòng ra để trong một chén nhỏ. Gà để nguyên con, có thể dàn cho
con gà bẹp lại tý rồi ướp muối ớt, nước sả và thêm một chút mật ong rừng
* Chế biến
- Con gà được kẹp vào thanh tre rồi quay đều lên trên lửa than hồng. Bếp than
to lên để một lần có thể nướng quay nhiều con.
– Cứ một vài phút thì bạn xoay trở mặt gà một lần cho đến khi gà chín đều và
chuyển sang màu vàng, tươm mỡ bóng nhẫy.
* Làm muối é
- cho muối, đường, bột nêm, ớt chỉ thiên và lá é vào cối dã nhuyễn sau đó ỏ ra
chén nhỏ , khi ăn văt chanh tùy theo khẩu vị.
Đ. Trình bày
Mẹt tre đường kính 30cm, lót lá chuối
. Thịt nai Đắc-Lắc.
Thịt nai món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên chỉ còn phong
phú ở Đắc Lắc mà Tây Bắc Việt Bắc bây giờ khó kiếm được trong những hành
trình qua miền biên giới Thượng du Bắc Bộ. Thịt nai tươi khác thịt bò ở chỗ ít
gân, mở màu trắng ngà, mềm hơn cả thịt bê non. trung tâm của tỉnh Đắc Lắc đã
đưa thịt nai vào hầu hết thực đơn bữa thường, bữa tiệc... bằng các món nai
nướng, nai xào làn, nai nhúng giấm nai lúc lác, sườn nai rán, cháo bao tử và sau

cùng là Buôn Ma Thuật còn có thịt nai 7 món như bây giờ.

2. Bò một nắng
Đúng như tên gọi của nó, món ăn này được chế biến từ thịt bò tươi, thái thành
những miếng mỏng và được tẩm ướp với nhiều loại gia vị khác nhau, sau đó
[Type text]

Page 7


[Type the document title]
được đem phơi dưới ánh nắng mặt trời nguyên một ngày rồi đem cất trữ, cái tên
bò một nắng bắt nguồn từ đó. Khi thưởng thức bạn chỉ cần cho những miếng
bò lên bếp than hồng nướng chín là có thể ăn được ngay. Món này ngoài làm
quà bạn có thể mua về để tích trữ ăn dần bởi nó cực kỳ ngon, đã ăn một miếng
rồi thì không thể dứt ra được đâu.

Sau khi mua về chỉ cần nướng trên bếp than hồng và thưởng thúc ngay là
được Bò một nắng là một đặc sản Tây Nguyên nổi tiếng ai cũng biết mỗi khi
nhắc tới vùng rừng núi này.

3.Heo rẫy nướng
Heo rẫy nướng là món ăn mà bạn nên thưởng thức nếu không muốn tiếc nuối
khi đến Tây Nguyên. Được người dân nuôi kiểu chăn thả tự nhiên nên thịt heo
rất chắc và ngon hơn hẳn những loại thịt heo khác. Bạn sẽ thấy heo rẫy khác
heo rừng ở chỗ da mỏng hơn, thịt chắc và ít mỡ lại cực kỳ mềm và ngọt thịt.
Thịt heo giữ được màu óng ả mặc dù để lâu là do được phết một hỗn hợp soda,
nước cốt chanh và mạch nha rồi mới đem đi nướng. Hai món phổ biến đó là
heo rẫy nướng muối ớt ăn thịt ngọt hơn và heo rẫy nướng cao nguyên thì đậm
đà gia vị hơn.


[Type text]

Page 8


[Type the document title]

ảnh. Heo rẫy sau khi nướng có màu vàng óng, bắt mắt
Heo được theo kiểu chăn thả tự nhiên nên thịt chắc và ngon hơn.

4 Dễ chiên kon tum

Dế chiên Kon Tum
Có dịp nếu đến Kon Tum bạn đừng quên thưởng thức món đặc sản dế chiên để
cảm nhận vị thơm, bùi, đậm đà mà không ngấy. Món ăn từ dế khá xa lạ với
người đồng bằng, thế nhưng với đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum, các món
ăn chế biến từ dế đã trở nên quen thuộc, rất được ưa thích. Có rất nhiều loại dế
như dế
cơm, dế than, dế lửa,…nhưng để chế biến món ăn thì chỉ có dế cơm thì mới
ngon được.
Để có một đĩa dế chiên vàng thơm cần trải qua nhiều công đoạn chế biến. Đầu
tiên dế bắt về được rửa sạch, để ráo nước, sau đó cho vào chảo dầu đang sôi
chiên lên. Bằng cách đó các bộ phận như đầu, chân… của dế trở nên giòn tan,
[Type text]

Page 9


[Type the document title]

còn phần thân dế lại không mất đi vị béo ngậy vốn có. Tiếp đó, để món dế có
thêm hương vị, người ta nêm gia vị, bỏ thêm trái ớt, lá chanh, sả thái nhỏ vào
rang chung. Khi cho các gia vị vào phải rang thật nhanh để lá chanh không bị
mất đi màu xanh. Dế được sắp lên đĩa cùng với những lát dưa leo thái mỏng và
bên cạnh là một chén đậu phộng rang vàng, một chén tương ớt đỏ tươi. Dế
chiên có cái giòn tan của phần chân, đầu và vị béo ngầy ngậy của mình dế.
Hương vị của dế càng đặc biệt hơn bởi mùi thơm của lá sả, lá chanh và vài ba
hạt đậu rang đi kèm.
Ngày xưa đồng bào dân tộc chỉ có dế nướng hoặc chế chiên đơn giản thôi
nhưng nay họ đã biết chế biến thành nhiều món ăn khác như dế tẩm bột chiên
giòn, nhồi đậu phộng rang, gỏi dế, dế rang me… cực kì lạ mà hương vị thơm
ngon tuyệt vời. Bạn có thể thưởng thức món ăn này tại các quán ăn trên nhiều
tuyến phố của thành phố Kon Tum như đường Bà Triệu, đường Phan Đình
Phùng, đường Trần Phú,…tầm tháng 8, tháng 9 dương lịch khá nhiều đồng bào
dân tộc bán dế.

5. Bò một nắng chấm muối kiến vàng

Bò một nắng chấm Muối kiến vàng
Bò một nắng hay ở Gia Lai còn gọi là bò một nắng hai sương, cái tên nghe khá
lạ tai và ăn cũng rất ngon. Điểm đặc biệt của món này là ở chỗ nó được chấm
với muối kiến vàng. Đây thực sự là loại muối độc nhất vô nhị, được làm từ kiến
của
rừng Ayun Pa, Krong Pa. Người dân ở khu vực này phải vào rừng sâu để bắt
được loài kiến này, đem về rang sơ, giã với ớt thật cay, trộn với một vài loại lá
rừng, muối hột và dùng để chấm thịt nướng. Đây không chỉ là món ăn phải thử
ở Gia Lai mà khách du lịch còn rất muốn mua về để làm quà hoặc dùng dần.

6. Thịt chuột đồng


[Type text]

Page 10


[Type the document title]

Thịt chuột
Người Jẻ – Triêng ở huyện Đăk Glei còn có món đặc sản là thịt chuột đồng,
được chế biến chủ yếu thành hai món là: Thịt chuột nướng và Chuột khô gác
bếp. Mùa lúa nương chín vàng, cũng là mùa chuột đồng béo ngậy, ngon nhất,
người dân vào mùa săn bắt chuột. Cuộn nhanh một đống rơm khô, nổi lửa lên
thui trụi lông, bằng cách này thịt chuột dậy mùi thơm và giữ vị ngọt vẫn
nguyên. Sau khi làm sạch lông, mổ bụng, lột bỏ nội tạng, nhanh chóng rửa qua
nước, xát chút muối lên khắp mình chuột rồi lấy que tre xiên thẳng,
đem ra nướng trên bếp than cho vàng, dậy mùi thơm lên. Ăn kèm với ít xoài
rừng chua, làm chén muối tiêu rừng, cay nồng, rất thích hợp. Kiếm thêm ít rau
dớn rừng, bỏ vào ống le, đổ chút nước, đem nướng trên bếp rơm, chỉ một chút
là đã có món ăn ngon lành.
Nếu ăn không hết, đồng bào Jẻ – Triêng lại làm món thịt chuột gác bếp, để
dành cho những dịp đặc biệt hoặc tiếp khách quý. Cũng thui qua lửa, làm sạch,
ướp gia vị, nhưng con chuột được xẻ dàn rộng ra cho bằng bàn tay rồi treo trên
gác bếp. Nhờ hơi nóng của bếp, thịt chuột dần khô quắt lại, phủ một lớp đen
bóng của
hóng bếp. Sau 2 tuần thì thịt chuột gác bếp sử dụng được, cách chế biến cũng
nhanh chóng: nướng sơ qua lửa cho nóng lại, dùng chày đập nhẹ khắp miếng
thịt,
chấm muối tiêu rừng ăn liền…uy không có cái vẻ ngọt đậm như thịt tươi nướng
nhưng thịt gác bếp lại có vị “ngọt hậu”, càng nhai càng thấy bùi và vị ngọt .


7. thịt nhím

[Type text]

Page 11


[Type the document title]

Thịt nhím
Dân tộc Brâu có nhiều các món ăn được chế biến từ rau rừng, thịt thú rừng
như: heo rừng, thịt dúi, chuột đồng…. Trong đó phải kể đến các món từ con
nhím vừa bổ, vừa ngon mà còn phong phú cách chế biến.
Thịt nhím với vị ngọt, tính lạnh có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, có thể chế
biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Nhím nướng than hồng, thịt nhím nhồi ống
lồ ô, canh xương nhím nấu bột bắp, nhím gói lá dong, … Món nào cũng độc
đáo, thơm ngon bởi thịt nhím chắc, thơm, hầu như không có mỡ, lớp bì dày
nhưng giòn.
Người Brâu chuộng món nhím nhồi ống lồ ô và nhím nướng trên bếp lửa, vì
giữ vị ngọt nguyên chất, lại rất thơm, giòn, dậy mùi. Miếng thịt nướng ngọt tự
nhiên, có bì hơi sần sật chấm với muối lá é (một loại lá có mùi hắc, vị cay the,
người dân tộc thường giã chung với muối hột), đậm đà thật ngon miệng. Khi
thưởng thức bạn nên ăn chậm rãi, nhẩn nha thì mới có thể cảm nhận hết vị
thơm ngon của thịt nhím. Lên làng Đăk Mế thưởng thức miếng thịt nhím,
không ít người đã phải tấm tắc khen đặc sản này, vừa bổ, vừa ngon mà còn
phong phú cách chế biến.
IV. CÁC MÓN CÁ
1. Cá Lăng Om Chuối
a.Lịch sử hình thành
Cá lăng có ở khá nhiều nơi, nhưng ngon nhất có lẽ chỉ có loài cá lăng sống ở

dòng sông Sêrêpôk. Cá lăng ở đây có thịt trắng chắc, ít xương dăm, vị thơm
ngon…
Muốn ăn cá lăng thứ thiệt, khách sành ăn phải vượt 40km từ TP.Buôn Ma
Thuột vào huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk) hoặc qua huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông
B. Phát triển
Nếu bạn muốn tìm cho mình một mùi vị thơm ngon của nước dùng, cá lăng
om chuối là một lựa chọn thú vị. Màu đặc quánh ánh vàng của nước om, vị béo
ngậy của miếng thịt ba chỉ quyện trong vị ngọt của cá lăng và mềm thơm của
từng khoanh đậu, khoanh chuối khiến bạn khó có thể cưỡng lại. Để giữ được sự
tinh túy và hương vị đặc trưng của món ăn lạ miệng ấy, tất cả phải được chuẩn
bị công phu và tuân thủ theo một quy trình chế biến nghiêm ngặt theo công
[Type text]

Page 12


[Type the document title]
thức bí truyền của nhà hàng.

ảnh. Cá lăng om chuối
Không chỉ cầu kỳ trong khâu chế biến, món cá lăng om chuối cũng đòi hỏi
sự tinh tế của người biết thưởng thức. Chầm chậm hít hà, húp những thìa nước
dùng nóng hôi hổi để cảm nhận trước tiên vị thanh ngọt của món, rồi để hồn
mình tan dần theo mỗi miếng cá thơm trong miệng, lâng lâng mùi mẻ quanh
quẩn khắp chân răng mới thấy được cái tinh tuý trong thế giới ẩm thực của nơi
đây.

C. cách chế biến
stt


Thành phần

Quy cách/
nhãn hàng

Định lượng

1 con còn
sống

600

Đơn vị tính

Ghi chú

Nguyên liệu chính
Cá lăng
Măng chua
Đậu hũ
Nước
Chế biến
Hành tím
Tỏi
ớt sừng
tranh
Cà chua
Me chua
Gia vị
Bột ngọt

Bột nêm
[Type text]

Cát 2x2

300
2 miếng
1

gr
Miếng
lít

10
10
15
1
3
1

trái
trái
ít

10
10

gr
Gr
Page 13



[Type the document title]
Nước mắm
30
ml
Rau ăn kem
Rau bìm bip
300
gr
Gò gai
10
gr
Rau hổ
10
gr
Nước mắm
50
ml
Bước 1: Cá lăng sau khi làm sạch cắt khúc hoặc để nguyên con tùy theo to nhỏ.
Cá chần sơ qua nước sôi để thịt săn lại.
Bước 2: Phi thơm một ít dầu với hành băm và tỏi, tiếp đến cho cà chua, măng
chua, cá vào đảo sơ, nêm ít gia vị rồi để nhỏ lửa cho cá được thấm.
Bước 3: Đun sôi lại nước trụng cá rồi cho cá vừa phi thơm vào, sôi lên vớt bọt
cho thêm nước cốt me vào tạo độ chua. Nêm nếm lại gia vị vừa ăn, cho rau ngò
gai, ngổ và ớt vào.
Bước 4: Để nồi lẩu sôi nhỏ lửa ăn kèm với bún, mì và rau bìm bịp. Chấm cá
với nước mắm mặn ớt thật cay.
Ăn kèm với món lẩu cá lăng thơm ngon này không thể thiếu rau bìm bịp để tạo
ra hương vị đặc trưng của món ăn. Ngoài ra, rau bìm bịp còn có tác dụng chữa

bệnh như giảm cân, chữa trị bệnh gút, hạ sốt, chống viêm, cầm máu. Một cách
ăn uống đủ chất thông minh rất tốt cho sức khỏe của bạn và giảm cân hiệu quả.

2. Cá chua

Người Tây Nguyên sống chân thật, mộc mạc, nên các món ăn chế biến cũng
giản đơn. Nguồn thực phẩm không dồi dào, chủ yếu dựa vào tự nhiên nên mỗi
khi săn bắt được thú rừng, được con cá… bao giờ cũng nghĩ cách để dành cho
ngày hôm sau như phơi khô, sấy khô, treo gác bếp… Ðặc biệt là chế biến món
cá chua. Thức ăn này để càng lâu càng ngon. Ðây là món ăn đặc sản Tây
Nguyên.

[Type text]

Page 14


[Type the document title]

3. Cá tầm

Cá Tầm
Tại cao nguyên Măng Đen, Kon Tum là vùng có nhiều hồ, nước mát lạnh
quanh năm. Vì vậy cá hồi, cá tầm được nuôi và sinh trưởng thuận lợi ở đây. Cá
Tầm là loại cá xương sụn, toàn bộ hệ thống xương của cá cũng như đầu cá đều
cấu tạo từ sụn, thịt cá tầm trắng, dai, có vị béo ngậy, thành phần dinh dưỡng
cao, dễ hấp thụ.
Đến đây bạn được thưởng thức món cá tầm mới được bắt lên từ hồ tươi roi rói.
Cá tầm được làm sạch, tẩm ướp gia vị từ các loại cây dược liệu của núi rừng
Măng Đen, sau đó được hấp, um hoặc nướng, sấy… bằng than hồng, hoặc nấu

với măng le rừng chua món nào củng ngon tuyệt.

4 Cá tiến vua

Cá tiến vua
Sông Sê San hùng vĩ, lắm thác ghềnh chứa trong lòng những loài thủy sản quý
hiếm đặc biệt có loài cá anh vũ tiến vua. Những ngư dân dọc sông Sê San
thường chặn bắt cá anh vũ ở vùng nước trong, nhiều hang hốc, chủ yếu ở khu
vực thủy điện Ialy.
Thịt cá chắc nhưng vẫn mềm mại, trắng và thơm, thường được làm thành vài
[Type text]

Page 15


[Type the document title]
món là nướng mọi, nướng muối ớt, hấp, nấu lẩu măng chua. Hấp dẫn hơn cả là
món chiên giòn với gừng, ban đầu cứ ngỡ là thịt gà nhưng cắn vào thì thơm
ngon hơn nhiều.

5. Cá bống tháng kho riềng

Cá bống kho riềng
Món cá bống thác kho riềng là một món ăn có tính truyền thống của người dân
tộc nơi đây. Cá bống là loại rất phổ biến, nó sống trong các kênh rạch, ao hồ,
sông suối nơi đâu cũng có, nhưng cá bống Tây Nguyên thì lại khác, nó sống
ngay trong dòng thác đổ.
Bới chén cơm gắp con cá, và vào miệng cá bống thác giòn tan, thấm vị giác,
mùi thoảng lên khứu giác thật là một cảm giác khó quên .


V. CÁC MÓN BÚN PHỞ
1. Phở khô Gia Lai
Đặc điểm khi ăn món này là bạn sẽ có hai tô phở chứ không phải một tô như
bình thường, bởi một tô là có phở trộn với hành phi, thịt băm, cà rốt, ớt xay, tô
còn lại là nước dùng với thịt bò, bò viên và hành lá. Khác biệt hơn cả là khi bạn
cho tương đen – loại tương lên men từ đậu nành và đường vàng do chuẩn người
Gia Lai làm, trộn cùng với tô phở khô. Gắp một miếng phở khô rồi húp một
ngụm nước lèo thì không còn thấy khô đâu mà chỉ thấy vị ngọt lịm trong
miệng, cực kỳ hấp dẫn, Món này ăn kèm với các rau xà lách, giá đỗ, húng quế,
ngò gai để tăng hương vị nhé!

Phở khô gồm 2 tô: tô phở trộn và tô nước lèo Ăn phở khô trước rồi húp một
ngụm nước lèo và cảm nhận vị ngon ngọt của nó

2.Bún đỏ Đắk Lắk
[Type text]

Page 16


[Type the document title]
Bạn sẽ thấy sợi bún không có màu trắng như bình thường bởi nó được cho vào
nồi nước dùng nấu từ xương heo, gạch cua và đặc biệt là hạt điều để có được
màu đỏ bắt mắt như vậy. Những sợi bún to, dai giòn xì xụp cùng với gạch cua
làm từ thịt cua, thịt lợn thái mỏng và tóp mỡ, trững cút luộc, có thêm chút rau
cần, giá đỗ hay rau cải điểm màu xanh bắt mắt, cảm nhận hương vị hòa quyện,
ấm lòng biết mấy.

ảnh. Bún đỏ đak lăk
Bún đỏ không những ngon, đẹp mắt mà còn rẻ.


3 Bún mắm cua

Bún mắm cua
Bún mắm cua có mặt ở hầu hết các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng nhiều
người cho rằng nó có nguồn gốc là của những người Bình Định khi di cư tới
Gia Lai thì đã làm ra món ăn này. Đây không phải là món ai ăn cũng thấy thích
ngay vì mùi
vị đậm của nó. Nước dùng bún cũng được nấu từ cua đồng như Canh bánh đa
Cua, Bún riêu cua nhưng điểm khác biệt nhất đó là cua đồng sau khi lọc lấy
nước
thì nước này được ủ khoảng 1 ngày để lên men, đây chính là lý do tại sao món
này lại có mùi vị khác biệt như vậy.
VI . CÁC MÓN RAU RỪNG VÀ CÁC MÓN ĂN Ý NGHĨA KHÁC

1. Gỏi lá tây nguyên
[Type text]

Page 17


[Type the document title]

Nếu một lần đến phố núi nằm ở cực bắc Tây nguyên (Kontum), mời bạn cùng
cư dân vùng sơn cước thưởng thức món gỏi lá đặc sản Tây nguyên. Gỏi lá
được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng

những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây nguyên mới có.

2. Canh Thụt Tây Nguyên.


Nguyên liệu cho món canh thụt là: Gạo, lá rau rừng hoặc lá sắn, lá ớt nhưng
nếu đầy đủ và để đủ vị phải có lá bép, đọt mây, cà đắng. Canh có thể được nấu
với thịt rừng tươi hoặc khô, cá suối hoặc thậm chí là ếch nhái đặc biệt là tất cả
thường không được làm ruột. Các gia vị kèm theo là mắm, ớt, muối. Đổ những
nguyên liệu đó vào ốn giang và dựng ống nghiêng trên đống lửa để nấu, dùng
một chiếc que tre có chiều dài hơn ống để thụt cho nguyên liệu nhuyễn và trộn
đều với nhau trước và cả trong khi nấu nên vì vậy người ta mới gọi là canh
thụt. Tất cả các mùi vị đều là tự nhiên và mang đậm đặc trưng núi rừng. Không
chỉ vậy, đây còn là món ăn rất tốt, bồi bổ sức khỏe, tránh những bệnh thường
gặp như cảm nắng, sốt...
trong quá trình du khách đi tham quan ở núi rừng Tây Nguyên.

3. Cháo Chua - Người K - HO.

[Type text]

Page 18


[Type the document title]

Cháo chua là một món lạ của người Tây Nguyên. Món này vừa là thức ăn
(cháo) lại vừa là thức uống giải khát (như rượu). Tương truyền, món ăn này do
thần linh chỉ dạy người đồng bào cách chế biến để chống lại sự khắc nghiệt của
thời tiết xứ Tây Nguyên. Các nguyên liệu gạo, muối và có bí quyết riêng. Khi
cháo chín nhừ người ta cho thêm chút muối để tạo độ mặn vừa phải, để cháo
nguội đổ vào những trái bầu khô đã được lấy ruột từ trước, đậy nút lại treo lên
vách nứa nhà sàn. Để đến tháng ba năm sau vào mùa phát nương, người ta
mang theo để ăn. Cháo chua theo quan niệm của người Tây Nguyên là món ăn

bổ dưỡng. Nó có vị chua xen vị ngọt, có mùi của men rượu. Nó là thứ nước
uống giải khát, chống cảm nắng, tăng sức đề kháng cơ thể.

5. Măng le.

Cây le thuộc họ tre nứa khá điển hình trên vùng đất bazan. Măng le tươi luộc
qua hoặc ngâm nước để loại bỏ những độc hại và miếng măng sẽ ngon, giòn
hơn phơi khô được ủ trong những hũ sành, măng chua dễ kết hợp với nhiều
món ăn khác, đặc biệt nấu với cá Trê, thịt gà Rừng hay thịt Nai ăn kèm muối
đâm lá bép, ớt hiểm mới là khách quý.

6. Cà Đắng

[Type text]

Page 19


[Type the document title]

Cà đắng và canh cà đắng. Cà đắng là một loại cà dại vốn mọc nhiều trong
rừng, trên nương rẫy. Cây có gai, càng nhiều gai cà càng đắng. Quả cà đắng to
hơn cà pháo và thường hơi dài, quả có màu xanh đặc trưng, cuống quả lại có
gai nhọn. Quả cà đắng giã nát với, trộn cá khô.
Cà đắng là một loại cà dại, trước đây mọc hoang khắp các vùng rừng núi Tây
Nguyên. Ngày nay, cà đắng đã được bà con dân tộc mang về trồng trong vườn
như một loại cây lương thực. Cà đắng ra trái quanh năm, trái cà đắng lớn hơncà
pháo, ruột có nhiều hạt, vị đắng rất đặc trưng, nơi cuống quả có nhiều gai nhọn.
Theo kinh nghiệm của bà con nơi đây, ăn cà đắng sẽ giúp cơ thể con người
không bị thống phong, thấp khớp hay đau nhức xương.

Cà đắng ăn sống hay nấu chín đều có những hương vị rất ngon và rất đặc trưng.
Nếu muốn tận hưởng hết những hương vị đăng đắng đặc biệt của loại quả này,
có thể ăn quả cà sống như một loại rau. Nhưng cà đắng nấu chín lại có những
hương vị rất đặc trưng khi kết hợp với các loại thực phẩm khác. Đặc biệt, hai
loại gia vị không thể thiếu khi chế biến món cà đắng chín là ớt và lá lốt xắt nhỏ.
Cà đắng kho với tôm, tép bắt được dưới sông hay cà đắng um lươn, ếch, món
nào cũng ngon, cũng dậy lên hương thơm quyến rũ. Nhưng tôi vẫn đặc biệt ấn
tượng với những hương vị thơm ngon từ món canh cà đắng. Cà đắng, Hoang
Nu.
Các Món Ăn Chế Biến Từ Cà Đắng
- Gỏi cà đắng
- Cà đắng nướng dằm ớt xanh
- Cà đắng om ếch đồng
- Cà đắng hầm chân giò heo
- Cà đắng nấu canh cá trích, cá cơm khô
này.

7. Măng Nướng Xào Vếch Bò
Không thể không thử món ăn đặc sản Tây Nguyên thơm ngon này khi bạn
ghé Tây Nguyên bởi hương vị rất lạ, đã ăn mà thích thì sẽ rất ghiền đó. Vếch bò
chính là lòng phèo của bò, vị hơi đắng và nặng mùi, sẽ thấy khó nuốt nếu
không quen ăn, nhưng quen rồi thì thấy nó vừa giòn vừa dai, càng nhai lại càng
thấy ngon, vếch bò xào với măng le, ăn cùng cơm trắng nóng hổi là tuyệt nhất.

[Type text]

Page 20


[Type the document title]


ảnh măng nướng xào vếch bò
Măng nướng xào vếch bò là món đặc sản của riêng người Ê đê ở đây Món ăn
có đủ hương vị đặc trưng đắng, cay, ngọt, bùi.

8. Bơ sáp Đắk Lắk
Một loại bơ vô cùng ngon mà không bơ ở đâu có được bởi sự béo thơm và độ
dẻo quánh khi thưởng thức. Một trái bơ sáp Đắk Lắk mà dầm làm sinh tố bơ,
cộng thêm ít đường, ít sữa và ít đá để tăng hương vị thì bạn có thể chén bay
trong một nốt nhạc với độ ngon của nó đấy. Ngoài ra bạn có thể ăn chung bơ
sáp với bánh tráng (bánh đa) để cảm nhận vị ngọt béo hòa quyện cùng cái giòn
giòn bùi bùi của bánh đa xem sao nhé, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ cho coi.

ảnh bơ sáp đak lăk
Bơ ngon bởi được trồng hợp với vùng đất đỏ bazan, có lớp cùi dầy, vàng và
nhiều tỷ lệ bơ sáp

9. Rau rừng

Nghe thì cũng chỉ thấy là một loại rau nào đó trồng trong rừng thôi, chả có gì
đặc sắc thế mà nó lại có điều đặc biệt đó. Lúc đầu tưởng không có mùi vị gì
nhưng khi luộc hay nấu, bạn sẽ thấy vị ngòn ngọt, giòn giòn, dù bị nấu quá lửa
một chút thì cũng không bị nát. Ăn ngon nhất là luộc hoặc xào tỏi chấm với
[Type text]

Page 21


[Type the document title]
mắm cua – loại mắm đặc sản chỉ có ở Gia Lai, nếu không có mắm cua thì thay

bằng nước mắm kho quẹt kiểu Nam Bộ cũng vẫn được nhé.

10.Rau đớn

Rau dớn
Rau dớn được xếp vào loại đặc sản rau ở Kon Tum. Mùa rau dớn bắt đầu từ
tháng 5, khi những cơn mưa đầu tiên trút xuống, bà con cứ men theo những con
sông, khe suối là có thể hái được rau. Lá dớn mọc so le, hình ngọn giáo, người
ta hái lá non và ngọn rau về ăn, có vị hơi chát, nhơn nhớt nhưng nấu chín lại
bùi bùi, thơm ngon.
Giữ trọn vẹn vị ngon của rau dớn chính là món rau luộc đơn giản, chỉ cần nhặt
những ngọn non, rửa sạch cho vào nồi nước thật sôi, khi vừa chín tới vớt ra cho
rau không bị nhừ. Đĩa rau luộc chấm với mắm cua cho thêm tỏi giã dập, vài lát
ớt hiểm. Rau dớn luộc màu xanh mướt, vừa giòn sần sật, vừa có vị ngọt, vị
chua chát…thật ngon miệng.

Gỏi rau dớn.
Ngoài ra rau dớn còn được đồng bào các dân tộc chế biến thành nhiều món ăn
như: rau dớn xào tỏi, rau dớn xào măng chua, rau dớn lam ống nứa… nhưng có
lẽ món gỏi rau dớn luôn làm hài lòng những thực khách khó tính nhất. Món
gỏi khi ăn sẽ cảm nhận được vị bùi bùi, chát nhẹ của rau dớn hòa cùng mùi
thơm của các loại gia vị. Trước đây, rau dớn chỉ sử dụng trong bữa ăn của
người đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Nhưng hiện nay, với danh tiếng về
vị ngon đặc biệt, rau dớn ngày càng được nhiều người ưa chuộng, trong nhiều
nhà hàng sang trọng ở phố thị rau dớn trở thành đặc sản.
CANH LÁ BÉP

[Type text]

Page 22



[Type the document title]

Canh cua lá bép
Những người dân nơi đây tìm thấy trong rừng của mình có hàng trăm các loại
lá khác nhau mà không nơi nào có được, và lá bép là một trong những loại có
nhiều nhất. Lá này có vị ngọt lợ nên người dân còn gọi là “lá mỳ chính”. Trước
đây vào thời kỳ chiến tranh, người dân chỉ cần cho vài lá bép vào nồi nước là
đã có một nồi canh cho cả gia đình. Nhưng ngày nay đã có nhiều cách khác
nhau để khiến cho món canh này ngon hơn như: canh cua lá bép, lá bép nấu
cá…

11. lẩu lá rừng

Dường như hương vị của núi rừng, của đại ngàn xanh đã thấm vào từng chiếc
lá để bạn có thể cảm nhận một cách đầy đủ nhất về Tây Nguyên. Có khoảng
hơn 10 loại lá được dùng để chế biến lẩu lá rừng, phần lớn chúng đều được
người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng. Ban đầu những lá này được sử dụng
như một thứ rau rừng để phục vụ cho những bữa ăn trên nương, trên rẫy. Sau
này khi tập quán sản xuất thay đổi thì nó được dùng như một đặc sản đó là lẩu
lá rừng. Cùng với những loại lá này còn có mắm thịt, tôm nõn và thịt luộc.

12. gỏi kiến vàng

[Type text]

Page 23



[Type the document title]

Gỏi kiến vàng
Cá suối bắt loại vừa phải, bằng ba ngón tay, đem về làm sạch, băm nhuyễn, vắt
cho cạn nước để đỡ mùi tanh. Kiến vàng chọn ổ kiến non, còn cả trứng đem về
giã nhỏ để riêng. Lấy muối hột, ớt xanh, tiêu rừng trộn chung cá với kiến vào,
thêm chút thính gạo bột gạo rang cháy xém, dậy lên mùi thơm. Khi ăn lấy lá
sung
cuốn lại vừa miếng và thưởng thức, vị ngọt của cá suối hòa vào vị béo của kiến
non, vị cay xé của tiêu, ớt tạo nên hương vị ngon tuyệt vời.

12. cơm lam
-Cơm Lam được coi là món ăn của núi của rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt
của dòng suối mát trong đầu rừng và hương thơm của rừng tre nứa xanh ngút
đầu non…
- Bắt đầu từ những chuyến đi dài ngày của người đàn ông với ống gạo mang
theo, dao quắm và đánh lửa cùng ống nứa sẵn trong rừng nhưng theo bước
chân những người khách du lịch, cơm Lam đã trở thành món ăn đặc sản, làm
say long du khách. Nhiều vùng đất coi cơm Lam như món ăn truyền thống
không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội, nhưng phải kể đến cơm lam Tây Nguyên
Cơm lam là món đặc sản nổi tiếng nhất mà ai cũng biết khi nhắc tới Tây
Nguyên bởi món ăn là sự tinh túy từ vị ngọt của dòng suối mát trong và hương
thơm của ống nứa nơi đầu ngàn. Khi ăn bạn chỉ cần bỏ lớp nứa bên ngoài ra,
cắt thành từng khúc và chấm với muối vừng là đủ để cảm nhận hương vị thơm
ngon đặc trưng
của món ăn rồi. Cơm lam được rất nhiều du khách mua làm quà vì ngon, giá cả
lại phải chăng và rất tiện để đem về.

Cơm lam Tây Nguyên hay ăn cùng với gà nướng hoặc với heo xiên nướng


[Type text]

Page 24


[Type the document title]

Cơm lam là một món đặc sản không thể thiếu của núi rừng Tây nguyên

VII. Đồ uống
1. Cà phê chồn
Nếu không nhắc đến cà phê chồn thì thật là một thiếu sót vô cùng lớn, cà phê
Chồn là một món quà tặng vô cùng độc đáo và giá trị. Nếu người được tặng
yêu thích cà phê thì đây chính xác là món quà tuyệt vời nhất, còn người chưa
từng thử bao giờ, chỉ ngửi mùi cà phê sau khi pha là đã muốn thử ngay và luôn
cho xem. Để làm ra được loại cà phê thì khá công phu nhưng bù lại bạn sẽ
được thưởng thức loại cà phê hảo hạng nhất với hương vị đặc trưng không loại
cà phê nào có được.
Một thức quà được nhiều du khách ưa thích

Cà phê chồn có hương vị rất khác biệt với cà phê khác
2. Rượu cần
Nhắc tới rượu cần – một món đặc sản vùng Tây Nguyên quen thuộc với hình
ảnh mà chúng ta vẫn nhớ, đó là mọi người quây quần bên bếp lửa hồng trong
gian nhà sàn ấm cúng, có nhiều ống cần để hút được đặt trong chum rượu để ở
giữa. Rượu cần thực ra có rất nhiều loại: rượu thóc, rượu cơm hay rượu kê.
Rượu cần là thức uống không thể thiếu trong dịp chiêu đãi khách quý hay
những dịp lễ hội ở các dân tộc Tây Nguyên, thể hiện sự mến khách, yêu thương
nhau, đoàn kết của con người nơi đây.


[Type text]

Page 25


×