Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy lợi sông đáy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.98 KB, 126 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp
đỡ của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận văn
được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của
cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực.
Tác giả luận văn

Nghiêm Văn Đồng

1

i


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo hướng dẫn:
PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân đã tận tình hướng dẫn, khích lệ, và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô trong khoa
Kinh tế và Quản lý và quý thầy cô của Trường đại học Thủy lợi đã tạo cơ hội và tận
tình truyền đạt những kiến thức quý báu giúp học viên hoành thành nhiệm vụ học tập,
nghiên cứu tại cơ sở đào tạo.
Xin cảm ơn lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn
Một thành viên Thủy lợi Sông Đáy đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích
cực trong quá trình tác giả học tập, thu thập số liệu và triển khai nghiên cứu. Tác giả
cũng ghi nhận sự hợp tác, hỗ trợ có hiệu quả của các cá nhân, cơ quan có liên quan
trong thời gian tác giả triển khai nghiên cứu tại hiện trường.
Luận văn được hoàn thành có sự chia sẻ thân thương, thầm lặng và đóng góp không
nhỏ của các thành viên trong gia đình về mọi mặt để tác giả có điều kiện và động lực
để tập trung vào nghiên cứu.


Cuối cùng, xin cảm ơn các cá nhân, đồng nghiệp đã hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình
học tập đến tận ngày báo cáo.
Vì thời gian thực hiện Luận văn có hạn nên không thể tránh được những sai sót, tác giả
xin trân trọng và mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2016
Tác giả

Nghiêm Văn Đồng

2

i


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ ...............................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ................. viii
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ix
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH
TẾ - KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI1
1.1. Định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý khai thác công trình thủy lợi ............1
1.1.1. Định mức kinh tế - kỹ thuật ..........................................................................1
1.1.2. Căn cứ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật...............................................4
1.2. Vai trò, nội dung, phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong
quản lý công trình thủy lợi ..........................................................................................7
1.2.1. Vai trò định mức kinh tế - kỹ thuật...............................................................7
1.2.2. Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật ...........................................................9
1.2.3. Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật...................................11
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng và áp dụng định mức trong

doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi..................................................14
1.3.1. Nhóm các nhân tố khách quan ....................................................................14
1.3.2. Nhóm các nhân tố chủ quan........................................................................15
1.4. Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác
quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.........................................................................17
1.4.1. Tình hình xây dựng định mức qua các thời kỳ ...........................................17
1.4.2. Kết quả xây dựng định mức Kinh tế - kỹ thuật...........................................22
1.4.3. Kinh nghiệm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ...................................23
1.5. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ......................24
Kết luận chương 1 .....................................................................................................26

3

3


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ĐỊNH
MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THỦY LỢI SÔNG
ĐÁY ..............................................................................................................................27
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty .........................................................................27
2.1.1. Tổ chức bộ máy của Công ty......................................................................27
2.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ...............................................29
2.1.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất 3 năm 2013-2015 .........................................29
2.1.2.2 Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi....................................................33
2.1.3 Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty..................................38
2.2. Thực trạng công tác xây dựng và áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật trong
quản lý khai thác công trình thủy lợi tại Công ty TNHH một thành viên thủy lợi
Sông Đáy...................................................................................................................38
2.2.1. Tổ chức bộ phận làm công tác xây dựng và áp dụng định mức của Công ty

..............................................................................................................................38
2.2.2. Phương pháp xây dựng định mức của Công ty ..........................................41
2.2.3. Quy trình xây dựng và áp dụng định mức của Công ty..............................42
2.2.4. Thực trạng công tác xây dựng và áp dụng một số định mức kinh tế - kỹ
thuật chủ yếu tại Công ty ......................................................................................50
2.3. Đánh giá chung về công tác xây dựng và áp dụng định mức Kinh tế - kỹ thuật
trong quản lý khai thác công trình thủy lợi...............................................................56
2.3.1. Những kết quả đạt được..............................................................................56
2.3.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân.............................................................58
Kết luận chương 2.....................................................................................................59
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG
VÀ ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT TRONG QLKT CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THỦY LỢI
SÔNG ĐÁY ..................................................................................................................60
3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Một thành viên Thủy lợi Sông Đáy60
3.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp.............................................................................62

4

4


3.3. Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng và áp dụng định
mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý khai thác công trình thủy lợi tại Công ty........64
3.3.1 Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ phận làm công tác xây dựng định mức....64
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện phương pháp xây dựng định mức.............................67
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện quy trình xây dựng định mức ...................................85
3.3.4. Hoàn thiện quy trình áp dụng định mức vào thực tiễn ...............................87
3.3.5. Một số giải pháp hỗ trợ ...............................................................................89
Kết luận chương 3 .....................................................................................................91

KẾT LUẬN ..................................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................93

5

5


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Một thành viên thủy lợi Sông Đáy...............28
Hình 2.2. Quy trình quản lý vận hành hệ thống thủy lợi...............................................43
Hình 2.3. Quy trình xây dựng định mức lao động ........................................................44
Hình 2.4. Quy trình xây dựng định mức sử dụng nước tưới tại mặt
ruộng.........................45
Hình 2.5. Quy trình xây dựng định mức tiêu thụ điện ..................................................46
Hình 2.6. Quy trình xây dựng định mức sửa chữa thường xuyên tài sản cố định ........47
Hình 2.7. Quy trình xây dựng định mức tiêu hao vật tư, nguyên nhiên liệu cho công tác
vận hành, bảo dưỡng máy móc thiết bị .........................................................................48
Hình 2.8. Quy trình xây dựng định mức chi phí quản lý ..............................................50

6

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Số đơn vị đã xây dựng định mức từ năm 2000 đến nay ...............................20
Bảng 1.2: Số lượng doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng định mức..........................22
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Một thành viên thủy lợi Sông Đáy ...............28
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất 3 năm 2013-2015..............................................29

Bảng 2.2. Thống kê trạm bơm.......................................................................................33
Bảng 2.3. Thống kê kênh...............................................................................................34
Bảng 2.4. Thống kê cống và công trình trên kênh ........................................................35
Bảng 2.5. Thống kê hồ chứa..........................................................................................36
Bảng 2.6. Thống kê đập.................................................................................................37
Hình 2.2. Quy trình quản lý vận hành hệ thống thủy lợi...............................................43
Hình 2.3. Quy trình xây dựng định mức lao động.........................................................44
Hình 2.4. Quy trình xây dựng định mức sử dụng nước tưới tại mặt ruộng...................45
Hình 2.5. Quy trình xây dựng định mức tiêu thụ điện ..................................................46
Hình 2.6. Quy trình xây dựng định mức sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.........47
Hình 2.7. Quy trình xây dựng định mức tiêu hao vật tư, nguyên nhiên liệu cho công tác
vận hành, bảo dưỡng máy móc thiết bị .........................................................................48
Hình 2.8. Quy trình xây dựng định mức chi phí quản lý...............................................50
Bảng 2.7. Định mức lao động tại văn phòng Công ty thủy lợi Sông Đáy.....................51
Bảng 2.8. Định mức sử dụng nước tưới tại mặt ruộng ..................................................52
Bảng 2.9. Định mức tiêu thụ điện năng tưới cho cây trồng chính ................................53
Bảng 2.10. Định mức SCTX tài sản cố định .................................................................54
Bảng 2.11. Định mức tiêu hao vật tư, nguyên nhiên liệu phục vụ bảo dưỡng vận hành
máy móc thiết bị ............................................................................................................55
Bảng 2.12. Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty TNHH Một thành
viên Thủy lợi Sông Đáy.................................................................................................55
Bảng 3.1: Xác định thành phần công việc xây dựng định mức lao động chi tiết quản lý
Hồ chứa, đập dâng .........................................................................................................67
Bảng 3.2: Thành phần công việc quản lý vận hành Trạm bơm điện.............................69
Bảng 3.3: Xác định thành phần công việc quản lý vận hành kênh................................70
Bảng 3.4: Xác định thành phần công việc quản lý vận hành Cống đầu mối.................71

7



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

K
ý
C
T

Ng
hĩa

ng

C
B
Đ
M
H
T
K
T
M
T


n
Địn
h
Hợ
p
Kin

h
Mộ
t

P
T
Q
L
Q
L
S
C
T
L
T
S
T
N

Phá
t
Qu
ản
Qu
ản
S
a
Th

Tài

sản
Trá
ch

U
B


ban

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống công trình thủy lợi (CTTL) là cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất nông
nghiệp, góp phần quan trọng làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm
nông nghiệp, thủy sản, cấp nước cho dân sinh và các ngành kinh tế khác, đồng thời
góp phần phòng chống giảm nhẹ thiên tai và thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế
khác.
Theo số liệu tại Báo cáo tổng kết thi hành Pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL và các
văn bản pháp luật liên quan của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thì hiện
nay, trên phạm vi toàn quốc đã xây dựng được 904 hệ thống thủy lợi lớn và vừa, có
quy mô diện tích phục vụ từ 200ha trở lên, trong đó có 110 hệ thống thủy lợi lớn (diện
tích phục vụ lớn hơn 2000ha), số lượng cụ thể như sau: i) Về số lượng công trình hồ
chứa, đập dâng: đã xây dựng được 6.831 hồ các loại, với tổng dung tích trữ khoảng 50
tỷ m3; ii) Về số lượng công trình trạm bơm: có 13.347 trạm bơm các loại; iii)Về số
lượng cống tưới tiêu lớn: có trên 5.500 cống trong đó có trên 4000 cống dưới đê, iv)
Về số lượng công trình kênh mương: có 254.815 km kênh mương các loại, trong đó đã
kiên cố được 51.856km. Với các hệ thống thủy lợi hiện có, tổng năng lực tưới của các

hệ thống bảo đảm cho khoảng 90% diện tích đất canh tác . Tổng diện tích đất trồng
lúa được tưới, tạo cho nguồn nước tưới đạt 7 triệu ha, trong đó vụ Đông Xuân 2,99
triệu ha, vụ Hè Thu 2,05 triệu ha; vụ Mùa 2,02 triệu ha. Tỷ lệ diện tích tưới tự chảy
chiếm 61%, còn lại được tưới bằng bơm dầu, bơm điện và các hình thức khác. Hàng
năm, các hệ thống thủy lợi còn phục vụ tưới cho 1,5 triệu ha rau màu, cây công
nghiệp, tạo nguồn cho 1,3 triệu ha, ngăn mặn cho 0,87 triêu ha, cải tạo chua phèn 1,6
triệu ha, tiêu nước cho trên 1,72 triệu ha đất nông nghiệp và cấp khoảng 6 tỷ m3 nước
phục vụ sinh hoạt và công nghiệp.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu để đạt được những kết quả trên là hệ thống
định mức kinh tế - kỹ thuật đã được xây dựng và áp dụng ở nhiều địa phương.
Định mức kinh tế - kỹ thuật (KTKT) quản lý khai thác CTTL là cơ sở để: sắp xếp bố
trí lao động và sử dụng các nguồn lực hợp lý nhằm nâng cao năng suất lao động; thực

9

9


hiện cơ chế khoán, đấu thầu, đặt hàng cho doanh nghiệp; lập kế hoạch sản xuất và kế
hoạch tài chính hàng năm, xác định các khoản mục chi phí hợp lý, hợp lệ thực hiện
hạch toán kinh tế có hiệu quả; giúp các cơ quan quản lý Nhà nước duyệt kế hoạch sản
xuất, thanh quyết toán chi phí.
Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ Về sản xuất và cung
ứng sản phẩm, dịch vụ công ích quy định các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy
lợi phải chuyển sang thực hiện phương thức đấu thầu, đặt hàng trong hoạt động quản
lý khai thác CTTL chỉ trừ một số hệ thống công trình không đủ điều kiện để đấu thầu,
đặt hàng thì mới thực hiện giao kế hoạch.
Để thực hiện đặt hàng, giao kế hoạch trong sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ
công ích nói chung và dịch vụ tưới, tiêu nói riêng theo quy định tại Nghị định số
130/2013/NĐ-CP và thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí tại Nghị định số

67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã yêu cầu
UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi xây
dựng định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý khai thác công trình thủy lợi (sau đây gọi tắt
là định mức QLCTTL) nhằm quản lý tốt hệ thống công trình thủy lợi (CTTL) được
giao và là căn cứ để thực hiện cơ chế đặt hàng, giao kế hoạch trong công tác quản lý
khai thác hệ thống công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ của hệ thống.
Năm 2012 UBND thành phố Quyết định số 6147/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 về việc
ban hành Định mức kinh tế-kỹ thuật duy trì, vận hành hệ thống tưới tiêu phục vụ sản
xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội áp dụng cho các Công ty Thuỷ lợi trên địa bàn
thành phố Hà Nội;
Công ty thủy lợi Sông Đáy được thành lập ngày 11/9/2008 trên cơ sở hợp nhất 4 Công
ty khai thác Công trình thủy lợi Đan Hoài, La Khê, Chương Mỹ, Mỹ Đức theo Quyết
định số 2082/QĐ-UBND ngày 04/7/2008 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ); Sau khi sáp
nhập Công ty quản lý trên địa bàn 6 quận, huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông,
Thanh Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức Với tổng diện tích lưu vực trên 120.000ha; trong đó
diện tích nông nghiệp là 27.683ha. Công ty đang quản lý 04 hồ chứa, 164 trạm bơm
với 728 máy bơm các loại, 524 tuyến kênh tưới tiêu với 900km kênh tưới, tiêu cùng


với 6200 công trình trên kênh. Hiện nay Công ty đang áp dụng định mức do thành phố
ban hành kèm theo quyết định số 6147/QĐ-UBND ngày 27/12/2012. Do khi áp dụng
vào thực tế công ty còn một số tồn tại và vướng mắc.
Xuất phát từ những yêu cầu, điều kiện thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Giải
pháp hoàn thiện công tác xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý khai
thác công trình thủy lợi tại Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Sông Đáy” làm
đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện với mục đích là đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng và áp
dụng định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý khai thác CTTL của Công ty TNHH
một thành viên thủy lợi Sông Đáy.

3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
a. Cách tiếp cận
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về định mức, định mức kinh tế kỹ thuật quản lý khai thác công trình thủy lợi và các văn bản quy phạm pháp luật của
Nhà nước để xem xét, nghiên cứu giải quyết vấn đề.
b. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập thông tin;
Phương pháp phân tích tính toán; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp hệ thống
hóa: Cơ sở lý thuyết của đối tượng nghiên cứu sẽ được hệ thống lại trong luận văn từ
những giáo trình, những nghiên cứu khoa học. Phương pháp đối chiếu với hệ thống
văn bản pháp quy: So sánh nội dung với các văn bản quy phạm pháp luật của nhà
nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
a. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý khai thác công trình thủy lợi
tại Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Sông Đáy.


b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về nội dung: Công tác xây dựng và áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật
trong quản lý khai thác công trình thủy lợi;
- Phạm vi về thời gian: Luận văn sử dụng các số liệu thứ cấp từ năm 2012 đến năm
2015 để nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2016-2020;
- Phạm vi về không gian: Công ty TNHH Một thành viên thủy lợi Sông Đáy.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu hệ thống những cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động nghiên cứu
và xây dựng định mức nói chung, định mức kinh tế - kỹ thuật nói riêng trong sản xuất
và kinh doanh ở các doanh nghiệp. Những kết quả nghiên cứu của đề tài là những tài
liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu, học tập và giảng dạy về xây dựng định
mức.

b. Ý nghĩa thực tiễn
Với những kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp rút ra từ chính nguồn tài liệu được
thu thập từ chính quá trình sản xuất của doanh nghiệp nên, theo tác giả, kết quả nghiên
cứu đạt được hoàn toàn có thể nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn tổ chức xây dựng và
áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật ở Công ty TNHH Một thành viên thủy lợi Sông
Đáy để xây dựng được bộ định mức KTKT của Công ty phù hợp với hiện trạng công
trình, trang bị kỹ thuật, tổ chức bộ máy và cơ chế chính sách hiện hành, và là căn cứ để
các cơ quan quản lý thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với hoạt động quản lý khai thác hệ
thống CTTL của Công ty TNHH Một thành viên thủy lợi Sông Đáy.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC
KINH TẾ - KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI
1.1. Định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý khai thác công trình thủy lợi
1.1.1. Định mức kinh tế - kỹ thuật
1. Một số vấn đề lý luận về quản lý theo khoa học
Hoạt động quản lý đã có từ xa xưa, khi con người biết lao động theo từng nhóm đã đòi
hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động. Các Mác đã khẳng định: “Mọi
lao động xã hội trực tiếp hoặc lao động chung khi thực hiện trên một quy mô tương đối
lớn, ở mức độ nhiều hay ít đều cần đến quản lý”, và ông hình dung quản lý giống như
công việc của người nhạc trưởng trong một dàn hợp xướng.
Từ đầu thế kỷ XX, có rất nhiều lý thuyết quản lý với nhiều trường phái khác nhau.
Mỗi trường phái về lý luận quản lý đều có giá trị nhất định, cung cấp cho nhà quản lý
những phương pháp quản lý hữu hiệu.
Điển hình là thuyết quản lý của ông Frederick Winslow Taylor (1856 – 1915), xuất
thân là một công nhân cơ khí ở Mỹ, kinh qua các chức vụ đốc công, kỹ sư trưởng, tổng
công trình sư. Với kinh nghiệm dày dặn của mình, ông đã phân tích quá trình vận động
(thao tác) của công nhân, nghiên cứu quy trình lao động hợp lý, với các động tác
không trùng lặp, tốn ít thời gian và sức lực) để đạt được năng suất cao. Đó chính là sự

hợp lý hoá lao động, theo nghĩa rộng là tổ chức lao động một cách khoa học. Với các
công trình nghiên cứu “Quản lý ở nhà máy” (năm 1903) và “Những nguyên lý quản lý
theo khoa học” (năm 1911), ông đã hình thành thuyết quản lý theo khoa học, mở ra
“kỷ nguyên vàng” trong quản lý ở Mỹ.
Nội dung thuyết quản lý theo khoa học của ông dựa trên các nguyên tắc sau:


Xác định một cách khoa học khối lượng công việc hàng ngày của công nhân với

các thao tác và thời gian cần thiết để bố trí quy trình công nghệ phù hợp (chia nhỏ các
phần việc) và xây dựng định mức cho từng phần việc. Định mức được xây dựng qua
thực nghiệm (bấm giờ từng động tác).

1

1




Lựa chọn công nhân thành thạo từng việc, thay cho công nhân “vạn năng” (biết

nhiều việc song không thành thục). Các thao tác được tiêu chuẩn hoá cùng các thiết bị,
công cụ, vật liệu cũng được tiêu chuẩn hoá và môi trường làm việc thuận lợi. Mỗi
công nhân được gắn chặt với một vị trí làm việc theo nguyên tắc chuyên môn hoá cao
độ.


Thực hiện chế độ trả lương (tiền công) theo số lượng sản phẩm (hợp lệ về chất


lượng) và chế độ thưởng vượt định mức nhằm khuyến khích nỗ lực của công nhân.


Phân chia công việc quản lý, phân biệt từng cấp quản lý. Thực hiện sơ đồ tổ

chức theo chức năng và theo trực tuyến; tổ chức sản xuất theo dây chuyền liên tục.
Thực hiện theo các nội dung nói trên, năng suất lao động tăng vượt bậc, giá thành thấp,
kết quả cuối cùng là lợi nhuận cao để cả chủ lao động và người lao động đều có thu
nhập cao. Qua các nguyên tắc trên có thể rút ra các tư tưởng chính của thuyết Taylor
là:
-

Tối ưu hoá quá trình sản xuất thông qua hợp lý hoá lao động, xây dựng định

mức lao động
-

Tiêu chuẩn hoá phương pháp thao tác và điều kiện tác nghiệp

-

Phân công chuyên môn hoá đối với lao động của công nhân và đối với các chức

năng quản lý
-

Tư tưởng “con người kinh tế” qua trả lương theo số lượng sản phẩm để kích

thích tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.
Thuyết quản lý theo khoa học chủ yếu đề cập đến công việc quản lý ở cấp cơ sở

(doanh nghiệp) với tầm vi mô, tuy vậy đã đặt nền móng cơ bản cho thuyết quản lý nói
chung, đặc biệt là phương pháp làm việc tối ưu, tạo động lực trực tiếp cho người lao
động và việc phân cấp quản lý.
2. Vai trò của công tác định mức trong quản lý

2

2


Như đã đề cập trong thuyết quản lý ở trên thì phương pháp quản lý có vai trò hết sức
quan trọng đến sự thành công trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên
trong lĩnh vực quản lý thì định mức thể hiện vai trò quan trọng nhằm mục đích cho
công tác quản lý được dễ hơn, đem lại những kết quả cao hơn và đảm bảo hiệu quả về
lợi ích chi phí trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
3. Một số khái niệm về định mức

Định mức là mức được quy định, được xác định bằng cách tính trung bình tiên
tiến của hoạt động sản xuất trong một phạm vi xác định (cho từng loại sản phẩm, trong
từng doanh nghiệp, tại từng địa phương).

Mức hao phí các yếu tố sản xuất: Các yếu tố sản xuất được hiểu là các nguồn
lực như nhân lực, vật lực, tài lực. Mức hao phí các yếu tố sản xuất là số lượng hao phí
từng yếu tố sản xuất để tạo ra một đơn vị sản phẩm.

Định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác công trình
thủy lợi: là các mức hao phí cần thiết về lao động, vật tư, máy móc thiết bị, nguyên
nhiên vật liệu để hoàn thành nhiệm vụ tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân
sinh kinh tế theo kế hoạch được giao.
4. Vai trò và sự cần thiết của công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản

lý khai thác công trình thuỷ lợi
Định mức là một trong những nội dung quan trọng mà hầu hết các quốc gia đều áp
dụng. Ở Việt Nam công tác xây dựng và áp dụng nhiều loại định mức khác nhau được
Chính phủ công bố thực hiện nhằm hướng dẫn hoặc kiểm soát nhiều hoạt động kinh tế.
Trên thực tiễn quản lý sản xuất trong bất cứ ngành kinh tế nào cũng cần có những loại
định mức chuyên ngành khác nhau. Ví dụ trong ngành Xây dựng, rất nhiều định mức
được xem là những cơ sở quan trọng để các đơn vị vận dụng và sử dụng trong các hoạt
động quản lý sản xuất. Nhiều bộ định mức được công bố áp dụng như: Định mức dự
toán xây dựng công trình (Phần xây dựng); Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn
đầu tư xây dựng công trình; Định mức khảo sát xây dựng; Định mức vật tư trong xây
dựng,…

3

3


Trong ngành Giao thông, nhiều loại định mức KTKT được công bố áp dụng như: Định
mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa; Định mức kinh tế - kỹ thuật
sửa chữa thường xuyên đường sông,…
Trong ngành Thủy lợi, đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản thường áp dụng một số định
mức công bố bởi Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý khai thác do điều
kiện đặc thù trong quản lý ngành nên nhiều định mức KTKT cũng đã và đang được áp
dụng tại nhiều đơn vị trong ngành, phục vụ công tác quản lý khai thác công trình thủy
lợi. Định mức KTKT trong quản lý khai thác CTTL có vai trò sau:
+ Đối với các tổ chức quản lý khai thác CTTL:
- Làm căn cứ để lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch lao động, kế hoạch tài chính hàng
năm của đơn vị.
- Làm căn cứ để sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý nhằm nâng cao năng suất lao
động, tinh gọn bộ máy và là cơ sở để thực hiện cơ chế khoán cho công tác quản lý khai

thác và bảo vệ CTTL trong đơn vị (theo từng tổ, cụm, trạm thuỷ nông,…) nhằm gắn
quyền lợi với trách nhiệm và kết quả của người lao động.
+ Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:
- Là căn cứ để thẩm tra, thẩm định kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính của đơn vị và
là cơ sở để xây dựng đơn giá đặt hàng, giao kế hoạch, xác định giá gói thầu quản lý,
khai thác và bảo vệ CTTL theo tinh thần Nghị định 31/2005/CP ngày 11/3/2005 của
Chính phủ và Quyết định 256/2006/QĐ-TTg ngày 9/11/2006 của Thủ tướng Chính
phủ và Thông tư 11/2009/TT-BTC ngày 21/1/2009 của Bộ Tài chính.
- Là căn cứ để nghiệm thu, thanh quyết toán chi phí quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL
cho các đơn vị khi hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đối với các loại định mức khác nhau phải xây dựng dựa trên những đặc điểm kỹ thuật,
điều kiện thực tế quản lý sản xuất của các ngành. Tuy nhiên việc xây dựng định mức
phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản.
1.1.2. Căn cứ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

4

4


Việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật (KTKT) trong công tác quản lý, khai thác
và bảo vệ công trình thuỷ lợi căn cứ trên hệ thống văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy
chuẩn,... bao gồm:
Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi số 32/2001/PL-UBTVQH 10 ngày
04/4/2001 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá 10;
Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ ban hành quy chế quản
lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
khác;
Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
định 143ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của

Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/3/2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước
vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ;
Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;
Nghị định số 50/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định quản lý lao động,
tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty TNHH một
thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Nghị định số 51/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương,
thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty,
kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc,
Kế toán trưởng trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định mức lương cơ
sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung
ứng sản phẩm dịch vụ công ích;

5

5


Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định mức lương
tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,
trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động;
Quyết định số 211/1998/QĐ-BNN-QLN ngày 19/12/1998 của Bộ trưởng bộ
NN&PTNT về chế độ sử dụng chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định của
doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi;
Quyết định số 2891/QĐ-BNN-TL ngày 12/10/2009 của Bộ NN&PTNT ban hành

hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác và
bảo vệ công trình thủy lợi;
Quyết định số 1088/QĐ-BNN-KHCN, ngày 02/4/2015 của Bộ NN&PTNT về việc
công bố định mức dự toán một số công tác xây dựng, sửa chữa công trình thủy lợi;
Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/4/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều
chỉnh dự toán xây dựng công trình;
Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và
quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Thông tư số 97/2010/BTC-TT ngày 06/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định
chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà
nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 14/9/2010 của Bộ Lao động thương binh
và xã hội hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng
trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 của Bộ NN&PTNT Quy định
một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi;
Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng
và trích khấu hao tài sản cố định; Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC của Bộ trưởng bộ
tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ

6

6


quan nhà nuớc, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà
nước;
Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013 của Bộ Lao động thương binh và
xã hội hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người
lao động trong công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu;

Thông tư số 17/2015/ TT-BLĐTBXH ngày 22/4/2015 của Bộ Lao động thương binh
và xã hội hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp
lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
nhà nước làm chủ sở hữu theo nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 /5/2013 của
chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về tiền lương;
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8414:2010 Công trình thủy lợi – Quy trình quản lý vận
hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước;
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8417:2010 Công trình thủy lợi – Quy trình quản lý vận
hành, duy tu bảo dưỡng trạm bơm điện;
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8418:2010 Công trình thủy lợi – Quy trình quản lý vận
hành, duy tu bảo dưỡng cống;
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9164:2012 Công trình thủy lợi – Hệ thống tưới tiêu – Yêu
cầu kỹ thuật vận hành hệ thống kênh;
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8641: 2011 Kỹ thuật tưới tiêu nước cho cây lương thực và
thực phẩm;
Căn cứ hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi.
1.2. Vai trò, nội dung, phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong
quản lý công trình thủy lợi
1.2.1. Vai trò định mức kinh tế - kỹ thuật
Định mức là một trong những nội dung quan trọng mà hầu hết chính phủ của các nước
thường hay áp dụng. Ở Việt Nam công tác lập và áp dụng nhiều loại định mức khác

7

7


nhau được Chính phủ công bố thực hiện nhằm hướng dẫn hoặc kiểm soát nhiều hoạt
động kinh tế.
Trên thực tiễn quản lý sản xuất trong bất cứ ngành kinh tế nào cũng cần có những loại

định mức chuyên ngành khác nhau. Ví dụ trong ngành Xây dựng, rất nhiều định mức
được xem là những tài liệu rất quan trọng cho các đơn vị trong ngành triển khai và áp
dụng vào các hoạt động quản lý sản xuất. Nhiều bộ định mức đã và đang được công bố
áp dụng như: Định mức dự toán xây dựng công trình (Phần xây dựng); Định mức chi
phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; Định mức dự toán xây dựng
công trình; Định mức khảo sát xây dựng; Định mức vật tư trong xây dựng, …
Trong ngành Giao thông, nhiều loại định mức KTKT được công bố áp dụng như: Định
mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa; Định mức kinh tế - kỹ thuật
sửa chữa thường xuyên đường sông,…
Trong ngành Thủy lợi, đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản thường áp dụng một số định
mức công bố bởi Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý khai thác do điều
kiện đặc thù trong quản lý ngành nên nhiều định mức KTKT cũng đã và đang được áp
dụng tại nhiều đơn vị trong ngành, phục vụ cho công tác quản lý.
+ Đối với các tổ chức quản lý khai thác CTTL:
Định mức kinh tế - kỹ thuật là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất, tài chính và chi phí hàng
năm; Là cơ sở để giao khoán cho các xí nghiệp, cụm, trạm thuỷ nông, gắn kết quả với
trách nhiệm của người lao động và bố trí, sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý, nâng
cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và trách nhiệm của người lao động,
gắn chế độ lương thưởng với kết quả sản xuất. Quản lý vận hành công trình theo đúng
quy trình, quy phạm, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tuổi thọ công trình.
+ Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:
Định mức kinh tế - kỹ thuật là căn cứ để thẩm tra, thẩm định kế hoạch sản xuất, kế
hoạch tài chính của đơn vị và là cơ sở để xây dựng đơn giá đặt hàng, giao kế hoạch,
xác định giá gói thầu quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi theo Nghị định
số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ; Là căn cứ để nghiệm thu, thanh

8

8



quyết toán chi phí quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi cho các đơn vị khi
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
1.2.2. Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật
1.2.2.1. Nội dung
Định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy
lợi gồm nhiều loại định mức khác nhau. Bài trình bày này giới thiệu các loại định mức
cơ bản, bao gồm:
- Định mức lao động và đơn giá tiền lương;
- Định mức sử dụng nước;
- Định mức tiêu hao điện năng;
- Định mức sửa chữa thường xuyên tài sản cố định;
- Định mức tiêu hao vật tư, nguyên nhiên liệu cho bảo dưỡng vận hành máy móc
thiết bị;
- Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.2.2.2 Trình tự các bước xây dựng và áp dụng định mức
Xây dựng và áp dụng định mức là công việc hết sức phức tạp bởi định mức phụ thuộc
quá nhiều các yếu tố mà trong thực tế chúng ta rất khó định lượng các ảnh hưởng đó.
Trình tự xây dựng và áp dụng bao gồm các bước chính sau:
Bước 1: Lập danh mục công việc
Mỗi danh mục công việc phải thể hiện rõ đơn vị tính, và yêu cầu về kỹ thuật, biện
pháp thực hiện chủ yếu của công việc đó.
Bước 2: Xác định thành phần công việc
Thành phần công việc phải nêu rõ các bước công việc thực hiện của từng công đoạn
theo thiết kế tổ chức công việc từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành, phù hợp với điều
kiện, biện pháp và phạm vi thực hiện

9

9



Bước 3: Tính toán xác định hao phí vật liệu, nhân công, máy móc.
* Các phương pháp tính toán:
Tính toán định mức hao phí của các công tác xây dựng mới thực hiện theo một trong
các phương pháp sau:
+ Phương pháp 1. Tính toán theo các thông số kỹ thuật trong dây chuyền công nghệ
- Hao phí vật liệu: xác định theo thiết kế và điều kiện, biện pháp thi công công trình
hoặc định mức sử dụng vật tư được công bố.
- Hao phí nhân công: xác định theo tổ chức lao động trong dây chuyền công nghệ phù
hợp với điều kiện, hoặc tính toán theo định mức lao động được công bố.
- Hao phí máy thi công: xác định theo thông số kỹ thuật của từng máy trong dây
chuyền hoặc định mức năng suất máy được công bố và có tính đến hiệu suất do sự
phối hợp của các máy thi công trong dây chuyền.
+ Phương pháp 2. Tính toán theo số liệu thống kê - phân tích
Phân tích, tính toán xác định các mức hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công từ các
số liệu tổng hợp, thống kê như sau:
- Từ số lượng hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công thực hiện một khối lượng
công tác theo một chu kỳ hoặc theo nhiều chu kỳ đã và đang thực hiện.
- Từ hao phí vật tư, sử dụng lao động, năng suất máy đã được tính toán từ các công
trình tương tự.
- Từ số liệu công bố theo kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn
nghiệp vụ.
+ Phương pháp 3. Tính toán theo khảo sát thực tế
Tính toán xác định các mức hao phí từ tài liệu thiết kế, số liệu khảo sát thực tế của
công trình (theo thời gian, địa điểm, khối lượng thực hiện trong một hoặc nhiều chu
kỳ...) và tham khảo định mức sử dụng vật tư, lao động, năng suất máy được công bố.

10


10


- Hao phí vật liệu: tính toán theo số liệu khảo sát thực tế và đối chiếu với thiết kế, quy
phạm, quy chuẩn kỹ thuật.
- Hao phí nhân công: tính theo số lượng nhân công từng khâu trong dây chuyền sản
xuất và tổng số lượng nhân công trong cả dây chuyền, tham khảo các quy định về sử
dụng lao động.
- Hao phí máy thi công: tính toán theo số liệu khảo sát về năng suất của từng loại máy
và hiệu suất phối hợp giữa các máy thi công trong cùng một dây chuyền, tham khảo
các quy định về năng suất kỹ thuật của máy
Bước 4: Thiết lập tiết định mức:
Tổng hợp các khoản mục về hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công; Mỗi tiết định
mức gồm 2 phần: thành phần công việc và bảng định mức
Bước 5: Xét duyệt, Ban hành định mức:
Sau khi xây dựng được định mức, tiến hành kiểm duyệt và ban hành định mức
Bước 6: Triển khai, hướng dẫn áp dụng định mức;
Bước 7: Điều chỉnh, bổ sung định mức;
Bước 8: Kiểm tra công tác áp dụng định mức;
1.2.3. Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
Công trình thuỷ lợi phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, địa hình, và thực trạng hệ
thống công trình nên không thể xây dựng định mức chung cho toàn ngành mà phải xây
dựng riêng trên cơ sở từng hệ thống với đặc điểm, điều kiện nguồn nước, địa hình của
hệ thống cụ thể. Do vậy, định mức trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
là định mức mang tính hệ thống cụ thể, có những đặc điểm riêng, khác với các định
mức trong xây dựng cơ bản, định mức sản xuất công nghiệp...
Công tác quản lý khai thác công trình thuỷ nông bao gồm nhiều loại công việc khác
nhau, mỗi một loại công việc lại có những đặc điểm khác nhau. Có những công việc
chỉ mang tính chất trông coi, quản lý không sử dụng công cụ lao động tác động lên đối


11

11


tượng lao động để làm ra sản phẩm, nhưng cũng có những việc mang tính lao động để
sản xuất. Lao động quản lý khai thác công trình thuỷ nông rất phức tạp, vừa mang tính
lao động kỹ thuật và lao động chân tay, tính chất công việc không đồng nhất và phụ
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và thực trạng, thể loại công trình (ví dụ cùng là vận
hành một cống có công đóng mở bằng điện, bằng cơ khí và cũng có cống đóng mở
bằng thủ công) và mùa vụ, đặc điểm sinh lý phát triển của cây trồng. Một lao động
phải kiêm nhiệm nhiều công việc có yêu cầu chuyên môn khác nhau ở những thời
điểm khác nhau trong năm sản xuất, ví dụ công nhân vận hành thì ngoài những thời
gian vận hành máy thì thời gian khác phải làm công tác bảo vệ, kiểm tra phát hiện và
xử lý công trình...
Mỗi loại định mức được tính toán theo từng quy trình riêng với thành phần cấp bậc
công việc khác nhau. Có định mức tính theo hao phí lao động cho một công đoạn sản
xuất ra sản phẩm, có định mức được tính theo khối lượng công việc được giao và định
mức tổng hợp tính cho một đơn vị sản phẩm tưới, tiêu theo dịch vụ hoặc bình quân
trong một năm.
Định mức kinh tế - kỹ thuật tổng hợp trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ
lợi phụ thuộc vào đặc điểm điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương và thời tiết mỗi
năm. Năm hạn hán hoặc úng lụt nghiêm trọng thì yêu cầu nước tưới hoặc tiêu nhiều
nên hao phí lao động lớn, nhưng thu nhập lại thấp hơn. Năm mưa thuận gió hoà, hao
phí lao động ít nhưng có khi thu nhập lại cao.
Trong phương pháp luận về xây dựng các chỉ tiêu định mức cho công tác quản lý khai
thác sẽ được xác định trên cơ sở điều kiện công trình bình thường và điều kiện về thời
tiết, khí tượng thường xuyên. Khi các điều kiện thực tế khác với những điều kiện
thường xuyên thì cần phải điều chỉnh định mức trên cơ sở xây dựng bảng hệ số điều
chỉnh theo các điều kiện khí tượng khác với điều kiện thường xuyên.Để xây dựng định

mức chúng ta thường kết hợp phương pháp chính như sau:
1.2.3.1. Phương pháp phân tích tính toán thuần túy
Phương pháp này chỉ hoàn toàn dựa vào các tài liệu gốc lưu trữ được để nghiên cứu,
phân tích rồi tính ra định mức.

12

12


Thực hiện phương pháp này theo ba bước: i) nghiên cứu, phân tích tài liệu gốc nhằm
lựa chọn phương án hợp lý với nội dung công việc. quy trình sản xuất đang cần lập
định mức; ii) Thiết kế, thành phần cơ cấu của quá trình sản xuất, tức là chia quá trình
sản xuất thành các phần tử có các hình thức sản phẩm tương ứng và quy định các điều
kiện tiêu chuẩn: chỗ làm việc, loại dụng cụ, quy cách và chất lượng của đối tượng lao
động, chất lượng của sản phẩm yêu cầu, thành phần công nhân, trình tự công
nghệ…iii) Tính các trị số định mức và trình bày thành tài liệu để sử dụng. Cần nhấn
mạnh rằng mỗi loại định mức sẽ có hình thức trình bày khác nhau.
1.2.3.2 Phương pháp quan sát thực tế ngoài hiện trường
Nội dung và trình tự của phương pháp này gồm 5 nội dung chính như sau: i) Công tác
chuẩn bị: Thành lập tổ nhóm nghiên cứu, chuẩn bị dụng cụ thiết bị chuyên môn, bồi
dưỡng nghiệp vụ; ii) Quan sát thu thập số liệu: Trước khi bắt tay vào việc quan sát lấy
số liệu phải xác định thời gian quan sát là bao lâu và phải thực hiện bao nhiêu quan
trắc, chọn đối tượng quan sát: chia đối tượng quá trình sản xuất thành các phần tử, lựa
chọn phương pháp thu thập thông tin thích hợp như chụp ảnh, bấm giờ, phương pháp
quan sát đa thời điểm; phương pháp mô phỏng; iv) Xử lý thông tin thu được qua các
lần quan trắc; v) Tính định mức và trình bày định mức thành tài liệu để áp dụng.
1.2.3.3. Phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê
- Phương pháp chuyên gia: Lập định mức theo phương pháp này là dựa hẳn vào kinh
nghiệm của chuyên gia để định ra định mức mới. Chất lượng của định mức phụ thuộc

vào trình độ của chuyên gia, chỉ nên áp dụng phương pháp này để xây dựng định mức
KTKT cho những công việc chưa từng làm hoặc mới có. Mặt khác những kinh nghiệm
có thể tốt ở thời kỳ trước nhưng đến hiện tại thì đã lỗi thời.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này thường được dung phối hợp với phương
pháp chuyên gia. Lúc đầu áp dụng các định mức KTKT theo phương pháp chuyên gia
để tổ chức quản lý sản xuất, lập kế hoạch tiến độ. Trong quá trình thực hiện, người ta
thống kê hao phí các nguồn lực thời gian và sản phẩm đạt được rồi rút ra các chỉ tiêu,
các hệ số để điều chỉnh bổ sung các định mức đã dung. Cứ làm như thế từng bước sẽ
hoàn thiện được định mức của các chuyên gia.

13

13


×